Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty TNHH dây cáp điện ta tun đệ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN QUỲNH HOA

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY TNHH DÂY CÁP ĐIỆN TA TUN ĐỆ NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN QUỲNH HOA

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY TNHH DÂY CÁP ĐIỆN TA TUN ĐỆ NHẤT
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (hướng Ứng dụng)
Mã số:8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Quỳnh Hoa, là học viên Cao học khóa 27 chuyên ngành Kinh doanh
Quốc tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan công
trình tôi tự nghiên cứu. Các số liệu được tôi trực tiếp thu thập và xử lý. Các nguồn
thông tin tham khảo tôi có dẫn chiếu đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Quỳnh Hoa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….. 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DÂY CÁP ĐIỆN.................................................... 5
Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản
xuất……………………………………………………………………………………….5
Những vấn đề cơ bản của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp sản xuất...... 5
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong quản trị vận hành doanh nghiệp sản
xuất……………….. ..................................................................................................... 10
Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
sản xuất….. ................................................................................................................... 11

Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản
xuất dây cáp điện. ............................................................................................................. 12
Đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện. ......... 12
Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện. .............................................................. 15
Các yếu tố nguồn lực nội bộ tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện. ..................................................................... 20
Đo lường hiệu quả chuối cung ứng ....................................................................... 21
Đánh giá dịch vụ khách hàng ......................................................................... 21
Đánh giá hiệu suất nội bộ .............................................................................. 22
Đánh giá tính linh hoạt của nhu cầu .............................................................. 23
Đánh giá sự phát triển của sản phẩm ............................................................. 23
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH DÂY CÁP
ĐIỆN TA TUN ĐỆ NHẤT .................................................................................. 24


Giới thiệu Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất. .................................. 24
Khái quát về công ty ...................................................................................... 24
Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................. 25
Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 25
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ................................................... 27
Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta
Tun Đệ Nhất. .................................................................................................................... 29
Chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất ............ 29
Đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Dây cáp
điện Ta Tun Đệ Nhất .................................................................................................... 33
Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ
Nhất…………… .............................................................................................................. 46
Đo lường hiệu quả dịch vụ khách hàng ......................................................... 46
Hiệu quả hoạt động nội bộ ............................................................................. 50

Khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu ........................................ 51
Chi phí hệ thống chuỗi cung ứng ................................................................... 51
Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta
Tun Đệ Nhất. .................................................................................................................... 52
Những kết quả đạt được của chuỗi cung ứng dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất52
Những hạn chế và nguyên nhân của chuỗi cung ứng dây cáp điện Ta Tun Đệ
Nhất………….. ............................................................................................................ 53
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY
TNHH DÂY CÁP ĐIỆN TA TUN ĐỆ NHẤT ....................................................... 56
Quan điểm định hướng phát triển Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất
…………………………………………………………………………………………..56
Quan điểm phát triển Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất .......... 56
Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dây cáp điện
Ta Tun Đệ Nhất đến năm 2025. ................................................................................... 56
Mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ
Nhất…………. ................................................................................................................. 57
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun
Đệ Nhất trong thời gian tới. ............................................................................................. 58
Giải pháp hoàn thiện thành phần chuỗi cung ứng.......................................... 58
Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ....................... 68
KẾT LUẬN.. ..................................................................................................... 71


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược .................................................. 8

Hình 1.2: Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ.............................................. 8
Hình 1.3: Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng ............ 9
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất dây cáp điện lõi đồng ...................................... 13
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất dây cáp điện cáp quang ................................... 14
Sơ đồ 1.3: Kênh phân phối sản phẩm dây cáp điện ........................................ 15
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất .. 26
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta
Tun Đệ Nhất giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 27
Sơ đồ 2.2: Quy trình cung cấp và sản xuất hàng hoá của công ty TNHH Dây
cáp điện Ta Tun Đệ Nhất ................................................................................ 29
Bảng 2.2: Quy trình cung cấp và sản xuất hàng hoá của công ty TNHH Dây cáp
điện Ta Tun Đệ Nhất ....................................................................................... 29
Sơ đồ 2.3: Chuỗi cung ứng của công ty .......................................................... 31
Bảng 2.3: Tỷ lệ giao hàng đúng hạn của các nhà cung cấp ............................ 37
Bảng 2.4: Tỷ lệ thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu ....................... 37
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy sản xuất......................................... 38
Bảng 2.5: Bảng công suất và thời gian sản xuất sản phẩm ............................. 39
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý đơn hàng............................................................... 40
Bảng 2.6: Bảng thống kê số liệu đơn đặt hàng 2 năm 2017 và 2018.............. 41
Bảng 2.7: Tỉ lệ thu hồi nợ khách hàng ............................................................ 43
Bảng 2.8: Bảng số liệu thời gian vận chuyển hàng hóa .................................. 44
Bảng 2.9: Bảng số liệu điều phối giao hàng ................................................... 45
Bảng 2.10: Bảng tỷ lệ giao hàng đúng yêu cầu của khách hàng..................... 47
Bảng 2.11: Tỷ lệ giao hàng đúng hạn ............................................................. 47


Bảng 2.12: Bảng chu kỳ thời gian hoàn thành đơn hàng ................................ 48
Bảng 2.13: Bảng khiếu nại và giá trị đền bù khiếu nại ................................... 49
Bảng 2.14: Bảng liệt kê lỗi sản phẩm chủ yếu bị khách hàng khiếu nại ........ 49
Bảng 2.15: Bảng chỉ số quay hàng tồn kho..................................................... 50

Bảng 2.16: Bảng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ........................................... 50
Bảng 2.17: Bảng chi phí hoạt động chuỗi cung ứng ....................................... 52
Bảng 2.18: Thống kê nguyên nhân giao hàng trễ ........................................... 54
Biểu đố 2.1: Biểu đồ Pareto phân tích lỗi giao hàng trễ ................................. 55
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình dự báo .................................................................... 60
Sơ đồ 3.1: Đề xuất quy trình xử lý khiếu nại .................................................. 62


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EIA: là chữ viết tắt của Electronic Industries
Alliance – Liên minh doanh nghiệp điện tử
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA: Khu vực mậu dịch tự do
IEC: là viết tắt của International Electrotechnical
Commission) - Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế
KH: Khách hàng
NCC: Nhà cung cấp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
VN: Việt Nam
DVKH: Dịch vụ khách hàng


TÓM TẮT
Tiêu đề
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ

Nhất.
Tóm tắt
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra những giải pháp đồng bộ và khả thi để hoàn thiện
hoạt động của chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất phù
hợp với môi trường kinh doanh không ngừng phát triển trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu áp dụng các phương pháp thống kê mô
tả và qui nạp. Phương pháp thống kê mô tả và quy nạp được sử dụng trong chương 2
nhằm phân tích một cách có hệ thống về chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp
điện Ta Tun Đệ Nhất từ năm 2015 cho đến năm 2018 và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun
Đệ Nhất.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã thông qua các phương pháp nghiên cứu vận
dụng trong bài, tác giả đã làm rõ được thực trạng quản trị chuỗi cũng ứng của Công
ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất từ năm 2015 cho đến năm 2018 bao gồm
chuỗi cung ứng hiện thời của công ty và những đánh giá hoạt động của chuỗi cung
ứng đó.
Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng dây cáp điện của doanh
nghiệp sản xuất dây cáp điện. Kết quả đã làm rõ thưc trạng chuỗi cung ứng của công
ty và từ đó đưa ra một số kiên nghị hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện tại của công ty.
Từ khóa: chuỗi cung ứng, hoàn thiện chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng dây cáp điện


ABSTRACT
Title:
Solutions to complete supply chain at Ta Tun The First Electric Wire & Cable Co.,
Ltd.
Summary
The research focuses on finding synchronous and feasible solutions to improve the
supply chain operation at Ta Tun The First Electric Wire & Cable Co., Ltd., which is
suitable for the business environment that is constantly evolving in the future

In this research, the author mainly applies descriptive and inductive statistical
methods. Descriptive and inductive statistical methods are used in chapter 2 to
systematically analyze the supply chain of Ta Tun The First Electric Wire & Cable
Co., Ltd. from 2015 to 2018 and analyze the factors. Factors affecting the completion
of the supply chain of Ta Tun The First Electric Wire & Cable Co., Ltd.
The author has clarified the situation of the chain management of Ta Tun The First
Electric Wire & Cable Co., Ltd. from 2015 to 2018 including the current supply chain
of the company and the performance assessment of the supply chain that application.
The author has delved into the current situation of electric cable supply chain of
electric cable manufacturing enterprises. The results have clarified the status of the
company's supply chain and have given some recommendations to improve the
company's current supply chain.
Keywords: supply chain, complete supply chain, wire & cable supply chain


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng, nước ta đã đạt
được nhiều thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) trong nước và DN
FDI đang có một khoảng cách không hề nhỏ. Tăng cường sức cạnh tranh và liên kết
với DN FDI đang là vấn đề cấp bách đặt ra với cộng đồng DN Việt Nam nói chung,
DN nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện nay, thị phần trong nước mặt hàng dây cáp điện của các doanh nghiệp Việt
Nam chiếm khoảng 80%, còn khoảng 20% là nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục
Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam năm 2015 đạt
khoảng 900 triệu USD, trong 3 tháng đầu năm 2018 trị giá 214,83 triệu USD, tăng
6,37% so với cùng kỳ năm 2016. Thực tế, thị trường dây và cáp điện còn khả năng

tăng trưởng cao, do Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế giới như CPTPP,
FTA…nhiều thách thức lớn cho doanh nghiệp dây cáp điện Việt Nam, đó là, việc
cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại hàng hóa. Quy mô doanh nghiệp dây cáp
điện Việt Nam còn nhỏ, chưa thâm nhập được nhiều hệ thống phân phối chính, khiến
các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường.
Tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, ngành Dây cáp điện sẽ đối diện với
nhiều khó khăn, thách thức, có thể dẫn tới phá sản. Hơn nữa, việc giảm thuế quan sẽ
khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP (có thể cả từ Hàn Quốc, vì Việt Nam
và Hàn Quốc đã ký FTA) vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần
dây cáp điện tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh còn gay gắt hơn.
Đứng đầu trong chuỗi cung ứng dây cáp điện, các công ty sản xuất dây cáp điện
nói chung và Công ty TNHH Dây Cáp Điện Ta Tun Đệ Nhất nói riêng gặp nhiều trở
ngại. Công ty được thành lập tại khu công nghiệp Đức Hoà III, Việt Hoá, tỉnh Long
An, Việt Nam vào tháng 6 năm 2013, hiện đang là một công ty mới thành lập còn
non trẻ nên chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp còn nhiều vướng mắc.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công
ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của
mình nhằm phân tích, nghiên cứu thực trạng khó khăn chuỗi cung ứng tại công ty
TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình chuỗi cung ứng tại công ty.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tìm ra những giải pháp đồng bộ và khả thi để hoàn thiện hoạt động
của chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất phù hợp với

môi trường kinh doanh không ngừng phát triển trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Làm rõ thực trạng hiện nay của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh dây cáp điện.
(2) Phân tích, đánh giá các thực trạng nói trên và đo lường hiệu quả hoạt động
của chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất để chỉ ra những
ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong chuỗi cung ứng của công ty.
(3) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Dây
cáp điện Ta Tun Đệ Nhất trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi cung ứng (và hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung) của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất.
- Đối tượng khảo sát: Các thành viên trên quy trình chuỗi cung ứng (kể cả các
đối tác bên ngoài) của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: không gian hợp tác trong chuỗi cung ứng của Công ty
TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất được nghiên cứu trên các thị trường tại Việt
Nam, Nhật Bản, Đài Loan.
- Phạm vi thời gian: chuỗi thời gian phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của
Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất được nghiên cứu tập trung vào giai
đoạn 2015 – 2019; các mục tiêu phát triển được dự báo và ứng dụng từ năm 20202025.
4. Phương pháp nghiên cứu


3

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là phương pháp
định tính:
-


Phân tích nhân chủng (ethnography)

Phân tích nhân chủng là phương pháp mô tả và phân tích các sự kiện xã hội, các
niềm tin, quan niệm, hành vi của các cá thể trong môi trường nghiên cứu. Công cụ
dùng để thu thập dữ liệu đối với phương pháp này là phỏng vấn sâu và quan sát.
Phỏng vấn hoặc quan sát trong nghiên cứu định tính không chú trọng đến yêu
cầu thống kê đối với dữ liệu mà tập trung đi sâu vào việc phân tích các đặc trưng,
biểu hiện, tình cảm, thái độ… của đối tượng khảo sát.
-

Thu thập tư liệu và các minh chứng (documents and artifact collection)

Đây là phương pháp nghiên cứu không có sự tương tác trực tiếp với con người
mà thông qua các tài liệu vật chất
Phương pháp thu thập thông tin
• Đối với thông tin thứ cấp: áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập
thông tin từ cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất và các
nguồn từ sách, bài báo cáo, tạp chí kinh tế, thông tin trên internet (chủ yếu từ website
của công ty và các trang báo kinh tế cũng như đối thủ cạnh tranh của Ta Tun Đệ Nhất.
• Đối với thông tin sơ cấp: áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (các nhà
quản lý của công ty).
Phương pháp xử lý thông tin
Trong nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu áp dụng các phương pháp thống kê
mô tả và qui nạp. Phương pháp xử lý thông tin: chủ yếu áp dụng kết hợp các phương
pháp thống kê mô tả và qui nạp nhằm phân tích một cách có hệ thống về chuỗi cung
ứng của Công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất từ năm 2015 cho đến năm
2018 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công
ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun Đệ Nhất.
Công cụ xử lý thông tin

Trong nghiên cứu của mình, tác giả áp dụng bảng tính excel và phần mềm SPSS
để xử lý những thông tin thu thập được.
5. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài


4

Điểm mới của nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chuỗi
cung ứng dây cáp điện của doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện. Kết quả đã làm rõ
thực trạng chuỗi cung ứng của công ty và từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện
chuỗi cung ứng hiện tại của công ty. Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, luận
văn có những đóng góp sau:
5.1. Ý nghĩa trên phương diện học thuật
Hệ thống hóa các tiêu chí đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
sản xuất. Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc
làm rõ các tiêu chí đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản
xuất. Nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về hoàn
thiện chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất.
5.2. Ý nghĩa trên phương diện thực tiễn
1/ Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh
nghiệp trong ngành sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn
diện hơn về các tiêu chí đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng. Đây sẽ là điều kiện để
triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp để nâng cao
hiệu quả chuỗi cung ứng dây cáp điện tại Việt Nam.
2/ Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật
định tính và định lượng như phỏng vấn sâu cùng với phương pháp định lượng. Mỗi
phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận văn.
Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng hợp tác về phương pháp luận, thang đo và mô hình

nghiên cứu trong các ngành về kinh doanh thương mại và quản trị sản xuất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản
xuất dây cáp điện
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty TNHH Dây cáp điện Ta Tun
Đệ Nhất
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty TNHH Dây cáp
điện Ta Tun Đệ Nhất


5

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DÂY CÁP ĐIỆN
Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp sản xuất.
Những vấn đề cơ bản của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp sản
xuất.
Khái niệm chuỗi cung ứng
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo
nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi
cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận án, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi
cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm:
Theo Ganeshan và cộng sự [5] cho rằng chuỗi cung ứng là một mạng lưới các
lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,
chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến
khách hàng.
Theo Lambert, Stock và Elleam [23, tr.13-15] cho rằng chuỗi cung ứng là sự
liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.

Theo Mentzer và cộng sự [5, tr.14] lập luận rằng chuỗi cung ứng là tập hợp của
3 thực thể hoặc nhiều hơn (có thể là pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến
dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến
khách hàng.
Theo Chopra và Meindl [22] hiểu rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn
có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi
cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho,
người bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó
là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch
vụ liên quan đến quá trình kinh doanh.
Theo Chou và cộng sự [5], chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân
phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông
qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập.
Christopher [25] cho rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên
quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và
những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho
khách hàng.


6

Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bao gồm mọi
hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn
chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng [4].
Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao
gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất,
gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ
đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất.
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.

- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách
hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và
hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng
chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên
liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách
khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô
cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng
nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết giữa nhà cung cấp nguyên
vật liệu, nhà sản xuất, nhà cung ứng và tới khách hàng vì họ có tác động đến kết quả
và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống.
Quản trị chuỗi cung ứng
Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt
động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. Nghiên cứu này trích lược một
số quan điểm của các nhà nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng,
gồm:
Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ
thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống
và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh
nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm
cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn
bộ chuỗi cung ứng nói chung [5, tr.1-25].
Theo Jerrey (2004) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản
lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng [5, tr.12].


7

Theo Christopher (2005b) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mối

quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách
hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng [24].
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung
quản lý các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng.
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích của một hay nhiều
chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp (network)
[5, tr.20]. Trong mỗi doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp hoạt
động với nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ
bên trong. Như vậy, có thể hiểu rằng thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ
bên ngoài chuỗi cung ứng. Một trong những thành tố trong chuỗi thường được xem
như là nhân tố trung tâm (hạt nhân), do vậy trong một chuỗi bất kỳ luôn luôn có một
doanh nghiệp trung tâm với một sản phẩm chủ lực. Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung
ứng riêng của họ, họ thường tự xem xét như là một doanh nghiệp trung tâm để xác
định nhà cung cấp và khách hàng. Các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung
ứng có doanh nghiệp trung tâm được gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng.
* Cấu trúc vật lý (Physical Structure – phần cứng)
Chuỗi cung ứng liên kết nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau, mỗi doanh nghiệp
có cấu trúc, tổ chức riêng bên trong tương ứng với đặc điểm hoạt động và mục tiêu
riêng. Đồng thời, cấu trúc doanh nghiệp phải “mở” để liên kết hoạt động với các
thành viên khác trong chuỗi thông qua mối quan hệ với khách hàng ở phía trước, nhà
cung cấp ở phía sau (Buyer - Customer relationship) và các doanh nghiệp hỗ trợ xung
quanh. Các doanh nghiệp thực hiện các quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được gọi là
thành viên chính của chuỗi (Primary Supply Chain members). Stock và Lambert
(2008) cho rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, cho thuê tài
sản cho những thành viên chính gọi là các thành viên hỗ trợ (Supporting member)
[23, tr.165-181].
- Cấu trúc dọc của chuỗi (chiều dài chuỗi)
Được tính bằng số lượng các lớp (tier) dọc theo chiều dài chuỗi, khoảng cách

theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ doanh nghiệp trung tâm đến khách hàng
cuối cùng. Hoạt động của doanh nghiệp trung tâm và những mối quan hệ của nó
thường là đối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng.


8

Hình 1.1: Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược
[Nguồn: 5, tr.54]
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch
chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản
phẩm. Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động
trước nó – dịch chuyển nguyên vật liệu đến – được gọi là ngược dòng; những tổ chức
phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển sản phẩm ra ngoài – được gọi là xuôi dòng.

Hình 1.2: Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ
[Nguồn: 5, tr.134]
Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp
khác nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi
hội tụ và chuỗi phân kỳ. Chuỗi cung ứng hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa
các nhà cung cấp. Chuỗi cung ứng phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các
khách hàng.
- Cấu trúc ngang của chuỗi (chiều ngang chuỗi)


9

Được tính bằng số lượng các doanh nghiệp tại mỗi lớp. Sự sắp xếp các doanh
nghiệp theo lớp chức năng cho phép nhận diện doanh nghiệp trung tâm của chuỗi. Ở
nhiều chuỗi, khách hàng nhận thức doanh nghiệp trung tâm qua thương hiệu sản

phẩm chuỗi đó mang lại, dù doanh nghiệp đó không thực hiện chức năng sản xuất và
cũng không có tài sản cố định lớn.

Hình 1.3: Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng
[Nguồn: 5, tr.134]
Các chú thích trong cấu trúc chuỗi cung ứng
Ký hiệu

Diễn giải

CC

Nhà cung cấp

KH

Khách hàng
Mối liên kết dạng quản lý quá trình
Mối liên kết dạng giám sát
Không phải liên kết theo quá trình quản lý
Mối liên kết dạng không phải thành viên
Doanh nghiệp trung tâm
Các thành viên trong chuỗi


10

Các doanh nghiệp không phải thành viên

Có bốn dạng liên kết giữa doanh nghiệp trung tâm và các thành viên khác, gồm:

+ Dạng 1: Đối với lớp khách hàng và nhà cung cấp thứ nhất, doanh nghiệp trung
tâm giữ mối liên kết dạng quản lý quá trình (Managed process link): doanh nghiệp
trung tâm quản lý các quá trình hoạt động mua và bán của hai lớp này.
+ Dạng 2: Đối với các lớp thứ 2 trở đi mối liên kết của doanh nghiệp trung tâm
là giám sát (monitor process link). Tuy khó có ảnh hưởng trực tiếp tới các lớp thứ hai
trở đi nhưng doanh nghiệp trung tâm vẫn phải giám sát hoạt động của họ để bảo đảm
các hoạt động sản xuất của mình. Họ có thể dùng ảnh hưởng để kéo nguồn nguyên
liệu nhanh hơn từ phía nhà cung cấp và đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh hơn thông
qua “cánh tay nối dài”.
+ Dạng 3: Những lớp xa hơn, doanh nghiệp trung tâm thiếu khả năng giám sát,
mối liên kết thường rất yếu phải thông qua các doanh nghiệp trung gian. Mối liên kết
này gọi là không phải liên kết theo quá trình quản lý (not managed process link).
+ Dạng 4: Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi và các doanh nghiệp
bên ngoài là mối liên kết không phải thành viên (non member process link).
Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong quản trị vận hành doanh
nghiệp sản xuất.
Cũng như hàng hóa và dịch vụ, các nhà quản lí chuỗi cung ứng phân tích và giải
quyết thông tin từ các nhà cung cấp đến từ khách hàng của họ, thông qua bên trung
gian và khách hàng, nếu khách hàng của bạn là một doanh nghiệp. Qui trình này bao
gồm quá trình xử lý kỹ thuật, cả bên trong công ty giữa các chức năng như sự thu
mua, sản xuất và tiếp thị, và giữa các tổ chức như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán sỉ và nhà bán lẻ. Về cơ bản, quản lí chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị
cung cầu bên trong công ty và giữa các công ty khác nhau. Việc hiểu biết về con
người và các mối quan hệ là những kỹ năng cần thiết trong việc giải quyết các mối
quan hệ này.
Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh
nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua
nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào?, sản xuất ở đâu?, phân phối ra
sao?… Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao
khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động

SXKD.
Mặt khác, trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất
lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt


11

hơn; hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm
theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy
xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì …
để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Việc quản trị chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản
xuất, xây dựng, kinh doanh khi cạnh tranh thị trường ngày càng cao, giá bán, giá thu
mua cũng bị quản lý chặt chẽ hơn.
Quản trị chuỗi cung ứng SCM có tác động rất lớn đến sự tín nhiệm của khách
hàng, chiếm lĩnh thị trường, khả năng vươn xa của DN. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng
cũng là một trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một DN so với đối
thủ cùng ngành.
Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp sản xuất.
Trong quá trình toàn cầu hoá, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều biến
động của thị trường và nhiều thách thức mới trong quản trị. Trong tình hình đó, những
mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý là giảm chi phí đến mức tối thiểu, giảm tồn
kho hoặc vốn lưu động, tăng tối đa chất lượng phản hồi đơn hàng và giao hàng, quản
trị độ phức tạp (complexity management), giảm thiểu rủi ro..., tất cả nhằm gia tăng
lợi nhuận. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giải quyết được các vấn đề trên.
Chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, từ
việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm
từ nguyên liệu, quản lý hậu cần…, đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng,
các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc
lập dự báo và lập kế hoạch, việc phối hợp giữa các bộ phận còn yếu, quản lý tồn kho
chưa hiệu quả, chưa thiết lập hệ thống và quy trình quản trị doanh nghiệp.
Những yếu kém này là nguyên nhân cho một loạt các hệ quả khác như: năng
suất thấp, chi phí hàng tồn kho cao, sản phẩm tiêu thụ được thì không có hàng để bán
trong khi sản phẩm không bán được thì đọng trong kho rất nhiều, giao hàng trễ, tồn
kho cao từ 45-50 ngày… Quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả tại
từng khâu, từ đó giúp tăng lợi nhuận cho công ty.
Theo Julien Brun, Tổng giám đốc CEL Consulting, trước đây, để tăng được 5%
doanh thu, công ty đầu tư để tăng 5% chỉ tiêu kinh doanh và chưa đo lường được lợi
nhuận. Tuy nhiên, ngày nay, quản lý cung ứng toàn chuỗi hiệu quả giúp công ty giảm
được 5% chi phí giá thành, hoạt động – điều này giúp công ty tạo ra khoảng 5-10%
lợi nhuận từ nội bộ mà không cần phải đầu tư thêm. [8]


12

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ giúp tiết giảm đáng kể chi phí tài chính, đồng thời
giúp cải thiện tính linh hoạt, hiệu quả thời gian, chất lượng dịch vụ. Điển hình như
việc kiểm soát và tối ưu hoá chỉ riêng hoạt động logistics tại Việt Nam giúp tiết kiệm
khoảng 5%-10% chi phí logistics và giúp giảm tồn kho 15%-25%...
Trên thế giới, các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Apple, Amazon, Unilever,
Intel… cũng đồng thời sở hữu chuỗi cung ứng tốt nhất trên thế giới. Các thương hiệu
triển khai quản trị cung ứng ở mức độ xuất sắc (best practice) thường có giá trị cổ
phiếu cao hơn các đối thủ khác khoảng 40 điểm.
Vậy nên, yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là
phải sở hữu được một chuỗi cung ứng vượt trội. Quản trị chuỗi cung ứng không còn
là một chức năng thông thường mà đã trở thành một bộ phận chiến lược. Nhờ quản
lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn danh tiếng như Dell và Walmart đã tăng
4% - 6% lợi nhuận so với đối thủ.

Nhìn chung, quản trị cung ứng sẽ giúp kiểm soát 3 dòng chảy: sản phẩm (hoặc
dịch vụ), thông tin (IT), và con người. Cụ thể trong doanh nghiệp, quản trị cung ứng
tốt giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý tốt: chi phí (Cost), dòng tiền mặt (Cash
flow), và chất lượng dịch vụ khách hàng (Customer Service).
Tại các tập đoàn đa quốc gia kể trên, chi phí quản trị cung ứng trên toàn chuỗi
chiếm đến 90-95% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, quản lý
cung ứng hiệu quả sẽ ngay lập tức mang lại hiệu quả tài chính. Chẳng hạn, chi phí
tồn kho giảm sẽ giúp giảm chi phí cố định, từ đó có thể giúp tăng lợi nhuận. Hoặc,
nếu tốc độ phản hồi đơn đặt hàng tăng lên, thì sẽ giúp giảm chi phí bị mất đơn hàng,
từ đó giúp tăng doanh thu cho công ty.
Điều cốt yếu là phải tìm ra điểm cân đối giữa 3 yếu tố: doanh thu, lợi nhuận, và
vốn lưu động làm cho việc quản trị cung ứng nhiều thách thức, vì trong quản trị cung
ứng, luôn luôn có sự đánh đổi được mất và không có một giải pháp quản trị cung ứng
nào hoàn hảo.
Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
sản xuất dây cáp điện.
Đặc điểm tổ chức hoạt động của doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện.
Có nhiều doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện hoạt động dưới nhiều hình thức
cả doanh nghiệp TNHH và doanh nghiệp cổ phần. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất
dây cáp điện đều cần đáp ứng được.
a, Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh


13

Sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện bao gồm các loại sản phẩm:
dây cáp điện lõi đồng có các loại dây cáp điện có ruột dẫn cứng có 01 sợi cứng hay
07 sợi bện lại với nhau. Các loại dây cáp điện có ruột dẫn mềm gồm nhiều sợi mềm
bện lại với nhau. Có rất nhiều loại dây cáp điện khác nhau: các loại dây đơn chỉ có
01 lõi dẫn điện; dây đôi thì có 02 lõi dẫn điện; còn dây ba là có 03 lõi dẫn điện; có

dây tròn, dây oval, dây dính cách,..với rất nhiều công dụng khác nhau như dùng cho
ô tô, cáp điện lực chống cháy, cáp điều khiển,…và các doanh nghiệp đều tuân thủ
theo quy trình sản xuất như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất dây cáp điện lõi đồng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thiết bị được đầu tư để sản xuất cáp đồng với công nghệ tự động tiên tiến, sản
xuất được các loại cáp điện thoại (loại treo và luồn ống): foamskin, có bơm dầu chất
lượng cao. Có thể làm ra sản phẩm từ cáp 10 đến cáp 1000 đôi tham gia cung ứng
cho khách hàng.
Dây đồng được kéo nhỏ từ 2.6mm xuống các cỡ dây đồng ruột theo yêu cầu:
0.4; 0.5; 0.65; 0.9; 1.2 (theo yêu cầu cấu trúc từng loại cáp) sau đó được ủ đoản mạch
và sấy khô để đạt độ dẫn điện (bọc solid hay foamskin) với tốc độ bọc từ 1500 đến
2400m/phút, dây bọc được thu vào bobbin công tác và được lấy ra tự động (bước
công nghệ này được thực hiện trên máy kéo - ủ bọc liên hoàn -tandemline)
Tiếp đến, các dây bọc đơn được xoắn trên các máy xoắn đôi.
Các dây đôi được đưa lên giàn xả máy ghép nhóm để ghép thành các nhóm cáp:
10, 20, 30, 50, 100 đôi…1000 đôi. Máy này có bộ phận bơm dầu và cuốn băng mylar.
Lõi cáp sau khi ghép nhóm được lắp trên giá xả và được cuốn băng nhôm và
bọc vỏ cáp.
Trong quá trình sản xuất, mỗi thiết bị đều có hệ thống điều khiển bằng máy tính
công nghiệp và các thiết bị đo kiểm tự động nên sản phẩm đạt chất lượng cao.


14

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất dây cáp điện cáp quang
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Quy trình sản xuất cáp quang đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn
ngành TCN 68:160:1996 của Bộ Bưu chính – Viễn thông (nay là Bộ Thông tin –

Truyền thông), tiêu chuẩn ITUT G.652, các chỉ tiêu của IEC, EIA,
Cáp quang chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền thiết bị đồng bộ, công
nghệ hiện đại của Châu Âu với thiết bị điều khiển tự động, có thể sản xuất ra sản
phẩm cáp quang từ sợi quang đơn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Sợi quang
được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.
Mỗi công đoạn đều được thực hiện có sự kiểm tra kỹ lưỡng, tuân thủ các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cao nhất của sản phẩm.
b, Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Là các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện, các doanh nghiệp sản xuất dây cáp
điện mua nguyên liệu hàng tháng trực tiếp từ những nhà cung cấp khác nhau, riêng
các doanh nghiệp dây cáp điện tại Việt Nam chủ yếu nhập từ các nhà cung cấp tại
Trung Quốc. Đối với các nhà cung cấp, công ty đều thanh toán hết tiền hàng vào cuối
tháng.
Về phía tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các
kênh sau:


×