Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐÀO THỊ THÙY LINH

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO TRẺ EM
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐÀO THỊ THÙY LINH

CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO TRẺ EM
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
MÃ SỐ: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bảo Khánh



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ Trần Bảo Khánh.
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Những
số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng được chính tác giả thu thập, phân tích
và tổng hợp. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
Các kết cấu của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong
quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

ĐÀO THỊ THÙY LINH


LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn, Tiến sĩ Trần Bảo Khánh, Giảng viên cao cấp, Đại học Khoa học,
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyên Hiệu trưởng trường
Cao đẳng Truyền hình đã tận tình, giúp đỡ, bổ sung, sửa chữa cho tác giả
trong quá trình hoàn thành Luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phóng viên, biên
tập viên của các kênh VTV1, VTV3, VTV7; Các thầy cô giáo trong chuyên
ngành Báo chí – Truyền hình Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi suốt những năm học vừa qua.

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tác giả

ĐÀO THỊ THÙY LINH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ....................................................... 13
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH CHO TRẺ EM CỦA ĐÀI TRUYÊN HÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................................. 15
1.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................... 15
1.1.1. Truyền hình ........................................................................................... 15
1.1.2. Chương trình truyền hình ................................................................................. 17
1.1.3. Chương trình truyền hình giải trí, giáo dục .................................................... 18
1.1.4. Trẻ em ................................................................................................................. 19
1.1.5. Đặc trưng của Truyền hình............................................................................... 20
1.1.6. Khái niệm về Truyền hình chuyên biệt và Truyền hình chuyên biệt
dành cho thiếu nhi. ....................................................................................................... 21
1.1.7. Sự hình thành và phát triển của truyền hình chuyên biệt dành cho trẻ em.. 23
1.1.8. Những yếu tố để các chương trình truyền hình trở thành công cụ giáo dục
kỹ năng sống hiệu quả đối với trẻ em......................................................................... 27

1.1.9 Xã hội hóa chương trình Truyền hình dành cho trẻ em................................. 30
1.2. Đặc điểm, vai trò của chương trình truyền hình dành cho trẻ em ........... 30
1.2.1. Đặc điểm chương trình truyền hình dành cho trẻ em ........................... 30
1.2.2. Vai trò của chương trình truyền hình cho trẻ em của Đài Truyền hình
Việt Nam hiện nay ........................................................................................................ 31


1.2.3. Giới thiệu về 3 chương trình khảo sát ............................................................ 32
Tiểu kết chương 1......................................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO TRẺ EM HIỆN NAY ....................................... 44
2.1. Khảo sát các nội dung mang tính giáo dục và giải trí cho trẻ em trên ba
chương trình “Vì tầm vóc Việt”, “Giọng hát Việt nhí 2018”, “Lớp học cầu vồng”
lần lượt trên kênh VTV1, VTV3, VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam ............ 44
2.1.1 Các nội dung giáo dục phát huy khả năng tư duy ................................. 44
2.1.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng sống ............................................................... 50
2.1.3. Khảo sát hình thức cân đối giữa giáo dục và giải trí cho trẻ em trên ba
chương trình “Vì tầm vóc Việt”, “Giọng hát Việt nhí”, “Lớp học cầu vồng”
lần lượt trên kênh VTV1, VTV3, VTV7 của Đài truyền hình Việt Nam ............ 55
2.1.4. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 75
2.1.5. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 79
Tiểu kết chương 2......................................................................................................... 82
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN
VỀ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHO TRẺ EM CỦA ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................... 84
3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình
dành cho trẻ em có mang đủ cả yếu tố giáo dục lẫn giải trí ..................................... 84
3.1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng về nội dung chương trình .................... 84
3.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng về cách thể hiện chương trình ............. 86
3.2. Các giải pháp khác ................................................................................................ 90

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nâng cao hoạt động giáo dục
đối với trẻ em ................................................................................................................ 90
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý tổ chức sản xuất chương trình ....................... 90
3.2.3. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực sản xuất chương trình................... 91
3.2.4. Chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất ......................................................... 93


3.2.5. Có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý ............................................................... 93
3.3. Những kế hoạch dài hạn....................................................................................... 94
3.3.1. Có chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có khả năng, trình độ
khi tác nghiệp với trẻ em ............................................................................................. 94
3.3.2. Cần có bộ phận điều tra xã hội học, quan tâm đến nhu cầu thực sự
của người xem chương trình ....................................................................................... 95
3.3.3. Học hỏi những quy trình sản xuất và nội dung chương trình Truyền hình
dành cho trẻ em ............................................................................................................ 95
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thay đổi cách làm truyền hình mới dành
cho trẻ em, như chương trình ...................................................................................... 95
Tiểu kết chương 3......................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................................103


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Diễn giải


1

PTTTDC

Phương tiện truyền hình đại chúng

2

Sở VHTTDL

Sở văn hoá thể thao và du lịch

3

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

4

Đài THVN

Đài Truyền hình Việt Nam

5

VTV1

Ban Thời Sự


6

VTV2

Ban Khoa Giáo

7

VTV3

Ban Sản xuất các chương trình Giải trí

8

VTV7

Trung tâm sản xuất các chương trình Giáo dục

9

BVCSGDTE

Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

10

Bộ VH,TT&DL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Bảng thống kê chi tiết về 03 chương trình được khảo sát ...................... 34
Bảng 2.1: Thống kê tốc độ nói của người dẫn chương trình trên kênh Đài
Truyền hình Việt Nam từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018................. 65
Bảng 2.2: Sự tham gia của các em nhỏ trong các chương trình giải trí
và giáo dục của các chương trình Truyền hình dành cho trẻ em
của Đài Truyền hình Việt Nam................................................................. 69
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thể loại các chương trình của Đài Truyền hình
Việt Nam năm 2018 .................................................................................... 59
Biểu đồ 2.2: Thể loại các chương trình được trẻ em yêu thích ........................ 60


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở đầu bài luận văn này, tác giả xin được trích câu nói của nhà giáo
dục người Ý Maria Montessori về tầm quan trọng của một đứa trẻ trong gia
đình và xã hội:
“Trẻ nhỏ vừa là hy vọng, vừa là lời hứa hẹn của nhân loại.Vì vậy
chúng ta cần coi trẻ nhỏ nhƣ là chìa khóa mở cánh cửa vận mệnh của
tƣơng lai chúng ta. Chính đứa trẻ tạo nên ngƣời lớn, và không ngƣời lớn
nào tồn tại mà không đƣợc tạo nên từ đứa trẻ trƣớc kia.
The child is both a hope and a promise for mankind. We must
therefore turn to the child as to the key to the fate of our future life.It is the
child who makes the man, and no man exists who was not made by the child
he once was.”
Từ nhiều năm nay,việc nâng cao chất lượng, phổ cập giáo dục nâng cao
trình độ dân trí là mục tiêu lớn của Đảng và nhà nước ta, tôn chỉ vì “một xã
hội học tập” đã và đang được tôn trọng. Thời gian gần đây thuật ngữ này

được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng vì sự cần thiết
của nó đối với sự phát triển của đất nước theo hướng hiện đại hóa. Để thực
hiện được điều này, cần thiết phải sử dụng nhiều kênh báo chí, truyền thông
khác nhau để phổ biến kiến thức, trong đó, truyền hình là kênh rất hữu hiệu,
nhất là khi công nghệ phát triển lại càng có cơ hội để triển khai các ý tưởng về
giáo dục toàn dân hoặc xã hội học tập.
Chương trình giáo dục dành cho trẻ em trên các phương tiện truyền
thông đại chúng được chú ý từ trước cho đến nay. Ngay đối với báo chí,
truyền hình cũng dành vị trí quan trọng của khung và kênh phát sóng phát
sóng những nội dung bổ ích phục vụ trẻ em.
Ngày 7/9/1970, với chương trình truyền hình đầu tiên lên sóng, sau 48
năm Đài Truyền hình Việt Nam nay đã trở thành kênh truyền hình uy tín, Thủ
1


tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Đài Truyền hình Việt Nam đã luôn
đồng hành cùng dòng chảy thời cuộc của đất nước, bám sát và tuyên truyền
phong phú các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đưa tin phản ánh phong phú mọi mặt
của đời sống kinh tế, xã hội.
Nhiều chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất đóng vai trò
như những chiến binh, phát súng trên mặt trận phòng, chống tham ô, tiêu cực,
lãng phí. Nhiều chương trình làm lay động lòng người, bảo vệ chân lý, xây
dựng niềm tin.”
Đa dạng hình thức, phong phú về số lượng chương trình, bên cạnh việc
nỗ lực cải tiến, đổi mới, tăng thêm số lượng và chất lượng các chương trình
phục vụ khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau thì có một “đối tượng” mà Đài
Truyền hình Việt Nam luôn có sự quan tâm, phục vụ đó chính là chương trình
dành cho trẻ em.
Ngay từ ngày đầu lên sóng, Đài Truyền hình Việt Nam đã có sự định

hướng đối tượng khán giả phục vụ rất rõ ràng. Nhiều thế hệ đều nhớ đến
chương trình “Những bông hoa nhỏ” với ngày đầu lên sóng chỉ là những hình
giấy được cắt ghép cùng nhạc hiệu rất “bắt tai”, nội dung chương trình đơn
giản nhưng “Những bông hoa nhỏ” đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể
thiếu được cùa mọi nhà người Việt Nam lúc đó.
Truyền hình dành cho trẻ em giờ đây khá phổ biến ở Việt Nam, nhiều
chương trình với nhiều thể loại phong phú có thể kể đến vài chương trình tiêu
biểu như: Lớp học cầu vồng, Khoa học vui, Robocon, Giọng hát Việt nhí,
Bước nhảy hoàn vũ nhí....Hiện nay, nội dung chương trình dành cho trẻ em
được “bình đẳng” so với những chương trình dành cho người lớn, format
chương trình dành cho người lớn có gì thì trẻ em đều có “phiên bản nhí”. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng, hiện nay nhiều chương trình vì các lí do khác
nhau đặt trọng tâm vào giải trí, quên đi tính giáo dục và ngược lại, nhưng
2


cũng có chương trình ít quan tâm đến tính giải trí, làm mất đi tính hấp dẫn của
nó. Vì vậy sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí để chương trình vừ hấp dẫn,
vừa đảm bảo khối lượng kiến thức cần thiết là yêu cầu không thể thiếu trong
các chương trình giáo dục dành cho trẻ em.
Các nước có nền báo chí phát triển, đặc biệt là có công nghệ truyền
hình tiên tiến như Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều có những đầu tư đẻ
có chương trình Giáo dục rất hay, bổ ích và vô cùng hấp dẫn dành cho trẻ em.
Đây là tiền để tốt để chúng ta có thể học hỏi, thực hiện và phát triển những ý
tưởng, xây dựng những chương trình tốt mang tính giáo dục dành cho trẻ em
phù hợp với nền giáo dục và văn hóa của nước ta.
Tại Mỹ, đã có hẳn đạo luật quy định về những quy chuẩn về nội dung
và thời gian phát sóng chương trình Truyền hình dành cho trẻ em như:
Đạo luật Truyền hình cho Thiếu nhi yêu cầu mỗi đài phát sóng truyền
hình Hoa Kỳ phải phát chương trình được thiết kế đặc biệt nhằm phục vụ cho

nhu cầu giáo dục và thông tin của trẻ em. Đạo luật cũng giới hạn thời lượng
mà các nhà phát sóng, nhà vận hành cáp, và nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh
được dành cho quảng cáo trong các chương trình cho thiếu nhi.
Vào ngày 10 Tháng Bảy, 2019, Uỷ ban đã thông qua các quy tắc mới,
các đài Truyền hình (TV) sẽ được yêu cầu phải:


Phát sóng ít nhất 156 giờ hàng năm cho các chương trình cốt lõi, bao
gồm ít nhất 26 giờ mỗi quý cho các chương trình hàng tuần được lên lịch
thường xuyên.



Phát sóng phần lớn các chương trình cốt lõi của họ trên kênh phát
chương trình chính của mình. Các đài phát đa phương nhiều hơn một kênh
phát chương trình video có thể phát sóng lên đến 13 giờ mỗi quý cho các
chương trình hàng tuần được lên lịch thường xuyên trên một trong các
kênh phát đa phương của họ.

3


Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm
thanh cùng một lúc. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường
thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp
cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Qua các cuộc nghiên cứu người ta
thấy 70% lượng thông tin con người thu được là qua thị giác và 20% qua
thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin
rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người
trước sự kiện.

Với xu thế tự chủ chi tiêu hiện nay, nhiều người cho rằng những chương
trình Truyền hình dành cho trẻ em sẽ không có nguồn thu, tuy nhiên, theo
nghiên cứu của Trung tâm dịch vụ và quảng cáo truyền hình - Đài Truyền hình
Việt Nam thì doanh thu quảng cáo của các chương trình truyền hình dành cho
trẻ em không kém gì so với những chương trình truyền hình dành cho người
lớn. Tuy nhiên, cũng vì chạy theo những nhu cầu của nhà tài trợ về yếu tố “câu
khách” có những chương trình truyền hình dành cho trẻ em không còn giữ
được nét ngây thơ, hồn nhiên và mang tính giáo dục cao như vốn có của
chương trình và như cam kết ban đầu giữa nhà sản xuất và nhà Đài.
Vậy thực trạng việc các chương trình truyền hình dành cho trẻ em của
Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay có thành công và hạn chế gì? Những
chương trình dành cho trẻ em có thực tác động đến công chúng, khán giả xem
truyền hình? Việc thay đổi hướng nội dung, format các chương trình truyền
hình dành cho trẻ em của Đài THVN đã đáp ứng được nhu cầu của công
chúng hay chưa? Một chương trình truyền hình dành cho trẻ em cần đạt
những tiêu chuẩn gì để đảm bảo tính giải trí và giáo dục, định hướng?
Việc nâng cao tính Giải trí, giáo dục trong các chương trình Truyền
hình dành cho trẻ em sẽ là cần thiết trong việc thu hút tốt hơn nữa sự quan
tâm không chỉ của trẻ nhỏ mà thêm cả các bậc phụ huynh, khán giả ở nhiều
độ tuổi với các chương trình Giáo dục, giải trí dành cho trẻ em nói riêng và
4


chương trình Truyền hình nói chung. Vì những lí do trên, cho nên tôi chọn đề
tài: Chƣơng trình Truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt
Nam hiện nay (Khảo sát trên kênh VTV1, VTV3, VTV7 từ tháng 1/2018 đến
tháng 12 năm 2018) làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo
chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, việc nghiên cứu truyền hình, vấn đề ảnh hưởng và tác

động của truyền hình đối với công chúng đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về tác
động của truyền hình, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công chúng như
Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast
(Truyền hình đại chúng – Những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb
Thông tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail nhấn mạnh tầm quan trọng của
phương tiện truyền hình và làm thế nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn
là tập trung vào các định nghĩa, mô hình chung. Claudia Mast thì đề cập đến
vấn đề hết sức cơ bản đối với những người làm công tác truyền hình đại
chúng như: Lý thuyết và thực tiễn truyền hình, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí;
truyền hình, kinh tế và một số cách thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh
vực truyền hình…
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về Báo chí với trẻ em
đáng chú ý sau:
- Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em của tác giả
HelenaThorfinn, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản vào năm 2003.
Đây là cuốn sách đúc kết những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về trẻ em.
- Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em do PGS, TS.Nguyễn Văn Dững
chủ biên,được xuất bản vào năm 2001. Cuốn sách này nêu rõ những kiến thức
chung về trẻ em; vấn đề BVCS&GDTE; kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động
báo chí cho trẻ em. Năm 2004, cuốn sách được tái bản lần thứ hai, có sửa đổi,
5


bổ sung một số vấn đề về kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm
báo cho trẻ em.
- Tâm lý trẻ và giáo dục gia đình xuất bản năm 2005 của tác giả Trần
Thị Cẩm, đã cơ bản phân tíchnhững đặc điểm tâm lý chủ yếu của trẻ em trong
từng giai đoạn phát triển và một số cách giáo dục thường được áp dụng trong
gia đình Việt Nam. Ngoài những công trình nghiên cứu được biên soạn thành

sách, chúng tôi còn tham khảo thêm các luận án,luận văn, khóa luận tốt
nghiệp liên quan đến đề tài,như:
Ở góc độ tâm lý học, trong cuốn “Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo”
của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng (Nxb Thông tấn- 2013) đã khẳng định rất rõ về
cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí truyền hình. Tác
giả đã khẳng định sự hình thành và tác động tâm lý xã hội đến từng cá nhân
trong xã hội và các nhóm công chúng theo 4 cơ chế sau: bắt chước, đồng nhất,
dạy bảo và hướng dẫn. Điều đó cho thấy báo chí đã tác động một cách có ý
thức vào các đối tượng xã hội theo những cơ chế nhất định. Tác giả khẳng
định: “Vào giai đoạn thanh thiếu niên, vị thành niên và thanh niên, cơ chế đồng
nhất mở rộng đối tượng “hình mẫu” không chỉ là người thân xung quanh, mà
có thể là ca sĩ, diễn viên, những nhân vật nổi tiếng, giỏi giang và cả hình mẫu
trong văn học, điện ảnh”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò
và trách nhiệm của báo chí- truyền hình trong việc phản ánh hình ảnh người nổi
tiếng: “ Một tờ báo không thể thiếu các bài viết về ngôi sao, thần tượng. Nhưng
nếu khai thác quá sâu và không cân nhắc hành vi của ngôi sao, thần tượng là
hành vi chuẩn mực hay lệch chuẩn xã hội, có thể gây ra hậu quả lây nhiễm và
bắt chước hành vi lệch chuẩn, gây tác động xấu về mặt giáo dục đến giới trẻ”.
Ở một góc nhìn khác, cuốn “Báo chí với trẻ em” do PGS, TS Nguyễn
Văn Dững chủ biên – Nxb Lao động, năm 2004 đã quy định rõ đạo đức nghề
nghiệp nhà báo với trẻ em, các góc độ tiếp cận đối với các vấn đề về trẻ em
và đề ra một số phương thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí …
6


Bài viết “Giáo dục giá trị cho giới trẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay”
đăng trên tạp chí Tuyên giáo số tháng 7 /2015 của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng
đã khẳng định: “Báo chí tác động đến con người nói chung và giới trẻ nói
riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng báo chí “thấm dần”
và dần hình thành tất cả các giá trị trong hệ giá trị”. Bài viết đã khẳng định

luận điểm: Báo chí có vai trò quan trọng và hiệu quả trong định hướng giá trị
và góp phần xây dựng hệ giá trị cho giới trẻ. Với quan điểm phương pháp
thiết kế thông điệp giáo dục giá trị gắn bó chặt chẽ với kỹ thuật quản lý hình
ảnh và phân tích nhân vật trong truyền hình giáo dục, bài viết nêu lên những
thách đối với cơ quan báo chí và những nhà báo trong việc ứng dụng phương
pháp tiếp cận giá trị. Để giáo dục giá trị trên báo chí truyền hình, bản thân
mỗi nhà báo, nhà truyền hình trước hết phải là một nhà giáo dục, và hơn thế là
một nhà báo có đủ kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm xã hội và tuân thủ và tôn
trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Luận văn “ Vấn đề giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ em trên kênh BiBi của
Truyền hình Cáp Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017) là khái
quát, phân tích, tổng hợp, luận giải, xây dựng được cơ sở lý luận liên quan
đến vấn đề nghiên cứu, có tính nội dung tương đồng với Luận văn của tác
giả. Đó là mối quan hệ giữa truyền hình và giáo dục kỹ năng sống của thiếu
nhi. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, Luận văn đã khảo sát, đánh
giá thực trạng của nội dung, hình thức thông tin về giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ emtrên kênh Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Từ cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, khuyến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong
các chương trình dành cho trẻ emtrên kênh Đài Truyền hình Việt Nam như:
Đề xuất xây dựng lại khung giờ phát sóng và nội dung chương trình truyền
hình trẻ em phù hợp hơn trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam. Các giải pháp
7


đổi mới về quản lý và tổ chức sản xuất chương trình dành cho trẻ em. Đây có
lẽ là luận văn gần với nội dung của tác giả, tuy nhiên, nội dung của bản luận
văn này chỉ tập trung vào đánh giá vai trò của chương trình hoạt hình, giải trí
vận động của các chương trình đang phát trên hệ thống Truyền hình Cap Việt

Nam.
- PGS. TS Dương Xuân Sơn (2009) Giáo trình báo chí truyền hình
với các nội dung chính liên quan đến THTT được tác giả đề cập là: Sản xuất
chương trình THTT; Vai trò của các chương trình THTT; Đặc điểm của
chương trình Cầu truyền hình; Quá trình chuẩn bị một chương trình Cầu
truyền hình; Thực hiện ghi hình và phát sóng.
- TS Trần Bảo Khánh (2003) Sản xuất chương trình truyền hình. Cuốn
sách này đề cập chủ yếu đến các phương pháp sản xuất chương trình truyền
hình, các yếu tố cấu thành một sản phẩm truyền hình. Đặc biệt, cuốn sách
trình bày tương đối kỹ lưỡng tới quy trình sản xuất các thể loại trong truyền
hình như: tin, phóng sự, ký sự, cầu truyền hình…
- TS Đinh Thị Xuân Hòa (2014) Xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách đề cập chủ yếu đến sự phát triển
hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam, các hình
thức hợp tác sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam gồm: hợp tác sản
xuất chương trình, đặt hàng sản xuất chương trình, khai thác chất liệu và sản
phẩm truyền hình và trao đổi sản phẩm.
- Bài viết”Sức hấp dẫn của thể loại trò chơi truyền hình”, (TS. Tạ
Bích Loan, Trích trong cuốn “Báo chí những điểm nhìn thực tiễn”, tập 2,
Nxb. Văn hoá Thông tin). Bài viết nói sơ lược về lịch sử của chương trình trò
chơi truyền hình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những đặc điểm
của một chương trình trò chơi truyền hình cần có, phân tích tâm lý tiếp nhận
của công chúng truyền hình để có thể xây dựng nên những chương trình trò
chơi truyền hình đạt hiệu quả cao hơn.
8


Bên cạnh đó, trong nhiều năm trở lại đây cũng có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến các vấn đề liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu
và có giá trị tham khảo như:

- Luận văn”Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt
Nam” (Đỗ Thi Bạch Dương - Luận văn Thạc sĩ báo chí, ĐH KHXH&NV ĐH Quốc gia, HN, 2003). đây là luận văn gần nhất với nội dung của tác giả
tuy nhiên đây là một luận văn đã tương đối cũ tại thời điểm nghiên cứu hiện
tại bởi sau hơn 15 năm thì việc tổ chức sản xuất đã thay đổi và có nhiều cải
tiến Nội dung chính của luận văn là mối quan hệ, vai trò, vị trí, chức năng của
trò chơi truyền hình trong đời sống theo dõi truyền hình nói chung. Qua đó
liên hệ đến khán giả Việt Nam.
- Luận văn “Nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình giải trí trên
truyền hình thông qua việc áp dụng một số thủ pháp sân khấu” (Bùi Thu
Thuỷ - Luận văn Thạc sĩ báo chí, ĐHKHXH&NV - ĐH Quốc gia, H, 2003).
Luận văn đề cập đến các phương thức, cách khai thác, tận dụng tốt các yếu tố
cần thiết, các thủ pháp sân khấu để nâng cao tính hấp dẫn của các chương
trình giải trí trên truyền hình.
Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp và những
người đi trước, dựa vào những nguồn tài liệu trao đổi tại các chương trình hội
thảo nghiệp vụ... luận văn này xin tập trung đi sâu về đánh giá nội dung và
những đổi mới của các Chương trình Truyền hình cho trẻ em của Đài Truyền
hình Việt Nam hiện nay nhằm tìm tòi, phát hiện và đúc rút kinh nghiệm về
những bất cập trong việc xử lý nội dung, những định hướng trong từng
chương trình dành cho trẻ em, tìm nguyên nhân và những giải pháp tác động
trong công tác điểu chỉnh nội dung và hình thức thể hiện cho một chương
trình truyền hình dành cho trẻ em cụ thể để so sánh, phân tích và khái quát
lên một chương trình truyền hình dành cho trẻ em với nội dung và hình thức
phù hợp với xu hướng vận động, phát triển của xã hội Việt Nam trong thời
9


gian qua. Tóm lại, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về
Chương trình Truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên là tiền đề cho việc khảo sát, phân

tích đề tài: “Chương trình Truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình
Việt Nam hiện nay” (Khảo sát 1 số chương trình điển hình dành cho trẻ em
trên KÊNH VTV1, VTV3, VTV7 năm 2018)
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nội dung và
hình thức thể hiện các chương trình truyền hình dành cho trẻ em mà cụ thể là
những chương trình truyền hình ca nhạc, giáo dục dành cho trẻ em đề tài tiến
hành khảo sát, đánh giá và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình giải trí thuộc các
thể loại: trò chơi trí tuệ, cuộc thi và chương trình vận động có yếu tố format
nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân tích thực trạng các chương trình truyền hình dành cho
trẻ em phát sóng trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam trong năm 2018.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tính giáo dục và giải trí
cho trẻ em trong phương thức thể hiện nội dung của các chương trình giải trí
thông qua 3 chương trình: Giọng hát Việt Nhí – phát sóng trên kênh VTV3,Vì
tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1, Lớp học cầu vồng – phát sóng trên
kênh VTV7.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng cân bằng giữa tính giải trí và giáo dục
trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em hiện nay mà cụ thể là 3
10


chương trình thuộc 3 thể loại là: Giọng hát Việt Nhí – phát sóng trên kênh
VTV3,Vì tầm vóc Việt - phát sóng trên kênh VTV1, Lớp học cầu vồng – phát

sóng trên kênh VTV7.
- Đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của các giải pháp nâng cao chất
lượng nội dung đáp ứng được cả 2 tiêu chí giáo dục và giải trí của chương
trình truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và cải thiện Chương trình
truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: 3 chương trình tiêu biểu: Vì tầm
vóc Việt, Giọng hát Việt Nhí và Lớp học cầu vồng của 3 kênh, người viết có
thể nghiên cứu và đưa các ra những điểm chung cho Chương trình Truyền
hình cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tác giả tập trung khảo sát, nghiên cứu nội dung của 3 chương trình:
Vì tầm vóc Việt, Giọng hát Việt Nhí và Lớp học cầu vồng được chọn là đại
diện của 3 kênh, các bài viết mang nội dung đánh giá, nhận xét, phân tích
những chương trình Truyền hình cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam
hiện nay.
- Lựa chọn 3/9 kênh chính của Đài Truyền hình Việt Nam để khảo sát vì:
+ VTV1 – Ban Thời sự là 1 trong những kênh Truyền hình ra đời đầu
tiên của Đài Truyền hình Việt Nam.Đây là kênh Thời sự, chuyên phát sóng
những chương trình chính luận, mang tính thông tin thời sự cập nhật, đánh giá
đa chiều, sâu sắc.
+ VTV3 – Ban sản xuất xuất các chương trình Giải trí là kênh duy nhất
phát sóng chuyện biệt những chương trình Giải trí của Đài Truyền hình Việt
Nam
11


+ VTV7 – Trung tâm sản xuất các chương trình Giáo dục là kênh ra đời

muộn hơn 2 kênh VTV1, VTV3 chuyên sản xuất và phát sóng những chương
trình khoa giáo, giáo dục cho trẻ em với nhiều lứa tuổi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về báo chí; Lý luận chung về báo chí - truyền hình.
- Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các công trình khoa học của
các tác giả đi trước đã nghiên cứu nội dung có liên quan đến luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát thực trạng
sản xuất một tquá trình tổ chức sản xuất của các biên tập viên để thực hiện 1
chương trình truyền hình giải trí mua bản quyền nước ngoài.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định chất lượng, hiệu quả
những chương trình truyền hình giải trí mua bản quyền nước ngoài hiện đang
được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam. Phương pháp này được dựa
chủ yếu vào việc tác giả phải lưu giữ, xem lại các chương trình truyền hình
giải trí mua bản quyền nước ngoài hiện đang được phát trên sóng Đài truyền
hình Việt Nam.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được thực hiện nhằm so sánh các chương trình
truyền hình giải trí đang được sản xuất và phát sóng trên sóng Đài truyền hình
Việt Nam so với các chương trình gốc và các bản sản xuất từ bản quyền ấy ở
các quốc gia khác.

12



- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được thực hiện với các lãnh đạo phòng, các phóng
viên, các chuyên gia, đạo diễn chương trình, tổ chức sản xuất nhằm thu thập
thêm những thông tin, phương pháp, quy trình tổ chức khi thực hiện sản xuất
các chương trình truyền hình giải trí mua bản quyền nước ngoài. Suy nghĩ,
đánh giá khách quan của họ về Chương trình Truyền hình cho trẻ em của Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về vai trò,
chức năng của báo chí; việc xây dựng và cân bằng giữa yếu tố giáo dục và
giải trí trong một chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ là một minh chứng về vai trò và tác động to lớn của các
chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân. Những kết luận
của luận văn có thể được ứng dụng trong quá trình tác nghiệp của các phóng
viên, các biên tập viên trẻ và những người hướng đến công việc nghiệp vụ là
xây dựng nội dung truyền hình giáo dực, giải trí cho trẻ em. Hy vọng luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên truyền hình
khóa sau
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này
về báo chí, truyền hình, giáo dục, giải trí, …; các cơ sở đào tạo báo chí; tổ
chức sự kiện, xây dựng kênh truyền hình …
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn có 3 chương:

13



Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Chương trình Truyền hình
dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Nội dung, hình thức về thông tin giáo dục và tính giải trí
cho trre em qua các chương trình truyền hình dành cho trẻ em của Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay được khảo sát qua 2 chương trình đại diện
cho kênh VTV1, VT3, VTV7.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao Chương trình
Truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương trên.

14


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH CHO TRẺ EM CỦA ĐÀI TRUYÊN HÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Truyền hình
Có nhiều khái niệm khác nhau về truyền hình, như hai tác giả người
Pháp Brigitte và Didier Deormeax, trong cuốn Phóng sự truyền hình, quan
niệm rằng truyền hình là “truyền thanh có minh họa”.
Tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: Truyền hình là một loại phương tiện
thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên
nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình được bắt đầu từ hai chữ Tele có
nghĩa là “ở xa” và vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [34,
tr.143].
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: “truyền hình là truyền hình ảnh và âm
thanh bằng sóng điện vô tuyến” [52, tr.1734].

PGS.TS Dương Xuân Sơn chỉ ra rằng truyền hình xuất hiện vào đầu thế
kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Từ
chỗ chỉ là một phương tiện giải trí ở thập kỉ 50 của thế kỷ XX, truyền hình đã
dần trở thành một loại hình báo chí có tác động xã hội mạnh mẽ nhất hiện nay.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông
đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về
chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành
tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc
sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức
và phong phú hơn về nội dung.

15


Và trong “Tập bài giảng môn Truyền hình”, kho Báo chí truyền ĐH
KHXH và NV, ĐH QG Hà Nội, tác giả Dương Xuân Sơn cũng đã định nghĩa:
Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng truyền đạt thông tin nhờ
phương tiện kĩ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem. Thông tin trong
truyền hình gồm: hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh trong truyền hình có cả hình
ảnh động và hình ảnh tĩnh. Âm thanh là lời nói (lời bình, lời phát thanh viên, lời
phóng viên...) tiếng động hiện trường (cường độ, cao độ, tiết tấu)” [49, tr 3].
PGS.TS Nguyễn Văn Dững đưa ra quan niệm: Truyền hình là kênh
truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa được các thế mạnh của các kênh
trước đó như điện ảnh, báo in, phát thanh...Và ngày nay đang tận hưởng tối
đa môi trường truyền thông số trên mạng internet. Truyền hình là kênh truyền
thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ
cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại
cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc
và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được “rút

gọn”, được “làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức”, được
chắt lọc hơn về ý tưởng và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp người
xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về
những sự kiện và vấn đề của cuộc sống. [12, tr118]
Như vậy, các khái niệm trên đều xác định phương tiện ngôn ngữ của
truyền hình là hình ảnh và âm thanh. Đây cũng chính là đặc trưng của truyền
hình, yếu tố phân biệt truyền hình với các loại hình thông tin báo chí khác. Sự
kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này đã tạo cho truyền hình khả năng chuyển
tải các nội dung phong phú của đời sống xã hội, khả năng đặc biệt trong việc
đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu càu thông tin cho đông đảo công chúng.
Kế thừa những khái niệm trên, tác giả xin được mạnh dạn đưa ra quan
niệm: truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải
thông tin đến công chúng thông qua âm thanh và hình ảnh, có tác động mạnh
mẽ đến giác quan cảm xúc của người xem.
16


×