Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI/ HUYỆN NĂM CĂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.2 KB, 73 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NĂM CĂN

BÁO CÁO
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI/ HUYỆN NĂM CĂN
TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Năm Căn, tháng 11 năm 2010

MỤC LỤC
0


STT

Tiêu đề

Trang

MỞ ĐẦU

2

Phần thứ 1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN, KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC TIỀM NĂNG
CỦA HUYỆN NĂM CĂN

6


1.1.

Phần tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện nguồn lực

6

1.2.

Dân số và nguồn nhân lực

14

1.3.

Đánh giá tổng quát

16

Phần thứ 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI

18

2.1

Tăng trưởng và quy mô kinh tế huyện Năm Căn

18

2.2


Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

22

2.3

Đánh giá chung

37

Phần thứ 3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI ĐẾN NĂM 2020

39

3.1

Quan điểm và mục tiêu

39

3.2

Xây dựng các phương án phát triển

41

3.3


Định hướng phát các ngành, lĩnh vực đến năm 2020

48

3.3.1 Ngư nông lâm nghiệp
.

48

3.3.2 Công nghiệp.
.

41

3.3.3 Dịch vụ
.

53

3.3.4 Phát triển theo lãnh thổ
.

59

3.3.5 Phát triển kết cấu hạ tầng
.

60

Phần thứ 4. CÁC GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN


67

4.1

Huy động vốn đầu tư

67

4.2

Phát triển nguồn nhân lực

67

4.3

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

68

1


4.4

Hợp tác, liên kết phát triển

69


4.5

Tổ chức thực hiện quy hoạch

70

BÁO CÁO
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020
MỞ ĐẦU
Huyện Năm Căn là một trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cà
Mau, diện tích tự nhiên 509,3 km2, bằng 9,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được
chia thành 7 xã và 1 thị trấn, dân số trung bình năm 2009 là 66.541 người, bằng
5,57% dân số toàn tỉnh Cà Mau.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-CTUB ngày 09/6/2005; các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 đã và đang được huyện tổ
chức thực hiện, nhiều chỉ tiêu quan trọng của quy hoạch có thể sẽ đạt được vào
năm 2010, tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu mức độ thực hiện còn thấp, nhất là
xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cần phải tiếp tục phấn đấu với
mức độ cao trong thời gian tới; đồng thời yêu cầu phát triển bền vững, chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang là những thách thức phát
triển của huyện (cũng như của toàn tỉnh Cà Mau và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long).

Ngày 11/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
163/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Cà Mau đến năm 2020; đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh

Cà Mau thời kỳ đến năm 2020 tại Quyết định số số 407/QĐ-CTUB ngày
12/3/2009. Trong đó, địa bàn huyện Năm Căn là một trong những địa bàn động
lực phát triển của tỉnh Cà Mau, của vùng kinh tế biển và ven biển của tỉnh với
nhiều dự án quan trọng như khu công nghiệp - khu kinh tế Năm Căn, cảng Năm
Căn, sân bay Năm Căn...
Thực hiện Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 24/3/2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cà Mau về triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế 2


xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và Công văn số 1980/UBND-KT của UBND
tỉnh Cà Mau về chủ trương lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các
huyện, Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn xây dựng Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn đến năm 2020.
Mục đích, yêu cầu:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn là tài liệu
luận chứng về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động
kinh tế - xã hội hợp lý trên địa bàn huyện trong thời kỳ đến năm 2020. Quy
hoạch là định hướng và là căn cứ để xem xét đầu tư phát triển, làm cơ sở cho
việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trên địa bàn
huyện.
Theo yêu cầu về đổi mới công tác quy hoạch trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nội dung quy hoạch bên cạnh những định hướng
phát triển có tính nguyên tắc còn bao gồm những nội dung mang tính định
hướng là chủ yếu, coi trọng tác động của yếu tố thị trường. Trong quy hoạch
huyện Năm Căn, nội dung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, khu công
nghiệp, bảo vệ phát triển rừng... yêu cầu phải tuân thủ trong thời kỳ dài hạn, khi
có sự thay đổi phải được phép của cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch; còn các
lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng lớn của thị trường (như quy mô diện tích cây con,
khối lượng từng loại sản phẩm hàng hóa) chỉ mang tính định hướng và do thị
trường quyết định, chúng sẽ được điều chỉnh linh hoạt.

Quy hoạch huyện Năm Căn phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Cà Mau, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển
tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển ngành của tỉnh Cà Mau
đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; đặc biệt quy hoạch phải gắn kết với Đề án
thành lập Khu kinh tế Năm Căn, giải quyết những yêu cầu chung cho việc hình
thành và phát triển của Khu kinh tế biển và ven biển.
Quy hoạch huyện Năm Căn phải phù hợp với phân bố phát triển kinh tế xã
hội của các huyện khác trong tỉnh Cà Mau để tránh sự chồng chéo, trùng lắp
đảm bảo tính hiệu quả (nhất là đối với những huyện liền kề như Đầm Dơi, Cái
Nước, Phú Tân và huyện Ngọc Hiển).
Theo Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 22/7/2007 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Cà Mau, trong thời kỳ đến năm 2020 địa giới hành chính huyện Năm
Căn sẽ có sự điều chỉnh, chia tách cả về đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã;
3


vì vậy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn cần nghiên
cứu các phương án phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp khi thực hiện điều chỉnh
địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã.

Mục tiêu xây dựng Quy hoạch hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Năm Căn đến năm 2020 nhằm:
-Xác định tiềm năng nguồn lực, các lợi thế và hạn chế so sánh; đánh giá
thực trạng phát triển kinh tế xã hội để xây dựng các quan điểm, mục tiêu và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng các giải pháp và đề xuất
danh mục các dự án ưu tiên.
-Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch phù hợp với điều kiện chung
và điều kiện đặc thù của huyện.
Căn cứ lập quy hoạch:
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về công tác

lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính
phủ về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ;
- Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà
Mau đến năm 2020;
- Thông báo số 188/TB-VP ngày 03/8/2008 của Văn phòng Chính phủ về ý
kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau và

4


Văn bản số 8493/BKH-KCN&KKT ngày 19/11/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc thành lập Khu kinh tế Năm Căn;
- Quyết định số 407/QĐ-CTUB ngày 12/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và
ven biển tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020;
- Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cà Mau phê duyệt Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn
2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 445/QĐ-CTUB ngày 09/6/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Năm Căn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Công văn số 1980/UBND-KT ngày 04/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau về việc điều chỉnh, lập mới quy hoạch phát triển các ngành và quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố Cà Mau.
- Các văn kiện Đại hội, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ
tỉnh Cà Mau và của Đảng bộ huyện Năm Căn.
Nội dung báo cáo quy hoạch:

Nội dung báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Năm Căn
đến năm 2020 gồm 4 phần.
Phần thứ nhất: Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển, khả năng khai thác,
sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực của huyện:
Phần thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
huyện Năm Căn (từ năm 2004 – 2010).
Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn đến năm
2020.
Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Trong điều kiện có nhiều nguồn thông tin và số liệu khác nhau, do vậy, báo
cáo có xử ly, điều chỉnh một số số liệu theo các y kiến góp y của các sở ban
ngành trong tỉnh, các thông tin, số liệu còn lại chủ yếu do Ủy ban nhân dân
huyện cung cấp.
Quá trình triển khai dự án, chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp nhiệt tình
của Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn và các sở trong tỉnh. Tuy nhiên, Báo cáo
5


quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn không thể tránh
khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như về kỹ thuật, rất mong sự góp y
của các cơ quan để báo cáo được bổ sung hoàn thiện.

Phần thứ nhất

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN,
KHẢ NĂNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA HUYỆN
1.1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Huyện Năm Căn là huyện ven biển, diện tích tự nhiên 509,3 km 2, chiếm
9,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau; dân số trung bình năm 2009 là 66.541
người, chiếm 5,57% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình là 130
người/km2, chỉ bằng 58% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh Cà Mau (là huyện
có mật độ dân số thấp thứ 3 trong tỉnh, sau huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh).
+ Phía Đông tiếp giáp Biển Đông
+ Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan.
+ Phía Bắc tiếp giáp với các huyện: Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi.
+ Phía Nam tiếp giáp với huyện Ngọc Hiển.
Huyện Năm Căn có tuyến quốc lộ 1A (cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh)
đi qua, có cảng Năm Căn là nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (cảng
nhóm VI).
Phía Đông và Tây của huyện đều tiếp giáp với biển, bờ biển phía Đông có
cửa Bồ Đề là cửa sông lớn, là cửa ra vào của cảng Năm Căn. Trong quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội Cà Mau đến năm 2020 đã xác định địa bàn
huyện Năm Căn là vùng kinh tế biển và ven biển, từng bước xây dựng Năm Căn
thành trung tâm kinh tế động lực ven biển với Khu công nghiệp, khu kinh tế
Năm Căn. Thị trấn Năm Căn đang được đầu tư để nâng cấp lên đô thị loại IV,
điều chỉnh xây dựng thị xã Năm Căn trong giai đoạn đến năm 2020, trở thành đô
thị đối trọng với đô thị Cà Mau trên trục quốc lộ 1A, cùng với khu vực Sông
Đốc của huyện Trần Văn Thời hình thành tam giác phát triển Cà Mau - Năm
6


Căn - Sông Đốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chương trình xây dựng khu công

nghiệp, khu kinh tế Năm Căn hiện đang được tỉnh cà Mau xúc tiến thành lập và
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long nên địa bàn
huyện Năm Căn có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, có khả năng phát triển nhanh
hơn so với các địa bàn khác của tỉnh Cà Mau.

Huyện Năm Căn là huyện tiếp giáp với nhiều huyện khác trong tỉnh Cà
Mau, gồm huyện Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi; hiện tại ranh giới
tiếp giáp với các huyện còn bị chia cắt bởi các sông lớn, nhưng theo dự kiến đến
năm 2015 sẽ được đầu tư các cầu lớn đảm bảo nối liền giao thông đường bộ từ
Năm Căn đến các huyện. Từ đó có điều kiện liên kết khai thác du lịch sinh thái
rừng ngập mặn của huyện Năm Căn (như Lâm ngư trường 184, Khu Cồn Ông
Trang) với các khu du lịch của huyện Ngọc Hiển như: Bãi Khai Long, Đất Mũi,
Đảo Hòn Khoai…
Huyện Năm Căn tiếp giáp vùng vịnh Thái Lan, gần đường giao lưu quốc
tế bằng đường biển đến các nước trong khu vực như Singapore, Malaixia, Thái
Lan và Campuchia là điều kiện quan trọng để huyện Năm Căn có quan hệ kinh
tế với nước ngoài. Về đường bộ, Năm Căn là điểm cuối của hành lang kinh tế
ven biển từ Bangkok qua Phnong Pênh vào Việt Nam tạo tiền đề thuận lợi cho
huyện phát triển dịch vụ vận tải đường bộ.
Với vị trí địa lý kinh tế như vậy, huyện Năm Căn có khả năng phát triển
nhanh về kinh tế, kết cấu hạ tầng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Đặc trưng khí hậu thời tiết có ảnh hưởng đến phát triển của huyện là: khí
hậu phân chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô:
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong suốt mùa khô lượng
mưa chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Đây là thời gian thuận tiện cho
phát triển nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình, nhất là thủy lợi, giao thông,
thuận lợi cho các hoạt động văn hoá, thể thao.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, là thời gian mưa tập trung, chiếm

khoảng 90% lượng mưa cả năm, đây là thời gian thuận lợi cho trồng rừng. Trong
7


mùa mưa thường xuất hiện các cơn dông, bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến
khai thác biển của ngư dân.
Đất đai:
Theo số liệu thống kê đất thời điểm 01/01/2009 của tỉnh Cà Mau, diện
tích tự nhiên của huyện Năm Căn là 50.929,69 ha.
Địa bàn huyện Năm Căn là vùng đất trẻ, đang có hiện tượng bồi lở ở hai
phía bờ biển. Đối với bờ biển Đông đang xảy ra hiện tượng xói lở, sóng biển
xâm thực rất mạnh làm mất đất rừng và rừng, các hộ dân ở khu vực cửa sông
phải di dời vào trong (như khu vực Hố Gùi xã Tam Giang Đông). Có những chỗ
mỗi năm bị xói lở vào khoảng 50 m. Bờ biển phía Tây của huyện (vùng bãi bồi
vườn quốc gia Mũi Cà Mau) đang tiếp tục bồi lấn khá nhanh.
Qua tài liệu khảo sát địa chất các công trình xây dựng trên địa bàn huyện
và vùng lân cận, cho thấy đây là vùng có nền đất yếu, là đặc điểm hạn chế lớn
đến phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày
từ 0,7 - 1,7m, lớp bùn sét dày 1,3 - 1,4m, có nơi còn sâu hơn, sức chịu tải kém,
nên suất đầu tư công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng đều rất cao.
Về thổ nhưỡng, theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Ngọc
Hiển (cũ) của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam thì phần
lớn diện tích đất huyện Năm Căn bị nhiễm phèn, trong đó:
+ Vùng đất phèn tiềm tàng nông, dày, mặn nặng chiếm phần lớn diện tích
tự nhiên của huyện, có ở toàn bộ các xã, diện tích 31.950 ha.
+ Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, mặn nặng, địa hình trung bình thấp
nằm dọc theo kênh Ông Đơn và bờ nam sông Bảy Háp, diện tích 8.150 ha.
+ Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, mặn nặng phân bổ dọc bờ bắc sông
Cái Lớn, diện tích gần 7.000 ha. Vùng đất này tương đối thuận lợi xây dựng các
đầm nuôi tôm công nghiệp xét riêng về mặt thổ nhưỡng.

+ Vùng đất bãi bồi (từ cửa sông Bảy Háp đến cửa Ông Trang).
+ Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, dưới rừng ngập mặn, địa hình trung
bình cao ven biển Đông.
Mặc dù bị nhiễm phèn, mặn nhưng đất đai có độ phì cao, nếu được khai
thác một cách hợp lý thì sẽ có hiệu quả kinh tế lớn. Về khả năng sử dụng:

8


+ Đối với đất phèn tiềm tàng nông, khả năng sử dụng chính cho việc khôi
phục phát triển rừng ngập mặn kết hợp nuôi thuỷ sản. Tuy nhiên cần chú ý hạn
chế đến mức thấp nhất về việc làm ôxy hoá các lớp phèn tiềm tàng thành phèn
hoạt động, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các vùng nuôi thuỷ sản. Đối
với các vùng đất cao (đất rẫy) trong mùa mưa có thể sử dụng sản xuất nông
nghiệp.
+ Nhóm đất bãi bồi là nhóm đất mới được hình thành dọc theo bờ biển,
đây là nơi xảy ra diễn thế tự nhiên của rừng ngập mặn, chủ yếu là rừng mắm và
là nơi sinh sản của các loài hải sản, đặc biệt là tôm. Vùng bãi bồi chưa ổn định
và rất nhạy cảm với các tác động của con người, vì vậy vùng bãi bồi cần được
bảo vệ, phát triển theo hướng đa dạng sinh học.
Tài nguyên đất đai của huyện Năm Căn chủ yếu đang được sử dụng vào
mục đích nông nghiệp (ngư lâm nông nghiệp), diện tích đất phi nông nghiệp còn
chiếm tỷ lệ thấp. Trong 5 năm (2004-2009) biến động sử dụng đất đai của huyện
như sau:
Biểu 1 Thực trạng sử dụng đất huyện Năm Căn

STT

Mục đích sử dụng đất
Diện tích tự nhiên


I

Đất nông nghiệp

1

Năm 2005
Diện tích
Tỷ lệ
(ha)
%
50.900,56 100,00

Năm 2009
Diện
Tỷ lệ
tích(ha)
%
50.929,69 100,00

45.819,5

90,02

43.541,85

85,49

Đất lâm nghiệp


17.059,54

33,52

16.539,31

32,47

2

Đất nuôi trồng thủy sản

26.933,17

52,91

25.738,61

50,54

3

Đất canh tác nông nghiệp

1.827,09

3,59

1.443,93


2,84

II

Đất phi nông nghiệp

3.867,93

7,60

5.962,45

11,71

1

Đất ở

476,14

0,94

494,98

0,97

Trong đó đất ở đô thị

117,23


115,23

0,23

2

Đất chuyên dùng

1.533,22

3,01

1.894,46

3,72

3

Đất mặt nước chuyên
dùng

1.850,02

3,63

3.563,21

7,00


3

Đất phi nông nghiệp khác

8,55

0,02

9,8

0,02

1.213,13

2,38

1.425,39

2,80

III

Đất khác

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Năm Căn.

9


Như vậy, trong 5 năm, diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giảm 5%

để chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (nguồn số liệu của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau). Nhìn chung đất đai của huyện đang
được sử dụng có hiệu quả với các loại hình phù hợp điều kiện thực tế, trong đó
có mô hình rừng - tôm kết hợp (nuôi tôm sinh thái).
Thủy văn:
Huyện Năm Căn có cả bờ biển Đông và bờ Vịnh Thái Lan, sông Cửa Lớn
chạy xuyên suốt từ bờ biển Đông sang bờ vịnh Thái Lan, vì vậy địa bàn huyện
chịu tác động trực tiếp của cả triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và
triều biển Tây (nhật triều không đều). Thuỷ triều biển Đông lớn, vào các ngày
triều cường biên độ triều vào khoảng 3m, các ngày triều kém biên độ triều cũng
đạt từ 1,8-2,2 m. Thuỷ triều vịnh Thái Lan yếu hơn, biên độ triều lớn nhất
khoảng 1m. Mực nước thủy triều hàng năm cao trùng với mùa khô (từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau). Trong thời kỳ có gió chướng thường có hiện tượng triều
cường nước dâng. Thuỷ triều trên sông Cửa Lớn tại Năm Căn có thời gian triều
kéo dài 5 giờ 43 phút và thời gian thuỷ triều xuống là 6 giờ 40 phút, chu kỳ triều
12 giờ 32 phút.
Triều biển xâm nhập sâu vào đất liền theo hệ thống sông rạch, do biên độ
triều cao nên phần lớn đất đai của huyện thường bị ngập triều. Biên độ các sông
chịu ảnh hưởng triều biển Đông lớn hơn nên biên độ triều trên các sông cũng có
xu hường giảm dần từ Đông sang Tây.
Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô nước các sông có độ mặn
cao hơn, tuy nhiên đối với khu vực huyện Năm Căn, do nằm sát biển nên sự
chênh lệch độ mặn nước sông giữa các mùa biến đổi không lớn bằng các vùng
sâu trong nội địa.
Đặc điểm địa hình, thuỷ văn của huyện thuận lợi cho việc phát triển giao
thông đường thuỷ, du lịch đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn…
Những đặc thù của điều kiện thuỷ văn đã được nhân dân địa phương ứng dụng
vào sản xuất và đời sống từ rất lâu đời.
Tuy nhiên điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn cũng có những hạn chế
khó khăn đối với sự phát triển về cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông đường bộ,

điều kiện xây dựng công trình… Sự tác động của thuỷ triều (biên độ triều cao)
và nền đất yếu đã gây ra hiện tượng sạt lở ven sông, vùng cửa sông rất nghiêm
10


trọng (khu vực cảng Năm Căn, bờ sông Cái Nai, ven sông hàng Vịnh), đến nay
các giải pháp khắc phục khá tốn kém nhưng chưa mang lại hiệu quả.
Chế độ thuỷ triều lên xuống và các đặc điểm sinh trưởng rừng ngập mặn
là các yếu tố chi phối đến các giải pháp xây dựng công trình giao thông, việc
kiến thiết các vùng nuôi tôm kết hợp trồng rừng trên địa bàn huyện…
Huyện Năm Căn là địa bàn có mật độ sông rạch khá dày đặc, có một số
tuyến sông được công bố là đường thủy nội địa quốc gia gồm: sông Cái Nháp,
sông Bảy Háp, kênh Tắc Năm Căn (theo Quyết định số 68/2005/QĐ-BGTVT
ngày 09/12/2005 và Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải). Đây là đặc điểm tạo cho giao thông đường thủy,
sông biển phát triển. Ở huyện có cửa sông Bồ Đề ăn thông ra biển, đây là tuyến
sông có độ sâu khá lớn, thuận tiện cho vận tải đường thủy. Tuy nhiên phía luồng
ngoài biển có khu vực cát bồi chạy ngang luồng ra vào cảng, phải nạo vét mới
có thể cho tàu 5.000 tấn vào cảng Năm Căn.
Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng: huyện Năm Căn là huyện ven
biển, hệ thống đê biển chưa được đầu tư, địa hình thấp và có nhiều sông lớn ăn
thông ra biển nên những tác độ của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và nước
biển dâng sẽ khá nặng nề (như kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại
Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 09/9/2009), ảnh hưởng
rất lớn đền đầu tư xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng (cao trình) và sản xuất. Vì
vậy trong quá trình quy hoạch, đầu tư phát triển cần chú ý để hạn chế những tác
động xấu này.
Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng ở huyện Năm Căn là rừng ngập mặn được sử dụng cả 3
mục đích: rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng (vườn quốc gia Mũi Cà Mau)

và rừng sản xuất. Theo Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 của Chủ
tịch Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau về quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Cà Mau, tổng
diện tích quy hoạch rừng trên địa bàn huyện Năm Căn là 26.889,5 ha, trong đó:
rừng phòng hộ 6.620,1 ha (có 828,3 ha rừng phòng hộ rất xung yếu); rừng đặc
dụng 3.763,2 ha; rừng sản xuất 16.480,2 ha. Rừng ngập mặn của huyện Năm
Căn (cũng như của tỉnh Cà Mau) là một tài nguyên quý, có tác dụng bảo vệ cân
bằng môi trường sinh thái, phòng hộ ven biển, tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản
bền vững, ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng kết hợp với phòng thủ ven biển.
11


Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Cà Mau về diện tích rừng và đất lâm
nghiệp tháng 02/2009, tổng diện tích có rừng trên địa bàn huyện Năm Căn là
12.703,24 ha; trong đó: rừng đặc dụng 1.771,5 ha (bằng 47% diện tích quy
hoạch); rừng phòng hộ 3.629,1 ha (bằng 54,82% diện tích quy hoạch) và rừng
sản xuất 7.302,64 ha (bằng 44,3% diện tích quy hoạch). Nếu kể cả diện tích rừng
phân tán ở các xã nuôi tôm thì tổng diện tích rừng của huyện là 15.590 ha. Như
vậy tỷ lệ diện tích có rừng so với diện tích quy hoạch phát triển rừng ở huyện
Năm Căn còn thấp. Tài nguyên rừng của huyện hiện nay chủ yếu mới phát huy
về vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường, giá trị kinh tế chưa phát huy do chưa kết
hợp với khai thác kinh doanh du lịch từ tài nguyên rừng.
Tài nguyên biển:
Năm Căn là một trong số hai huyện của tỉnh Cà Mau (cùng với huyện
Ngọc Hiển) có cả bờ biển Đông và bờ biển Tây (vịnh Thái Lan).
Tổng chiều dài bờ biển huyện Năm Căn là 34,8 km, bao gồm 15,8 km bờ
biển Đông và 19 km bờ biển Tây, chiếm 13,7% chiều dài bờ biển tỉnh Cà Mau.
Bờ biển phía Đông, có Cửa Bồ Đề là luồng ra vào cảng Năm Căn, tạo
điều kiện khai thác phát triển vận tải biển, các dịch vụ cảng biển; đây là lợi thế
có thể hình thành khu kinh tế ven biển của tỉnh Cà Mau ở địa bàn huyện Năm
Căn, khai thác phát huy cảng Năm Căn là điều kiện mở đầu để thu hút các dự án

và hình thành khu kinh tế Năm Căn. Ở bờ biển phía Tây (bãi bồi từ cửa sông
Bảy Háp đến cửa Ông Trang) là vùng bồi lấn, là nơi sinh sản của các loại thuỷ
sản, rất nhạy cảm với các hoạt động khai thác.
Vùng biển Cà Mau nói chung (nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ) là một
trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng hải sản lớn và đa
dạng là điều kiện để ngư dân phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản. Nhưng
ở khu vực bãi bồi (xã Lâm Hải) là vùng có nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, theo báo
cáo đề tài nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản khu vực bãi bồi tỉnh Cà Mau có khoảng
100 loài thuỷ sản sinh sống, trong đó có 17 loài tôm, 67 loài cá, 6 loài cua, ghẹ
và 3 loài mực. Đây là khu vực sinh sản cuả các loài tôm, cá nên cần được bảo vệ
chặt chẽ.
Trong vùng biển Tây Nam Bộ còn có tiềm năng lớn về dầu khí, theo Dự án
quy hoạch phát triển khí Tây Nam của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có
tiềm năng khoảng 380 triệu m3 dầu quy đổi, trữ lượng đã phát hiện khoảng 230
triệu m3; riêng trữ lượng khí đã phát hiện khoảng 212 tỷ m 3, sản lượng khai thác
12


khoảng trên 10 tỷ m3/năm. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp
và dịch vụ cho khu vực ven biển của tỉnh Cà Mau, trong đó có huyện Năm Căn
(khu kinh tế Năm Căn trong tương lai).
Tài nguyên nước:
Do nằm tiếp giáp với biển, toàn bộ nguồn nước mặt (nước sông rạch) là
nước mặn, nước lợ. Nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, dịch vụ...
đều sử dụng nguồn nước ngầm. Theo kết quả điều tra đánh giá của Liên đoàn
Bản đồ - Địa chất Miền Nam về nước dưới đất ở tỉnh Cà Mau gồm 7 tầng chứa
nước, có độ sâu từ 36,6 m đến 415 m. Trong đó có độ sâu trung bình của đáy
tầng I từ 32 - 45 m, tầng II từ 89 - 140 m, tầng III từ 146 - 233 m, tầng IV từ 198
- 326 m, tầng V từ 300 - 348 m, tầng VI từ 330 - 355 m, tầng VII từ 372 - 415
m. Trong đó nước từ tầng II đến tầng VI là nước có áp.

Nguồn nước ngầm đa dạng đang được khai thác, sử dụng trên địa bàn
huyện Năm Căn là từ tầng II đến tầng III (có độ sâu từ 89m - 172 m), riêng khu
vực xã thị trấn Năm Căn khai thác nước ở 3 tầng II, III, và IV (có độ sâu từ 78m
- 222m).
Về chất lượng nước nhìn chung tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm
nước mềm, chưa bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho sinh hoạt. Tuy
nhiên cần chú ý nước có chứa ít canxi và một số tầng nước có hàm lượng tổng
sắt trong nước cao (0,25 - 0,5 mg/l) cho nên nước có tính chất phèn, cần chú ý
xử lý trước khi sử dụng.
Việc khai thác nước ở tầng II và tầng III mức độ khai thác hiện tại ở mức
trung bình, mức độ sụt lún các tầng không đáng kể. Tuy nhiên dự báo đến năm
2020, với nhịp độ tăng trưởng nhanh về kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước
sạch tăng cao, vì vậy đối với các khu đô thị, dân cư tập trung cần khai thác tổng
hợp 2 - 3 tầng nước nhằm hạn chế sự biến đổi động thái môi trường nước dưới
đất. Theo quy hoạch khai thác nước ngầm, khu vực huyện Năm Căn cần khai
thác nước ở 3 tầng II, III, IV với độ sâu từ 70 - 300m.
Nước ngầm là tài nguyên quý hiếm, vì vậy quá trình khai thác sử dụng
cần được quản lý chặt chẽ, tránh các hiện tượng gây ô nhiễm và lãng phí nguồn
nước ngầm. Theo Báo cáo tổng kết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cà
Mau (tháng 3/2009) tại huyện Năm Căn có tổng số 5.532 giếng khai thác nước
ngầm với lưu lượng khai thác khoảng 24.806 m 3. Trong đó có 30 giếng của các
13


tổ chức doanh nghiệp, nhà máy; còn lại 5.502 giếng lẻ của các hộ dân ở nông
thôn.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch chủ yếu ở huyện Năm Căn là du lịch sinh thái, hiện
nay đã hình thành một số điểm du lịch có khả năng thu hút khách như khu đa
dạng sinh thái Lâm ngư trường 184, vườn chim Tư Na, khu vực rừng ngập ven

biển thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Tài nguyên du lịch sinh thái của huyện
Năm Căn không nhiều nhưng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch
của tỉnh Cà Mau, đó là vai trò liên kết để khai thác du lịch của vùng Đất Mũi Cà
Mau.
1.2. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1.2.1. Dân số.
- Hiện trạng dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu của Phòng Thống kê
huyện Năm Căn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm qua đã giảm
dần từ 1,5% (năm 2005) xuống 1,24% năm 2010 (bình quân khoảng 1,3%/năm),
nhưng dân số trung bình hàng năm của huyện tăng không nhiều. Dân số năm
2005 của huyện là 68.060 người, năm 2009 là 70.768 người và năm 2010 ước
khoảng 71.440 người. Nhưng theo số liệu về dân số 10 năm (2000-2009) và số
liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009 của Cục Thống kê Cà
Mau, dân số của huyện Năm Căn trong 5 năm chỉ tăng tăng trên 100 người; dân
số trung bình năm 2005 của huyện là 66.437 người và năm 2009 là 66.541
người, năm 2010 ước đạt 66569 người (phù hợp với kết quả tổng điều tra dân
số và nhà ở thời điểm 1/4/2009). Dân số của huyện tăng không nhiều do có sự
dịch chuyển lao động ra ngoài huyện, ngoài tỉnh vì nhiều lý do khác nhau (giảm
dân số cơ học), chủ yếu là đi lao động ngoài tỉnh. Đây là tình hình chung của
tỉnh Cà Mau, vấn đề này cần chú ý trong thời kỳ quy hoạch cần tăng cường giải
quyết việc làm tại chỗ cho lao động của huyện cũng như của tỉnh Cà Mau.
Biểu 2. Dân số huyện Năm Căn thời điểm 1/4/2009 theo địa bàn
các xã, thị trấn như sau (người):
STT
1
2
3
4
5


Đơn vị xã, thị trấn
Toàn huyện
Thị trấn Năm Căn
Xã Hàng Vịnh
Xã Hiệp Tùng
Xã Hàm Rồng
Xã Tam Giang

Diện tích
(km2)
509,3
24,68
14,7
16,8
41,9
89,04
14

Dân số
(Người)
66.541
18.355
6.802
5.504
6.146
8.195

Mật độ dân số
(người/km2)
130

744
463
328
147
92


6
7
8

Xã Đất Mới
Xã Lâm Hải
Xã Tam Giang Đông

90,77
122,72
95,31

8.054
8.575
4.710

89
70
49

Nguồn: Tổng điều tra dân số huyện Năm Căn tính đến 1/4/2009

Qua số liệu trên cho thấy dân số của huyện phân bố không đều, ở thị trấn

Năm Căn, xã Hàng Vịnh và xã Hiệp Tùng có mật độ dân số cao, gấp 3-5 lần mật
độ dân số trung bình toàn huyện; nhưng ở các xã có nhiểu rừng như Tam Giang
Đông, Lâm Hải, Đất Mới mật độ dân số rất thấp, riêng xã Tam Giang Đông mật
độ dân số chỉ đạt 49 người/km2, thấp nhất trong tỉnh Cà Mau.
Tỷ lệ giới tính dân số tương đối cân bằng nhưng tỷ lệ dân số nữ bắt đầu có
xu hướng thấp hơn dân số nam, tỷ lệ dân số nữ giảm từ 50,6% năm 2005 xuống
còn 49,6% vào năm 2009 (theo số liệu phản hồi số liệu dân số các huyện 10 năm
2000-2009 của Cục Thống kê Cà Mau).
Dân số đô thị tăng chậm do quy mô thị trấn Năm Căn phát triển chậm, tỷ lệ
dân số thành thị năm 2005 là 27%, tăng lên 28% vào năm 2009.
So với dự báo về dân số năm 2010 trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội huyện Năm Căn được duyệt (tại Quyết định số 445/QĐ-CTUB ngày
09/6/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau) thì dân số trung bình năm 2010
thực tế của huyện thấp hơn khá nhiều (khoảng 10.000 người), việc dân số thực
tế của huyện thấp hơn mức dự báo có 2 lý do: (1) sự chuyển dịch dân số ra ngoài
huyện (giảm cơ học), (2) là mức độ đô thị hoá, mức đầu đầu tư phát triển khu
công nghiệp Năm Căn không đạt được như dự kiến nên gần như dân số tăng cơ
học đến huyện Năm Căn là không đáng kể.
1.2.2. Lao động.
Lao động trong độ tuổi của huyện chiếm từ 63-66% dân số của huyện, số
lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế hàng năm chiếm khoảng 7980% số lao động trong độ tuổi (còn lại đi học, làm nghĩa vụ quân sự…), cụ thể
số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 35.037 người, tăng
6.070 người so với năm 2005 (không kể số lao động đi làm việc ngoài huyện).
Cơ cấu sử dụng lao động của huyện chuyển dịch khá nhanh, tỷ lệ lao động nông
nghiệp đã giảm từ 61,7% năm 2005 xuống còn 57,5 năm 2009 và năm 2010 ước
còn 57%; lao động tham gia kinh doanh các ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao
(kể cả kết hợp làm thủy sản, lâm nghiệp và kinh doanh dịch vụ), năm 2005

15



chiếm khoảng 29%, năm 2009 chiếm 32% (số liệu Phòng Thống kê huyện Năm
Căn).
Trình độ lao động của huyện còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ
lao động qua đào tạo bồi dưỡng nghề còn rất thấp (năm 2009 chiếm 8,76%, năm
2010 ước đạt khoảng 10% (thấp tương đương so với huyện U Minh)), là hạn chế
rất lớn trong quá trình phát triển của huyện.
I.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA
HUYỆN NĂM CĂN TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH
Qua phân tích, đánh giá các điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, tài nguyên tự
nhiên, nguồn nhân lực của huyện Năm Căn cho thấy các nguồn lực của huyện
hiện nay đã và đang được khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện. Trong thời kỳ quy hoạch các điều kiện tự nhiên của huyện sẽ tiếp tục
được khai thác hợp lý, gắn với bảo vệ để phát triển bền vững. Trong đó đặc biệt
là yêu cầu về bảo vệ tài nguyên rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản sông biển (nhất là vùng bãi bồi) để phát triển ngư lâm nghiệp, kết hợp
phát triển du lịch.
1. Lợi thế và khả năng phát triển lớn của huyện Năm Căn là ở vị trí địa lý
kinh tế, có các trục giao thông quan trọng kết nối như quốc lộ 1A, hệ thống
đường thuỷ nội địa, đường biển. Địa bàn huyện Năm Căn là địa bàn kinh tế
động lực của tỉnh Cà Mau trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 và sau năm
2020, trong đó cần chú trọng vào các yếu tố:
- Khôi phục, khai thác cảng Năm Căn để phát triển dịch vụ, thu hút luồng
hàng về cảng, đây cũng là tiền đề và điều kiện để hình thành, phát triển khu kinh
tế Năm Căn.
- Chủ trương xây dựng khu kinh tế Năm Căn là một chương trình lớn, được
tỉnh Cà Mau xác định là giải pháp quyết định để tăng trưởng và chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh, được xem như một “Khí điện đạm” thứ 2 tại tỉnh Cà
Mau. Khi khu kinh tế hình thành và thu hút đầu tư sẽ tạo bước phát triển vượt
bậc về kinh tế trên địa bàn huyện.

- Chủ trương xây dựng, phát triển đô thị Năm Căn trở thành đô thị động lực
của tỉnh, cũng là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế.
16


2. Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch cũng cần thấy được những khó khăn,
hạn chế như sau:
- Khi triển khai xây dựng khu kinh tế Năm Căn (diện tích tự nhiên khoảng
11.000 ha) sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, trong đó:
+ Phải di dời, tái định cư, định canh cho một bộ phận lớn số hộ gia đình
trong khu vực xây dựng khu kinh tế. Đây là thách thức rất lớn của huyện và cả
tỉnh Cà Mau;
+ Diện tích đất nông nghiệp bị giảm thiểu, phải chuyển đổi ngành nghề cho
một số lượng lớn lao động, làm sao để họ sớm ổn định được thu nhập, đời sống;
+ Khi hình thành và quá trình xây dựng khu kinh tế, sẽ phát sinh nhiều vấn
đề phải được quan tâm giải quyết như xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng.
- Chất lượng nguồn lao động của huyện hiện nay còn rất thấp, rất khó khăn
cho quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tăng năng suất lao động.
- Những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng do địa bàn huyện
thấp, chưa có hệ thống đê để phòng hộ, bảo vệ.
Như vậy, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, huyện Năm Căn đang
đứng trước nhiều cơ hội phát triển rất lớn từ những chủ trương phát triển của
tỉnh Cà Mau, đặc biệt là khai thác cảng Năm Căn, xây dựng khu kinh tế Năm
Căn và phát triển đô thị động lực Năm Căn. Nhưng cũng có nhiều vấn đề hạn
chế tác động cần chú trọng giải quyết để không cản trở sự phát triển của huyện
Năm Căn và của tỉnh Cà Mau.

17



Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NĂM CĂN
Do huyện Năm Căn mới được thành lập, bộ máy chính quyền đi vào hoạt
động từ năm 2004 trên cơ sở chia tách huyện Ngọc Hiển, nên việc thực trạng
phát triển kinh tế xã hội huyện Năm Căn được phân tích đánh giá trên cơ sở số
liệu từ năm 2005 đến năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của huyện. Nguồn số liệu
sử dụng được lấy từ nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ huyện Năm
Căn, nhiệm kỳ 2010 – 2015, số liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện Năm
Căn, số liệu niên giám thống kê của Cục Thống kê Cà Mau, của các Sở ngành
cấp tỉnh của tỉnh Cà Mau.
2. I. ĐÁNH GIÁ QUY MÔ, TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
2.1.1. Tăng trưởng và quy mô kinh tế huyện Năm Căn trong nền kinh
tế tỉnh Cà Mau
Tổng giá trị tăng thêm (viết tắt là VA) giá so sánh 1994 trên địa bàn huyện
năm 2005 đạt khoảng 456,7 tỷ đồng, bằng 5% GDP của toàn tỉnh Cà Mau; năm
2010 ước đạt khoảng 883,7 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% GDP toàn tỉnh, tăng
bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 14,1%. Trong đó:
- Các ngành ngư – lâm - nông nghiệp tăng khoảng 5%;
- Công nghiệp - xây dựng tăng 20%;
- Các ngành dịch vụ tăng 18%.
Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện tính theo giá thực tế năm 2010
ước đạt khoảng 1.508,3 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 22,66 triệu
đồng, tương đương khoảng 1218 USD.
Như vậy, trong 5 năm qua kinh tế huyện Năm Căn đạt tốc độ tăng trưởng
khá, mặc dù các dự án lớn trên địa bàn huyện Năm Căn (cụm công nghiệp Năm
18



Căn, cảng Năm Căn, các dự án của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam...)
triển khai chậm, một số dự án bị ngưng trệ do tác động của suy giảm kinh tế.

Đánh giá về quy mô kinh tế huyện: từ khi huyện thành lập đến năm 2010,
quy mô kinh tế của huyện Năm Căn còn rất nhỏ bé, nếu so sánh trong nền kinh
tế của tỉnh Cà Mau thì kinh tế của huyện chưa tương xứng với quy mô về diện
tích tự nhiện. Diện tích tự nhiên huyện Năm Căn chiếm gần 10% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh Cà Mau, nhưng tổng giá trị tăng thêm (VA) của huyện chỉ chiếm
5-6,05% GDP toàn tỉnh Cà Mau; đồng thời so với các huyện khác trong tỉnh Cà
Mau thì huyện Năm Căn là huyện có quy mô giá trị tăng thêm nhỏ (năm 2010,
VA của huyện Năm Căn chỉ bằng khoảng 42% VA của huyện Cái Nước, bằng
56,5% VA của huyện Trần Văn Thời, bằng 76% VA của huyện Thới Bình…).
Biểu 3.Tỷ lệ đóng góp của một số huyện trong nền kinh tế tỉnh Cà Mau.
Đơn vị

Toàn tỉnh
Huyện Năm Căn
Huyện Cái Nước
Huyện Thới Bình
H. Trần Văn Thời
Huyện U Minh


Năm 2005
Giá trị (tỷ đ)
Tỷ lệ%

7.673
456,7

930
592
766
686

Năm 2009
Giá trị tỷđ
Tỷ lệ %

100,00
6
12,12
7,72
9,98
8,94

19

13100
677,9
1532
876
1216
2350

100,00
5,2
11,69
6,69
9,28

17,94

KH năm 2010
Giá trị tỷđ
Tỷ lệ%

14600
883,7
1745
972
1305
2750

100,00
6,05
11,95
6,66
8,94
18,84


2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Năm Căn
Cơ cấu kinh tế của huyện Năm Căn trong 5 năm (2005 - 2010) chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng của khu vực kinh tế
ngư lâm nghiệp đã giảm từ 57,5% năm 2005 xuống còn 49,8% vào năm 2010,
khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 30,6% năm 2005 lên 35,15% năm năm
2010; các ngành khu vực dịch vụ tăng từ 11,8% năm 2005 lên 15,04% năm năm
2010.
Như vậy, mặc dù quy mô kinh tế của huyện thấp hơn các huyện khác,
nhưng huyện Năm Căn có cơ cấu kinh tế tương đối tiến bộ, tỷ trọng kinh tế

chuyển dịch nhanh hơn so với các huyện khác, gần tiến tới tương ứng với cơ cấu
kinh tế toàn tỉnh (nông nghiệp năm 2010 còn 49,8% so với của tỉnh Cà Mau là
39,3%). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng
lao động của huyện khá tốt (tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 57%).
Biểu 4. Cơ cấu kinh tế huyện Năm Căn giai đoạn 2005-2010 (%):
Nông nghiệp
CN, XD
Dịch vụ

2005
57,5
30,6
11,9

2006
54,01
32,34
13,65

2007
50,3
35,40
14,3

20

2008
43,93
40,37
15,70


2009
44,12
40,25
15,63

2010
49,82
35,14
15,04


Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện có chuyển dịch nhưng trong cơ cấu từng
khu vực kinh tế chuyển dịch còn chậm.
+ Trong kinh tế nông nghiệp, thuỷ hải sản vẫn là ngành sản xuất, chiếm tỷ
trọng gần như toàn bộ, khoảng trên 90% giá trị sản xuất nông nghiệp, còn giá trị
sản xuất trồng trọt chăn nuôi không đáng kể.
+ Kinh tế công nghiệp chủ yếu là chế biến thủy hải sản xuất khẩu, một
phần công nghiệp cơ khí sửa chữa.
+ Các ngành dịch vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng cao như: thương
nghiệp, bưu chính, viễn thông, sửa chữa, các dịch vụ cơ bản phục vụ nhu cầu
của người dân. Còn lại các dịch vụ khác như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… còn
đóng góp rất ít.
Đối chiếu số liệu ước thực hiện năm 2010 với mục tiêu năm 2010 trong
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Năm Căn đến năm 2010 đã
được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt (tại Quyết định số 445/QĐ-CTUB
ngày 09/6/2005) cho thấy:
- Về tổng giá trị tăng thêm (VA) đạt hơn dự kiến (883,7 tỷ đồng so với chỉ
tiêu là 830 tỷ đồng), nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai
đoạn 2005-2010 đạt khoảng 14,1% (so với chỉ tiêu quy hoạch là 12-13%).

Trong đó các ngành ngư nông lâm nghiệp có mức tăng trưởng trên 5% (so với
mục tiêu tăng 9%). Các ngành công nghiệp xây dựng đạt khá cao, bằng mức chỉ
tiêu quy hoạch (mặc dù khu công nghiệp Năm Căn triển khai chậm, nhưng bù lại
21


các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khác được triển khai đồng loạt với khối lượng
lớn, nhất là các dự án đường ô tô về trung tâm xã, trường học, bệnh viện, giao
thông nông thôn).
- Bình quân giá trị tăng thêm/người đạt khá, năm 2010 ước đạt khoảng
1.200 USD so với mục tiêu 890 USD.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn dự kiến, tỷ lệ nông nghiệp năm
2010 ước giảm còn khoảng 49,81% (so với chỉ tiêu quy hoạch còn 44,9%).

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
2.2.1. Ngư lâm nông nghiệp
Sản xuất ngư lâm nông nghiệp là thế mạnh của huyện Năm Căn, chủ yếu là
thuỷ sản và lâm nghiệp, đóng góp khoảng 50% giá trị tăng thêm và giải quyết
việc làm.
Thuỷ hải sản:
- Nuôi thuỷ sản: nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ mà chủ yếu là nuôi tôm
đã được tổ chức thực hiện ở huyện Năm Căn ngay từ trước khi tỉnh Cà Mau
thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông ngư nghiệp, vì phần lớn địa bàn
huyện từ trước đây là vùng đất ngập triều và rừng ngập mặn, không có đê biển.
Tổng diện tích nuôi tôm của huyện đã tăng từ 24.000 ha năm 2005 lên
25.677 ha năm 2009-2010, điều này ngược với dự kiến của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội huyện trước đây (quy hoạch diện tích nuôi tôm giảm
dần còn 20.000 ha để trồng lại rừng). Diện tích nuôi tôm có ở tất cả các xã trong
huyện, nhiều nhất là các xã: xã Đất Mới 5.765 ha, xã Lâm Hải 3.931 ha, xã Hàm
Rồng 3.605 ha, các xã Hiệp Tùng, Tam Giang trên 3.000 ha, thị trấn Năm Căn là

1.803 ha. Loại hình nuôi tôm ở huyện Năm Căn gồm 2 loại: nuôi tôm chuyên
canh ở các xã Đất Mới, Hiệp Tùng, Hàm Rồng, thị trấn Năm Căn, một phần xã
Lâm Hải. Còn lại các xã khác như Tam Giang, Tam Giang Đông vừa nuôi
chuyên và nuôi kết hợp trong rừng ngập mặn, một số diện tích nuôi tôm đạt tiêu
chuẩn nuôi tôm sinh thái có giá tôm cao hơn khoảng 20%. Phần lớn trong các
đầm tôm, nông dân đã thả nuôi xen ghép, kết hợp với một số loài thuỷ hải sản
khác như cua, cá mang lại hiệu quả khá cao để tăng thu nhập. Diện tích nuôi tôm
công nghiệp còn thấp, năm 2005-2006 có diện tích nuôi cao nhất là 75,5 ha,
nhưng sau bị giảm vì thiếu vốn sản xuất, mức độ rủi ro cao hơn nuôi quảng canh
22


cải tiến, hạ tầng vùng nuôi công nghiệp chưa được đầu tư, sự gắn kết hỗ trợ đầu
tư giữa các doanh nghiệp chế biến và các hộ nuôi tôm chưa chặt chẽ, hiện nay có
khoảng 30 ha nuôi tôm công nghiệp. Sản lượng thuỷ hải sản nuôi trồng của
huyện năm 2005 là 15850 tấn năm 2005 năm 2009 là 16756 tấn, kế hoạch năm
2010 là 22.500 tấn; riêng sản lượng tôm nuôi tăng từ 11.391 tấn năm 2005 lên
12.000 tấn.
Biểu 4. Diện tích, sản lượng tôm thuỷ sản theo địa bàn xã, thị trấn năm 2010
STT

Xã, thị trấn

Diện tích (ha)

SL (tấn)

TĐ: tôm (tấn)

1


Thị trấn Năm Căn

1.803

1.400

900

2

Xã Hàm Rồng

3.605

2.900

1.900

3

Xã Hiệp Tùng

3.022

2.300

1.500

4


Xã Đất Mới

5.765

4.350

2.350

5

Xã Lâm Hải

3.931

3.350

2.250

6

Xã Hàng Vịnh

2.149

1.450

950

7


Xã Tam Giang

3.048

2.000

1.300

8

Xã Tam Giang Đông

2.354

1.250

850

Toàn huyện:

25.677

19.000

12.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2008 và kế hoạch năm 2010

- Khai thác sông biển là nghề lâu đời ở huyện, bao gồm các hàng đáy sông,

đáy biển và một số tàu đánh bắt ngoài biển. Toàn huyện hiện có khoảng 108
hàng đáy sông (xã Hiệp Tùng 15 hàng, xã Hàng Vịnh 9, xã Tam Giang 19, xã
Tam Giang Đông 23, xã Đất Mới 2, xã Lâm Hải 20, xã Hàm Rồng 17, thị trấn
Năm Căn 3) và 11 hàng đáy biển, đây là nghề không được khuyến khích vì gây
sát hại nguồn lợi thuỷ sản, tỉnh và huyện đã có chủ trương sắp xếp giải tỏa
nhưng chưa có kết quả. Số phương tiện tàu đánh cá ngoài biển đã giảm từ 123
chiếc xuống còn 97 chiếc, phần lớn là tàu nhỏ khai thác gần bờ, có 97/108 chiếc
có công suất dưới 49CV (có 20 chiếc công suất dưới 20CV). Nghề khai thác chủ
yếu là lưới rê (72 chiếc), câu mồi (17 chiếc). Sản lượng khai thác hàng năm đạt
khoảng 2.500 – 3.500 tấn, trong đó có 500-700 tấn tôm (kế hoạch năm 2010 là
3.500 tấn, có 700 tấn tôm).

23


Tổng sản lượng thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác của huyện đã tăng từ
15850 tấn năm 2005 lên 16.756 tấn năm 2009 và kế hoạch năm 2010 là 22.500
tấn, riêng sản lượng tôm tăng từ 11.391 tấn lên 12..000 tấn (tăng bình quân hàng
năm 3%). Như vậy sản lượng tôm hàng năm của huyện Năm Căn chiếm khoảng
10-11% tổng sản lượng tôm của toàn tỉnh Cà Mau. Giá trị sản xuất thuỷ hải sản
của huyện hàng năm (giá cố định 1994) đạt khoảng 630-700 tỷ đồng, tăng bình
quân hàng năm 3 - 4%.
Lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Năm Căn (và của cả tỉnh Cà Mau)
không lớn, theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Cà Mau, giá trị sản xuất lâm
nghiệp của huyện hàng năm trong khoảng 13-18 tỷ đồng (giá 1994), giá trị sản
xuất bao gồm trồng rừng, khai thác lâm sản và các hoạt động lâm nghiệp khác,
việc kết hợp khai thác du lịch sinh thái từ tài nguyên rừng chưa tốt, ở Phân
trường 184 (thuộc Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển) đã xây dựng mô hình du
lịch sinh thái nhưng hiệu quả thấp, không thu hút được du khách vì giao thông

khó khăn, chi phí cao.
Kết quả khôi phục rừng trong 5 năm qua chưa đạt mục tiêu quy hoạch, diện
tích rừng tập trung năm 2009 chỉ đạt 15590 ha, diện tích trồng rừng mới hàng
năm của huyện đạt từ 600-700 ha (kế hoạch năm 2010 là 505 ha). Đối với rừng
sản xuất, hiện nay vẫn thực hiện nuôi tôm kết hợp, chưa triển khai tách diện tích
nuôi tôm ra khỏi rừng, một số hộ dân không tích cực trồng rừng theo kế hoạch
để đảm bảo diện tích có rừng theo quy định. Hiện có gần 1.000 ha đất lâm
nghiệp ở xã Tam Giang Đông và xã Lâm Hải là đất cao ven sông trồng rừng kém
hiệu quả, đang đề nghị điều chỉnh quy hoạch chuyển sang nuôi tôm công nghiệp
(xã Lâm Hải 434 ha, xã Tam Giang Đông 505 ha).
Nông nghiệp:
Mặc dù là vùng đất bị ngập mặn, nhưng một số diện tích đất rẫy, đất vườn
vẫn được tận dụng sản xuất một số cây nông nghiệp, giải quyết nhu cầu tại chỗ
như lúa, bắp, rau thực phẩm: lúa 60 - 70 ha, bắp 20 ha, khoai mì 22 ha, cây ăn
trái 36 ha... Đàn heo, đàn gia cầm cũng được chăn nuôi quy mô hộ gia đình,
trong đó đàn heo duy trì quy mô khoảng 10.000 con, đàn gia cầm khoảng 30-40
nghìn con.

24


×