Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Tác Động Của Xuất Khẩu Lên Năng Suất Của Các Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN ÁNH TUYẾT

TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN ÁNH TUYẾT

TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số: 9310101_KTH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUỲNH HOA

HÀ NỘI - 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2020

Nguyễn Ánh Tuyết
Nguyễn Ánh Tuyết


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, các thầy cô khoa Kinh tế học đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn, PGS.TS.
Hà Quỳnh Hoa đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp cơ quan tôi công tác đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành Luận án.

Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ, các anh chị
em và người thân luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện Luận án.
Tác giả nhận thức rằng bản thân mình cần cố gắng thật nhiều trên con đường học
thuật sắp tới nên nghiên cứu sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vẫn sẽ nỗ lực học hỏi
không ngừng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................x
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung: .................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5
6. Kết cấu luận án ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT CÁC DOANH
NGHIỆP .........................................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý thuyết về năng suất .............................................................................. 8

1.1.1. Năng suất nhân tố tổng hợp ............................................................................8
1.1.2. Năng suất lao động .......................................................................................13
1.2. Lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp ....... 13
1.2.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế ...........................................................13
1.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với năng suất . 15
1.2.3. Các kênh lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp
khác .........................................................................................................................17
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 22
1.3.1. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu tác động tích cực tới năng suất .......22
1.3.2. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu không có tác động tích cực tới năng
suất ..........................................................................................................................25
1.3.3. Các phương pháp và mô hình đo lường tác động của xuất khẩu tới năng suất ...27
1.3.4. Tổng quan nghiên cứu về tác động lan tỏa của xuất khẩu ............................34


iv
1.3.5. Khung phân tích của luận án ........................................................................36
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 37
Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..............................................................................40
2.1. Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017............ 40
2.1.1. Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 ............................40
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000- 2017 ................................42
2.1.3. Xu hướng xuất khẩu theo loại hình sở hữu doanh nghiệp ............................44
2.1.4. Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2000- 2017 ......46
2.2. Thực trạng về năng suất và hoạt động các doanh nghiệp Việt Nam ............ 47
2.2.1. Thực trạng về năng suất của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017 ....................47
2.2.2. Thực trạng về hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 20002016 ........................................................................................................................55
2.3. Tác động của xuất khẩu đến hoạt động của doanh nghiệp ........................... 60

2.4. Một số chính sách tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam, giai đoạn 2000-2017 ............................................................................... 69
2.4.1. Chính sách tín dụng xuất khẩu đối với doanh nghiệp ..................................69
2.4.2. Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập
khẩu .........................................................................................................................71
2.4.3. Chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ .........................................................72
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................74
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
XUẤT KHẨU LÊN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM....76
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu và chỉ định mô hình ước lượng thực nghiệm .... 76
3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................76
3.1.2. Chỉ định mô hình kiểm định các giả thuyết ..................................................78
3.1.3. Phương pháp thực hiện ước lượng................................................................90
3.2. Mô tả số liệu ....................................................................................................... 94
3.3. Kết quả ước lượng ............................................................................................. 98
3.3.1. Năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ......................................98
3.3.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tác động lan tỏa của xuất khẩu đến năng
suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động các doanh nghiệp ..............................102
Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................120
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................122


v
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 122
4.2. Kiến nghị giải pháp ......................................................................................... 124
4.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu theo nghành .............125
4.2.2. Nhóm giải pháp theo loại hình doanh nghiệp .............................................127
4.2.3. Nhóm giải pháp theo quy mô doanh nghiệp ...............................................128
4.2.4. Nhóm giải pháp theo vùng ..........................................................................128
4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng suất từ chính các doanh nghiệp ................129

4.3. Hàm ý chính sách cho chính phủ ....................................................................130
4.4. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 131
4.5. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu mới ............................................ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................136
PHỤ LỤC ...................................................................................................................147


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa tiếng Anh
ASEAN- Australia -New

Từ nguyên nghĩa tiếng Việt

Zealand Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Úc và New Zealand

ASEAN-China Free Trade

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –

Agreement

Trung Quốc


AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Agreement

Hiệp định khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

ASEAN-Korea Free Trade

Hiệp định thương mại tự do ASEAN –

Agreement

Hàn Quốc

AANFTA

ACFTA

AKFTA

ASEAN


ASEAN 6

Associtation of South East
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Associtation of South East

Gồm Brunei, Thái Lan, Singapo,

Asian Nations

Indonesia, Malaysia, Philippin
Hiệp định thương mại giữa mà 1 bên

ASEAN+6

CEPA

Associtation of South East
Asian Nations

ASEAN, 1 bên lần lượt là các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn
Quốc, Úc và New Zealand

Cooperation Economic Partner
Agreement


Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện

Comprehensive and Progressive
CPTPP

Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương

EAEU

Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á Âu

EFTA

European Free Trade Association Hiệp định mậu dịch tự do châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVFTA

EU – Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU


vii
Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa tiếng Anh

Từ nguyên nghĩa tiếng Việt

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

FE

Mô hình ảnh hưởng cố định

Fix effects model

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do


NSLĐ

Labor productivity

Năng suất lao động

RE

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

Random effects model

Region Comprehensive

Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện
khu vực

RCEP

Economic Partnership

ODA

Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

TFP

Total-Factor Productivity

Năng suất nhân tố tổng hợp


TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

VCFTA

Vietnam – Chile Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Chi lê

Vietnam Japan Economic

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản

VJEPA

Partner Agreement

VKFTA

Vietnam - Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Hàn Quốc


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu thế giới về đo lường tác động của XK đến năng
suất .................................................................................................................................30
Bảng 2.1: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam với một số nước Châu Á ......49
Bảng 2.2: Bảng đóng góp các thành phần K, L, TFP vào tăng trưởng kinh tế .............53
Bảng 2.3: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu ..62
Bảng 2.4: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo
nhóm ngành xuất khẩu nhiều, xuất khẩu ít ....................................................................63
Bảng 2.5: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo
vùng miền kinh tế ..........................................................................................................64
Bảng 2.6: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo
vùng miền kinh tế ..........................................................................................................65

Bảng 2.7: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo
loại hình doanh nghiệp ..................................................................................................67
Bảng 2.8: Bảng so sánh hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo
quy mô doanh nghiệp ....................................................................................................68
Bảng 3.1. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô
hình 1 .............................................................................................................................80
Bảng 3.2. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô
hình 2 .............................................................................................................................81
Bảng 3.3. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô
hình 3 .............................................................................................................................86
Bảng 3.4. Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số trong mô
hình 4 .............................................................................................................................89
Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến số ...........................................................................95
Bảng 3.6. Kết quả ước lượng hàm sản xuất và ước tính TFP .......................................99
Bảng 3.7: TFP của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu .................................99
Bảng 3.8: TFP theo quy mô doanh nghiệp ..................................................................100
Bảng 3.9: TFP của doanh nghiệp xuất khẩu và không xuất khẩu theo vùng lãnh thổ 100
Bảng 3.10: TFP theo ngành nghề ................................................................................101
Bảng 3.11: TFP theo loại hình sở hữu doanh nghiệp ..................................................102


ix
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy tác động của xuất khẩu đến TFP, năng suất lao động của
doanh nghiệp................................................................................................................104
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy tác động của xuất khẩu đến TFP, năng suất lao động của
doanh nghiệp tương tác theo nhóm ngành nghề xuất khẩu chính, loại hình doanh nghiệp,
quy mô doanh nghiệp ..................................................................................................108
Bảng 3.14: Kết quả hồi quy tác động lan tỏa của các doanh nghiệp xuất khẩu đến TFP,
năng suất lao động của doanh nghiệp ..........................................................................110



x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Kênh tác động của xuất khẩu đến năng suất của các doanh nghiệp.................... 17
Hình 1.2: Tác động lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến doanh nghiệp cung
ứng nội địa thông qua liên kết ngang, liên kết dọc................................................................ 20
Hình 1.3: Tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI xuất khẩu đến doanh nghiệp nội địa
thông qua liên kết ngang, liên kết dọc ................................................................................... 21
Hình 1.4: Khung phân tích nghiên cứu tác động của việc xuất khẩu tới năng suất ............ 36
Hình 2.1: Xu hướng xuất khẩu chung của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 ........................ 40
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo nhóm hàng xuất khẩu giai đoạn 20002017 .......................................................................................................................................... 42
Hình 2.3: Cán cân thương mại của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI ........ 45
Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của DN 100% vốn trong nước và DN có vốn đầu tư nước
ngoài thời kỳ 2000- 2017 ........................................................................................................ 46
Hình 2.5: Thực trạng năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2000- 2017 ........................ 48
Hình 2.6: Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước Châu Á năm 2016 .............. 50
Hình 2.7: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam theo giá so sánh 2010 giai đoạn
2005- 2017 phân theo khu vực kinh tế................................................................................... 51
Hình 2.8: Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam theo giá thực tế giai đoạn 20052017 phân theo ngành ............................................................................................................. 52
Hình 2.9. Tốc độ tăng TFP và GDP của Việt Nam và một số nước Châu Á từ 2011-2017 54
Hình 2.10 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000- 2016 .. 55
Hình 2.11. Tỷ trọng các doanh nghiệp Việt Nam phân theo vùng giai đoạn 2000- 2016 . 57
Hình 2.12: Số lượng doanh nghiệp Việt Nam phân theo cơ cấu ngành, 2000- 2016 ......... 58
Hình 2.13: Số lượng doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức sở hữu, 2000- 2016 ............ 58
Hình 2.14: Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000- 2016 theo quy mô lao động
.................................................................................................................................................. 59
Hình 2.15: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp Việt Nam, 2000- 2016........................ 60
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu và xuất khẩu trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2010-2016 xét theo quy mô ........................................................................................... 96

Hình 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu và xuất khẩu trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2010-2016 xét theo loại hình doanh nghiệp ................................................................. 97
Hình 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu và xuất khẩu trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2010-2016 xét theo vùng miền kinh tế ......................................................................... 97
Hình 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp không xuất khẩu và xuất khẩu trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2010-2016 xét theo ngành nghề .................................................................................... 98


1

GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Xuất khẩu đã từ lâu, được coi là một trong những động lực quan trọng của nền
kinh tế, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của cộng đồng
doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là với các nước đang phát triển. Thông qua xuất khẩu,
doanh nghiệp tiếp thu được khoa học kĩ thuật, từ đó củng cố tổ chức sản xuất, chất lượng,
năng suất, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên trong sản xuất, địa vị và uy
thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Quan điểm này được ủng hộ không chỉ về
mặt lý thuyết, mà còn được minh chứng bằng những điển hình thành công của các nền
kinh tế như Nhật Bản, các nước NICs, Thái Lan, Trung Quốc vẫn được thế giới ca ngợi
là “đột phá”, là “thần kỳ”. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng không ít quốc gia chưa thành
công với chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu như các quốc gia Nam Á
và Mỹ La Tinh.
Đối với Việt Nam, hiện tại đang theo đuổi chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa
thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế. Theo
số liệu của tổng cục thống kê, thực tiễn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy giá
trị xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 đến 2017
với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,1%/năm. Cùng với sự phát triển
của xuất khẩu, cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển dịch
theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và nông sản chất lượng

cao, giảm dần các mặt hàng nhiên liệu, khoáng sản, sản phẩm thô, sơ chế, năng suất giữa
các ngành kinh tế này hiện tại cũng có sự khác biệt đáng kể. Theo báo cáo của Viện
năng suất năm 2017, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng có tốc độ tăng
năng suất lao động cao, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy mức năng suất thấp
nhưng đã có sự cải thiện dần qua thời gian. Tuy nhiên, đóng góp của tăng TFP vào tăng
trưởng của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tương đối cao, ngược lại ngành khai khoáng
đóng góp vào tăng trưởng chỉ dựa vào vốn, trong khi giảm sự đóng góp của TFP và số
lao động. Vậy, liệu xuất khẩu thực sự có tác động lan tỏa đến năng suất các doanh
nghiêp hay không? Tác động lan tỏa cụ thể như thế nào, có sự khác biệt ra sao theo
từng nhóm doanh nghiệp?
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2017 khu vực FDI đang
là khu vực chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu, ngược lại, khu vực kinh tế trong nước có
tốc độ tăng rất chậm, đặc biệt là trong năm 2015- 2017, kim ngạch xuất khẩu của khu
này giảm lần lượt 8,5% và 2,8%. Khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực kinh tế


2
trong nước lại liên tục nhập siêu. Hiệu ứng lan tỏa từ khu vực xuất khẩu sang các khu
vực khác của nền kinh tế chưa rõ nét, điển hình là sự phát triển chậm chạp của công
nghiệp hỗ trợ và các chuỗi cung ứng hàng hóa. Tỷ trọng nguyên, phụ liệu nhập khẩu còn
cao cho thấy sản xuất hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi các
ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển theo kịp tương ứng. Vậy, liệu có sự lan tỏa
của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước
hay không? Điều này chính là một câu hỏi lớn cần phải được giải quyết, từ đó để đưa ra
chính sách phù hợp.
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu định lượng liên quan đến tác động
của xuất khẩu tới năng suất. Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận, phương pháp
khác nhau để đo lường mối quan hệ này. Kết quả chỉ ra rằng không phải bất kỳ quốc gia
hay doanh nghiệp nào cũng có kết quả như nhau khi tham gia vào xuất khẩu. Tìm thấy
bằng chứng về cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu ở các quốc gia phát triển như Anh

(Crespi và cộng sự, 2008); Mỹ (Girma và cộng sự, 2004); Pháp (Bellone và cộng sự,
2008); Ý (Castellani, 2007); Argentina (Albornoz và cộng sự, 2007). Đối với các nghiên
cứu thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển thì có nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng
chứng của cơ chế học hỏi thông qua xuất khẩu như nghiên cứu ở Morocco (Clerides và
cộng sự, 1998); Indonexia (Blalock và Gerler, 2004); African (Van Biesebroeck và cộng
sự, 2005); Columbia (Fernandes, 2005); Ai Cập (Kazem và cộng sự, 2006); Trung Quốc
(Kraay,1999; Park và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu tìm thấy tác
động tiêu cực của xuất khẩu tới năng suất của DN, hoặc chỉ tìm thấy tác động nhân quả theo
chiều ngược lại, một số khác thì tìm thấy tác động mờ nhạt, không tìm được tác động cụ thể
của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp như nghiên cứu của Panayiotis và
Christopoulos (2005), Shujaat (2012). Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam thì kết quả cũng
không hoàn toàn thống nhất. Pham (2015) chỉ ra ảnh hưởng học hỏi của xuất khẩu đến năng
suất, tuy nhiên chưa thể hiện được các kênh truyền tải từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nghiên cứu của Vũ và cộng sự (2016) lại chỉ ra chiều hướng ngược lại là doanh nghiệp tự
lựa chọn để xuất khẩu và không tìm thấy cơ chế ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất.
Phạm và Nguyễn (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của
doanh nghiệp ở qui mô vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong 10 năm từ 2002-2012, năng suất
được xác định chỉ là năng suất lao động mà năng suất này không thể hiện được yếu tố tiến
bộ công nghệ, hiệu quả kỹ thuật, phân bổ đầu vào hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chưa tính đến sự lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới các doanh nghiệp khác
như thế nào, đặc biệt là lan tỏa từ khu vực FDI xuất khẩu, một trong những khu vực đóng
góp lớn nhất vào tổng xuất khẩu của Việt Nam. Nguyễn và cộng sự (2007) đánh giá vai trò


3
của đổi mới đối với khả năng xuất khẩu, sử dụng mẫu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam năm 2005 và thấy rằng đổi mới kích thích xuất khẩu trong các công ty mẫu.
Nguyễn (2008) nghiên cứu lan tỏa ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hành vi
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và kết luận rằng các công ty nước ngoài định
hướng xuất khẩu là nguồn lan tỏa xuất khẩu duy nhất tại Việt Nam.

Những kết luận không hoàn toàn thống nhất về tác động của xuất khẩu tới năng
suất của doanh nghiệp khiến cho chủ đề này, cho tới nay, vẫn còn mang tính thời sự,
đồng thời khuyến khích các nghiên cứu đi tìm lời giải đáp cho vấn đề: tại sao có nghiên
cứu ủng hộ, có nghiên cứu hoài nghi về tác động của xuất khẩu tới năng suất doanh
nghiệp, các công ty trở nên hiệu quả hơn khi họ phục vụ các thị trường nước ngoài hay
không? Các kết quả thu được hết sức đa dạng và luôn có mâu thuẫn. Xuất phát từ thực
tiễn vừa nêu trên tác giả chọn đề tài “Tác động của xuất khẩu lên năng suất của các
doanh nghiệp ở Việt Nam”. Luận án sẽ tập trung tính toán các kênh lan tỏa từ các doanh
nghiệp xuất khẩu, kênh lan tỏa từ doanh nghiệp FDI xuất khẩu và ước lượng tác động của
các kênh lan tỏa này tới các doanh nghiệp. Qua đó đưa ra một số đề xuất về các giải pháp
chính sách xuất khẩu hợp lý nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của
các doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Lượng hóa tác động của xuất khẩu tới năng suất của các doanh nghiệp.
Đề xuất các giải pháp về chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng
suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng về xuất khẩu và năng suất ở Việt Nam
Mục tiêu 2: Lượng hóa, đánh giá được năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh
nghiệp nói chung và theo loại hình doanh nghiệp, theo vùng miền kinh tế, quy mô doanh
nghiệp, ngành kinh tế nói riêng.
Mục tiêu 3: Lượng hóa tác động của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp và
năng suất lao động của các doanh nghiệp.
Mục tiêu 4: Lượng hóa tác động lan tỏa của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới
năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước.
Miệu tiêu 5: Đánh giá sự lan tỏa xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp


4

nước ngoài tới năng suất các doanh nghiệp trong nước.
Mục tiêu 6: Đề xuất được các giải pháp về chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận
lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Sự khác nhau giữa năng suất nhân tố tổng hợp theo từng loại hình doanh nghiệp,
theo từng vùng kinh tế trong nước, quy mô, nhóm ngành kinh tế của các doanh nghiệp
ở Việt Nam như thế nào? Sự khác nhau giữa năng suất nhân tố tổng hợp của doanh
nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu thế nào?
Sự khác nhau về ảnh hưởng của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp, năng
suất lao động theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng vùng kinh tế trong nước, quy
mô, nhóm ngành kinh tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam ra sao?
Tác động của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp
và năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước qua các kênh lan tỏa như thế nào?
Sự lan tỏa xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tới năng
suất các doanh nghiệp trong nước như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp,
năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đo lường tác động của xuất khẩu
tới năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tính toán sự khác nhau về năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp có xuất khẩu
và doanh nghiệp không có xuất khẩu, năng suất nhân tố tổng hợp theo từng loại hình
doanh nghiệp, theo từng vùng kinh tế trong nước, quy mô, nhóm ngành kinh tế của các
doanh nghiệp ở Việt Nam. Tính toán các kênh lan tỏa của các doanh nghiệp có xuất
khẩu và kênh lan tỏa của các doanh nghiệp FDI xuất khẩu, sau đó ước lượng tác động
các kênh truyền tải của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu này tới năng suất các doanh
nghiệp trong nước Việt Nam.
Phạm vi về thời gian:
- Thực trạng của xuất khẩu thời kỳ từ 2000 đến 2017.
- Thực trạng năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động của các doanh nghiệp

ở Việt Nam trong thời kỳ từ 2000 đến 2017


5
- Đo lường tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp được xét từ năm
2010 đến năm 2016. Do từ sau năm 2009 giá trị xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng
ổn định và có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp được ban hành nên nội
dung này được tác giả phân tích từ năm 2010. Một lý do khác nữa có thể kể đến là sự hạn
chế về mặt số liệu, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp chỉ được thống kê đầy đủ từ năm
2010, và hiện tại dữ liệu của điều tra doanh nghiệp thực hiện bởi tổng cục thống kê chỉ mới
thực hiện tới năm 2016.
Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước theo các ngành kinh tế và các loại hình
doanh nghiệp khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để xác định được
khung lý thuyết và kênh tác động của xuất khẩu tới năng suất. Luận án cũng sử dụng các kỹ
thuật phân tích thống kê và mô hình hóa từ các dữ liệu riêng lẻ về những vấn đề thực tế, để
nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian của tình hình xuất khẩu và
phân tích năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao đông, thực trạng của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Tiếp theo, ứng với từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu định lượng khác nhau để phân tích mối quan hệ của chúng đối với năng
suất.
Đối với mục tiêu số một luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích,
và đánh giá phân tích thực trạng xuất khẩu và năng suất ở Việt Nam
Đối với mục tiêu thứ hai là ước tính và phân tích năng suất nhân tố tổng hợp các
doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-Douglas và sử dụng kỹ thuật ước lượng
GMM được phát triển bởi Hasen (1982); kỹ thuật ước lượng OP được phát triển bởi
Olley và Pakes (1996) và kỹ thuật ước lượng LP của Levinsohn và Petrin (2003) để xử

lý vấn đề nội sinh trong ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp.
Đối với mục tiêu nghiên cứu số ba, số bốn, năm thì tác giả sử dụng các phương
pháp hồi quy khác nhau, sử dụng các kiểm định nội sinh, kiểm định để lựa chọn mô hình
dữ liệu gộp, ảnh hưởng ngẫu nhiên, ảnh hưởng cố định, GMM để cho ra phương pháp
ước lượng phù hợp nhất.
Đối với mục tiêu số sáu, luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích,
và đánh giá để đưa ra những gợi ý chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao


6
năng suất cho hoạt động của các doanh nghiệp.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần giới thiệu, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận án gồm 4 chương,
cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của
xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất
lao động. Các lý thuyết này được tiếp cận ở cả góc độ vi mô và vĩ mô. Tiếp theo, nội
dung chương 1 sẽ trình bày lý thuyết về thương mại quốc tế và các nghiên cứu của các
nhà khoa học. Từ việc tìm hiểu về các lý thuyết, một sơ đồ tác động của xuất khẩu đến
năng suất các doanh nghiệp Việt Nam đã được tác giả xây dựng. Một nội dung lớn nữa
của chương này cũng được trình bày là tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước
về tác động của xuất khẩu tới năng suất các doanh nghiệp, qua đó tạo cơ sở để tác giả
đưa ra khung phân tích.
Chương 2: Thực trạng về xuất khẩu và năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương này luận án trình bày chi tiết về thực trạng xuất khẩu chung, cơ cấu xuất
khẩu theo các mặt hàng, loại hình sở hữu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017. Từ
đó có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình xuất khẩu. Tiếp theo, nội dung chương phân
tích rõ về thực trạng năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động của Viêt Nam giai
đoạn 2000-2017, tác động của xuất khẩu tới hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng,

chương 2 đưa ra tình hình về các doanh nghiệp ở Việt Nam theo nhiều khía cạnh khác
nhau như theo loại hình, quy mô, phân bố vùng miền, ngành nghề kinh tế năm 20002016 và một số chính sách chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp.
Chương 3: Kết quả phân tích thực nghiệm về tác động của xuất khẩu lên năng
suất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đầu tiên chương này đưa ra các giả thiết nghiên cứu và chỉ định mô hình. Sau đó
giới thiệu về nguồn dữ liệu cho quá trình hồi quy. Tiếp theo, nội dung chương trình bày
kết quả ước lượng của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), sự khác nhau về TFP theo loại
hình sở hữu của doanh nghiệp, theo quy mô doanh nghiệp, theo ngành nghề, vùng miền
kinh tế và sự khác nhau giữa doanh nghiệp xuất khẩu, không xuất khẩu. Tiếp theo,
chương 4 trình bày kết quả ước lượng tác động của xuất khẩu đến năng suất nhân tố tổng
hợp, năng suất lao động của doanh nghiệp theo từng nhóm doanh nghiệp khác nhau,
tương tác theo quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh


7
và khác nhau theo từng khía cạnh này. Tiếp theo, kết quả sự lan tỏa xuất khẩu của doanh
nghiệp tới năng suất của các doanh nghiệp khác. Cuối cùng, nội dung của chương đánh
giá kết quả sự lan tỏa của doanh nghiệp FDI xuất khẩu tới năng suất của các doanh
nghiệp khác.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này, phần thứ nhất sẽ trình bày tóm tắt lại nội dung chính từ
chương 1 đến chương 3 để người đọc có thể hình dung và trên cơ sở đó hiểu được nguồn
gốc của các gợi ý chính sách mà nghiên cứu sẽ đưa ra ở phần tiếp theo. Tiếp theo là
phần gợi ý chính sách. Trong phần này, nghiên cứu tập trung gợi ý chính sách, giải pháp
về xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng suất cho hoạt động của các doanh
nghiệp. Các gợi ý được đưa ra dựa trên nền tảng của lý thuyết, phân tích thực trạng và
các kết quả từ mô hình kinh tế lượng. Sau cùng của luận án là đưa ra những đóng góp
của luận án, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.



8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
VỀ TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý thuyết về năng suất
Để thực hiện được các mục tiêu của luận án, nghiên cứu sử dụng cả năng suất
nhân tố tổng hợp và và năng suất lao động. Vì vậy, phần này tác giả trình bày cơ sở lý
thuyết về năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất lao động, các lý thuyết nền này được lý
giải dưới tiếp cận vi mô và vĩ mô.

1.1.1. Năng suất nhân tố tổng hợp
1.1.1.1. Khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp-TFP
Theo Coelli và cộng sự (2005) thì năng suất được định nghĩa là “sản lượng sản
xuất đạt được bao nhiêu từ các đầu vào cho trước”. Nếu ta đo lường sản lượng trên
một đơn vị đầu vào (vốn hoặc lao động) thì ta có chỉ tiêu năng suất lao động hoặc là
năng suất vốn. Khi kết hợp tất cả các đầu vào để tính toán sản lượng sản xuất thì ta
có chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity viết tắt là TFP).


Khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được Tinbergen (1942) phát triển đầu
tiên. Tuy nhiên, định nghĩa về TFP được biết đến nhiều nhất là của Solow (1957).
Theo Solow (1957) thì TFP là trình độ công nghệ hay là kiến thức công nghệ. Mô
hình tăng trưởng cổ điển của Solow (1957) được thể hiện như sau:
””

=

×


,

(1.1)

Với Y là sản lượng của doanh nghiệp; K là vốn đầu vào; L là lao động đầu vào
và A(t) là trình độ công nghệ hay TFP và A(t) là hàm theo thời gian. TFP là tỷ số của số
lượng tất cả các đầu ra với số lượng tất cả đầu vào. TFP đo lường quan hệ giữa đầu ra


với mức kết hợp hai hay nhiều các đầu vào (thường là lao động và vốn). TFP còn thể
hiện một phần của đầu ra còn lại không giải thích được sự đóng góp trong các yếu tố
đầu vào. Cụ thể, TFP đo lường đóng góp cho đầu ra của nền kinh tế vượt ra ngoài đóng
góp bởi số lượng lao động, máy móc và vốn sử dụng. Như vậy, TFP phản ánh tiến bộ
khoa học, công nghệ và kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, qua đó tăng thêm đầu ra phụ thuộc
vào gia tăng về số lượng và chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Tăng
TFP gắn liền với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cải tiến phương thức quản lý, đổi mới
công nghệ vào nâng cao kỹ thuật trình độ tay nghề của người lao động. Nếu cải tiến chất
lượng của vốn, lao động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn thì lượng đầu ra có thể
lớn hơn với cùng một lượng đầu vào như nhau.
””


9

1.1.1.2. Các nhân tố tác động tới năng suất các nhân tố tổng hợp
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất châu Á (2004) TFP có thể tăng
vì nhiều lý do: chất lượng lao động tăng lên; thay đổi về thành phần hay chất lượng của
vốn; tiến bộ công nghệ xuất phát từ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước,



vay mượn từ tri thức toàn cầu, tái phân bổ nguồn lực, hay chỉ đơn giản là rút kinh nghiệm
từ thực tế làm việc.

””

Thứ nhất, về chất lượng nguồn lao động
Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động, nâng cao
trình độ học vấn làm tăng khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công
nghệ; nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động. Đầu vào lao động chất lượng cao
là yếu tố rất quan trọng làm tăng TFP (Romer, 1990).
Thứ hai, về thay đổi cơ cấu vốn đầu tư
Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất mới là yêu cầu đòi hỏi tất yếu nhằm cải thiện
chất lượng sản phẩm dịch vụ. Công nghệ mới sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và cắt giảm


chi phí sản xuất. Lựa chọn các lĩnh vực để đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như tự động hóa; công nghệ thông tin và truyền
thông; đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có năng suất cao , có giá trị tăng lớn từ đó
sẽ tăng TFP.
””

Thứ ba, về thay đổi cơ cấu kinh tế
Cơ cấu lại nền kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ các ngành và thành phần kinh
tế có năng suất thấp sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao, tận dụng tốt lợi thế


so sánh. Việc phân bổ lại các nguồn lực phát triển kinh tế như vốn, lao động, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế để có được các ngành và
thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ làm tăng hiệu quả các nguồn lực và làm tăng TFP.

””

Thứ tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ
Thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo; nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý
tiên tiến…), thái độ làm việc tích cực, tác động làm nâng cao năng suất.

1.1.1.3. Phương pháp tính năng suất các nhân tố tổng hợp
• Theo cách tiếp cận vĩ mô
Theo cơ sở lý thuyết, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng chủ yếu dựa vào 3
nhân tố chính: vốn (K), lao động (L) và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Do đó, mô


10
hình hạch toán các nguồn lực tăng trưởng kinh tế bắt đầu bằng hàm sản xuất dạng CobbDouglass:
GDP = TFP × F ( L , K )

(1.2)

Theo mô hình này, tăng trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng kinh
tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế theo
chiều rộng phản ánh sự gia tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng số lượng lao động, quy
mô nguồn vốn và lượng tài nguyên được khai thác; và tăng trưởng kinh tế theo chiều
sâu, là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. TFP phản ánh sự gia tăng chất
lượng máy móc, chất lượng lao động, vai trò của tổ chức và quản lí sản xuất. TFP phụ
thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng lao động, vốn.


””


Giả thiết rằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass là hàm số liên tục theo thời gian
(t) và được biểu diễn dưới dạng đạo hàm riêng theo t như sau:
=
Do:

F(L,K) + TFP
$

=" #

!

!

F K, L + TFP

=



%

+

!

=" #

$




+ TFP



(1.3)

%

nên phương trình 1.3 bây giờ có dạng như sau:
&

&'

=

&($

,

&'

&!
&'

+

%


&%

(1.4)

&'

Chia hai vế của phương trình (1.4) cho GDP và sau phép biến đổi ta có:
&

&'

)

=

Gọi α =

&($

)

&' ($

/

!/!

+,-.

+ * ,-.

+/ 0
/

&! )
&' !

và 1 – α =

+

/

%/%

+,-.
,-.
+1
1

=

&% )

&' %

(1.5)

3%

Dưới dạng rút gọn của (1.5), với giả thiết hiệu suất không đổi theo quy mô, ta có:

G(GDP) = G(TFP) + αG(L) + (1 - α)G(K)

(1.6)

Trong đó:
G(GDP): tốc độ tăng của sản lượng.
G(TFP): tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp.
G(L): tốc độ tăng của lao động.
G(K): tốc độ tăng của vốn.
α và (1-α): lần lượt là tỉ lệ đóng góp của lao động và vốn trong giá trị sản xuất
hay còn gọi là tỉ phần thu nhập của lao động và vốn (tức hệ số co giãn của GDP theo
L và K).
Theo phương trình (1.6), tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp sẽ được tính


11
như sau:
G(TFP) = G(GDP) – {αG(L) + (1 – α)G(K)}

(1.7)

• Theo cách tiếp cận vi mô
Trong nghiên cứu thực nghiệm về ước tính TFP ở doanh nghiệp thì hàm sản xuất
Cobb-Douglas thường được lựa chọn (Boisvert, 1982; Murthy, 2002). Cụ thể, hàm sản
xuất dạng như sau:
4'

=

56 57 59

4' 4' 4' 84'

(1.8)

Ở đây, Yit biểu thị đầu ra hiện vật của công ty i trong thời kỳ t, Kit, Lit và Mit
tương ứng là các đầu vào về vốn, lao động và đầu vào trung gian, và Ait là mức hiệu quả
trung tính Hick của công ty i trong thời kỳ t.
Mặc dù Yit, Kit, Lit và Mit tất cả đều được quan sát bởi nhà kinh tế lượng (mặc dù
thường dưới dạng giá trị chứ không phải lượng), Ait là không quan sát được đối với nhà
nghiên cứu. Lấy log tự nhiên của (1.8) dẫn đến một hàm sản xuất tuyến tính:


(1.9)

yit = β0 + βkkit + βllit + βmmit + εit
Ở đây các chữ thường chỉ logarit tự nhiên và ln(Ait) = β0 + εit

Ở đây β0 đo mức hiệu quả trung bình giữa các công ty và qua thời gian; εit là độ


lệch riêng theo thời gian và nhà sản xuất so với trung bình đó, mà sau đó có thể được
phân rã thêm thành thành phần có thể quan sát được (ít nhất là có thể dự đoán) và thành
phần không thể quan sát được. Ta có phương trình sau:
;

yit = β0 + βkkit + βllit + βmmit + vit + :4'

(1.10)
;


Với ωit = β0 + vit biểu thị năng suất cấp độ doanh nghiệp và :4' là một thành phần

ngẫu nhiên . Năng suất ước lượng khi đó có thể được tính toán như sau:
=4' = >?4' + @AB = C4' − @AE F4' − @AG H4' − @AI J4'
<

(1.11)

=4' , nghĩa là (TFP)
Và mức năng suất có thể thu được như là hàm mũ của <

K 4' = exp <
=4' .

Để tính toán năng suất nhân tố tổng hợp thì có rất nhiều phương pháp, mỗi
phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Kỹ thuật ước tính năng suất theo phương
pháp hồi quy OLS về mặt kỹ thuật thì đơn giản và dễ ước lượng các hệ số hồi qui.


Phương pháp hồi quy OLS giả định rằng các yếu tố đầu vào là ngoại sinh tuy nhiên trong
thực tế thì các yếu tố này là bị nội sinh (Olley và Pakes, 1996; Levinsohn và Petrin,
2003). Vì vậy nếu ước lượng TFP theo OLS thì kết quả sẽ bị chệch. Luận án, do vậy, sẽ


12
sử dụng các kỹ thuật: OP và LP, GMM nhằm khắc phục những hạn chế của vấn đề nội
sinh (Nội dung phương pháp chi tiết tác giả diễn giải ở phụ lục 4)
””

Phương pháp ước lượng bán tham số do Olley-Pakes (OP) (1996) đã chỉ ra để đo

lường năng suất thì vấn đề nội sinh sẽ xuất hiện khi lựa chọn đầu vào của doanh nghiệp.
Phương pháp này, sử dụng đầu tư để giải quyết vấn đề nội sinh và đầu tư của các doanh
nghiệp trong phương pháp này phải có giá trị dương Giả định ở giai đoạn đầu của mỗi
thời kỳ, một doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nhân tố biến đổi (lao động) và một mức đầu
tư, hai yếu tố này sẽ cùng với giá trị vốn hiện tại xác định lượng tư bản vào đầu thời kỳ


kế tiếp. Các nghiên cứu Dunne và Roberts (1992), Eslava và cộng sự (2004), Foster và
cộng sự (2008), Jaumandreu và Mairesse (2004) và Mairesse và Jaumandreu (2005) đều
sử dụng phương pháp này để đo lường năng suất của doanh nghiệp, và các biến giá trị
đều là biến đã điều chỉnh biến động của giá cả.
””

Phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất của Levinshon và Petrin (2003) kết hợp
các kỹ thuật tham số và bán tham số được phát triển từ kỹ thuật Olley-Pakes (1996). Phương
pháp của Olley-Pakes (1996) sử dụng đầu tư để giải quyết vấn đề nội sinh và đầu tư của


các doanh nghiệp trong phương pháp này phải có giá trị dương. Sử dụng đầu tư để khắc
phục nội sinh có thể làm các ước lượng hàm sản xuất bị chệch và tính khả biến hàng năm
có thể không phản ánh trong năng suất của các doanh nghiệp ước lượng được. Để khắc
phục nhược điểm này, Levinshon và Petrin (2003) sử dụng đầu vào trung gian để khắc phục
””

nội sinh.
Kỹ thuật ước lượng GMM được phát triển bởi Hasen (1982). Kỹ thuật GMM này
giúp giải quyết vấn đề về nội sinh (Blundell và Bond, 1998, 2000). Mô hình hàm sản xuất


bao gồm 3 sai số thành phần gồm tác động cố định, thành phần tự hồi quy và sai số. Van

Biesebroeck (2007) cho rằng kỹ thuật này sẽ cho ước lượng đúng về TFP. Tuy nhiên,
nhược điểm của kỹ thuật này là đòi hỏi bảng dữ liệu dài ít nhất là 5 năm. Kỹ thuật bán
tham số được phát triển bởi Olley và Pakes (1996) và Levinsohn và Petrin (2003). Kỹ
thuật bán tham số giải quyết được vấn đề nội sinh bằng việc sử dụng biến đại diện cho
những cú sốc về năng suất không quan sát như biến đầu tư theo kỹ thuật của Olley và
Pakes (1996) hay biến trung gian theo kỹ thuật của Levinsohn và Petrin (2003).
””

Theo Van Biesebroeck (2003) thì các kết quả ở kỹ thuật ước tính khác nhau thì có
mức độ tương đồng với nhau. Do vậy, việc lựa chọn kỹ thuật nào thì tùy thuộc vào sự sẵn
có của dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu.Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sử dụng kết quả
ước tính TFP theo Levinsohn và Petrin (2003, 2004) để tiến hành các so sánh về TFP giữa


các ngành, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, vùng miền kinh tế và so sánh
giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu, cũng như tiến hành các


13
phân tích thực nghiệm về tác động của xuất khẩu tới TFP.
””

1.1.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao
động trong quá trình sản xuất. NSLĐ được đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị mà


một lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. NSLĐ thể hiện tính chất và trình độ
tiến bộ của một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất; là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

””

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), NSLĐ được tính bằng số
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra cho một đơn vị lao động tham gia
vào hoạt động sản xuất trong nước. Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền
kinh tế trong phạm vi một nước là tổng sản phẩm trong nước (GDP). Lao động tham gia


vào hoạt động sản xuất tạo ra GDP phản ánh thời gian, công sức và kỹ năng của lực lượng
lao động và thường được tính bằng số lượng lao động đang làm việc, giờ công lao động,
hay lực lượng lao động được điều chỉnh theo chất lượng. Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia, NSLĐ phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng
GDP tính bình quân một lao động trong thời kỳ , thường là một năm.
””

NSLĐ của xã hội ước tính theo công thức sau:
Năng suất lao động của xã hội =

Tổng sản phẩm trong nước GDP
Tổng số người làm việc bình quân

(1.12)

NSLĐ của các doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Năng suất lao động của các doanh nghiệp =

O
"ổQRSốHUVđộQR

(1.13)


Năng suất lao động có vai trò phản ánh năng lực tạo ra của cải, là yếu tố quyết
định thu nhập và mức sống của người lao động. Trên phương diện vĩ mô nó quyết định
tốc độ tăng trưởng kinh tế.

1.2. Lý thuyết về tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp
1.2.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế
Tác động của xuất khẩu đến năng suất các doanh nghiệp được phản ánh thông


qua các lý thuyết về thương mại quốc tế. Lý thuyết thương mại quốc tế của David
Ricardo (1817) về lợi thế so sánh của các quốc gia cho thấy sự khác biệt về sản phẩm là
yếu tố quyết định thương mại. Thương mại quốc tế có thể đem lại lợi ích cho các bên
tham gia, ngay cả khi một bên có lợi thế sản xuất rẻ hơn bên kia trong tất cả các mặt
hàng hay một quốc gia thậm chí sản xuất tất cả các sản phẩm và dịch vụ đều kém hiệu


×