Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một giải pháp cơ bản khắc phục điểm nóng thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ MINH PHƢƠNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ- MỘT GIẢI
PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC ĐIỂM NÓNG THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ MINH PHƢƠNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - MỘT GIẢI
PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC ĐIỂM NÓNG THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS LƯU VĂN SÙNG

Hà Nội – 2008



MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………..1
2. Tình hình nghiên cứu………………………………………………………...2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………..........5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu……………………………........................6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu…………………….......................6
6. Đóng góp của luận văn………………………………………....…................7
7. Kết cấu của luận văn………………………………………………................7

II. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................8
Chƣơng I: Những yêu cầu đƣợc đặt ra từ điểm nóng Thái Bình và
chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở…………………………………...........................8
1.1.Điểm nóng Thái Bình, những yêu cầu đƣợc đặt ra cần giải quyết từ
điểm
nóng......................................................................................................................8
1.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh………………………….......8


1.1.2.. Diễn biến, nguyên nhân phát sinh điểm nóng, và tác động của nó tới
đời sống kinh tế xã hội.......................................................................................11
1.2. Dân chủ và dân chủ ở cơ sở là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn………………………………...18

Chƣơng II: Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại tỉnh
Thái Bình , những bài học kinh nghiệm…………………………..27

2.1. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Thái
Bình…………………………………………………………………………….27
2.1.1. Tổ chức Đảng ở cơ sở lãnh đạo thực hiện Quy chế dân
chủ……..........27
2.1.2.Chính quyền cơ sở với việc thực hiện Quy chế dân chủ ……………….38
2.1.3. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ
sở……………………………………………….………45
2.1.4. Nhận thức của người dân với việc thực hiện Quy chế dân chủ ………54
2.2. Những bài học kinh nghiệm ……………………....................................60

III. KẾT LUẬN………………………………………….…………83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………................86


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
sự động viên giúp đỡ tận tình của GS.TS Lưu Văn Sùng. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Khoa học Chính
trị đó dạy bảo tôi trong suốt những năm học cao học, để tôi được những kiến
thức như ngày hôm nay và cụ thể là qua những kết quả luận văn này đó phần
nào thể hiện.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
học tập tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội: Ngày 9 tháng 11 năm 2008
Học viên: Đặng Thị Minh Phương



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, mặc dù ra đời muộn
hơn so với các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng khác nhƣng vùng đất Thái
Bình có lịch sử hàng ngàn năm, là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.
Từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, nông dân Thái Bình đi tiên
phong trong phong trào nông dân cả nƣớc đấu tranh chống áp bức bóc lột mà
đỉnh cao là phong trào nông dân Tiền Hải. Trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nƣớc về
đóng góp sức ngƣời sức của cho kháng chiến. Trong kháng chiến chống thực
dân Pháp, Thái Bình đƣợc Bác Hồ tặng 8 chữ vàng “quân dân một lòng tiêu
diệt địch”. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, với tinh thần “thóc thừa cân,
quân vƣợt mức, Thái Bình đã đồng thời vừa chiến đấu, vừa sản xuất làm nên
“bài ca 5 tấn anh hùng”. Mảnh đất và con ngƣời Thái Bình đã có những đóng
góp xứng đáng cùng với cả nƣớc thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc, dân
chủ, thống nhất đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên cũng chính trên mảnh đất Thái Bình kiên cƣờng lại nổ ra phong trào
đấu tranh của nông dân chống lại bộ phận cán bộ địa phƣơng tham nhũng,
quan liêu, mất dân chủ.
Điểm nóng Thái Bình xảy ra vào giai đoạn 1996-1997. Nhân dân ở các
xã trong tỉnh đã tổ chức khiếu kiện, biểu tình dƣới hình thức tụ tập thành
những nhóm từ ít đến đông ngƣời, kéo lên trụ sở UBND xã, huyện, tỉnh để
khiếu kiện. Việc khiếu tố đông ngƣời từ một xã đã mau chóng lan ra cả huyện
Quỳnh Phụ và cũng lan rất nhanh ra cả tỉnh. Đến tháng 12 năm 1997, cả 8/8
huyện của tỉnh có khiếu kiện tập thể đông ngƣời. Đây là phong trào của ngƣời
dân đòi dân chủ, công bằng, chống quan liêu, tham nhũng. Từ phong trào này


có thể thấy, nguyên nhân chính là do việc thực hiện dân chủ không đƣợc coi

trọng đúng mức, phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã
bị vi phạm. Chính từ thực tiễn này, Bộ chính trị khóa VIII đã ra chỉ thị số
30/CT-TU về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Quy chế dân chủ ở cơ
sở đƣợc ban hành góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội, bảo đảm các quyền về mặt chính trị của ngƣời dân. Sau khi
điểm nóng nổ ra, tỉnh Thái Bình đã áp dụng nhiều giải pháp để khắc phục hậu
quả, một trong những giải pháp căn bản đó là thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở. Chỉ sau hai năm, tình hình nông thôn Thái Bình đã ổn định và từ đó đến
nay không còn tái phát điểm nóng. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở - Một giải pháp cơ bản khắc phục điểm nóng Thái
Bình" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính trị học, nhằm vận dụng
những kiến thức đã đƣợc học để nghiên cứu những vấn đề từ thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Xử lý điểm nóng và những giải pháp khắc phục điểm nóng, về thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là những vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lý
luận quan tâm.
- Trong cuốn tập bài giảng Chính trị học “Hệ cao cấp lý luận chính trị”
có bài giảng về xử lý tình huống chính trị của Giáo sƣ - Tiến sĩ Lƣu Văn
Sùng. Bài giảng của Giáo sƣ đã trang bị những kiến thức về xử lý tình huống
chính trị, xử lý các điểm nóng chính trị xã hội trong đó gồm có khái niệm và
phƣơng pháp tiếp cận điểm nóng chính trị xã hội, những yêu cầu và quy trình
giải pháp xử lý điểm nóng chính trị xã hội.
- Ban chủ nhiệm đề tài khoa học tiềm lực “Xử lý điểm nóng chính trịxã hội” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có báo cáo tổng kết về
Điểm nóng Thái Bình, những bài học kinh ngiệm và những vấn đề lý luận.


Qua nghiên cứu thực tế điểm nóng Thái Bình cũng nhƣ một số địa phƣơng
khác, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những phân tích về quá trình diễn biến
của điểm nóng Thái Bình, nguyên nhân và bài học kinh ngiệm và những vấn
đề lý luận rút ra về xử lý điểm nóng chính trị xã hội.

- TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh chủ biên cuốn: “Cộng đồng làng xã Việt nam hiện nay”,
NXB Chính trị Quốc gia, 2001. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu khảo sát của
tập thể các nhà khoa học của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của
một số cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng tiến hành trên 11 tỉnh, thành của cả
nƣớc. Các tác giả có những bài viết phong phú về việc xây dựng thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở và vấn đề làng xã Việt nam hiện nay, có nhiều bài
viết tổng kết về quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở một số địa phƣơng
trong cả nƣớc nhƣ: xã An Đồng - huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình , xã An Tây huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dƣơng, xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà
Mau…
- TS. Lƣơng Gia Ban chủ biên cuốn: “Dân chủ và việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở”, NXB Chính trị Quốc gia 2003. Tác giả phân tích những
khía cạnh cơ bản của vấn đề dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đồng thời nêu rõ những nguyên
tắc lý luận cũng nhƣ quan điểm của Đảng về xây dựng cơ chế thực hiện dân
chủ, những yếu tố bảo đảm cho quá trình thực hiện dân chủ hiện nay.
Một số luận văn cử nhân chính trị, thạc sĩ chính trị cũng đã viết về vấn
đề xử lý điểm nóng và đƣa ra các giải pháp khắc phục hậu quả:
- Luận văn Thạc sĩ chính trị học của Nguyễn Thị Mai Anh:“Điểm nóng
chính trị xã hội ở đồng bằng sông Hồng - Đặc điểm, nguyên nhân và những
bài học kinh nghiệm”- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2002.


- Luận văn của cử nhân Lê Xuân Dung: “Điểm nóng chính trị xã hội
quy trình và giải pháp của lực lượng công an tham gia giải quyết điểm nóng”
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2000.
- Luận văn của cử nhân Vũ Đức Hằng:“Điểm nóng chính trị ở nông
thôn huyện Tiền hải, tỉnh Thái Bình. Quy trình xử lý và một số giải pháp chủ
yếu để ổn định tình hình và phát triển”- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh 2002.

- Luận văn của cử nhân Tô Văn Cƣờng: “Ba năm khôi phục hậu quả
điểm nóng Thái Bình, những bài học kinh ngiệm”- Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh 2002.
Các luận văn nói trên đã đƣa ra các giải pháp chung, những bài học
kinh ngiệm để khắc phục hậu quả điểm nóng.
- Việc thực hiện Quy chế dân chủ cũng là hƣớng đề tài đƣợc một số học
viên của học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và một số trƣờng đại học
lựa chọn nghiên cứu. Trong đó hƣớng nghiên cứu chủ yếu đƣợc lựa chọn là
quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số địa phƣơng, một vùng,
hoặc tổng kết chung trong cả nƣớc, qua các số liệu cũng nhƣ tình hình thực
tiễn, các tác giả tổng kết những bài học kinh nghiệm, đƣa ra những khuyến
nghị để tình hình thực hiện Quy chế dân chủ đƣợc tốt hơn
Trên các website nhƣ:
- Website của Đảng cộng sản ( www.cpv.org.vn
- Website của UBND tỉnh Thái Bình ( www.thaibinh.org.vn)
- Website của báo Nhân dân (www.nhandan.org.vn)


Ở các website này đều có các bài viết phản ánh tình hình thực hiện Quy
chế dân chủ ở một số địa phƣơng dƣới hình thức bài báo tổng hợp dạng ngắn,
điểm tin.
Nhƣ vậy, có thể thấy, có hai hƣớng chính để các nhà lý luận, các tác giả
nghiên cứu, tìm hiểu, một là Điểm nóng và hai là Thực hiện Quy chế dân chủ
Trong luận văn này, tác giả muốn tập trung nghiên cứu vào một giải
pháp chính của việc khắc phục điểm nóng tại một địa phƣơng cụ thể là tỉnh
Thái Bình, đó là thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (ở xã). Đây là hƣớng đề
tài mà chƣa có học viên thuộc chuyên ngành chính trị học đi vào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích rõ ý nghĩa của việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở trong

việc hạn chế quan liêu, tham nhũng, bảo đảm các quyền dân chủ của ngƣời
dân, góp phần ổn định tình hình các địa phƣơng nói chung và tỉnh Thái Bình
nói riêng. Rút ra những bài học kinh ngiệm từ thực tiễn khắc phục hậu quả
điểm nóng của tỉnh Thái Bình, một trong những tỉnh từng nổ ra điểm nóng về
tình trạng khiếu nại, tố cáo, biểu tình của nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về điểm nóng Thái Bình, tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới điểm nóng.
- Khái luận về dân chủ, dân chủ tƣ sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, và ý
nghĩa của việc thực hành dân chủ trong đời sống chính trị.
- Phân tích, làm rõ những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.


- Tìm hiểu về quá trình triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở ở tỉnh Thái
Bình
- Từ những kết quả đã đạt đƣợc rút ra bài học kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một trong những giải pháp chính của việc khắc phục điểm nóng Thái
Bình đó là việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; trong đó đề cập đến các
chủ thể là tổ chức Đảng ở cơ sở, chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và đoàn
thể nhân dân và ngƣời dân đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về điểm nóng Thái Bình giai đoạn 1996-1997 và
giải pháp cơ bản để khắc phục điểm nóng Thái Bình là việc thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí

Minh về chính trị, quyền lực chính trị, vai trò của quần chúng nhân dân, bản
chất của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.
- Các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giải quyết điểm
nóng, triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở .
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở quan điểm và phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kết hợp các phƣơng pháp


cụ thể nhƣ: phƣơng pháp thu thập thông tin, tổng hợp phân tích tài liệu, số
liệu, quan sát, phƣơng pháp hệ thống, tìm hiểu thực tế, phỏng vấn.
6. Đóng góp của luận văn
Từ sự phân tích diễn biến và nguyên nhân của điểm nóng Thái Bình,
tác giả nêu ra sự bất cập của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý và nhân
dân làm chủ, trong thực tế nhân dân mất quyền làm chủ; phƣơng châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chƣa đƣợc thực hiện. Việc ban hành và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và
giải quyết nhiệm vụ thực tiễn - là một trong những giải pháp cơ bản khắc
phục điểm nóng Thái Bình
Từ việc thực hiện quy chế dân chủ ở Thái Bình cho thấy, để việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một cách có hiệu quả đảm bảo đƣợc quyền làm
chủ của ngƣời dân thì cần gắn việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở vững mạnh; phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong việc thực
hiện quy chế; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính,
sửa đổi cơ chế chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn; nâng cao
năng lực trình độ của cán bộ cơ sở; nâng cao nhận thức của ngƣời dân đối với
việc thực hiện quy chế. Vì dân chủ thực hiện đƣợc hay không và đến mức nào
phụ thuộc vào thể chế chính trị, thể chế nhà nƣớc, giai cấp lực lƣợng cầm
quyền, trình độ của chủ thể dân chủ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chƣơng;
Chƣơng 1: Những yêu cầu đƣợc đặt ra từ điểm nóng Thái Bình và chủ
trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về việc thực hiện Quy chế dân chủ.


Chƣơng 2: Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Thái
Bình, những bài học kinh nghiệm.
Danh mục tài liệu tham khảo


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I
NHỮNG YÊU CẦU ĐƢỢC ĐẶT RA TỪ ĐIỂM NÓNG THÁI BÌNH
VÀ CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.1. Điểm nóng Thái Bình, những yêu cầu đƣợc đặt ra cần giải quyết từ
điểm nóng
1.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đƣợc thành lập
vào ngày 21-3-1890. Về vị trí địa lý, Thái Bình có vị trí giáp với các tỉnh:
Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, và phía đông giáp
vịnh Bắc Bộ. Ngăn cách giữa Thái Bình với các tỉnh lân cận là những con
sông nhƣ phía Tây Bắc là sông Luộc, Tây Nam là sông Hồng và Đông Bắc là
sông Hóa nên có thể nói giao thông giữa tỉnhThái Bình với các tỉnh khác là
tƣơng đối khó khăn.
Thái Bình là một vùng đất có địa hình bằng phẳng, không có đồi
núi, độ dốc nhỏ hơn 1%, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và đƣợc bao
bọc bởi hệ thống sông biển khép kín. Thái Bình có bờ biển dài hơn 52km và 5

cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Do sự bồi tụ phù sa
qua hàng vạn năm của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình nên
đất đai phì nhiêu màu mỡ. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy mảnh đất Thái Bình
có niên đại hình thành muộn nhất cũng là từ sau khi ngƣời Việt cổ xây dựng
thành công nhà nƣớc đầu tiên của mình- nhà nƣớc Văn Lang. Sự đa dạng của
nguồn gốc dân cƣ trên mảnh đất này thể hiện qua sự phong phú của các dòng
họ nhƣ họ Bùi - Vũ Thƣ, có quê gốc Phong Châu - Vĩnh Phú, họ Đinh, Ngô,
Lại có quê gốc Thanh hóa, họ Quách quê gốc Quảng Ninh…


Cùng với việc hình thành đất đai, dân cƣ là việc thiết lập làng xã.
Làng đƣợc hình thành trên cơ sở một thị tộc đã phát triển, một làng đƣợc hình
thành do sự khai phá của một cá nhân, gia đình hay dòng họ, sau đó có nhiều
dòng họ khác tới để làm ăn sinh sống. Nhiều làng tập hợp thành một xã. Ở
Thái Bình hiện nay vẫn còn thống kê đƣợc nhiều làng xã từng có từ “ kẻ”
hoặc “ cổ” (kẻ biến âm Hán việt thành cổ) nhƣ : Kẻ Bái, Kẻ Gọ, Kẻ Viềng,
Cổ Lễ, Cổ Khúc, Cổ Đẳng, Cổ Tiết, Cổ Dũng… Thời các vua Hùng, Kẻ là
một đơn vị hành chính cấp cơ sở cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức hành
chính của đất nƣớc. Thái Bình có nhiều làng có tên gọi có chữ Xá nhƣ: Đông
Xá, Nguyên Xá, Đặng Xá, Lƣu Xá, Bùi Xá… Chữ Xá có nghĩa là nhà, biểu
hiện rõ tính chất thị tộc và quan hệ huyết thống của những cƣ dân sinh sống
trong làng xã. Dù hình thành từ rất sớm nhƣng làng xã Thái Bình phát triển và
ổn định từ thời Lý Trần. Thời Trần (1226-1406), mảnh đất Thái Bình đƣợc
khai thác triệt để, cƣ dân đông đúc, làng xã ổn định. Cuối thời Trần, Thái
Bình có khoảng 515 xã thôn. Đầu thời Nguyễn có khoảng 616 xã thôn, đến
cuối thế kỉ XIX có 627 xã thôn. Đến trƣớc cách mạng tháng 8-1945, Thái
Bình có khoảng 820 làng xã [10, tr.23] với số dân khoảng 1.036.000 ngƣời.
Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 7 huyện gồm: Vũ Thƣ, Đông Hƣng, Kiến Xƣơng,
Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hƣng Hà, Thái Thụy và thành phố Thái Bình với 285
xã, phƣờng, thị trấn, dân số khoảng 1.860.387 ngƣời, tỷ lệ dân số sống ở nông

thôn chiếm 92,63%, dân số sống ở thành thị chiếm 7,37%.
Thái Bình là mảnh đất có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế xã hội. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do đƣợc
bồi tụ bởi hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, với diện tích tự nhiên lên
tới 1545,93 km vuông (chiếm 0,5% diện tích của cả nƣớc). Bờ biển dài chính
là điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng sông, cảng biển phục vụ cho
việc giao thƣơng và trao đổi hàng hóa. Thái Bình có nguồn tài nguyên khoáng


sản tƣơng đối dồi dào: mỏ khí đốt, mỏ nƣớc khoáng, than nâu. Từ bao đời
nay, Thái Bình là mảnh đất có truyền thống trong sản xuất lƣơng thực thực
phẩm ở đồng bằng sông Hồng. Qua nghìn năm lịch sử, truyền thống trị thủy,
quai đê lấn biển không chỉ góp phần nâng cao tinh thần cố kết cộng đồng giữa
các nhóm dân cƣ mà còn là cơ sở thiết yếu cho việc phát triển ngành nghề,
đặc biệt là nghề trồng lúa nƣớc. Ngƣời dân Thái Bình đã cần cù, bền bỉ, sáng
tạo biến miền đất hoang dã, ngập mặn thành phì nhiêu màu mỡ với bạt ngàn
đồng lúa nƣơng dâu, làng xóm trù mật. Đặc biệt, cƣ dân Thái Bình đã sớm
thích nghi, xử trí thông minh biến những yếu tố vốn thƣờng đƣợc coi là hiểm
họa nhƣ thủy, hỏa, đạo tặc thành những điều kiện, biện pháp hàng đầu trong
kỹ thuật thâm canh, trồng trọt. Nhà bác học Lê Quý Đôn từ thế kỷ XVIII đã
có tác phẩm “Vân đoài loại ngữ” mô tả về hàng chục giống lúa và biện pháp
gieo trồng thâm canh. Đây là công trình tìm hiểu kỹ về nông nghiệp lần đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam đƣợc để lại cho đời sau. Với tài nguyên biển
phong phú, Thái Bình có nhiều điều kiện để phát triển nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Vì có nguồn tài nguyên và trữ lƣợng nƣớc khoáng, khí đốt
phong phú nên Thái Bình có điều kiện phát triển ngành công ngiệp khí đốt và
công nghiệp chế biến nƣớc khoáng. Thái Bình là địa phƣơng có nhiều ngành
nghề truyền thống nhƣ chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan, chiếu cói. Thái
Bình có tới 82 lễ hội truyền thống, có hệ thống các công trình kiến trúc lăng
mộ, đền chùa nổi tiếng, hệ thống các làng nghề đa dạng điển hình của một

tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Thái Bình là một tỉnh có dân số đông, mật độ dân số 1.203
ngƣời/km vuông, nguồn lao động khá dồi dào, hiện tỉnh có hơn 1 triệu ngƣời
trong độ tuổi lao động. Nhìn chung, nguồn lao động ở tỉnh Thái Bình dồi dào,
cần cù chịu khó, có tay nghề, năng động, tiếp thu nhanh cái mới


Thái Bình cũng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Việc học
hành đƣợc chú trọng. Đặng Nghiêm đỗ khoa thi Minh Kính Bác học năm
1185 mở đầu cho khoảng 100 vị đỗ đại khoa của Thái Bình. Sau chiến thắng
quân Minh năm 1428, Thái Bình đóng góp cho đất nƣớc thêm nhiều nhân tài
kiệt xuất trong đó có nhà bác học Lê Quý Đôn xứng đáng là ngôi sao sáng
trên bầu trời Việt Nam. Trong khởi nghĩa nôngdân thế kỷ XVIII, Thái Bình là
nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, khởi nghĩa của Hoàng Công Chất kéo
dài từ năm 1739-1796, khởi nghĩa của Phan Bá Vành chống triều đình nhà
Nguyễn. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, các sĩ phu yêu nƣớc
Thái Bình đã cùng toàn dân một lòng đánh giặc. Nhiều ngƣời con Thái Bình
cũng đã trở thành các cán bộ chủ chốt thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam. Làng Nguyên Xá - Đông Hƣng đƣợc tặng cờ làng kháng chiến kiểu
mẫu. Sau ngày hòa bình lập lại (1954) Thái Bình đƣợc cả nƣớc biết tới với
thành tích trở thành tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt 5 tấn thóc trên 1 ha.
1.1.2. Diễn biến, nguyên nhân phát sinh điểm nóng, và tác động của nó
tới đời sống kinh tế xã hội
Có thể nói, Thái Bình là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong
phát triển nông nghiệp và cũng là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa, truyền
thống yêu nƣớc và cách mạng, có nhiều đóng góp trong quá trình dựng nƣớc
và giữ nƣớc của dân tộc. Ngƣời dân Thái Bình cần cù sáng tạo, dũng cảm
trong lao động sản xuất, chinh phục, cải tạo thiên nhiên; kiên cƣờng bất khuất
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và các thế lực cƣờng quyền; hiếu học
và học giỏi trong mọi hoàn cảnh lịch sử..

Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 1996-1997 vừa qua, ở Thái Bình diễn
ra một sự kiện không bình thƣờng, nhân dân khiếu kiện gay gắt lên các cấp
Đảng, Nhà nƣớc, gây nên tình trạng mất trật tự xã hội nghiêm trọng.


Từ trƣớc năm 1997, trong tỉnh đã xuất hiện những yếu tố mất ổn định
cục bộ (mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức Đảng, đoàn thể ở một số cơ sở, mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân), xã Thụy Hồng, Thái Thụy, 1989; xã Bình Lăng,
Hƣng Hà, 1989; xã Vũ Tây, Kiến Xƣơng; xã Vũ Tiến, Duy Nhất, Vũ Thƣ,
1991; xã Đông Thọ, Đông Hƣng; An Thái, Quỳnh Xá, Quỳnh Phụ, 1994…
Các khiếu kiện chủ yếu về yêu cầu đòi dân chủ công khai, về phân chia sử
dụng ruộng đất, thu chi vốn quỹ hợp tác xã, ngân sách xã, thanh toán chi phí
xây dựng đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm xá… Đến năm 1995, 1996, tình
hình khiếu kiện của nhân dân nhiều hơn nhƣng không đƣợc cán bộ giải quyết.
Do những khiếu kiện của nhân dân không đƣợc xử lý, giải quyết, nên
nhân dân hết sức bất bình, tình hình khiếu kiện ở nhiều xã ngày càng phức
tạp. Từ một xóm Dân Chủ ở xã Quỳnh Xá, nhân dân khiếu kiện về việc điều
chỉnh ruộng đất, các khoản huy động đóng góp ở xã và yêu cầu xử lý những
cán bộ xã có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Tiếp đó là các xã Quỳnh Hội, An
Thái, Quỳnh Hồng, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Mỹ… của huyện Quỳnh Phụ, sau
đó lan ra các huyện khác trong tỉnh.
Đến tháng 12-1997, tất cả các huyện thị trong tỉnh đều xảy ra khiếu
kiện tập thể đông ngƣời. Cụ thể:
Quỳnh Phụ: 36/38 xã

Thái Thụy:

46/48 xã

Đông Hƣng: 41/46 xã


Tiền Hải:

32/35 xã

Kiến Xƣơng: 31/40 xã

Hƣng Hà:

16/34 xã

Vũ Thƣ:

Thị xã Thái Bình: 2/13 xã phƣờng

29/31 xã

Toàn tỉnh có 233/285 xã phƣờng trong đó có 57 xã thuộc loại nghiêm
trọng, 130 xã khiếu kiện phức tạp, 98 xã khiếu kiện bình thƣờng [9, tr.5].


Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh, đến ngày 25-12-1997, đã có tới
237/285 xã có khiếu kiện (trong đó có 18 xã gay gắt, 65 xã nghiêm trọng, 61
xã phức tạp, 93 xã khiếu kiện bình thƣờng), 48 xã không có khiếu kiện. Đến
20-2-1998: 241/285 xã có khiếu kiện (trong đó 142 xã có nội dung khiêú kiện
phức tạp, 94 xã có nội dung khiếu kiện bình thuờng) [1, tr.21].
Quy mô và tính chất phức tạp của việc tố cáo khiếu kiện ngày càng
tăng. Từ tổ chức ít đến đông ngƣời lên xã, huyện, tỉnh, trung ƣơng. Từ vài
ngƣời đi khiếu kiện lên tới hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ngƣời, từ tuân
thủ pháp luật đến vi phạm pháp luật… Nhƣ tại xã An Ninh - Huyện Quỳnh

Phụ, nhóm những ngƣời khiếu kiện đã đánh chủ tịch, đập phá trụ sở UBND
xã, đốt nhà cán bộ. Chín nhà cán bộ bị đốt trong đó có 2 mẹ con vì oán thù
cán bộ đã cùng đoàn biểu tình ôm rơm đi đốt 6 nhà cán bộ [9, tr.5]. Ngày 9-51997, nhân dân xã Quỳnh Mỹ kéo lên huyện cùng với nhân dân nơi khác vây
Viện Kiểm soát, du đổ tƣờng trụ sở công an huyện, hành hung công an, bắt
Viện trƣởng Viện Kiểm soát làm con tin. Ở xã Quỳnh Hoa, ngày 9-11, 90
ngƣời kéo lên Hà Nội gặp Văn phòng Chính phủ. Ngày 12-11, khoảng 200
ngƣời kéo lên Ủy ban tỉnh, cắt dây, tháo cổng tràn vào đập phá cửa kính [9,
tr.9].
Có thể nói, sự kiện Thái Bình là điểm nóng chính trị xã hội, với những
biểu hiện cụ thể nhƣ: đời sống xã hội trong trạng thái bất bình thƣờng, rối
loạn; diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lƣợng với hành vi không
kiểm soát đƣợc; hành vi của đám đông quần chúng đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ
của pháp luật và chuẩn mực của văn hóa đạo đức, nó có khả năng lan tỏa.
Điểm nóng Thái Bình là điểm nóng chính trị, xã hội vì đây là điểm nóng diễn
ra trong lĩnh vực chính trị xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần
chúng nhân dân đã hƣớng trực tiếp vào những ngƣời nắm quyền lực chính trị,
cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nƣớc. Ở đây cụ


thể là các khiếu kiện biểu tình của ngƣời dân hƣớng tới là hệ thống chính trị
(chủ yếu là ở cơ sở), với các cán bộ chủ chốt nhƣ chủ tịch, phó chủ tịch
UBND xã, phó ban tài chính xã, bí thƣ và phó bí thƣ Đảng ủy, ban quản lý
hợp tác xã. Ngƣời dân chống đối không phải là vì nhằm để lật đổ chính
quyền, chống đối lại thể chế, mà ngƣời dân chỉ mong muốn đòi hỏi sự dân
chủ, công bằng, loại bỏ những cán bộ tham nhũng, thoái hóa biến chất, hoàn
thiện thể chế chính sách.
Điểm nóng Thái Bình đã trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng gây
hậu quả về nhiều mặt đối với đời sống kinh tế chính trị, xã hội:
Về mặt xã hội: Nó đã làm ảnh hƣởng đến truyền thống đoàn kết trong
xã hội và nhân dân địa phƣơng. Đoàn kết là một truyền thống quý báu và cao

đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Hồ Chủ Tịch cũng đã từng nói: “Trong
bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân” [17, tr.276]. Tuy nhiên, điểm nóng Thái Bình
đã gây nên ảnh hƣởng nghiêm trọng tới truyền thống đoàn kết quý báu lâu đời
của nhân dân. Tình cảm láng giềng họ tộc cũng bị tổn thƣơng. Ngƣời dân Việt
Nam bao đời nay sống ở trong làng xã, dƣới những lũy tre xanh, bên những
dòng sông hiền hòa uốn lƣợn, đồng lúa phì nhiêu, tình cảm gắn bó chặt chẽ họ
lại với nhau đó là tình làng nghĩa xóm, huyết thống họ tộc. Đa số những
ngƣời dân trong một làng thƣờng có mối quan hệ huyết thống và các quan hệ
giữa những ngƣời trong làng thƣờng đƣợc quy định bằng những giá trị truyền
thống. Do lịch sử hình thành cùng với đặc điểm trên nên đời sống cộng đồng
trong làng vừa mang tính chất pháp lý vừa mang nặng tính chất quan hệ tình
nghĩa với nhau. Điểm nóng xảy ra không chỉ làm rạn nứt tình cảm của ngƣời
dân với nhau trong thời điểm hiện tại mà hậu quả của nó còn ảnh hƣởng tới
thế hệ mai sau.


Về mặt kinh tế: Kinh tế trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, một số lĩnh
vực có xu hƣớng giảm sút, hiệu lực quản lý điều hành kinh tế xã hội của các
cấp chính quyền bị suy giảm. Việc một số phần tử quá khích đập phá trụ sở
chính quyền, đập phá đốt nhà cán bộ làm ảnh hƣởng không nhỏ tới cơ sở vật
chất của nhân dân và nhà nƣớc. Việc ngƣời dân đi khiếu kiện, biểu tình làm
ngƣng trệ công việc lao động sản xuất.
Về mặt chính trị: Trƣớc hết, nó vi phạm đến bản chất của Đảng và
Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân vừa là mục tiêu,
vừa là động lực đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi
mới. Mục tiêu của Đảng ta là: mọi lợi ích, mọi quyền lực đều thuộc về nhân
dân, ngoài ra Đảng không còn mục tiêu nào khác. Những năm qua, Đảng và
Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội,

phát huy một bƣớc quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế đã cho thấy, quyền
làm chủ của ngƣời dân trong những năm qua đã bị vi phạm; tệ quan liêu mệnh
lệnh, cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ
đã khiến nhân dân bất bình, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với tổ chức
Đảng, chính quyền cơ sở, làm tổn hại tình đồng chí trong Đảng. Nhân cơ hội
tình hình trật tự xã hội rối loạn, kẻ địch và các phần tử xấu chống đối, lợi
dụng để kích động nói xấu chế độ. Mâu thuẫn trong sự kiện điểm nóng Thái
Bình là mâu thuẫn không đối kháng, trong nội bộ nhân dân, không có yếu tố
của kẻ địch bên ngoài tác động. Tuy nhiên, nếu tình hình tiếp tục kéo dài và
phức tạp sẽ tạo điều kiện cho kẻ địch thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa
bình”, lúc đó hậu quả sẽ phức tạp và khó giải quyết.
Nguyên nhân xảy ra điểm nóng Thái Bình có thể thấy do những nguyên
nhân chính nhƣ sau:


Cán bộ tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ với nhân dân. Thái
Bình là một tỉnh còn nghèo, trong quá trình chuyển đổi nên kinh tế, đời sống
của ngƣời dân đã có nhiều tiến triển nhƣng là một tỉnh thuần nông, ngƣời dân
chủ yếu sống nhờ vào những sản phẩm thuần túy của nông nghiệp nên đời
sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ lại
giàu lên nhanh chóng, có mức sống cao vƣợt hơn hẳn, chi tiêu lãng phí đã gây
nên bất bình, bức xúc cho nhân dân. Theo thanh tra ở 152 xã thì có nhiều chủ
tịch xã, bí thƣ xã, cán bộ địa chính, cán bộ tài chính, chủ nhiệm và kế toán
trƣởng hợp tác xã, trƣởng xóm đều có sai phạm về tham nhũng ở những mức
độ khác nhau. Ngân sách xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền
cấp xã. Nó cung cấp phƣơng tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ
máy chính quyền cơ sở. Ngân sách xã là một cấp ngân sách có mối quan hệ
trực tiếp đến lợi ích của nhân dân vì ẩn chứa đằng sau hoạt động thu, chi,
ngân sách xã chính là giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc và nhân
dân. Lợi ích Nhà nƣớc ở đây là lợi ích chung của cộng đồng dân cƣ mà chính

quyền xã là ngƣời đại diện. Ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở, có quan hệ
trực tiếp đến đời sống của nhân dân và nó giữ vị trí rất quan trọng trong hệ
thống ngân sách Nhà nƣớc. Ngoài các khoản thu và chi theo pháp luật quy
định, chính quyền xã không đƣợc đặt ra các khoản thu trái với quy định của
pháp luật. Tuy nhiên ở nhiều nơi, còn tồn tại tình trạng, ngân sách xã bị sử
dụng sai nguyên tắc, các khoản thu của dân để xây dựng các công trình công
cộng đã không đƣợc quản lý chặt chẽ, thiếu kiểm tra giám sát, không đảm bảo
chát lƣợng, không quyết toán kịp thời, không công khai trƣớc dân về việc chi
tiêu, trong đó ở nhiều xã, có hiện tƣợng khai khống từ 20-25 % khối lƣợng
công trình để rút tiền đóng góp của nhân dân. Việc cấp đất bán đất còn tùy
tiện, trái thẩm quyền. Nhiều xã vay mƣợn tiền ngân hàng, của nhân dân, của
các quỹ khác một cách tùy tiện, sử dụng thiếu chặt chẽ, thiếu dân chủ, chƣa


công khai. Hiện tƣợng đƣa và nhận tiền, quà hối lộ còn diễn ra ở nhiều nơi,
trên nhiều lĩnh vực, tạo ra sự uất ức, bất bình trong nhân dân. Tình trạng hội
họp tràn lan, hình thức, không hiệu quả kéo dài, chi tiêu tiếp khách, hội nghị,
giao dịch, lễ nghi… còn nhiều lãng phí, không đƣợc ngăn chặn. Từ năm 1994
đến tháng 6 năm 1997, tỉnh Thái Bình đã cấp đất làm nhà 88,93 ha trong đó
45,7 ha là đất hai vụ lúa, số tiền phải nộp ngân sách là 43,7 tỷ đồng nhƣng
thực tế nộp 8,7 tỷ đồng, cấp huyện và xã đã kí giao làm nhà không đúng thẩm
quyền 244 ha trong đó gồm 48 ha đất hai vụ (huyện kí sai thẩm quyền 48 ha,
xã kí sai 174 ha, cá nhân lấn chiếm 22 ha) [9, tr.19]
Một bộ phận không nhỏ cán bộ có lề lối tác phong làm việc quan liêu,
độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng. Nhiều cán bộ còn xa dân,
ít thâm nhập vào cuộc sống của ngƣời dân, không chú ý lắng nghe tâm tƣ
nguyện vọng của nhân dân, không thấy đƣợc sự bất bình của ngƣời dân,
không những không quan tâm giải quyết kịp thời những khiếu nại tố cáo
chính đáng của ngƣời dân mà còn đố kị, thách đố dân đi kiện.
Ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình phải đóng góp quá sức. Bình quân

ruộng đất 1 sào/1 ngƣời, phải nộp từ 20-30 khoản thu các loại bằng 1/4 đến
1/3 sản lƣợng [9,tr.16] Việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn theo
chủ trƣơng “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một việc làm đúng đắn góp
phần mang lại diện mạo mới cho đời sống nông thôn của chúng ta, góp phần
xây dựng nông thôn nƣớc ta sớm thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, ngƣời dân chủ yếu sống vào nguồn thu từ
hạt thóc và con lợn nhƣng lại phải đóng góp quá nhiều khoản, quá cao so với
khả năng của ngƣời dân. Nhiều khoản thu của nông dân không theo quy định
của trung ƣơng và của tỉnh. Ngay các khoản thu trong danh mục theo quy
định của trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã, từ 1-1-1994 đến 31-7-1997
thì mức thu thực tế cao hơn so với mức quy định tới 176,3 tỷ đồng, trong đó


cao hơn quy định của trung ƣơng, tỉnh, huyện là 15,3 tỷ đồng, cao hơn quy
định của nghị quyết hội đồng ngân sách xã, phƣờng, của đại hội xã viên hợp
tác xã là 161 tỷ đồng [19, tr.9]. Rõ ràng việc huy động đóng góp là quá sức
dân.
Thái Bình là một tỉnh giàu truyền thống, có tiềm năng về kinh tế xã hội,
ngƣời dân chủ yếu làm nông nghiệp, chăm chỉ chịu khó cần cù, sống hiền
hòa, nhƣng điều gì khiến những ngƣời dân đó bất bình và khiếu kiện tập thể
gay gắt. Câu trả lời chính là do cán bộ đảng viên mà trực tiếp ở cấp cơ sở có
nhiều sai phạm, tham nhũng, quan liêu mất dân chủ, huy động đóng góp quá
sức của nhân dân, gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Nguyên
nhân sâu xa cũng còn do nhiều vấn đề về chính sách và thể chế Nhà nƣớc còn
những bất cập. Nhƣ vậy, để ổn định tình hình, khắc phục điểm nóng, để nhân
dân lấy lại niềm tin vào hệ thống chính quyền thì yêu cầu đặt ra đó là yêu cầu
về vấn đề công khai dân chủ, chống quan liêu tham nhũng.
1.2. Dân chủ và dân chủ ở cơ sở là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn
Dân chủ - Demokratos, là một thuật ngữ xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ

đại. Trong đó Demo là dân, Kratos là quyền lực nghĩa là quyền lực thuộc về
nhân dân. Theo từng bƣớc phát triển của lịch sử, thuật ngữ dân chủ đã từng
bƣớc đƣợc các nhà nghiên cứu bổ sung, mở rộng với nội hàm phong phú hơn,
dân chủ đƣợc hiểu là: "Một hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước của một
giai cấp, là một nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội, là tính chất của các mối
quan hệ giữa các công đồng người; là một giá trị xã hội, một lý tưởng giải
phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm chủ
Nhà nước và làm chủ bản thân mình; dân chủ là sản phẩm của nền văn minh
là điều kiện và tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội…" [2, tr.11].


Con ngƣời ngay từ thời nguyên thuỷ, họ đã sống tụ tập với nhau thành
bầy đàn, dựa vào sức mạnh bầy đàn đó để kiếm thức ăn, xua thú dữ… duy trì
hoạt động sống của mình. Theo dòng lịch sử, cuộc sống bầy đàn không còn
nữa, mỗi ngƣời đã có mái nhà riêng nhƣng trƣớc những khó khăn trong cuộc
sống, những lúc thiên tai địch họa, ngƣời dân lại tập hợp với nhau tạo thành
một sức mạnh chung lớn lao vƣợt qua những khó khăn đó. Nhƣ vây, con
ngƣời có nhu cầu sống thành cộng đồng, tổ chức với nhau lại thành một tổ
chức xã hội để dựa vào sức mạnh của cộng đồng. Con ngƣời cần tới quyền
lực chung của cộng đồng để uốn nắn, điều chỉnh hành vi của các thành viên,
biểu hiện ra ở những phạm trù đạo đức, các phong tục tập quán, luật pháp mà
các thành viên phải tuân theo.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, tuy chƣa có khái niệm dân chủ
nhƣng hình thức dân chủ đã xuất hiện dƣới hình thức là sinh hoạt cộng đồng.
Khi chƣa thành lập đƣợc bộ máy Nhà nƣớc làm nhiệm vụ tổ chức lại xã hội,
điều hành xã hội thì các thị tộc, bộ lạc ở đây bầu lên những nguời tù trƣởng,
tộc trƣởng hoặc thủ lĩnh quân sự. Những ngƣời này có chức năng quân sự,
chức năng tế lễ và chức năng tƣ pháp. Họ thực hiện vai trò của mình theo ý
muốn của các thành viên trong thị tộc bộ lạc đó. Trong thời kì cộng sản
nguyên thuỷ, dân chủ là một thể chế xã hội tự quản, tƣ liệu sản xuất là của

chung trong cộng đồng thị tộc bộ lạc.
Vào thời chiếm hữu nô lệ, xã hội đã bắt đầu phân chia giai cấp đó là
giai cấp nô lệ và chủ nô. Giai cấp chủ nô và các công dân tự do đƣợc đảm bảo
về các quyền tự do, bình đẳng; trái lại giai cấp nô lệ bị bóc lột, chiếm đoạt các
quyền đó. Dân chủ ở thời kì chiếm hữu nô lệ này là dân chủ của chủ nô và
những cƣ dân tự do phục vụ giai cấp chủ nô.


×