Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

G.a lớp 3 tuần 7 ( BL )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.79 KB, 18 trang )

Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
Tuần 7
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc Kể chuyện
Trận bóng dới lòng đờng (2 tiết)
I / Mục đích yêu cầu:
A, Tập đọc.
1/ Đọc chú ý các từ ngữ: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo,
khuỵu xuống, xuýt xoa...
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bớc đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với
nội dung từng đoạn.
2/ Hiểu từ ngữ mới và hiểu ý nghĩa giáo dục của truyện: Không đợc chơi bóng dới lòng
đờng vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật An toàn giao thông
B, Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: Học sinh biết nhập vai 1 nhân vật, kể lại 1 đoạn của chuyện
- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe bạn kể để nhận xét và kể tiếp lời bạn.
III. Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
A, Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 - 4 học sinh học thuộc lòng 1 đoạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời nội
dung bài.
B, Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài và chủ điểm Cộng đồng
2, Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Hớng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 11 câu đoạn 1.
+ Luyện đọc từ ngữ dễ phát âm sai: lòng đờng, lao
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn trớc lớp.
+ Tìm hiểu nghĩa của từ: cánh phải, cầu thủ...
- Từng cặp học sinh luyện đọc


- Đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ GV: Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu?
HS: Các bạn nhỏ chơi bóng dới lòng đờng.
+ GV: Vì sao trận bóng đá phải tạm dừng lần đầu?
HS: Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì Long mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn
máy.
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn 1, chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu.
c. Học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh nối tiếp nhau đọc các câu đoạn 2
- 2 học sinh đọc lại đoạn 2 trớc lớp
- Từng cặp luyện đọc đoạn văn
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến35
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
- Đọc thầm, trả lời:
+ GV: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
HS: Trận bóng phải dừng hẳn vì Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ
già.
+ GV: Thái độ của các bạn nh nào khi tai nạn xảy ra?
HS: Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại đoạn 2, chú ý các câu hỏi, câu kể.
d. Học sinh luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, chú ý phát âm l/n.
- 2 học sinh đọc đoạn văn trớc lớp
- Từng cặp học sinh đọc đoạn 3 trớc lớp
- Đọc thầm, trả lời:
GV: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trớc tai nạn do mình gây ra?
HS: Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang....xin lỗi cụ.
* Rút ra ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
(không đợc đá bóng dới lòng đờng, không làm phiền gây họa cho ngời khác)
3. Luyện đọc lại

- Gọi 2 - 3 tốp học sinh phân vai thi đọc truyện.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chon học sinh đọc tốt
Kể chuyện
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ: Mỗi em nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện kể lại 1 đoạn
của câu chuyện.
2. Hớng dẫn kể chuyện.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập.
+ GV: Câu chuyện vốn đợc kể theo lời ai?
HS: Câu chuyện đợc kể theo lời ngời dẫn chuyện.
+ GV: Có thể kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
- Giáo viên nhắc học sinh:
Nhất quán vai đã chọn.
Nhất quán cách xng hô đã chọn.
- Một học sinh khá giỏi kể mẫu một đoạn theo lời một nhân vật, giáo viên nhận xét.
- Từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi 3 - 4 học sinh thi kể, nhận xét, bình chọn học sinh kể hay.
3. Củng cố, dặn dò
GV: Em nhận xét gì về nhân vật Quang?
HS: Quang có lỗi, Quang biết ân hận, Quang là ngời giàu tình cảm.
- Giáo viên nhấn mạnh bài học, dặn dò.
Toán
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu. Giúp học sinh
- Tự lập đợc và học thuộc bảng nhân 7.
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến36
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
- Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân
III. Các hoạt động dạy học
1. Hớng dẫn học sinh lập bảng nhân 7
* Giáo viên lấy các tấm bìa có 7 chấm tròn, lần lợt nêu:

+ 7 chấm tròn đợc lấy 1 lần là mấy chấm tròn? (7 chấm tròn)
+ 7 đợc lấy 1 lần bằng mấy? (bằng 7)
Giáo viên : viết 7 x 1 = 7 (đọc là 7 nhân 1 bằng 7)
- Tơng tự lập các phép nhân khác bằng cách chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau
(hoặc lấy tích phép nhân trớc cộng 7 đợc tích của phép nhân liền sau.)
7 x 2 = 7 + 7 = 14; 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21;
- Hớng dẫn học sinh tự lập bảng nhân 7 với các phép tính còn lại. (chia nhóm).
* Hớng dẫn học sinh học thuộc lòng bảng nhân 7.
- Giáo viên xoá dần cột tích giúp học sinh học thuộc bảng nhân 7 ngay tại lớp.
2. Thực hành.
a. Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Học sinh tự làm miệng
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 7 x 1 = 7
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 = 70 7 x 0 = 0
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 0 x 7 = 0
b. Bài 2:
- Gọi 2 học sinh đọc đề toán, tóm tắt
- Hai học sinh làm bài trên bảng
- Chữa bài: * Số ngày của 4 tuần là : 7 x 4 = 28 (ngày)
Đáp số 28 ngày
* Số ngày của 8 tuần lễ là: 7 x 8 = 56 ngày
Đáp số 56 ngày
c. Bài 3:
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Cho học sinh đếm thêm 7 và nêu số thích hợp để điền, học sinh nhận xét.
- Giáo viên chữa bài:
7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70
- Học sinh nêu đặc điểm của dãy số đã điền:
+ Số đứng liền sau hơn số đứng liền trớc 7 đơn vị.

+ Khoảng cách của dãy số là 7.
+ Lần lợt là các tích của bảng nhân 7 từ 7 nhân 1 đến 7 nhân 10.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 học sinh nhắc lại bảng nhân 7
- Dặn học sinh thuộc bảng nhân 7, giao bài tập.
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến37
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà,
Cha mẹ, anh chị em (tiết 1)
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền đợc sống với gia đình, đợc hỗ trợ, giúp đỡ
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia
đình.
2. Học sinh biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những ngời thân trong gia đình
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1:
* Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ dành cho mình
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy nhớ lại, kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã
đợc ông bà, bố mẹ yêu thơng, chăm sóc nh thế nào?
- Học sinh trao đổi nhóm 3 - 4 ngời
- Gọi 1 số học sinh kể trớc lớp.
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi ngời trong gia đình đã dành cho em?
+ Em nghĩ gì về các bạn thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm
sóc của cha mẹ?
- Giáo viên kết luận: Trẻ em có quyền đợc sống với gia đình, đợc quan tâm, chăm sóc và
đợc hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất

- Giáo viên kể chuyện Bó hoa đẹp nhất
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ GV: Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
HS: Chị em Ly đã hái một bó hoa dại ven đờng tặng mẹ nhân dịp sinh nhật mẹ.
+ GV:Vì sao mẹ Ly lại nói rằng: Bó hoa mà chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất?
HS: Vì đó là tình cảm chân thật mà chị em Ly dành cho mẹ.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên kết luận: Trẻ em có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3. Hoạt động 3. Đánh giá hành vi
- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc để học sinh thảo luận theo 5 tình huống
trong sách giáo khoa.
- Đại diện nhóm trình bài kết quả thảo luận
- Giáo viên hỏi thêm: Các em có làm đợc các việc nh Hơng, Phong, Hồng không? Ngoài
những việc đó ra, các em còn có thể làm đợc những việc nào khác?
4. Hoạt động 4: Hớng dẫn thực hành
- Su tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát về tình cảm gia đình
- Mỗi học sinh vẽ ra giấy 1 món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ...nhân dịp sinh nhật
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến38
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1

Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố việc học thuộc lòng và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Bài 1:

a. Học sinh tự làm bài và chữa bài
- Giáo viên hỏi để học sinh nêu công thức trong bảng nhân đã học.
b. Học sinh tự làm bài.
- Khi chữa cho học sinh nêu nhân xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng 1 cột
Ví dụ: 7 x 2 và 2 x 7 đều có thừa số là 2 và 7 nhng thay đổi thứ tự hai thừa số mà kết
quả 2 phép nhân vẫn bằng nhau (bằng 14)
* Kết luận: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
Gọi nhiều học sinh đọc lại kết luận trên.
2. Bài 2:
- Cho học sinh lên bảng làm phần a, nêu cách làm.
- Học sinh tự làm các phần còn lại
3. Bài 3:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài, tóm tắt trên bảng
- Chữa bài: Số bông hoa có trong 5 lọ là:
7 x 5 = 35 (Bông hoa)
Đáp số 35 bông hoa.
4. Bài 4:
- Học sinh tự làm phần a, b và nêu, viết nhận xét.
7 x 4 = 4 x 7
5. Bài 5:
* Hớng dẫn mẫu bài 5a.
- Học sinh nêu yêu cầu, nêu đặc điểm của dãy số.
- Nhận xét: Kể từ số thứ 2, mỗi số đều bằng số đứng trớc cộng 7
21 = 14 + 7. 28 = 21 + 7...........
Vậy số đứng sau số 28 là: 28 + 7 = 35
* Tơng tự với bài 5b ta có dãy số đợc điền đầy đủ là: 56, 49, 42, 35, 28
6. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên cốt lại nội dung luyện tập
- Giao bài tập về nhà.
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến39

Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
Tập đọc
Bận
I. Yêu cầu:
1/ Đọc đúng các từ khó phát âm: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu.
Đọc giọng khẩn trơng, vui
2/ Hiểu từ mới và nội dung bài: Mọi ngời, mọi vật và cả em bé đều bận rộn những công
việc có ích, đem lại niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc nối tiếp bài Trận bóng dới lòng đờng
Nêu nội dung bài đọc
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
b. Giáo viên hớng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
Luyện đọc: lịch, làm lửa, thổi nấu...
* Đọc từng khổ thơ trớc lớp (3 khổ)
- Nhắc học sinh nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ
Tìm hiểu nghĩa các từ: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm khổ 1, 2 trả lời
+ GV: Mọi ngời, mọi vật xung quanh bé bận những gì?
+ GV: Bé bận những việc gì?

HS: Bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, bận cời, bận nhìn ánh sáng.
- Đọc to đoạn 3, trả lời
GV: Vì sao mọi vật bận mà vui?
HS: Vì những việc có ích luôn đem lại niềm vui
Vì bận rộn luôn chân, luôn tay con ngời sẽ khoẻ khoắn hơn
Vì làm đợc việc tốt ngời ta thấy hài lòng về mình
Vì nhờ lao động, con ngời thấy mình có ích, đợc mọi ngời yêu mến.
* Liên hệ: Em có bận không? Em thờng bận những công việc gì?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ, 1 học sinh đọc lại
- Hớng dẫn đọc thuộc long ngay tại lớp
- Học sinh thi đọc học thuộc lòng.
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến40
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
5. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt nội dung bài, nhận xét tiết học
- Dặn: Chuẩn bị bài sau
Chính tả
Trận bóng dới lòng đờng
I/ Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác một đoạn trong truyện: Trận bóng dới lòng đờng
- Làm các bài tập phân biệt cách viết các âm đầu hoặc vần dễ lẫn
- Điền đúng 11 chữ và tên 11 chữ đó vào ô trống trong bảng.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, sóng biển.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hớng dẫn học sinh tập chép.
a. Hớng dẫn chuẩn bị:

- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng, gọi 2 - 3 học sinh nhìn bảng đọc lại
- Hớng dẫn học sinh nhận xét.
+ GV: Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
HS: Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của ngời phải viết hoa.
+ GV: Lời các nhân vật đợc đặt sau dấu gì?
HS: Dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Học sinh tập viết bảng từ khó dễ lẫn.
b. Học sinh chép bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
3. Hớng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2:
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Học sinh đọc thầm bài tập, xem tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố và làm vào vở bài
tập.
- Gọi 2 học sinh làm trên bảng, sau đó từng em đọc kết quả giải câu đố.
- Nhận xét, chữa bài
2a/ Là cái bút mực 2b/ Là quả dừa.
b. Bài tập 3:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi một tốp 11 học sinh nối tiếp nhau điền 11 chữ và tên chữ, giáo viên sửa ngay.
- Học sinh học thuộc lòng tại lớp.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dơng những học sinh tiến bộ.
Năm học 2010-2011 Giáo viên : Nguyễn Thị Tiến41

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×