Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 160 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

CAO THỊ QUỲNH TRANG

HÀ NỘI, NĂM 2019

Hà Nội Năm 20..


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

CAO THỊ QUỲNH TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TỐNG THỊ MỸ THI


HÀ NỘI, NĂM 2018

Hà Nội Năm 20..


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Tống Thị Mỹ Thi
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Mai Thảo
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Việt Anh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 16 tháng 04 năm 2019


THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Cao Thị Quỳnh Trang
Lớp: CH2AMT

Khóa: 2016-2018

Cán bộ hướng dẫn: TS. Tống Thị Mỹ Thi
Tên đề tài: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Tóm tắt luận văn:
Đề tài: “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” đưa ra một bộ chỉ số tổng quan
nhất dựa trên điều kiện về chính sách, môi trường, con người, xã hội, và áp
dụng bộ chỉ số vào khu vực huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái để đo khả năng
quản lý rừng của địa phương. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng
bộ chỉ số, phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp và thứ cấp, bộ chỉ số xây
dựng với 3 chỉ số cấp 1, 9 chỉ số cấp 2, 31 chỉ số cấp 3. Dựa vào thang đánh
giá, bảng hỏi và kết ủa điều tra, đề tài nghiên cứu xác định điểm số cho khu
vực nghiên cứu là 2 lâm trường tại huyện Văn Chấn: Lâm trường Văn Chấn
và lâm trường Ngòi Lao. Các chỉ số cấp 1 bao gồm con người, văn hóa – xã
hội, môi trường đều đạt điểm ở mức khá và cao so với thang xếp hạng điểm
số của bộ chỉ số. Cho thấy khả năng quản lý rừng tốt của con người tại khu
vực nghiên cứu. Tuy còn có yếu tố còn yếu nhưng là không đáng kể, nhưng
cần được quan tâm, là vấn đề sinh kế và quyền lợi hưởng của cộng đồng và
cán bộ quản lý, người trực tiếp tham gia quản lý rừng cộng đồng.
Tổng điểm của bộ chỉ số tại lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đạt
3,73, hiệu quả quản lý là khá cao. Các chỉ số cấp 1 bao gồm con người, văn
hóa – xã hội, môi trường đều đạt điểm ở mức cao, chỉ số môi trường là cao
nhất (4,06 điểm) nhờ có tài nguyên rừng và môi trường tốt, và chỉ số xã hội là


thấp nhất (3,45 điểm) do yếu tố tác động từ bên ngoài thấp. Điểm số của hai
lâm trường nghiên cứu chênh lệch không nhiều và đạt mức khá, lâm trường
Văn Chấn đạt 3.60 điểm, và lâm trường Ngòi Lao đạt 3,86 điểm. Đánh giá
chung trên toàn bộ chỉ số, lâm trường Ngòi Lao đều cao hơn lâm trường Văn
Chấn. Nhận thức và kiến thức của lâm trường Văn Chấn là thấp nhất, cần học
hỏi và nâng cao để quản lý rừng bền vững.



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp
đỡ quý báu đó.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tống Thị Mỹ Thi là
giảng viên hướng dẫn chính đã tận tình, định hướng về phương pháp làm việc và
phương pháp nghiên cứu, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường, Khoa Biến đổi
khí hậu – trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã giảng dạy và trang bị
cho tôi những hành trang, kiến thức quý giá trong suốt khóa học để tôi có thể đảm
bảo bài luận văn này được thành công. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
đến bác Xuân phòng Nông nghiệp tỉnh Yên Bái, các doanh nghiệp, người dân huyện
Văn Chấn đã chỉ bảo và cung cấp cho tôi những tài liệu bổ ích để tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và
động viên trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu và làm bài luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học giúp đỡ tôi bảo vệ
thành công luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, xong do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên
bài viết của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo cũng các bạn để bài luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Cao Thị Quỳnh Trang

Học viên cao học: Khoa học Môi trường
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Toàn bộ
quá trình nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là chính xác, hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các hình ảnh, thông tin về tên, tuổi và trích dẫn
trong nghiên cứu được sự cho phép của người dân khu vực huyện Văn Chấn.
Nếu có gì sai phạm, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường và
pháp luật.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả

Cao Thị Quỳnh Trang

ii


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Chú giải


1

BĐKH

2

BVR

3

BVPTR

Bảo vệ và phát triển rừng

4

CBQL

Cán bộ quản lý

5

ĐGTHCV

6

ĐH

7


ĐVT

Đơn vị tính

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9

KPI

Bộ chỉ số đánh giá

10

KPIs

Hệ thống bộ chỉ số đánh giá

11

LNCĐ

12

MT


13

MTV

14

NN&PTNT

15

PTBV

16



17

QLRCĐ

18

TN

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


20

VH-XH

Văn hóa - xã hội

21

UBND

Ủy ban nhân dân

Biến đổi khí hậu
Bảo vệ rừng

Đánh giá thực hiện công việc
Đại học

Lâm nghiệp cộng đồng
Môi trường
Một thành viên
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phát triển bền vững
Quyết định
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Tài nguyên

iv



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đất lâm nghiệp do các lâm trường quốc doanh và khu vực dự án
quản lý
Bảng 2.1: Đặc trưng tạihai lâm trường nghiên cứu
Bảng 2.2: Phân bố diện tích đất rừng sản xuất của lâm trường Ngòi Lao
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng và phân bố đất của công ty lâm nghiệp Ngòi Lao
Bảng 2.4: Số lượng đối tượng tham gia phỏng vấn
Bảng 2.5: Thang xếp hạng chỉ số quản lý theo điểm
Bảng 3.1: Bộ chỉ số đánh giá mô hình QLRCĐ
Bảng 3.3: Tổng hợp điểm số bộ chỉ số tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yến Bái
Bảng 3.4: Chỉ số con người tại điểm nghiên cứu huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.5: Điểm số cán bộ quản lý tại khu vực huyện Văn Chấn
Bảng 3.6: Điểm số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn
Bảng 3.7: Điểm số doanh nghiệp tại khu vực huyện Văn Chấn
Bảng 3.8: Chỉ số văn hóa – xã hội khu vực huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong Khung PNWP
Hình 1.2: Cấu trúc quản lý rừng của các thôn tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế
Hình 1.3: Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái
Hình 2.1: Hình vẽ thể hiện vị trí 2 lâm trường tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Hình 2.2: Bộ máy hành chính lâm trường Văn Chấn
Hình 2.3: Quy trình tiến hành xây dựng bộ chỉ số
Hình 3.1: Kết quả đánh giá mô hình QLRCĐ áp dụng bộ chỉ số
Hình 3.2: Yếu tố con người trong đánh giá tổng quan khu vực

Hình 3.3: Giá trị trung bình chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.4: Chỉ số cộng đồng tại khu vực huyện Văn Chấn
Hình 3.5: Kết quả đo chỉ số doanh nghiệp địa phương
Hình 3.6: Kết quả chỉ số văn hóa – xã hội
Hình 3.7: Chỉ số văn hóa tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.8: Mối quan hệ xã hội tại huyện Văn Chấn
Hình 3.9: Chỉ số tác động từ bên ngoài tại huyện Văn Chấn
Hình 3.10: Chỉ số môi trường tại huyện Văn Chấn
Hình 3.11: Yếu tố biến đổi khí hậu
Hình 3.12: Kết quả bộ chỉ số áp dụng tại 2 lâm trường
Hình 3.13: Yếu tố con người tại 2 khu vực nghiên cứu
Hình 3.14: Chỉ số cán bộ quản lý tại 2 lâm trường nghiên cứu
Hình 3.15: Yếu tố kiến thức thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.16: Yếu tố pháp luật thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.17: Yếu tố kỹ năng thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.18: Yếu tố thái độ thuộc chỉ số cán bộ quản lý
Hình 3.19: Chỉ số cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu
Hình 3.20: Chỉ số sinh kế cộng đồng tại 2 khu vực nghiên cứu
Hình 3.21: Chỉ số pháp luật đối với cộng đồng tại 2 lâm trường
Hình 3.22: Chỉ số văn hóa – xã hội tại 2 lâm trường
Hình 3.23: Chỉ số văn hóa tại 2 lâm trường nghiên cứu
Hình 3.24: Mối quan hệ xã hội tại 2 lâm trường
Hình 3.25: Vấn đề tác động từ bên ngoài tại 2 lâm trường

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng được cho là một trong những giải pháp ưu

việt nhằm giúp tạo ra các lợi ích quan trọng: (i) tăng phúc lợi và lợi ích của người
dân; (ii) tăng cường việc bảo tồn các tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; và (iii)
cải thiện chất lượng quản lý của địa phương thông qua việc trao quyền cho các cộng
đồng và cho phép họ tự quản lý nguồn tài nguyên. Đây cũng là các yếu tố quan
trọng quyết định tính hiệu quả của mô hình quản lý tài nguyên nói chung và quản lý
rừng dựa vào cộng đồng nói riêng.
Huyện Văn Chấn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái là một trong những
huyện nghèo và tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thu nhập của
người dân chủ yếu trông chờ vào lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
nên thu nhập bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Hiện nay,
phát triển kinh tế huyện Văn Chấn đang là một thách thức đối với chính quyền và
nhân dân ở địa phương, hơn nữa, các nhà khoa học trong nước vẫn chưa có những
nghiên cứu, công bố toàn diện, thống nhất về sự hoàn hảo của mô hình quản lý rừng
dựa vào cộng đồng, và tuyên truyền rộng rãi lợi ích của mô hình đem đến cho sinh
kế người dân huyện Văn Chấn.
Tài nguyên rừng huyện Văn Chấn vô cùng phong phú, để quản lý được toàn
bộ và tổng thể, nhà nước cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng người dân. Mặt khác,
người dân khai thác, đảm bảo sinh kế dựa vào rừng, dưới sự quản lý của nhà nước
dựa vào cộng đồng, tình trạng khai thác quá mức sẽ giảm thiểu. Mô hình quản lý
dựa vào cộng đồng được đưa vào áp dụng đem lại lợi íchhai chiều cho cả chính phủ
và người dân. Hiện nay, một vài mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã được
triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái như: Mô hình quản lý, phát triển và bảo tồn bài
thuốc dân tộc và cây thuốc bản địa; Mô hình giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng
đồng thôn, bản quản lý và sử dụng,.. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội
cũng như môi trường của các mô hình này chưa được đánh giá chuẩn xác, đặc biệt
trong điều kiện bối cảnh biến đổi khí hậu do hạn chế về mặt phương pháp đánh giá
cũng như thiếu cập nhật các thông tin liên quan khác.
1



Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhằm đưa ra một phương pháp
thích hợp để đánh giá tính hiệu quả của mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa
vào cộng đồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” cho luận văn tốt nghiệp. Hiện tại,
phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLRCĐ vẫn
chưa phải là phương pháp hoàn thiện nhất, tuy nhiên vẫn được xem là phương pháp
tối ưu trong điều kiện các nguồn lực sử dụng cho việc đánh giá còn hạn chế. Đặc
biệt đây là phương pháp mang tính toàn diện, xem xét đến tất cả các khía cạnh từ
kinh tế, quản lý, điều kiện tự nhiên, cũng như yếu tố quan trọng nhất là cộng đồng
và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với các yếu tố khác trong mô hình QLRCĐ.
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp giữa phương pháp đánh giá định tính và định
lượng để đảm bảo tăng cường mức độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên
cứu. Bô chỉ số tuy được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và
tự nghiên ở khu vực huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nhưng vẫn mang tính linh hoạt
và có thể được điều chỉnh để áp dụng tại các khu vực khác ở Việt Nam. Kết quả thu
được từ việc sử dụng bộ chỉ số đánh giá mô hình QLRCĐ trong nghiên cứu này sẽ
làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực và tính hiệu quả cho mô hình QLRCĐ ở
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đồng thời, bộ chỉ số có thể được điều chỉnh để áp
dụng cho đánh giá mô hình QLRCĐ và so sánh tính hiệu quả giữa mô hình quản lý
khác nhau trong cùng một khu vực hoặc giữa nhiều khu vực khác nhau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý dựa vào
cộng đồng
- Mục tiêu cụ thể:
 Lựa chọn và xây dựng được bộ chỉ số đnáh giá mô hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng phù hợp với địa bàn nghiên cứu
 Áp dụng bộ chỉ số và đánh giá được mô hình QLRCĐ ở huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình QLRCĐ ở huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái

3. Nội dung nghiên cứu
2


3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa
- Mô hình quản lý rừng đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Sự
phát triển của rừng khi áp dụng mô hình quản lý cộng đồng; Các nhân tố tác động
đến rừng: Sự đóng góp của cộng đồng; Các loại hình áp dụng trong mô hình (nông
lâm kết hợp...); Hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại ảnh hưởng đến sinh kế người
dân
3.2. Nghiên cứu, chọn lọc và xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình QLRCĐ
- Nghiên cứu các bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội môi
trường của hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng đang được sử dụng.
- Phân tích và lựa chọn từng chỉ số đánh giá, xác định thang đo cho từng chỉ
số và điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái).
- Hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng và xây dựng
bảng câu hỏi.
3.3. Áp dụng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên
địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Sử dụng bảng câu hỏi đã xây dựng trong phần 3.2 để khảo sát đối tượng
nghiên cứu bao gồm: Hộ gia đình (cộng đồng), cán bộ quản lý, và đại diện doanh
nghiệp trực tiếp tham gia vào mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng
- Thực hiện phỏng vấn các đối trượng nghiên cứu để bổ sung dữ liệu cần thiết
3.4. Đề xuất và kiến nghị để nâng cao hiệu quả mô hình quản lý dựa vào cộng
đồng ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái


3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
1.1.1.1.

Khái niệm

Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được đề cập hàng thập kỷ qua, tuy
nhiên trên thực tế vẫn chưa có một định nghĩa trọn vẹn [39]. Nhìn nhận một cách
tổng quát và chung nhất, thì quản lý rừng dựa vào cộng đồng là các hoạt động liên
quan đến rừng, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng sinh
sống tại khu vực rừng được giao bảo vệ. Theo Asiaforest network quản lý rừng
cộng đồng đề cập đến những hoạt động của cộng đồng nhằm hướng tới việc quản lý
và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Trên thế giới, khái niệm đầu tiên về QLRCĐ
được FAO đưa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới: “Tất cả các
hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt
đồng nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu
cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hóa, sản
xuất, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng
thu nhập cho cộng đồng sống trong rừng” [38]. Một khái niệm khác của Fern
(2005) lại đưa ra một khái niệm khác đơn giản hơn đó là “Tiến trình quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những
lễ hội và luật tục của cộng đồng” [13].
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khái niệm để chỉ cộng đồng tham gia quản

lý rừng, rừng được cộng đồng là những chủ thể quản lý trực tiếp tham gia và được
hưởng lợi.
1.1.1.2.

Nội dung chủ yếu của quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Cộng đồng là những chủ thể quản lý rừng: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
đưa ra hình thức quản lý rừng, nơi mà người dân địa phương đóng vai trò vừa là
người quản lý vừa là chủ rừng [11]. Để triển khai mô hình này một cách tốt nhất thì
một cơ quan đại diện sẽ đứng ra triển khai mô hình này. Vai trò của cơ quan này thể
hiện ở sự hỗ trợ và giúp đỡ người dân quản lý rừng một cách hiệu quả và bền vững.

4


Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một mô hình có thể áp dụng cho tất cả các
loại rừng: rừng có độ đa dạng sinh học thấphay cao, rừng nguyên sinhhay rừng đã bị
suy kiệt, những khu rừng rộng lớnhay nhỏ… điều quan trọng nhất là áp dụng cho
địa bàn xã chứ không áp dụng mô hình này cho rừng bảo tồnhay rừng thuộc cấp địa
phươnghay quốc gia.
Người dân là mục tiêu tổng quan của mô hình: người dân địa phương hoặc
cộng đồng trong trường hợp này là những người sống trong hoặc sống ngay bên
cạnh những khu rừng thuộc địa bàn xã của họ. Mối quan hệ lâu đời giữa người dân
và những khu rừng là sự gần gũi của họ với rừng khiến họ trở thành những người
quản lý rừng bền vững.
Cộng đồng không chỉ là những người bảo vệ mà còn là những người có quyền
ra quyết định về việc quản lý trong mô hình, bao gồm tất cả những hình thức quản
lý rừng, bảo vệ rừng, và đánh giá rừng thường kỳ, trồng rừng và những hoạt động
phục hồi và phát triển khả năng sản xuát của rừng. Người dân có quyền quản lý và
đưa ra quyết định. Điều này định hướng cho cách thức hoạt động của mô hình. Mô

hình quản lý này là một chiến lược phân chia quyền lợi, nó thực thi dựa trên cơ sở
các chính sách của nhà nước trong việc cho phép sự tham gia của người dân địa
phương trong quản lý rừng và thực tế cần đưa ra những biện pháp kiểm soát và
quản lý ở cấp địa phương hợp lý hơn. Nó tập trung vào bảo tồn những khu rừng
không chỉ thông qua phân chia quyền kiểm soát và quản lý chúng mà còn phân chia
quyền sử dụng và hưởng lợi từ chúng. Vì vậy, mô hình này mang đến không chỉ
những người hưởng lợi thụ động mà còn có lợi về sinh kế, nâng cao trách nhiệm
quản lý rừng cho người được giao đất giao rừng. Sử dụng khu đất dự trữ như là nền
tảng cơ bản để xây dưng một vùng phát triển rừng (phòng hộ, sản xuất).
Thay đổi vai trò của cán bộ lâm nghiệp: Cán bộ lâm nghiệp sẽ không còn vai
trò như một cảnh sát, mà sẽ là người giúp dân nhận biết, điều tra, quản lý rừng của
họ vì lợi ích chung của cộng đồng, giúp họ làm thế nào để quản lý rừng tốt nhất
trong cả ngắn hạn và dài hạn, vai trò của cán bộ lâm nghiệp như là một cố vấn viên
(hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích): Tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng, tạo ra sự liên
kết giữa cộng đồng và cơ quan cấp huyện, người trung gian hài hòa giữa cộng đồng,
cảnh giới môi trường…
5


1.1.1.3.

Các giai đoạn cơ bản trong thực hiện mô hình quản lý rừng dựa vào
cộng đồng

- Giai đoạn 1: Khởi động
Giai đoạn này được triển khai ở cấp huyện, với việc lựa chọn những xã và
hướng dẫn cho cán bộ huyện cộng với đó là hình thành một nhóm cán bộ với những
ký năng khác nhau để làm việc ở cấp xã. Tổ chức các cuộc gặp và cuộc họp cấp xã
để việc thiết lập và định hướng cho bản cam kết được thuận lợi hơn.
- Giai đoạn 2: Thực hiện quản lý và đánh giá

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc xác định và quy hoạch lại ranh giới về đất và
rừng giữa các xã .Sau đó rừng sẽ được rà soát hoặc đánh giá và dựa vào đó một kế
hoạch quản lý sẽ được đưa ra cùng những quy định của xã
- Giai đoạn 3: Chính thức hóa và hợp pháp hóa
Kế hoạch quản lý sẽ được đưa ra trong những cuộc hợp cấp xã để được thông
qua và cuối cùng là được chấp thuận bời ủy ban nhân dân cấp huyện. Khi đã được
phê duyệt, xã có thể chuyển sang giai đoạn 4 và bắt đầu thực hiện kế hoạch quản lý
rừng của họ
- Giai đoạn 4: Thực thi
Giai đoạn này sẽ được triển khai ở cộng đồng, hệ thống quản lý rừng cần được
bổ nhiệm và đào tạo đội tuần tra với chức năng ban đầu là giám sát và đảm bảo rằng
những quy định đã được phổ cập tới từng người dân. Huyện đảm bảo vai trò quan
trắc và hỗ trợ bằng việc giám sát tiến độ và giải quyết vấn đề
- Giai đoạn 5: Xem xét và đưa ra những đề xuất hợp lý
Sau năm năm cộng đồng sẽ được xem xét và phê duyệt lại kế hoạch quản lý
của họ dựa vào những gì đã làm được trong khoảng thời gian đó. Từ đó có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm và thay đổi, nâng cấp những cách thwucs không còn
phù hợp
- Giai đoạn 6: Mở rộng mô hình sang những địa bàn khác
Giai đoạn này là giai đoạn triển khia mô hình ở xã. Trong suốt giai đoạn này
chúng ta cần đưa ra những kế hoạch cụ thể và dự thảo ngân sách cho việc mở rộng
mô hình.

6


1.1.1.4.

Quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao
rừng, khoán bảo vệ rừng


a. Quyền lợi
Tùy vào từng loại rừng mà người quản lý khu rừng sẽ nhận được những quyền
lợi khác nhau.
- Đối với trường hợp được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất: được hưởng
toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao, được hỗ trợ cây giống
chất lượng cao để trồng rừng sản xuất, được tham gia và hưởng lợi từ các dự án
khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn [9].
- Đối với trường hợp nhận khoán bảo vệ rừng: được hưởng lợi theo quy định
tại khoản 1,3,4,5 Điều 6 Quyết định số 304, và được hưởng các sản phẩm thu hoạch
trên diện tích rừng được khoán, được hỗ trợ cây lâm nghiệp, tham gia và hưởng lợi
từ các dự án khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn [9].
b. Nghĩa vụ
- Sử dụng rừng được giao, khoán bảo vệ đúng mục đích, đúng quy hoạch, chịu
sự giám sát của cơ quan chức năng.
- Nếu vi phạm các điều khoản trong quyết định giao rừng, hoặc hợp đồng
khoán bảo vệ rừng thì bị thu hồi quyết định theo quy định của pháp luật về đất đai,
hoặc hủy bỏ hợp đồng khoán bảo vệ [9].
- Trả lại rừng và đất rừng được giao, được khoán bảo vệ khi cơ quan chức
năng có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với chủ sử
dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đóng đầy đủ thuế theo quy định của pháp luât.
1.1.2. Khái niệm, tìm hiểu về phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá – KPIs
KPI - Key Performance Indicators: là một hệ thống được dùng để đánh giá
năng lực, chất lượng công việc, được thể hiện qua các chỉ tiêu, tiêu chí, chỉ số, hiệu
quả định lượng nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của công việc [40].
Sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV), hệ thống KPIs được
hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc.hay nói cách khác KPIs


7


chính là mục tiêu công việc mà cá nhân, tổ/nhóm, phòng/ban, tổ chức… cần đạt
được để đáp ứng yêu cầu chung
1.1.2.1.

Mục đích của việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc

Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích đảm
bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của
từng vị trí chức danh cụ thể.
Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó
nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.
Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công
việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…
1.1.2.2.

Nguyên tắc khi xây dựng KPIs

Là 1 công cụ dùng trong ĐGTHCV, nên khi xây dựng hệ thống KPIs những
nhà quản lý cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART: (1) S:
Specific – Cụ thể; (2) M: Measurable – Đo lường được; (3) A: Achiveable – Có thể
đạt được; (4) R: Realistics – Thực tế; (5) T: Timebound – Có thời hạn cụ thể.
1.1.2.3.

Ưu điểm khi sử dụng KPIs

- Nó có thể là một cách rất nhanh cho thấy thành quả hiện thời của một mục
đích hoặc một mục tiêu chiến lược.

- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận
thấy được và chính xác đi kèm theo.
- Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, phòng/ban hoặc
một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực phát
triển các kế hoạch về lâu dài cho mô hình quản lý
- Tùy vào mục đích đánh giá mà đưa ra được những bộ chỉ số riêng thích hợp
với từng lĩnh vực
- Đưa ra các chỉ tiêu có thể đo lường được, từ đó việc đánhgiá công việc thực
hiện sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng.

8


1.1.2.4.

Nhược điểm khi sử dụng hệ thống KPIs

- Các tiêu chí cụ thể, đo lường, đạt được hiệu quả khi không đủ rõ ràng, thực
tế thì hiệu quả KPIs là không đạt được và ảnh hưởng đến hiệu suất quản lý
- Nếu mục tiêu không đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động
không biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc như
mong muốn.
- Các chỉ số không đạt tiêu chí measuarable (đo lường được): Như vậy khi đưa
ra các tiêu chí không còn ý nghĩa đo lường kết quả THCV.
- Các chỉ số KPIs không đạt được tiêu chí Achievable (có thể đạt được) và
Realistics (thực tế): Mục tiêu xây dựng quá xa vời so với thực tế, nhân viên không
thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng hết mình. Điều này dẫn đến tâm lý thất vọng,
chán nản và không muốn làm việc.
- Các chỉ số KPIs không có hạn định cụ thể: người lao động không biết công
việc này phải làm trong thời gian bao lâuhay khi nào phải hoàn thành. Điều này gây

khó khăn rất lớn cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc
- Khi sử dụng các tiêu chí KPIs làm mục tiêu thì phải thay đổi theo thời gian,
nó không có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Việt Nam với tổng diện tích 32.894.398ha được xếp thứ 55 trong số 200 quốc
gia trên thế giới, trong đó cả nước có 14.377.682ha rừng, rừng tự nhiên là
10.242.141ha, rừng trồng 4.135.541ha (Bộ NN&PTNT,2017). Nhưng vì mật độ dân
số đông nên diện tích đất bình quân đầu người là 4.48ha/người, bằng 1/6 mức trung
bình thế giới. Đất rừng liên quan đến vùng trung du miền núi, với tổng diện tích hơn
14 triệuha là một phần rất quan trọng trong sự sẵn có của đất Việt Nam, chiếm 63%
diện tích cả nước.
Ở Việt Nam rừng và cộng đồng dân cư địa phương có mối quan hệ mật thiết,
có ảnh hưởng qua lại trực tiếp với nhau bới các đặc điểm sau:
- Đặc điểm về tập quán: Trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp có
khoảng 24 triệu dân sinh sống với 54 dân tộc. đời sống của đồng bào rất gắn bó với
9


rừng, một số lượng không nhỏ dân cư này có cuộc sống phụ thuộc vào rừng, từ đất
rừng để làm nương rẫy, đến khai thác gỗ, củi, thu hái lâm sản và săn bắn chim thú.
- Đặc điểm về xã hội: Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số
vùng núi thì tính cộng đồng thôn bản là một thể chế xã hội cơ bản đã có từ lâu và
đến nay vẫn còn tồn tại. Mỗi làng bản có một lối sống riêng, một quy ước riêng do
cộng đồng tự xác lập, được các cộng đồng khác thừa nhận và tôn trọng. Các cộng
đồng này có truyền thống riêng về sở hữu, sử dụng đất đai, trong đó tính quản lý
cộng đồng là một đặc điểm nổi bật. qua nhiều biến động về chính trị xã hội, các

truyền thống trên tuy có bị mai một, nhưng vẫn được duy trì trong công tác bảo vệ
rừng.
- Đặc điểm về chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, thông tư hướng dẫn
về rừng….
Các phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Việt Nam gồm
có: bảo vệ rừng thông qua rừng sản xuất, giao đất hoặc giao khoán đất lâm nghiệp
dài hạn, giao đất cho cộng đồng để cộng đồng có thể tự quản lý bằng cách ký hợp
đồng phụ với hộ gia đìnhhay nhóm hộ gia đình. Tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái,
tùy từng vùng có đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý (ranh giới giữa các xã, huyện), điều
kiện tự nhiên ( khu rừng giữ nguồn nước quan trọng)… sẽ được áp dụng những mô
hình quản lý khác nhau, tại địa điểm nghiên cứu lâm trường Văn Chấn và lâm
trường Ngòi Lao, mô hình quản lý đang được áp dụng là phương pháp giao đất,
giao rừng cho một cơ quan quản lý, sau đó ký hợp đồng phụ với các hộ gia đình và
nhóm cộng đồng.
Việc quản lý rừng ở Việt Nam hiện nay đang có 3 mô hình chủ yếu: [14]
- Mô hình 1: Rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống, được pháp luật
công nhận: Đến năm 1991, khi ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Luật
BV&PTR) ở một số làng, bản vẫn còn quản lý và hưởng lợi từ một số khu rừng
làng, bản theo truyền thống đã có trước đây. Luật BV&PTR vẫn công nhận những
khu rừng đó thuộc quyền sở hữu của làng.
- Mô hình 2: Cộng đồng dân cư ở làng, bản nhận khoán bảo vệ cho các chủ
rừng Nhà nước và đã liên kết để nhân khoán bảo vệ rừng đã giao cho các tổ chức
Nhà nước quản lý, cùng hưởng lợi, bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau (như
10


nhóm, hộ gia đình, nhóm đồng sở thích hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thôn bản).
Đối với loại mô hình này, cộng đồng dân cư cũng chỉ là người làm thuê, dược thù
lao một số tiền ít ỏi, không được hưởng lợi gì đnág kể từ rừng, nên tính tích cực của
họ chưa được phát huy. Trong tương lại, mô hình này cần phải được cải tiến theo

hướng giao cho cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý và hưởng lợi ở những khu rừng
gắn liền với nơi cư trú của dân cư
- Mô hình 3: Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương (cấp tỉnh)
giao cho các làng, bản quản lý. Ở nhiều tỉnh (nhất là các tỉnh đang có dự án hợp tác
với nước ngoài về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng) đã thí điểm giao đến
cộng đông dân cư làng, bản một số diện tích rừng và hướng dẫn họ quản lý, có
những chính sách họ hưởng lợi cụ thể.
 Những thay đổi mới trong chính sách quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở
Việt Nam
- Thay đổi thời hạn hợp đồng: Dài hơn,hay linh động hơn để có thể xây dựng
và áp dụng mô hình quản lý tích cực, đạt hiệu quả hơn
- Thay đổi chính sách giao đất: Giao đất giao rừng được thực hiện theo kế
hoạch của thôn, xã, tùy vào điều kiện sống và phong tục người dân tại khu vực được
giao quản lý
- Thay đổi chính sách thành rừng đầu nguồn quan trọng: có nghĩa là bảo vệ
được thực hiện thông qua sản xuất và quản lý trực tiếp của người dân địa phương
dựa trên thực tế của khu vực
- Thay đổi vai trò của các tổ chức liên quan đến lâm nghiệp: thành hỗ trợ, cung
cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý rừng dựa trên điều kiện tự nhiên và
điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội của khu vực địa phương. Không còn đóng vai trò
bảo vệ như một cảnh sát, mà sẽ là người hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành cùng cộng
đồnghay nhóm cộng đồng quản lý
- Kiểm tra, đánh giá: chia về các xã tự theo dõi, hỗ trợ và bảo vệ, đưa ra các
chính sách rồi chuyển lên tuyến trên họp thông qua, gỗ trong rừng được phép sử
dụng theo hình thức thương lượng (thông qua quy định, kế hoạch giữa xã, nhóm và
hộ gia đình đã được phê duyệt)

11



- Chia sẻ lợi ích rất rõ ràng giữa các xã, bản, thôn: Nó là một phương thức huy
động vốn từ tài nguyên rừng của địa phương, cho địa phương phát triển, do đó, nó
làm giảm sự cạnh tranh và sự phát triển của các làng, xã lân cận
- Quỹ cho các xã phát triển lâm nghiệp: Được sử dụng như tài sản cố định,
trong đó vốn đầu tư được chi cho trồng rừng và bảo vệ rừng được sử dụng theo kế
hoạch của xã và hộ gia đình, và một phần để dung cho hệ thống quản lý và kiểm
toán
- Hỗ trợ kỹ thuật: trực tiếp tại các xã, hộ gia đình, những người có trách nhiệm
hoạt động lâm nghiệp
- Mỗi một địa phương sẽ có những mô hình quản lý, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng khác nhau dựa trên điều kiện kinh thái, kinh tế xã hội
- Từng bước giảm thiểu chi phí bảo vệ rừng cho Chính phủ, vừa thu được lợi
ích cho người chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng.
1.2.2. Các nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả mô hình QLRCĐ
1.2.2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá tính hiệu quả của mô hình
QLRCĐ

Vấn đề sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được các nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ những năm đầu thế kỷ 21, kể từ Hội nghị
Johannesburgtại New Zealand năm 2002 [50]. Cộng đồng khoa học ủng hộ việc
tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
[60]. Do đó, nhiều quốc gia trong khu vực nhiệt đới đã phát triển các cơ chế quản lý
có sự tham gia của người dân, chuyển giao quyền quản lý từ cấp Nhà nước xuống
cấp địa phương và cộng đồng. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với các Chương
trình nghị sự toàn cầu của các cơ quan tài trợ [43],[46],[57]. Xu hướng này đã dẫn
đến sự ra đời của mô hình QLRCĐ và các phương pháp đánh giá tính hiệu quả của
mô hình QLRCĐ.
Việc phân cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên thật ra là sự chuyển đổi quyền

lực từ cấu trúc nhà nước trung ương sang cơ quan địa phương [57]. Dựa trên điều
kiện cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức quản lý rừng khác nhau có thể được áp
dụng tuỳ vào cơ chế, quyền hạn, sự quản lý cũng như bản thân người nhận các
quyền hạn và trách nhiệm quản lý đó (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ của
12


cộng đồng bản địa) [47],[57]. Quản lý tài nguyên nói chung và quản lý rừng dựa
vào cộng đồng nói riêng đã tạo ra ba lợi ích cơ bản: (i) tăng phúc lợi và lợi ích của
người dân; (ii) tăng cường việc bảo tồn các tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; và
(iii) cải thiện chất lượng quản lý của địa phương thông qua việc trao quyền cho các
cộng đồng và cho phép họ tự quản lý nguồn tài nguyên. Đây cũng là các yếu tố
quan trọng quyết định tính hiệu quả của mô hình quản lý tài nguyên nói chung và
quản lý rừng dựa vào cộng đồng nói riêng.
Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần chuyển giao trách nhiệm quản lý cho cộng đồng
sử dụng rừng thì không thể đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong quản lý rừng.
Mà cần phải có một công cụ giám sát, cho phép cán bộ địa phương và cộng đồng
theo dõi tiến trình quản lý rừng theo mục tiêu của họ. Trước yêu cầu đó, đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLRCĐ theo
nhiều phương pháp khác nhau [52],[54],[62]. Phần lớn các phương pháp đang được
áp dụng là phương pháp thiết kế tiêu chuẩn và chỉ số, trong đó có sự kết hợp giữa
thông tin khoa học với kiến thức truyền thống [48],[51]. Mặc dù phương pháp xây
dựng bộ chỉ số để đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLRCĐ vẫn chưa phải là
phương pháp hoàn hảo nhất, tuy nhiên vẫn được xem là phương pháp tối ưu, đặc
biệt có sự kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng, tạo ra cơ sở cho sự so sánh
kết quả từ các mô hình khác nhau trong cùng 01 khu vực hoặc giữa nhiều khu vực.
Năm 2002, tổ chức USAID lần đầu tiên đưa ra khung đánh giá tính hiệu quả
của hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên (QLTNTN) sau 20 năm thực hiện các
dự án liên quan ở Châu Phi. Khung này được phát triển dựa trên 03 tiêu chí cơ bản
bao gồm Con người (People), Tự nhiên (Nature), Sự giàu có (Wealth), và Quyền lực

(Power) (gọi tắt là PNW) [44]. Theo đó, khía cạnh Tự nhiên tính tới các yếu tố: cải
thiện hệ thống quản lý thông tin và kiến thức, thúc đẩy quy hoạch sử dụng đất địa
phương và hệ thống chiếm hữu tài nguyên phù hợp, thúc đẩy sự đổi mới, học tập xã
hội và quản lý thích ứng, xây dựng năng lực đầu tư vào nguồn nhân lự, và thúc đẩy
hiệu quả của quá trình tư vấn kỹ thuật và dịch vụ trung gian. Khía cạnh Giàu có
bao gồm các yếu tố: chiến lược về kinh tế trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, tăng
cường thị trường và khuyến khích thị trườn, đầu tư vào các tổ chức nông thôn nhằm
tạo ra một khuôn khổ cho các lựa chọn QLTNTN tốt hơn và đảm bảo rằng các nhà
13


quản lý cấp địa phương có quyền và tiếp cậnđược các lợi ích của QLTNTN. Khía
cạnh Quyền lực bao gồm các yếu tố: tăng cường quyền được hoàn thiện các thủ tục
liên quan đến QLTNTN cho người dân, cải thiện chính sách công, phân bố hợp lý
quyền và chức năng quản lý tài nguyên thiên nhiên, chuyển giao quyền hạn, quyền
và trách nhiệm cho các cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm; xây dựng các tiêu
chuẩn môi trường tối thiểu, và thúc đẩy các nền tảng làm cơ sở cho hoạt động tư
vấn được thực hiện thường xuyên và toàn diện [44].
Raik và Bande năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của
mô hình QLRCĐ bằng Khung đo các bên liên quan dựa vào các yếu tố Tự nhiên, Sự
giàu có và Quyền lực, và Con người (gọi tắt là Khung PNWP) [56]. Khía cạnh con
người được thêm vào và đóng vai trò là sự kết nối giữa các yếu tố khác nhau.Khung
PNWP minh họa các liên kết tồn tại giữa quản lý môi trường, tăng trưởng kinh tế,
quản trị và các hoạt động giáo dục và y tế trong mô hìnhQLRCĐ ở khu vực nông
thôn do người dân sống chủ yếu trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Các mối liên kết
được mô tả trong một hệ thống phân cấp phù hợp với điều kiện hiện tại của quốc gia
ở Madagascar và các nơi khác trên thế giới (Hình 2) [56].

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong Khung PNWP
(Nguồn: Raik & Decker, 2007)


14


×