Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền bắc ( 1965 1972)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ THANH TRÂM

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG PHÁT HUY
SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC
(1965 – 1972)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ THANH TRÂM

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG PHÁT HUY
SỨC MẠNH HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC
(1965 – 1972)

Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 62 22 56 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: PGS.TS. HỒ KHANG

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Luân án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ
Khang. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung
thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Đặng Thị Thanh Trâm


LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, Nghiên cứu sinh
còn nhận được sự động viên to lớn của cán bộ hướng dẫn, sự chia sẻ của gia
đình, sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan Lưu trữ, bạn bè và

đồng nghiệp. Vì thế, cho phép Nghiên cứu sinh gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS
Hồ Khang, người hướng dẫn khoa học nghiêm túc, tận tình trên suốt chặng
đường học tập của mình.
Gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
III, Thư viện Quốc Gia, Thư viện Quân đội và những bạn bè, đồng nghiệp, người
thân.
Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Thanh Trâm


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ban Bí thư:
Ban chấp hành Trung ương
Bộ Chính trị
Công an nhân dân
Chiến tranh nhân dân
Chiến tranh phá hoại
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa xã hội
Dân tộc dân chủ nhân dân
Dân tộc giải phóng
Dân quân tự vệ
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Lao Động Việt Nam
Giao thông vận tải
Giải phóng dân tộc
Hà Nội
Hệ thống chính trị
Hợp tác xã

Nhà xuất bản
Nghiên cứu sinh
Trung ương Đảng
Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam
Phòng không – không quân
Phòng không nhân dân
Quân đội nhân dân
Quân ủy Trung ương
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa

BBT
BCHTƯ
BCT
CAND
CTND
CTPH
CTQG
CNXH
DTDCND
DTGP
DQTV
ĐCSVN
ĐLĐVN
GTVT
GPDT
HN
HTCT
HTX

NXB
NCS
TƯĐ
TƯĐLĐVN
PK – KQ
PKND
QĐND
QUTƯ
VNCH
VNDCCH
XHCN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU
PHƯƠNG MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1968

1.1. Chủ trương xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc
1.1.1. Miền Bắc trước thách thức mới

1
6
24
24

24

1.1.2. Chủ trương xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc trong 27
điều kiện chiến tranh lan rộng
1.2. Chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc

33

1.2.1. Chỉ đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc

33

1.2.2. Chỉ đạo phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc

58

CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH HẬU
PHƯƠNG MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1969 - 1972

67

2.1. Xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc

67

2.1.1. Xây dựng hậu phương miền Bắc

67

2.1.2. Bảo vệ hậu phương miền Bắc


81

2.2. Phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc

93

2.2.1. Đảm bảo GTVT thông suốt, kịp thời chi viện cho tiền tuyến miền Nam

93

2.2.2. Chi viện, giúp đỡ cách mạng Lào, Campuchia

97

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

104

3.1. Nhận xét

104

3.1.1.Về ưu điểm

104

3.1.2. Về hạn chế

115


3.2. Một số kinh nghiệm

121

3.2.1. Chú trọng xây dựng hậu phương toàn diện ngay từ thời bình

121

3.2.2. Trong toàn bộ hoạt động xây dựng hậu phương, phải đặt trọng tâm vào
công tác chính trị - tư tưởng và tổ chức

127


3.2.3. Chăm lo, bồi dưỡng sức dân phải được coi là “nền”, “gốc”

133

3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh, trong đó, đặc biệt coi

136

trọng vai trò người đứng đầu
3.2.5. Phát huy nội lực của dân tộc kết hợp sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế

140

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ


146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

150

PHỤ LỤC

170


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hậu phương luôn giữ vai trò quyết định trong mọi cuộc chiến tranh. Trong 21 năm
tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), thì từ tháng 3 năm 1965
(thời điểm lính viễn chinh Mỹ đổ bộ trực tiếp vào miền Nam Việt Nam, đồng thời lực lượng
không quân, hải quân Mỹ được sử dụng đánh phá Bắc Việt Nam với qui mô và cường độ
ngày càng ác liệt) cho đến những ngày cuối cùng của năm 1972 (sau thất bại của đế quốc
Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trên bầu trời Hà Nội) là khoảng thời gian,
không gian mà cuộc đấu trí, đấu lực giữa lực lượng cách mạng Việt Nam với đế quốc Mỹ và
tay sai diễn ra quyết liệt nhất.
Trong vòng 8 năm (1965 – 1972), hậu phương miền Bắc hai lần phải chuyển sang
thời chiến, đối đầu với hai cuộc CTPH bằng không quân, hải quân thiện chiến của Mỹ.
Không kể lúc chiến tranh, hoà bình hay lúc vừa có chiến tranh vừa có hoà bình đan xen,
miền Bắc luôn phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng CNXH, vừa chiến đấu bảo
vệ, vừa chi viện không chỉ cho tiền tuyến miền Nam mà còn cho cả cách mạng Lào và

Campuchia. Quãng thời gian (1965 – 1972) chưa hẳn là miền Bắc chi viện nhiều nhất sức
người, sức của cho tiền tuyến miền Nam và các chiến trường Đông Dương khác nhưng chắc
chắn đây là những năm tháng mà vai trò, khả năng, sức mạnh to lớn, toàn diện của miền Bắc
được thể hiện sinh động nhất, phong phú nhất. Đặt trong bối cảnh ngặt nghèo nhất, thử thách
nhất song lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương chiến lược còn cho ta thấy sự sáng
tạo, kỳ công của ĐLĐVN trong công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu
phương miền Bắc XHCN; thấy được mối quan hệ hữu cơ, máu thịt hậu phương lớn – tiền
tuyến lớn; thấy được sự tương tác giữa các tầng nấc hậu phương một cách hữu hiệu nhất.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện thành công một chiến lược hậu phương đã giúp
miền Bắc tích hợp, phát huy được sức mạnh CTND đánh bại hai cuộc CTPH, đứng vững
trong bom đạn, chi viện ngày càng nhiều sức người, sức của cho tiền phương miền Nam. Và
đây là yếu tố quyết định làm xoay chuyển thế cục cuộc chiến tưởng chừng như không cân
sức, đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Hiện nay, những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình khu vực, thế giới, đặc
biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu

1


mới, không kém phần thử thách, khó khăn đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương
miền Bắc trong 8 năm đặc biệt nhất của cuộc chiến với đế quốc Mỹ xâm lược (1965 - 1972)
vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên, NCS quyết định chọn đề
tài: “Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972)” làm
đề tài luận án ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử ĐCSVN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương, đường lối, sự chỉ đạo xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh
hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972 dưới sự lãnh đạo của ĐLĐVN, luận án
rút ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần vào việc thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ

đất nước giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ hoàn cảnh, yêu cầu của cách mạng đối với hậu phương miền Bắc trong từng
giai đoạn (1965 – 1968); (1969 – 1972).
- Đi sâu phân tích đường lối, chủ trương xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu
phương miền Bắc của Đảng từ năm 1965 đến năm 1972;
- Mô tả quá trình Đảng chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền
Bắc những năm 1965 – 1972.
- Làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng,
phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc những năm 1965 - 1972; trên cơ sở đó rút ra
những kinh nghiệm lịch sử.
3. Đối tượng, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các chủ trương, đường lối của ĐLĐVN về xây dựng, bảo vệ, phát huy sức
mạnh hậu phương miền Bắc và quá trình tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đường lối, chủ
trương trong những năm 1965 – 1972.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học

2


Tập trung nghiên cứu đường lối, chủ trương; sự chỉ đạo của ĐLĐVN trong quá trình
xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc những năm 1965 -1972. Xây dựng hậu
phương bao hàm những vấn đề xây dựng kinh tế, văn hoá, giải quyết các vấn đề xã hội; xây
dựng, củng cố lực lượng vũ trang, bảo vệ trị an, đánh bại hai cuộc CTPH và phong tỏa của đế
quốc Mỹ. Còn phát huy sức mạnh hậu phương bao gồm việc đảm bảo GTVT, chi viện sức
người, sức của cho tuyền tuyến lớn miền Nam, cách mạng Lào và Campuchia.
Về thời gian
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, để tạo cớ đánh phá miền Bắc, hậu phương chiến lược của

miền Nam, Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để từ đó sử dụng lực lượng hải quân,
không quân đánh phá miền Bắc. Tuy nhiên, luận án lấy mốc mở đầu nghiên cứu là năm 1965,
đồng thời chia quá trình xây dựng, phát huy, bảo vệ sức mạnh hậu phương miền Bắc theo hai
giai đoạn (1965 – 1968) và (1969 – 1972) là nương theo cách phân kỳ của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Sở dĩ NCS lựa chọn cách phân kỳ nương theo diễn tiến cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước là bởi tương ứng với hai chiến lược chiến tranh của Mỹ (chiến
tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh), chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với xây
dựng và phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc được hoạch định cũng như thực hiện, nhằm
làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ; đồng thời, không ngừng nâng cao sức mạnh
mọi mặt trong điều kiện đánh bại các kế hoạch chiến lược ấy của Mỹ.
Về không gian
Trong luận án, sử dụng thuật ngữ hậu phương lớn và hậu phương chiến lược đều chỉ
chung hậu phương miền Bắc XHCN trong tương quan với tiền tuyến lớn miền Nam trong
không gian từ vĩ tuyến 17 trở ra.
3.3 .Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCSVN về CTND, về vai trò của hậu
phương, về mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được kết hợp
sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án. Trong đó, ở chương 1 và chương 2, nhằm khôi
phục quá trình ĐLĐVN lãnh đạo quân dân miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng, phát huy

3


sức mạnh hậu phương trong những năm (1965 – 1972) thì phương pháp lịch sử được sử dụng
chủ yếu. Trong khi đó, phương pháp logic là phương pháp chủ đạo được sử dụng ở chương 3
để làm rõ những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế cũng

như rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình ĐLĐVN lãnh đạo xây dựng, phát huy
sức mạnh hậu phương. Ngoài ra, các phương pháp khác như: phân tích - tổng hợp; so sánh,
đối chiếu, thống kê cũng được vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án.
4. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư liệu một cách
khoa học, luận án có những đóng góp sau:
4.1. Về tư liệu
- Khai thác khối lượng tư liệu khá phong phú, đa dạng và đáng tin cậy về chủ trương,
đường lối và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong việc tổ chức xây dựng, bảo vệ hậu
phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972.
- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu
một số vấn đề thuộc về hoặc có liên quan đến xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương
miền Bắc trong những năm từ 1965 đến năm 1972.
4.2. Về nội dung khoa học
- Mô tả, phục dựng tương đối đầy đủ, khách quan bức tranh lịch sử về sự lãnh đạo của
Đảng trong xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến
năm 1972.
- Góp phần làm sáng tỏ hoàn cảnh hoạch định, thành công, hạn chế các chủ trương,
đường lối, giải pháp, biện pháp của ĐLĐVN trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát huy sức
mạnh của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam và chiến trường Đông Dương.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về những thành tựu,
hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền
Bắc; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy môn
Lịch sử ĐCSVN, Đường lối cách mạng của ĐCSVN cũng như những môn học có liên quan.

4



5. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, Kết
luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương và 6 tiết:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền
Bắc của Đảng giai đoạn 1965 - 1968
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương
miền Bắc giai đoạn 1969 - 1972
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

5


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975)
từ nhiều năm qua là đề tài thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu trong
nước và nước ngoài. Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu cũng như vấn đề
thuộc về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) rất phong phú, đa
dạng. Mỗi công trình có mục đích, góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng đều có điểm
chung là tác phẩm nào cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề hậu phương, trong đó có vấn
đề hậu phương chiến lược miền Bắc. Điều này không khó lý giải bởi sự gắn kết máu
thịt giữa hậu phương với tiền tuyến; giữa miền Bắc với miền Nam; bởi thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không thể tách rời vai trò, vị trí, sức mạnh của
hậu phương miền Bắc XHCN suốt hai mươi mốt năm, nhất là những năm miền Bắc
trực tiếp chiến đấu chống hai cuộc CTPH của đế quốc Mỹ trong những năm từ 1965
đến năm 1972.
Hệ thống hóa và phân tích các công trình khoa học viết về, hoặc liên quan trực tiếp
đến vấn đề xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc trong những năm kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1972) là việc làm quan trọng và cần thiết khi bắt tay
nghiên cứu vấn đề này. Mỗi công trình có đối tượng, mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên

cứu riêng. Để tiện việc hệ thống hóa và phân tích, NCS chọn cách tiếp cận theo nội dung
chia thành những công trình đề cập trực tiếp và những công trình có nội dung liên quan đến
vấn đề hậu phương theo mảng tài liệu trong nước và nước ngoài.
1. Các công trình trong nước
1.1. Các công trình đề cập trực tiếp đến các vấn đề hậu phương miền Bắc
Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị có hai cuốn “Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học” do NXB CTQG xuất bản
năm 1996 và cuốn “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài
học” xuất bản năm 2000 đều đề cập đến hậu phương nói chung, hậu phương miền Bắc
XHCN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng dưới góc độ bài học kinh
nghiệm. Trong đó, xây dựng căn cứ địa - hậu phương là một trong những nội dung quan

6


trọng nhất trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng của ĐCSVN. Tuy nhiên, vấn đề xây
dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương trong đó có hậu phương miền Bắc XHCN ở hai
tác phẩm này trình bày mang tính khái lược, tổng quát.
Ở khía cạnh khác, các cuốn “Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương” với
nhiều chuyên đề trong đó có những chuyên đề đề cập đến nội dung cụ thể thuộc về
quá trình xây dựng, bảo vệ hậu phương trên nhiều địa bàn, khu vực khác nhau qua hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như công tác phòng không địa
phương, xây dựng lực lượng DQTV, chống bao vây phong tỏa…Điều này cũng giúp
ích cho NCS hiểu biết kỹ hơn từng nội dung thuộc về chiến lược hậu phương trên các
địa bàn miền Bắc.
Khi bàn về hậu phương nói chung hay hậu phương lớn miền Bắc trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng thì cho đến nay, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
là trung tâm nghiên cứu có nhiều công trình công phu đề cập trực tiếp hoặc liên quan
đến vấn đề này hơn cả. Có thể kể một số công trình như: Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước tập V do NXB CTQG xuất bản năm 2001, tập VI xuất bản năm 2003,

tập VII xuất bản năm 2007; Lịch sử quân sự Việt Nam tập 11 xuất bản năm 2005;
Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại tập 1, 2 do NXB QĐND xuất
bản năm 1982; trong đó đặc biệt có cuốn chuyên khảo “Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam (1945 – 1975)” do NXB QĐND xuất bản năm 1997.
Các quyển “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” tập V, VI, VII và
“Lịch sử quân sự Việt Nam” tập 11 đều đề cập tương đối toàn diện những thành tựu
của công cuộc xây dựng trên các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, y tế
của miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972. Mục đích chủ yếu của những tác phẩm này
là nhằm làm nổi bật các hoạt động quân sự, tư tưởng quân sự với các chiến lược,
chiến thuật, chiến dịch, các trận đánh…trên chiến trường trực tiếp miền Nam nên
phần trình bày về hậu phương miền Bắc, đặc biệt là chủ trương, đường lối và quá
trình chỉ đạo của Đảng để xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương trên nhiều lĩnh
vực vì thế còn mang tính khái lược.
“Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975)” là tác phẩm
chuyên biệt về hậu phương trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng được các nhà

7


khoa học của Viện dày công nghiên cứu ở nhiều tầng nấc: căn cứ địa, hậu phương
chiến lược, hậu phương tại chỗ, hậu phương quốc tế trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Độc giả khi đọc cuốn sách này có
được cái nhìn tổng quát về sự ra đời, phát triển cũng như vai trò, vị trí, ý nghĩa của
căn cứ địa và các tầng nấc hậu phương trong chiến tranh cách mạng Việt Nam.
Không những thế, những kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề hậu phương,
những luận giải về tác động của yếu tố vật chất, tinh thần bước đầu cũng được tập thể
các tác giả đề cập khá xác đáng. Đây là những kết quả mà NCS tiếp tục kế thừa, triển
khai theo hướng sâu hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ Lịch sử Đảng, tác phẩm này không
đi sâu nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát huy sức mạnh
của hậu phương miền Bắc.

Lịch sử Việt Nam (1965 – 1975) của Viện Sử học do NXB Khoa học xã hội
xuất bản năm 2002. Đúng như lời nói đầu của cuốn sách, các tác giả đã cố gắng «
dựng lại một bức tranh toàn cảnh chân thực, có hệ thống về quá trình phát triển của
lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975, trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hóa với những thành tựu to lớn, và với cả những tổn thất, sai lầm » [223,
tr 6]. Vì đối tượng của cuốn sách là phục dựng lại lịch sử Việt Nam nên phần nghiên
cứu về miền Bắc trên tất cả phương diện dưới góc độ Lịch sử Đảng cũng chưa được
đầu tư nhiều.
Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (1975 - 2005), Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam đã cho ra mắt ấn phẩm “Hậu phương lớn - Tiền tuyến lớn trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) ” do Phan Ngọc Liên chủ biên xuất
bản năm 2005. Cuốn sách là công trình biên soạn dầy dặn, khá công phu, bao gồm
những đoạn trích văn kiện Đảng, những bài nói, thư gửi, lời kêu gọi, lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh; những bài viết tiêu biểu của các nhà nghiên cứu đã được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành như Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng; những phần
trích từ những công trình của Viện Lịch sử quân sự (như trên đã đề cập) như “Hậu
phương chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975.
Thắng lợi và bài học”; “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi
và bài học”; những bài phát biểu, hồi ức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết của

8


tập thể các nhà nghiên cứu, nhà giáo, học viên đang công tác và học tập tại khoa Lịch
sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội về cuộc kháng chiến chống Mỹ anh dũng, kiên
cường của quân dân Nam Bộ; về sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ XHCN
miền Bắc, về vai trò hậu phương chiến lược của miền Bắc trong 21 năm (1954 –
1975). Quả thực, đối với NCS, cuốn sách có tác dụng hỗ trợ không nhỏ trong việc
khảo cứu vấn đề hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nhằm mục đích làm nổi bật chủ đề nhân dân cả nước cùng chung sức đánh
Mỹ, hoàn thành một nhiệm vụ chiến lược trọng yếu của dân tộc, cuốn sách được kết
cấu bốn phần: (1) Cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước; (2) Miền
Nam gọi, miền Bắc trả lời; (3) Nam Bắc đều đánh giỏi; (4) Thế giới phối hợp và ủng
hộ Việt Nam chống Mỹ và phần Phụ lục. Ở mỗi phần đều có lời dẫn nhập và tóm tắt
đại ý - điều này thuận tiện cho bạn đọc lĩnh hội được chủ ý của các soạn giả xuyên
suốt toàn bộ cuốn sách dày ngót nghìn trang cũng như ở từng phần mục. Tuy nhiên,
vì là công trình biên soạn, nên về mảng hậu phương miền Bắc, ngoài những phần
trích từ các công trình khoa học đề cập trực tiếp đến hậu phương, hậu phương miền
Bắc như đã kể trên, thì còn nhiều bài viết đề cập đến sự góp sức chi viện cho tiền
tuyến miền Nam, sự kiên trung chống trả hai cuộc CTPH của đế quốc Mỹ của các địa
phương như Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Tây…
Năm 2005 còn có cuốn “Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam” của Phạm Huy Dương và Phạm Bá Toàn
chủ biên. Với ý tưởng trình bày các yếu tố quan trọng đưa đến Đại thắng mùa xuân
năm 1975, cuốn sách được chia làm bốn phần. Phần 1: Nghệ thuật quân sự - yếu tố
quan trọng tạo thế và lực cho Đại thắng mùa Xuân 1975; Phần hai: Hậu phương miền
Bắc dốc lòng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam; Phần ba: Chặng đường tiến tới Đại
thắng mùa xuân 1975 qua các trận đánh đã đi vào lịch sử; Phần bốn: Đại thắng mùa
xuân kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Phần
trọng tâm của cuốn sách thiên về các yếu tố quân sự, các trận đánh lịch sử, vì lẽ đó,
phần nói về hậu phương miền Bắc hết sức khái quát. Các tác giả không đi vào trình
bày công tác xây dựng, bảo vệ của hậu phương miền Bắc mà tiếp cận vai trò của
miền Bắc trong việc xây dựng căn cứ địa hậu phương trên các chiến trường nhằm tạo

9


nguồn bảo đảm hậu cần tại chỗ ngày một vững chắc. Cùng với đó, tác giả rút ra bài
học về việc xây dựng hậu phương quốc gia và hậu phương tại chỗ trong công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyển “Lịch sử Chính phủ Việt Nam” tập 2, (1955 - 1976) do NXB CTQG
xuất bản năm 2008. Cuốn sách phản ánh toàn diện, có hệ thống về tổ chức và hoạt
động của Chính phủ Việt Nam giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1976, qua đó rút ra
một số kinh nghiệm cho việc xây dựng Chính phủ ngày càng vững mạnh. Cuốn sách
cũng mô tả khối lượng công việc đồ sộ từ việc chỉ đạo và tổ chức xây dựng kinh tế,
phát triển văn hóa, giáo dục, chăm lo đời sống nhân dân; xây dựng lực lượng vũ
trang, củng cố quốc phòng; chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam,
đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Trong
đó, chương III: “Chính phủ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ
miền Bắc, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam (1964 – 1971) ngoài phần trình bày về
cơ cấu tổ chức và bộ máy chính phủ từ năm 1961 đến năm 1971, cuốn sách còn trình
bày quá trình chính phủ chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa
miền Bắc trong điều kiện cả nước có chiến tranh trên các mặt công nghiệp, nông
nghiệp, GTVT, thương nghiệp tài chính, phát triển văn hóa giáo dục.
Gần đây nhất, năm 2009 NXB CTQG cho ra mắt cuốn “Hậu phương miền Bắc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của Nguyễn Xuân Tú.
Cuốn sách kết cấu ba chương. Chương 1, trình bày lý luận chung của chủ nghĩa Mác
– Lênin về vai trò quyết định của hậu phương trong chiến tranh; sự cần thiết phải xây
dựng hậu phương miền Bắc và chủ trương của Đảng về việc xây dựng hậu phương
miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chương 2, trình bày khái
quát sự lãnh đạo của Đảng xây dựng hậu phương miền Bắc quá độ lên CNXH và
bước đầu chi viện cho miền Nam (1954 – 1964). Chương 3, khái quát công cuộc xây
dựng hậu phương miền Bắc trong giai đoạn vừa xây dựng CNXH vừa chống CTPH
và đẩy mạnh chi viện cho miền Nam qua ba giai đoạn (1965 – 1968); (1969 – 1972);
(1973 – 1975). Đặc biệt, trong hai giai đoạn gắn với hai cuộc chống CTPH, tác giả
phác họa được những chủ trương lớn của Đảng trong việc tiếp tục xây dựng hậu
phương miền Bắc khi chiến tranh lan rộng; kết quả miền Bắc đạt được trên một số

10



lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, quân sự; thắng lợi của cuộc chống
CTPH và phong toả của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm 1965 – 1972, miền
Bắc phải hai lần tiến hành chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến nhưng dưới góc
độ Lịch sử Đảng, công trình không đi sâu làm sáng tỏ chủ trương của Đảng cũng như
quá trình chỉ đạo chuyển hướng các hoạt xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh hậu
phương miền Bắc một cách toàn diện. Nhiều phương diện như chủ trương của Đảng
trong việc đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất, an ninh, giải quyết các chính sách xã
hội cho quân dân miền Bắc, những nhân tố rất quan trọng tạo nên sự ổn định, vững
bền, ưu việt của hậu phương miền Bắc chưa được công trình đề cập.
Cũng đề cập đến hậu phương của chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuốn
“Chuyên đề môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”, tập I của Bộ Giáo dục và Đào
tạo xuất bản năm 2007 có chuyên đề “Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu
phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 - 1975” của Ngô Đăng Tri. Chuyên đề có ba
nội dung chính: Vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến trong chiến tranh hiện đại;
Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945 1975 và nêu lên những nhận xét chung cũng như những kinh nghiệm chủ yếu về quá
trình Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương. Trong đó, giai đoạn 1965 1975, tác giả trình bày khái quát đường lối xây dựng hậu phương miền Bắc của Đảng
và tập trung trình bày sự chi viện về vật chất của hậu phương miền Bắc cho chiến
trường miền Nam. Tất nhiên, trong khuôn khổ một chuyên đề phục vụ công tác giảng
dạy, học tập của các trường đại học nên không có điều kiện đề cập, hoặc đi sâu nhiều
khía cạnh của việc Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương nói chung, hậu
phương miền Bắc trong những năm kháng Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, chuyên đề bước
đầu chỉ ra những thiếu sót, hạn chế trong công tác xây dựng hậu phương cùng những
nhận xét chung, một số kinh nghiệm về việc giải quyết vấn đề hậu phương trong suốt
30 năm chiến tranh giải phóng rất xác đáng.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa xuân 1975 sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc thời đại Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng – Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh chủ trì, xuất bản năm 2011 có một số bài viết đề cập trực tiếp đến hậu phương
miền Bắc: “Xây dựng và phát huy vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng


11


chiến chống Mỹ, cứu nước” của Trần Văn Quang, “Lực lượng thanh niên xung phong
miền Bắc phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp đồng, sáng tạo, góp phần quan trọng vào
thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975” của Trương Mai Hương;
“Huy động nhân tài, vật lực to lớn của quân dân các dân tộc Việt Bắc chi viện cho
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” của Nguyễn Văn Đạo; “Động viên
sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 – bài học thực tiễn về
phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn
Văn Lân; “Nguồn lực tổng hợp của hậu phương chiến lược Quân khu 4 chi viện cho
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975” của Nguyễn Hữu Cường; một số bài
gián tiếp đề cập đến việc xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh, vai trò của hậu
phương miền Bắc như: “Liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào,
Campuchia trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Nguyễn Viết Bình; “Đoàn
kết ba nước Đông Dương - một nhân tố làm nên thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước” của Lê Văn Yên; “Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc – nhân tố
còn nguyên giá trị cho việc hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc hiện nay” của Trần
Thái Bình; “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại – nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Phạm Xanh….
Cũng trực tiếp đề cập đến hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, có nhiều bài viết đăng tải trên các tờ báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân
nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; trên các tạp chí
Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Đảng, Nghệ thuật quân sự Việt Nam, Quốc phòng
toàn dân, Hậu cần Quân đội, Lý luận chính trị, Nghiên cứu lịch sử… Trong đó, nhiều
bài đã được hai công trình biên soạn “Hậu phương lớn – Tiền tuyến lớn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) và cuốn “Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước - những mốc son lịch sử” tập hợp. Ngoài ra, có những bài tiêu biểu
như: “Vai trò của hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ trong chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc” (Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 3, năm 2004); “ Hậu phương
– hậu cần trong tiến công chiến lược năm 1972” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 năm
1992); “Bàn về xây dựng căn cứ hậu phương và hậu phương chiến lược trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc” (Tạp chí Hậu cần Quân đội, số 3, năm 2008); “Giải quyết vấn

12


đề hậu phương quân đội trong chiến tranh” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 12, năm
2004); “Tìm hiểu viện trợ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani cho Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” (Tạp chí Lịch sử Quân sự, tháng 11 năm
2005) ; “Vài nét về hậu phương miền Bắc với chiến dịch Buôn Ma Thuột và chiến
dịch Tây Nguyên trong đại thắng mùa xuân năm 1975” của Nguyễn Hữu Đạo
(Nghiên cứu Lịch sử số 4 (347)/2005); “Vài nét về đường Trường Sơn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang (Nghiên cứu Lịch sử số 5
(397)/2009)…
Về luận án, có «Hậu phương quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 -1975) » của Nguyễn Văn Quang, năm 2011. Đối tượng của Luận án là
việc xây dựng hậu phương trên địa bàn Quân khu 4. Luận án giúp cho NCS có thêm
phông nền về việc xây dựng, phát huy vai trò hậu phương ở một địa bàn quan trọng
của miền Bắc trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
1.2. Các công trình đề cập gián tiếp đến vấn đề hậu phương miền Bắc
Có thể thấy rằng, nhiều công trình nghiên cứu về thời chống Mỹ, cứu nước
liên quan ít nhiều đến vấn đề hậu phương miền Bắc, trong đó có cuốn “Lịch sử kinh
tế Việt Nam 1954 – 1975” của Đặng Phong xuất bản năm 2002. Cuốn sách trình bày
dưới góc độ lịch sử nền kinh tế của VNDCCH ở miền Bắc cũng như kinh tế của miền
Nam với các vùng do chính quyền VNCH quản lý, vùng căn cứ cách mạng quản lý từ
năm 1954 đến năm 1975. Tác giả cung cấp cho người đọc cái nhìn đối chiếu giữa hai
nền kinh tế dưới hai chính quyền, hai chế độ khác nhau trong cùng một khoảng thời
gian. Nhờ đó, NCS có những cứ liệu gợi mở cho việc khai thác sâu hơn những ưu

việt/ hạn chế trong quá trình xây dựng hậu phương miền Bắc dưới sự lãnh đạo của
ĐLĐVN.
Năm 2009, Nguyễn Đình Lê cho ra mắt cuốn “Lịch sử Việt Nam 1954 1975”. Cuốn sách phác hoạ khái quát lịch sử Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt bị chia
tách hai miền Nam, Bắc suốt hai mươi mốt năm. Độc giả có thể nắm bắt được những
nét cơ bản, quan trọng của lịch sử miền Bắc Việt Nam (VNDCCH), lịch sử miền
Nam (VNCH), lịch sử của các vùng tự do, vùng tạm chiếm trên nhiều phương diện
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

13


Năm 2013, Nguyễn Thị Mai Hoa cho ra mắt cuốn « Các nước xã hội chủ nghĩa
ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) ». Cuốn sách phục
dựng toàn diện bức tranh về sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN anh em đối với
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Cuốn sách
cũng cho thấy rõ đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng trong việc vận dụng, tranh
thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Cũng phải kể đến cuốn “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - những mốc
son lịch sử” NXB CTQG cho ra mắt năm 2010. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở
tuyển chọn một số công trình, bài viết của các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học
về những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng các cứ
liệu có độ xác thực cao, cuốn sách phác hoạ một cách chân thực, khái quát quá trình
phát triển của cuộc kháng chiến của dân tộc, từ bối cảnh lịch sử, tương quan lực
lượng hai bên, đường lối kháng chiến, công tác tổ chức điều hành, động viên tối đa
sức mạnh dân tộc, tinh thần chiến đấu ngoan cường, thông minh, sáng tạo của quân
dân Việt Nam, ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến. Trong đó có những bài
viết liên quan đến hậu phương miền Bắc như: “Hậu phương miền Bắc trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Hồ Khang; “Miền Bắc đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965 – 1972” của Nguyễn Minh
Long; “Tác động quốc tế đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân

Việt Nam” của Trình Mưu; “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại – Một mốc son nổi bật
của ý chí Việt Nam; “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước” của Đồng Sĩ Nguyên; “Hạ
quyết tâm đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Nguyễn Văn Quyền. Trong
đó, bài viết của Hồ Khang và của Nguyễn Minh Long phác hoạ một cách khái quát
nhất hậu phương miền Bắc trong hai cuộc chống CTPH cũng như trong toàn bộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo, công trình
không thể chuyển tải đầy đủ và cụ thể chủ trương, đường lối cũng như quá trình chỉ
đạo quân dân miền Bắc xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh, vai trò hậu phương
miền Bắc trong hai những năm chống hai cuộc CTPH trong những năm này.
Hậu phương chiến lược miền Bắc cũng được đề cập trên những mặt trận riêng,
địa bàn riêng trong lịch sử đảng bộ các tỉnh, thành như Thái Bình, Hà Tây, Thanh

14


Hoá, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định… ; trong các công trình lịch sử đảng
bộ Quân khu II, Quân khu III, Quân khu IV, Quân khu Thủ đô hoặc trong các công
trình tổng kết công tác đảng, công tác chính trị của các Quân chủng, các lực lượng vũ
trang hoặc tổng kết về CTND ở các địa phương, tổng kết chống CTPH của các quân
chủng PK- KQ, Hải quân; công trình viết về thanh niên, phụ nữ thời kháng chiến
chống đế quốc Mỹ…Có thể kể một vài tác phẩm đáng lưu ý: Lịch sử đảng bộ quân
khu III, Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị quân chủng Phòng Không – Không
Quân (1953 – 2005), Lịch sử công tác tư tưởng - văn hóa trong quân đội Việt Nam
(1944 – 2004), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang quân khu
II, Công tác phòng không nhân dân trong đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1964 – 1972); Chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội
(1965 – 1972)…
Hậu phương miền Bắc còn được đề cập trong các cuộc Hội thảo khoa học về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ví dụ trong Kỷ yếu Hội thảo “Bộ Tổng Tham

mưu 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” (lưu hành nội bộ) có bài: “Bộ
Tổng tham mưu chỉ đạo xây dựng hậu phương chiến lược miền Bắc và hậu phương
tại chỗ ở chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954
– 1975) của Nguyễn Tang Bồng. Trong cuốn “Đại thắng mùa Xuân năm 1975,
nguyên nhân và bài học” (Hội thảo kỷ niệm 20 năm ngày toàn thắng cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước do Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự tổ chức) có các
bài: “Vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” của Hoàng Dũng;
“Góp thêm về vai trò, vị trí của miền Bắc trong kháng chiến” của Nguyễn Quý. Hai
bài viết nhấn mạnh vai trò của miền Bắc không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc
đối với nhân dân miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh nhất là ở những mốc thời
gian quan trọng mà còn thực hiện nhiệm vụ chi viện vật chất, lực lượng to lớn cho
tiền tuyến miền Nam.
Kỷ yếu “Đường Hồ Chí Minh một sáng tạo chiến lược của Đảng” (Kỷ niệm 50
năm ngày thành lập đường Trường Sơn) tập hợp những bài viết của các tướng lĩnh,
các nhà nghiên cứu về chủ trương, quyết tâm của Đảng xây dựng con đường chiến

15


lược nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn; về cuộc chiến đấu ác liệt nhưng đầy sáng
tạo, anh dũng của quân và dân trên con đường huyền thoại này; qua đó phát huy sức
mạnh to lớn, vĩ đại của hậu phương lớn miền Bắc đối với chiến trường miền Nam.
Cuốn “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước” là tập kỷ yếu Hội thảo khoa học xuất bản năm 2001, gồm nhiều
bài viết của các tướng lĩnh, cán bộ chỉ huy đã trực tiếp chiến đấu, các nhà nghiên cứu
trong nước đề cập đến mặt trận GTVT - phương thức để vận chuyển sự tiếp viện của
hậu phương cho tiền tuyến trên một địa bàn đặc biệt nhất miền Bắc đó là Quân khu
IV. Sự can trường, anh dũng hy sinh cũng như những sáng tạo của quân dân nơi đây
trong việc đảm bảo thông suốt con đường chi viện sức người, sức của từ miền Bắc
cho tiền tuyến miền Nam và cho chiến trường quốc tế Lào, Campuchia là hình ảnh

sống động, tiêu biểu cho sức sống, sức mạnh bất diệt của hậu phương miền Bắc
những năm chống Mỹ.
Cùng đề tài về GTVT trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đặng Phong có
cuốn “5 đường mòn Hồ Chí Minh” xuất bản năm 2008. Bằng nguồn tư liệu phong
phú, có độ xác thực cao và cách viết hiện đại, Đặng Phong phục dựng sinh động năm
con đường giao thông mà miền Bắc XHCN sử dụng vận chuyển của cải, vật chất,
nhiên liệu, tiền bạc, lực lượng…cho tiền tuyến miền Nam. Qua đây, thấy được sự
sáng tạo, kỳ công cũng như sức mạnh to lớn của hậu phương miền Bắc đối với tiền
tuyến miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng.
Một nguồn tư liệu cũng đáng chú ý đó là các hồi ký, ký sự lịch sử của các
tướng lĩnh, những người trực tiếp chỉ huy, chiến đấu trong năm chiến tranh cũng ít
nhiều đề cập đến hậu phương, hậu phương miền Bắc. Ví dụ “Trận đánh ba mươi
năm” do NXB QĐND ấn hành năm 2005, công trình của một tập thể các nhà nghiên
cứu biên soạn. Cuốn ký sự “lựa chọn một số sự kiện cùng những câu chuyện, con
người gắn với những sự kiện ấy rồi đưa ra một kết cấu và kể lại trong đó những
đường nét chính về đấu trí chiến lược qua quá trình hình thành, phát triển và kết thúc
trận đánh lịch sử 1945 – 1975, nhìn từ phía chúng ta” [167, tr 5]. Nguồn tư liệu của
ký sự này được NXB Quân đội nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Ban Nghiên cứu
lịch sử Đảng Trung ương, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Ban biên soạn lịch sử các

16


quân chủng, binh chủng, quân đoàn, quân khu, các tỉnh, thành phố cung cấp. Vì thế,
độ tin cậy, xác thực của tư liệu cũng rất có giá trị. Được kết cấu 63 chương, trong đó
liên quan đến hậu phương miền Bắc thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước có các
chương 38 “Vun gốc xây nền”, chương 42 “Đường vào”, chương 49 “Cả nước vào
trận mới”, chương 51 “Hậu phương kỳ diệu”, chương 52 “Như một dòng chảy không
ngừng”, chương 56 “Thế và lực”, chương 57 “Liên minh chiến đấu”, chương 58
“Đường Trường Sơn vươn xa”, chương 59 “Năm 1972”.

2. Các công trình nước ngoài
Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) là vấn đề mà nhiều nhà khoa học nước
ngoài quan tâm nghiên cứu nhưng tập trung là các nhà khoa học đến từ Mỹ, Trung
Quốc, Nga, Nhật Bản.
Như một tướng Mỹ viết: “Kẻ chiến thắng thường ít quan tâm đi tìm bài học.
Chỉ chúng ta, những kẻ thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam nay phải chịu khó
đào bới lại quá khứ để tìm ra những bài học tương lai…”, theo lẽ đó, câu hỏi “vì sao
Mỹ, một siêu cường của thế kỷ 20 đã chịu thất bại trước một nước Việt Nam như vừa
mới thoát khỏi ách thực dân trong cuộc chiến tranh Việt – Mỹ” đã, đang và sẽ còn
được các chính khách, tướng lĩnh từng tham chiến, các học giả Mỹ tìm tòi, phân tích
để tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Các công trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam khá
nhiều; trong đó, miền Bắc Việt Nam được đề cập tới ở nhiều góc cạnh khác nhau.
2.1. Các công trình đề cập trực tiếp đến hậu phương miền Bắc
Miền Bắc VNDCCH trong cuộc chiến tranh Việt - Mỹ là một vấn đề được các học
giả nước ngoài để tâm nghiên cứu. Những tác phẩm này phần nhiều được các học giả, các
nhà xuất bản, các trung tâm nghiên cứu Việt Nam dịch thuật. Có thể kể một số tác phẩm
tiêu biểu: “Chiến tranh cách mạng ở Việt Nam” của Gabriel Bonnet; “Cuộc chiến tranh dài
ngày nhất của nước Mỹ” của George C.Heering, “Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam
của Bộ Quốc Phòng Mỹ”, “Tài liệu mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam”, “Vietnam at War, The History 1946 - 1975” của Lt.Gen Philip.B, “The
ten thousand day war” của Michael Maclear…,trong đó, đáng lưu ý cuốn “Chiến tranh
cách mạng ở Việt Nam” của Gabriel Bonnet. Cuốn sách gồm hai tập. Tập 1, tác giả đi sâu
nghiên cứu cuộc chiến tranh ở phía Việt cộng. Sau khi giới thiệu khái quát những số liệu

17


cơ bản về địa lý tự nhiên, địa thế, địa hình đất nước, con người, lịch sử của Việt Nam, tác
giả phân tích chiến lược chung của Đảng Cộng sản, hoạt động của Chính phủ, Mặt trận
dân tộc giải phóng, nước VNDCCH; phân tích chiến lược chính trị, tinh thần, xã hội,

những nhân tố ảnh hưởng tích cực của chiến lược cách mạng. Có thể nói đây là một trong
những cuốn sách rất ít ỏi của các tác giả nước ngoài viết về miền Bắc những năm kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước một cách kỹ càng, dưới nhiều khía cạnh. Đặc biệt, tác giả trình
bày những yếu tố tích cực tạo nên sức mạnh, sức sống bền bỉ của miền Bắc như văn hoá,
văn nghệ, giáo dục, y tế, bảo vệ sức khoẻ trong quân đội và hậu phương, vai trò của phụ
nữ đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc. Ngoài ra, tác giả còn bàn về chiến lược
kinh tế của miền Bắc, về sự viện trợ của các nước XHCN thông qua miền Bắc; về công tác
PKND; về chiến lược, chiến thuật quân sự của miền Bắc và của lực lượng vũ trang cách
mạng miền Nam. Tập hai, tác giả bàn về cuộc chiến tranh ở phía Mỹ và của VNCH. Cách
trình bày này cũng dễ dàng cho người đọc có được sự so sánh trên nhiều lĩnh vực giữa hai
bên VNDCCH ở miền Bắc và Mỹ, VNCH ở miền Nam. Những miêu tả sinh động, chân
thực của tác giả về miền Bắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, y tế…là những
tư liệu đáng giá cho NCS thực hiện đối sánh với các tư liệu trong nước.
Cũng với sự ngưỡng mộ, khâm phục ĐLĐVN, nhân dân miền Bắc Việt Nam, cuốn
“North Vietnam’s strategy for survival” (tạm dịch là “Chiến lược của Bắc Việt Nam vì sự
sống sót”), Jon M.Van Dyke, xuất bản năm 1972 phác hoạ một bức tranh rõ ràng, chi tiết
làm thế nào nhân dân miền Bắc sống sót, chịu đựng được cuộc chiến tranh và những tổn
thất suốt những năm CTPH từ năm 1965 đến năm 1968. Theo tác giả, chiến tranh ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống miền Bắc nhưng ĐLĐVN có những chiến lược
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quân đội hợp lý, nhờ đó, cùng với nỗ lực lớn lao, nhân
dân miền Bắc vượt qua những khó khăn của cuộc CTPH lần thứ nhất. Tác giả tập trung
phân tích những nỗ lực của nhân dân miền Bắc trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
khi mà sự thiếu hụt nhân lực để cung cấp cho sự phát triển của quân đội, cho sửa chữa các
tuyến đường giao thông và sự thay đổi cần thiết giữa khu vực sản xuất nông nghiệp - công
nghiệp; phân tích về chiến lược chiến tranh trường kỳ, về sự thành công của Bắc Việt Nam
trong việc duy trì nguồn cung cấp nhân lực, của cải cho miền Nam; về sự khéo léo tranh

18



×