Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chuyên đề và đổi mới công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2010 – 2011
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Đơn vị công tác:
Nhiệm vụ được giao:
I. Lý do chọn chuyên đề.
Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ ba thực hiện phong trào xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Đảng và nhà nước đã nêu cao phát triển toàn diện -
Giáo dục toàn diện “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng. Vì vậy trong công tác giáo
dục mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có nhận thức hết sức đúng đắn vai trò của
giáo viên chủ nhiệm trong lớp học, là người trực tiếp chỉ đạo, điều khiển lớp; không chỉ
dạy các em về kiến thức văn hóa mà còn dạy các em về nền nếp, cách sống cách làm
người chủ tương lai cảu đất nước. Thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm lớp chưa đạt
kết quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác còn hạn chế.
Từ nhận thức trên chúng ta thấy được rằng người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai
trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục
tiêu giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người dạy học vừa là
người cha người mẹ và cũng là người bạn tốt nhất cảu các em. Giáo viên có chỉ đạo
quản lý tốt thì mới dẫn đến giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nền nếp
thì việc học hành của các em chắc chắn sẽ tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
Chính vì vậy tôi chọn chuyên đề “công tác chủ nhiệm lớp”
II. Mục đích.
Để có những kiến thức cơ bản trong giao tiếp. Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn
đề quan trọng. Để đạt mục đích, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tụy, nhiệt tình
chu đáo hướng dẫn các em sống trong môi trường lớp học – bạn bè, cô giáo phải được
các em coi như người thân của mình. Có như vậy các em mới tích cực thực hiện tốt nền
nếp để các em dần trở thành người có ích trong xã hội.


III. Tìm hiểu đặc điểm tình hình.
1. Thuận lợi:
- Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp luôn được nhà trường, chính quyền địa
phương quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
- Được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong nhà trường và xã hội
2. Khó khăn.
- Lớp 2B chủ yếu là con em nông dân, điều kiện kinh tế hạn chế. Do điều kiện gia
đình còn khó khăn nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của
con em mình.
- Một số học sinh là con em dân tộc nên sự nhận thức còn chậm.
- Việc xây dựng nền nếp, thói quen rèn luyện đạo đức cho các em là rất quan
trọng. Do đó việc đưa ra giải pháp nhằm giúp các em có nền nếp, đạo đức ý thức tự giác
trong học tập là vô cùng cần thiết.
IV. Giải pháp.
- Ngay từ buổi đầu đến lớp, giáo viên hướng dẫn các em học tốt nội quy của lớp,
trường.
- Giáo viên gặp trực tiếp cha mẹ học sinh để nắm được tình hình sức khỏe, tâm
sinh lý, điều kiện của từng em.
- Kiểm tra sự nhận thức của các em qua việc khảo sát chất lượng đầu năm.
- Khi biết tình hình của từng em, giáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch giáo dục và
giảng dạy, nắm bắt được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích
hợp. Tổ chức bầu cán sự lớp, hướng dẫn cho các em lựa chọn bạn nào nào ngoan, nhanh
nhẹn được các bạn yêu mến để làm cán sự lớp.
- Điều tra lí lịch của các em để nắm được lớp có bao nhiêu gia đình học sinh khó
khăn để phối hợp với nhà trường và xã hội, cha mẹ học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ các
em về mọi mặ, tinh thần cũng như vật chất. Ví dụ: Một số em không có vở giáo viên đã
tặng vở để động viên tinh thần hoặc mượn đồ dùng học tập cho các em.
- Phân loại học sinh ngay từ đầu khi đã biết tình hình thực tế. Phân loại theo nhận
thức của học sinh theo từng đối tượng, từng nhóm.
- Xếp chỗ ngồi phù hợp để các em có thể giúp đỡ nhau trong học tập, xây dựng

đôi bạn cùng tiến.
- Muốn lớp có nền nếp tốt, giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm
học, từng tháng, từng tuần dựa theo kế hoạch của nhà trường. Đăng ký các danh hiệu thi
đua và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt.
- Giáo dục các em phải “ nói điều hay, làm việc tốt ”, “ gọi bạn xưng mình”,
thường xuyên giáo dục tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường. Vì vậy
người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo. Sự giáo dục của giáo viên luôn phải thể hiện tính nhẹ nhàng,
nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh
khi các em biết nhận lỗi và sửa lỗi, luôn động viên khích lệ các em một cách kịp thời.
- Rèn luyện nền nếp lớp là cực kỳ quan trọng, nó sẽ đóng góp phần lớn vào kết
quả học tập của các em. Ngay từ buổi đầu, giáo viên cần hướng dẫn các em biết thực
hiện các nội quy của nhà trường như:
+ Đi học đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép của cha mẹ học sinh, trong
lớp chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết hòa
nhã với bạn bè, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không nói tục chửi bậy, biết bảo vệ của công
tài sản của nhà trường.
- Hướng dẫn cho các em nền nếp truy bài đầu giowfsau khi trống báo dưới sự chỉ
đạo của lớp trưởng. Nhờ đó tuy không có mặt giáo viên nhưng các em vẫn thực hiện tốt.
- Hướng dẫn thực hiện thời gian biểu ở nhà, dần dần giúp các em làm việc có
khoa học, biết sắp xếp thời gian hợp lý. Để thực hiện điều này một cách tốt nhất cần có
sự phối kết hợp, giúp đỡ của gia đình học sinh. Gia đình phải thường xuyên liên lạc với
giáo viên chủ nhiệm để trao đổi thông tin.
- Thông qua phụ huynh, lớp tổ chức gây quỹ để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó
khăn, ốm đau, tai nạn…
- Thông qua các bài học giáo dục cho các em về an toàn giao thông, giáo dục đức
tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
V. Bài học kinh nghiệm.
- Người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có kĩ năng sư phạm, biết giao tiếp,
hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ

một cách dễ dàng.
- Người giáo viên phải thực sụ yêu mến trẻ, coi các em như chính con em của
mình, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người cha người mẹ thứ
hai của các em trong việc giáo dục, giáo dưỡng.
- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với nhà trường và các đoàn thể địa
phương để việc giáo dục học sinh đạt được kết quả cao nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi sau nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm lớp. Rất mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của tổ khối, nhà trường về
chuyên đề này để việc thực hiện chuyên đề có hiệu quả thiết thực hơn.
…., ngày 24 tháng 09 năm 2010
Người viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỔI MỚI
HƯỚNG DẪN RÈN LUYỆN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP …
Họ và tên: Năm sinh:
Dân tộc:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Nhiệm vụ được giao:
Đơn vị công tác:
I. Mục đích.
Để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Việc đổi mới chương trình dạy và
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh ở tiểu học. Đặc biệt
đối với bộ môn Tiếng việt, việc đọc chuẩn cũng là một phần quan trọng là nền tảng cho
học sinh học tốt các môn học khác. Từ đó các em tiếp thu bài nhanh hơn, chủ động hơn
tự tin vào bản thân hơn.
II. Thực trạng.
1. Thuận lợi.

Nhìn chung các em đều học hành chăm chỉ và chịu khó trong học tập. Đi học
chuyên cần lễ phép và vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè cùng với sự quan tâm
cha mẹ học sinh luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ.
2. Khó khăn.
Một số gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên việc quan tâm đến việc học
tập của con em mình chưa được sâu sát lắm. Bên cạnh đó còn do đặc thù của tiếng địa
phương cũng ảnh hưởng tới việc đọc chưa chuẩn ở một số học sinh.
III. Biện pháp.
Trước hết đối với học sinh đọc chưa chuẩn, giáo viên cần tạo mọi điều kiện dành
thời gian cho các em nhiều hơn cho việc luyện đọc. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với cha
mẹ học sinh việc luyện đọc thêm ở nhà. Ở lớp phân công những em học khá kèm cặp
thường xuyên vào các buổi đầu giờ 15p, ngoài ra cần hướng dẫn các em luyện đọc bất

×