Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

PHẠM THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THƢƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

PHẠM THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THƢƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Hƣớng ứng dụng)
Mã số

: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI TRÍ DŨNG
TP.Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Thái Trí Dũng. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hằng

năm 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT

CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM ...................................................................................................1
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Khẩu Việt Nam ......................................1
1.1.1. Lịch sử hình thành .....................................................................................1
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chức năng, nhiệm vụ ..........................2
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................2
1.1.4. Sản phẩm của Ngân hàng Eximbank ........................................................4
1.1.5. Tình hình nguồn nhân lực tại Ngân hàng Eximbank ................................4
1.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................6
1.2. Xác định vấn đề ....................................................................................................7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................11
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................11
1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12
1.6. Bố cục đề tài .......................................................................................................12
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƢƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG ......14
2.1. Định nghĩa, vai trò của thương hiệu tuyển dụng ................................................14
2.1.1. Thương hiệu tuyển dụng..........................................................................14
2.1.2. Vai trò của thương hiệu tuyển dụng ........................................................15
2.2. Lược khảo các nghiên cứu liên quan .................................................................15


2.2.1. Nghiên cứu của Berthon và cộng sự (2005) ...........................................15
2.2.2. Nghiên cứu của Gordhan K. Saini (2013) ..............................................16
2.2.3. Nghiên cứu của Germano Glufke Reis và Beatriz Maria Braga (2016).16
2.2.4. Nghiên cứu của Ruchika Sharma và Asha Prasad (2018) ......................17
2.2.5. Nghiên cứu của Yoonkyung (2012) .........................................................17
2.2.6. Nghiên cứu của Chi-Cheng Lee, Rui-Hsin Kao và Chia-Jung Lin (2018)
...........................................................................................................................17
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của Eximbank ..................18
2.3.1. Giá trị về sự yêu thích .............................................................................19

2.3.2. Giá trị kinh tế ..........................................................................................20
2.3.3. Giá trị phát triển .....................................................................................20
2.3.4. Hoạt động tuyển dụng .............................................................................21
2.3.5. Giá trị ứng dụng ......................................................................................21
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THƢƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ...............................................22
3.1. Giới thiệu mẫu khảo sát .....................................................................................22
3.2. Thực trạng thương hiệu tuyển dụng ...................................................................22
3.3. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thương hiệu tuyển dụng tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..................................................................27
3.3.1. Giá trị phát triển .....................................................................................27
3.3.2. Giá trị kinh tế ..........................................................................................30
3.3.3. Hoạt động tuyển dụng .............................................................................37
3.3.4. Giá trị về sự yêu thích .............................................................................41
3.3.5. Khả năng ứng dụng .................................................................................43
3.4. Đánh giá chung ..................................................................................................46
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THƢƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆC NAM ..................................49
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................................49
4.1.1. Định hướng .............................................................................................49


4.1.2. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng
...........................................................................................................................50
4.2. Giải pháp và cách thức thực hiện .......................................................................51
4.2.1. Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng hoạt động tuyển dụng
...........................................................................................................................51
4.2.2. Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng giá trị kinh tế ..........57
4.2.3. Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng giá trị phát triển .....57
4.2.4. Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng giá trị ứng dụng......63

4.2.5. Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng bằng giá trị về sự yêu thích
...........................................................................................................................64
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................68
4.3.1. Đối với Phòng Quản lý nhân sự tại Eximbank .......................................68
4.3.2. Đối với lãnh đạo các cấp tại Eximbank ..................................................69
4.3.3. Đối với nhân viên Eximbank ...................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Hiệp định

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CPTPP
HSC
SWIFT


CV
KPIs

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (Society
for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication)
Bảng tóm tắt chi tiết cá nhân dùng để ứng tuyển (Curriculum
Vitae)
Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (Key Performance Indicator)


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Logo Ngân hàng Eximbank

1

1.2

Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Eximbank


3

2.1

Mô hình nghiên cứu

19

3.1

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Eximbank

29

3.2

Giao diện website tuyển dụng của Eximbank

39

4.1

Tuyên bố chiến lược ngân hàng Eximbank giai đoạn 2018 - 49
2022


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Các chỉ số về nhân sự tại Ngân hàng Eximbank

5

1.2

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Eximbank

7

1.3

Tình hình tuyển dụng nhân sự qua các năm tại Eximbank

7

1.4

Thu nhập bình quân nhân viên năm 2018

9

1.5


Tỷ lệ nhân sự có mức lương không thay đổi trong vòng 4 năm 9
gần nhất

1.6

Thống kê số buổi chia sẽ được thực hiện tại các đơn vị

1.7

Thống kê số chương trình quảng bá thương hiệu tại các trường 10

10

đại học của Eximbank
3.1

Thống kê dữ liệu khảo sát

22

3.2

Kết quả xử lý đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

23

3.3

Đánh giá của ứng viên về thương hiệu tuyển dụng


24

3.4

Thống kê tình hình thu hút ứng viên của Eximbank

26

3.5

Đánh giá của ứng viên về giá trị phát triển

28

3.6

Đánh giá của ứng viên về giá trị Kinh tế

29

3.7

Lương cơ bản nhân viên Eximbank

31

3.8

So sánh thu nhập nhân viên Eximbank và một số ngân hàng khác 33



3.9

Thống kê ứng viên đạt có kinh nghiệm tại Eximbank

34

3.10

Chi phí và điều kiện công tác

35

3.11

Nguồn thu nhập không thường xuyên của nhân sự tại Eximbank

36

3.12

Đánh giá của ứng viên về hoạt động tuyển dụng

37

3.13

Chi phí thanh toán cho đối tác tuyển dụng tại Eximbank

38


3.14

Số chương trình tuyển dụng tại các trường của Eximbank

41

3.15

Đánh giá của ứng viên về giá trị về sự yêu thích

42

3.16

Chi phí hỗ trợ Team building giai đoạn 2014 - 2018

43

3.17

Đánh giá của ứng viên về giá trị ứng dụng

44

3.18

Tỉ lệ hoàn thành chỉ tiêu đào tạo của quản lý và nhân viên tiêu 44
biểu


3.19

Các đối tác thanh toán điện tử có liên kết với Eximbank

46

4.1

Bảng phân tích hồi qui

51

4.2

Kế hoạch lựa chọn hợp tác với các đối tác tuyển dụng

53


TÓM TẮT
Thương hiệu tuyển dụng là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu
hút được nguồn ứng viên dồi dào cho các doanh nghiệp, vì vậy việc nâng cao
thương hiệu tuyển dụng là việc hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện để xây
dựng và duy trì nhân lực của mình. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2014 – 2018,
thương hiệu tuyển dụng của Eximbank ngày càng đi xuống, minh chứng là việc
nhân sự ngày càng thiếu hụt và có sự giảm sút số lượng ứng viên rõ rệt. Đó là lý do
tác giả thực hiện đề tài này để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao
thương hiệu tuyển dụng tại Eximbank mà chưa có nghiên cứu nào trước đây thực
hiện. Bằng phương pháp định tính và định lượng, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết,
tham khảo mô hình, thang đo để có thể thu thập được dữ liệu cần thiết và phân tích

dựa trên 159 mẫu khảo sát tổng hợp được. Đề tài đã tìm ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến thương hiệu tuyển dụng tại Eximbank đều nằm ở mức độ chưa hài lòng,
và theo mức độ tác động từ mạnh đến yếu với thứ tự sau: hoạt động tuyển dụng,
lương thưởng và phúc lợi, cơ hội phát triển, khả năng trị ứng dụng, môi trường làm
việc. Sau đó, dựa trên thực trạng và mức độ tác động tác giả đã đưa ra những giải
pháp đề xuất để Eximbank có thể cân nhắc áp dụng giúp thương hiệu tuyển dụng
của Eximbank được nâng cao hơn.
Từ khóa: Thương hiệu tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực, tuyển dụng.


ABSTRACT

Recruitment brand is one of the huge competitive advantages to attract a
large source of candidates for businesses, so raising the recruiting brand is what
most businesses have to do to build build and maintain your own manpower.
Especially in the period of 2014 - 2018, Eximbank's recruiting brand has been
declining, demonstrating that the personnel shortage is increasing and there is a
clear decrease in the number of candidates. That is the reason why the author
implemented this topic to find the cause and proposed solutions to enhance the
recruitment brand at Eximbank without any previous research done. By qualitative
and quantitative methods, the author has synthesized theories, referenced models,
scales so that necessary data can be collected and analyzed based on 159
synthesized survey samples. The topic found that the factors affecting the recruiting
brand at Eximbank are in the level of dissatisfaction, and according to the degree of
strong to weak impact in the following order: recruitment activities, salaries and
welfare, development opportunities, applicability, work environment. After that,
based on the actual situation and level of impact, the author proposed the proposed
solutions for Eximbank to consider applying to help Eximbank's recruitment brand
be more advanced.
Keywords: Recruiting brand, attracting human resources, recruiting.



1

CHƢƠNG 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Khẩu Việt Nam
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
Trụ sở chính: Tầng 8 - 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1,
Tp.HCM
Logo:

hoặc

Hình 1.1: Logo Ngân hàng Eximbank
(Nguồn: Bộ phận hỗ trợ)
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989, chính thức đi
vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong
thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5
triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam
Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank là 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là
13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu
lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động trên 22
tỉnh thành rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh cùng 207 chi

nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hiện ngân hàng Eximbank đã thiết lập
quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.


2

1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chức năng, nhiệm vụ
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng thương mại chất lượng hàng đầu tại Việt
Nam dẫn dắt bởi tính chuyên nghiệp và liêm chính.
Sứ mệnh:
-

Đáp ứng kỳ vọng khách hàng bằng việc cung cấp dịch vụ và giải pháp tài
chính với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.

-

Cung cấp giải pháp tài chính và sản phẩm đa đạng, chất lượng cao, ứng dụng
kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

-

Tạo môi trường làm việc nhằm khuyến khích và khen thưởng cho những
nhân viên có năng lực và nhiệt huyết.

-

Tối ưu hóa giá trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm khách hàng, cổ đông,
nhân viên và cộng đồng thông qua tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh
doanh.

Giá trị cốt lõi:

-

Khách hàng trên hết và dịch vụ tin cậy.

-

Đạo đức kinh doanh và minh bạch.

-

Sáng tạo và cải tiến.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị bao gồm 9 người với ông Lê Minh Quốc là Chủ tịch –
Thành viên HĐQT độc lập, ông Đặng Anh Mai và ông Yasuhiro Saitoh là Phó Chủ
tịch HĐQT, ông Lê Văn Quyết là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và 5
thành viên khác.
Ban kiểm soát bao gồm 5 người, trong đó ông Trần Lê Quyết là Trưởng Ban
Kiểm soát.
Ban điều hành bao gồm 8 người với ông Lê Văn Qyết là Tổng Giám đốc,
ông Trần Tấn Lộc, ông Võ Quang Hiển, ông Đào Hồng Châu, bà Văn Thái Bảo Nhi
và bà Đinh Thị Thu Thảo là Phó Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ là Phó
Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính, cuối cùng là bàNguyễn Ngọc Hà là Kế
toán trưởng.


3


Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Eximbank
(Nguồn: báo cáo đầu năm 2018)


4

1.1.4. Sản phẩm của Ngân hàng Eximbank
Ngân hàng Eximbank cung cấp các dịch vụ của một cụ thể sau:
-

Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng
VND, ngoại tệ và vàng.

-

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi;
cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND,
ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

-

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi
(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

-

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực
hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý,
an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.


-

Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng nội địa, quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận
thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...qua mạng bằng thẻ.

-

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi
ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

-

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán
thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

-

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ

-

Dịch vụ đa dạng về địa ốc;

-

Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

-


Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas
Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với
những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Khách hàng.

1.1.5. Tình hình nguồn nhân lực tại Ngân hàng Eximbank
Ngân hàng Eximbank bao gồm 207 điểm giao dịch ở 05 khu vực và 07 khối,
03 trung tâm, một số phòng ban liên quan tại Hội sở. Trong giai đoạn năm 2014 –
2018, Eximbank có nhiều biến động nhân sự ở các cấp bậc, đáng chú ý là việc nhu


5

cầu nhân sự theo định biên tăng lên, cộng với số nhân sự nghỉ việc ngày càng tăng
đặc ra vấn đề cần giải quyết lâu dài là giảm tỉ lệ nghỉ việc và cấp bách là việc đáp
ứng kịp thời, nhanh chóng ứng viên để đảm bảo nguồn lực nhân sự, đáp ứng nhu
cầu nhân sự bị thiếu hụt trầm trọng so với khối lượng công việc ngày căng tăng. Bài
nghiên cứu này tập trung giải quyết vấn đề nâng cao thươnghiệu tuyển dụng để tăng
cường khả năng thu hút ứng viên, bổ sung nhân sự cho Eximbank. Tổng số nhân sự
toàn hàng với số lượng nhân sự biến động từ năm 2014 đến năm 2018 được thể hiện
chi tiết ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Các chỉ số về nhân sự tại Ngân hàng Eximbank
Năm
Tổng nhân sự đầu năm
Nhóm nhân sự
Theo
trực tiếp
tính chất
Nhóm nhân sự
công việc
gián tiếp

Theo
giới tính

2014
5363

2015
5728

2016
6239

2017
5916

2018
6094

2681

2770

2859

2993

3605

2682


2958

3380

2923

2489

Nam

2169

2208

2931

2623

2860

Nữ

3194

3520

3308

3293


3234

Nhu cầu tuyển dụng
Nhân sự ký hợp đồng
Số nhân sự còn thiếu

1046
1628
987
1442
1521
881
1385
592
1031
1090
165
243
395
411
431
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu sơ cấp tại Eximbank)

Từ 2014 đến năm 2018, toàn hệ thống Eximbank có sự thay đổi tăng giảm
định biên nhân sự để đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu kinh doanh. Từ năm
2015 đến năm 2016 định biên nhân sự của Eximbank giảm 171, các giai đoạn còn
lại định biên đều tăng, nhìn chung trong thời gian 2014-2018 định biên nhân sự tại
Eximbank tăng, tổng cộng tăng 683 nhân sự. Sự tăng trưởng định biên nhân sự thể
hiện nhu cầu nhân sự để đáp ứng công việc, phát triển kinh doanh của Eximbank
ngày càng lớn.

Xét về số lượng nhân sự nghỉ việc, kể từ năm 2014 đến năm 2018 con số này
tăng dần lên từ 516 nhân sự đến 1039 nhân sự, tức so với năm 2014 thì ở năm 2018


6

số người nghỉ việc tại Eximbank đã tăng thêm đến 523 người (hơn 100%). Tương
ứng tỉ lệ nghỉ việc qua các năm lần lượt là 9%, 14%, 15,5%, 8,3%, 16,9%, tỉ lệ này
mỗi năm một tăng dần, tuy ở năm 2017 có dấu hiệu giảm xuống đáng kể, nhưng chỉ
là tạm thời, từ năm 2017 đến năm 2018 tỉ lệ này lại tăng vọt lên hơn gấp đôi so với
năm trước.
So với nhu cầu hàng năm về nhân sự thì rõ ràng số nhân sự các năm đều
chưa đáp ứng được số lượng theo yêu cầu của các đơn vị. Từ cuối năm 2014, số
nhân sự của Eximbank là 5728 người cho đến năm 2018 là 6137 người, tăng 409
người, tuy nhiên tương ứng với số nhân sự theo định biên là 5893 năm 2014 và
6576 năm 2018 là chưa đáp ứng được, và số nhân sự chưa đáp ứng được tăng dần
qua các năm. Việc thay đổi định biên để đáp ứng nhu cầu nhân sự bị chi phối bởi
nhiều yếu tố như mục tiêu kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản
phẩm,...trên cơ sở cân nhắc khả năng đáp ứng, tuy nhiên số nhân sự nghỉ việc tăng
dần qua các năm có thể thể hiện rõ được khả năng thu hút, giữ chân nhân sự của
Eximbank đang có chiều hướng sụt giảm đáng kể. Theo số liệu này, tỉ lệ đáp ứng
nhân sự nhân sự tại Eximbank đang giảm dần qua các năm từ năm 2014 đến năm
2018 như sau: 97%, 96,3%, 93,7%, 93,7%, 93,3%. Từ những thực trạng trên, việc
bổ sung nhân sự cho Eximbank đang là vấn đề cấp bách và cần được nhanh chóng
cải thiện.
1.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ năm 2012 trở về trước, Ngân hàng Eximbank là ngân hàng hoạt động tốt,
có doanh số kinh doanh ấn tượng và có thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng về
các ngân hàng và đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Tuy nhiên kể từ sau
năm 2012, tình hình kinh doanh tại Eximbank giảm sút rõ rệt. Giai đoạn năm 2014 2018, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Eximbank tăng giảm liên tục và tổng

quan là không khả quan, tuy lợi nhuận sau thuế nhìn chung tăng, nhưng không ổn
định vì từ năm 2017 đến năm 2018 lại bắt đầu giảm xuống và so với thời kỳ trước
đó là rất thấp, chỉ ngang bằng mức lợi nhuận của năm 2013 là năm giảm sút gần đáy
trong giai đoan suy thoái.


7

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Eximbank
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017 2018

Thu nhập lãi thuần

5304

4901


2736

2710

3398

3082

2667 3207

Lợi nhuận sau thuế 3039

2139

659

56

40

309

823

661

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng Eximbank)
1.2. Xác định vấn đề
Kể từ sau năm 2013 doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng Eximbank giảm

sút trầm trọng, nhiều nhân sự lãnh đạo cấp cao của Eximbank tự nhận trách nhiệm
và sẵn sàng từ chức, các cổ đông ngày càng bức xúc vì lợi ích sụt giảm, năm 2014
cổ đông không được chia cổ tức từ Eximbank. Vì vậy, việc bầu lại thành viên Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 diễn
ra hết sức căng thẳng, không được sự đồng thuận cao, tỷ lệ trúng cử đạt chưa đến
70%. Việc bất ổn trong đội ngũ nhân sự lãnh đạo cấp cao, trong nội bộ với các cổ
đông diễn ra thường xuyên vừa không hỗ trợ chuyên tâm điều hành kinh doanh, vừa
ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng khi đưa lên các phương tiện truyền thông
dẫn đến số lượng ứng viên ứng tuyển cũng như tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu tuyển
dụng có xu hướng giảm dần qua các năm như bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tình hình tuyển dụng nhân sự qua các năm tại Eximbank
Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Nhu cầu tuyển dụng

963

1478

987


1442

1521

Số lượng ứng viên ứng tuyển

9379

9226

4092

7138

6359

Số nhân sự ký hợp đồng

881

1385

592

1031

1090

Tỉ lệ ứng viên phỏng vấn/1 ứng viên đạt


4,77

2,26

2,02

1,84

1,62

(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự)
Từ Bảng 1.3 cho thấy, nhân sự cần tuyển tại ngân hàng Eximbank ngày càng
lớn, so với năm 2014 là 963 nhu cầu, đến năm 2018 đã tăng lên thành 1521 nhu cầu.
Trong khi đó số ứng viên ứng tuyển ngày một giảm đáng kể, năm 2014 là 9379 ứng
viên, nhưng đến 2018 chỉ còn 6359 ứng viên, tức chỉ bằng 2/3 số ứng viên trước


8

đây. Điều đó dẫn đến tỉ lệ chọn ứng viên ở vòng cuối giảm mạnh từ 4,77 còn 1,62,
giảm khả năng gặp gỡ, so sánh, lựa chọn được những ứng viên có khiến thức, thái
độ phù hợp hơn.
Về nhân sự toàn hệ thống, thời điểm năm 2014 - 2019, để khắc phục tình
trạng suy thoái, Eximbank chủ động thay đổi cơ cấu nhân sự tăng nhóm nhân viên
trực tiếp kinh doanh và giảm nhóm nhân viên gián tiếp. Nhìn chung, nhu cầu nhân
sự theo định biên tăng để thực hiện kế hoạch kinh doanh mà Ban điều hành mới xây
dựng, chủ yếu nằm ở nhóm nhân viên kinh doanh. Đứng trước những khó khăn về
tài chính, thương hiệu của Eximbank, nhiều nhân sự cũng dần ra đi và để lại lỗ hổng
nhân sự ngày càng lớn vì số lượng nghỉ việc ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu

tuyển dụng bổ sung định biên và các vị trí nghỉ việc, số ứng viên cần tăng thêm để
thực hiện công tác tuyển dụng. Ngược lại, thực tế lượng ứng viên trong giai đoạn
này lại giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn ứng viên, nhân sự chính thức
cũng như chất lượng tuyển dụng vì tỉ lệ lựa chọn thấp.
Tìm hiểu về mong muốn của ứng viên khi ứng tuyển, ứng viên thường quan
tâm các vấn đề về thu nhập so với mức mong muốn và so với thị trường; môi trường
làm việc; cơ hội được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm; cơ hội thăng tiến, phát triển
bản thân; quan tâm đến các đơn vị mà họ dễ dàng tiếp cận thông tin, được hướng
dẫn, tư vấn rõ về vị trí, phúc lợi;... Tuy nhiên một số vấn đề này ở Eximbank còn
thể hiện sự bất cập.
Thống kê tại Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê công bố (bảng 1.4) cho thấy nhân viên ngành
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động
năm 2018 cao nhất trong các ngành kinh tế với mức 21,6 triệu đồng/tháng, tuy
nhiên thu nhập bình quân của nhân viên Eximbank chỉ ở mức 19 triệu đồng/tháng,
thấp hơn mặt bằng chung của ngành nên rất khó để cạnh trạnh với các ngân hàng
khác trong việc hấp dẫn ứng viên.


9

Bảng 1.4: Thu nhập bình quân nhân viên năm 2018
Đơn vị: Đồng
Stt

Nhân viên

Thu nhập bình quân hàng tháng

1


Eximbank

19.000.000

2

ngành tài chính, ngân hàng

21.600.000

(Nguồn: Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019)
Một vấn đề khác khiến cho việc tuyển dụng của Eximbank gặp khó khăn là
cơ hội thăng tiến của nhân viên rất ít. Để được đề bạt lên các chức vụ cao hơn thì
ngoài việc nhân sự cần có năng lực, kinh nghiệm thì yếu tố quan trọng nhất là các
chức vụ cao hơn cần có vị trí trống. Thống kê của phòng quản lý nhân sự năm 2018
cho thấy độ tuổi trung bình của nhân viên Eximbank là 36, cách tuổi về hưu khá xa
nên các vị trí trống chỉ có khi các nhân sự đương nhiệm nghỉ việc hoặc Eximbank
thành lập chi nhánh mới trong khi theo phòng quản lý dữ liệu hạ tầng cơ sở thì số
lượng chi nhánh mới được thành lập trong năm 2018 và 2019 chỉ là 3 chi nhánh nên
cơ hội thăng tiến của nhân viên có sự cạnh trạnh mạnh mẽ. Đồng thời chính sách
tăng lương của Eximbank quy định xem xét lương sau ba năm là khoản thời gian
khá lâu, thực tế khi đến hạn xem xét nâng lương nhiều nhân sự được đề xuất nâng
lương vẫn không được duyệt, thể hiện ở bảng 1.5 là tỷ lệ nhân sự đã qua chu kỳ ba
năm lương vẫn không được tăng là khá cao. Điều này khó có thể hấp dẫn ứng viên
đến làm việc và gắng bó lâu dài.
Bảng 1.5: Tỷ lệ nhân sự có mức lƣơng không thay đổi
trong vòng 4 năm gần nhất
Năm


2014

2015

2016

2017

2018

Tỷ lệ nhân sự

67%

78%

75%

81%

80%

(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu thứ cấp tại Eximbank)
Thêm một vấn đề khác là việc tạo cơ hội cho các nhân sự có kết quả làm
việc tốt có thể ứng dụng kiến thức, kin nghiệm của họ chia sẽ, truyền đạt lẫn nhau
tại các đơn vị để giúp nhau nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng. Điều này khiến những


10


nhân sự tốt có động lực, cảm thây họ có thê ứng dụng nững kiến thức hiểu biết của
mình để truyền đạt và sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn đối vơi tổ chức. Hội sở
Eximbank luôn khuyến khích và có chính sách hỗ trợ chi phí, cộng điểm ưu tiên xếp
hạng cuối năm cho các đơn vị thực hiện. Tuy nhiên trong số 207 đơn vị kinh doanh
có số buổi chia sẽ rất it, cụ thể chỉ một vài chi nhánh thực hiện một lần trong năm
(Bảng 1.6).
Bảng 1.6: Thống kê số buổi chia sẽ đƣợc thực hiện tại các đơn vị
Năm
Số buổi chia sẽ

2014

2015

2016

2017

2018

18

12

10

11

8


(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu thứ cấp tại Eximbank)
Trước những bât cập nêu trên, công tác tuyển dụng tại Eximbank cũng chưa
được chú trọng, các hoạt động quảng bá thương hiệu ngày càng giảm khiến khả
năng tiếp cận hình ảnh nhà tuyển dụng Eximbank ngày một giảm đi. Cụ thể số liệu
về các buổi tham gia chương trình quảng bá thương hiệu của Eximbank tại các
trường đại học khá ít và ngày một giảm ở bảng 1.7.
Bảng 1.7: Thống kê số chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu
tại các trƣờng đại học của Eximbank
Năm
Số chương trình

2014

2015

2016

2017

2018

18

11

4

9

5


(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu thứ cấp tại Eximbank)
Về cơ sở vật chất, tại Eximbank lúc đầu tư sử dụng những cơ sở vật chất tốt,
hiện đại, tuy nhiên vì thời gian hoạt động đã lâu nhưng không có sự cập nhật xu
hướng mới, không tu sửa nên nhiều nơi làm việc dần trở nên lộn xộn, cũ kỹ, chưa
tạo được sự hứng thú cho người lao động. Đồng thời khi ứng viên đến phỏng vấn
nhiều đơn vị không có phòng chờ, không đủ ghế cho ứng viên ngồi nên nhiều ứng
viên phải đứng, hoặc ngồi chờ ở các hành lang chật hẹp, tạo ấn tượng không tốt về
Eximbank.
Trước thực tế đã nêu trên, nhìn chung tại ngân hàng Eximbank việc tuyển


11

dụng và thu hút nhân lực tại còn rất manh mún, rời rạc, chưa được chú trọng, chưa
có hoạch định chiến lược rõ ràng, chưa xây dựng các chương trình đào tạo, ứng
dụng tốt, chế độ lương thưởng phúc lợi, cải tiến môi trường làm việc chưa được
thực hiện để bắt kịp thị trường trong khi nhân lực chất lượng cao về tài chính ngân
hàng đang khan hiếm. Dẫn đến tình trạnh lượng ứng viên sụt giảm, khiến khả năng
đáp ứng nhân sự tại Eximbank ngày càng thấp đi.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy đây là những yếu tố liên quan
đến thương hiệu tuyển dụng, cần có một nghiên cứu cụ thể để xác định đúng nguyên
nhân và đưa ra giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng cho ngân hàng
Eximbank. Với lý do đó, tôi chọn đề tài "Giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển
dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu
luận văn cao học.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng giải pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng của Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài cần đạt được
những mục tiêu cụ thể như sau:

-

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan về thương hiệu tuyển dụng.

-

Phân tích thực trạng thương hiệu tuyển dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018.

-

Đề xuất các nhóm giải pháp cho việc nâng cao thương hiệu tuyển dụng tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu tuyển
dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng tại Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của đề tài là những ứng viên đã ứng
tuyển, đang ứng tuyển trong giai đoạn 2014-2018 và những đối tượng có thể là ứng
viên tương lai của Eximbank.


12

Phạm vi nghiên cứu gồm:
Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu khả năng thu hút ứng viên tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Về mặt thời gian: phân tích thực trạng thương hiệu tuyển dụng của Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 5 năm gần nhất giai đoạn

2014 - 2018 và định hướng của Ngân hàng đến năm 2022.
- Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích thực trạng là từ các báo cáo của
ngân hàng từ năm 2014 - 2018
- Dữ liệu sơ cấp: phát phiếu khảo sát từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng:
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua thảo luận
nhóm tập trung để xác định các yếu tố ảnh hướng đến thương hiệu tuyển dụng của
Eximbank và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với ngân hàng Eximbank.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Nhằm kiểm định độ tin cậy của
thang đo từ các phiếu khảo sát. Phần mềm sử dụng là SPSS 26.
1.6. Bố cục đề tài
Nghiên cứu được trình bày thành bốn chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Xác định vấn đề thương hiệu tuyển dụng tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thương hiệu tuyển dụng
Chương 3: Phân tích thực trạng thương hiệu tuyển dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chương 4: Giảm pháp nâng cao thương hiệu tuyển dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Tóm tắt chƣơng 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam như: lịch sử, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, sản phẩm dịch
vụ, tình hình nhân sự, kết quả kinh doanh,...


13

Đồng thời, chương này cũng đã xây dựng phương pháp nghiên cứu cho đề tài
cụ thể tại Ngân hàng Eximbank, xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên

cứu,... để chuẩn bị cho các bước triển khai cụ thể hơn ở các chương tiếp theo.


×