Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 134 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
-----***-----

ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2019-2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

tháng

năm

2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Quảng Ninh - 2019

1


Mục lục
Mục lục .................................................................................................... 2
Danh mục hình vẽ .................................................................................... 5
Danh mục bảng........................................................................................ 6
Bảng ký hiệu viết tắt ................................................................................ 7
Phần I. Sự cần thiết và cơ sở mục đích của đề án .................................... 9
1. Căn cứ pháp lý.................................................................................... 9
2. Bối cảnh chung ................................................................................. 12
2.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................................. 12


2.2. Bối cảnh trong nước............................................................................................. 13

3. Cơ hội, thách thức và sự cần thiết xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng
Ninh ......................................................................................................... 16
Phần II. Cơ sở lý luận xây dựng Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................ 20
1. Một số thuật ngữ, khái niệm: ............................................................. 20
2. Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số .......................... 20
2.1. Quan điểm............................................................................................................ 21
2.1.1. Quan điểm của OECD .................................................................................. 21
2.1.2. Quan điểm của Liên hiệp quốc ..................................................................... 21
2.1.3. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới ............................................................. 22
2.1.4. Quan điểm của một số hãng tư vấn CNTT ................................................... 23
2.2. Nhận định............................................................................................................. 25

3. Mối tương quan giữa Chính quyền số và Thành phố thông minh ......... 26
4. Phương pháp luận xây dựng Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh .. 27
Phần III. Cơ sở thực tiễn xây dựng Chính quyền số.............................. 31
1. Xu hướng Chính phủ số .................................................................... 31
2. Kinh nghiệm triển khai Chính phủ số ở một số nước .......................... 32
2.1. Kinh nghiệm của Estonia ..................................................................................... 32
2.2. Kinh nghiệm của một số nước áp dụng khuyến nghị của OECD ........................ 35
2.2.1. Kinh nghiệm của Brazil ................................................................................ 36
2.2.2. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh .............................................................. 40
2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan .................................................................................. 42
2.4. Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử tại Việt Nam
.......................................................................................................................................... 43

Phần IV. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh .. 47
1. Tổng quan chung .............................................................................. 47

2. Hiện trạng Ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính ......... 48
3. Hiện trạng xây dựng hạ tầng thông tin ............................................... 51
2


4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp .......... 53
4.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng.......................................... 53
4.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước................................... 54
4.3. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực .................................................. 55
4.4. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh ..................... 60
4.5. Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử ........ 60

5. Hiện trạng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ....................... 61
6. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ................................... 62
7. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin .................................................... 63
8. Nâng cao hiệu quả hợp tác, hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin..... 64
9. Đánh giá chung................................................................................. 64
Phần V. Xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025
.................................................................................................................... 67
1. Khung chiến lược xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2019-2025, tầm nhìn 2030 ......................................................................... 67
2. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 68
3. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 68
4. Mô hình tổng thể .............................................................................. 70
4.1. Mô hình tổng thể Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh............................................ 70
4.2. Mô hình tương quan giữa Chính quyền số và các HTTT thông minh khác ........ 72

5. Nhiệm vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh ........................ 74
5.1. Hoàn thiện thể chế ............................................................................................... 74
5.1.1. Nguyên tắc chung........................................................................................ 74

5.1.2. Nhiệm vụ cụ thể .......................................................................................... 74
5.2. Nền tảng, ứng dụng và cơ sở hạ tầng CNTT của Chính quyền số ...................... 75
5.2.1. Nền tảng, ứng dụng và CSDL....................................................................... 75
5.2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ............................................................... 90
5.3. Quản trị, giám sát và vận hành hệ thống ........................................................... 100
5.4. An ninh và an toàn thông tin.............................................................................. 105
5.4.1. Yêu cầu về an ninh và an toàn thông tin..................................................... 105
5.4.2. Xây dựng hệ thống đảm bảo An ninh & An toàn thông tin cho Chính quyền
số ................................................................................................................................. 105
5.4.3. Đề xuất phương án cụ thể cho hệ thống đảm bảo An ninh & An toàn thông
tin của Chính quyền số ............................................................................................... 109
5.5. Đào tạo và truyền thông..................................................................................... 111
5.5.1. Sự cần thiết ................................................................................................. 111
5.5.2. Xác định đối tượng để thực hiện đào tạo/truyền thông .............................. 112
5.5.3. Nội dung đào tạo......................................................................................... 113
5.5.4. Hình thức đào tạo........................................................................................ 113

3


6. Lộ trình xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 – 2025
................................................................................................................114
6.1. Giai đoạn 2019 - 2020 ....................................................................................... 114
6.2. Giai đoạn 2021 – 2023....................................................................................... 115
6.3. Giai đoạn 2024 – 2025....................................................................................... 115

Phần VI. Giải pháp tổ chức thực hiện.................................................. 118
1. Giải pháp thực hiện ..........................................................................118
2. Nguồn nhân lực ...............................................................................119
3. Cơ chế, chính sách ...........................................................................120

4. Truyền thông ...................................................................................121
5. Tăng cường ứng dụng CNTT hướng đến Chính quyền số ..................121
6. Tăng cường hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết ................................122
7. Phân công nhiệm vụ.........................................................................122
a)
b)

Sở Thông tin và Truyền thông....................................................................... 122
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ................................................................. 123

c)
d)
e)

Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh............................................. 123
Sở Nội vụ.......................................................................................................... 123
Sở Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................... 123

f)
g)
h)
i)

Sở Tài chính..................................................................................................... 123
Sở Khoa học và Công nghệ ............................................................................ 124
Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường................................................ 124
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội .................. 124

j)
k)

l)

Cục Thống kê, Cục thuế Tỉnh........................................................................ 124
Các sở ban ngành có liên quan ...................................................................... 124
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ............................................ 124

m)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Liên đoàn Lao động
tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp .............. 125

Phần VII. Giải pháp tài chính.............................................................. 126
1. Dự trù kinh phí ................................................................................126
2. Phương án tài chính .........................................................................131
Phần VIII. Kết luận ............................................................................. 132

4


Danh mục hình vẽ
Hình 1. Chỉ số sẵn sàng về ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Ninh năm 2018 ............................... 17
Hình 2. Khung Chính phủ số liên quan đến dịch vụ công trực tuyến của Liên hiệp quốc ....... 22
Hình 3 . Mô hình trưởng thành của Chính phủ số theo Gartner ............................................... 24
Hình 4. Sự chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số ............................................. 25
Hình 5. Mô hình Thành phố thông minh theo Frost&Sullivan................................................. 26
Hình 6. Phương pháp luận xây dựng Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh ........................ 28
Hình 7. Xu thế của Chính phủ số theo OECD .......................................................................... 31
Hình 8. Mô hình e-Estonia........................................................................................................ 33
Hình 9. Sáu chiều của Chính phủ số theo OECD ..................................................................... 35
Hình 10. Chiến lược quản trị số của Brazil-Khung chiến lược ................................................ 38

Hình 11. Ví dụ về Dữ liệu mở của Vương quốc Anh ............................................................... 42
Hình 12. Bốn chiến lược trong việc phát triển Chính phủ số của Thái Lan ............................. 43
Hình 13. Sơ đồ tổng quát CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0 ....................................................... 45
Hình 14. Sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính quyền điện tử Tỉnh Quảng Ninh .............................. 46
Hình 16. Khung chiến lược xây dựng Chính quyền số Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025,
tầm nhìn 2030. .......................................................................................................................... 67
Hình 17. Mô hình tổng thể Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh.................................................. 70
Hình 18. Mô hình tương quan giữa Chính quyền số và các HTTT thông minh khác ............. 72
Hình 19. Lớp ứng dụng tương tác............................................................................................. 75
Hình 20. Lớp ứng dụng............................................................................................................. 76
Hình 21. Lớp nền tảng Chính quyền số .................................................................................... 85
Hình 22. Kiến trúc kho dữ liệu toàn Tỉnh Quảng Ninh sau khi triển khai đề án ...................... 89
Hình 23. Mô hình tổng thể cơ sở hạ tầng CNTT Chính quyền số Tỉnh Quảng Ninh............... 90
Hình 24. Kiến trúc mạng SDN ................................................................................................. 95
Hình 25. Mô hình kiến trúc hệ thống hạ tầng điện toán đám mây riêng .................................. 96
Hình 26. Khung quản trị dịch vụ CNTT ................................................................................. 101
Hình 27. Các quy trình theo khung quản trị dịch vụ CNTT ................................................... 102
Hình 28. Kiến trúc tổng thể an ninh, an toàn thông tin .......................................................... 106

5


Danh mục bảng
Bảng 1. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử các nước ASEAN năm 2018 .............................. 14
Bảng 2. Các đặc trưng chính của Chính phủ số theo Ngân hàng Thế giới ............................... 23
Bảng 3. Dự trù kinh phí .......................................................................................................... 130

6



Bảng ký hiệu viết tắt
AI
ANSI
API
ASEAN
ASN
ATTT
BGP
BPM
BTTT
CBCC
CBCCVC
CNTT
COBIT
CPĐT
CQĐT
Chính quyền số
CSDL
CT
DDoS
Đề án
DMS
DMZ
DWH
Gartner
HTTT
HTƯD
ICT Index
IPS
ISP

KPI
LAN
LGSP
LHQ
MCĐT
MPLS

Artificial Intelligence-Trí tuệ nhân tạo
American National Standards Institute-Viện Tiêu chuẩn Quốc gia
Hoa Kỳ
Application Programming Interface-Giao diện lập trình ứng dụng
Tổ chức các nước khu vực Đông Nam Á
Autonomous System Number-Số hiệu mạng
An toàn thông tin
Border Gateway Protocol-Giao thức định tuyến đa miền
Business Process Management-Quản lý quy trình nghiệp vụ
Bộ Thông tin-Truyền thông
Cán bộ công chức
Cán bộ công chức, viên chức
Công nghệ thông tin
Control Objectives for Information and Related TechnologyChuẩn quốc tế về quản trị CNTT
Chính phủ điện tử
Chính quyền điện tử
Chính quyền số
Cơ sở dữ liệu
Chỉ thị
Distributed Denial of Service-Tấn công từ chối dịch vụ phân tán
Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh
Document Management System-Hệ thống quản lý tài liệu
Vùng mạng trung lập

DataWarehouse-Kho dữ liệu
Một tổ chức nghiên cứu thị trường của Mỹ
Hệ thống thông tin
Hệ thống ứng dụng
Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Intrusion Prevention System-Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập
Internet Service Provider-Nhà cung cấp dịch vụ Internet
Key Performance Indicator-Chỉ số đo lường hiệu quả công việc
Local Area Network-Mạng cục bộ
Local Government Services Platform-Nền tảng tích hợp, chia sẻ
cho hệ thống thông tin Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
Liên hiệp quốc
Một cửa điện tử
Multiprotocol Label Switching-Chuyển mạch nhãn đa giao thức

7


NĐ 61
NĐ-CP
NQ
OECD
Par Index
PCI
QĐ 28
QĐ-UBND
QH11
QL
QLVB
QN

QN LGSP
SAN
SDN
SD-WAN
SIEM
SLA
SMS
SOA
TCVN
TIA
TPTM
TSLCD
TTg
TTHC
TTTHDL
TW
UBND
WAF
WAN

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ quy
định về thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
Nghị định của Chính phủ
Nghị quyết
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Chỉ số cải cách hành chính
Provincial Competitiveness Index-Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi, nhận văn bản điện tử

giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước.
Quyết định của Ủy ban nhân dân
Quốc hội khóa 11
Quản lý
Quản lý văn bản
Quảng Ninh
LGSP của tỉnh Quảng Ninh
Storage Area Network-Mạng lưu trữ
Software Defined Networking-Mạng định nghĩa bằng phần mềm
Software Defined WAN-Mạng WAN định nghĩa bằng phần mềm
Security Information and Event Management-Hệ thống giám sát
an ninh mạng
Service Level Agreement-Thỏa thuận cấp độ dịch vụ
Short Message Services-Dịch vụ tin nhắn ngắn
Service Oriented Architecture-Kiến trúc hướng dịch vụ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Telecommunications Industry Association-Hiệp hội Viễn thông
Công nghiệp
Thành phố thông minh
Truyền số liệu chuyên dùng
Thủ tướng
Thủ tục hành chính
Trung tâm tích hợp dữ liệu
Trung Ương
Ủy ban nhân dân
Web Application Firewall-Tường lửa ứng dụng Web
Wide Area Network-Mạng diện rộng

8



Phần I. Sự cần thiết và cơ sở mục đích của đề án
1. Căn cứ pháp lý
Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Đề án) được xây
dựng dựa trên khung pháp lý hiện hành và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của
Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, bao gồm:
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;
- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh, phát
triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế;
- Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương
về việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước giai đoạn 2015 – 2020;
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương
trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức triển khai
chiến lược, kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin quốc gia;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ: Về một số nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định
hướng đến 2025;
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v

phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;

9


- Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ v/v
Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng
giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ
v/v gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước;
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025
và định hướng đến năm 2030;
- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập Kế
hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước;
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý
đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 23/1/2019 của Chính phủ quy định chế
dộ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
10


- Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐ-CP;
- Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông
tin;
- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số
85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và
Truyền thông: Quy định v/v cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả
năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử của cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 209/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/11/2016 quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây
dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở;
- Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016
của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà
nước;
- Thông tư số 01/2019/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 24/1/2019 quy
định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các
chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công
việc của các cơ quan, tổ chức;
- Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu
tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 376/QĐ- BTTTT ngày 18/03/2011 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc đính chính Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 của
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin;

11


- Quyết định số 1524/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông: phê duyệt Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống
máy chủ tên miền (DNS)."VN";
- Văn bản số 2589/BTTTT-ƯDCNTT ngày 24/8/2011 của Bộ Thông tin và

Truyền thông về việc hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm
nội bộ;
- Văn bản số 1541/BTTTT-VNNIC ngày 17/5/2019 của Bộ Thông tin và
Truyền thông v/v tăng cường triển khai IPv6 trong cơ quan nhà nước;
- Căn cứ Chương trình hành động 33-CTr/TU ngày 27/01/2015 của Tỉnh ủy
Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế;
- Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc ban hành Quy định về việc trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà
nước tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 2545/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc quy định phát triển, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật và các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 4183/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Kế hoạch số 4879/KH-UBND ngày 17/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh
thực hiện Chương trình hành động 33-CTr/TU ngày 27/01/2015 của Tỉnh ủy về
việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế;
- Văn bản số 2392/UBND-TM2 ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc đính chính phụ lục số 01, phụ lục số 02 ban hành kèm văn bản số
5942/UBND-TM2 ngày 23/12/2012 của UBND tỉnh.
2. Bối cảnh chung
2.1. Bối cảnh quốc tế
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một
cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công
nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm

biến, thực tế ảo… Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động
mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu,
cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất
12


của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích
hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản
xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng tất cả là nhờ vào
sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị,
xã hội, kinh tế của thế giới.
Để thực hiện thành công cuộc Cách mạng này nhằm không để tụt hậu, nhỡ
chuyến tàu 4.0, việc thực hiện Chuyển đổi số là điều tất yếu.
Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng và phát triển công nghệ mới,
hiện nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia
về chuyển đổi số, điển hình như Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Mexico,
Singapore, Thái Lan, Uruguay…trong đó việc chuyển đổi số trong các cơ quan
nhà nước và chính phủ là một trong những nhiệm vụ then chốt, bên cạnh việc
chuyển đổi số ở những ngành kinh tế, để hướng tới Chính phủ số, nền Kinh tế số
và Xã hội số.
Trên quy mô quốc gia, việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào
trong công tác quản lý ảnh hưởng ngày càng lớn đến tăng trưởng GDP, năng suất
lao động và cơ cấu việc làm. Theo nghiên cứu của Microsoft và IDG tại khu vực
Châu Á - Thái bình dương, năm 2017, các sản phẩm và dịch vụ số đóng góp 6%
GDP, dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2019 và 60% vào năm 2021;
chuyển đổi số làm tăng năng suất lao động 15% năm 2017, dự kiến năm 2020 là
21%; 85% công việc.
2.2. Bối cảnh trong nước
Xây dựng chính phủ điện tử/chính quyền điện tử ở Việt Nam được bắt đầu từ
đầu những năm 2000 (Đà Nẵng 2010, TP.Hồ Chí Minh 2011, Quảng Ninh 2012,

vv…). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tỉnh nào xây dựng được một hệ thống
chính quyền điện tử thực sự mang tính tổng thể đáp ứng được đầy đủ theo những
yêu cầu theo Kiến trúc chính quyền điện tử căn cứ trên phiên bản dự thảo 2.0 do
Bộ Thông tin và Truyền thông sắp ban hành. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan
quản lý của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn rời rạc, hiệu quả thực tế
còn thấp, một số chỉ tiêu đặt ra còn chưa đạt được.
Theo Báo cáo đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc
năm 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 88 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ
(tăng 01 bậc so với năm 2016).
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6, sau các nước:
Singapore (thứ 4); Malaysia (thứ 48); Brunei (thứ 59); Thái Lan (thứ 73);
Philippines (thứ 75).

13


Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và các chỉ số thành phần của các quốc gia
Đông Nam Á được tổng hợp trong bảng sau:
TT

Quốc gia

Xếp
hạng

Chỉ số phát
triển Chính
phủ điện tử

Chỉ số

hạ tầng
viễn
thông

Chỉ số
dịch vụ
công trực
tuyến

Chỉ số
nguồn
nhân lực

1.

Singapore

7

0.8812

0.9663

0.9861

0.8557

2.

Malaysia


48

0.7174

0.8876

0.8889

0.6987

3.

Brunei

59

0.6923

0.6067

0.7222

0.748

4.

Thái Lan

73


0.6543

0.6517

0.6389

0.7903

5.

Philippines

75

0.6512

0.9382

0.8819

0.7171

6.

Việt Nam

88

0.5931


0.691

0.7361

0.6543

7.

Indonesia

107

0.5258

0.618

0.5694

0.6857

8.

Campuchia

145

0.3753

0.1742


0.25

0.5626

9.

Myanmar

157

0.3328

0.1348

0.2292

0.5127

162

0.3056

0.1742

0.1667

0.5254

10. Lào


Bảng 1. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử các nước ASEAN năm 2018

Trong đó, chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến là chỉ số được đánh giá cao
nhất đạt 0,74/1,0; mức cao theo đánh giá của Liên hợp quốc. Chỉ số này xếp hạng
59/193 (tăng 15 bậc so với năm 2016) đứng thứ 4 trong khu vực.
Tại hội thảo khởi động “Chương trình đánh giá mức độ sẵn sàng Dữ liệu mở
và Chính phủ số tại Việt Nam” được Văn phòng Chính phủ, ngân hàng Thế giới
(World Bank – WB) và Chương trình Sáng kiến Việt Nam tổ chức ngày 16/1/2019
tại Hà Nội, thông tin phân tích từ các chuyên gia cho thấy nếu Việt Nam không
nắm bắt và thúc đẩy nhanh việc ứng dụng này, việc tụt hậu là đương nhiên. Song
lớn hơn đó là sự lãng phí “tài nguyên” dữ liệu và khó thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng.
Việt Nam hiện đã có được nền tảng vững chắc để phát triển Sáng kiến dữ liệu
mở, và môi trường chính trị hiện tại có lợi cho việc khởi động một sáng kiến như
vậy trong tương lai gần. Một số bộ, ngành đã sẵn sàng một số dữ liệu đã được
định dạng theo tiêu chuẩn phân ngành quốc tế để công bố. Một số cơ quan đã bắt
đầu sử dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, điện toán
đám mây.
Tuy nhiên, những hoạt động này còn mang tính đơn lẻ, trong khi còn chưa rõ
về các tiêu chuẩn và chính sách liên quan đến một số lĩnh vực quan trọng như điện
14


toán đám mây Chính phủ, quản lý dữ liệu Chính phủ, mua sắm CNTT của Chính
phủ hay khả năng tương tác giữa các hệ thống thông tin của Chính phủ vốn là
những cấu phần của một nền tảng Chính phủ số giúp mang lại tính kinh tế theo
quy mô.
“Thách thức trong phát triển Chính phủ số và Dữ liệu mở thời gian tới còn là
việc thiếu khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và triển khai Chính phủ số và Dữ

liệu mở cũng như các văn bản điều phối và phối hợp giữa các cơ quan, sự chia sẻ
thông tin thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ dùng chung giữa các cơ quan
đồng cấp, và theo chiều dọc từ trung ương xuống địa phương. Thêm vào đó là
thách thức từ khó khăn tài chính cũng như kỹ năng công nghệ trong khu vực nhà
nước cũng làm ảnh hưởng đến việc triển khai xây dựng Chính phủ số và thực hiện
Sáng kiến dữ liệu mở”, báo cáo của WB nêu.
Với mục tiêu “liêm chính, kiến tạo, hành động”, Chính phủ đang quyết tâm
xây dựng một bộ máy phi giấy tờ, ít họp hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
(sáng 24/06/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính
phủ (e-Cabinet) chính thức được khai trương đưa vào hoạt động), tiết kiệm chi
phí cho xã hội, người dân và doanh nghiệp. Trong những năm qua, Chính phủ đã
thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ, mang lại thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp. Một trong những giải pháp là đẩy mạnh việc xây dựng
chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trong tổ chức, cơ quan nhà nước.
Đây là bước thay đổi mạnh mẽ trong việc cung cấp các dịch vụ công cho người
dân, doanh nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông, bảo
đảm việc thực hiện đơn giản, thuận tiện, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như
bảo đảm khả năng theo dõi, giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính.
Nội dung này đã được đề cập đến trong nhiều văn bản của Đảng, nhà nước, có thể
kể đến như Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh,
phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 55/2017/NQ-QH về hoạt động chất vấn tại kỳ họ thứ 4 Quốc hội
khóa XIV, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ
Chính trị, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và nhiều
các Nghị quyết tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Nghị quyết số: 17/NQ-CP ngày 17/03/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng 2025

của Chính phủ đã chỉ rõ Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có mục tiêu:
Hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh
15


nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới
Chính phủ số, nền Kinh tế số và Xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh
mạng; … Đây chính là thời điểm để các tỉnh xây dựng một nền tảng hiện đại cho
Chính quyền số trên cơ sở kế thừa, nâng cấp, mở rộng và chuyển đổi nền tảng của
Chính quyền điện tử mà các tỉnh đã thực hiện trong thời gian qua.
Sự phát triển của Chính quyền số sẽ hướng tới sự thay đổi về chất cho quá
trình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo nghiên cứu của Google và Temasek
(Singapore) cho biết, Kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên
9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó một
nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng
thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.
3. Cơ hội, thách thức và sự cần thiết xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng
Ninh
Trong những năm qua ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng
Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựng được một nền tảng ban
đầu để xây dựng chính quyền số Quảng Ninh bằng việc xây dựng thành công
Chính quyền điện tử giai đoạn 2012 - 2016, và mở rộng giai đoạn 2017 - 2018;
tỉnh Quảng Ninh cũng đang triển khai các dự án thành phần của Đề án Thành phố
thông minh giai đoạn 2017 - 2020.
Tính đến tháng 10/2018, Quảng Ninh đã có trên 4,6 triệu văn bản được trao
đổi qua mạng giữa 609 đơn vị trong tỉnh. Nếu tính chi phí gửi qua bưu điện số
văn bản trên, ngân sách Quảng Ninh sẽ mất gần 33 tỉ đồng, chưa kể lượng in ấn
khổng lồ. Ước tính, sau hơn 5 năm áp dụng chính quyền điện tử, người dân và
doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã giảm tới hơn 40% thời gian làm thủ tục hành

chính, tiết kiệm chi phí xã hội lên tới 70 tỷ đồng/năm
Ở một mặt khác, hiệu quả ở chỗ là gửi đi nhận được ngay, giúp xử lý công việc
nhanh hơn. Hơn nữa, mỗi văn bản gửi đi đều có dấu lưu trên máy tính và có ấn
định thời gian xử lý công việc, buộc các đơn vị, cá nhân phải nêu cao trách nhiệm
của mình”.
Theo Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và Ứng dụng CNTT-TT Việt Nam
năm 2018, kết quả tổng về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Quảng Ninh
đạt 0,6396 điểm (đứng thứ 4 trên cả nước) .
Trong năm 2018, các chỉ số của Quảng Ninh đạt được như sau:
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: 0,5276;
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan: 0,6592;
3. Trang/Cổng thông tin điện tử: 0,4359;
16


4. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: 0,98;
5. Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin:
0,6193;
6. Nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin: 0,7320.

Hình 1. Chỉ số sẵn sàng về ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Ninh năm 2018

Bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực CNTT nói chung và xây dựng
thành công Chính quyền điện tử nói riêng, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà
nước của tỉnh còn rời rạc, hiệu quả thực tế còn thấp, một số chỉ tiêu đặt ra còn
chưa đạt được (xin tham khảo phần VI. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin
tỉnh Quảng Ninh).
Theo Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng và hiệu quả đầu tư các sản
phẩm của Đề án xây dựng Chính quyền điện tử (tháng 12 năm 2018), Hệ thống
một cửa điện tử chưa tích hợp được một số phần mềm chuyên ngành của các đơn

vị với hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh (Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Tư pháp,
Công an, Bảo hiểm xã hội...); số lượng chuyển hồ sơ điện tử chưa cao, cơ bản mới
thực hiện việc chuyển trạng thái, chưa chuyển hồ sơ điện tử; chưa xây dựng được
cơ sở dữ liệu dùng chung cho người dân, doanh nghiệp; chưa kế thừa được các
thông tin đã nộp trước đó (dữ liệu được thu thập một lần duy nhất và được pháp
lý hóa để sử dụng cho các mục đích khác nhau). Phần lớn các hệ thống ứng dụng
chuyên ngành chưa kết nối để trao đổi dữ liệu và liên thông nghiệp vụ, chưa có
được CSDL dùng chung của tỉnh. Báo cáo cũng chỉ rõ các đơn vị chưa thực sự
chủ động sử dụng phần mềm ứng dụng đã được cung cấp do cán bộ quen thực
17


hiện thủ công nên hiệu quả mang lại còn thấp; công tác đào tạo và hỗ trợ tại chỗ
chưa đạt yêu cầu do thiếu nguồn lực chuyên CNTT chất lượng và trình độ cao.
Phần lớn người dân, doanh nghiệp thường giao dịch trực tiếp tại các Trung tâm
Hành chính công và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; số lượng hồ sơ nộp trực
tuyến thông qua dịch vụ công mức độ 3, 4 còn thấp. Số liệu thống kê trên Hệ
thống cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2019 (từ 01/01/2019 đến ngày 31/5/2019),
trên toàn tỉnh số hồ sơ tiếp nhận (Mức độ 1, 2, 3, 4) là 280.305, trong khi đó số
hồ sơ tiếp nhận Mức độ 3, 4 chỉ là 36.565, đạt 13,04%.
Như vậy, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều hệ thống thông tin dùng
chung và chuyên ngành cũng như các hệ thống hỗ trợ khác,… và kết quả ứng dung
CNTT đã góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nâng cao năng lực,
hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước của tỉnh; góp phần cải thiện và nâng
cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp giúp giảm thời gian và chi phí
cho họ cũng như cho xã hội; và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của
tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý, công tác tổ chức thực hiện trong lĩnh vực CNTT,
xây dựng các hệ thống thông tin dùng chung và chuyên ngành cũng như các hệ
thống hỗ trợ khác vẫn còn hạn chế. Những hạn chế này cần hoàn thiện trong xây
dựng Chính quyền số của tỉnh Quảng Ninh, cũng như các nội dung khác như:

Xây dựng và ban hành các chính sách, quy chế cho hoạt động thu thập, quản
lý, kết nối, tích hợp các nguồn dữ liệu về một đầu mối làm cơ sở dữ liệu thống
nhất dùng chung hoàn chỉnh (là tài sản chung của toàn tỉnh), dễ dàng tiếp cận, sử
dụng cho mục đích phục vụ người dân, doanh nghiệp và trao đổi thông tin giữa
các cơ quan nhà nước của tỉnh và các đơn vị, tổ chức khác ngoài tỉnh;
Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và nền tảng dịch vụ dùng chung chưa đầy đủ như:
IoT, điện toán đám mây, kho dữ liệu, nền tảng tích hợp dữ liệu, nền tảng Bigdata,
nền tảng xác thực và định danh, nền tảng thanh toán điện tử, vv…;
Kết nối/giao diện giữa các hệ thống ứng dụng bao gồm các hệ thống ứng dụng
của Chính quyền điện tử với các hệ thống ứng dụng của các cơ quan chuyên ngành
như Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên môi trường, Giáo dục, Y tế, Thuế,
Hải quan, Kho bạc nhà nước,… nhằm kế thừa các dữ liệu đã có trước đó trên từng
thiết bị (máy tính, thiết bị lưu trữ), trên từng hệ thống thông tin để dữ liệu chỉ cần
được thu thập một lần duy nhất và được pháp lý hóa để sử dụng cho các mục đích
khác nhau của tỉnh, giúp tăng cường việc khai thác sử dụng của người dùng hướng
đến văn phòng không giấy tờ;
Bổ sung, đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng chuyên sâu về CNTT đang
còn thiếu.
Xây dựng Chính quyền số là một nội dung mới đối với Việt Nam, hiện chưa
có mô hình triển khai hoàn thành trong nước để tham khảo. Một số mô hình và
18


kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới đã được tỉnh Quảng Ninh nghiên
cứu và tham khảo, tuy nhiên do đặc thù của từng quốc gia, cách thức quản lý và
cơ chế chính sách, vv… khác nhau, nên đây là những bài học cần xem xét khi xây
dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh. Hơn nữa Quảng Ninh là cấp độ một địa
phương, sẽ có nhiều hệ thống chuyên ngành và các CSDL mang tính quốc gia như
thuế, hải quan, công dân, doanh nghiệp... có thể xây dựng từ cấp quốc gia trở
xuống, các địa phương như Quảng Ninh sẽ chỉ kế thừa và sử dụng, không thể tự

làm hay tự xây dựng, đây cũng là những thách thức khi xây dựng Chính quyền số
tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức một số cuộc hội thảo về xây dựng Chính
quyền số với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước về chuyển đổi
số, xây dựng chính quyền số trong tháng 5 năm 2019.
Với những thuận lợi và thực tế hiện tại của Quảng Ninh, với quyết tâm của
Tỉnh “thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ trong việc phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính; với ý chí, quyết tâm chính trị của
tỉnh trong việc kiến tạo một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch
và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, đồng
thời tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp” chính là cơ sở để lãnh đạo
tỉnh thực hiện những bước tiến táo bạo trong hành trình tin học hóa và thực hiện
chuyển đổi số để hướng đến chính quyền số, bên cạnh sự đồng tâm, hiệp lực mạnh
mẽ trong đổi mới, sáng tạo từ các lãnh đạo thế hệ tiếp theo sẽ có được thành công
cao; có một nền quản trị công đồng bộ, tiên tiến, hiện đại gắn liền với cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0; nâng cao hiệu quả hoạt động trong cung cấp dịch vụ công
cho người dân và doanh nghiệp, góp phần tăng lòng tin của người dân và doanh
nghiệp với chính quyền; tạo đà phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh hướng đến nền
Kinh tế số và Xã hội số; duy trì vị trí của tỉnh Quảng Ninh luôn là tỉnh trong nhóm
các tỉnh, thành đứng đầu trong cả nước về các chỉ số đánh giá của quốc gia như:
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI),
chỉ hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAP Index), chỉ số sẵn sàng cho
phát triển ứng dụng CNTT-TT (ICT Index), …
Việc xây dựng Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025
là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, quyết tâm của tỉnh
Quảng Ninh, phù hợp với Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lãnh đạo tỉnh đã xác
định “Xây dựng Chính quyền số là xu hướng chung, là bước đi tiếp theo của Chính
quyền điện tử” (Thông báo số 1284-TB/TU ngày 01/03/2019).


19


Phần II. Cơ sở lý luận xây dựng Đề án Xây dựng Chính
quyền số tỉnh Quảng Ninh
1. Một số thuật ngữ, khái niệm:
- Công nghệ số (Digital Technologies): là công nghệ ICT, bao gồm Internet,
các thiết bị và công nghệ hiện đại (như Công nghệ di động, Điện toán đám mây,
Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, IoT…) cũng như là công nghệ phân tích dữ liệu
được sử dụng để cải thiện việc tạo ra, thu thập, trao đổi, tổng hợp, kết hợp, phân
tích, truy cập, năng lực tìm kiếm và trình diễn của nội dung số, để sử dụng trong
việc phát triển các ứng dụng và dịch vụ. Ngoài ra, một số công nghệ khác bên
ngoài CNTT như cơ khí và tự động hóa có thể coi là một trong những công nghệ
số được sử dụng trong Chuyển đổi số.
- Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử (E-Government): là việc Chính phủ
sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet, như
một công cụ để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Chính phủ số/chính quyền số: (Digital Government) là việc sử dụng các
công nghệ số (khái niệm công nghệ số như phân tích ở trên có một ý nghĩa rộng
lớn hơn so với các công nghệ liên quan đến Công nghệ thông tin), như một phần
thiết yếu trong các chiến lược hiện đại hóa Chính phủ một cách toàn diện để tạo
ra các giá trị công. Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính phủ số bao gồm
các tác nhân liên quan đến Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp,
tổ chức xã hội và người dân, thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội
dung thông qua sự tương tác với Chính phủ
- Thành phố thông minh/Đô thị thông minh (Smart Cities): Một Thành phố
thông minh bền vững là một thành phố đổi mới sáng tạo sử dụng các công nghệ
thông tin – truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc
sống, hiệu quả hoạt động – dịch vụ đô thị, tính cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp
ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã

hội, môi trường và văn hóa.
- Chuyển đổi số (Digital Transfomation): Chuyển đổi số là việc sử dụng Dữ
liệu và Công nghệ số để chuyển đổi toàn diện tổ chức từ tư duy, mô hình, lãnh
đạo văn hóa. Ở quy mô quốc gia, nó sẽ có ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các khía
cạnh của đời sống kinh tế-xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và
liên hệ với nhau.
2. Chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số
Phần sau đây sẽ đề cập tới các khái niệm “Chính phủ số/Chính quyền số” trong
mối tương quan với khái niệm “Chính phủ điện tử”.

20


2.1. Quan điểm
2.1.1. Quan điểm của OECD
Năm 2014, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lần đầu tiên đưa ra
khuyến nghị về các chiến lược Chính phủ số. Trong đó, OECD phân biệt rõ giữa
Chính phủ điện tử (nơi công nghệ được ứng dụng để cải tiến hiệu quả các quá
trình hiện hữu) và Chính phủ số (nơi các dịch vụ được hình thành ý tưởng và cung
cấp theo những cách đổi mới và sáng tạo nhờ có sự hỗ trợ của các công nghệ hiện
đại). Cụ thể, OECD quan điểm như sau:
Chính phủ điện tử (E-Government) là việc Chính phủ sử dụng các công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet, như một công cụ để đạt được
hiệu quả tốt hơn.
Chính phủ số (Digital Government) là việc sử dụng các công nghệ số (khái
niệm công nghệ số như phân tích ở trên có một ý nghĩa rộng lớn hơn so với các
công nghệ liên quan đến công nghệ thông tin), như một phần thiết yếu trong các
chiến lược hiện đại hóa Chính phủ một cách toàn diện để tạo ra các giá trị công.
Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính phủ số bao gồm các tác nhân liên
quan đến Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và

người dân, thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội dung thông qua
sự tương tác với Chính phủ.
2.1.2. Quan điểm của Liên hiệp quốc
Báo cáo khảo sát về Chính phủ điện tử năm 2018 của Liên hiệp quốc1 cũng đề
cập cả hai khái niệm Chính phủ số và Chính phủ điện tử, nhưng ranh giới giữa hai
khái niệm này vẫn còn tương đối mờ, một vài chỗ gần như không có sự phân biệt.
Tuy nhiên, có một điểm mới là trong báo cáo này, Liên hiệp quốc đã đưa ra một
khung phương pháp luận mới để đánh giá Chính phủ điện tử của các nước, yêu
cầu các nước phải có các ưu tiên về Chương trình chuyển đổi số (Digital Agenda)
và các nguyên tắc về Chính phủ số (Digital Gov. Principles). Khung phương pháp
luận mới gắn liền với các mục tiêu trong Chương trình 2030 của Liên hiệp quốc
về phát triển bền vững. Đồng thời, báo cáo này cũng đưa ra khái niệm khung
Chính phủ số (Digital Government framework) được minh họa tại Hình 3, bao
quát các vấn đề và lĩnh vực khác nhau liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công
trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (OSI là chỉ số dịch vụ công trực tuyến).

1 : />
Government%20Survey%202018_FINA L%20for%20web.pdf

21


Hình 2. Khung Chính phủ số liên quan đến dịch vụ công trực tuyến của Liên hiệp quốc

Như vậy, trong quan điểm về xây dựng Chính phủ điện tử, Liên hiệp quốc đã
có đề cập khái niệm Chính phủ số và trong định hướng tương lai, trước mắt là đến
năm 2030 (chương trình 2030 hướng đến mục tiêu phát triển bền vững), Liên hiệp
quốc đã coi như đây là giai đoạn phát triển tiếp theo của Chính phủ điện tử.
2.1.3. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới, tổ chức lớn nhất toàn cầu về đấu tranh chống đói nghèo

và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển cũng có quan điểm
tương tự OECD. Trong một báo cáo phối hợp thực hiện cùng Chính phủ Nga năm
2016 mang tên “Chính phủ số năm 2020: viễn cảnh cho nước Nga”, Ngân hàng
Thế giới đã nhắc lại và nhất trí với quan điểm về Chính phủ số của hãng Gartner
(Mỹ) được nêu dưới đây, đồng thời đi sâu phân tích và đưa ra những khuyến nghị
cấp cao dành cho Chính phủ Nga (các đặc trưng chính của Chính phủ số theo quan
điểm của Ngân hàng Thế giới được nêu tại Bảng 2).
TT
1

Đặc trưng
-

Tính chất
Mặc định là số hóa;

22


TT

Đặc trưng

động;
- Thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm;
- Số hóa hoàn toàn; và
- Chính phủ là nền tảng (Platform).
- Một cổng duy nhất;
- Dữ liệu được tích hợp và chia sẻ trong toàn bộ
khu vực công;

Các khối tiêu
- Các dịch vụ liên bộ, liên ngành hoặc liên vùng
chuẩn
được chia sẻ;
(Building
- Cơ sở hạ tầng của Chính phủ được dùng chung;
Blocks) của
- Các mạng cảm biến và khả năng phân tích dữ
Chính phủ số
liệu được cải thiện; và
- An toàn thông tin mạng và bảo đảm tính riêng
tư.
- Khả năng lãnh đạo và điều hành chính quyền;
Kỹ năng và yếu
tố dẫn dắt của
- Đổi mới trong nội bộ Chính phủ; và
Chính phủ số
- Thay đổi kỹ năng và văn hóa.
Các nguyên tắc
đối với dịch vụ
của Chính phủ
số

2

3

Tính chất
Không phụ thuộc thiết bị, hướng tới thiết bị di


Bảng 2. Các đặc trưng chính của Chính phủ số theo Ngân hàng Thế giới

2.1.4. Quan điểm của một số hãng tư vấn CNTT
Hai hãng tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới là Gartner (Mỹ) và
Ovum (Anh) đều đã đề cập khái niệm Chính phủ số với cách tiếp cận gần giống
như OECD, cụ thể:
Hãng Gartner năm 2014 đưa ra định nghĩa Chính phủ số là: “Chính phủ được
thiết kế và vận hành nhằm tận dụng dữ liệu số để tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra
các dịch vụ của Chính phủ”. Năm 2015, hãng Gartner đưa ra khái niệm về mô
hình trưởng thành của Chính phủ số (Gartner’s Digital Government Maturity
Model), trong đó đề cập 5 giai đoạn chính để tiến tới Chính phủ thông minh, được
nêu tại Hình 3.

23


Mở

Chính phủ điện tử
Mức độ trưởng thành

1

Khởi đầu

2

Đang phát triển

Tập trung vào dữ

liệu
3

Được xác lập

Thông minh

Hoàn toàn số hóa

4

Được quản lý

5

Tối ưu hóa

Giá trị cốt lõi

Sự tuân thủ

Sự minh bạch

Giá trị lập hiến

Sự chuyển đổi từ
nhận thức sâu sắc

Sự bền vững


Mô hình dịch vụ

Phản ứng thụ động

Bậc trung

Tiên phong chủ động

Tích hợp

Dự báo

Nền tảng

CNTT là trung tâm

Khách hàng là trung
tâm

Dữ liệu là trung tâm

Mọi vật là trung tâm

Hệ sinh thái là trung
tâm

Hệ sinh thái

Chính phủ là trung
tâm


Đồng sáng tạo dịch
vụ

Nhận thức

Gắn kết

Tiến hóa

Yếu tố dẫn dắt

Công nghệ

Dữ liệu

Nghiệp vụ

Thông tin

Đổi mới sáng tạo

Công nghê cốt lõi

Kiến trúc hướng dịch
vụ (SOA)

Quản trị Giao tiếp
lập trình ƯD (API)


Mở bất cứ dữ liệu
nào

Chuẩn hóa theo Mô đun

Trí tuệ (nhân tạo)

Thông số đánh giá

% dịch vụ trực tuyến

Số tập dữ liệu mở

% Cải thiện về kết
quả, KPI

% dịch vụ mới và lỗi
thời

Số mô hình cung cấp
dịch vụ mới

Hình 3 . Mô hình trưởng thành của Chính phủ số theo Gartner

Trong đó, Chính phủ điện tử chỉ là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn 2 là Dữ liệu
mở, giai đoạn 3 là Dữ liệu làm trung tâm (data-centric), giai đoạn 4 là số hóa hoàn
toàn, và giai đoạn 5 là chuyển đổi thành Chính phủ thông minh. Điểm mấu chốt
ở đây là: Chính phủ số không phải là đích đến cuối cùng, mà là một phương tiện
để hiện thực hóa các dịch vụ bền vững và giá thấp của Chính phủ.
Tóm lại, Chính phủ số dựa vào việc sử dụng và tái sử dụng các dữ liệu hoạt

động, dữ liệu thống kê địa lý và phân tích nâng cao nhằm đơn giản hóa việc sử
dụng các dịch vụ cho người dùng. Chính phủ số tạo ra thông tin từ dữ liệu để hỗ
trợ và cải thiện quá trình ra quyết định và để tạo ra các dịch vụ công mới theo các
mô hình mới đồng thời tăng cường tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành
trong dài hạn. Sự chuyển đổi và tiến hóa từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số
được minh họa tại Hình 4.

24


Chính phủ điện tử

Chính phủ số

Chính phủ điện tử

Chủ thể

Chính phủ số

Công nghệ thông tin và
truyền thông

Công cụ

Công nghệ số, dữ liệu số

Bắt đầu từ tin học hóa nghiệp vụ
cơ quan nhà nước


Đối tượng

Số hóa quy trình tổ chức chính
phủ

Bảo đảm cung cấp dịch vụ hiệu
quả

Mục tiêu

Phát triển bền vững

Hình 4. Sự chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số

2.2. Nhận định
Sau khi nghiên cứu, đánh giá mô hình Chính phủ số theo các quan điểm trên
cùng với việc tìm hiểu mô hình triển khai Chính phủ số của một số nước (được
nêu tại Phần III. Cơ sở thực tiễn xây dựng Chính quyền số), Quảng Ninh nhận
thấy có 2 xu hướng nổi bật đó là:
- Áp dụng quan điểm của OECD: Để thiết lập các chiến lược, các mục tiêu
tổng quát và nguyên tắc cho việc xây dựng Chính phủ số. Đây là một quá trình
dài hạn và các nước đang áp dụng quan điểm này đều có những mục tiêu riêng và
đang trong quá trình rà soát mức độ thành công của tiến trình chuyển đổi số của
chính phủ.
- Áp dụng quan điểm của Gartner: Để thiết lập và quản lý các định hướng,
đồng thời đo lường tiến trình chuyển đổi số chính phủ. Đây là một công cụ hỗ trợ
xác lập mục tiêu và xây dựng lộ trình cho việc chuyển đổi số của chính phủ.
Trong quá trình xây dựng Chính phủ số, do các nước có thể chế, điều kiện KTXH khác nhau nên việc áp dụng các quan điểm trên có khác nhau. Hiện tại, Chính
phủ Việt Nam chưa ban hành chính thức các văn bản hướng dẫn xây dựng Chính
phủ số/Chính quyền số vì thế Quảng Ninh với quyết tâm là Tỉnh tiên phong xây

dựng Chính quyền số nên việc áp dụng linh hoạt mô hình và quan điểm của OECD
và Gartner là cần thiết.

25


×