BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH TÂN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP): NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH,
TỈNH BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH TÂN
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP): NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH,
TỈNH BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thanh Tân, thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Các yếu
tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planing – ERP): Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu”. Tôi xin
cam đoan nội dung của luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện với sự
hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Thanh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05/12/2019
Người cam đoan
Nguyễn Thanh Tân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài ....................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.7 Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 8
2.1 Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planing- ERP) ... 8
2.1.1
Khái niệm .......................................................................................... 8
2.1.2
Quá trình hình thành hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ....... 8
2.1.3
Cấu trúc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) .......... 10
2.1.4
Lợi ích của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ..... 12
2.2 Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP) ........................................................................................... 13
2.2.1
Nghiên cứu của Moohebat và cộng sự (2011) .................................. 14
2.2.2
Nghiên cứu của Elmeziane và cộng sự (2011) .................................. 19
2.2.3
Nghiên cứu của Garg và Agarwal (2014) ......................................... 22
2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu ...................................................................... 26
2.3.1
Sự tham gia của lãnh đạo ................................................................. 27
2.3.2
Sự tham gia của người sử dụng ........................................................ 28
2.3.3
2.3.4
2.3.5
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh..................................................... 29
Quản lý dự án hiệu quả .................................................................... 29
Nhóm triển khai dự án ERP ............................................................. 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 32
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 32
3.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................. 33
3.2.1
Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................... 33
3.2.2
Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................... 33
3.3 Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 41
3.3.1
Thiết kế mẫu nghiên cứu .................................................................. 41
3.3.2
Thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................... 41
3.3.3
Thu thập số liệu ............................................................................... 42
3.3.4
Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
4.1 Thống kê mô tả .......................................................................................... 44
4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha ................................. 46
4.2.1
Thang đo Sự tham gia của lãnh đạo ................................................. 46
4.2.2
Thang đo Sự tham gia của người sử dụng ........................................ 46
4.2.3
Thang đo Tái cấu trúc quy trình kinh doanh ..................................... 47
4.2.4
Thang đo Quản lý dự án hiệu quả .................................................... 48
4.2.5
Thang đo Nhóm triển khai dự án ERP.............................................. 48
4.2.6
Đánh giá độ tin cậy thang đo triển khai thành công ERP .................. 49
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................ 50
4.3.1
Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập (các yếu tố tác động
đến triển khai thành công ERP) ..................................................................... 50
4.3.2
Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (triển khai thành
công ERP) ..................................................................................................... 52
4.4 Phân tích hồi quy ....................................................................................... 54
4.4.1
Phân tích hệ số tương quan .............................................................. 54
4.4.2
Đánh giá sự phù hợp của mô hình .................................................... 55
4.4.3
Kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................. 56
4.4.4
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội và đánh giá mức độ tác động
của từng yếu tố .............................................................................................. 57
4.4.5
Kiểm định sự khác biệt về triển khai ERP thành công với các biến định
tính
61
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 72
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 72
5.2 Hàm ý quản trị ........................................................................................... 73
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
BOM (Bill Of Materials)
Định mức nguyên vật liệu
CEO (Chief Executive Officer)
Giám đốc điều hành
CIO (Chief Information Officer)
Giám đốc công nghệ thông tin
CFO (Chief Financial Officer)
Giám đốc tài chính
CRM (Customer Relationship Management)
Quản trị quan hệ khách hàng
CNTT
Công Nghệ Thông Tin
ERP (Enterprise Resource Planning)
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
MRP (Material Requirement Planning)
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
MRPII (Manufacturing Resource Planning)
Hoạch định nguồn lực sản xuất
SCM (Supply Chain Management)
Quản trị chuỗi cung ứng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc triển khai thành công ERP..... 26
Bảng 3.1: Thang đo sự tham gia của lãnh đạo…………………….……..…..….. 35
Bảng 3.2: Thang đo sự tham gia của người sử dụng………………...…….……. 36
Bảng 3.3: Thang đo Tái cấu trúc quy trình kinh doanh………………..…..….... 37
Bảng 3.4: Thang đo Quản lý dự án hiệu quả…………………………………… 38
Bảng 3.5: Thang đo nhóm triển khai dự án ERP……………...………………… 39
Bảng 3.6: Thang đo triển khai thành công ERP..…………………….…….…… 40
Bảng 3.7: Bảng thang đo Likert 5 điểm ............................................................... 41
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu ...……...……………………………………..…45
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo sự tham gia của lãnh đạo…….….….46
Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo sự tham gia của người sử dụng….....47
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo tái cấu trúc quy trình kinh doanh …..47
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo quản lý dự án hiệu quả………….…..48
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo nhóm triển khai dự án ERP……...…49
Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo triển khai thành công ERP……….…49
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các thành phần của thang đo các
yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP…………………………………50
Bảng 4.9 Kết quả phân tích EFA biến độc lập (các yếu tố tác động đến triển khai
thành công ERP)…………………………………………………….………......51
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett thành phần thang đo triển khai
thành công ERP………………………………………………………………....52
Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA các thành phần của thang đo triển khai thành
công ERP………………………………………………..………………………53
Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến……………….……….55
Bảng 4.13: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình…………………………56
Bảng 4.14: Kiểm định độ phù hợp của mô hình………………………..……….56
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội………………………...…57
Bảng 4.16: Kết quả Test of Homogeneity of Variances của vị trí công việc..….62
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo vị trí công việc…………….....62
Bảng 4.18: Kết quả Test of Homogeneity of Variances của trình độ học vấn.....62
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn……………...63
Bảng 4.20: Kết quả Test of Homogeneity of Variances của ngành nghề……….63
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo ngành nghề…………………..64
Bảng 4.22: Kết quả Test of Homogeneity of Variances của phần mềm ERP..…64
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo phần mềm ERP………………65
Bảng 5.1 Thống kê mô tả các giá trị thang đo…………………………………..73
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Moohebat và cộng sự (2011)…………..…. 15
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Elmeziane và cộng sự (2011) ......………....19
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Garg và Agarwal (2014)……….…………. 22
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ………….……………………………...31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 32
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy…………………………...58
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram……………………60
Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot………………………………...……………………60
Hình 4.4: Biểu đồ Scatterplot…………………………………………...………61
TÓM TẮT
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một trong những hệ thống
công nghệ thông tin quan trọng nhất mang lại ưu thế cạnh tranh bền vững cho các
doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai thành công hệ thống ERP thì đầy thách thức
đặc biệt là trong bối cảnh ở Việt Nam. Do vậy tác giả thực hiện đề tài “Các yếu tố
tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planing – ERP): Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp
tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu” để
tập trung xác định các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại
các doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng xác định mức độ tác động của từng yếu
tố đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp. Sau khi đạt được
kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà
quản lý của các doanh nghiệp nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống
ERP.
Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận
nhóm tập trung với 2 nhóm trong đó một nhóm gồm 8 thành viên đang giữ vai trò
giám đốc điều hành, giám đốc công nghệ thông tin, giám đốc tài chính tại các đơn
vị đã triển khai thành công hệ thống ERP và nhóm còn lại gồm 8 thành viên là
nhân viên tại các đơn vị đã triển khai thành công hệ thống ERP; Nhằm điều chỉnh,
bổ sung thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại
các doanh nghiệp. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua kỹ thuật gởi
bảng câu hỏi được in ra giấy và gửi bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google
Form qua mail đến các đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá
giá trị, độ tin cậy của thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ
thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện được thực
hiện tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai
và Bà Rịa -Vũng Tàu. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm định: Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội.
Theo kết quả nghiên cứu, cả 5 yếu tố: sự tham gia của lãnh đạo, sự tham gia của
người sử dụng, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, quản lý dự án hiệu quả và nhóm
triển khai dự án ERP đều tác động dương tới triển khai thành công ERP. Trong đó
nhân tố nhóm triển khai dự án ERP, sự tham gia của lãnh đạo, quản lý dự án hiệu
quả và tái cấu trúc quy trình kinh doanh tác động mạnh tới triển khai thành công
ERP. Điều này nói lên rằng: Những dự án ERP có nhóm triển khai dự án ERP được
tổ chức tốt, có sự tham gia của lãnh đạo, quản lý dự án hiệu quả, doanh nghiệp sẵn
lòng tái cấu trúc quy trình kinh doanh và người sử dụng hợp tác tốt sẽ làm cho việc
triển khai ERP thành công dễ dàng hơn.
Từ khóa: ERP, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm, thành công
ABSTRACT
The Enterprise Resource Planning (ERP) system is one of the most important
information technology systems that provides a sustainable competitive advantage
for businesses. However, the successful implementation of the ERP system is
challenging especially in the context of Vietnam. Therefore, the author implements
the topic "Factors affecting the successful implementation of enterprise resource
planning (ERP): Case study of enterprises in Ho Chi Minh City, the province Binh
Duong, Dong Nai and Ba Ria Vung Tau ”to focus on identifying factors affecting
the successful implementation of ERP systems in businesses. At the same time, the
author also determines the degree of impact of each element on the successful
implementation of ERP systems in businesses. After achieving the research results,
the author will give some administrative implications to help the managers of
businesses improve the ability to successfully deploy ERP.
The study applied mainly two methods: qualitative research and quantitative
research. Qualitative research: conducted through a focus group discussion
technique with 2 groups in which a group of 8 members is the executive director,
information technology director, and financial director at the unit successfully
implemented the ERP system and the remaining group of 8 members was
employees at the units that successfully implemented the ERP system; In order to
adjust and supplement the scale of factors affecting the successful implementation
of ERP systems in enterprises. Quantitative research: conducted through the
technique of sending paper-printed questionnaires and sending survey
questionnaires designed on Google Form via mail to the survey subjects.
Quantitative research to assess the value and reliability of a scale of factors
affecting the successful implementation of ERP systems in Vietnamese businesses.
The survey sample was conducted by a convenient sampling method which was
conducted at enterprises in Ho Chi Minh City, Binh Duong, Dong Nai and Ba Ria-
Vung Tau provinces. The collected data is processed by SPSS 20.0 software with
analysis and verification techniques: Cronbach’s Alpha, Explore factor analysis
(EFA), multiple regression analysis.
According to the research results, all 5 factors: leadership involvement, user
participation, business process restructuring, effective project management and
ERP project implementation team all have an impact. Positive to successful
implementation of ERP. In particular, the ERP project implementation team,
leadership participation, effective project management and business process
restructuring have a strong impact on the successful implementation of ERP. This
implies that: ERP projects have well organized ERP project implementation teams
with leadership, effective project management, businesses willing to restructure
business processes and people. Using good collaboration will make successful
ERP implementation easier.
Key word: enterprise resource planning, ERP, software, success
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài
Ngày nay tình hình cạnh trạnh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên
tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Hệ thống thông tin giữ vai
trò rất quan trọng trong lĩnh vực này. Một trong những hệ thống thông tin quan trọng
được sử dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp là hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). ERP đang được sử dụng trong hàng ngàn doanh
nghiệp vừa và lớn trên toàn thế giới (Turban và cộng sự, 2004). Việc triển khai hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp quản lý
tốt các nguồn lực của mình bởi vì nếu được thực hiện đúng cách, hệ thống ERP sẽ
hợp lý hóa các luồng dữ liệu và giúp nhân viên có thể truy cập dữ liệu tức thời tại mọi
lúc, mọi nơi (Nah và Lau, 2001). Việc áp dụng hệ thống ERP đã tăng lên đáng kể kể
từ ba thập kỷ qua (Davenport, 1998; Das và Dayal, 2016) do hiệu quả mà nó mang
lại.
Mặc dù việc sử dụng ERP mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng việc triển khai ERP có
thể rất rủi ro và nếu các doanh nghiệp không chú ý đầy đủ đến các nhu cầu và nguồn
lực giới hạn của họ, nó có thể làm xấu đi tình hình tổ doanh nghiệp. Phần mềm ERP
có thể cực kỳ phức tạp để triển khai; vì các doanh nghiệp thường cần phải cấu trúc
lại quy trình của mình để có thể tương thích với hệ thống ERP, mặt khác, một vài
doanh nghiệp chỉ yêu cầu triển khai một phần của các mô đun phần mềm của ERP,
nhưng họ phải mua toàn bộ gói phần mềm. Vì những lý do này, phần mềm ERP có
thể thể không hấp dẫn đối với tất cả các doanh nghiệp (Turban và cộng sự, 2004).
Hàng năm, tập đoàn Paronama Consulting Solutions – một doanh nghiệp chuyên về
tư vấn phần mềm ERP – đều thực hiện các cuộc khảo sát về thực trạng triển khai ERP
của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong năm 2018, Paronama đã tiến hành
cuộc khảo sát với trên 237 doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề và quy mô khác
nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia với doanh thu hàng tỷ
USD trên toàn thế giới. Việc này được kỳ vọng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp có
nhu cầu triển khai phần mềm ERP một cái nhìn đầy đủ về thực trạng triển khai ERP
2
và các kinh nghiệm để triển khai thành công ERP. Theo kết quả nghiên cứu này, tổng
chi phí đầu tư trung bình cho việc triển khai một phần mềm ERP vào khoảng 1,57
triệu USD với thời gian triển khai trung bình khoảng 17,4 tháng. Trong đó, khoảng
64% các dự án vượt quá ngân sách ban đầu và 79% vượt quá thời hạn. Đồng thời có
khoảng 44% các dự án cho rằng doanh nghiệp nhận được ít hơn 50% các lợi ích được
mong đợi khi ứng dụng phần mềm ERP. Điều này cho thấy tỷ lệ quá hạn và không
đạt được mục tiêu được xác định ban đầu của các doanh nghiệp triển khai ERP trên
thế giới cũng tương đối cao.
Theo khảo sát, Panorama cho biết 64% doanh nghiệp có chi phí triển khai ERP vượt
quá kế hoạch ngân sách được duyệt. Đây là một con số khá lớn, nhưng so với mốc
74% năm 2017 thì mức vượt ngân sách đã được kéo giảm khá nhiều. Đồng thời, nhiều
doanh nghiệp tham gia khảo sát trong năm 2018 cũng cho biết họ khá hài lòng với lợi
ích đạt được so với chi phí đã đầu tư. Có nhiều nguyên nhân làm cho dự án vượt ngân
sách. Trong năm 2017, có ba lý do được đề cập nhiều nhất làm cho dự án vượt quá
ngân sách là các vấn đề về kỹ thuật hoặc các vấn đề phát sinh chưa được tính toán
trước (45%), ngân sách được lập không sát thực tế (43%) hoặc chi phí cho các yêu
cầu phát sinh trong quá trình thực hiện dự án (41%). Theo kinh nghiệm của Panorama
để dự án ERP không vượt ngân sách được duyệt, quá trình lập kế hoạch ngân sách
phải được thực hiện một cách cẩn thận. Ngân sách chỉ được lập khi bên nhà cung cấp
phần mềm ERP và bên mua đã xác định rõ tất cả các yêu cầu và nguồn lực. Bên cạnh
ngân sách phải trả cho bên nhà cung cấp phần mềm ERP thì doanh nghiệp cần phải
tính đến toàn bộ các chi phí khác như chi phí cho phần cứng, chi phí đào tạo,…
Cũng theo khảo sát, Panorama cho biết thời gian triển khai một dự án ERP trung bình
là 17,4 tháng (bao gồm thời gian đào tạo, khảo sát, hiệu chỉnh, hỗ trợ trong quá trình
sử dụng và nghiệm thu dự án). So với năm 2017 (16,9 tháng) thì thời gian triển khai
dự án trong năm 2018 bị kéo dài hơn so với trước một chút. Trong năm 2018 có 79%
doanh nghiệp cho biết dự án ERP của họ đã trễ hạn, so với con số 59% của năm 2017
thì chúng ta có thể thấy tỷ lệ dự án quá hạn tăng đáng kể. Nguyên nhân chính của sự
gia tăng này có thể kể đến từ các nguyên nhân: thời gian ước tính không sát thực tế,
doanh nghiệp chưa cấu trúc trước khi triển khai dự án, yêu cầu chỉnh sửa phần mềm
ERP quá nhiều. Ba nguyên làm cho dự án trễ hạn là vấn đề tồn tại của doanh nghiệp
3
(76%), thời gian ước tính không sát thực tế (74%) và yêu cầu chỉnh sửa phần mềm
ERP quá nhiều (61%). Để hạn chế dự án trễ hạn thì các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp
cần phải dành nhiều thời gian hơn cho dự án ERP, đồng thời cần phải bổ sung nhân
sự toàn thời gian để tham gia triển khai dự án ERP. Các nhân sự này có vai trò tham
gia đưa ra yêu cầu xây dựng hệ thống phần mềm, tiếp nhận từ đơn vị triển khai ERP,
đào tạo và hỗ trợ người dùng cuối. Với sự quyết tâm của cả 2 bên thì thời gian triển
khai dự án sẽ được kéo giảm, góp phần mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Mặc dù triển khai ERP có nhiều rủi ro như vậy tại sao các doanh nghiệp lại đang rất
quan tâm. Theo Panorama, có đến hơn 10 nguyên nhân để doanh nghiệp sẵn sàng đầu
tư hệ thống ERP cho doanh nghiệp của mình trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất (64%)
đều thống nhất kết quả kinh doanh được nâng cao.
Panorama đã thống kê 16 lợi ích mà các doanh nghiệp đã đạt được sau triển khai ERP.
Thông thường, các doanh nghiệp khi triển khai ERP đều kỳ vọng nâng cao lợi nhuận.
Tuy nhiên so với năm 2017, thì nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy các thông tin trở
nên rõ ràng, minh bạch hơn so với trước (80%). Cùng với đó dữ liệu đáng cậy hơn
(55%), các bộ phận phối hợp với nhau tốt hơn (46%).
Một số lượng lớn các nghiên cứu dựa trên ERP đã được thực hiện trên toàn thế giới,
nhưng đa số các nghiên cứu đều được thực hiện ở các nước phát triển.
Trong những năm gần đây, số lượng dự án triển khai ERP đã tăng lên đáng kể, tuy
nhiên hiện vẫn còn rất ít các nghiên cứu và khảo sát đã được thực hiện liên quan đến
việc triển khai các hệ thống như vậy ở Việt Nam.
Khái niệm về ERP xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, khi những phần mềm
của SAP, Oracle, Microsoft được giới thiệu cho các doanh nghiệp nội địa. Triển khai
dự án ERP mới được bắt đầu chú ý tại Việt Nam từ năm 2003. Cho đến thời điểm
hiện tại thì các phần mềm ERP nổi tiếng thế giới như SAP, Oracle, Microsoft đều
được triển khai bởi các đối tác bản địa như: FPT, SSG (Sunshine Gimasys), CITEK,
BOSCH, VINA SYSTEM, GCS (Global Cybersoft), CMC,… Theo một báo cáo được
công bố bởi EAC vào tháng 2 năm 2010 thì Việt Nam có 103 doanh nghiệp triển khai
ERP trong đó có đến 52 doanh nghiệp được triển khai bởi FPT, đây cũng là đơn vị
triển khai cho nhiều doanh nghiệp nhất ở Việt Nam.
4
Theo Tạp chí Bộ Công Thương (2018) thì một trong các doanh nghiệp triển khai ERP
đầu tiên ở Việt Nam như như Tổng công ty Thép Miền Nam, Công ty CP Bảo Minh
và Tập đoàn Dệt May Vinatex. Trong năm 2016, khá nhiều dự án ERP quy mô lớn
được triển khai như Vinamilk, Lương Thực Miền Nam, Saigon Coop, Bibica. Về
phần các phần mềm ERP nổi tiếng trong nước của các đơn vị như FAST, BRAVO,
DIGINET, EFFECT…đều được phát triển lên từ những kinh nghiệm triển khai phần
mềm kế toán thành phần mềm ERP nội, sẵn sàng lấp đầy thị phần còn lại trên thị
trường cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay, một số doanh nghiệp
có kinh phí hạn chế đã tìm đến các nhà cung cấp phần mềm ERP trong nước để bắt
đầu triển khai phần mềm ERP tại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chỉ mới tập trung vào các phân hệ quản lý tài chính kế toán và
một vài phân hệ liên quan như quản lý hàng tồn kho, quản lý mua hàng, quản lý bán
hàng; tiếp đó là quản lý nhân sự (HRM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hiếm
khi triển khai phân hệ quản lý sản xuất.
Việc triển khai dự án ERP thành công để mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp không
phải là một việc đơn giản. Bởi việc triển khai phần mềm ERP là vô cùng rủi ro và tổn
thất rất lớn. Những lý do thường thấy trong việc triển khai ERP thất bại hay không
mang lại lợi ích như kỳ vọng có thể kể đến là: Lãnh đạo không quan tâm đến dự án,
phó mặc cho nhân viên làm việc với nhà cung cấp. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
cũng gặp nhiều vấn đề do những thói quen làm việc cũ đã ăn sâu nên khi thay đổi
thường gặp những khó khăn nhất định. Người quản lý dự án chưa có đủ kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm để quản lý dự án hiệu quả. Kế hoạch triển khai xây dựng chưa
sát với mục tiêu đề ra, tiến độ kiểm soát chưa chặt chẽ. Người đào tạo và người sử
dụng cuối chưa đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm cũng như các kỹ
năng để có thể triển khai, chuyển giao phần mềm ERP. Nhằm hạn chế những rủi ro
và tổn thất khi triển khai ERP, việc xác định các yếu tố tác động đến triển khai thành
công dự án ERP rất quan trọng và trở nên cấp thiết.
Theo nghiên cứu những yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP ở Phần Lan,
nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về các yếu tố tác động đến triển khai thành công
ERP, nghiên cứu của Yingjie (2005) đưa ra 6 yếu tố tác động đến triển khai thành
công ERP trong đó yếu tố "Sự hỗ trợ lãnh đạo" hết sức quan trọng trong triển khai
5
thành công ERP ở Phần Lan. Theo nghiên cứu của Moohebat và cộng sự (2011) được
thực hiện tại Iran đã chỉ ra có 5 yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP, trong
đó 2 yếu tố Sự tham gia của lãnh đạo và Nhóm triển khai dự án ERP là những yếu tố
hết sức quan trọng tác động đến triển khai thành công ERP tại Iran. Tại Trung Quốc,
Elmeziane và cộng sự (2011) đã nghiên cứu tại 5 doanh nghiệp lớn tại Thượng Hải
với 115 người tham gia đã cho kết quả có 7 yếu tố tác động đến triển khai thành công
ERP bao gồm: Sự tham gia của lãnh đạo, Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, Giáo dục
và đào tạo đầy đủ, Quản lý dự án hiệu quả, Nhóm triển khai dự án ERP, Sự tham gia
của người sử dụng, Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng. Tại Ấn Độ, Garg và
Agarwal (2014) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để xác định những yếu tố
chủ yếu tác động đến triển khai thành công ERP . Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh
viện Fortis. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến triển khai thành
công ERP ở Ấn Độ bao gồm 5 yếu tố là: Sự tham gia của lãnh đạo, Sự tham gia của
người sử dụng, Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, Quản lý dự án hiệu quả và Nhóm
triển khai dự án ERP. Trong đó yếu tố Quản lý dự án hiệu quả có mức độ tác động
lớn nhất, đứng thứ 2 là yếu tố Nhóm triển khai dự án ERP, tiếp đến là các yếu tố Sự
tham gia của người sử dụng, Tái cấu trúc quy trình kinh doanh và Sự tham gia của
lãnh đạo.
Tại Việt Nam, những câu chuyện về các dự án ERP thất bại luôn là nỗi ám ảnh cho
các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO – Chief Executive Officer) hay giám đốc
công nghệ thông tin (CIO – Chief Information Officer) khi quyết định triển khai phần
mềm ERP cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, câu hỏi thường trực luôn đặt ra với các
nhà quản lý này là phải làm gì để tránh các “vết xe đổ” đi trước và đảm bảo rằng dự
án luôn thành công? Nhằm giúp cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp xác định
đâu là các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp khi triển khai phần mềm ERP, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài
“CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỈNH BÌNH DƯƠNG,
ĐỒNG NAI VÀ BÀ RỊA VŨNG TÀU” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu với 3 mục tiêu sau:
Xác định các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các
doanh nghiệp.
Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến triển khai thành công hệ thống
ERP tại các doanh nghiệp.
Đề xuất một số hàm ý nhằm giúp các nhà quản lý của các doanh nghiệp xác
định được các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống ERP từ đó
nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam?
Trong các yếu tố đó thì mức độ tác động của từng yếu tố đến triển khai thành công
hệ thống ERP tại các doanh nghiệp như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống
ERP tại các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp đã triển khai thành công hệ thống ERP ở
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đối tượng khảo sát: Là các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc
công nghệ thông tin và nhân viên tham gia dự án tại các doanh nghiệp đã triển
khai thành công dự án ERP.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung
với một nhóm gồm 8 thành viên đang giữ vai trò giám đốc điều hành, giám đốc công
nghệ thông tin, giám đốc tài chính tại các đơn vị đã triển khai thành công hệ thống
ERP và 1 nhóm gồm 8 thành viên là nhân viên đang công tác tại các đơn vị đã triển
7
khai thành công hệ thống ERP; Nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo các yếu tố tác
động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật gởi bảng câu hỏi được in
ra giấy và bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google Form được gửi qua mail
đến các đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá giá trị, độ tin cậy
của thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các
doanh nghiệp Việt Nam.
Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi
thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm
định: Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả mang đến các ý nghĩa sau:
Bổ sung vào hệ thống thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành công
hệ thống ERP tại Việt Nam.
Giúp các doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng tác động đến
triển khai thành công hệ thống ERP. Từ đó giảm tối thiểu tổn thất cho doanh
nghiệp về chi phí, thời gian và cơ hội kinh doanh.
Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về các yếu tố tác
động đến triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam.
1.7 Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planing- ERP)
2.1.1 Khái niệm
ERP là một phần mềm dùng để tích hợp và xử lý thông tin của một đơn vị hay giữa
các đơn vị trong một doanh nghiệp (Kumar và cộng sự, 2000).
ERP là một phần mềm giúp cho doanh nghiệp hoạch định và quản lý những phần
quan trọng của quá trình kinh doanh bao gồm lập kế hoạch sản xuất, mua hàng, quản
lý hàng tồn kho, giao dịch với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ khách hàng và theo
dõi đơn đặt hàng (Olson, 2003).
ERP là một bộ các mô đun hay ứng dụng kinh doanh liên kết các đơn vị trong một
doanh nghiệp như tài chính - kế toán, tồn kho, mua hàng, bán hàng, quản lý sản xuất,
quản trị nguồn nhân lực,… được tích hợp thành một hệ thống duy nhất với một nền
tảng chung cho luồng thông tin xuyên suốt trong toàn bộ công việc kinh doanh
(Beheshti, 2006).
ERP là một tập hợp các phân hệ phần mềm được liên kết đến một trung tâm dữ liệu
tập trung và xử lý các quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó cố gắng tích hợp tất
cả các phòng ban và chức năng liên quan của một doanh nghiệp vào một hệ thống
máy tính duy nhất mà hệ thống phục vụ nhu cầu cụ thể của các phòng ban khác nhau
như lập kế hoạch, sản xuất, kế toán, phân phối, bán hàng, nhân sự, quản lý hàng tồn
kho, vận chuyển và kinh doanh điện tử, dịch vụ và bảo trì,. ERP có thể được xem như
một giải pháp phần mềm giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách xử lý tất cả
quy trình tổ chức và tích hợp chặt chẽ tất cả các chức năng của một doanh nghiệp để
đáp ứng các mục tiêu của tổ chức (Garg và Agarwal, 2014).
2.1.2 Quá trình hình thành hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Theo Yingjie năm 2005 thì ERP được hình thành và phát triển như sau:
Trong những năm 1960, để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và duy trì lợi thế cạnh
tranh các doanh nghiệp đã gia tăng lượng dự trữ hàng tồn kho vì thế các hệ thống tổ
chức tập trung vào việc quản lý hàng tồn kho. Hầu hết các gói phần mềm (thường
9
phải chỉnh sửa) được thiết kế để quản lý hàng tồn kho dựa vào các khái niệm hàng
tồn kho truyền thống.
Trong những năm 1970 ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng duy trì lượng tồn
kho lớn thì xa xỉ và lãng phí điều này dẫn đến sự ra đời của hệ thống hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu (MRP). MRP là một cải tiến lớn trong tiến trình hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu. Các máy tính có thể được sử dụng để tính toán nhu cầu ròng
nguyên vật liệu từ một kế hoạch sản xuất và được hỗ trợ bởi định mức nguyên vật
liệu (BOM) mà nó định nghĩa để sản xuất ra một sản phẩm thì cần những nguyên vật
liệu gì? Trong MRP, nhu cầu ròng nguyên vật liệu có thể tính toán được dựa vào hàng
tồn kho, các đơn hàng nguyên vật liệu sắp nhận, điều này sẽ cảnh báo phải có những
đơn hàng mới, huỷ đơn hàng hiện tại, chỉnh sửa những đơn hàng đang có. Khả năng
của hệ thống lập kế hoạch để lập kế hoạch hiệu quả và có hệ thống tất cả các bộ phận
là một bước tiến to lớn về năng suất và chất lượng.
Qua thời gian, khả năng hoạch định thì bao gồm trong hệ thống MRP cơ bản, từ ưu
tiên sản xuất truyền thống và hoạch định nguyên vật liệu là một phần của các vấn đề
sản xuất. Một vài công cụ mới được phát triển như là bán hàng và hoạch định điều
hành, kế hoạch sản xuất và nhu cầu quản lý. Những phát triển này là kết quả trong
bước tiếp theo của cuộc cách mạng được biết đến là vòng tròn MRP (Oden và cộng
sự, 1993).
Trong những năm 1980 nhiều doanh nghiệp kết hợp giữa tồn kho với tài chính. Hệ
thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) là một hệ thống hoạch định tất cả các
nguồn lực cho nhà sản xuất. MRPII được mong chờ kết hợp tất cả hoạch định nguồn
lực cho doanh nghiệp. Ví dụ như xử lý đơn đặt hàng như trong MRP, lập kế hoạch
kinh doanh, bán hàng, hoạch định điều hành và lập kế hoạch sản xuất. Điều này mang
lại cho các doanh nghiệp khả năng có một hệ thống kinh doanh tích hợp mà nhận
được nhu cầu nguyên vật liệu liên kết mới kế hoạch điều hành, cho phép nhập các
hoạt động chi tiết, chuyển hoá tất cả điều này vào báo cáo tài chính và đề xuất một
quá trình hành động để giải quyết các mục đó không cân bằng với kế hoạch mong
muốn (Ptak và cộng sự, 2000).
10
Vào đầu những năm 1990, sự đóng góp của cải tiến công nghệ được cho phép nhiều
hơn và nhiều lĩnh vực được đưa vào MRPII, chẳng hạn như thiết kế sản phẩm, thông
tin tồn kho, hoạch định nguyên vật liệu, hoạch định năng lực, hệ thống thông tin liên
lạc, nguồn nhân lực, tài chính và quản lý dự án. Có một xu hướng trong lĩnh vực hoạt
động quản lý để xem xét ERP như là một phần mở rộng tự nhiên của MRP II. Manetti
đã đưa ra định nghĩa ERP của Hiệp hội kiểm soát hàng tồn kho Mỹ (APICS) là “một
cách thức để hoạch định và kiểm soát hiệu quả tất cả các nguồn lực cần thiết, thực
hiện, vận chuyển và ghi nhận cho đơn đặt hàng của khách hàng” (Manetti, 2001).
Nhưng các hệ thống ERP có lợi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất; nó là thực tế
trong bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh, bao gồm các cơ sở hóa chất và các
trường đại học (Manetti, 2001).
Từ sau năm 2000, ERP ra đời một thế hệ mới còn gọi là ERP II, ERP II đã phát triển
từ ERP và kết hợp với Quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management),
Quản trị quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) cùng với
sự phát triển của thương mại điện tử. Và những năm gần đây thuật ngữ Kinh doanh
thông minh (BI – Business Intelligence) cũng được tích hợp vào ERP. BI làm tăng
khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả từ đó
có thể phân tích, khai phá tri thức giúp doanh nghiệp có thể dự đoán về xu hướng của
giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến
lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp (Manetti,
2001).
Như vậy, phần mềm ERP được hình thành và phát triển từ những nhu cầu cần giải
quyết trong hoạt động kinh doanh của doanh. Sự phát triển của ERP cũng gắn liền
với sự phát triển của máy tính, từ những máy tính lớn trong giai đoạn mà phần mềm
được chạy trên nó, đến các máy chủ riêng và hiện nay là thời kỳ của internet vạn vật
với các trung tâm dữ liệu và kinh doanh điện tử (Manetti, 2001).
2.1.3 Cấu trúc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Phần mềm ERP được tạo thành từ nhiều mô đun khác nhau, giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một phân hệ cơ bản là một phần của một
11
phần mềm ERP đó và có thể mua riêng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Theo Shehab
và cộng sự (2004) một phần mềm ERP điển hình bao gồm các mô đun sau:
Bán hàng và phân phối (Sales and Distribution): Mô đun này được chia thành hai
vùng chức năng chính. (1) Bán hàng bao gồm các chức năng: Xử lý đơn đặt hàng,
cấu hình sản phẩm, chính sách giá, báo giá, khuyến mại và lựa chọn phương thức vận
chuyển. (2) Phân phối bao gồm các chức năng: Yêu cầu phân phối, quản lý giao nhận,
lịch vận chuyển, kiểm soát xuất khẩu, thanh toán, hóa đơn và xử lý giảm giá.
Quản lý nguyên vật liệu (Materials management): Mô đun này được chia thành hai
vùng chức năng chính. (1) Quản lý nguyên vật liệu bao gồm các chức năng: Mua
hàng, tồn kho, các chức năng kho hàng, đánh giá nhà cung cấp, giao hàng đúng thời
gian (JIT – Just In Time), xác minh hóa đơn. (2) Hoạch định sản xuất: kế hoạch sản
xuất, quản lý công suất, thống kê phân xưởng, cấu trúc nguyên vật liệu, giá thành sản
phẩm và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
Quản lý chất lượng (Quality management): Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng, bảo
trì nhà máy và dịch vụ khách hàng.
Nguồn nhân lực (Human resources): Các chức năng liên quan đến hoạch định lực
lượng lao động, lịch nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên, tiền lương và phúc
lợi, chi phí di chuyển của nhân viên, kho dữ liệu ứng viên, mô tả công việc, sơ đồ tổ
chức,..
Quản lý dự án (Project management): Các chức năng liên quan đến kiểm soát tiến độ
của dự án như từ báo giá và thiết kế cho đến khi dự án được triển khai, quản lý các
nguồn lực và chi phí của dự án.
Tài chính và kế toán (Financial and Accounting): Liên quan đến sự tính toán tài chính,
quản lý đầu tư, kiểm soát chi phí, quản lý ngân sách, quản lý tài sản, kiểm soát doanh
nghiệp, ngân sách vốn, phân tích lợi nhuận, đo lường hiệu suất doanh nghiệp.
Vì đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc mô đun, trong đó từng mô đun có thể
hoạt động độc lập nhưng vẫn có khả năng kết nối với nhau, thế nên tính chia sẻ thông
tin và liên kết được thể hiện rất rõ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ tác nghiệp
và ra quyết định của nhiều đối tượng khác nhau một cách kịp thời và chính xác. Bên