Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Kỹ thuật giúp sanh bằng forceps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.24 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÌNH HÌNH GIÚP SANH BẰNG FORCEPS
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
TỪ T9/2013 ĐẾN T4/2014

Người thực hiện: BSNT Nguyễn Đăng Phước Hiền

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Sanh giúp bằng Forceps là một thủ thuật quan trong trong
Sản khoa, sanh Forceps giúp làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai không
cần thiết và giúp rút ngắn giai đoạn sổ thai của chuyển dạ từ
26,5 phút còn 23,3 phút. Vì thế, Forceps đem lại lợi ích cho thai
nhi trong những trường hợp suy thai cấp để trẻ sinh ra đỡ bị
ngạt hơn, cũng như trong những trường hợp bệnh lý mẹ không
chịu được cuộc chuyển dạ kéo dài.
Mặc dù sanh giúp bằng Forceps là thủ thuật an toàn nếu
tuân thủ đúng chỉ định, điều kiện và kỹ thuật nhưng vẫn luôn có
sự tranh luận về sự tồn tại của thủ thuật này nhất là khi kỹ thuật
mổ lấy thai và gây tê giảm đau sản khoa ngày càng phát triển.
Những báo cáo gần đây nhấn mạnh mối liên quan giữa sanh
giúp và biến chứng trên sản phụ và thai nhi.
Vào năm 1997, tỉ lệ mổ lấy thai tại Hoa Kỳ giảm từ 22,8%
xuống còn 20,8%, và cũng trong thời gian này tỉ lệ sanh giúp
bằng Forceps cũng giảm xuống trong khi tỉ lệ sanh hút lại tăng
lên.


Trong một thử nghiệm so sánh giữa sanh giúp bằng
Forceps thấp và sanh thường thì không có sự khác biệt đáng kể
về kết cuộc của mẹ và thai nhi, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra
rằng thời gian sổ thai trong sanh Forceps ngắn hơn so với sanh
thường, 10,2 phút so với 18 phút và pH động mạch rốn cao hơn
7,27 so với 7,23.
Một phân tích gộp cho thấy sanh Forceps liên quan với
chấn thương tầng sinh môn của mẹ nhiều hơn so với sanh hút.
Tuy nhiên trong sanh Forceps lực kéo trải đều trên đầu thai nhi
và tủy sống, trong khi đó sanh hút có phạm vi giới hạn trên đầu
thai nhi. Cho nên sanh hút dễ gây tụ máu não hơn so vơi sanh
Forceps, 14-16% sao vơi 2%. Tỉ lệ xuất huyết võng mạc cũng
cao hơn trong nhóm sanh giúp so với sanh Forceps, 38% so với
17%.
A.

Trong xu hướng chung của thời nay, tại Việt Nam tỉ lệ mổ lấy thai
ngày càng tăng lên, xu hướng giúp sanh cũng giảm dần. Nhưng bên cạnh
2


đó tỉ lệ gây tê giảm đau sản khoa cũng ngày càng phát triển. Chính vì thế
chúng tôi muốn thực hiện đề tài nay để đánh giá lại tình hình giúp sanh
tại Bệnh viện của Hùng Vương

3


B.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I.
Mục tiêu chung:
Mô tả đặc điểm giúp sanh bằng Forceps tại bệnh viện Hùng Vương
II.
Mục tiêu chuyên biệt:

Xác định tỉ lệ giúp sanh bằng Forceps tại bệnh viện
Hùng Vương


Tìm các biến chứng gần trên sản phụ và thai nhi



Đánh giá các yếu tố liên quan đến các biến chứng

4


C.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
I.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ FORCEPS:

Forceps được sử dụng rộng rãi trong sản khoa là nhờ phát
minh của gia đình Chamberlen ở Anh ở t hế ky XVI, việc chế tạ
Forceps được giữ trong gia đình cho đến n ăm 1673, Hugh – 1

trong 3 con trai của Peter Chamberlen bán bí mật gia đình cho
Mauriceau. Sau đó Mauriceau đến Hà Lan và tiếp tục bán bí mật
cho Roser Roomhuysen.
Năm 1745, William Smellie mô tả việc gắn chính xác vào
chỏm đầu.
Năm 1747: Levret cải tiến độ cong chậu của Forceps.
Năm 1751: Smellie tăng cường độ cong chậu và giới thiệu
khóa kiểu Anh và dung Forceps trong đầu hậu ngôi mông
Năm 1845, James Simpson phát triển Forceps phù hợp với
cả độ cong đầu và độ cong chậu.
Năm 1877: Tarnier giới thiêu cách kéo theo trục. Barton và
Kjielland giới thiêu 2 dạng Forceps đặc biệt.
Năm 1920, Joseph Delee mô tả sử dụng giúp sanh bằng
Forceps dự phòng.

5


II.

CẤU TẠO CỦA FORCEPS:

Forceps có 2 cành, mỗi cành có 4 phần: thìa, thân, khóa, cành.


Mỗi thìa có 2 độ cong: độ cong đầu tương ứng
với đầu thai nhi và độ cong chậu tương ứng với khung chậu
người mẹ. Có loại thìa đặc và thìa có cửa sổ. Thìa có 2 của
sổ cho phép thìa bám chặt vào đầu thai nhi


Thân: nối giữa thìa và cán, có dạng song song (
Forceps Simpson) hoặc chéo nhau ( Ellit Forceps) tùy loại
Forceps.

Khóa có nhiều dạng khác nhau: khóa kiểu Anh,
kiểu Pháp, khóa trượt hoặc không có khóa.
Mỗi đặc tính của Forceps được thiết kế theo mục đích và
việc nắm rõ nguyên nhân của các đặc điểm riêng biệt này rất
quan trọng để có thể chọn lựa Forceps thích hợp.

6


III.

CÁC LOẠI FORCEPS:
Các loại Forceps hiện có tại Phòng sanh BV Hùng Vương

7


8


IV.

PHÂN LOẠI GIÚP SANH BẰNG FORCEPS:

Phân loại theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ năm 2000
Phân loại giúp sanh bằng Forcep theo vị trí và độ xoay

Thủ thuật
Tiêu chuẩn
Outlet forceps
Da đầu thai nhi nhìn thấy ngay lỗ âm hộ
Xương sọ thai nhi trình diện ngay sàn chậu
Rãnh liên đỉnh ở đường trước sau hay chẩm chậu trái hay
phải trước hay sau
Đầu thai nhi trình diện nhay đáy chậu
Sự xoay không quá 450
Low forceps
Phần xương đầu thai nhi ở vị trí ≥ +2, nhưng không ở ngay
sàn chậu
• Sự xoay không quá 450
• Sự xoay quá 450
Midforceps
Vị trí đầu giữa 0 và +2
High forceps
Không được xếp vào phân loại này

V.

CHỨC NĂNG CỦA FORCEPS:
1.

Kẹp: có 2 yêu cầu được đặt ra:


khả năng kẹp giữ chắc chắn

áp lực lên đầu thai nhi tối thiểu

Để đạt được 2 yêu cầu trên phải lựa chọn loại Forceps
thích hợp, phù hợp kích thước ước đoán của đầu thai nhi và
tình trạng của đầu lúc đặt vàđặt các cành đúng vị trí
2.

Kéo :
Đây là chức năng quan trọng.
Kéo theo cơ chế sanh

Lực kéo trung bình đối với người con so là 18kg,
người con rạ là 13kg.
3.

Xoay:

Nguyên tắc là góc xoay của thìa phải hẹp, góc xoay
của cán phải rộng để hạn chế tổn thương tầng sinh môn.
9


Ngoài ra, Forceps còn dung để lấy đầu thai nhi trong
những trường hợp mổ lấy thai chủ động, đọn dưới chưa
thành lập, đầu còn cao.
VI.

CHỈ ĐỊNH GIÚP SANH BẰNG FORCEPS:
1.

Về phía mẹ:
• Tiền sản giật, sản giật

• Vết mổ cũ lấy thai
• Bệnh lý tim phổi
• Nhiễm trùng lúc sanh
• Bệnh lý thần kinh hạn chế sức rặn của sản phụ.

2.
Chuyển dạ giai đoạn II kéo dài: khi đầu thai nhi đã đạt
đến đáy chậu nhưng chuyển dạ không tiến triển thêm sau
20-30 phút
Định nghĩa chuyển dạ giai đoạn II kéo dài theo Hiệp
hội sản phụ khoa Hoa kỳ
❖ Đối với con so:
• > 3h nếu có gây tê giảm đau
• > 2h nếu không có gây tê giảm đau
❖ Đối với con rạ:
• > 2h nếu có gây tê giảm đau
• > 1h nếu không có gây tê giảm đau
3.

Về phía con:
• Suy thai trong chuyển dạ và đủ điều kiện sanh
giúp
o Bất thường nhịp tim thai trên monitor
o Nước ối có phân su
o Bất thường pH đầu thai nhi.
• Sa dây rốn trong giai đoan II chuyển dạ
• Đầu hậu ngôi mông
10



• Trẻ nhẹ cân
• Trẻ già tháng
VII. ĐIỀU KIỆN GIÚP SANH BẰNG FORCEPS
Để giúp sanh bằng Forcep cần phải thỏa đủ các điều kiện sau:
a)

Ngôi chỏm hoặc đầu hậu ngôi mông

b)

Đầu phải lọt

c)

Cổ tử cung phải mở trọn

d)

Sản phụ phải được giảm đau đủ

e)
Phải loại trừ sự bất tương xứng giữa khung
chậu và thai nhi
f)
Dụng cụ và các phương tiện hỗ trợ phải sẵn
sàng
g)
Người thực hiện thủ thuật phải sử dụng dụng cụ
thành thao, có khả năng nhận biết và xử trí các biến
chứng có thể xảy ra. Đồng thời phải biết lúc nào nên

dừng thủ thuật.
VIII. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.
Kiểm tra lại chỉ định và chống chỉ định, điều kiện để
đặt Forceps
2.

Chuẩn bị sản phụ:
a)

Sản phụ nằm tư thế sản phụ khoa

b)

Trải khăn vô trùng

c)

Sát trùng âm hộ, vùng tầng sinh môn

d)

Bàng quang phải trống

e)

Vô cảm: vô cảm tại chỗ hoặc gây tê vùng

3.
Xác định chính xác kiểu thế của đầu thai nhi để đặt

dụng cụ đúng.
a)
Nếu đầu thai nhi đã xuống thấp, kiểu thế được
xác định nhờ khám khớp dọc giữa và thóp
b)
Nếu đầu còn ở vị trí cao thì có thể xác định qua
vị trí tai sau
11


4.

Lựa chọn loại Forceps phù hợp:

5.

Định hướng trước đặt Forceps:
a)
Xác định cành phải và cành trái, cành trước,
cành sau của Forceps
b)
Forceps được đặt sao cho mặt phẳng đứng dọc
của Forceps trùng với mặt phẳng đứng dọc qua đường
khớp giữa của thai nhi.
c)
Đường cong đầu phải thích hợp với kích thước
của đầu thai nhi, đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai
tương ứng với khoảng rộng nhất giữa 2 thìa. Đầu thai
nhi chỉ được giữ chắc chắn khi trục dọc của thìa tương
ứng với đường kính chẩm cằm sao cho phần lớn của

thìa nằm trên mặt, trong khi bờ lõm cua thìa hoặc
hướng theo mặt hoặc hướng theo đường khớp dọc.
Đặt như vậy Forceps sẽ dễ kéo và không trượt.

IX.

KỸ THUẬT ĐẶT FORCEPS EO DƯỚI:
1.

Cách đặt:

Trong trường hợp này, thóp sau nằm ở
hướng khớp vệ như vậy mỗi cành Forceps đặt
vào mỗi bên khung chậu người mẹ và giữ đầu
thai nhi lý tưởng.

Cằm cán Forceps giống như cằm dao mổ
hoặc kéo đàn vĩ cầm

Cằm cành Trai bằng tay trái đặt vào bên
trái khung chậu mẹ

Cằm cành phải bằng tay phải đặt vào bên
phải khung chậu mẹ
a)
Đặt cành trái:tay trái cằm cành trái của Forceps
tra vào bên trai khung chậu người mẹ theo hướng
thẳng đứng. Hai hoặc 3 ngón tay của tay phải đưa vào
bên trong bên trái phần sau của âm hộ và vào bên trái
âm đạo sát bên đầu thai nhi. Tay cằm của Forcep

được cằm giữa ngón cái và 2 ngóc tay của bàn tay trái
như cằm viết hạ dần cành Forceps và đỉnh của thìa
12


được đẩy nhẹ nhàng vào âm đạo giữa phần đầu của
thai nhi và mặt lòng của những ngón tay phải.

b)
Đặt cành phải: tay phải cằm cành phải của
Forceps tra vào bên trai khung chậu người mẹ theo
hướng thẳng đứng. Hai hoặc 3 ngón tay của tay trái
đưa vào bên trong bên phải phần sau của âm hộ và
vào bên phải âm đạo sát bên đầu thai nhi. Tay cằm
của Forcep được cằm giữa ngón cái và 2 ngóc tay của
13


bàn tay trái như cằm viết hạ dần cành Forceps và đỉnh
của thìa được đẩy nhẹ nhàng vào âm đạo giữa phần
đầu của thai nhi và mặt lòng của những ngón tay phải.

c)
Khớp cành: hai cành phải được khớp nhẹ
nhàng, nếu khó khăn phải ngừng lại

14


d)


Kiểm tra:

Mặt phẳng đứng dọc của Forceps trùng
với đường khớp giữa của ngôi thai

Mặt phẳng tạo bởi than Forceps cách
thóp sau 1 đến 2 khoát ngón tay

Không cho được 1 đầu ngón tay qua cửa
sổ của Forceps.

e)

Kéo:

kéo

Nếu cần thiết xoay về chẩm vệ trước khi


Kéo theo trục của khung chậu theo cơ
chế sanh với lực keo là lực cẳng tay. Nếu thấy
nặng tay nên coi chừng có bất xứng đầu chậu,
phải ngừng lại đánh giá lại toàn bộ

Nếu đã chắc chắn đặt đúng, không bị
dính phần mềm bắt đầu kéo nhẹ nhàng, ngắt
quãng, nằm ngang cho đến khi tầng sinh môn
phồng ra. Đến khi âm hộ phồng lên bởi chỏm

đầu từ từ nâng cán lên, cuối cùng là gần như
thẳng đứng lên khi xương đỉnh xuất hiện. Khi
cán được nâng lên thì đầu thai nhi sẽ từ từ xuất
hiện. Trong khi sổ đầu nếu có thể thì dựa vào
cơ chế sanh ngôi chỏm, sử dụng lực tối thiểu,
kéo ngắt quãng trong cơn gò.

15


Pajot-Saxtorph maneuver. (Laufe LE: Obstetric Forceps. New
York, Harper & Row, 1968)

Showing line of axis traction (perpendicular to the plane of the
pelvis at which the head is stationed) at different planes of the
pelvis: ( 1) high, ( 2) mid, ( 3) low-mid, ( 4) low. (Dennen EH (ed):
Forceps Delivery. Philadelphia, FA Davis, 1955)
16


f)

Tháo cành.

Khi hạ chẩm tì dưới khớp vệ, đầu chuẩn
bị ngửa, chuẩn bị sổ 2 bướu đỉnh sẽ tháo cành.
Cành phải đặt sau thì tháo trước, cành trái đặt
trước thì tháo sau, vừa tháo cành vừa giữ tầng
sinh môn.


Removal of forceps while head is controlled by the modified
Ritgen maneuver. (Dennen EH (ed): Forceps Delivery.
Philadelphia, FA Davis, 1955)

X.

KỸ THUẬT ĐẶT FORCEPS THẤP VÀ TRUNG:

Khi đầu thai nhi nằm ở đáy chậu, đường khớp dọc nằm theo đường
kính chéo hoặc ngang của khung chậu. Trong những trường hợp
này, cành Forceps được đặt phía bên của đầu.
17


1.

Kiểu thế chẩm chậu trái trước:

bàn tay phải đặt vào phần trái sau của âm
hộ, nên xác định được vị trí tai trái.

Bàn tay phải dẫn đường cho tay trái đặt
cành trái Forceps phía trên tai trái.

Tương tự bàn tay trái đặt ở phần phải sau
của khung chậu, bàn tay phải giữ cành Forceps
phải đặt theo sự hướng dẫn của tay trái đến phía
trên tai trước bằng cách nhẹ nhàng đưa thìa về
phía trước đên khi nằm đối diện với thìa trái và
khớp với nhau.


2.

Kiểu thế chẩm chậu phải trước:

Các cành được đặt tương tự như kiểu thế
chẩm chậu trái trước nhưng lần này tai phải của
thai nhi là tai sau.


Cành thứ nhất được đặt là cành phải


Sau khi đặt cành trái sẽ ở trên cành phải
do đó 2 cành không khớp nhau được. Việc khóa
2 cành được thực hiện bằng cách xoay tròn từ
trái sang phải đến vị trí thích hợp
3.

Kiểu thế chẩm chậu ngang:


Các cành được đặt tương tự như trên


Sau khi đặt 2 cành Forceps vào thì có 1
cành nằm trước xương cùng và 1 cành nằm sau
xương vệ.

Forceps Simpson hoặc Forceps Tucker –

McLane hoặc 1 trong biến thể của chúng
thường được sử dụng. Forceps Kielland được
dung trong 1 số trường hợp
4.

Xoay từ kiểu thế ngang hoặc trước:

Khi đầu ở vị trí chéo trước, sự xoay sẽ tự
nhiên từ từ về xương vệ trong lúc kéo. Tuy
18


nhiên trong kiểu thế ngang thì việc xoay là cần
thiết.

Hướng xoay ngược chiều kim đồng hồ
nếu kiểu thế trái và ngược lại nếu kiểu thế
ngang

Khi dung Forceps để xoay trong khung
chậu dạng dẹt, sự xoay không nên thực hiện
cho đến khi đầu thai nhi đạt đến đáy chậu.

Bất kể vị trí ban đầu của thai nhi, việc
sanh cuối cùng được thực hiện bằng cách kéo
xuống đến khi chỏm đầu xuất hiện ở đáy chậu.

Inversion technique of insertion, application,
articulation, rotation, and traction using Kielland
forceps, LOT position. (Laufe LE: Obstetric Forceps,

New York, Harper & Row, 1968)
19


5.

Kiểu thế sau:

Đôi khi việc sanh mau lẹ là cần thiết
trong khi thóp sau hướng về khớp cùng chậu,
nghĩa là kiểu thế chẩm chậu phải sau hoặc
chẩm chậu trái sau, thường khi đó đầu cúi
không tốt. Trong 1 số trường hợp khi đưa tay
vào âm đạo xác định vị trí tai sau, đầu thai sẽ tự
nhiên xoay về trước, nếu không sẽ phải thực
hiện bằng việc xoay tay.

Xoay tay từ kiểu thế sau về kiểu thế
trước: lòng bàn tay hướng lên và đưa vào âm
đạo, các ngón tay giữ 1 bên đầu thai nhi trong
khi đó ngón cái giữ bên đối diện và đẩy về phía
trước. Ở kiểu thế chẩm chậu phải sau dùng tay
trái để xoay về phía trước theo chiều kim đồng
hồ, ở kiểu thế chẩm chậu trái sau dùng tay phải
để xoay về phía trước ngược chiều kim đồng
hồ. Sau khi đã xoay về được kiểu thế trước
chuyển dạ sẽ tiếp tục hay thường hơn là dùng
Forceps để giúp sanh. Khi đó cành đầu tiên
được đặt theo tay đang giữ đầu.


Nếu việc xoay khó khăn thì dùng
Forceps. Thường gặp trong khung chậu dạng
hầu. Khi chỏm hướng về sau thì phải kéo ngang
cho đến khi gốc mũi đến dưới xương vệ. Sau đó
kéo từ từ lên cho đến khi chỏm đầu xuất hiện ở
mép sau tầng sinh môn, sau đó hơi cúi xuống
để mũi mặt và cằm từ từ sổ ra âm hộ. Việc kéo
Forceps ở kiểu thế sau khó hơn và phải cắt rộng
tầng sinh môn để tránh rách phức tạp. Sanh
giúp ở kiểu thế này dễ gây chấn thương phần
mềm cho mẹ.

Forceps Turker Mclane, Forceps
Simpson, Forcep Kielland thường được dùng
để xoay đầu.
20


XI.

BIẾN CHỨNG:
1.

Trên sản phụ:
a)

Chấn thương tầng sinh môn:

De leeuw và cộng sự năm 2008 trong 1 tài liệu
dựa trên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sanh giúp

làm tăng tỉ lệ cắt và chấn thương tầng sinh môn và
kiểu thế và mức độ xoay của dụng cụ cũng liên quan
tới tần suất bệnh.
Hagadorn-Freathy và các đồng nghiệp (1991)
đã chỉ ra rằng tỉ lệ chấn thương tầng sinh môn độ
III_IV là 13% ở Forceps eo dưới, 22% đối với
Forceps thấp và xoay <450, 44% đối với Forceps thấp
và xoay > 450, 37% đối với Forceps trung
Bofill và cộng sự năm 1996 đã tìm ra mối liên
quan đáng kể giữa chấn thương tầng sinh môn nặng
với sanh giúp, giữa giúp sanh bằng Forceps và
Ventous.
b)

Tiêu tiểu không tự chủ

Carley và cộng sự năm 2002 đã chỉ ra biến
chứng gần của sanh giúp băng Forceps cũng như
Ventouse là bí tiểu và bàng quang rối loạn.
Arya và cộng sự năm 2001 chỉ ra rằng tiểu
không kiểm soát sau sanh Forceps còn dai dẳng hơn
so với sanh Ventouse hay sanh thường
Bởi vì Forceps liên quan tới rách tầng sinh môn
nặng đặc biệt là cơ vòng hậu môn nên dễ gây ra tiêu
tiểu không tự chủ sau sanh ( Baydock và cộng sự
2009, Fitzpatrick và cộng sự 2003, Viktrup và Lose
2001)
Eason và cộng sự năm 2000 nghiên cứu trên
949 phụ nữ Canada sau sanh 3 tháng thì có 3% rối
loạn đi tiêu, 4% rối loạn trung tiện, và thường ở người

có tổn thương cơ vòng hậu môn và sanh Forceps.

21


Sultan và cộng sự năm 1993 báo cáo triệu
chứng rối loạn đi tiêu ở 38% phụ nữ sau sanh
Forceps, 12% sau sanh hút, 4% sau sanh thường.
Petlove và cộng sự đã phân tích trên 12000
trường hợp sanh và chỉ ra rằng trong 1 năm sau sanh
Forceps có nguy cơ gấp 2 lần bị rối loạn chức năng
vùng hậu môn có thể do tổn thương cơ hoặc thần kinh
vùng âm hộ.
c)

Mất máu sau sanh

Thường là do chấn thương tầng sinh môn
nặng nề

Ti lệ truyền máu sau sanh Forceps là
4,2% so với mổ lấy thai không biến chứng
1,4% và sanh thường 0,4%

d)
Nhiễm trùng sau sanh: nhiễm trùng tiểu, viêm
mô tế bào vùng chậu thường xảy ra và nghiêm trọng
hơn sau sanh giúp so với mổ lấy thai (Robertson và
cộng sự 1990)
2.


Trên thai nhi:

Thường là do chấn thương
a)
Liệt dây thần kinh mặt ( Falco và Eriksson
1990) là 0,9% so với 0,02% ở sanh thường hoặc mổ
lấy thai, 90% liệt dây thần kinh mặt sẽ tự khỏi.
Tỉ lệ liệt dây thần kinh mặt 1,3% ở Forcep eo dưới,
1,7% ở Forceps thấp, 9,2% ở Forceps trung. Chính vì
vậy ngày nay người ta ít dùng Forceps trung và thấp
b)
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay thường
xảy ra sau sanh giúp hơn là sanh thường ( Gilbert và
cộng sự 1999)

22


c)

Xuất huyết nội sọ:

Towner và cộng sự năm 1999
Ảnh hưởng của phương pháp sanh lên tỉ lệ xuất huyết
nội sọ sau sanh
Sanh hút và sanh Forceps

1:280


Forceps

1:664

Sanh hút

1:860

Mổ lấy thai có chuyển dạ

1:970

Sanh thường

1:1900

Mổ lấy thai chủ động

1:2750

d)

Ảnh hưởng lâu dài trên thai nhi:


Các nghiên cứu vẫn còn đang bàn cãi.


Một số cho rằng sau Forceps 4-18 năm,
IQ của trẻ ở nhóm này cao hơn trẻ sanh thường

, sanh giúp và mổ lấy thai.

Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy
không có sự khác biệt theo phương thức sanh.

23


D.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Báo cáo hang loạt ca
II.
MẪU NGHIÊN CỨU:
1.
Dân số mục tiêu: tất cả phụ nữ đến sanh tại bệnh viện
Hùng Vương trong thời gian nghiên cứu.
2.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Tuổi sản phụ từ 17 đến 45

Tuổi thai ≥37 tuần vô kinh

Ngôi chỏm

Đồng ý tham gia nghiên cứu

Không bệnh lý kèm theo

3.
Tiêu chuẩn loại trừ :

Ngôi mặt cằm sau, song thai

Từ chối tham gia nghiên cứu.
4.
Cách chọn mấu: tất cả các phụ ngữ đến sanh tại BV
Hùng Vương trong thời gian nghiên cứu và được chỉ định
Forceps thỏa các điều kiện trên và đông ý tham gia nghiên
cứu.

24


III.

CÁCH THU THẤP SỐ LIỆU:
Sản phụ đến sanh tại bệnh viện Hùng Vương

Sanh giúp bằng Forceps

Theo dõi sanh sanh

Có biến chứng

Không có biến chứng

Khảo sát các yếu tố liên quan
IV.


XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
1.

Số thu thập được theo bảng câu hỏi

2.

Phân tích số liệu

25


×