Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Khái niệm dự trữ bắt buộc và vai trò của dự trữ bắt buộc trong kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.86 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI I
Đề tài: Tìm hiểu về dự trữ bắt buộc và vai trò của dự trữ bắt buộc. So
sánh dự trữ bắt buộc với các loại dự trữ khác trong kinh tế

Họ và tên: Mạc Thị Ngọc Loan
MSV:A30991
Lớp: QB30h1
Khoa: Tài chính – Ngân Hàng


MỤC LỤC

Chương I: Phần mở đầu
1.1: Đề tài tiểu luận
Tiểu luận tìm hiểu về nội dung của dự trữ bắt buộc, và vai trò của dự trữ
bắt buộc
1.2: Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ vè nội dung, ý nghĩa của dự trữ
bắt buộc. Sự giống và khách nhau cơ bản của dự trữ bắt buộc và các loại dự trữ
khác. Tìm hiểu và làm rõ các vai trò của dự trữ bắt buộc.
Chương II: Nội dung
1. Khái niệm dự trữ bắt buộc
- Dự trữ (reserves) là số tiền gửi mà các ngân hàng thương mại giữ lại để
đáp ứng yêu cầu dự trữ của ngân hàng trung ương (thường gọi là dự trữ bắt
buộc) và nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Dự trữ bắt buộc (reserve requirements) là lượng tiền tính theo tỷ lệ quy
định của NHNH trong từng thời kỳ bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi




có kỳ hạn của cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Và NHTM phải duy trì trên tài khoản
của NHNN.
- Nếu có ngân hàng thương mại nào bị phạm việc dự trữ thấp hơn tỷ lệ
DTBB sẽ phải chịu phạt theo quy định.
- Trước đây, DTBB nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả
hệ thống. Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có
duy trì một mức DTBB lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự
trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy cơ phá sản. Mặt khác,
TCTD cũng không thể duy trì một mức DTBB quá lớn vì đặc điểm của DTBB
là không sinh lời, DTBB càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này
đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của TCTD. Bên cạnh đó, sự phát
triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa
dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự
trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ DTBB
thấp.

2. So sánh dự trữ bắt buộc với các dạng
2.1.
Các loại dự trữ trong nền kinh tế

dự trữ khác trong nền kinh tế

-dự trữ vượt mức là số tiền dự trữ vượt quá mức dự trữ bắt buộc do ngân
hàng trung ương quy định mà các ngân hàng thương mại phải chấp hành. Thông
thường, các ngân hàng thương mại giữ lại một phần dự trữ này để đáp ứng nhu
cầu rút tiền mặt hàng ngày của khách hàng và tìm cách cho vay hết số còn lại.
Nếu các ngân hàng không cho vay hết vì không tìm được người vay, chúng ta

nói họ có dự trữ dư thừa.
- Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại
hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ
quan có trách nhiệm về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây
là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là


các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục
đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
2.2.

So sánh các loại dự trữ

Định nghĩa

Dạng cất dữ

Dự trữ bắt buộc
Là lượng tiền tệ
mà NHTM phải
duy trì trong tài
khoản của ngân
hàng nhà nước
theo quy định
Tiền mặt

Dự trữ vượt mức
Là số tiền dự trữ
vượt mức dự trữ
bắt buộc do ngân

hàng trung ương
quy định mà các
ngân hàng
thương mại phải
chấp hành.
Tiền mặt

Dự trữ ngoại hối
Là lượng ngoại
thệ mà ngân
hàng trung ương
hoặc cơ quan có
trách nhiệm về
tiền tệ quốc gia
hay lãnh thổ nắm
dữ
Ngoại tệ (thường
là Dollar Mỹ,
Euro, Yên
nhật,...)

2.3.Vai trò của dự trữ bắt buộc
2.3.1.DTBB với tiềm năng tín dụng của các ngân hàng:
Khi tỷ lệ DTBB thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của
mỗi ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ DTBB càng thấp thì
phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả
năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp
tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng , hoạt động
này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình
này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho

vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ
được nhân lên chính là hệ số nhân tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ DTBB có quan hệ chặt
chẽ với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể
hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên
hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu
cầu tín dụng của nền kinh tế.
2.3.2.DTBB và lãi suất:




Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu:

NHTW tăng tỷ lệ DTBB thì vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng giảm. Khả
năng cho vay đối với nền kinh tế của các tổ chức tín dụng giảm dẫn đến cung vốn
giảm. Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng giảm dẫn đến MS giảm.
NHTW giảm tỷ lệ DTBB thì vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng tăng làm cho
cung vốn tăng, MS tăng tác động này làm cho lãi suất thị trường giảm.


Ngoài ra, DTBB có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:
Thứ nhất, do DTBB có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho

nên lãi suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên.
Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần DTBB của các ngân
hàng ở NHTW không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi DTBB tăng
lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các
NHTM. Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi
suất cho vay trên thị trường tín dụng.


2.3.3DTBB và khối lượng tiền cung ứng
Trong điều kiện các yếu tố không đổi nếu:
NHTW giảm các yêu cầu về DTBB (giảm tỷ lệ DTBB) dẫn đến vốn khả dụng
của các TCTD tăng làm cho hệ số nhân tiền tệ tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi làm
cho lượng tiền cung ứng tăng.
NHTW tăng yêu cầu về DTBB (tăng tỷ lệ DTBB) dẫn đến vốn khả dụng của
các tổ chức tín dụng giảm kéo theo hệ số nhân tiền tệ giảm, cơ số tiền tệ không thay
đổi, lượng tiền cung ứng m giảm.
Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm
năng tín dụng, thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà
NHTW muốn đạt được khi điều chỉnh DTBB. Tỷ lệ DTBB sẽ được nâng lên nếu
NHTW thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và
ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm
công ăn, việc làm cho người lao động thì NHTW sẽ hạ tỷ lệ DTBB.
2.3.4.Tạo thu nhập cho NHTW


Vì tiền gửi DTBB là không được trả lãi hay trả lãi rất thấp cho các ngân hàng
nên nó đã tạo ra thu nhập cho NHTW. Nguồn thu từ DTBB của NHTW có thể được
dùng để bù đắp vào chi phí phát hành tiền hay hoạt động của NHTW. Nhìn chung
khoản thu từ DTBB khá nhỏ , chỉ có những quốc gia có tỷ lệ DTBB cao mới đem lại
thu nhập lớn cho NHTW và mới bù đắp được chi phí của ngân hàng.
Có thể nói sự tác động của DTBB đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là
khá toàn diện, nó tác động không chỉ đén quy mô, khối lượng tín dụng mà cả đói với
lãi suất tín dụng. Mức độ tác dụng không chỉ tăng hay giảm mà là thay đổi theo số lần
về tiền trong lưu thông qua công thức số nhân tiền.
2.3.5.Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng.
Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, các ngân hàng sẽ lập một mức dự
trữ phù hợp dưới hình thức dự phòng trung bình. Mức dự trữ này sẽ được quyết định
trên cơ sở mức dự trữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng. Mức dự phòng cho

phép các ngân hàng có thể điều hoà được những biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu
cân bằng tức thời về nhu cầu tiền mặt trong chi trả có thể được bù đắp bằng một phần
trong lượng dự phòng ngay trong kỳ duy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị
trường. Dự trữ cho thanh toán nhiều khi có thể bị thiếu hụt và lượng dự phòng trung
bình sẽ bù đắp cho những thiếu hụt này. Đó chính là cơ chế bình ổn lãi suất qua đêm
trên thị trường tiền tệ.

2.3.6.Kiểm soát tăng tưởng tiền tệ.
Trong điều kiện các công cụ gián tiếp và trực tiếp khác không phát huy được hiểu
quả thì chức năng này phát huy được tác dụng của nó. Nó cho phép NHTW có thể
kiểm soát được khối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các ngân hàng có thể tạo
ra theo mong muốn.



×