Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Lễ hội đền vua mai huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 136 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=====***=====

Nguyễn Hồng Vinh

lễ hội đền vua mai
huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Hà nội - 2008


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=====***=====

Nguyễn Hồng Vinh

lễ hội đền vua mai
huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Chuyên ngành

: Dân tộc học

Mã số

: 60 22 70


luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.ts lê sỹ giáo

Hà nội - 2008


lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự tận
tình h-ớng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Sỹ Giáo, Bộ môn Dân tộc học,
khoa Lịch Sử, Tr-ờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới các thầy cô giáo trong
khoa Lịch sử, Tr-ờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
Tác giả cảm tạ sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu văn hoá dân gian Việt
Nam, Sở văn hoá Thông tin, Thể thao và Du lịch Ngệ An, Ban quản lý di
tích và danh thắng tỉnh Nghệ An, Th- viện tỉnh Nghệ An, Th- viện tr-ờng
Đại học Vinh, Trung tâm văn hoá huyện Nam Đàn và nhân dân xã Vân
Diên, Nam Thái, Nam Th-ợng, thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An), Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, ông Đinh Văn Hiến, TS.
Nguyễn Quang Hồngđã cung cấp t- liệu, giúp đỡ tác giả trong quá trình
điền dã viết luận văn.
Xin đ-ợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ng-ời thân trong gia
đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song thời gian và năng lực có hạn
nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đ-ợc sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2008

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Vinh


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận vă n Lễ hội
đền Vua Mai, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là kết quả lao
động của chính tác giả.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2008
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Vinh


mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Mảnh đất Nam Đàn, quê h-ơng của nhiều bậc danh nhân kiệt xuất
(Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ Tịch Hồ Chí Minh.) từ xưa vốn đã
nổi tiếng là địa linh nhân kiệt, càng toả sáng hơn bởi những nét đẹp văn hoá
cổ truyền, giàu bản sắc, giàu tính nhân văn mà lễ hội đền Vua Mai là một
nét văn hoá tiêu biểu.
Lễ hội đền Vua Mai x-a kia vốn là lễ hội quốc gia (quốc lễ) đ-ợc tổ
chức lớn hàng năm vào dịp tháng giêng để t-ởng nhớ Mai Hắc Đế Vua
Mai cùng thân quyến và các t-ớng lĩnh Mai triều. Thế nh-ng do điều kiện
chiến tranh, di tích và lễ hội đền Vua Mai trong gần nửa thế kỷ qua đã
không đ-ợc quan tâm thoả đáng, xứng với tầm vóc của một vị vua n-ớc
Việt và là vị vua đầu tiên trên đất Nghệ An.

Cũng nh- bao lễ hội cổ truyền nói chung, lễ hội cổ truyền ở Nghệ An
nói riêng, lễ hội đền Vua Mai đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, nhu cầu
tín ng-ỡng tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hoá và chống
ngoại xâm của dân tộc. Lễ hội đền Vua Mai còn là môi tr-ờng để các loại
hình nghệ thuật dân gian, các trò chơi dân gian có dịp thể hiện, phát triển.
Lễ hội đền Vua Mai góp phần gắn kết các thành viên cộng đồng, là môi
tr-ờng cộng cảm sâu sắc có tác động đến đời sống tình cảm, góp phần xây
dựng tính cách và tâm hồn ng-ời dân xứ Nghệ, tâm hồn ng-ời Việt Nam
trọng nghĩa trọng tình và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Lễ hội đền Vua Mai thể hiện bản sắc văn hoá vùng quê Nam Đàn,
văn hoá xứ Nghệ, thể hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện -ớc mơ, nguyện
vọng và năng lực sáng tạo văn hoá của nhân dân, h-ớng con ng-ời đến với
chân thiện - mỹ, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đ-ơng đại.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhân dân ta phải dồn công sức, của cải vào
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên các lễ hội trong n-ớc

1


nói chung, lễ hội đền Vua Mai nói riêng cũng bị vắng bóng một thời.
Những năm gần đây, thực hiện chủ tr-ơng chấn h-ng văn hoá dân tộc của
Đảng, Nhà n-ớc ta, các lễ hội trong n-ớc đã đ-ợc tái sinh, lễ hội đền Vua
Mai cũng đã đ-ợc phục hồi. Từ năm 2005 Sở văn hoá thông tin tỉnh Nghệ
An đã chọn lễ hội đền Vua Mai là lễ hội mở đầu cho năm du lịch Nghệ An.
Cũng từ đó lễ hội đền Vua Mai mới dần dần đ-ợc trở về với vị trí vốn có và
đã, đang trở thành một hoạt động văn hoá lành mạnh, có nề nếp, thu hút
đông đảo các tầng lớp nhân nhân tham gia, thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học.
Tuy nhiên, các nhà khoa học, xuất phát từ chuyên môn nghề nghiệp
chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định nào đó, do vậy hầu nh- ch-a

có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lễ hội
đền Vua Mai. Chúng tôi khi tìm hiểu vấn đề này đã cố gắng cập nhật những
thông tin và những số liệu mới, khẳng định những giá trị v à ý nghĩa của lễ
hội đền Vua Mai và chỉ ra thực trạng lễ hội đền Vua Mai hiện nay. Với
tinh thần đó, chúng tôi chọn đề tài Lễ hội đền Vua Mai, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An cho luận văn thạc sĩ khoa học của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội đã có nhiều công trình nh- Hội hè đình đám
của Toan ánh (1969), Lễ hội truyền thống và hiện đại của Thu Linh và
Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội cổ truyền do Viện Văn hoá dân gian biên
soạn (1992), Lễ hội truyền thống trong đời sống hiện đại do Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993.
Liên quan tới đề tài này có một số công trình nghiên cứu nh-ng chỉ
mới đề cập đến những khía cạnh cụ thể về thân thế Mai Thúc Loan, di tích
đền Vua Mai và một ít bài viết ngắn về lễ hội đền Vua Mai đ-ợc đăng tải
rải rác ở một số báo, tạp chí...
Về nhân vật Mai Thúc Loan, Đại Việt sử ký toàn th- do Ngô Sĩ Liên
biên soạn có viết vắn tắt về ông nh-ng vẫn giữ nguyên lập tr-ờng của sử gia
nhà Đường (Trung Quốc) gọi Mai Thúc Loan là tướng giặc. Ngô Thời Sĩ
2


đã kịp đính chính lại trong Việt sử tiêu án. Những bộ sử sau này chủ yếu
dựa vào những dòng vắn tắt của chính sử để chép lại cuộc khởi nghĩa Mai
Thúc Loan nh- Việt sử l-ợc của Trần Trọng Kim, Đại Nam nhất thống chí
do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn...Đáng l-u ý là ngày 08 tháng 11
năm 2008, viện Sử học Việt Nam phối hợp với tr-ờng Đại học Vinh đã tổ
chức hội thảo Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu xác minh lại
một số vấn đề cơ bản, khẳng định tầm vóc của Mai Thúc Loan và quy mô
của cuộc khởi nghĩa.

Về di tích đền Vua Mai: Trần Mai Ph-ơng tr-ởng phòng tuyên truyền
Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An đã lập hồ sơ Lý lịch di tích
đền thờ và mộ Mai Hắc Đế năm 1994. Năm 2001 Trần Mai Ph-ơng lấy bút
danh là Ph-ơng Thanh có bài viết về đền Vua Mai in trong Nghệ An, di
tích và danh thắng. Đến năm 2007 cùng một tác giả, cùng một nội dung bài
Đền Mai Hắc Đế đ-ợc in trong Đền miếu Việt Nam do GS Vũ Ngọc Khánh
chủ biên. Năm 2008, tại hội thảo Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan
Châu, Phạm Xuân Quang Phó bí th- th-ờng trực huyện uỷ Nam Đàn có
tham luận Nam Đàn với việc bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích của
Vua Mai và lễ hội đền Vua Mai nh-ng cũng chỉ dừng lại ở việc nêu ra sơ
l-ợc về địa điểm di tích và liệt kê ngày lễ tế ở đền Vua Mai. Cũng tại hội
thảo, TS Nguyễn Quang Hồng nêu ra Một số ý kiến đề xuất về lễ hội và
quần thể di tích lịch sử văn hoá của Vua Mai nh-ng chỉ tập trung ở vấn
đề: bỏ phần thi ng-ời đẹp sông Lam, sửa đổi nội dung văn tế, đề xuất khai
quật thành Vạn An, trùng tu di tích động Cồn Chèn (nơi Vua Mai sinh ra và
lớn lên d-ới gốc cây mai, xã Nam Thái) và đề nghị đ-a lễ hội Vua Mai vào
danh sách các lễ hội cấp tỉnh. Bài viết có một số t- liệu mới. Tuy nhiên,
vẫn ch-a đề cập đến nội dung chính của lễ hội.
Ngoài ra, ở một số tạp chí văn hoá nghệ thuật, tạp chí văn hoá Nghệ
An, báo Nghệ An, báo Tiếng nói Việt Nam... các tác giả Ph-ơng Thanh,
Ngô Doanh có viết về lễ hội đền Vua Mai nh-ng chỉ sơ l-ợc những nét nổi
bật nhất của lễ hội.
3


Cho đến nay chúng tôi đ-ợc biết, ch-a có một công trình nào nghiên
cứu về lễ hội đền Vua Mai một cách chuyên sâu, có hệ thống. Những suy
nghĩ, kiến giải mà chúng tôi đề cập trong luận văn hy vọng góp phần tăng
thêm hiểu biết về lễ hội đền Vua Mai cũng là để tôn vinh công trạng của
Mai Thúc Loan đối với n-ớc nhà nói chung, xứ Nghệ nói riêng.

3. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Nguồn tài liệu thành văn: Những công trình nghiên cứu đã đ-ợc
công bố của Viện nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, Sở Văn hoá
Thông tin tỉnh Nghệ An, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An...
Các bằng sắc, câu đối, hoành phi, gia phả, những bài hát văn trong
đền thờ Vua Mai.
- Nguồn tài liệu truyền miệng: Truyện kể, thơ ca, hò vè của ng-ời
dân Xứ Nghệ nói chung, nhân dân Nam Đàn nói riêng.
Tuy nhiên, tài liệu điền dã thực địa của tác giả đ-ợc coi là nguồn tài
liệu quan trọng nhất. Trong hơn một năm về Nghệ An làm luận văn, tác giả
đã tiến hành các đợt điền dã sau:
Từ ngày 12 tháng 02 năm 2008 đến ngày 21 tháng 02 năm 2008 (tức
từ ngày 06 đến ngày 15 tháng giêng âm lịch). Chúng tôi đã đ-ợc chứng kiến
sự chuẩn bị chu đáo của ng-ời dân ở đây, nắm đ-ợc kế hoạch tổ chức, nội
dung phân công cụ thể cho từng ban ngành, từng làng xã và chứng kiến
diễn biến của lễ hội đền vua Mai.
Từ ngày 06 tháng 04 năm 2008 đến hết hết tháng 8 năm 2008, công
việc điền dã chia thành nhiều đợt. Đây là thời gian thu thập đ-ợc nguồn tài
liệu thực địa phong phú nhất.
Từ ngày 09 tháng 11 đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2008
chúng tôi tiến hành đợt điền dã để bổ sung thêm những t- liệu cần thiết.
Chúng tôi cũng sử dụng camêra quay về lễ hội đền Vua Mai và máy
ảnh chụp ảnh về đền, miếu mộ và lễ hội đền Vua Mai năm 2008 cùng với

4


những di tích xung quanh. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng bản đồ mặt
bằng kiến trúc khu miếu mộ Vua Mai để hình dung, đối chiếu với thực tế.

4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Phục dựng lại bức tranh lễ hội đền Vua Mai huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An x-a và nay.
2. Nêu bật vai trò và ý nghĩa của lễ hội đền Vua Mai trong đời sống
tâm linh của ng-ời dân Xứ Nghệ.
3. Đề xuất những giải pháp bảo tồn lễ hội.
- Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề có liên quan đến lễ hội đền Vua Mai, truyền thống và hiện đại.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Tác giả đặt vấn đề nghiên cứu lễ hội nh- là một hiện t-ợng văn hoá lịch sử.
Về ph-ơng pháp nghiên cứu cụ thể: luận văn đ-ợc hoàn thành chủ
yếu là sử dụng ph-ơng pháp điền dã dân tộc học.
Tác giả cũng vận dụng ph-ơng pháp nghiên cứu xã hội học vào luận
văn, đồng thời xử lý thông tin theo ph-ơng pháp phối hợp liên ngành.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, th- mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 4 ch-ơng.
Ch-ơng 1: Vua Mai và vùng quê Nam Đàn.
Ch-ơng 2: Không gian của lễ hội.
Ch-ơng 3: Diễn trình lễ hội.
Ch-ơng 4: Giá trị và ý nghĩa của lễ hội đền Vua Mai

5


ch-ơng 1: Vua mai và vùng quê nam đàn

1.1. Vua Mai và khởi nghĩa Hoan Châu
1.1.1. Gốc tích Vua Mai

Mai Hắc Đế (Vua Mai) tên thật là Mai Thúc Loan hoặc Mai Huyền
Thành, anh hùng dân tộc, ng-ời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống
lại sự chiếm đóng của nhà Đ-ờng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ VIII.
Ông quê ở làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
ngày nay nh-ng sinh ra, tr-ởng thành tại thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt
nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ Mai Thúc Loan đã phải đi ở nh-ng nhờ sức vóc khoẻ mạnh,
thông minh tài trí hơn ng-ời lại rất giỏi võ nghệ nên Mai Thúc Loan đã sớm
nổi tiếng trong vùng.
Năm 713 đời Vua Huyền Tông nhà Đ-ờng ở Trung Hoa, Mai Thúc
Loan đã kêu gọi và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà
Đ-ờng. Ông x-ng đế và lập nên n-ớc Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế
tức ông Vua Đen họ Mai.
Để chiếm lại bằng đ-ợc n-ớc ta, Đ-ờng đế sai nội thị tả giám môn vệ
t-ớng quân là D-ơng T- Húc và đô hộ là Quang Sở Khách sang đàn áp. Sau
nhiều trận giao chiến khốc liệt từ l-u vực sông Hồng đến l-u vực sông Lam,
Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan rã. Mai Hắc
Đế rút quân và băng hà tại căn cứ Hùng Sơn. Quốc gia Vạn An rơi vào tay
nhà Đ-ờng.
Để t-ởng nhớ đến công ơn Mai Hắc Đế vị vua đầu tiên trên đất
Nghệ An, nhân dân lập đền thờ ông trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng
Sơn.
Nay đền Vua Mai nằm ven chân đê 42, thuộc khối Mai Hắc Đế, thị
trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đền này thờ Mai Hắc Đế và
ng-ời con trai kế nghiệp của ông - Mai Thúc Huy.

6


Có thể nói, Mai Hắc Đế là một trong những vị vua có xuất thân kỳ lạ

mà cho đến nay vẫn ch-a có một tài liệu nào xác minh chính xác về nguồn
gốc xuất thân của Ngài. Bởi vậy, khi tìm hiểu về lý lịch vua Mai - chúng tôi
chỉ nêu ra những giả thiết về gia thế của Mai Thúc Loan.
Nguồn gốc xuất thân của Vua Mai không rõ ràng. Theo Thiên nam
ngũ lục, Mai Thúc Loan không có cha, còn mẹ là một phụ nữ nghèo khó, có
lần đi xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao phủ lấy mình rồi
mang thai sinh ra ông [20]. Với cách nói này chúng ta có thể hiểu Mai Hắc
Đế là con của một ng-ời phụ nữ không có chồng, bởi vậy họ của Vua Mai
có thể là họ mẹ, cũng có thể là mẹ Vua Mai đã lấy tên quê mình để đặt họ
cho con (quê bà ở làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
ngày nay).
Truyền thuyết kể về sự ra đời của Mai Thúc Loan trong một hoàn
cảnh đặc biệt, sự khốn khổ cực nhọc của một ng-ời mẹ từ một vùng biển
phải bỏ quê nhà lên vùng bán sơn địa và sinh ngài d-ới gốc cây mai nên
Ngài có họ Mai [24, 45].
Giai thoại dân gian cho biết, Mai Thúc Loan là con của ông Mai Sinh
và bà Vương Thị, lúc có mang bà mơ thấy một vị tiên đưa cho viên kê sơn
bích lúc giơ tay nhận thì đỡ hụt làm viên ngọc rơi vỡ thành ngàn mảnh. Từ
giấc mộng đ-ợc viên ngọc kê sơn, tên một giống gà rừng đẹp như chim
Loan - Ph-ợng nên ông bà đã chọn tên giống chim đó đặt cho con trai
mình: tên Mai Ph-ợng, tự Thúc Loan và ông còn có tên khác là Mai Huyền
Thành [14, 24].
Một số truyền thuyết dân gian ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh lại nói:
bà Mai mẫu sinh con ở làng Mai Phụ, sau đó do không chịu nổi ách áp bức,
bóc lột tàn bạo của bọn Diêm quan, nên hai mẹ con đã bỏ làng ra đi [58, tr
58].
Ngày nay, nhân dân xã Vân Diên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An lại
truyền tụng nhau: Bố của bà Mai Mẫu là tr-ởng phu đồn điền muối ở Thạch
Hà, bà Mai Mẫu có mang với phu đồn điền muối nên theo lệ làng bà bị bỏ
7



rọ trôi sông. Vì th-ơng con gái nên tr-ởng phu đồn điền muối Thạch Hà lúc
bấy giờ đã bố trí cho làm một hình nộm mặc áo quần giống nh- bà và đ-a
ra sông thả. Nh-ng sợ dân làng biết đ-ợc ông đã bí mật đ-a bà ra vùng núi
non hẻo lánh (xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay) để
trú ngụ và sinh con. Chính vì vậy , Mai Mẫu đ-ợc nhân dân ở đây gọi bà là
bà Trần Thị Rơi [13].
Sử cũ chép, Mai Thúc Loan mặt mũi đen sì, sức vóc khoẻ mạnh, khi
lớn lên ng-ời cao hơn bảy th-ớc, khí phách hùng vĩ, mọi ng-ời đều nể sợ
[31]. Với đặc điểm nhân chủng khác biệt nh- vậy đã có nhiều nghi vấn về
nguồn gốc tộc ng-ời của Vua Mai. Dân gian t-ơng truyền Mai Thúc Loan
x-a kia da đen, tóc xoăn, mặt vuông, dáng ng-ời to khoẻ, rắn chắc đã hạ
gục đ-ợc nhiều đô vật trong làng, đánh bại đ-ợc hổ, mới m-ời bảy tuổi đã
gánh đ-ợc những gánh củi to và nặng hơn của ng-ời lớn. Những huyền
thoại về Mai Thúc Loan đ-ợc các cụ già kể lại thật phong phú và hấp dẫn
đôi khi có những điều trái ng-ợc nhau song đều toát lên vẻ đẹp của một
tráng sĩ với tính cách siêu phàm, xuất chúng: hiếu động, hiếu học và rất
hiếu thảo đ-ợc nhân dân ở đây vẫn l-u truyền.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu khi viết về ng-ời Chăm cũng đã đề cập đến vấn
đề nhân chủng khác biệt của Vua Mai. Chẳng hạn, trong Lâm ấp, Chăm Pa và di sản
hay Đường về cội nguồn Chăm Pa, TS. Nguyễn Đức Hiệp cho rằng cha của Mai Thúc
Loan là một ng-ời Chăm. Còn PGS.TS. Nguyễn Văn Huy trong bài viết Tìm hiểu cộng
đồng người Chăm ở Việt Nam, tuy không phân tích, lý giải nh-ng cũng chủ tr-ơng Mai
Thúc Loan là ng-ời Chăm (loại hình nhân chủng Nam Đảo(*) Malayo - Polinesien). Ông
viết: Một lấn cấn khó chịu là trong suốt thời Bắc thuộc, đại bộ phận giới quý tộc Lạc
Việt (Lạc hầu, Lạc t-ớng) và ng-ời Kinh - bị khuất phục bởi văn minh và văn hoá do
ng-ời Hán mang lại - đã hợp tác với ng-ời Hán trong việc quản lý đất n-ớc, đ-ơng nhiên
ở những địa vị thấp hơn. Những cuộc nổi dậy chống lại chính sách hà khắc và muốn tách
khỏi văn minh và văn hoá của ng-ời Hán, phần lớn đều do ng-ời M-ờng (Hai Bà Tr-ng

năm 42 và Bà Triệu năm 248) và ng-ời Nam Đảo (Mai Thúc Loan năm 722) khởi
x-ớng.
(*)

Trong phân loại chủng tộc không có loại hình Nam Đảo mà chỉ có loại hình Nam á nên chúng tôi sửa
lại là: loại hình nhân chủng Nam á gần với các c- dân Malayo - Polinesien

8


Mặt khác, sự hiện diện của ng-ời Chăm trên vùng đất ven biển thuộc các huyện
Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh là một sự thật lịch sử kéo dài
qua nhiều thế kỷ. Dân ven biển kể lại rằng: ng-ời Chăm cổ chủ yếu sống bằng nghề
đánh cá, c- ngụ ngay trên thuyền và tập trung đông nhất ở vùng Cửa Sót (xã Thạch Kim,
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nay là huyện Lộc Hà). Những tài liệu về lịch sử ng-ời
Chăm cũng cho thấy một thời gian dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ IX, nhất là d-ới các triều
vua

Phạm

Văn,

Phạm

Hồ

Đạt

(Bhadravarman


I),

VickrantavarmanI,

VickrantavarmanIILâm ấp nhiều lần đem quân đánh chiếm và làm chủ vùng đất từ
Cửu Chân trở vào, đòi ng-ời Hán cho cai quản cả quận Nhật Nam, phá châu thành của
nhà Đ-ờng, xây luỹ trên Hoành Sơn. Do vậy sự tập trung của binh lính và c- dân ng-ời
Chăm ở vùng đất ven biển phía Nam tỉnh Hà Tĩnh là điều tất yếu [Hoàng Quốc Tuấn,
58].

Với những nguồn t- liệu đó, chúng ta có quyền nghi ngờ về nguồn
gốc tộc ng-ời của Vua Mai. Phải chăng Mai Thúc Loan không phải là
ng-ời mang dòng máu thuần Việt? Hoặc bố Mai Thúc Loan là ng-ời Chăm,
hoặc mẹ Mai Thúc Loan là ng-ời Chăm? Theo hình thức hôn nhân mẫu hệ
thì Mai Thúc Loan theo họ mẹ (họ gốc của ng-ời Chăm) cũng có thể Mai
Thúc Loan theo họ Mai của mẹ là ng-ời Việt?.
Cho đến nay các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn ch-a đ-a ra một kết luận
chính xác về nguồn gốc xuất thân của Mai Hắc Đế bởi lẽ những t- liệu viết
về ông chủ yếu dựa vào t- liệu ngoài th- tịch, phần lớn là truyền thuyết,
thần tích, thần phả ch-a hội đủ thông tin khoa học để làm sáng rõ nhiều vấn
đề trong đó có vấn đề nguồn gốc tộc ng-ời của Vua Mai. Bởi vậy, nhiều giả
thiết, nhiều nguồn t- liệu dân gian khác nhau nói về xuất thân của Mai
Thúc Loan, tất cả nêu ra đều mang tính thần kỳ, huyền hoặc. Nh-ng một sự
thật lịch sử là đã từng tồn tại một Nhà n-ớc Vạn An độc lập đ-ợc gần 10
năm từ năm 713 đến năm 722 d-ới sự cai quản của vị vua Đen họ Mai đ-ợc
nhân dân gọi là bằng cái tên trìu mến là Mai Hắc Đế.Sử nhà Đ-ờng gọi ông
là Mai Huyền Thành. Dù Mai Thúc Loan đ-ợc sinh tr-ởng trong một hoàn
cảnh đặc biệt thế nào đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng việc ông đã
sống như thế nào trong lòng nhân dân cùng với tiếng tăm của cuộc khởi


9


nghĩa Hoan Châu, Mai Thúc Loan đã đ-ợc nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh và
nhiều địa ph-ơng đời đời biết ơn và thờ phụng.
1.1.2. Khởi nghĩa Hoan Châu
1.1.2.1. Nguyên nhân khởi nghĩa
T- phả họ Mai làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh nói Mai Thúc Loan có m-ời ng-ời con. Mai triều thạc phụ truyện có
chép Đệ nhất, đệ nhị, đệ tam hoàng tử? Văn chầu, Văn cầu ngày giỗ Mai
Hắc Đế tại đền, có bài Chiêu hồn Đức chúa cả. Thần phả đền Đông Liệt
thì gọi thiếu uý Mai Thúc Huy là Chúa Ba. Tất cả các nguồn tư liệu đó
phản ánh rằng: vài chục năm tr-ớc ngày khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã c-ới
vợ, sinh con, dựng nên một cảnh gia đình đông đúc, tháng ngày cùng nhau
lao động kiếm sống. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra thì con cái ông đã tr-ởng
thành. Gia đình Mai Thúc Loan cũng nh- mọi gia đình xung quanh, phải
chịu nhiều cảnh cực khổ do bọn quan lại đô hộ nhà Đ-ờng áp đặt lên đầu
lên cổ nhân dân ta. Số quan quân tại cấp châu nh- Châu Hoan bằng khoảng
một phần t-. Bọn quan lại độ hộ nhà Đ-ờng lúc đầu coi An Nam là nơi rừng
thiêng n-ớc độc, nh-ng sau thấy Giao Châu có nhiều nguồn lợi: lâm sản có
sừng tê, ngà voi, lông chả, h-ơng liệu, hải sản có ngọc trai, đồi mồi, nông
sản có gạo thơm quả ngọt và nhiều thứ quý, chúng tranh nhau đi thậm chí
có tên còn đút lót vàng bạc cho quan trên để đ-ợc sang An Nam đô hộ phủ.
Sang An Nam chúng ra sức vơ vét tài nguyên sản vật, thứ thì chở về triều
đình ph-ơng Bắc theo quy chế cống phẩm, thứ thì mang về nhà làm của
riêng. Vì vậy sử cũ chép có tên quan đô hộ mới nhận chức vài năm mà đã
có của đầy nhà, giàu ngang vương giả. Cũng trong cảnh bị bóc lột, cuộc
sống cơ cực nh- nhân dân cả n-ớc, nhân dân Hoan Châu còn cơ cực hơn vì
phải chịu thêm thứ cống phạt của một miền phong phú đặc sản. Theo định
lệ vật cống thì Châu Hoan hàng năm phải nộp các thứ quả ngọt nh- cam,

hồng, nhãn, vải. Quy định quả ngọt làm vật cống thu hoạch kỳ vụ nào
phải nộp ngày kỳ vụ ấy để giữ nguyên đ-ợc phẩm chất. Cho nên dân Châu
Hoan trong một năm phải chịu nhiều vụ vất vả, cực nhọc. Sự căm thù ách
10


thống trị ngoại tộc đó trong nhân dân Châu Hoan đã trở thành điều kiện tất
yếu và chín muồi của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ [3].
1.1.2.2. Diễn biến
* Giải phóng Châu Hoan: Cuộc khởi nghĩa nổ ra từ làng Ngọc Trừng
rồi lan nhanh khắp Châu Hoan, dần dần đ-ợc dân các châu trong n-ớc
h-ởng ứng chính lệnh. Sách Tân đ-ờng th- chép Đời Huyền Tông năm thứ
10 tháng 8, ng-ời An Nam là Mai Thúc Loan nổi lên chống, bị tiêu diệt.
Còn truyền thuyết địa ph-ơng thì ghi: Một hôm trời hè nóng bức, Mai Thúc
Loan dẫn đầu một đoàn phu gánh vải (quả vải tiếng Hán gọi là quả lệ chi)
đi nộp cho bọn quan lại, dọc đ-ờng ông thấy anh em mỏi chân khát n-ớc,
ông liền đặt gánh xuống đi an ủi mọi ng-ời và hạ lệnh cho anh em dừng lại
hái những quả vải to mà ăn cho đỡ khát. Vừa ăn ông vừa cùng nhiều ng-ời
chửi mắng bọn quân Đ-ờng đi áp tải và lên án tội áp bức bóc lột của chúng.
ăn xong, mọi ng-ời làm theo ý ông: gánh vải về làng, không đi nộp nữa.
Thế là cuộc đánh nhau giữa ta và quân Đ-ờng bắt đầu từ đó. Lúc đầu chỉ có
đoàn phu, rồi các ph-ờng săn, ph-ờng chài đến giúp ông. Về sau, ng-ời
theo ông đông vô kể. Giặc Đ-ờng kéo về làng đàn áp. Mai Thúc Loan hô
hào nghĩa quân đánh trả, rồi tiến lên đánh chiếm châu lỵ Châu Hoan ở Sa
Nam (thị trấn Nam Đàn ngày nay) [3,12 - 13, 24, 30, 46, 58].
Mai Thúc Loan đã tập hợp đ-ợc đông đảo nhân dân các làng kết lại
thành lực l-ợng nên khi khởi nghĩa nổ ra họ đã sớm gây đ-ợc ảnh h-ởng
lớn khắp Châu Hoan. Họ theo mệnh lệnh Mai Thúc Loan kéo tới châu lỵ
Châu Hoan đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đ-ờng, thu phục lại châu thành, tôn
Mai Thúc Loan lên ngôi hoàng đế. Đây là thành quả b-ớc đầu của cuộc

khởi nghĩa Hoan Châu. Sau khi giải phóng Châu Hoan, Mai Thúc Loan đã
tuyên bố xoá bỏ mọi chế độ tô thuế, cống nạp Nhân dân Châu Hoan được
h-ởng một cuộc sống độc lập tự chủ.
* Đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Dựng n-ớc Vạn
An độc lập.

11


Sự kiện Mai Thúc Loan chiếm đ-ợc Châu lỵ, sách Hoan Châu phong
thổ thoại của Trần Danh Lâm có chép: Đời Đường Huyền Tông, người xã
Đông Liệt nổi dậy kéo quân chiếm châu thành Châu Hoan ở địa đầu Sa
Nam[3]. Chiến thắng ban đầu tạo điều kiện cho Mai Thúc Loan xác lập
quyền tự chủ, phát triển quy mô cuộc khởi nghĩa ra cả n-ớc.
Theo truyền thuyết thì sau khi giải phóng Châu Hoan, dân chúng kéo
theo Mai Thúc Loan ngày càng đông. Thần phả đền Đông Liệt chép Có
hai anh em họ Nguyễn kéo mấy trăm quân đến theo Mai Thúc Loan, cả hai
đều được cử làm tướng. Bên cạnh hàng vạn nông dân là nhân tài các nơi
cũng nô nức kéo đến, một số kẻ sĩ và trí thức cũng tìm đến yết kiến Mai
Thúc Loan và khuyên ông sớm lên ngôi hoàng đế. Thần phả ghi rõ Khi
Mai Thúc Loan sớm chiếm xong châu thành, có một số sĩ nhân từ xa lạ xin
yết kiến và nói: Địa dư thiên lý dĩ túc vương dã, nghĩa là Mảnh đất ngàn
dặm thì xứng có một vị hoàng đế lắm rồi.Sau đó Mai Thúc Loan lên ngôi
hoàng đế và ra bài hịch kêu gọi nhân dân các châu trong n-ớc hãy đứng dậy
lật đổ ách thống trị của nhà Đ-ờng. Thiên Nam Ngũ lục chép: trong bài
hịch có câu Ta nghe nói ở xa vạn dặm chẳng nên sợ hãi huống n-ớc ta xa
n-ớc Đ-ờng đến mấy vạn dặm, chẳng lẽ ta chịu ngồi bó tay, không tự lập
đ-ợc hay sao? Đồng thời với việc thảo hịch, Mai Thúc Loan còn cử t-ớng
soái đến các Châu trong cả n-ớc và cả các n-ớc láng giềng vận động khởi
nghĩa. Kết quả là Vua Mai không chỉ tụ tập đ-ợc quân của 32 châu không

chỉ các vùng ở đồng bằng mà bao gồm cả châu động, sách của các dân tộc
vùng núi n-ớc ta. Cuộc khởi nghĩa còn liên kết đ-ợc với nhiều n-ớc lân cận
nh- Lâm ấp, Chân Lạp và Kim Lân hợp sức chiếm đóng đến tận Hải Nam,
phản kháng lại bọn đô hộ cầm quyền của triều Đ-ờng [26,58].
Triều đình Vạn An thuở bấy giờ đã đ-ợc tổ chức khá đầy đủ so với
quy mô thời Hai Bà Tr-ng và N-ớc Vạn Xuân Thời Lý với đế hiệu Lý Nam
Đế. Trong Mai Triều đã có 12 văn thần võ tướng, đứng đầu gọi là kiêm
cai đã có hình thức phong vương phong hầu như Nậm Sơn đại tướng, Đông

12


dực đại v-ơng, Nam dực đại vương, Ba đội hầu, Bạch a hầu và còn nhiều
th-ợng t-ớng, đại t-ớng khác.
Ba đội hầu không rõ tên thật, được phong tước hầu do có công lặn
lội trèo đèo sang bàn kế hợp lực với Chiêm Thành, Chân Lạp cùng cất quân
đánh Quang Sở Khách. Do đó sự phối hợp lực l-ợng thêm của hai n-ớc, số
quân của Mai Hắc Đế khi tiến ra chiếm thành Tống Bình có tới 30 vạn
[3,43] Vua Lâm ấp đã cử t-ớng H-ơng An dẫn 10 vạn quân sang hợp lực
với Vua Mai và Vua Chân Lạp cũng đã cử t-ớng Hồ A Khoa dẫn 10 vạn
quân sang hợp lực Vua Mai đánh đuổi quân xâm l-ợc nhà Đ-ờng. Song
song với việc tổ chức triều chính và củng cố lực l-ợng vũ trang, Vua Mai đã
huy động lực l-ợng để xây dựng căn cứ địa ở Sa Nam để chuẩn bị chiến đấu
lâu dài. Tại đây, Vua Mai đã chọn Vệ Sơn - Một quả đồi rậm rạp (thuở x-a)
nằm kề sông Lam làm trung tâm đóng đại bản doanh, đóng đạo quân, chứa
voi, trâu và lập phủ điện. Đồng thời cho đắp một chiến luỹ kiên cố dài hơn
1.000m chạy dọc theo bờ sông Lam cho đến tận Hùng Sơn (núi Đụn). Trên
luỹ cắm gỗ nhọn, quanh luỹ rào tre. Chiến luỹ đó cũng chính là kinh đô của
Mai triều trong những năm đất n-ớc có chiến tranh. Vua Mai đã đặt tên cho
kinh đô của mình là Vạn An. Tạ Quang Đạm cho rằng : " Tên gọi này thể

hiện một ý chí hào hùng" (Kinh đô của nhà Đ-ờng hồi đó là Tràng An) và
việc Vua Mai đặt vấn đề xây dựng kinh đô lên hàng đầu trong toàn bộ công
cuộc xây dựng đất n-ớc là hoàn toàn đúng đắn mang tính khoa học, bởi vì :
"Nổi dậy làm việc lớn đế v-ơng, Mai Thúc Loan không có điều kiện bắt tay
ngay vào công cuộc xây dựng toàn bộ đất n-ớc... Song dù là đế hay v-ơng,
công cuộc tự n-ớc yên dân cũng đòi hỏi một căn cứ vững chắc, một cơ sở
trang nghiêm đủ để đối phó bên trong, bên ngoài về mặt văn trị cũng nh- về
mặt công võ [26].
Bao quanh kinh đô Vạn An, vua Mai đã cho xây dựng một hệ thống
đồn trại yểm hộ lẫn nhau. Biểu Sơn (núi hình quả bầu) bảo vệ cánh tả, Liễu
Sơn bảo vệ mặt tr-ớc kinh đô còn Ngọc Đai Sơn (núi hình vàng Đai Ngọc)

13


là nơi chỉ huy tất cả hệ thống đồn trại và thống lĩnh tất cả các đạo quân thuỷ
bộ.
Ngoài hệ thống đồn trại ở quanh kinh đô Vạn An kể trên Vua Mai
còn chọn Hùng Sơn (một địa thế sông sâu, núi non hiểm trở thời đó) ở phía
Tây kinh đô Vạn An để làm nơi cất giấu l-ơng thực và là hậu cứ nếu khi
thành Vạn An thất thủ.
Điều đó cho thấy Mai Thúc Loan không chỉ là một "nhà ngoại giao "
tài ba mà còn là một "nhà quân sự" lỗi lạc. Ngoài việc chỉ huy quân sĩ đánh
đuổi đ-ợc sự thống trị hà khắc của quân Đ-ờng ông còn khéo léo vận dụng
thế ỷ dốc trong lối phòng ngự cổ truyền và triệt để tận dụng địa thế núi sông
hiểm trở để có thể thoái hoá l-ỡng nan cơ độngvà chiến đấu lâu dài.
Để ngăn chặn đánh giặc từ xa, ngoài hệ thống đồn luỹ ở căn cứ Sa
Nam, Vua Mai còn cho xây dựng một khu chiến đấu ở phía Đông Bắc của
núi Hồng Lĩnh nay thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đồng thời với xây
dựng căn cứ địa, vua Mai còn lập x-ởng rèn giáo mác để trang bị vũ khí cho

nghĩa quân cả một dãy từ cây đa Cốc (phía Tây thị trấn Nam Đàn) đến Quy
Chính (phía Bắc thị trấn Nam Đàn) bấy giờ là khu vực sản xuất vũ khí của
nghĩa quân.
Binh hùng, t-ớng mạnh, căn cứ địa vững chắc, quân sĩ một lòng
chiến đấu... chẳng mấy chốc Vua Mai đã thu phục đ-ợc cả một vùng giang
sơn rộng lớn, từ Châu Hoan rồi chiếm luôn cả Châu Diễn, Châu ái. Thanh
thế Vua Mai và nghĩa quân trở nên lừng lẫy, ông quyết định tổng tiến công
đánh chiếm thành Tống Bình.
Nghe tin nghĩa quân tiến đánh phủ Tống Bình, nhân dân khắp nơi nổi
lên h-ởng ứng. Phùng Hạp Khanh - quan lang ở Châu Đ-ờng Lâm (Ba Vì Hà Nội ngày nay), 5 anh em họ Nguyễn ở Bình Hà (Hải H-ng).... cũng kéo
quân đến ứng nghĩa và cùng với sự hợp lực của các n-ớc chiếm thành Chân
Lạp nên quân số của Mai Thúc Loan lúc này lên tới 30 vạn [3, 26].
Theo truyền thuyết ở địa ph-ơng, lúc đó đại quân của Vua Mai bao
gồm cả quân thuỷ và quân bộ, khí thế bừng bừng theo sông Lam v-ợt biển,
14


gi-ơng buồm, kéo cờ, đánh trống tiến ra phủ Tống Bình một cách hùng
dũng. Nghĩa quân đi đến đâu, dân chúng hò reo phấn khởi đến đó. Khi
nghĩa quân Vua Mai vừa tiến đến sông Tô Lịch (Hà Nội) thì Quang Sở
Khách (là tổng quản An Nam đô hộ phủ lúc bất giờ dã đích thân dẫn đại
quân đến chặn đánh. Nh-ng tr-ớc sức mạnh tấn công ồ ạt của nghĩa quân
Vua Mai và khí thế vùng lên nh- vũ bão của nhân dân cả n-ớc quân Đ-ờng
trở lên toán loạn, số bị chết, số còn lại bỏ thành Tống Bình theo Quang Sở
Khách chạy tháo thân về n-ớc.
Theo Mai triều thạc phụ truyện và Đ-ờng Lâm Phùng đại v-ơng sự
tích thì Mai Hắc Đế đuổi được Quang Sở Khách về n-ớc, các hào tr-ởng,
các châu mục trong n-ớc đều nô nức kéo về kinh đô yết kiến hoàng đế,
hưởng ứng chính lệnh[3].
Sau thắng lợi đó Vua Mai đã sử dụng toà thành Tống Bình để tổ chức

bộ máy nhà n-ớc và triều hội. Đồng thời cho đắp tháp dựng cờ lên núi Xuân
Sơn (núi đất ở trong v-ờn Bách Thảo, Hà Nội ngày nay). N-ớc An Nam do
Bắc triều phong năm 622, nay đ-ợc Vua Mai đổi thành n-ớc Vạn An và
mọi chế độ tô dung, cống nạp do nhà Đ-ờng đặt ra cũng đ-ợc Vua Mai xoá
bỏ [26]. Nhân dân Vạn An đ-ợc h-ởng một cuộc sống bình yên, độc lập,
ruộng làng nào làng ấy cày, cây ai trồng ng-ời ấy ăn quả, trăm họ sống yên
vui, đ-ờng đi vang lời ca hát. Đến nay dân gian Nam Đàn vẫn còn l-u
truyền câu ca:
Con ơi, con ngủ cho lành
Để Mai Hắc Đế dựng thành Vạn An.
* Nhà Đ-ờng tái xâm lăng. Thành Vạn An thất thủ. Cuộc khởi nghĩa
Mai Thúc Loan tan rã.
Sự kiện Vua Mai đuổi hết giặc Đ-ờng, lập n-ớc Vạn An độc lập tự
chủ đã làm nức lòng nhân dân cả n-ớc còn triều đình nhà Đ-ờng bấy giờ lại
hết sức cay cú. Đ-ờng Huyền Tông mệnh lệnh xuống là bằng mọi giá phải
chiếm lại đ-ợc đất An Nam. Vì vậy suốt mấy tháng ròng triều đình Đ-ờng
ráo riết chuẩn bị cho kế sách đánh chiếm này và D-ơng T- Húc đã đ-ợc
15


chọn làm t-ớng chỉ huy. Theo Tân Đ-ờng th-: Dương Tư Húc và Quang
Sở Khách mang sang ta 10 vạn quân tinh nhuệ đã đ-ợc chọn lọc, tiến quân
theo đ-ờng cũ của Mã Viện đã sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Tr-ng
hồi đầu công nguyên. Mai triều thạc phụ truyện và truyền thuyết kể: ...
T-ớng Đ-ờng là D-ơng T- Húc rất nham hiểm, nó cho quân đêm lẻn vào
thành Tống Bình, quân ta đang ngủ không biết. Tảng sáng, 10 vạn quân
D-ơng T- Húc đánh với 10 vạn quân Mai Hắc Đế, đánh từ cửa sông vào tận
núi cờ, máu chảy thành sông, x-ơng xếp thành gò, hoàng tử bỏ mệnh, các
t-ớng tử trận, đánh nhau ba ngày ba đêm thì Mai Hắc Đế cho quân theo
đ-ờng thuỷ, đ-ờng bộ rút về Châu Hoan [3].

Theo tinh thần trên chúng ta suy đoán một số chi tiết, quân Mai Hắc
Đế lúc này có 10 vạn, mà tr-ớc đó nói là có 30 vạn. Vậy lúc này quân
Chiêm Thành, Chân Lạp đã rút về n-ớc.
Về phía D-ơng T- Húc, sau khi chiếm thành và đã ổn định bộ máy
hành chính, chúng kéo quân theo đ-ờng biển, tiến vào Châu Hoan rồi đánh
phá vào phòng tuyến Đan Nhai ở Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh và căn cứ Ngàn
Hống (núi Hồng Lĩnh). Tại các phòng tuyến này Vua Mai (còn gọi là đệ nhị
hoàng tử hay đức chúa Mai) chỉ huy và đã chiến đấu hết sức dũng cảm
nh-ng do lực l-ợng giặc quá mạnh, lại thiếu kinh nghiệm trên trận mạc nên
các phòng tuyến Đan Nhai, Ngàn Hống lần l-ợt vào tay giặc [3].
Sau khi đánh chiếm đ-ợc phía Nam Hồng Lĩnh, D-ơng T- Húc cho
quân theo sông Lam tiến vào căn cứ Sa Nam và dựa vào thế núi đóng quân
từ bến đò Vạn Rú (Nam Đông) cho đến chân núi Voi (Nam Tân). Tại đây
chúng đã tổ chức ba đợt tấn công lớn vào thành luỹ Vạn An.
Đợt 1: D-ơng T- Húc kéo quân đến mặt sông và ghé sát thành Vạn
An nh-ng ở các t-ớng thống lĩnh thuỷ bộ, quản đông ph-ơng, ch-ởng tả
đông du và t-ớng Bạch Kha đã phối hợp đánh trả rất quyết liệt. Quân ta tên
bắn xuống nh- m-a và đá cũng phóng từ trên xuống nh- m-a để nhấn chìm
thuyền giặc. Đồng thời bộ binh ta cũng chặn đánh các nẻo rất quyết liệt vì
vậy quân Đ-ờng không thể tiếp cận đ-ợc luỹ Vạn An.
16


Đợt 2: Thua đau, giặc lui về hậu cứ, chỉnh đốn quân ngũ, binh mã.
Cách mấy hôm sau chúng lại tổ chức đợt tấn công thứ 2, chiến trận đã nổ ra
hết sức ác liệt. Nh-ng giữa chừng ta dùng kế nội công nên nhiều thuyền
giặc đã tự bốc cháy, hoảng quá D-ơng T- Húc bèn đánh trống thu quân về
n-ớc.
Đợt 3: Một năm sau, D-ơng T- Húc mở đợt tấn công lần thứ ba vào
thành Vạn An. Rút kinh nghiệm sau hai lần thất bại tr-ớc, lần này D-ơng

T- Húc chia quân làm hai mũi (mũi đánh trực diện do D-ơng T- Húc chỉ
huy). Trận quyết chiến sống mái đã xẩy ra vô cùng ác liệt và kéo dài trong
suốt 3 ngày đêm.
Hai bên giành giật nhau từng th-ớc đất, quân của Vua Mai giữ vững
đ-ợc thành Vạn An trong 2 ngày đêm. Sang ngày thứ ba, quân nhà Đ-ờng
liều chết vừa đánh trả với nghĩa quân của ta vừa lấy xác chết của chúng
chồng lại thành đống để leo lên mặt thành. Quân ta kiên c-ờng chống trả,
hai bên giằng co nhau, máu quân thù chảy đỏ cả núi sông giữa vòng vây
của quân giặc. Vua Mai cùng các t-ớng sĩ tả xung hữu đột cản đ-ờng tiến
và tiêu diệt hàng ngàn quân địch. Nh-ng rồi ông đã bị th-ơng ở vai(*). Biết
thế giặc mạnh, Vua Mai đã quyết định bỏ thành Vạn An, lui quân về căn cứ
Hùng Sơn.
Thành Vạn An nơi vào tay giặc. Sau khi chiếm đ-ợc thành, D-ơng
T- Húc chia quân ra nhiều cánh rồi cho tấn công luôn vào các vị trí phòng
thủ ở quanh thành Vạn An (Liên Sơn, Biểu Sơn, Ngọc Đai Sơn). Quân ta đã
chiến đấu rất quyết liệt, số thì giữ đồn, số thì ra bờ sông bắn tên, bẫy đá vào
thuyền giặc, số thì dựa vào các đoàn voi chiến và chặn các mũi tiến công...
Nh-ng lúc này thế giặc đang mạnh nên các đồn trại quanh thành cũng lần
l-ợt bị tiêu diệt.
Vậy là sau ba đợt tấn công lâu dài và phải vất vả lắm quân Đ-ờng
mới đánh chiếm xong đ-ợc căn cứ Vệ Sơn. Có thể nói rằng: đó là quá trình
vật lộn, tiêu diệt lực l-ợng của nhau một cách khủng khiếp, một trận chiến
(*)

Một số tài liệu ghi là ông bị rắn cắn

17


diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Một bài văn chầu Vua Mai(*) đã phản ánh

phần nào cảnh chiến tr-ờng thê thảm đó:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Sa Nam, Hùng Lĩnh chiến tr-ờng ghê thay
Sông đầy máu, núi đầy thây
Núi vang hồn núi, sông đầy hồn sông
Bao phen cứ địa x-ng hùng
Cờ đề đại đế, thống lung mặt thành
Sống lẫm liệt, chết tinh anh
ơn vua phù hộ phúc lành cho dân
Đến lúc này địa bàn hoạt động của nghĩa quân vua Mai chỉ còn duy
nhất hậu cứ Hùng Sơn. Tại căn cứ Hùng Sơn, vì vết th-ơng quá nặng, Vua
Mai đã qua đời. Tr-ớc khi tắt thở ông đã giao toàn quyền chỉ huy cuộc
chiến đấu cho ng-ời con trai thứ ba là Mai Thúc Huy (còn gọi là Mai Thiếu
Đế). Th-ơng tiếc một vị chỉ huy tài ba, quả cảm và căm thù giặc cao độ nên
mặc dù thế quân Đ-ờng lúc này rất mạnh nh-ng nghĩa quân vẫn kiên c-ờng
chiến đấu, tiêu diệt địch và giữ đ-ợc hậu cứ trong một thời gian khá dài
[26].
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nh-ng tiếng vang của nó đời đời bất diệt
và tên tuổi của Mai Thúc Loan cũng đời đời khắc sâu trong lòng ng-ời dân
Việt Nam. Trần Bá Chí cho rằng: .. trong lịch sử Việt Nam đặc biệt là
trong lịch sử Nghệ Tĩnh, Mai Thúc Loan là nhân vật kiệt xuất, là tấm g-ơng
hy sinh, đấu tranh anh dũng quả cảm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giành quyền độc lập tự chủ cho đất nước. Ông nối tiếp ngọn cờ của Tr-ng
Trắc, Lý Bôn, lật đổ nền thống trị của bọn phong kiến ph-ơng Bắc, lập nên
n-ớc Vạn An độc lập. Triều đình Mai Hắc Đế và cái tên n-ớc Vạn An đã đi
vào lịch sử Việt Nam thành những sự kiện rất đỗi tự hào, thành những thiên
anh hùng ca bất hủ.

(*)


Bài văn chầu này ghi bằng chữ Nôm, in trong Cửu đệ tân kinh đọc trong ngày giỗ Vua Mai

18


Giáo s- Trần Quốc V-ợng đánh giá về Mai Thúc Loan và khởi nghĩa
Hoan Châu như sau: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nh-ng là cuộc khởi
nghĩa lớn nhất n-ớc ta hồi đó. Nó đã tạo đ-ợc sự liên minh quốc gia để
đánh nhà Đ-ờng, làm cho nhà Đ-ờng phải một phen khốn đốn. Ngay sau
đó nhà Đ-ờng phải bỏ hẳn tiến cống vải và thay đổi một số chính sách cai
trị dân ta [46]. Công lao Mai Thúc Loan vang dội khắp đất n-ớc, điều ấy
đ-ợc thể hiện trong một bài thơ chữ Hán đề ở đền thờ ông, bản dịch nhsau:
Hùng cứ Hoan Châu, đất một ph-ơng
Vạn An thành luỹ Vạn An v-ơng
Bốn ph-ơng dậy tiếng hô Mai Đế
Trăm trận sức d- át Lý Đ-ờng
Lam thuỷ n-ớc trong không bóng ngạc
Hùng Sơn gió lặng vắng hình lang
Đ-ờng đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời mãi nhớ thương.
T-ởng nhớ công lao Mai Hắc Đế, nhân dân Xứ Nghệ đã lập đền thờ
ông tr-ớc núi Vệ và xây lăng mộ ông trong thung lũng Hùng Sơn - nơi ông
trút hơi thở cuối cùng để nhân dân ngàn năm h-ơng khói phụng thờ.
1.2. Đôi nét khái quát về huyện Nam Đàn.
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí: Nam Đàn ở hạ l-u sông Lam nh-ng lại là huyện nửa đồng
bằng, nửa đồi núi. Mảnh đất trùng lai danh thắng địa này nằm giữa hai
dãy núi lớn là núi Đại Huệ ở phía Bắc và núi Thiên Nhẫn ở phía Nam. Giữa
có dòng Lam chảy qua theo h-ớng Tây Bắc - Đông Nam, chia lãnh thổ
Nam Đàn thành hai vùng: Tả Ngạn và Hữu Ngạn. Vùng Tả Ngạn rộng hơn

vùng Hữu Ngạn.
Huyện Nam Đàn nằm ở vị trí có toạ độ địa lý: Từ 18 030 đến 18047
vĩ độ Bắc. Từ 105025 đến 105031 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện
H-ng Nguyên và một phần huyện Nghi Lộc. Phía Tây giáp huyện Thanh
19


Ch-ơng. Phía Bắc giáp huyện Đô L-ơng và cũng một phần huyện Nghi
Lộc. Phía Nam giáp huyện H-ơng Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà
Tĩnh.
Diện tích tự nhiên là 29.389 ha, trong đó đất nông nghiệp là 11.521
ha (chiếm khoảng 40%).
Huyện lỵ Nam Đàn đóng ở thị trấn Sa Nam cách thành phố Vinh
21km về phía Đông. Trên đất Nam Đàn có các đ-ờng giao thông lớn chạy
qua nh- quộc lộ 46, Quốc lộ 15A, đ-ờng du lịch ven sông Lam. Tất cả đều
đi qua Sa Nam.
Huyện Nam Đàn ngày nay, xưa kia được gọi là: huyện Nam Đường:
ở cách phủ Anh Sơn 8 dặm về phía Đông; đông tây cách 85 dặm, Nam Bắc
cách nhau 28 dặm, phía Đông đến địa giới huyện H-ng Nguyên 65 dặm,
phía Tây đến địa giới huyện L-ơng Sơn 20 dặm, phía Nam đến địa giới
huyện Thanh Ch-ơng 13 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện L-ơng Sơn 15
dặm, đời Đông Ngô là huyện Đô Giao, đời Đ-ờng là đất Châu Hoan, đời
Tiền Lê là Châu Hoan Đ-ờng, thời thuộc Minh là ChâuThạch Đ-ờng, các
huyện Kệ Giang và Sa Nam đều là đất này, đầu đời Lê đổi tên hiện nay, bản
triều vẫn theo nh- thế, năm Gia Long thứ 12 đổi do phủ kiêm lý. Nay lãnh 4
tổng 45 xã thôn [47, tr 139].
* Khí hậu
Cũng nh- toàn xứ Nghệ, Nam Đàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa
chịu ảnh h-ởng của nhiều hệ thống thời tiết. Hàng năm địa bàn Nam Đàn
nhận đ-ợc bức xạ mặt trời khá phong phú nh- tổng bức xạ là

138,4kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ là 87,3kcal/cm2/năm (tại trạm Vinh
và cả trạm Nam Đàn). Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ. Và chế độ
nhiệt, nhiệt độ trung bình năm ở Nam Đàn là 23,90C, chia làm hai mùa rõ
rệt.
Mùa nóng: th-ờng từ giữa tháng 4 đến hết tháng 10 d-ơng lịch. Mùa
này nhiệt độ th-ờng trên 250C, hai ba tháng liên tục v-ợt quá 280C, tháng
nóng nhất là tháng 7. Khi gió mùa Tây Nam mà ng-ời Nam Đàn gọi là gió
20


Lào tràn qua dãy Tr-ờng Sơn đem theo khí nóng, khô làm cho nhiệt độ tăng
đột ngột có ngày nhiệt độ cao đến 400C. Mùa nóng th-ờng có hạn hán. Có
năm hạn hán kéo dài ba tháng liền, thậm chí có năm 7 - 8 tháng liền. Hậu
quả của những trận hạn hán nh- vậy là mất mùa, dân tình khốn khổ.
Vào tháng 7, 8, 9 âm lịch xứ Nghệ hay có bão. Những cơn bão trực
tiếp đổ vào xứ Nghệ, mỗi năm ít nhất 1 - 2 cơn, năm nhiều 3 - 4 cơn. Bão
th-ờng có c-ờng độ lớn. Những cơn bão nh- vậy th-ờng ảnh h-ởng đến
Nam Đàn. Cùng với bão th-ờng có những trận lụt dữ dội. Th- tịch cũng nhnhiều bài vè còn truyền lại cho ta thấy nhiều trận lụt lớn làm n-ớc sông
Lam dâng trào mênh mông, làm ngập nhiều xóm làng. Nhất là các xóm
làng ở hữu ngạn sông Lam tại Nam Đàn thuộc tổng Nam Hoa cũ. Hoa màu
bị dìm trong n-ớc lũ nhà cửa, sản vật bị cuốn trôi. Dòng n-ớc này đã phá
hoại nhiều khúc sông. Các làng Hoành Sơn, Dương Liễu, Trung Cần. so
với vị trí làng cũ vào đời Tự Đức nay đã khác xa. Các trận lụt lớn đã làm vỡ
đê Sông Lam, gây nhiều thiệt hại mà nay dấu vết còn lại ở Thịnh Lạc, ở
Xuân La.
Nhiều năm đang giữa mùa khô hạn, lại xảy ra những cơn gió xoáy,
gió lốc và m-a đá đột ngột, dữ dội, làm tung bay nhiều nhà cửa, h- hại
nhiều đồ vật, hoa màu Nhân dân Nam Đàn vẫn còn nhớ những cơn lốc và
m-a đá ở D-ơng Phổ, ở Nam Kim, ở Thanh Thuỷ.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn đ-ợc mô tả tóm tắt và khá

đúng trong bốn câu thơ chữ Hán sau đây của hoàng giáp Bùi Huy Bích
(1744 - 1818) ghi trong Nghệ An thi tập của ông, khi ông làm Đốc đồng
trấn Nghệ An (1777 - 1781) d-ới thời vua Lê Hiển Tông:
Hạ lai phong tự hoá
Thu khứ vũ nh- ma
Thập nguyệt giang hoàn lạo
Trùng cửu cúc vị hoa

21


×