Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH THU

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG HỮU HÒA

HUẾ, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Hoàng Hữu Hòa. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức
nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu
thập trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Huế, ngày 04 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới
tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công
chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo Sư,
Tiến sĩ Hoàng Hữu Hòa, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà đã
tin tưởng cử tôi tham gia khoá đào tạo thạc sĩ quản lý kinh tế và các phòng chức
năng tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Huế, ngày 04 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thu

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Thu

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2016-2018.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa
Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”
Công tác quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong công tác bảo hiểm, do vậy luôn được BHXH thành phố quan tâm và có
những giải pháp hiệu quả để không ngừng tăng trưởng về đối tượng tham gia và số
thu BHXH qua các năm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ
hưởng chính sách BHXH. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện
công tác quản lý thu ở BHXH thành phố Đông Hà trong thời gian qua còn bộ lộ
những hạn chế, đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Xuất phát từ đó
luận văn về “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa
bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” sẽ giúp cho BHXH thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị có căn cứ và định hướng để hoàn thiện công tác này nhằm góp phần
vào sự phát triển chung của toàn ngành BHXH.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp, sơ cấp, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm
Excel, SPSS, phương pháp thống kê, phân tích và so sánh.
Luận văn đi sâu phân tích cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực
trạng công tác quản lý thu BHXH, trong đó đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và
vướng mắc cần phải tháo gỡ.
Luận văn đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp vừa mang tính tổng thể, toàn
diện, đồng thời đã xác định những giải pháp có tính cấp bách nhằm hoàn thiện công
tác công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị.

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii
Mục lục.......................................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt .........................................................................................vii
Danh mục bảng ....................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ............................................................................................. x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC .................................................................................... 8
1.1. Lý luận cơ bản về BHXH bắt buộc ...................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc ......................................... 8
1.1.2. Chức năng của BHXH bắt buộc ...................................................................... 14
1.1.3. Đối tượng BHXH bắt buộc ............................................................................. 15
1.1.4. Hệ thống các chế độ trong BHXH bắt buộc.................................................... 16
1.1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội ....................................................................................... 19
1.2. Thu và quản lý thu BHXH bắt buộc .................................................................. 21
1.2.1. Thu BHXH bắt buộc ....................................................................................... 21
1.2.2. Quản lý thu BHXH bắt buộc ........................................................................... 23
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới và tại Việt
Nam ........................................................................................................................... 38
1.3.1. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộc trên thế giới .............................................. 38
1.3.2. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam ............................................. 41


iv


1.3.3. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà ................................ 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘCTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ ........ 45
2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà .......................................... 45
2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị............................... 45
2.1.2. Quá trình hình hành và phát triểnBảo hiểm xã hội TP.Đông Hà .................... 45
2.1.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ ......................................................................... 46
2.1.4. Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 48
2.1.5. Tình hình lao động .......................................................................................... 50
2.1.6. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà ......................... 52
2.2. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị .................................................................................................... 54
2.2.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội bắt
buộc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ................................................................. 54
2.2.2. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc............................. 59
2.2.3. Công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc ............................................................ 61
2.2.4. Kết quả thu BHXH bắt buộc ........................................................................... 62
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội................................................. 69
2.3. Đánh giá các đối tượng điều tra về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ............................................. 71
2.3.1. Thống kê mô tả................................................................................................ 71
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...................................... 72
2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................. 74
2.3.4. Phân tích tương quan và hồi quy..................................................................... 76
2.3.5. Kiểm định thống kê ......................................................................................... 81
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan
bảo hiểm xã hội Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị ............................................ 83

2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 83
2.4.2. Hạn chế............................................................................................................ 84

v


2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 85
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ,
TỈNH QUẢNG TRỊ................................................................................................. 90
3.1. Định hướng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị .................................................................................................................. 90
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ................................................................................... 91
3.2.1. Quản lý phương thức và tổ chức thu BHXH .................................................. 91
3.2.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm ................................................................ 92
3.2.3 Tăng cường giám sát công tác tổ chức thu BHXH Đông Hà........................... 92
3.2.4 Tăng cường phối hợp với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện công
tác thu BHXH ............................................................................................................ 93
3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH ................................. 93
3.2.6. Giải pháp cho nguồn nhân lực của BHXH Đông Hà ...................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 98
1. Kết luận ................................................................................................................. 98
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 98
2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .................................................................... 98
2.2. Đối với BHXH Việt Nam................................................................................... 99
2.3. Đối với các ban ngành có liên quan ................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 104
Quyết định Hội đồng chấm luận văn

Nhận xét luận văn thạc sĩ của phản biện 1
Nhận xét Luận văn Thạc sĩ của phản biện 2
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ kinh tế
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích

ASXH

: An sinh xã hội

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CP

: Cổ phần

CP

: Chính phủ


CQ

: Cơ quan

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã



: Nghị định

NLĐ


: Người lao động

SDLĐ

: Sử dụng lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii


DANHMỤCBẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.


Bảng lương tối thiểu chung qua các thời kỳ ..........................................31

Bảng 1.2.

Bảng lương tối thiểu vùng qua các thời kỳ............................................32

Bảng 2.1.

Tình hình đội ngũ nhân viên của BHXH thành phố Đông Hà
qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................51

Bảng 2.2.

Kết quả hoạt động thu chi BHXH của BHXH TP.Đông Hà qua 3 năm
2014-2016 ..............................................................................................53

Bảng 2.3.

Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc thành phố Đông Hà
giai đoạn 2014-2016 ..............................................................................56

Bảng 2.4:

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2014 – 2016 .......57

Bảng 2.5:

Phân bổ cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc tại tháng 12/2016 tại
BHXH thành phố Đông Hà ...................................................................61


Bảng 2.6.

Tình hình các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................63

Bảng 2.7.

Tình hình quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc tại BHXH
TP.Đông Hà qua 3 năm 2014 - 2016 .....................................................65

Bảng 2.8.

Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP.Đông Hà qua 3 năm 20142016 .......................................................................................................66

Bảng 2.9.

Kết quả nợ đọng BHXH tại BHXH TP.Đông Hà
qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................68

Bảng 2.10. Tình hình kiểm tra đóng BHXH tại BHXH TP.Đông Hà
qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................70
Bảng 2.11. Tóm tắt thông tin khảo sát .....................................................................71
Bảng 2.12: Tóm tắt kết quả kiểm định cronbach’s alpha .........................................72
Bảng 2.13: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập ...........................................74
Bảng 2.14: Kết quả EFA của biến phụ thuộc...........................................................76
Bảng 2.15: Kết quả phân tích tương quan Pearson ..................................................76

viii



Bảng 2.16: Kết quả phân tích hệ số hồi quy. ...........................................................77
Bảng 2.17: Kết quả phân tích ANOVA ...................................................................77
Bảng 2.18. Mức độ giải thích của mô hình ..............................................................78
Bảng 2.19: Bảng thống kê giá trị phần dư ...............................................................78
Bảng 2.20 Kiểm định One-Sample Test .................................................................81
Bảng 2.21. Giá trị trung bình của các tố tác động đến công tác quản lý thu BHXH
bắt buộc .................................................................................................82
Bàng 2.22. Kiểm địnhLevene ..................................................................................82
Bảng 2.23. Đánh giá Tình hình thu BHXH theo loại hình doanh nghiệp................83

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sốhiệu sơ đồ, biểu đồ

Tên sơ đồ, biểu đồ

Trang

Hình2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH Thành phố Đông Hà ...............................48

Hình 2.2.

Cơ cấu cán bộ tại BHXH TP. Đông Hà đến 31/12/2016 ......................52

Hình 2.3.


Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư của mô hình hồi quy.................79

Hình 2.4.

Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy.....................................79

Hình 2.5.

Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy ................................80

Hình 2.6.

Đánh giá về hệ thống chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc ...........87

Hình 2.7.

Đánh giá về cơ quan BHXH ..................................................................88

Hình 2.8.

Đánh giá người lao động và người sử dụng lao động của
doanh nghiệp .........................................................................................88

Hình 2.9.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế ......................................................89

x



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ
thống an sinh xã hội của quốc gia, góp phần bảo đảm đời sống cho người dân, ổn
định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng
xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cùng với sự hình thành của hệ thống BHXH tỉnh Quảng Trị, BHXH
TP.Đông Hà được thành lập vào ngày 21/6/1995của Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT; quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn thành phốtheo
quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam. Qua gần 20 năm hình thành và
phát triển, BHXH TP.Đông Hà đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều
lĩnh vực công tác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn TP.Đông Hà nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Công tác quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong công tác bảo hiểm, do vậy luôn được BHXH thành phố quan tâm và có
những giải pháp hiệu quả để không ngừng tăng trưởng về đối tượng tham gia và số
thu BHXH qua các năm, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ
hưởng chính sách BHXH. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện
công tác quản lý thu ở BHXH thành phố Đông Hà trong thời gian qua còn bộ lộ
những hạn chế, đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Thực tế trên
đặt ra những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và sớm có những giải pháp khắc
phục để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH Bắt buộc, đó là:
Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhất là khu vực ngoài
quốc danh vẫn còn thấp. Đây là khu vực có nhiều lao động, nhưng tỷ lệ tham gia
BHXH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Còn nhiều người lao động đang
làm việc nhưng chưa được tham gia BHXH, nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình né
tránh không tham gia, tham gia không đủ số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc,

1



đóng không đúng mức tiền lương, tiền công thực tế. Ngoài ra, có doanh nghiệp lại
còn đóng không đúng đối tượng thuộc diện được tham gia BHXH, thậm chí có doanh
nghiệp cố tình đóng BHXH với mức cao một thời gian ngắn sau đó báo giảm lao
động nhằm trục lợi về BHXH, BHYT.Công tác thông tin, tuyên truyền về pháp luật
BHXH chưa thực sự lan tỏa đến người lao động, chưa thực sự huy động đươc toàn
thể hệ thống chínhtrị tại địa phương vào cuộc.Công tác phối hợp giữa ngành BHXH
với các ngành như: Kế hoạch vàĐầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuế,
Tài chính, Giáo dục và Đào tạo mặc dù đã được chú trọng nhưng hiệu quả phối hợp
chưa cao, chưa có quy chế phối hợp.Công tác thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, xử lý vi
phạm về pháp luật BHXH đối với chủ doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không đóng,
đóng không đúng, không kịp thời, đóng không đầy đủ BHXH cho người lao động còn
thiếu chủ động chưa mang lại hiệu quả caoVấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH đã và
đang diễn ta hết sức phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao
động, được xã hội hết sức quan tâm.Việc thực hiện cải các thủ tục hành chính, đổi
mới phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH và ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu BHXH hiệu quả chưa cao.
Chính những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của quỹ Bảo
hiểm xã hội, ảnh hưởng trực tiếp chế đội của người lao động. Do đó việc tăng
cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH thành phố Đông
Hà trong thời gian tới là hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” được
chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt
buộc, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.


2


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXHbắt buộc trên địa
bàn TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2014- 2016. Từ đó chỉ ra những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về công tác quản lý thu BHXH
bắt buộc trên địa bàn.
- Đề xuất giải pháp chủ yếunhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các vấn đề liên quan đến công
tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP.Đông Hà.
Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý bảo hiểm xã hội ở các đơn vị sử dụng
lao động trên địa bàn TP.Đông Hà và cán bộ công chức quản lý BHXH bắt buộc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại BHXH TP.Đông Hà, các đơn vị
sử dụng lao động có trụ sở tại TP.Đông Hà, Quảng Trị.
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2016; các giải
pháp được đề xuất đến năm 2020; số liệu sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 10/2017 đến 11/2017.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH TP Đông Hà.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp

Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại BHXH TP.Đông Hà giai đoạn 20142016; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ
sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng,
internet và từ các cơ quan ban ngành ở TW để định hướng.
3


4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp
Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát cán bộ quản lý bảo hiểm xã
hội ở các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP.Đông Hà và cán bộ công chức
quản lý BHXH bắt buộc.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Xác định cỡ mẫu: Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố
khám phá thì cần thu thập dữ liệu với cỡ mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát.
Nghiên cứu này có số biến quan sát là 21 (21 chỉ tiêu khảo sát). Do vậy, cỡ mẫu cần
lấy là 105 (n = 21*5). Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu được tính
theo công thức n ≥ 8*5 + 50 (n là số mẫu; m là số biến độc lập). Với x biến độc lập
được phân tích trong đề tài này thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 90 (n = 8*5+50). Như
vậy, cỡ mẫu khảo sát 155quan sát được tính theo công thức (1) hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu của 2 phương pháp phân tích chính của đề tài.
Thiết kế bảng hỏi: Thông tin khảo sát được thu thập dựa vào bảng hỏi được
thiết kế sẵn gồm 2 phần: Phần A: Thông tin chung về đối tượng khảo sát; Phần B:
Nội dung khảo sát
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu phỏng vấn đã được thiết kế sẳn,
nhằm đánh giá mức độ đồng ý của đơn vị sử dụng lao động, của cán bộ công chức
về công tác quản lý BHXH bắt buộc. Cụ thể như đánh giá mức độ hài lòng về sự
hướng dẫn, hỗ trợ, công tác quản lý BHXH bắt buộc của cơ quan bảo hiểm. Các nội
dung chính sách, các quy trình quản lý BHXH bắt buộc.
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu điều tra
theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Việc xử lý và tính toán số liệu điều tra được thực hiện trên máy tính theo
các phần mềm thống kê thông dụng SPSS 20 và EXCEL.
4.3. Phương pháp phân tích
4.3.1. Đối với số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp dãy dữ liệu thời gian để phân tích biến động và xu
hướng của các tiêu chí liên quan đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở BHXH
4


TP Đông Hà trong giai đoạn 2014-2016; từ đó làm rõ thực trạng quản lý thu BHXH
bắt buộc trên địa bàn nghiên cứu.
4.3.2. Đối với số liệu sơ cấp
Sau khi thu thập xong dữ liệu từ mẫu nghiên cứu (cán bộ quản lý bảo hiểm xã
hội ở các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP.Đông Hà và cán bộ công chức
quản lý BHXH bắt buộc), tác giả tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không
đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến
hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 22.0 với các nội dung sau:
a. Phân tích thống kê mô tả
Lập bảng tần số và tỷ lệ phần trăm kèm theo biểu đồ tròn hoặc cột để mô tả
đặc điểm của mẫu, nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, chức vụ
người được phỏng vấn giới tính, độ tuổi, thâm niên và trình độ. Tiếp theo là tính giá
trị trung bình của từng nhóm yếu tố và rút ra nhận xét.
b. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Mục đích của phân tích hệ số Cronbach’s Alpha là để kiểm tra độ tin cậy của
các biến, loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến rác. Theo Nunnally &
Berstein (1994), các biến quan sát được chấp nhận khi có hệ số tương quan biến
tổng (Correct Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn
hơn 0,6. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được
đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
c. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ các biến không đảm bảo độ
tin cậy, phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét
mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt của
các nhân tố. Khi phân tích nhân tố cần lưu ý những điểm sau:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn, từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố
thích hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), nếu kiểm định này có ý
nghĩa thống kê, Sig ≤ 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng
thể. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các
5


nhân tố. Hệ số này càng lớn ≥ 0,5 cho biết các biến và nhân tố càng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Trong phân
tích nhân tố dùng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay
Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có trị số Eigenvalue lớn hơn 1. Đại
lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố. Những nhân
tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì
sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Thang đo được chấp nhận khi
tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair và cộng sự, 1988).
d. Phân tích hồi quy
Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó
một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến kia là các biến độc lập. Mô hình này
được mô tả như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +… + βkXki + ei
Trong đó: Xki: Giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát i.
βk: Hệ số hồi quy riêng phần.
ei: là một biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai
không đổi σ2.
Sau khi rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các

vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội: kiểm tra phần dư
chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của biến (Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại
phương sai VIF. Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF >10, đó là dấu
hiệu đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu các giả
định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.
Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá
trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng
phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.
e. Kiểm định giá trị trung bình để đánh giá mức độ tác động các yếu tố đến
công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đặt giả thuyết H0: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước”

6


Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng
tham gia kiểm định. Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test;
Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test đã tính được.
So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất α
- Nếu Sig >α: Chấp nhận giả thuyết H0
- Nếu Sig ≤α:Bác bỏ giả thuyết H0
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc;
Chương 2. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị;
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý thu
bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.


7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1. Lý luận cơ bản về BHXH bắt buộc
1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc
1.1.1.1. Khái niệm về BHXH bắt buộc
Theo khoản 2 điều 3 luật số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 luật
BHXH.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội bao gồm 5 chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu Trí;
- Tử Tuất. [20]
1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của BHXH bắt buộc
Bản chất của BHXH bắt buộc là quá trình tổ chức để đền bù hậu quả của
những rủi ro xã hội hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này được thực hiện thông
qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ BHXH tập trung, hình thành do sự đóng góp
của người lao động, đơn vị sử dụng lao động và các nguồn thu hợp pháp khác của
quỹ BHXH.
Nói cách khác, hoạt động BHXH bắt buộc là hoạt động phân phối lại thu
nhập của chính bản thân người lao động theo thời gian. Sự đền bù này để bù đắp
hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động
không được sử dụng; nhằm góp phần bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động

và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Qua cách tiếp cận này,
có thể thấy BHXH bắt buộc có một số đặc trưng cơ bản sau:
8


- Người lao động khi tham gia BHXH được đảm bảo thu nhập (bảo hiểm) cả
trong và sau quá trình lao động. Nói cách khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH,
người lao động được bảo hiểm cho đến lúc chết. Khi còn làm việc, người lao động
được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con; người bị
tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động; khi không còn làm việc nữa thì được
hưởng tiền hưu trí (ở Việt nam còn gọi là lương hưu), khi chết thì được tiền chôn cất
và gia đình được hưởng trợ cấp tuất... Đây là đặc trưng riêng có của BHXH thể hiện
tính xã hội rất cao mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.
- Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội được bảo hiểm trong BHXH liên
quan đến thu nhập của người lao động gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết... Do những sự kiện và rủi ro này mà
người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không
được sử dụng (mất việc làm, thất nghiệp), dẫn đến việc họ bị giảm hoặc mất nguồn
thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp. Trong những trường hợp đó, người lao động
cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này
được thông qua các trợ cấp BHXH. Tuy nhiên, trong BHXH, không phải người lao
động cứ bị mất thu nhập bao nhiêu là được bù bấy nhiêu. Điều này liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của người lao động được pháp luật BHXH quy định. Đây là đặc
trưng rất cơ bản của bảo hiểm xã hội.
- Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH,
tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH
cho người lao động mà mình thuê mướn.
- Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động, người
sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài

nguồn thu của quỹ BHXH, còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần
nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các doanh nghiệp/đơn vị
chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của bộ
máy BHXH.
9


- Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế
độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của
BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ
chức công đoàn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo
cơ chế ba bên. Đây cũng là đặc trưng rất riêng có của BHXH.
Tất cả những khía cạnh đã nêu trên, một lần nữa cho thấy, BHXH được lập
ra là để tác động vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH.
Nói cách khác, BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao
động trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, nhằm
bảo đảm thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ. [29]
1.1.1.3. Vai trò, bản chất của BHXH bắt buộc
- Vai Trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Vai trò đối với người lao động
Mục đích lớn nhất của bảo hiểm xã hội bắt buộc là bảo đảm đời sống cho
người lao động và gia đình của họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế
hoặc được bù đắp một phần thu nhập bị mất đi khi người lao động bị mất khả năng
lao động, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm; khi người lao động hết tuổi lao
động theo quy định sẽ được hưởng lương hưu (chế độ hưu trí); khi chết sẽ được
hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng phí; ngoài ra sẽ được hưởng trợ cấp khi người lao
động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dưỡng sức.
Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽyên tâm công hiến và không lo
lắng nhều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong quá trình hoạt động lao

độngsản xuất, sinh hoạt, công tác. Bảo hiểm xã hội góp phần làm hạn chế và điều
hòa các mâu thuẫn giữa người tham gia bảo hiểm xã hội và chủ sử dụng lao động,
tạo môi trường làm việc ổn định đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, công tác
với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
+ Vai trò đối với người sử dụng lao động
Trước kia khi chưa có bảo hiểm xã hội người lao động không may bị rủi ro,
sự cố... cho nên không thể làm việc được thì họ phải nghỉ một thời gian. Trong thời
gian nghỉ việc đó người lao động không được người chủ sử dụng lao động trả
10


lương. Chính vì vậy người lao động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Những nhu
cầu của họ không những không giảm mà lại còn tăng thêm. Trong khi đó tiền lương
lại không được hưởng. Vì thế mẫu thuẫn giữa người chủ sử dụng lao động và người
lao động ngày càng diễn ra gay gắt; người lao động liên kết đấu tranh đòi được
hưởng quyền lợi trợ cấp khi không may gặp rủi ro. Những cuộc đấu tranh này gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất làm giảm năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Do vậy, nhà nước đã đứng ra làm trung gian điều hòa mâu thuẩn này bằng cách bắt
buộc người chủ sử dụng lao động và người lao động mỗi bên đều phải đóng góp
một phần tiền vào quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động để họ ổn định cuộc
sống, yên tâm công tác. Từ khi có bảo hiểm xã hội mâu thuẫn giữa người chủ sử
dụng lao động và người lao động đã được điều hòa. Người chủ sử dụng lao động
không phải lo lắng người lao động biểu tình. Từ đó người lao động sẽ yên tâm làm
việc với năng suất chất lượng cao hơn. Tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho người
chủ sử dụng lao động, chính vì vậy mà lợi nhuận ngày một nhiều hơn.
+ Vai trò đối với nhà nước
Bảo hiểm xã hội luôn mang lại những vai trong to lớn. Vai trò đầu tiên đối
với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẽ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng, xã hội, củng
cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. BHXH là công
cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm thiểu hậu

quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
- Bản chất của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Một là, BHXH bắt buộc mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định bản
chất của BHXH bắt buộc, đó là sự bảo vệ của xã hội nhằm chống lại những khó
khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết. Đối với các rủi ro
như trên, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài chính để khắc phục, do vậy
Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi người trong xã hội đóng góp một
khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thành quỹ BHXH để chi trả cho một số
người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học như tuổi tác, môi trường
11


sống, điều kiện làm việc mà người lao động phải nghỉ làm việc, khi đó cần có một
khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một loại hoạt
động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động.
Quỹ để thực hiện chế độ BHXH là do người lao động, người sử dụng lao động đóng
góp và Nhà nước hỗ trợ, đấy chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lập quỹ.
Tính xã hội còn được thể hiện thông qua các chế độ BHXH được hưởng. Thời điểm
bắt đầu tham gia đóng BHXH đồng thời là thời điểm được hưởng chế độ BHXH, đó
là chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ-BNN. Tính chất xã hội trong chế
độ hưu trí được thể hiện trong tiền lương hưu thời gian đóng góp của người tham
gia đóng và mức đóng với mức hưởng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung
hoặc tỷ lệ từ 45% đến 75% tiền lương bình quân đóng BHXH và được hưởng chế
độ BHYT. Trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu được trợ cấp mỗi năm đóng
BHXH bằng 1,5 tháng lương bình quân, đấy chính là phần xã hội mà người sử dụng
lao động đã đóng góp vào và Ngân sách nhà nước hỗ trợ mà có. Tính chất xã hội
còn thể hiện ở chế độ tử tuất, ngoài trợ cấp mai táng phí, người đóng BHXH chết có

thân nhân phải nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tuất theo quy định. BHXH là sự san
sẻ rủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân trong cộng đồng cùng gánh chịu, hay nói
cách khác "lấy số đông bù số ít", tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người
tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người khi gặp phải những biến cố
rủi ro gây tổn thất.
Như vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng,
nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị
giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia
đình do những biến cố và những "rủi ro xã hội", vì vậy để tạo ra lưới an toàn gồm
nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực
hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các
biện pháp khác nhau. Có thể thấy rõ bản chất của BHXH bắt buộclà nhằm che chắn,
bảo vệ cho người lao động trước mọi biến cố xã hội bất lợi.

12


Hai là, BHXH bắt buộc là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của
Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.
BHXH bắt buộc được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùng
với chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người
lao động, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền và trách
nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động; yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện những cam
kết, đảm bảo điều kiện làm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động, trong đó có nhu cầu cơ bản về tiền lương, tiền công, chăm sóc sức khoẻ khi bị
ốm đau, tai nạn... Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thông qua đó Nhà
nước thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. BHXH dựa trên sự đóng góp của các

bên tham gia, gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một
số trường hợp, thực chất quỹ BHXH là quỹ của người lao động tiết kiệm được, bất
luận trong hoàn cảnh nào Nhà nước phải đứng sau hỗ trợ, duy trì, bảo toàn để thực
hiện các chế độ trợ cấp cho người lao động, nếu không thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh
tế sẽ trì trệ. Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ có
khoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển.
BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Đây là quá trình phân phối
lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi ro trong lao động
sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chi BHXH là quá trình thực
hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH bắt buộc dựa trên cơ sở mức tiền lương,
tiền công ghi trên hợp đồng lao đồng và mỗi người tham gia có một mức đóng
BHXH khác nhau tương ứng với mức tiền lương, tiền công đó; Chi BHXH là việc
trả tiền cho người có nhu cầu phát sinh về BHXH dựa trên mức đóng và thời gian
đóng BHXH trong chế độ dài hạn, nhưng trong chế độ ngắn hạn thì không dựa trên
nguyên tắc này mà có sự chia sẻ giữa người khoẻ cho người ốm, người trẻ cho
người già. [29]

13


1.1.2. Chức năng của BHXH bắt buộc
Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo
hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc
làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và
cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH bắt buộc. Tham gia BHXH bắt buộc không chỉ có người lao động mà cả
những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ
BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù
số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang.
Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người
khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc… Thực hiện
chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh tham gia
lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền
công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp
thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được
đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động yên tâm làm việc và tích cực
lao động sản xuất làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng
này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng
suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người
lao động với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách quan về
tiền lương, tiền công, thời gian lao động… được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt, cả
hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho
họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được vơi nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi
cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết
14


×