Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên với việc thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
==============================

ĐỖ THỊ NHƢỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LỊCH SỬ

HÀ NỘI 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

==============================

ĐỖ THỊ NHƢỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 - 2010
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Long

HÀ NỘI - 2012
1



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công
trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu
trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và
trung thực. Kết luận của Luận văn chưa
từng được công bố trong các công trình
khác.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2012
Tác giả

Đỗ Thị Nhƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ............................. 10
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. .................................................................. 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ................. 10
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc ............................................................................................. 17
1.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng từ khi tiến hành đổi mới đến năm 2000 ............................................. 40
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ................................ 411
1.2.2. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Thái
Nguyên từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới đến năm 2000 .................... 42
Tiểu kết ........................................................................................................... 44

Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 .................... 46
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ......................................... 46
2.2. Kết quả lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2000 đến 2010 ................................................................... 51
2.2.1. Tuyên truyền giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, nâng
cao trình độ văn hoá, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng
đời sống văn hoá mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc 52
2.2.2. Chƣơng trình xây dựng Trung tâm cụm xã miền núi vùng cao .... 54
2.2.3. Chƣơng trình 135 của Chính phủ .................................................. 56
2.2.4. Chƣơng trình 134 của Chính phủ .................................................. 63
2.2.5. Lãnh đạo thực hiện một số chính sách ƣu đãi đối với miền núi của
Chính phủ ................................................................................................ 66
Tiểu kết ........................................................................................................... 71

1


Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 73
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 73
3.1.1. Ƣu điểm ......................................................................................... 73
3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 75
3.2. Một số kinh nghiệm ........................................................................... 800
3.2.1. Thấu triệt đúng đắn quan điểm, chủ trƣơng, chính sách dân tộc của
Đảng đồng thời phải biết vận dụng sáng tạo những chính sách đó phù
hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phƣơng, của từng địa bàn, từng
vùng. Thêm vào đó, phải thƣờng xuyên quan tâm đến công tác kiểm tra
giám sát là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện chính sách dân tộc
............................................................................................................... 800
3.2.2. Tập trung đầu tƣ có trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội vùng

dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của vùng đồng bào các
dân tộc ..................................................................................................... 83
3.2.3. Chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm
không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và
toàn thể xã hội về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc và chính
sách dân tộc trong tình hình mới. Quan tâm đào tạo cán bộ ngƣời dân tộc
thiểu số.........................................................................................85
3.2.4. Chủ động phát huy tối đa yếu tố nội lực kết hợp với sự đầu tƣ của
trên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. .................................. 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
PHỤ LỤC.....................................................................................................103

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Phần lớn các dân tộc thiểu
số đều sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa - nơi có vị trí chiến lƣợc về chính
trị, an ninh quốc phòng nhƣng đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân
còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí còn thấp, nhiều phong tục tập quán lạc
hậu còn tồn tại... Chính vì vậy mà các phần tử phản động trong nƣớc và quốc
tế thƣờng triệt để lợi dụng để xâm nhập phá hoại, gây chia rẽ giữa các dân tộc,
gây sự bất ổn về an ninh, chính trị…. tại các địa bàn trọng yếu này. Trƣớc
thực trạng đó, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến
vấn đề dân tộc, hoạch định nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm thực hiện nhất
quán sự bình đẳng giữa các dân tộc; đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát
triển; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh cho thấy
đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta là đúng
đắn. Những chủ trƣơng, chính sách đó đã góp phần đƣa các dân tộc từ thân
phận nô lệ trở thành ngƣời chủ của đất nƣớc; từng bƣớc cải thiện môi trƣờng
sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu
số ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa kháng chiến cũ. Qua đó làm cho các
dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; phát huy
cao độ truyền thống yêu nƣớc và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
khẳng định:
“Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của
nƣớc ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thƣơng

3


yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nƣớc mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách,
tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng dân
tộc thiểu số. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các
chủ trƣơng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ở các cấp. Chống kỳ
thị dân tộc; nghiêm trị những âm mƣu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc” [35, tr.244-245]
Thái Nguyên từng là căn cứ địa cách mạng của cả nƣớc; là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hoá của vùng Việt Bắc; đồng thời cũng là địa bàn sinh
sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó có một số dân tộc thiểu số ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy mà công tác dân tộc và việc
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng luôn đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính

quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy vậy, việc
lãnh đạo cũng nhƣ quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Kết quả
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới; nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể; của một số cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc
chƣa đúng mức cho nên hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở
Thái Nguyên còn hạn chế. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và thấm nhuần
hơn nữa quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc nhằm tạo ra một sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động là một yêu cầu về l luận
cũng nhƣ về thực tiễn bức thiết hiện nay. Vì lẽ đó mà tôi quyết định chọn vấn
đề “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với việc thực hiện chính sách dân tộc từ
năm 2000 - 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.

4


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề dân tộc, quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng là một đề tài mang tính bức thiết, luôn thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu. Bởi vậy, liên quan đến đề tài này đã có khá nhiều công trình khoa
học đƣợc công bố; trong đó có thể kể đến nhƣ:
- Kinh tế miền núi và các dân tộc - Thực trạng, vấn đề, giải pháp của tác
giả Phạm Văn Vang, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1996.
- Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 2000.
- Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và
miền núi tổ chức nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2001.
- Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay do
PGS.TSKH Phan Xuân Sơn và Th.s Lƣu Văn Quảng chủ biên, Nxb L luận
chính trị, Hà Nội
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây
Nguyên của PGS.TS Trƣơng Minh Dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005,
- Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên của
PGS.TS Trƣơng Minh Dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Các luận văn, luận án có liên quan khác, nhƣ: “Mấy suy nghĩ về đổi mới
việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta” (1995) của tác giả Bùi Xuân
Vinh; “Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái” (1995) của tác giả
Hà Văn Định; “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh
Bình Dương và Bình Phước” (2001), Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả

5


Phạm Công Tâm; “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc đối với đồng bào Khơme (1996-2004)” (2005), Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử của Nguyễn Tấn Thời; “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh
miền núi phía Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thủy; “Các Đảng bộ
tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm
1996 đến 2005” (2007), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Phạm Văn Hồ; “Đổi
mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện
nay” (2006), Luận văn Thạc sĩ Triết học của Vũ Quang Trọng...
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân
tộc đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên
cứu l luận, Tạp chí Cộng sản, Sinh hoạt l luận, Dân tộc, Quốc phòng toàn

dân...
Những công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều phƣơng diện khác
nhau về l luận cũng nhƣ thực tiễn đối với vấn đề dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có tính hệ thống về quá trình Đảng
lãnh đạo việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ
năm 2000 đến năm 2010.
Mặc dầu vậy, những kết quả nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quan
trọng, là cơ sở để chúng tôi tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá
trình thực hiện luận văn này. Bên cạnh nguồn tài liệu đƣợc xuất bản thành
sách, hoặc đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong quá trình
thực hiện luận văn chúng tôi còn tiến hành thu thập, sử dụng nguồn tƣ liệu từ
các Nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân,
các báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của các ngành, các cơ quan

6


có liên quan đến luận văn tại các cơ quan lƣu trữ của Trung ƣơng và địa
phƣơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2000 đến năm 2010; qua đó rút
ra những kinh nghiệm vừa có

nghĩa l luận, vừa có giá trị thực tiễn đặng

góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và tình
hình dân tộc, dân cƣ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo và chỉ đạo tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2000 đến năm 2010.
- Đánh giá những kết quả và hạn chế, thiếu sót; từ đó, rút ra những kinh
nghiệm thực tiễn có

nghĩa chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách dân tộc

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng từ năm 2000 đến năm 2010.
- Phạm vi :
+ Về không gian : Địa bàn chủ yếu là tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra có thể
mở rộng ra một số địa phƣơng xung quanh để có sự so sánh khi cần thiết.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh về chính sách dân tộc qua hai kỳ đại hội là Đại hội Đại biểu toàn

7


quốc lần thứ IX, lần thứ X; Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, lần thứ XVII
(từ năm 2000 đến năm 2010).
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào l luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.

- Quan điểm đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân
tộc và đại đoàn kết dân tộc.
5.2. Nguồn tư liệu
- Các Văn kiện của Đảng, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc, những Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tƣ của Trung ƣơng Đảng và Chính
phủ; các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân
tỉnh cũng nhƣ các tài liệu của Sở, Ban, Ngành Thái Nguyên về phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
- Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc ta về dân tộc thiểu số và đoàn kết dân tộc.
- Kế thừa có chọn lọc các bài viết, luận văn của các tác giả khác xung
quanh chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Những kết quả thu đƣợc của quá trình nghiên cứu thực tế địa phƣơng
các huyện, thị có dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Thái Nguyên.
- Khảo sát thực tiễn qua 25 đổi mới kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra còn sử
dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: trao đổi, phỏng vấn, thu thập và xử l số
liệu thống kê…

8


6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá tƣ liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ 2000 2010.
- Cung cấp thêm những tƣ liệu về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
ở vùng dân tộc thiểu số, giúp các cơ quan của tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo việc
hoạch định các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân

tộc thiểu số cho phù hợp.
- Góp phần nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2000 - 2010.
- Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những

kiến về thực hiện chính

sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng
- Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc từ năm 2000 đến năm 2010
- Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

9


Chƣơng 1:
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
1.1.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc
nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung; là cửa ngõ
giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng

Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích
tự nhiên là 3.562,82 km².
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50
km, cách biên giới Trung Quốc 200 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái
Nguyên là giao điểm lƣu thông của hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng
sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi
Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng
Sơn; Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải
Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa khá rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu,
Đông. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm, cao nhất là vào
tháng 8 (400mm) và thấp nhất vào tháng 1 (dƣới 50mm).
Do địa hình thấp dần từ vùng cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng
bằng theo hƣớng Bắc - Nam, nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa Đông đƣợc

10


chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai;
vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lƣơng và phía Nam huyện
Võ Nhai, vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên,
thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Nhiệt độ chênh lệch giữa
tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 0 C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 0 C) là
13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.750,
phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm, thuận lợi cho phát triển
nông - lâm nghiệp. Đặc điểm địa l , tự nhiên ít nhiều có yếu tố thuận lợi
cho việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lần thứ XVII, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức, song dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành quyết liệt của
các cấp chính quyền, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính
trị.
Kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trƣởng bình quân trên 11,11% hàng năm,
cao gần gấp đôi bình quân chung cả nƣớc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; trong đó công
nghiệp từ 38,71% (năm 2006) lên 41,6% (năm 2010), khu vực dịch vụ từ
35,08% (năm 2006) tăng lên 37,32% (năm 2010). GDP bình quân đầu ngƣời
đạt trên 17,4 triệu đồng, tƣơng đƣơng 950 USD gấp 2,9 lần so với năm 2005.
Sản xuất công nghiệp có bƣớc tăng trƣởng khá, giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2010 đạt 12.200 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18,7%. Cơ
cấu nội ngành công nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các

11


ngành cơ khí, vật liệu xây dựng. Thu ngân sách đạt kết quả khá cao, năm
2010 đạt trên 2.500 tỷ đồng, đạt 200% kế hoạch Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII đề ra.
Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách
nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc... Trong 5 năm (2005 - 2010) tỉnh Thái Nguyên đã thu hút đƣợc
trên 428 dự án, với tổng số vốn trên 105 nghìn tỷ đồng, trong đó có 16 dự án
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, tốc độ tăng trƣởng bình

quân hàng năm đạt 11,86%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng
17,12%, vƣợt 2,12% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII.
Sản xuất công nghiệp có bƣớc phát triển khá. Các nhóm ngành, sản phẩm
có lợi thế so sánh nhƣ: luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, khai
thác chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản… đều có bƣớc phát triển khá.
Việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng các mô hình quản l
hiện đại, xây dựng thƣơng hiệu, uy tín của sản phẩm hàng hoá bắt đầu đƣợc
các doanh nghiệp quan tâm triển khai. Một số sản phẩm đã có chỗ đứng trên
thị trƣờng nhƣ thép cán, sản phẩm cơ khí, chè, xi măng… góp phần từng bƣớc
nâng cao sức cạnh tranh và chất lƣợng phát triển của nền kinh tế. Các chủ
trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc đều đƣợc quán triệt,
tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án nâng cấp, cải tạo,
đầu tƣ sản xuất sản phẩm mới nhƣ phôi thép, xi măng, nhiệt điện, gạch tuynel,
dụng cụ y tế, may mặc… đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả, làm tăng
thêm sức sản xuất cho nền kinh tế của tỉnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp đã từng bƣớc phát triển theo hƣớng đổi mới
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông

12


thôn có bƣớc phát triển mới theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa
dạng hoá ngành nghề. Tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn tăng
trên 3%/năm. Nhiều làng nghề nông thôn đang hình thành và phát triển.
Chƣơng trình đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã đƣợc triển khai
thực hiện, bƣớc đầu đã có một số mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh đƣợc tăng cƣờng. Bình quân
hàng năm đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh [22, tr.16-17].

Có đƣợc những kết quả trên là do Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh
đạo đã xác định đúng trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng; phát huy và khơi dậy một cách có hiệu quả
các tiềm năng kinh tế và đặc biệt là tiềm năng con ngƣời. Nói chung, kinh tế
và đời sống của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã có bƣớc
phát triển đáng kể.
Tuy vậy, tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua phát
triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Tăng
trƣởng kinh tế tuy đạt mức khá nhƣng chƣa vững chắc. Cơ cấu kinh tế đã có
bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhƣng chất lƣợng chƣa cao, nhất là
lĩnh vực dịch vụ. Thu ngân sách trên địa bàn còn thấp, không đủ sức để giải
quyết những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh tăng
chậm, quy mô nhỏ. Một số lợi thế nhƣ nguồn nhân lực, tài nguyên khoáng
sản, kinh tế đồi rừng, mặt nƣớc… khai thác chƣa có hiệu quả. Cơ cấu lao
động, nhất là cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển dịch chậm, chất lƣợng
nguồn nhân lực chƣa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Với đặc điểm
kinh tế nhƣ trên, đời sống của nhân dân, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc
ở vùng núi, vùng căn cứ địa cách mạng có đƣợc cải thiện nhƣng chƣa cao.

13


Đây là một khó khăn trong công tác dân tộc trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Về giáo dục và đào tạo: tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và mở rộng mạng
lƣới trƣờng lớp ở các cấp học, ngành học. Tính đến nay, tỉnh đã có 180/180
xã, phƣờng hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Ngoài
ra, Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trong những trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn với 6 trƣờng đại học, 11 trƣờng cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần

100.000 lao động [58, tr.44].
Về y tế: công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân không ngừng đƣợc cải
thiện. Mạng lƣới y tế đã phủ kín 100% địa bàn cơ sở xã, phƣờng, thị trấn. Với
hệ thống cơ sở y tế gồm: 08 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; 06 trung tâm,
chi cục tuyến tỉnh; 07 bệnh viện và 9 trung tâm y tế huyện, thành, thị; các
Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình và 180 trạm y tế xã phƣờng, năm
2009, ngành y tế Thái Nguyên đã làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho ngƣời dân trên địa bàn. Chỉ tính riêng năm 2009, ngành y tế đã có
những cố gắng vƣợt bậc, trong đó nổi bật là việc chủ động phòng chống và
kịp thời dập tắt dịch cúm A (H1N1) trên địa bàn, không để xảy ra tử vong do
dịch. Các dịch bệnh nguy hiểm khác nhƣ: cúm A (H5N1), dịch tiêu chảy cấp
nguy hiểm, thủy đậu, quai bị... cũng đƣợc các đơn vị chủ động phòng chống,
đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân. Việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu y
tế quốc gia đều đạt và vƣợt chỉ tiêu trên giao. Các trạm y tế trong toàn tỉnh đã
duy trì tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ
sở tiếp tục đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện, tăng cƣờng hoạt động qua đó đã nâng số
lƣợt ngƣời dân trong tỉnh đƣợc chăm sóc về y tế từ 1,91 lần/ ngƣời/năm 2008
lên 1,94 lần trên ngƣời/năm 2009. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em đƣợc thực hiện tốt, tỷ lệ phụ nữ đẻ có cán bộ y tế đỡ

14


đạt 99,7% (tăng 0,04 so với năm 2008); tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5
tuổi đã giảm xuống dƣới mức 18,6% (chỉ tiêu giao là 20%). Tổng số lƣợt
bệnh nhân đến điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện là
137.531 lƣợt (tăng gần 17.000 lƣợt so với năm 2008) [73, tr.1-2].
Thông qua việc thực hiện chƣơng trình quốc gia về giải quyết việc làm
và lồng ghép các chƣơng trình dự án, các ngành các cấp ở tỉnh Thái Nguyên
đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Trong 4 năm từ 2005 - 2008 đã giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động
mới. Công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc các cấp các ngành quan tâm, đời
sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của Thái Nguyên
đã giảm từ 26,85% năm 2005 xuống còn 15% năm 2009. Thực hiện cuộc vận
động xóa nhà tạm, nhà dột nát xây dựng nhà Đại đoàn kết của Uỷ ban Trung
ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến hết năm 2009 tỉnh Thái Nguyên
đã xoá và hỗ trợ cho nhân dân xây mới đƣợc hơn 5.000 nhà cho hộ nghèo,
gặp nhiều khó khăn từ quỹ vì ngƣời nghèo và 4.201 hộ dân tộc thiểu số đƣợc
trợ giúp xây nhà mới. Một số huyện và thị xã đã hoàn thành chƣơng trình xoá
nhà tạm, nhà dột nát cho nhân dân [8, tr.2].
Có thể thấy rằng, cùng với cả nƣớc, Thái Nguyên đã có những bƣớc phát
triển mới về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc
cải thiện rõ rệt đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội đƣợc giữ vững; nhân dân đoàn kết, phấn khởi, tin tƣởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào các phong trào hành động cách
mạng trên các lĩnh vực.
1.1.1.3. Đặc điểm dân cư và dân tộc ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có mật độ dân số trung bình. Theo số liệu thống kê
dân số của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 thì dân số tỉnh Thái Nguyên
hơn 1,138 triệu ngƣời, gồm 8 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu,

15


Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 24,76%
dân số, trong đó dân tộc Tày 10,15%, Nùng 5,22%, Sán Dìu 3,57%, Sán
Chay 2,79%, Hoa 2,24%, Dao 2,08%, Mông 0,46%. Các dân tộc thiểu số
sống xen kẽ trong từng bản, làng tập trung đông ở các xã vùng sâu, vùng xa,
phân bố dân cƣ thƣa thớt, mật độ dân số toàn tỉnh là 299 ngƣời/km2, huyện
Võ Nhai mật độ dân số 74 ngƣời/km2, huyện Định Hoá mật độ là 177

ngƣời/km2. Có những xóm bản chủ yếu có một dân tộc nhƣ dân tộc Tày có
267 xóm, bản; Sán Chay có 64 xóm bản; Nùng có 42 xóm bản; Mông có 13
xóm bản [2, tr.1]. Đồng bào các dân tộc cƣ trú tập trung ở 5 huyện miền núi
phía bắc là: Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ và đại đa số
lại sống ở những xóm, bản vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn, trình
độ dân trí còn hạn chế, sản xuất chậm phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, ít
có điều kiện để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt còn
nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nhà ở, đất ở, đất
sản xuất, nƣớc sinh hoạt cần đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ.
Về phân định khu vực dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát
triển, có 126 xã, thị trấn đƣợc xếp vào các khu vực (I, II, III), trong đó có 26
xã KVI, 81 xã KVII, 19 xã KVIII (đƣợc công nhận tại Quyết định số
301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 và Quyết định số 05/207/QĐ-UBDT
ngày 06/9/2007 của Uỷ ban Dân tộc). Trong các xã KVI, KVII có 208 xóm,
bản đƣợc công nhận là xóm đặc biệt khó khăn.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên là một trong những điều kiện
hết sức thuận lợi trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng nhằm phát
huy sức mạnh đại đoàn kết của cả cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Tuy vậy, điều kiện địa
l , bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, trình độ phát triển của vùng đồng bào
dân tộc thiểu số còn có khoảng cách nhất định; kết cấu hạ tầng, mức độ phát

16


triển giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn. Đây cũng là một khó khăn
không nhỏ trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc

1.1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc
Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan
trọng có

nghĩa chiến lƣợc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn

đề dân tộc là một trong những vấn đề có

nghĩa quyết định đến sự ổn định,

phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia, dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ
phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.
Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở
của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh
rằng, khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trƣờng giai
cấp công nhân. Điều này cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề
dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình
đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia, dân tộc trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tƣ tƣởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai
cấp, cùng với sự phân tích vấn đề dân tộc, V.I. Lênin đã nêu ra “Cƣơng lĩnh
dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc
đƣợc quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây đƣợc coi là
cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.

17



Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể
tách rời trong cƣơng lĩnh dân tộc cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên
ngôn về vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân
tộc. Cƣơng lĩnh này đã trở thành cơ sở l luận cho việc hình thành chủ
trƣơng, đƣờng lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nƣớc
xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện Cƣơng lĩnh dân tộc của V.I. Lênin là một nguyên tắc nhất
quán, lâu dài trong chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản. Làm trái
những nguyên tắc đó sẽ dẫn đến sai lầm trong chính sách dân tộc, xuất hiện
nguy cơ xung đột dân tộc, ly khai, ly tâm, tan rã đối với nhiều quốc gia, kéo
lùi sự tiến hóa lịch sử. Ngày nay, vấn đề dân tộc đang là một trong những vấn
đề phức tạp. Những xung đột dân tộc, tộc ngƣời, những mƣu đồ đồng hóa dân
tộc vẫn tiếp tục dƣới nhiều hình thái tinh vi. Việc giải quyết những tranh chấp
hay mâu thuẫn liên quan đến dân tộc, tôn giáo, đòi hỏi chúng ta phải nhận
thức một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và vận dụng một cách sáng suốt, cụ
thể những nội dung Cƣơng lĩnh dân tộc của V.I.Lênin. Vấn đề quan trọng
không chỉ trong giải quyết các quan hệ dân tộc, quốc gia mà còn là yêu cầu
cần thiết cho việc vạch ra và thực hiện đúng chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nƣớc trong một quốc gia đa dân tộc.
1.1.2.2. Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh và
của Đảng ta về sự phát triển của các dân tộc thiểu số và miền núi
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chính sách dân tộc thiểu số và
miền núi của Đảng, Nhà nƣớc phải chú

đến tính đặc thù của từng dân tộc,

phải khơi dậy, phát huy khả năng vƣơn lên của các dân tộc thiểu số. Ngƣời
chỉ rõ, nƣớc ta có trên 50 dân tộc anh em là thành viên trong cộng đồng dân

tộc Việt Nam nhƣng mỗi dân tộc thiểu số có tâm l , phong tục, tập quán

18


riêng. Do vậy, theo Ngƣời, chính sách dân tộc thiểu số và miền núi phải lƣu
đến đặc điểm này không chỉ trong nội dung mà trong hình thức thể hiện cũng
phải phù hợp với đồng bào, phải dễ hiểu để đồng bào dễ làm theo.
Với tầm tƣ tƣởng lớn của vị lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định và nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính
sách dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ nhằm phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, huy động sức ngƣời, sức của của các dân tộc phục vụ sự
nghiệp kháng chiến và kiến quốc, phát triển kinh tế, văn hóa của các dân tộc,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc mà còn nhằm đào tạo,
bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng,...
Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn đề phát triển các dân tộc
thiểu số và miền núi của nƣớc ta đƣợc thể hiện ở mấy nội dung cơ bản sau:
Về đoàn kết tất cả các dân tộc. Tƣ tƣởng này của Ngƣời thể hiện nhận
thức phù hợp với thực tiễn khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam đƣợc thử
thách qua những thăng trầm của lịch sử hàng ngàn năm. Đó là “tài sản vô giá”
để phát huy trong thời đại của cách mạng vô sản, Ngƣời cho rằng: Đồng bào
các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải
đoàn kết chặt chẽ nhƣ anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc
chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc đƣợc hạnh phúc,
ấm no. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt chú
giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về

thức xây dựng và


giữ gìn sự đoàn kết các dân tộc. Ngƣời luôn luôn đánh giá cao vai trò của
nhân dân: “Trong bầu trời không có gì qu bằng nhân dân. Trong thế giới
không có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân” [49, tr.276]. Nhân
dân chính là ngƣời sáng tạo ra lịch sử do đó muốn thực hiện đại đoàn kết lâu
dài thì phải luôn luôn lấy dân làm gốc. Hồ Chí Minh khẳng định:

19


Nhờ sức mạnh đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc,
nƣớc Việt Nam ngày nay đƣợc độc lập, các dân tộc thiểu số đƣợc
bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều nhƣ anh chị em trong
một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa.
Trƣớc kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ
lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa [46, tr. 110]
Ngƣời nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mƣờng hay Mán, Gia Rai
hay Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sƣớng khổ
cùng nhau, no đói giúp nhau”[46, tr.217].
Các dân tộc anh em sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam phải đoàn kết với
nhau: “Đã gọi là đoàn kết thì phải giúp đỡ lẫn nhau nhƣ anh em trong nhà.
Dân tộc nhiều ngƣời phải giúp đỡ dân tộc ít ngƣời, dân tộc ít ngƣời cần cố
gắng làm ruộng. Hai bên giúp đỡ lẫn nhau” [47, tr. 227]
Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi trong sự nghiệp cách mạng
Ngƣời đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng, tiềm năng to lớn của miền
núi và các dân tộc nƣớc ta trong sự nghiệp cách mạng: “Miền núi nƣớc ta
chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế”[50, tr. 134] .
Ngƣời đánh giá cao bản lĩnh, tính thật thà, chất phác, trọng lẽ phải của đồng
bào các dân tộc: “Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt. Nếu nói đúng

thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm đƣợc” [51, tr.138]
Đánh giá đúng vị trí của miền núi và vai trò của đồng bào dân tộc thiểu
số, làm cơ sở để đề ra chiến lƣợc và mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ cách
mạng cụ thể trong từng thời kỳ, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III
năm1960, Ngƣời đã chỉ rõ: “Vì sự phát triển không đồng đều trong lịch sử,
nên giữa miền xuôi và miền núi, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số tồn tại

20


những sự chênh lệnh về trình độ kinh tế - văn hóa. Riêng ở miền núi, giữa
vùng thấp và vùng cao, mức tiến bộ và trình độ sinh hoạt càng có sự chênh
lệnh... Đảng và Nhà nƣớc dân chủ nhân dân cần phải làm cho miền núi tiến
kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các dân tộc
thiểu số tiến kịp dân tộc Kinh, giúp đỡ các dân tộc phát huy tinh thần cách
mạng và năng lực to lớn của mình, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ để tiến lên
chủ nghĩa xã hội” [24, tr.124-125].
Theo Ngƣời, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc thì
phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu
số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và
phong phú. Muốn tiến hành sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác dân
tộc nói riêng, thì phải “nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi”[47, tr410].
Ngƣời đã chỉ ra cho cán bộ làm công tác dân tộc: “Một tỉnh có đồng bào
Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái
khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống,
trình độ của đồng bào Mèo và Thái khác nhau, cho nên tuyên truyền huấn
luyện phải khác nhau...”[51, tr.137]. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ
phải gắn bó thật sự với đồng bào, nắm vững và phân tích đúng tình hình, hiểu
rõ phong tục tập quán mọi nơi và làm cho đồng bào tin yêu mà tiến hành
công tác vận động đồng bào miền núi cụ thể, thiết thực, phù hợp, dễ hiểu để

đồng bào làm đƣợc. Các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế,
văn hóa ở miền núi đòi hỏi phải thực hiện khẩn trƣơng, nhƣng không thể
nóng vội, rập khuôn máy móc mà phải thận trọng, vững chắc, toàn diện, hiệu
quả, đem lại lợi ích cho đồng bào ta.
Hồ Chí Minh xác định vai trò to lớn của Nhà nước, của các cơ quan
đoàn thể và cán bộ đối với sự phát triển của vùng dân tộc và miền núi: Ngƣời
luôn nhắc nhở và giao nhiệm vụ cho các cơ quan Trung ƣơng phải có trách

21


nhiệm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi, vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số. Ngƣời nói: “Các cơ quan Trung ƣơng phải có kế
hoạch đẩy mạnh phong trào miền núi lên về kinh tế cũng nhƣ về văn hóa, tất
cả các mặt”[50, tr.137]. Ngƣời yêu cầu: “Trung ƣơng Đảng và Chính phủ mà
trực tiếp là các cấp ủy Đảng, các ủy ban địa phƣơng, các cô, các chú phải làm
sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc” [50,
tr.134-135]. Trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc là của mọi ngành, mọi
cấp, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan chuyên trách làm công
tác dân tộc.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
người dân tộc thiểu số và coi đây là nhân tố quyết định để thực hiện thắng lợi
chính sách dân tộc của Đảng, là một yêu cầu khách quan của cách mạng Việt
Nam. Vấn đề cán bộ đã có vị trí đặc biệt quan trọng, đối với miền núi và vùng
dân tộc thiểu số càng quan trọng hơn nhiều vì ở vùng núi dân trí thấp, ít
ngƣời biết tiếng phổ thông và chữ phổ thông, việc tuyên truyền phổ biến chủ
trƣơng chính sách của chúng ta lại ít dùng tiếng dân tộc nên khả năng tiếp thu
của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, ở miền núi và vùng dân tộc thiểu
số, vai trò của cán bộ địa phƣơng có


nghĩa quyết định trực tiếp. Nhân dân

các dân tộc hiểu và tin vào Đảng và Nhà nƣớc thông qua những cán bộ đảng
viên tận tâm, gắn bó với dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc” [47, tr.269]. “Công việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém” [47, tr.273]. “Cán bộ tốt” là ngƣời chiếm đƣợc niềm tin
của quần chúng là cán bộ “khéo lãnh đạo” và bản thân phải biết tin nhân dân
cho nên cần đặc biệt chú trọng đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ dân tộc thiểu số,
đồng thời tăng cƣờng đoàn kết giữa cán bộ tại chỗ và cán bộ ở nơi khác đến,
làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số
và miền núi. Hồ Chí Minh coi cán bộ là những ngƣời đem chính sách của

22


×