Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo án Tuần 5 lớp 5(chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.29 KB, 21 trang )

Giáo án Tuần 5
Thứ hai
Ngày soạn: 25/ 9/ 2010
Ngày dạy: 27 / 9/ 2010
Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. MỤC TIÊU
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị
của người kể chuyện với chuyên gia nước ngoài.
- Hiểu nội dung : tình hữu nghị của chuyên gia nước ngoài với công
nhân Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ
3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi 1, 3 về
bài đọc.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- 1 em đọc toàn bài, HS quan sát tranh SGK
- GV chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc - Mỗi lần xuống dòng xem là
một đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ A-lếch-xây nhìn tôi… đến hết.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn 3 lượt, GV kết hợp sửa lỗi cho HS nếu sai,
giải nghĩa các từ ở chú giải
- 1 HS đọc lại bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.
* Tìm hiểu bài:-
- Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? (Hai người gặp nhau ở một
công trường xây dựng)


- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? (vóc
người cao lớn, mái tóc vàng óng, thân hình chắc,...)
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
(HS dựa vào nội dung bài đọc, kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ và
tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây)
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? (HS trả lời theo
nhận thức riêng của mình...)
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 4 HS đọc tiếp nối lại bài
- GV chọn đoạn 4 để luyện đọc diễn cảm. Chú ý đọc lời của A-lếch-
xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi:
Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay
đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói...
+ GV đọc diễn cảm đoạn 4
+ HS luyện đoc theo cặp
+ Một vài HS thi đọc trước lớp, GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói
về tình hữu nghị giữa các dân tộc

Toán
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo
độ dài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ
1 HS làm bài tập 4.
Nhận xét, chữa bài.

2. Bài mới
Bài 1
- GV kẻ bảng như trong SGK lên bảng, HS điền các đơn vị đo độ dài
vào bảng để giúp HS nhớ lại về các quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài.
- HS nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví
dụ
- Nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 2 (a, c)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài, HS làm vào vở nháp, 2 em lên bảng trình
bày bài làm:
a) HS chuyển đổi từ đơn vị lớn ra các đơn vị bé liền kề. Chẳng hạn:
135 m = 1350 dm
342 dm = 3420 cm
15 cm = 150 mm
c) HS chuyển đổi từ các đơn vị bé ra các đơn vị lớn. Chẳng hạn:
1mm =
10
1
cm
1cm =
100
1
m
1m =
km
100
1
- HS trao đổi bài đối chiếu và chữa bài.
Bài 3
- HS chuyển đổi số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị

đo và ngược lại.
- HS làm vở
4 km 37 m = 4037 m
8 m 12 cm = 812 cm
354 dm = 35m 4dm
3040 m = 3km 40m
- Chấm chữa bài.
Bài 4 (HS khá giỏi)
- Gọi HS đọc đề, tóm tắt, ghi lên bảng.
- Hướng dẫn HS làm vào vở
- Một em lên bảng chữa bài, GV chấm một số vở, chữa bài, nhận xét
Các bước :
791 + 144 = 935 ( km )
791 + 935 = 1726 ( km )
ĐS : a) 935 km ; b) 1726 km
3. Hướng dẫn về nhà
Làm BT 2b, 4

Chính tả
NGHE - VIẾT: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Luyện tập đánh dấu thanh (các tiếng chứa uô/ ua )
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng 1 đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc.
- Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi
uô / ua.
- HS cẩn thận khi viết
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ
- HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần ; sau đó nêu
quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.

2. Bài mới
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc toàn bài một lượt cho HS nghe.
- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ khó
- HS viết vào bảng vở nháp các từ: khung cửa, buồng máy, tham quan,
ngoại quốc, chất phác ….
- HS viết bài.
- Đọc dò bài.
- Chấm chữa bài.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 :
- HS viết vào vở hoặc VBT những tiếng chứa uô / ua
- Hai HS viết lên bảng lớp, nhận xét về cách đánh dấu thanh
Bài 3 :
- HS làm vào vở BT: điền tiếng có chứa uô hoặc ua
- HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ
- VD :
+ Muôn người như một : ý nói đoàn kết 1 lòng.
+ Chậm như rùa : quá chậm chạp.
+ Ngang như cua : tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý
kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi
ua / uô
- GV nhận xét tiết học

Thứ ba

Ngày soạn: 25/ 9/ 2010
Ngày dạy: 28 / 9/ 2010
Toán
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
- Biết ten gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông
dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo
khối lượng.
- HS tính toán cẩn thận, chính xác
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ
- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
354 dm = ... m...dm
3040m = ...km...m
- Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới
Bài 1 :
- Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. Lần lượt
gọi HS điền các đơn vị đo khối lượng vào bảng.
- Nhận xét về 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau.
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
+ Đơn vị bé bằng
10
1
đơn vị lớn
Bài 2
- HS nêu yêu cầu của bài, HS 3 dãy làm 3 câu vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS trao đổi bài, đối chiếu và chữa.

a) HS chuyển đổi từ đơn vị lớn ra các đơn vị bé liền kề. Chẳng hạn:
18 yến = 180 kg
b) HS chuyển đổi từ các đơn vị bé ra các đơn vị lớn. Chẳng hạn :
430 kg = 43 yến
c) HS chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị đo sang các số đo có 1
tên đơn vị đo và ngược lại
Bài 3 (HS khá giỏi)
- HS nêu cách so sánh: chuyển đổi từng cặp về cùng đơn vị đo rồi so
sánh các kết quả để lựa chọn các dấu thích hợp
- HS làm vào vở nháp, chấm bài, chữa bài
Bài 4 : Hướng dẫn HS làm vào vở
- Tính số kg đường cửa hàn bán được trong ngày thứ 2.
- Tính tổng số đường bán đựơc trong ngày thứ 1 và thứ 2.
- Đổi 1 tấn = 1000 kg.
- Tính số kg đường bán được trong ngày thứ 3
ĐS : 100 kg
3. Hướng dẫn về nhà :
Bài 3 ( 24 ) HS chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị đo sang các số
đo có 1 tên đơn vị đo

Địa lí
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU: HS
- Trình bày được 1 số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
+ Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông
+ Ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ đóng băng
- Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng
và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ) một số điểm du lịch nghỉ mát ven
biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu...

- HS biết được những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng
biển.Thuận lợi khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế, khó khăn
thiên tai..
- Ý thức đuợc sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển 1
cách hợp lí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ VN trong khu vực Đông Nam Á
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ
- 1 HS nêu vai trò của sông ngòi nước ta.
- 1 HS lên bảng chỉ các sông chính của nước ta trên Bản đồ địa lí tự
nhiên VN
2. Bài mới
a) Vùng biển nước ta :
* Hoạt động 1 : (làm việc cả lớp)
- HS quan sát lược đồ trong SGK.
- GV vừa chỉ vùng biển nước ta vừa nói vùng biển nước ta rộng và
thuộc Biển Đông và hỏi:
- Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào ?
(Đông, Nam, Tây Nam ).
- GV Kết luận : Vùng biển nước ta là 1 bộ phận của Biển Đông
b) Đặc điểm của vùng biển nước ta :
* Hoạt động 2 :(làm việc cả lớp)
- HS đọc SGK và hoàn thành bảng sau vào vở BT trang 6
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời
sống và sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Tây Bắc và Miền Trung hay có

bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng
lên, có lúc hạ xuống
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
c) Vai trò của biển :
* Hoạt động 3 : ( Làm việc theo nhóm 4 )
Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
- Vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
như thế nào ?
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày và kết luận như
SGK. Kết hợp GD bảo vệ môi trường: khai thác, bảo vệ giữ gìn một
cách hợp lí...
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo BT3 trong vở BT, sử dụng
bản đồ địa lí tự nhiên VN.
3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS đọc bài học.
- Dặn HS Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài : "Đất và rừng"

Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU
- Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa với từ
hoà bình (BT2).
- Viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của 1 miền quê hoặc thành
phố.
- GD học sinh yêu hoà bình
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Bài cũ
- HS làm lại bài tập 3, 4 tiết LTVC tuần trước.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm việc theo cặp, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận
xét kết luận
Chọn ý b: trạng thái không có chiến tranh
- GV nói thêm về các ý không đúng
+ Trạng thái bình thản
+ Trạng thái hiền hoà, yên ả.
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu của BT
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ thanh thản, thái bình
- HS làm việc theo cặp, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV
nhận xét kết luận
- Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình : bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm vào vở:
- HS chỉ cần viết 1 đoạn văn 5 – 7 câu.
- HS có thể viết về cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc 1
làng quê, thành phố các em thấy trên ti vi.
- GV gọi một số HS trình bày, lớp nhận xét, GV ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc
chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết



×