Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tình Hình Tội Phạm Về Ma Túy Tại Tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.99 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VŨ DANH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TẠI TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌ11C XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VŨ DANH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành

: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số

: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Hữu Tráng

HÀ NỘI, năm 2019



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây thực hiện chương trình hành động phòng
chống ma túy của Chính phủ, thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm của tỉnh
Quảng Nam, Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính
trị về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy trong tình hình mới”, trong 10 năm qua lực lượng Công an toàn
tỉnh đã triển khai có hiệu quả các biện pháp công tác, đấu tranh triệt xóa các
điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (85 điểm, 17 tụ điểm), các đường dây mua
bán trái phép chất ma túy (31 đường dây), tiến hành bắt giữ, khởi tố 731 vụ
1.035 bị can phạm tội về ma túy; ngoài ra, đã phát hiện, xử lý hành chính
2.152 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, phạt 1,45 tỷ đồng, tiến hành
lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 719 đối
tượng, đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh 802 đối tượng... góp phần đảm
bảo an ninh, trật tự tại tỉnh.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tại tỉnh vẫn còn diễn biến
phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và số người nghiện ma túy
có chiều hướng gia tăng (đặc biệt trong nhóm tuổi thanh thiếu niên số người
nghiện dưới 35 tuổi chiếm 72,3% tổng số người nghiện), số xã, phường, thị
trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị trấn tại tỉnh; công tác
đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy tại một số địa phương còn nhiều hạn
chế; các chỉ tiêu về phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy chưa đảm bảo yêu
cầu đặt ra qua từng năm... Từ năm 2014 đến năm 2018, lực lượng Công an

tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ
chức tốt việc tuyên truyền giáo dục phòng ngừa đấu tranh với các loại tội
phạm, tệ nạn về ma túy, góp phần rất quan trọng vào việc kéo giảm và kiềm
1


chế sự gia tăng các loại tội phạm tại tỉnh, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư,
phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, ẩn chứa nhiều phức tạp.
Theo thống kê lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an
tỉnh Quảng Nam trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Nam đã điều tra khám phá 385
vụ với 561 đối tượng. Như vậy trung bình mỗi năm đã điều tra khám phá được
77 vụ với 122,2 đối tượng. Cụ thể trong năm 2014 đã điều tra, khám phá 69
vụ, bắt 124 đối tượng; năm 2015 điều tra khám phá được 71 vụ, bắt 106 đối
tượng; năm 2016 điều tra khám phá 93 vụ bắt 129 đối tượng; năm 2017 điều tra
khám phá 73 vụ bắt 95 đối tượng; năm 2018 điều tra khám phá 79 vụ bắt 107
đối tượng. Có thể thấy tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam đang diễn biến
rất phức tạp có chiều hướng gia tăng qua từng năm.
Tính đến thời điểm hiện tại tại 18 huyện, thành phố, thị xã ở tỉnh Quảng
Nam có khoảng trên 30 tuyến, địa bàn và tụ điểm phức tạp về ma túy. Ví dụ
như địa bàn huyện Phước Sơn có địa hình đồi núi và nhiều đèo dốc lại giáp với
tỉnh Kom Tum của Tây Nguyên, là nơi khai thác vàng từ nhiều năm nên gây
khó khăn cho công tác trinh sát, việc bắt các đối tượng mua bán ma túy. Mặt
khác do trong công tác điều tra truy xét mở rộng vụ án của công an một số
quận, huyện chưa đạt hiệu quả cao mà chủ yếu là bắt theo vụ việc nên chưa
triệt để xóa nguồn cung cấp ma túy. Các huyện Nam Trà My không còn địa
bàn, tụ điểm phức tạp, nhưng ở các thành phố, thị xã, huyện khác hầu như vẫn
tồn tại từ 1 đến 2 địa bàn, tụ điểm phức tạp về tội phạm ma túy.
Ngoài ra, trong 05 năm qua, chúng tôi thấy trong tổng số các tội phạm về

ma túy bị phát hiện thì tội phạm mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số các vụ phạm tội về ma túy. Năm 2014 chiếm 56.86%
trong tổng số vụ án, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 61.9% trong tổng số vụ, năm
2


2016 chiếm 78,49% tổng số vụ, năm 2017 chiếm 80.28% tổng số vụ, năm
2018 chiếm 94,93% tổng số vụ. Nhìn chung, số vụ mua bán trái phép chất ma
túy luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ phạm tội về ma túy (chiếm 72,30%
tổng số các vụ phạm tội về ma túy từ năm 2011 đến năm 2015). Đối tượng
phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trong cơ cấu các đối tượng phạm tội
về ma túy có sự thay đổi theo từng năm, Cụ thể như: Năm 2014 chiếm
56.86% đối tượng phạm tội, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 61.9% , năm 2016
chiếm 78,49% , đến năm 2017 chiếm 80.28% , năm 2018 chiếm 94,93%
trong tổng số đối tượng phạm tội.(Cần có trích dẫn nguồn)
Nhìn chung so với các địa bàn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An
hay Đà Nẵng thì tệ nan Ma túy tại Quảng Nam chiếm tỉ lệ nhỏ. Tuy nhiên,
trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự tác động mạnh
mẽ của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của thời đại 4.0 thì tệ nạn ma túy
tại Quảng Nam ngày đang phát triển phức tạp. Trước thực trạng đó, công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam cần phải được
nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. Từ những lý do trên, học
viên chọn vấn đề: “Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Qua nghiên cứu, học viên thấy rằng có một số công trình khoa học liên
quan đến đề tài luận văn, điển hình là:
- Nguyễn Thanh Bình, (2010), Lấy lời khai người làm chứng trong điều
tra các vụ án ma túy của cơ quan cảnh sát điều tra, Công an quận 3, Thành

phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,
Thành phố Hồ Chí Minh;

3


Đỗ Thành Trường, Cơ cấu tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện
Biên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Số 8/2016, tr. 62 – 64;
Đinh Trọng Liên “Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ tại tỉnh Đồng
Nai: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận án tiến sĩ Luật
học, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, năm 2017;
Trần Bảo Sang, Những thông số về lượng của tình hình tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại Nam Bộ, Tạp chí Nguồn nhân lực,
Học viện Khoa học Xã hội, số tháng 9/2017.
Đỗ Thành Trường, Cơ cấu tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện
Biên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Số 8/2016, tr. 62 – 64;
Nguyễn Thị Thu Thảo, Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt
Nam và thực tiễn xét xử tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2000-2010, Luận văn
thạc sỹ bảo vệ tại Khoa Luật ĐH Quốc gia, năm 2014;
Phan Hoài Phương, Một số giải pháp phòng ngừa người chưa thành niên
phạm tội về ma túy tại thành phố Đà Nẵng, Kiểm sát. Số 23/2012, tr. 41 - 43, 64;
Lê Quang Tiến, Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
và tệ nạn về ma túy ở Đắc Lắc, Tạp chí Kiểm sát. Số 15/2014, tr. 20 - 22, 42.
Hoàng Thị Hoài Phương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Ngô Thị Lan Hương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Nông Thiện Doanh, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Cao Bằng,
Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Hoàng Thị Ngọc Loan, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện

Biên, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Vũ Minh Phương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Hải Dương,
Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
4


Nguyễn Bá Hoàng, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Nghệ
An, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Phạm Ngọc Cao, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Thanh
Hóa, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Nguyễn Thị Phượng, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng
Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013;
Cầm Xuân Thủy, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Sơn La,
Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011;
Nguyễn Thái Bình, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012;
Đánh giá chung, về mặt lý luận cũng như tình hình, nguyên nhân, điều
kiện và những giải pháp để phòng ngừa tội phạm về Ma túy tại các địa
phương thì các công trình nghiên cứu, luận văn trên đã góp phần làm sáng tỏ
phần nào đấy. Tại tỉnh Quảng Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm về Ma túy từ năm 2014 đến năm
2018. Vì vậy, đề tài luận văn đảm bảo tính mới, không trùng lặp với các công
trình khoa học đã được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng lý luận về tình hình tội phạm và từ số liệu thống kê
cũng như các bản án xét xử về các tội phạm về ma túy, luận văn hướng đến
mục đích làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam,
từ đó luận văn làm rõ một số vấn đề đặt ra trong phòng ngừa tội phạm về ma
túy tại tỉnh Quảng Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thành tốt các mục đích trên, luận văn cần phải tiến
hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau:
5


- Những vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm về ma túy cần phải
nghiêm túc nghiên cứu làm rõ
- Nghiên cứu làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh
Quảng Nam
- Từ kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy, luận văn làm rõ một
số vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam và những giải pháp được đặt
ra trong phòng ngừa tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu lý luận và
thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy. Đề tài không nghiên cứu nguyên nhân
và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam cũng
không đi sâu nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh
Quảng Nam. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma
túy tại tỉnh Quảng Nam, đề tài sẽ làm rõ một số vấn đề đặt ra trong phòng
ngừa tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018 (05 năm)
- Phạm vi về địa bàn: Tại tỉnh Quảng Nam
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa

Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản pháp luật liên quan đến tình hình
tội phạm về ma túy.
6


5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu có liên quan đến
tình hình tội phạm về ma túy
- Phương pháp thống kê: Xây dựng hệ thống biểu mẫu theo những tiêu
chí nhất định, phù hợp với yêu cầu của luận văn để thu thập số liệu từ nhiều
nguồn khác nhau về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp tổng kết, báo cáo kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua
các tập hợp các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết về tình hình tội phạm
về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu
thập được về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam để tiến hành
phân loại, phân tích, đánh giá và sắp xếp hệ thống, phục vụ làm rõ các yêu
cầu đặt ra.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tiến hành nghiên cứu điển hình
nhằm làm rõ hơn về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hoàn thành sẽ góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận,
thực tiễn về tình hình tội phạm về ma túy nói chung và tình hình tội phạm về
ma túy tại tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những giải pháp được đề xuất trong luận văn góp phần nâng cao hiệu
công tác phòng, chống tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu

nghiên cứu, tham khảo trong hoạt động giảng dạy, học tập tại các trường
Cảnh sát nhân dân.
7. Cấu trúc của luận văn
7


Nội dung luận văn được cấu trúc thành 03 chương chính bên cạnh các
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ma túy
Chương 2. Thực trạng tình hình tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Tình hình tội phạm ma túy và những vấn đề đặt ra trong phòng
ngừa tình hình tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TẠI TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Khái niệm của tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Tại Việt Nam chuyên ngành Tội phạm học đã làm rõ lý luận về tình
hình tội phạm (THTP). Theo đó, “THTP là hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội
tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự
với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi
phạm tội đã xảy ra cùng với các chủ thể đã thực hiện các hành vi đó trong một
đơn vị thời gian và không gian nhất định”[5,tr.55 ]. Đây là khái niệm chung về
THTP, thể hiện những bản chất, quy luật vận động của hiện tượng tội phạm ở
các địa bàn khác nhau và trong những thời gian khác nhau. Mỗi địa phương có
những đặc thù riêng về các mặt của đời sống xã hội, vì thế, THTP ở Quảng Nam
phải khác THTP ở địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam. Mặt khác, tình hình tội

phạm của một tội trong mối quan hệ với tình hình tội phạm nói chung chính là
mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Tình hình tội phạm nói chung được
hình thành từ tình hình tội phạm của từng tội, nhóm tội cụ thể. Từ sự phân tích
trên, có thể đưa ra định nghĩa như sau:
THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam là hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội
tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự
với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi
phạm các tội phạm về ma túy đã xảy ra cùng với các chủ thể đã thực hiện các
hành vi phạm tội đó tại tỉnh Quảng Nam trong một khoảng thời gian xác định
(từ năm 2014 đến năm 2018).

9


1.2. Phần hiện và phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh
Quảng Nam
THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam là một hiện tượng xã hội tiêu cực,
vốn tồn tại khách quan, song khả năng nhận thức của con người là có giới hạn, tức
là sẽ có một lượng tội phạm nhất định, tuy đã xảy ra, nhưng lại không được phát
hiện và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và do đó không có trong
thống kê thường xuyên về tội phạm. Vì thế, ở mọi thời điểm của nhận thức, THTP
về ma túy tại tỉnh Quảng Nam luôn có hai phần: Phần hiện và Phần ẩn [23].
1.2.1. Phần hiện của THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Phần hiện của THTP về ma túy là toàn bộ những hành vi phạm tội về
ma túy cùng với chủ thể thực hiện những hành vi đó tại tỉnh Quảng Nam đã bị
xử lý theo quy định của luật hình sự trong một khoảng thời gian nhất định,
(được tính từ năm 2014 đến năm 2018) và có trong thống kê hình sự của cơ
quan có thẩm quyền ở Quảng Nam.
Cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam (Báo cáo công tác hằng năm của
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) thống kê số liệu về tin báo, tố

giác tội phạm, số liệu các vụ án về ma túy được phát hiện và số người liên
quan đến các vụ án đó, số vụ khởi tố và số bị cáo...; Viện kiểm sát nhân dân
các cấp của tỉnh Quảng Nam tiến hành báo cáo, thống kê những vụ án đã
được khởi tố để tiến hành điều tra cũng như đề nghị truy tố trước Tòa án. Tòa
án nhân dân các cấp của tỉnh Quảng Nam tiến hành thống kê số liệu về số vụ
án và người phạm tội đã được thụ lí cũng như các vụ án, bị cáo đã đưa ra xét
xử tại các phiên tòa.
Những số liệu thống kê của các cơ quan nói trên đều phản ánh về phần
hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam và trên thực tế thì các công trình nghiên
cứu về tội phạm học đã được tiến hành tại tỉnh Quảng Nam cho tới nay, mỗi
công trình lại sử dụng nguồn số liệu minh họa THTP khác nhau. Cho nên,
10


việc lựa chọn, sử dụng các nguồn tài liệu, số liệu phản ánh phải đảm bảo các
yêu cầu về cơ sở pháp lý, tính hệ thống, tính đại diện và tính nhất quán. Để
thể hiện rõ nét được THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam thì phần hiện của
THTP tại tỉnh Quảng Nam được xác định qua các số liệu sau:
Thứ nhất, số tội phạm/ người phạm tội đã bị phát hiện (chủ yếu do Cơ
quan Công an thống kê);
Thứ hai, số tội phạm /người phạm tội đã qua xét xử (chủ yếu do cơ
quan Tòa án thống kê).
Mặt khác, vì nhiều lý do khác nhau mà các thông số trên đều có sự sai
số nhất định. Do đó, những số liệu nào ít sai số nhất phản ảnh về THTP và
phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam rõ nét nhất là những số liệu thống kê
về số lượng người phạm tội và những hành vi phạm tội đã bị Tòa án xét xử.
Cho nên, để phát họa tổng quan phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam
chúng ta cần sử dụng nguồn số liệu thống nhất do Tòa án nhân tỉnh Quảng
Nam cung cấp, dù có những sơ suất nhất định nhưng những số liệu này ít sai
lệch và phù hợp nhất.

Với những chất liệu trên, phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam
được thể hiện qua các thông số là thực trạng (mức độ), động thái (diễn biến),
cơ cấu và tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam.
1.2.1.1. Mức độ của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Có thể hiểu mức độ (thực trạng) tinh hình tội phạm tại tỉnh Quảng Nam
là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người đã thực hiện các
tội phạm đó tại Quảng Nam trong một khung thời gian nhất định. Khi nghiên
cứu, đánh giá số lượng các tội phạm đã được thực hiện thì cần phải nghiên
cứu tất cả các số lượng sau: (1) số lượng các tội phạm và những người phạm
tội đã bị tòa án xét xử và tuyên bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật; (2) số
lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh
11


được hành vi phạm tội của các bị can trong các tội phạm đã được thực hiện;
(3) các tội phạm đã xảy ra nhưng không có số liệu thống kê về số lượng tội
phạm không được phát hiện (các tội ẩn); (4) hệ số của tình hình tội phạm về
ma túy; (5) mức đội của tình hình tội phạm.
1.2.1.2. Động thái (diễn biến) của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Động thái (diễn biến) của THTP là sự vận động và thay đổi của thực
trạng và cơ cấu THTP trong một khoảng thời gian nhất định[42,tr.64]. Theo
đó, nghiên cứu động thái của THTP tại tỉnh Quảng Nam cho chúng ta thấy sự
thay đổi tăng lên hay giảm đi của các thông số của THTP (số lượng tội phạm,
người phạm tội, cơ cấu, tính chất...) trong các năm, giai đoạn khác nhau.
Để đưa ra được những đánh giá về diễn biến của THTP tại tỉnh Quảng
Nam cần phải xem xét sự thay đổi, vận động của mức độ và cơ cấu của THTP
trong khoảng thời gian nhất định (05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018) thông
qua việc nghiên cứu, so sánh số liệu về tổng số vụ phạm tội, số lượng người
phạm tội trong tổ chức tội phạm đó của các năm sau đối chiếu với các số liệu
tương ứng của năm đầu (làm gốc so sánh) để thấy được xu hướng vận động

tăng, giảm cũng như phát hiện các yếu tố tác động đến sự vận động đó trong
các năm khác nhau trong một giai đoạn nghiên cứu.
1.2.1.3. Cơ cấu của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Để đưa ra những đặc điểm định tính tiêu biểu của THTP phải nghiên
cứu cụ thể cơ cấu của THTP. Vậy cơ cấu của THTP chính là tỷ trọng và mối
tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng
tại tỉnh Quảng Nam trong một thời gian nhất định. Dựa vào mục đích của
nghiên cứu mà ta phân chia thành các cơ cấu THTP khác nhau, thông thường
xét trên những cơ cấu cụ thể:
a) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo phân loại tội phạm

12


Tại Điều 9, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định việc
phân loại tội phạm thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc xác định tỷ trọng giữa từng loại tội phạm đó với tổng số tội phạm đã
xảy ra trong thực tế chính là cơ cấu theo phân loại tội phạm. Đồng thời cũng cần
đánh giá tỷ trọng số người phạm tội đó với tổng số người phạm tội nói chung.
b ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo các chương (nhóm) của BLHS
Tỷ trọng giữa các tội của từng chương (được quy định trong BLHS) các
tội phạm đã xảy ra tại tỉnh Quảng Nam theo các chương với tổng số tội phạm
đã xảy ra. Cho nên, để xác định Cơ cấu theo các chương (nhóm) của BLHS
chúng ta cần lấy tổng số tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong một
khoảng thời gian (từ năm 2014 đến năm 2018) làm mốc so sánh (100%) thì
các tội phạm đã xảy ra theo các chương chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số
tội phạm đã xảy ra.
Nghiên cứu cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo chương giúp chúng
ta có cái nhìn tổng quan, xác định được nhóm tội phạm nào hay xảy ra, qua đó

có sự điều chỉnh lực lượng và biện pháp tập trung tác động phòng ngừa và
đấu tranh.
c) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo tội danh cụ thể được quy
định trong BLHS
Khi tìm hiểu, đánh giá về một nhóm tội nào đó, được tính bằng tỷ trọng
giữa tội tội danh cụ thể đã xảy ra với tổng tội phạm đã xảy ra của một nhóm tội
tại tỉnh Quảng Nam trong một thời gian nhất định thông qua việc xác định theo
cơ cấu từng tội danh cụ thể để biết được giá tỷ trọng của từng loại tội phạm cụ
thể nào chiếm số đông, xảy ra mang tính chu kỳ, lặp đi lặp lại với tần suất cao.
Từ đó, giúp các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức tiến hành các hoạt động

13


nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân cũng như sử dụng các biện pháp đấu tranh
phòng ngừa tội phạm hiệu quả.
d ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình thức phạm tội
Cơ cấu này cho chúng ta thấy tỷ lệ phần trăm của từng hình thức phạm
tội đó chiếm bao nhiêu trong tổng số tội phạm đã xảy ra trong khoản thời gian
nghiên cứu. Vì tội phạm xảy ra có thể do một đối tượng thực hiện nhưng cũng
có thể do nhiều người cùng thực hiện dưới các dạng đồng phạm có vai trò
khác nhau, hay tội phạm có đường dây, hình thành tổ chức tội phạm. Đây là
loại cơ cấu có ý nghĩa trong việc xác định tính chất của THTP, đặc biệt với
chỉ số phần trăm của tội phạm có đường dây, được tổ chức chặt chẽ.
e ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo địa bàn phạm tội
Việc xác định cơ cấu này, giúp chúng ta xác định được nguyên nhân,
điều kiện phát sinh, phát triển của THTP gắn với từng địa bàn cụ thể trong
khoản thời gian nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá được mức độ ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội cũng như các yếu tố tác động
khác đến THTP tại tỉnh Quảng Nam, chúng ta thường sử dụng loại cơ cấu

theo địa giới hành chính từ cấp huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam để thấy
được cơ cấu tội phạm theo địa bàn cụ thể. Từ đó tiến hành điều chỉnh lực
lượng chuyên trách cũng như triển khai áp dụng các biện pháp tác động thích
hợp nhằm đấu tranh phòng ngừa THTP.
f ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình phạt áp dụng đối với
người phạm tội
Bản án kết tội đối với người phạm tội là những chế tài hình sự nghiêm
khắc nhất được áp dụng dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội cũng như tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại, gây ra hậu quả
cụ thể do hành vi phạm tội đó gây ra. Việc đánh giá cơ cấu THTP theo hình
phạt cũng là cơ sở để xác định tính chất của THTP. Đây chính là một trong
14


nhưng căn cứ hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách về hình
sự liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật của các
cơ quan chức năng trong đời sống; xây dựng ý thức chấp hành, tìm hiểu pháp
luật cũng như liên quan đến công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân trong thực
tế tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại giam.
g ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình thức lỗi
Cơ cấu theo hình thức lỗi thể hiện tỷ trọng giữa các tội phạm được thực
hiện do lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tổng số tội phạm đã xảy ra. Góp phần giúp
chúng ta đánh giá, rút ra được tính chất nguy hiểm của THTP tại tỉnh Quảng
Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
h) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo đặc điểm nhân thân của người
phạm tội (gồm tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tôn giáo,
dân tộc, quốc tịch….)
Các đặc điểm nhân thân của người như giới tính, dân tộc, độ tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn... là căn cứ để xác định các hình thức lỗi, động cơ,
mục đích khi phạm tội. Điều này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem

xét, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của THTP, là cơ sở để tiến
hành xây dựng, áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát xã
hội và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm khác nhau. Để xác định cơ cấu
của THTP đối với chuyên ngành tội phạm hoc, nhất thiết chúng ta phải nghiên
cứu tất cả các đặc điểm nhân thân như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình
độ văn hóa.
i ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo động cơ phạm tội
Có thể nói động cơ phạm tội chính là cái nội tại bên trong thôi thúc, là
động lực để thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội như động cơ
phạm tội vì vụ lợi cá nhân, hay tư thù cá nhân, hoặc ganh ghét, độ kỵ không
muốn người khác hơn mình, cũng như ghen tuông tình ái mù quáng.... Khi
15


nghiên cứu cơ cấu THTP theo động cơ phạm tội góp phần giúp chúng ta đánh
giá được phần nào bức tranh đời sống xã hội thực, những ảnh hưởng tiêu cực
trong đời sống tác động đến THTP để tiến hành nghiên cứu các biện pháp tác
động phù hợp nhằm điều chỉnh theo hướng tích cực.
k ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo đặc điểm công cụ, phương
tiện và thời gian phạm tội
Đối với từng loại tội phạm cụ thể nào đó thì luôn có những đặc trưng
riêng gắn với phương thức, thủ đoạn cùng với công cụ, phương tiện và thời
gian phạm tội cụ thể khác nhau. Việc tìm hiểu chúng giúp ta nắm bắt được
quy luật hoạt động của từng loại tội nào đó phục vụ cho công tác phòng ngừa,
đấu tranh và ngăn chặn một cách hiệu quả nhất.
l) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo mối quan hệ của nạn nhân
với người phạm tội
Cơ cấu này thể hiện tội phạm hình thành thông thường xuất phát từ mối
quan hệ quen biết giữa nạn nhân và người phạm tội, lợi dụng các mối quan hệ
quen biết để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt như các nhóm tội xâm phạm

tình dục, hay xâm hại tài sản. Việc nghiên cứu cơ cấu THTP theo nhóm này
giúp chúng ta nắm vững quy luật, mánh khóe đặc trưng của từng loại cụ thể,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá vụ án cũng như
truyên truyền, giáo dục những người nguy cơ cao có thể trở thành nạn nhân.
1.2.1.4. Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam thể hiện ở số lượng của các
tội phạm nguy hiểm gây ra cho xã hội trong cơ cấu của THTP cũng như các
đặc điểm nhân thân những người thực hiện hành vi phạm tội. Tính chất của
THTP được làm sáng tỏ thông qua việc đánh giá, nghiên cứu, tìm hiểu các cơ
cấu cụ thể của nó. Tính chất của THTP được thể hiện cụ thể thông qua một số
nội dung cơ bản như sau:
16


Theo đó, tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam là một đặc điểm định
tính, phản ánh mức độ nguy hiểm của THTP tại tỉnh.
Thông qua mức độ của THTP chúng ta đánh giá sự tăng, giảm cũng
như dự kiến xu hướng vận động.
Thông qua cơ cấu, diễn biến của THTP chúng ta đánh giá được tỉ lệ, sự
biến đổi, chiều hướng vận động theo hướng tăng cao hay giảm thấp, phức tạp
hay đơn giản, quy luật hay bộc phát. Như vậy, tính chất của THTP là kết quả
của sự đánh giá mức độ, cơ cấu cũng như diễn biến nó.
1.2.2. Phần ẩn của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Nếu tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể của các tội phạm đã bị xử
lý theo pháp luật hình tạo nên phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam, thì
những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, nhưng cơ quan chức năng của tỉnh
không biết, không có thông tin về chúng hoặc đã có thông tin, song lại không
đủ căn cứ để xử lý hình sự hoặc đã xử lý theo đúng quy định của pháp luật
hình sự, mà quy định về thống kê còn khiếm khuyết, sơ hở, tạo thành một bộ
phận khác của THTP gọi là phần ẩn của THTP. Nói cách khác, “phần ẩn của

THTP là tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không
được phát hiện, không được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc
không có trong thống kê” [5, tr.99].
Phần ẩn của THTP có tác động đặc biệt tiêu cực đến tình hình an ninh
trật tự và các vấn đề khác của địa phương. Vì thể, nó phải được xem xét, đánh
giá, nghiên cứu, làm rõ một cách nghiêm túc.
1.2.2.1. Phân loại tội phạm ẩn
Để đánh giá, phân loại tội phạm ẩn cần dựa vào việc nghiên cứu, đánh
giá thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại tỉnh Quảng Nam
trong những năm qua. Thông thường tội phạm ẩn được phân thành các loại
như sau:
17


Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy ra trong
thực tế song các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật của tỉnh không có
thông tin về chúng hoặc chưa phát hiện hành vi phạm tội cùng chủ thể của nó
nên loại tội phạm này không được thống kê. Đây loại tội phạm ẩn chủ yếu của
THTP.
Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm trong thực tế đã xảy
ra và các cơ quan pháp luật của đã nắm được thông tin, nhưng vì nhiều lý do
khác nhau mà tội phạm đó không được xử lý theo quy định của pháp luật. Tội
phạm ẩn chủ quan này có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn tố tụng hình sự nào
từ việc tiếp nhận tin báo tội phạm, tố giác tội phạm, khởi tố vụ án đến quá
trình điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê là những hành vi đã xảy ra hành vi phạm
tội và bị đã được xử lý theo pháp luật hình sự, tuy nhiên vì một lý do nào đó
mà trong quá trình thống kê hình sự chưa thống kê được.Tội phạm ẩn thống
kê thường xuất hiện trong các trường hợp một bị cáo phạm nhiều tội danh
khác nhau.


18


Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã nêu được một số vấn đề lý luận về tình hình
tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam.
Thứ nhất, khái niệm về tình hình tội phạm ma túy.
Sơ lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tình hình tội phạm ma túy tại
địa bàn tỉnh Quảng Nam như:
- Phần hiện của THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam;
- Động thái (diễn biến) của THTP tại tỉnh Quảng Nam;
- Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam;
- Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Thứ hai, Phần ẩn của THTP tại tỉnh Quảng Nam
- Đánh về tội phạm ẩn.
- Phân loại tội phạm ẩn.

19


Chương 2
THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI TỈNH
QUẢNG NAM
2.1. Thực tiễn tình hình tội phạm rõ của tội pham ma túy
2.1.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm ma túy
Trong những năm qua, tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành
nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội như: Thực hiện Quyết định số 424/QĐTTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình
phòng, chống ma túy đến năm 2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch số

2881/KH-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân
tỉnh về việc “Thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020”.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn
biến phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và số người nghiện ma
túy có chiều hướng gia tăng (đặc biệt trong nhóm tuổi thanh thiếu niên số
người nghiện dưới 35 tuổi chiếm 72,3% tổng số người nghiện), số xã,
phường, thị trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy tại một số địa
phương còn nhiều hạn chế; các chỉ tiêu về phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma
túy chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra qua từng năm...
Năm 2014 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là 114 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 118
đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
121 vụ, với 279 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 220.525.000 VNĐ.
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2015 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
20


trấn là 129 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 141
đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
174 vụ, với 375 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 253.200.000 VNĐ.
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2016 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là 144 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 162
đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
215 vụ, với 423 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 276.200.000 VNĐ.
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2017 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là 159 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 180

đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
228 vụ, với 531 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 363.800.000 VNĐ.
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2018 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là 173 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 201
đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
264 vụ, với 675 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 584.025.000 VNĐ.
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Có thể thấy tình trạng người nghiện ma túy được áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh. Trong các năm từ năm 2014 đến năm 2018, số đối
tượng bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tăng
qua từng năm, tăng về cả số vụ và số đối tượng tham gia. Có thể khẳng định,
tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều, tỷ lệ
21


đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm cai nghiên bắt buộc
còn cao, số người nghiện mới liên tục gia tăng, loại ma túy sử dụng chủ yếu là
ma túy dạng tổng hợp.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến
năm 2018 thì số vụ án ma túy bị xét xử so với số vụ án hình sự nói chung bị
Tò án nhân dân tỉnh xét xử thì tội phạm về ma túy có xu hướng gia tăng, trong
tình hình tội phạm nói chung tại Quảng Nam. [Xem Bảng 2.7 - Phụ lục]
Cụ thể:
Năm 2014 tội phạm ma túy chiếm 77/810 vụ, tỉ lệ 9,5%;số bị cáo
chiếm 110/1357 bị can, tỉ lệ 8,1%.
Năm 2015 tội phạm về ma túy chiếm 67/740 vụ, tỉ lệ 9,05%; số bị cáo

là 86/1232, tỉ lệ 6,99%.
Năm 2016 tội phạm về ma túy chiếm 86/750 vụ, tỉ lệ 11,45%; số bị cáo
là 120/1225, tỉ lệ 9,79%.
Năm 2017 tội phạm về ma túy chiếm 91/717 vụ, tỉ lệ 12,69%; số bị cáo
là 127/1164, tỉ lệ 10,09%.
Năm 2018 tội phạm về ma túy chiếm 97/768 vụ, tỉ lệ 12,63%; số bị cáo
là 133/1232, tỉ lệ 10,81%.
Nhìn chung trong giai đoạn tội phạm ma túy chiếm 11,04% số vụ và
9,28% số bị can trong tổng thể tội phạm trong địa bàn tỉnh bị Tòa án nhân dân
xét xử. Như vậy có thể thấy, so với tổng số tội phạm nói chung, các tội phạm
về ma túy chiếm một số lượng đáng kể.
So với hai địa bàn lân cận là Đà Nẵng và Quảng Ngãi thì tình hình tội
phạm về ma túy tại Quảng Nam như sau:
Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Ma túy – Bộ
Công an thì số vụ và số bị can bị truy cứu các tội về ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Cụ thể: trong 05 năm
22


×