Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

PHẠM HOÀNG HƢNG

VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN
TRONG NGỰ THÀNH BẠI THỨC MỤC
VÀ SO SÁNH VỚI QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI

HàNội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

PHẠM HOÀNG HƢNG

VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN
TRONG NGỰ THÀNH BẠI THỨC MỤC
VÀ SO SÁNH VỚI QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62 22 03 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Phan Hải Linh


2. GS. Phan Huy Lê

Hà Nội - 2016


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các
tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất
xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận án

Phạm Hoàng Hƣng


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian dài, quyển luận án tiến sĩ với đề tài "Vấn đề thừa kế
tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật" đã
được hoàn thành. Nhìn lại chặng đường nghiên cứu này, tôi xin phép được
bày tỏ lời tri ân tới các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GS. Phan Huy
Lê, người thầy hướng dẫn luận án của tôi. Nhắc đến thầy, ai cũng mừng cho
tôi vì đã được một nhà khoa học lớn về nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói riêng
và nghiên cứu lịch sử nói chung hướng dẫn trực tiếp. Với tôi, Thầy luôn tỉ mỉ

chỉ bảo cho tôi từ những vấn đề chuyên môn đến phương pháp nghiên cứu,
tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Với tôi, thầy gần gũi như một
người ông, có cả khích lệ có cả phê bình sâu sắc.
Không thể không nhắc đến cô giáo của tôi, PGS. TS. Phan Hải Linh.
Cô là người đã hướng dẫn tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, từ bài tập
nhỏ đầu tiên là viết Hùng biện tiếng Nhật đến bài tập lớn hơn là Khóa luận tốt
nghiệp (2001). Đến nay, đã tròn 15 năm, cô lại giúp tôi một lần nữa hoàn
thành chặng đường nghiên cứu mới. Xét ở một khía cạnh nào đó, tôi thấy thật
vinh dự khi được nghiên cứu cùng một lĩnh vực quan trọng là vấn đề ruộng
đất thời Kamakura, tuy khác ở góc độ tiếp cận nghiên cứu.
GS. TS. Nguyễn Văn Kim là người thầy luôn khuyến khích tôi viết sâu
và nhiều hơn nữa về vấn đề võ sĩ. Luận văn thạc sĩ của tôi sẽ không thể hoàn
thành nếu không được thầy hướng dẫn, đôn thúc trong quãng thời gian khó
khăn của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo sư, bạn bè đồng nghiệp
Nhật Bản, nơi tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu tại trường đại học Senshu,
đại học Tokyo, đại học Ngoại ngữ Tokyo… Xin được gửi lời tri ân đến cố GS.
Aoki Michio (đại học Senshu).


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

Để hoàn thiện bản luận án tiến sĩ này còn là sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, bạn đồng nghiệp, anh chị em ở bộ môn Nhật Bản, khoa Đông
phương, khoa Lịch sử, phòng Đào tạo (trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), khoa Nhật Bản học (trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh),
khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á,
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Sử học…
Xin cảm ơn bố mẹ và gia đình của tôi.

Hà Nội, 15 tháng 9 năm 2016


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .............................................................9
5. Những đóng góp của luận án ................................................................................13
6. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................15
1.1. Nghiên cứu về đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời Kamakura ..........................15
1.1.1. Nghiên cứu về sự hình thành đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời Kamakura ..15
1.1.2. Nghiên cứu về Ngự thành bại thức mục ...................................................19
1.2. Nghiên cứu về vấn đề tài sản và thừa kế ở Nhật Bản và Việt Nam................20
1.2.1. Nghiên cứu về vấn đề thừa kế tài sản thời Kamakura .............................20
1.2.2. Nghiên cứu về vấn đề thừa kế triều Lê sơ ................................................23
CHƢƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH ĐẲNG CẤP VÕ SĨ VÀ BỘ LUẬT NGỰ
THÀNH BẠI THỨC MỤC ......................................................................................31
2.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................................31
2.2. Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và Mạc phủ Kamakura ..............................37
2.2.1. Vấn đề hình thành đẳng cấp võ sĩ ............................................................37
2.2.2. Đặc điểm của tập đoàn võ sĩ Nhật Bản thời hậu kỳ Heian ......................43
2.2.3. Đặc trưng của võ sĩ ..................................................................................46
2.3. Mạc phủ Kamakura và quá trình chuyển giao quyền lực sang dòng họ
Hojo .......................................................................................................................50
2.3.1. Mạc phủ - chính quyền của đẳng cấp võ sĩ ..............................................50

2.3.2. Loạn Thừa Cửu 1221................................................................................51
2.3.3. Chế độ quản lý tập thể ..............................................................................54
2.4. Bộ luật Ngự thành bại thức mục .................................................................56
Tiểu kết .....................................................................................................................64
CHƢƠNG 3. VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN TRONG NGỰ THÀNH BẠI
THỨC MỤC .............................................................................................................68
3.1. Quan hệ giữa ngƣời trao tài sản thừa kế và ngƣời thừa kế ......................70

1


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

3.2. Điều kiện thừa kế ..........................................................................................82
3.2.1. Nhân thân .................................................................................................82
3.2.2. Ngự hạ văn ...............................................................................................83
3.2.3. Ngự thư .....................................................................................................92
3.2.4. Nhượng trạng ...........................................................................................95
3.3. Đối tƣợng .......................................................................................................98
3.4. Cách thức phân chia tài sản thừa kế .........................................................101
3.5. Vấn đề thừa kế của phụ nữ gia đình võ sĩ thời Kamakura .....................107
Tiểu kết ...................................................................................................................110
CHƢƠNG 4. SO SÁNH VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN TRONG NGỰ THÀNH
BẠI THỨC MỤC VÀ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT THỜI LÊ SƠ ........................113
4.1. Bối cảnh xuất hiện Quốc triều hình luật thời Lê sơ .................................113
4.1.1. Tình hình luật pháp phong kiến Việt Nam đến trước thời Lê sơ qua ghi
chép trong sử liệu .............................................................................................113
4.1.2. Bối cảnh xuất hiện Quốc triều hình luật ................................................115
4.1.3. Nội dung căn bản của Quốc triều hình luật ...........................................117
4.2. So sánh về nội dung thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và

Quốc triều hình luật ...........................................................................................119
4.2.1. Thành viên gia đình trong quan hệ thừa kế tài sản ................................122
4.2.2. Điều kiện thừa kế ....................................................................................128
4.2.3. Đối tượng................................................................................................130
4.2.4. Cách thức phân chia tài sản thừa kế ......................................................134
4.2.5. Thừa kế tài sản của phụ nữ ....................................................................139
Tiểu kết ...................................................................................................................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
PHỤ LỤC ...............................................................................................................158

2


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy chính quyền trung ương thời cổ đại Nhị quan Bát tỉnh Nhất đài Ngũ
vệ phủ....................................................................................................................................... 33
Sơ đồ 2.2: Kết cấu một võ sĩ đoàn ................................................................ 43
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ tôn chủ bồi thần của đẳng cấp võ sĩ ......................... 47
Bảng 2.2: Danh sách Hội đồng biên soạn Ngự thành bại thức mục ................ 61
Bảng 2.3: Phân loại theo nội dung trong Ngự thành bại thức mục ................. 62
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % các điều luật theo kí hiệu của bảng 2.2 ......................... 63
Sơ đồ 3.1: Mô hình phân chia tài sản ............................................................ 70
Bảng 4.1: Danh sách các chương và các điều khoản trong Quốc triều hình luật ....... 118
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giữa các chương theo kí hiệu của bảng 4.1 .................... 118
Sơ đồ 4.1 : Quy trình lập chúc thư trong Quốc triều hình luật ..................... 129
Sơ đồ 4.2: Quy trình phân chia tài sản cho con nuôi trong Quốc triều hình luật ........ 136
Sơ đồ 4.3: Cách thức chia ruộng hương hỏa ................................................ 137


3


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia còn lưu giữ được hệ thống sử liệu
tiền cận đại phong phú. Một trong những lý do cơ bản là đảo quốc này hầu như
không phải hứng chịu những cuộc xâm lược ngoại bang. Các cuộc nội chiến giữa
các phe phái diễn ra từ cuối thời cổ đại1 trải qua thời trung thế2 và nửa đầu thời
cận thế3 chủ yếu là để tranh giành quyền lực và đất đai, nhưng không mang tính
hủy diệt tàn khốc, đặc biệt là đối với các giá trị văn hóa, trong đó có sử liệu.
Những sử liệu quan trong thời kỳ này phải kể đến hệ thống các văn bản pháp qui,
các bộ biên niên sử của chính quyền trung ương và các tư liệu của dòng họ, địa
phương. Việc phân tích nội dung từng sử liệu và đối chiếu chéo các sử liệu liên
quan đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu một cách khách quan và sinh
động về thể chế cũng như đời sống xã hội của từng giai đoạn lịch sử.
Trong lịch sử Nhật Bản thời trung thế, sự tồn tại song song thể chế
phong kiến hai chính quyền, gồm vương quyền của Thiên hoàng và chính
quyền quân sự của Tướng quân, hay còn gọi là lưỡng đầu chế được coi là một
đặc trưng quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội đương thời. Chính quyền phong kiến mang tính chất quân sự đó được gọi
là Mạc phủ, đại diện cho quyền lợi của một giai tầng đặc biệt trong xã hội
Nhật Bản: đẳng cấp võ sĩ. Mạc phủ hình thành, phát triển và kết thúc trong
khoảng hơn 670 năm của thời trung thế và cận thế, cụ thể là từ thời Kamakura
(1192 - 1333) cho đến hết thời Edo (1603-1868). Điều đó cho thấy, Mạc phủ cũng
1


Có nhiều quan điểm về thời điểm bắt đầu và kết thúc thời cổ đại trong lịch sử Nhật Bản, tuy nhiên trong
nghiên cứu này tác giả muốn sử dụng cách phân kì phổ biến là từ khi bắt đầu thời Kofun (giữa thế kỉ III) đến
khi Minamoto Yoritomo (源頼朝, 1147-1199) được phong chức Chinh di đại tướng quân (征夷大将軍, Seii
taishogun) (1192).
2Tương tự thời cổ đại, về thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời trung thế (tương đương với sơ kì trung đại
nếu đối chiếu với cách phân kì lịch sử phương Tây) cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả xin sử dụng
cách phân kì phồ biến là từ khi bắt đầu Mạc phủ Kamakura (1192) đến cải cách đất đai gọi là Thái các kiểm
địa (太閤検地, Taiko kenchi) doToyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉, 1573-1598) tiến hành vào nửa sau thế kỉ
XVI.
3Tác giả luận án sử dụng phân kì thời cận thế (tương đương với hậu kì trung đại và tiền kì cận đại theo cách
phân kì của phương Tây) bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVI và kết thúc vào cuối thời Edo, tức là nửa sau thế kỉ
XIX.

4


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

như đẳng cấp võ sĩ đã ghi dấu ấn đậm nét không thể phủ nhận trong lịch sử Nhật
Bản, thậm chí ảnh hưởng của đẳng cấp này vẫn còn lưu giữ trong một số lĩnh vực
đến tận ngày nay. Một tài liệu lịch sử quan trọng được chính quyền võ sĩ biên soạn
và áp dụng thời kỳ này là Ngự thành bại thức mục, tập hợp các quy định mang
tính pháp chế đầu tiên của chính quyền võ sĩ Kamakura.
Một vấn đề quan trọng được đề cập đến nhiều trong Ngự thành bại thức mục
là thừa kế tài sản. Có thể nói, những quy định về thừa kế này đã tạo cơ sở kinh tế
cho sự duy trì và phát triển của đẳng cấp võ sĩ. Trên thực tế, đối với đẳng cấp võ sĩ,
tài sản quan trọng nhất là sở lãnh (所領, soryo; gồm đất đai do tổ tiên để lại, đất
phong cấp nhờ công trạng và đất đai do khai hoang, mua bán mà có…) kèm theo
các chức tước (職, shiki) gắn liền với quyền quản lý và thu hoa lợi từ đất đai đó. Đất
đai và chức tước ân huệ do võ sĩ cấp cao ban cho võ sĩ cấp thấp trong quan hệ ràng

buộc tôn chủ bồi thần là cơ sở tạo dựng lòng tự tôn, vị thế của người võ sĩ trong xã
hội. Đất đai và chức tước cũng là tài sản thừa kế chủ yếu, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác trong các gia tộc võ sĩ. Tướng quân và Mạc phủ thời Kamakura
thường tôn trọng và hạn chế can thiệp vào vấn đề nội bộ của gia tộc võ sĩ. Khi xảy
ra tranh chấp về quyền lợi đất đai hay chức tước trong nội bộ võ gia hoặc giữa võ
gia với công gia, các quy định trong Ngự thành bại thức mục được viện dẫn làm cơ
sở xử lý tranh chấp. Trong trường hợp tranh chấp vượt ra ngoài quy định, hay việc
xử lý không được các bên ưng thuận thì tranh chấp mới được đưa ra xét xử ở cấp
Mạc phủ hay Tướng quân. Như vậy, Ngự thành bại thức mục chính là cơ sở pháp lý
điều tiết và duy trì quyền lợi kinh tế cũng như vị trí xã hội cho đẳng cấp võ sĩ.
Tác giả luận án đã theo đuổi nghiên cứu về đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản
thời trung thế từ khóa luận tốt nghiệp với đề tài Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ
thời Heian và cuộc chiến Gempei (2002). Sau đó, tác giả đã phát triển nghiên
cứu theo hướng đi sâu tìm hiểu về cơ sở pháp lý của chính quyền võ sĩ trong
luận văn thạc sĩ với đề tài Ngự thành bại thức mục – Bộ luật đầu tiên của
đẳng cấp võ sĩ (2006). Với luận văn thạc sĩ, tác giả đã rút ra nhận định rằng,
việc Mạc phủ Kamakura ban hành một văn bản pháp lý tồn tại song song với
5


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

các bộ luật do Thiên hoàng ban hành, là kết quả lịch sử tất yếu nhằm khẳng
định, bảo vệ và xây dựng nền tảng chính trị - kinh tế cho sự tồn tại và phát
triển của đẳng cấp võ sĩ cũng như chính quyền võ sĩ. Đây cũng là những tiền
đề thúc đẩy tác giả luận án quyết tâm đi sâu tìm hiểu về một trong những khía
cạnh quan trọng nhất của Ngự thành bại thức mục: những quy định liên quan
đến vấn đề thừa kế tài sản và thực tế áp dụng cũng như vai trò của nói đối với
đẳng cấp võ sĩ và xã hội Nhật Bản đương thời.
Mặt khác, là một nhà nghiên cứu người Việt Nam, tác giả không thể

không có những suy nghĩ liên tưởng và so sánh lịch sử Nhật Bản với lịch sử
nước nhà. Trong thời kỳ này, nếu người Nhật tự hào về việc thoát khỏi ách
xâm lược Mông Nguyên nhờ kamikaze (Thần phong) và những bức lũy đá
hiên ngang thì người Việt Nam tự hào với chiến tích 3 lần chiến thắng quân
Mông Nguyên xâm lược dưới sự lãnh đạo của triều Trần. Nếu Nhật Bản có
những luật định có sức ảnh hưởng lâu dài như Ngự thành bại thức mục thì
Việt Nam, dù trải qua chiến tranh tàn phá, vẫn lưu giữ được những bộ luật
phản ánh một thời kỳ huy hoàng như Quốc triều hình luật thời Lê sơ (14281527) và Lê Trung Hưng (1593-1789). Đặc biệt, bộ luật thời Lê sơ đã xác lập
những quy định căn bản về vấn đề thừa kế. Mặc dù về mặt hình thức Quốc
triều hình luật là bộ luật do triều đình ban hành, còn Ngự thành bại thức mục
là văn bản pháp qui do chính quyền võ sĩ ban hành, nhưng trong bối cảnh võ
sĩ là đẳng cấp đang nắm thực quyền và luật lệ do triều đình Nhật Bản ban
hành chỉ giới hạn trong quy định về thừa kế đối với Hoàng thất và quí tộc cao
cấp, thì ảnh hưởng của Ngự thành bại thức mục trong vấn đề thừa kế có sức
mạnh pháp lý không thua kém gì bộ luật do triều đình ban hành. Việc áp dụng
nội dung thừa kế của Ngự thành bại thức mục trên thực tế đã mở rộng từ đẳng
cấp võ sĩ sang thường dân và tầng lớp quan lại quí tộc có quan hệ thân nhân
với võ sĩ.
Theo quan niệm so sánh thông thường, nếu điều kiện lịch sử phù hợp thì
so sánh giữa hai bộ luật do triều đình thời Kamakura và thời Trần ban hành là phù
hợp và thuận tiện nhất, vì có những điểm tương đồng về lịch đại, thể chế chính trị

6


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

(chính quyền của vua và Thái thượng hoàng), ảnh hưởng của tầng lớp quân sự, tồn
tại mô hình điền trang thái ấp, kháng chiến chống quân Nguyên Mông thành công…
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tư liệu, đặc biệt khi các vản bản luật thời Trần không

còn được lưu giữ đầy đủ, thì văn bản luật sớm nhất của Việt Nam còn lưu giữ đến
nay và có nhiều nội dung khá tương đồng với Ngự thành bại thức mục chính là
Quốc triều hình luật thời Lê sơ.
Điều quan trọng nhất là, tác giả luận án tập trung vào đối tượng so sánh chủ
yếu là vấn đề thừa kế tài sản thể hiện trong hai bộ luật. Phương pháp so sánh lấy
đối tượng so sánh làm trọng tâm này đang được áp dụng rộng rãi trong giới nghiên
cứu không chỉ trong lĩnh vực lịch sử mà còn cả trong lĩnh vực nhân học, ngôn ngữ
học, luật học…

Những vấn đề trên chính là lý do khiến tác giả lựa chọn Vấn đề thừa kế
tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật làm
đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu căn bản mà đề tài luận án đặt ra là: Cơ sở pháp lý nào
giúp đẳng cấp võ sĩ củng cố thế lực kinh tế, xây dựng hệ thống quan hệ xã hội đặc
trưng kiểu phong quân, bồi thần và phát triển thế lực chính trị trong bộ máy chính
quyền lưỡng đầu chế. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, tác giả luận án đặt ra mục
tiêu nghiên cứu gồm: 1) Tập trung khảo cứu nội dung và thực tế áp dụng các quy
định về thừa kế tài sản tài sản của đẳng cấp võ sĩ thời Kamakura; 2) So sánh với
vấn đề thừa kế tài sản thời Lê sơ của Việt Nam để làm nổi bật tính đặc thù của
Ngự thành bại thức mục; 3) Xác định vị trí của Ngự thành bại thức mục trong hệ
thống văn bản pháp qui ở Nhật Bản đương thời và vai trò đối với việc xây dựng và
phát triển chính quyền Kamakura.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nội
dung nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Trước hết, tập trung phân tích các điều khoản liên quan đến vấn đề
thừa kế trong Ngự thành bại thức mục, gồm các quy định trực tiếp và gián
tiếp. Luận án sẽ nghiên cứu theo từng góc độ của vấn đề thừa kế, từ chủ thể
7



Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

và khách thể thừa kế với các mối quan hệ gia đình, dòng họ, võ sĩ đoàn…;
đến đối tượng thừa kế (gồm bất động sản, động sản); tiêu chí, điều kiện thừa
kế; quy cách phân chia tài sản…
2) Mặt khác, đối với từng nội dung, tác giả cố gắng làm sáng rõ bức
tranh về tình hình áp dụng luật đương thời thông qua các nguồn sử liệu phong
phú của Mạc phủ Kamakura và các dòng họ võ sĩ được lưu giữ ở Nhật Bản. Điều
này hết sức quan trọng, vì thực tế áp dụng luôn phản ánh cuộc sống đa dạng,
nhiều khi không theo ý chí của các nhà làm luật.
3) Một nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra nhằm làm nổi bật tính đặc
thù của Ngự thành bại thức mục là so sánh với những điều luật liên quan trong
Quốc triều hình luật của Việt Nam. Từ đó, lý giải xu thế phát triển, quan hệ và
chế độ sở hữu tài sản ở hai nước, tính tương đồng và dị biệt trong vấn đề thừa kế
của hai xã hội Việt Nam và Nhật Bản đương thời.
4) Nhiệm vụ cuối cùng là lý giải cơ sở pháp lý giúp Mạc phủ Kamakura
dù chưa phải là một chính quyền quân sự có thiết chế mạnh như các giai đoạn
sau, nhưng có thể đảm bảo vị thế, cân bằng quyền lực về kinh tế - chính trị với
thế lực triều đình và tôn giáo trong suốt hai thế kỉ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm:
- Các điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong Ngự thành bại
thức mục.
- Hệ thống tư liệu gốc có liên quan thời Kamakura như sử biên niên,
công văn, quyết định do chính quyền trung ương ban hành, các tư liệu địa
phương và dòng họ.
- Các điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong Quốc triều hình
luật nhằm đối chiếu những vấn đề nổi bật trong Ngự thành bại thức mục.
- Đặc trưng về thiết chế kinh tế, chính trị và xã hội thời Kamakura dẫn

đến sự ra đời của các quy định thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục

8


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

và ngược lại, vai trò của các quy định này khi được áp dụng đối với việc củng
cố thể chế đương thời.
Về phía Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận án là các điều khoản
về kế thừa tài sản trong Quốc triều hình luật thời Lê sơ (1428-1527) nhằm đối
chiếu với những vấn đề liên quan trong Ngự thành bại thức mục.
Phạm vi nghiên cứu của luận án, về mặt không gian và thời gian là
Nhật Bản thời Kamakura và Việt Nam thời Lê sơ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài luận án là Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức
mục và so sánh với Quốc triều hình luật, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
1) Phương pháp sử học:
- Văn bản học (phân tích và đối chiếu văn bản). Nội dung này sẽ trình
bày kỹ hơn ở mục Nguồn tư liệu.
- Lịch đại: Xem xét vấn đề thừa kế tài sản được Ngự thành bại thức
mục đề cập nằm trong dòng chảy lịch sử của Nhật Bản.
2) Phương pháp lịch sử so sánh:
- Đồng đẳng: so sánh cùng một vấn đề là thừa kế tài sản nhưng lấy nội
dung liên quan trong Ngự thành bại thức mục làm trọng tâm, và lấy nội dung
liên quan trong Quốc triều hình luật làm cơ sở so sánh, từ đó thấy rõ những
điểm tương đồng, dị biệt và lý giải sâu sắc hơn nội dung thừa kế kế tài sản của
Nhật Bản.

- Đồng đại: Ngự thành bại thức mục được ban hành năm 1232 và kết
thúc của thời kỳ Kamakura là 1333. Quốc triều hình luật biên soạn sớm vào
đời Lê Thái Tổ (1428-1433) và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông (14601497), đặc biệt những điều luật về thừa kế tài sản được công bố vào những
năm thuộc niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). Tuy có khoảng cách nhất định
về mặt thời gian nhưng như đã giải thích ở trên, dựa vào những điều kiện
9


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

tương đồng như nguyên nhân hình thành của chính quyền, vấn đề nhân sự
trong bộ máy chính quyền đó, cũng như tư duy luật và phản ánh xã hội… cho
phép luận án có thể tiến hành so sánh (nội dung này xin được trình bày kỹ
hơn ở các chương sau).
- Đồng cấp: tuy hình thức văn bản pháp luật khác nhau nhưng xét về
phạm vi và đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp lại tương đương nhau, đó là
tập trung vào nhóm người có tài sản tư hữu, thuộc tầng lớp trên của xã hội, có
khả năng chi phối những tầng lớp khác.
2) Phương pháp khu vực học: điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp.
Trên cơ sở thực hiện khảo sát tại địa phương, luận án đưa ra một số trường hợp
điển hình để chứng minh khả năng áp dụng thực tiễn của luật pháp hiện hành.
3) Phương pháp thống kê, sơ đồ hóa bảng biểu: trên cơ sở các số liệu thô,
thông tin rời rạc, luận án tiến hành tổng hợp, thống kê và lập sơ đồ, bảng biểu.
4.2. Nguồn tư liệu
1) Nguồn tư liệu gốc, có thể được phân chia thành các nhóm:
- Văn bản luật Ngự thành bại thức mục bằng văn bản chữ Hán. Để nghiên
cứu về vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục, tác giả luận án đã
khảo cứu các sử liệu liên quan. Trước hết, đó là những bản sao Ngự thành bại
thức mục thời Edo còn được lưu giữ khá tốt và phong phú tại thư viện, phòng
nghiên cứu thuộc các trường đại học như Đại học Tokyo, Đại học Senshu…

- Biên niên ký của Mạc phủ Kamakura có tên gọi Những tấm gương
miền Đông ( 吾 妻 鏡 , Azuma kagami). Bộ biên niên này đã được Gomi
Fumihiko (五味文彦) và Hongo Kazuhito (本郷和人) biên dịch và chú thích
trong 16 tập sách với tên gọi Azuma kagami. Cuốn biên niên ký này giúp tác
giả luận án bám sát được tiến trình phát triển của Mạc phủ Kamakura cũng
như đối chiếu, so sánh với những tài liệu văn bản khác để đảm bảo tính chân
thực và đầy đủ của sự kiện và nội dung của sự kiện đó.
- Bộ Tuyển tập các phán quyết của Mạc phủ Kamakura (「鎌倉幕府裁許
状集」), gồm 2 tập, là tập hợp những phán quyết được phân xử bởi các cơ

quan liên quan tại Kamakura [68], Rokuhara (六波羅) và Chinzei (鎮西, Trấn
10


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

Tây) [69]. Đây là công trình nghiên cứu công phu của Seno Seiichiro trong
hàng chục năm. Đó là 330 phán quyết của tòa án tại Kamakura, 77 phán quyết
tại Rokuhara Tandai và 226 phán quyết tại Chinzei.
- Tư liệu địa phương kết hợp một số văn bản của chính quyền
Kamakura, tiêu biểu là bộ Di văn thời Kamakura ( 「 鎌 倉 遺 文 」 ) [72].
Takeuchi Rizo (竹内理三) tập hợp 35.000 văn bản tư liệu thời Kamakura vốn
là của các gia đình, đền chùa, viện bảo tàng… được lưu giữ tại phòng biên tập
sử liệu thuộc trường Đại học Tokyo. Các văn bản được sắp xếp theo thứ tự
thời gian, được đánh đầu mục, xuất xứ và được tập hợp thành 46 tập.
Cũng nằm trong nhóm tài liệu địa phương nói trên, tác giả sao lưu được
một số văn bản liên quan đến chứng nhận, thừa kế tài sản thuộc bản quyền
của Phòng nghiên cứu biên soạn sử liệu thuộc Đại học Tokyo, Đại học Senshu,
Bảo tàng lịch sử Nagoya, Bảo tàng lịch sử Kagoshima…
Về phía tư liệu Việt Nam, tác giả sử dụng và tham khảo tại các nguồn

sử liệu kinh điển như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại
chí... và bộ Quốc triều hình luật cùng những tư liệu về luật lệnh liên quan đến
thừa kế tài sản thời Lê sơ.
2) Tài liệu thứ cấp:
- Trên cơ sở những bản chụp tư liệu chép tay trên, tác giả đối chiếu với
các bản dịch tiếng Nhật hiện đại, trong đó tác giả sử dụng bộ chú dịch Ngự
thành bại thức mục của Ishii Susumu ( 石井進 ), Ishimoda Sho ( 石母田正 ),
Kasamatsu Hiroshi (笠松宏至), Katsumata Shizuo (勝俣鎮夫) và Sato Shinichi
(佐藤進一) trong Tư tưởng Xã hội Chính trị Trung thế quyển Thượng (『中世
政治社会思想

上』) [51].

- Bản dịch và các tài liệu nghiên cứu về thừa kế tài sản thời Kamakura
và thời Lê sơ của các nhà học giả Nhật Bản, Việt Nam và thế giới.
3) Tài liệu điền dã dựa trên những ghi chép, ảnh chụp thu thập được
trong các chuyến nghiên cứu thực địa tại Kamakura và Beppu, Nhật Bản.
Về cách trình bày thuật ngữ trong luận án, như địa danh, tên nhân vật và
chức vụ tiếng Nhật. Để tiện theo dõi, tác giả thống nhất cách trình bày như sau:
11


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

A) Đối với địa danh sẽ phiên âm bằng chữ La tinh, sau đó chú thích
bằng tiếng Nhật, ví dụ Kamakura (鎌倉).
B) Đối với tên nhân vật thì phiên âm bằng chữ Latinh, sau đó chú thích
bằng tiếng Nhật, ví dụ Saionji Kintsune (西園寺公経).
C) Đối với những nhân vật quan trọng thì chú giải thêm năm sinh, mất,
ví dụ Hojo Tokifusa (北条時房,1175-1240).

D) Đối với nhân vật lịch sử đứng đầu triều đình hay chính quyền võ sĩ
như Thiên hoàng, Tướng quân, luận án chú giải thêm năm tại vị của nhân vật
đó, ví dụ Mimamoto Yoritomo (源頼朝, 1147-1199, tại vị 1192-1199).
E) Trong luận án, tác giả sử dụng tư liệu được số hóa trong CD-Rom
Kamakura ibun. Khi chú thích cho nội dung này, tác giả sử dụng footnote. Ví
dụ, Nhượng trạng của Otomo Yoshinao năm 12234.
Trong luận án xuất hiện nhiều chức vụ và thuật ngữ, hình thức trình bày
các thuật ngữ này được kết hợp song song theo cả hai cách sau.
F) Cách thứ nhất, với những từ đã được phiên âm Hán – Việt có nội
hàm tương đối dễ hiểu, hoặc đã được nhiều người Việt chấp nhận từ lâu, sẽ
phiên âm bằng Hán - Việt, sau đó chú thích bằng chữ Hán kèm theo phiên âm
bằng chữ Latinh, và giải thích sơ lược ý nghĩa của từ đó trong lần đầu tiên, ví
dụ võ sĩ ( 武士 , bushi), Tướng quân ( 将軍 , Shogun), nhượng trạng ( 譲状 ,
yuzurijo, văn bản phân chia tài sản thừa kế), Ngự hạ văn ( 御 下 文 , go
kudashibumi, công văn chứng nhận sở hữu do Mạc phủ ban hành), dưỡng tử
(養子, yoshi, con nuôi).
G) Cách thứ hai, đối với những từ dù được phiên âm Hán – Việt nhưng vẫn
có thể khiến người đọc khó hiểu thì sẽ đưa phiên âm Latinh lên trước, sau đó chú
thích bằng chữ Hán kèm theo phiên âm Hán - Việt và giải thích sơ lược ý nghĩa
của từ đó (hoặc giải thích bằng footnote nếu nội dung dài và cần thiết) trong lần
đầu tiên. Ví dụ, Man dokoro (政所, Chính sở - là cơ quan quản lý công văn trong
bộ máy chính quyền của võ sĩ thời Kamakura); Ason (朝臣, Triều thần)5.
4
5

Bản tài liệu lưu trong đĩa CD Kamakura ibun, năm Trinh Ứng (貞応) thứ 2 (1223) Quyển 5, tr. 235-236.
Là 1 trong 8 họ được quy định từ năm 684, Ason (朝臣) là cách gọi kính trọng đối với quan lại có hàm ngũ

12



Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

5. Những đóng góp của luận án
Trước hết, đây là nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thừa kế tài sản được
quy định trong văn bản pháp qui của đẳng cấp võ sĩ và áp dụng ở Nhật Bản
thời Kamakura. Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập hợp và hệ
thống hóa các tư liệu quan trọng nhất về vấn đề này.
Luận án đưa ra cách tiếp cận riêng mang tính đa chiều về vấn đề thừa
kế dựa trên các tiêu chí giới tính, vị trí thành viên trong gia đình dòng họ,
thực tế áp dụng...
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và Nhật Bản đặt
vấn đề so sánh sự tương đồng và dị biệt trong những quy định thừa kế ở Nhật
Bản qua Ngự thành bại thức mục và ở Việt Nam qua Quốc triều hình luật thời
Lê sơ, đồng thời đưa ra những lý giải riêng của tác giả về nguyên nhân của
những điểm tương đồng và dị biệt này. Từ đó, luận án khái quát và đưa ra
đánh giá riêng về quan điểm của hai quốc gia khi ban hành và thực thi các văn
bản luật nói trên.
Luận án xây dựng hệ thống sơ đồ và bảng biểu nhằm tổng hợp và phân
tích các vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và dễ hiểu.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có kết cấu gồm có 4 chương chính.
Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Đây là chương trình
bày tổng quan về những công trình chủ yếu nghiên cứu về võ sĩ, về pháp chế
thời Kamakura và thừa kế tài sản. Từ đó phân tích những vấn đề đã được làm
sáng rõ và những điểm cần được nghiên cứu.
Chƣơng 2. Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và bộ luật Ngự thành bại
thức mục. Trong chương này, chúng tôi tập trung phân tích bối cảnh hình
thành và đặc điểm của đẳng cấp võ sĩ. Đồng thời, trên cơ sở đó lý giải sự ra
phẩm trở lên, tương tự chữ Đại thần, thường có họ gần với hoàng tộc và xuất hiện nhiều trong những gia tộc

võ sĩ như Minamoto. Sang thời Kamakura, ý nghĩa họ danh giá đã không còn đậm nét mà Ason chỉ còn mang
tính hình thức khi quan chức cấp cao đề chức danh và kí trong các công văn như Ngự hạ văn.. Đối với quan
hàm tam phẩm thì ason được viết sau họ, với hàm tứ phẩm thì được viết sau tên, đối với hàm ngũ phẩm thì
được viết sau họ và tên. Trường hợp này ason được viết sau họ Taira có nghĩa là Đại thần Taira hàm tam
phẩm.

13


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

đời của Ngự thành bại thức mục và trình bày nội dung căn bản.
Chƣơng 3. Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục.
Trên nền tảng những phân tích về võ sĩ và Ngự thành bại thức mục, chương
này phân tích các điều khoản liên quản đến thừa kế tài sản với những lát cắt là
thành viên gia đình trong mối quan hệ phân chia tài sản, điều kiện để được
hưởng tài sản, cũng như các hình thức tài sản... thông qua minh chứng là hệ
thống tài liệu văn bản gốc, tư liệu địa phương.
Chƣơng 4. So sánh vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức
mục và Quốc triều hình luật. Chương này tập trung so sánh những vấn đề
liên quan trong Quốc triều hình luật để làm nổi bật tính tương đồng và dị biệt
trong vấn đề thừa kế ở hai nước. Đây cũng là chương lý đưa ra giải nguyên
nhân từ góc độ bối cảnh lịch sử, đặc trưng văn hóa dân tộc từng quốc gia. Từ
đó, tác giả khái quát nét đặc sắc của Ngự thành bại thức mục trong vấn đề
thừa kế cũng như ảnh hưởng của nó đến con đường phát triển của đẳng cấp võ
sĩ và xã hội Nhật Bản đương thời.

14



Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời Kamakura
1.1.1. Nghiên cứu về sự hình thành đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời
Kamakura
Đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản đã xuất hiện manh nha trong khoảng nửa đầu
thế kỷ X. Một số học giả, như George Sansom trong tập 1 tiêu đề Lịch sử
Nhật Bản đến năm 1334 (bộ 3 tập Lịch sử Nhật Bản) [35], cho rằng, căn cứ
vào tính chất cuộc nổi loạn của Taira Masakado (平将門, ? - 940) trong vòng 2
năm 939 - 940 và xuất thân của Masakado đã cho rằng, đây là dấu hiệu đầu
tiên cho thấy sự hình thành của võ sĩ. Quan điểm này được Takeuchi Rizou
(竹内理三) chia sẻ trong tập 6 của bộ Lịch sử Nhật Bản với nhan đề Sự xuất
hiện của võ sĩ [71].
Trong Sự hình thành của thế giới kiểu trung thế, Ishimoda Sho (石母田
正) đã đưa ra 3 giả thuyết về nguồn gốc của đẳng cấp võ sĩ gồm (1) tầng lớp

lãnh chủ vốn là hào tộc (豪家的領主層, goka teki ryoushu so), (2) tầng lớp chủ
đất do khai khẩn nắm chức địa đầu ( 地頭級開発領主層 , jito kyu kaihatsu
ryoushu so) và (3) tầng lớp danh chủ vốn là nông dân khá giả được đứng danh
nhậm canh (安堵名主層, ando myoshu so) [53]. Giả thuyết này được nêu ra
trên cơ sở những nghiên cứu về tầng lớp lãnh chủ (領主, ryoshu) của Toyoda
Takeshi (豊田武) trong Võ sĩ đoàn với xóm làng [76] và Ishii Susumu trong
Mạc phủ Kamakura [49]. Điểm chung của các nhóm người này đều là các
lãnh chủ, địa chủ có thế lực sau khi tiến hành khai khẩn ruộng đất tại địa
phương. Chính vì vậy, giả thuyết này được gọi chung là Tại địa khai phát
lãnh chủ luận (在地開発領主論).
Tuy nhiên, sau những năm 1970, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng,
dù là lãnh chủ hay địa chủ trở thành võ sĩ thì điểm khác biệt chính là khả năng

võ nghệ được trang bị như là một nghề nghiệp mới trong xã hội. Họ đứng từ
15


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

góc độ nghề nghiệp để củng cố học thuyết này. Đại diện cho khuynh hướng
này là các học giả Sato Shinichi ( 佐藤進一 ), Toda Yoshimi ( 戸田 芳实 ),
Takahashi Masaaki (高橋昌明)... Đặc biệt, Takahashi Masaaki đã tổng hợp
vấn đề này trong Sự hình thành võ sĩ và sự sáng lập hình tượng võ sĩ [70].
Takahashi phân tích rằng bản thân chữ nghệ năng (芸能, geino) hay võ nghệ
(武芸, bugei) xuất hiện trong các tư liệu thời cổ đại không chỉ dành riêng cho
giới chiến binh địa phương mà thực tế cũng có thể hiểu với đối tượng là các
võ quan vệ phủ triều đình. Ví dụ như kỹ năng xạ kỵ, theo quy định của quốc
gia luật lệnh họ thậm chí còn phải trải qua các cuộc thi đấu kiểm tra trình độ
định kỳ vào ngày năm tháng năm hằng năm. Quan điểm về những chiến binh
có nghệ năng được gọi là Võ nghệ nhân luận (武芸人論, bugeinin ron) hay
Chức năng luận (職能論, shokuno ron) [67; 135-138].
Trong cách lý giải của mình, tác giả cho rằng cả hai lý thuyết trên đều
có lý khi đứng từ mỗi góc độ khác nhau để đưa ra những cái nhìn gần nhất về
nguồn gốc võ sĩ. Bên cạnh đó, tác giả cũng bổ sung thêm vấn đề xuất thân
trong đó nhấn mạnh yếu tố dòng dõi. Nội dung này được đề cập trong phần
trình bày những đặc trưng của võ sĩ thời trung thế [9; 108].
Ngoài ra, Takeuchi đưa ra cái nhìn khái quát về sự khác biệt của bản
chất võ sĩ được hình thành bởi yếu tố vùng miền, khác với nhiều suy nghĩ cho
rằng vào võ sĩ với đại diện là dòng họ Minamoto đã chinh phục toàn quốc nên
từ thời Kamakura võ sĩ đã có xu hướng đồng nhất. Về xu hướng này, tác giả
cho rằng xuất hiện muộn hơn, sớm nhất cũng từ cuối thời Kamakura. Vì võ sĩ
miền Đông Nhật Bản chịu ảnh hưởng của dòng họ Minamoto, còn võ sĩ miền
Tây chịu ảnh hưởng phong cách của dòng Taira (quan điểm này xin được

trình bày kỹ ở phần sau). Kajihara Masaaki (梶原正昭) cũng đã đề cập đến tư
tưởng của vị võ sĩ Masakado trong Tướng quân kí (将門記, Shomonki) khi
biên dịch và chú giải cho bộ sách [56].
Việc phát huy cơ hội và cũng là thách thức tại địa phương có tình hình
trị an lỏng lẻo, đã giúp cho các vị danh chủ (名主, myoshu, chức vụ quản lý
16


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

cấp trung gian tại trang viên) kiêm thủ lĩnh võ trang này xây dựng một kết cấu
đơn giản mà hiệu quả, đó chính là võ sĩ đoàn ( 武士団, bushidan). Bỏ qua
những vấn đề về kỹ năng nghề nghiệp đánh trận, tác giả nhận thấy yếu tố đất
đai và con người tại địa phương đã hậu thuẫn không nhỏ cho võ sĩ đoàn.
Những con người được gọi là võ sĩ trong võ sĩ đoàn thời kỳ này rất ít. Họ liên
kết với nhau chủ yếu dựa vào mối quan hệ huyết thống con em trong gia đình.
Bên cạnh đó, sự phục tùng của các nhóm võ trang khác, nhỏ yếu hơn. Tuy
nhiên, trong thang bậc võ sĩ đoàn đó không thể nhắc đến vai trò của những
binh sĩ không được coi là võ sĩ, nhưng cũng ra trận chiến đấu gian khổ. Đó
chính là con em của những người nông dân canh tác thuê trên mảnh đất của vị
lãnh chủ. Họ bị lệ thuộc vào vị thủ lĩnh và buộc phải đứng vào hàng ngũ võ sĩ
đoàn ở vị trí thấp kém nhất. Toyoda Takeshi cho rằng, có được lực lượng này
chính là vì võ sĩ đã siết chặt quản quản lý và cai trị tại các thôn làng địa
phương [76; 91-93].
Bước vào cuối TK XII, võ sĩ đã bước đầu xác lập được một hệ thống
chính quyền quân sự riêng của mình, gọi là Mạc phủ ( 幕府). Phát triển từ mô
hình võ sĩ đoàn, Tướng quân (người đứng đầu Mạc phủ) đã củng cố quyền lực
của mình thông qua cam kết với các chư hầu võ sĩ. Chính quyền này tồn tại
song song cùng với chính quyền của triều đình Kyoto. Về vấn đề này, tác giả
tham khảo chính trong bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim có tiêu đề Về cơ

chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và Nhật
Bản [15; 206-207]. Nguyễn Văn Kim đưa ra hai mô hình chính trị kiểu "chính
quyền kép" hay "song trùng lãnh đạo": (1) giới quân sự nắm ưu thế về quyền
lực kinh tế chính trị, còn quý tộc, quan lại của triều đình chỉ là hình thức; (2)
mặc dù quyền lực thực tế nằm trong tay giới quân sự, nhưng hai thế lực phong
kiến vẫn có chung một mục tiêu và lợi ích giai cấp. Theo tác giả luận án,
trong trường hợp của Nhật Bản, có lẽ nên đặt cả hai mô hình theo tiến trình
lịch sử. Mô hình (2) tương ứng với thời kỳ Kamakura, khi ảnh hưởng của
Mạc phủ mới tập trung tại miền Đông, đồng thời cả hai chính quyền này khá
17


Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ để đảm bảo lợi ích giai
cấp và dân tộc. Mô hình (1) tương ứng với những thời kỳ sau, mà đỉnh cao là
thời Edo khi quyền lực về kinh tế và chính trị thực sự nghiêng về Mạc phủ và
Tướng quân.
Kết cấu để Mạc phủ, võ sĩ đoàn hùng mạnh nhất, có thể gắn kết các thế
lực võ sĩ lại với nhau chính là mối quan hệ tôn chủ bồi thần, với chiều dọc là
quan hệ huyết thống, và chiều ngang là với các chư hầu. Quan điểm này được
Ishii Susumu đưa ra trong Lịch sử Nhật Bản tập 12 Võ sĩ đoàn trung thế (「日
本の歴史12: 中世武士団」 ) [50; 12]. Tuy nhiên, cùng với thời gian, mối

quan hệ theo chiều ngang ngày càng mạnh lên. Đó là cơ hội cho hàng loạt các
dòng họ võ sĩ như Hojo, Hiki, Wada... ra tay tranh đoạt quyền bính.
Một yếu tố quan trọng khác là trên cơ sở sự thần phục, hoàn thành nhiệm vụ
của võ sĩ, Tướng quân sẽ chứng nhận, đảm bảo quyền lợi về sở lãnh. Sở lãnh được
chứng nhận này phần lớn là đất bản bộ (本拞地, honkyochi, vùng đất xây dựng thế
lực) của các chư hầu (tại chủ địa phương), tức là sở lãnh có sẵn. Tuy nhiên, cùng

với thời gian, chiến sự xảy ra liên tiếp mà phe Mạc phủ lại là người chiến thắng nên
chiến lợi phẩm thu được là các trang viên ngày càng nhiều. Tướng quân ban thưởng
cho các võ sĩ có công bằng những sở lãnh mới. Như vậy, đảm bảo sở lãnh cũ và ban
cấp sở lãnh mới cho chư hầu chính là lợi ích mà Mạc phủ có thể lại cho họ. Dẫu vậy,
Mạc phủ hầu như không can thiệp vào nội bộ của gia đình võ sĩ. Ishii Susumu cũng
khẳng định trong nghiên cứu kể trên rằng, thời Trung thế, nhất là thời kỳ Kamakura,
Mạc phủ gắn kết võ sĩ bằng cam kết văn bản, còn gia đình võ sĩ cam kết với nhau
bằng ruộng đất. Tình trạng này kéo dài đến cuối thời kỳ Chiến quốc ( 戦国 ,
Sengoku) mới thay đổi. Vậy, trong thời kỳ Kamakura, gia đình võ sĩ đã quản lý
ruộng đất ra sao? Mạc phủ đã ban hành Ngự thành bại thức mục (御成敗式目,
Goseibai shiki moku) vào năm 1232 để điều chỉnh hành vi của các chư hầu vào
khuôn phép, cũng như luật hóa những gì mình đã cam kết với chư hầu.

18




×