Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đảng bộ huyện thạch thành (thanh hóa) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.79 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
..........................................................

NGUYỄN VĂN PHÚ

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THÀNH (THANH HÓA)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên nghành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số: 60220315

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Hà

Hà Nội 2014
1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hà. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là
trung thực, đảm báo tính khách quan, có nguồn ngốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

2




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quá trình dạy dỗ
tận tình, thấu đáo của các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thúy Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn
thạc sĩ. Sự chỉ bảo tận tình của cô đã tạo động lực và giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian có hạn nên luận văn không
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy, cô giáo để em có thể tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3


CTQG

: Chính trị quốc gia

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HTX.....


: Hợp tác xã

NXB .....

: Nhà xuất bản

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4


Bảng 1.1: Gía trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản huyện Thạch Thành 19902000(theo thực tế).
Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Thạch Thành
1990-2000.
Bảng 1.3: Chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng năm của huyện Thạch Thành.
Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu GDP của huyện năm 2000,2012.
Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệphuyện Thạch
Thành.
Bảng 2.3: Số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm (2000-2012) .

5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 10
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................. 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................... 13
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 14
7. Bố cục của luận văn ............................................................................ 14
Chương 1.TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH
THÀNH NHỮNG NĂM 2000 ............................................................... 15
1.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch
Thành về phát triển kinh tế nông nghiệp .............................................. 15
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên .................................................. 15
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 18
1.2. Thực trạng nền kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thành
trước năm 2000 ...................................................................................... 20
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THÀNH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012 ............................................................ 34
2.1. Đảng bộ huyện Thạch Thành lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp (2000-2012) ................................................................................. 34
2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp .......... 34
2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa .......................................................................................................... 36
2.1.3. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thạch
Thành....................................................................................................... 41
Chương 3.NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ..................... 65
6



3.1. Nhận xét .......................................................................................... 65
3.1.1. Những thành tựu.......................................................................... 65
3.1.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra ................................................. 75
3.1.3. Nguyên nhân ................................................................................ 78
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ......................................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 87
PHỤ LỤC................................................................................................ 95

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
nước ta nên được Đảng và nhà nước coi đây là một ngành kinh tế trọng
điểm cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống xã hội, góp phần đảm bảo
an ninh lương thực, ổn định cuộc sống. Hiện nay, nông nghiệp có nhiều
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn ngoại tế lớn góp phần
vào phát triển chung của nền kinh tế nước nhà như: Xuất khẩu gạo đứng
thứ hai thế giới, đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cà phê….tạo việc làm và
nguồn thu chính đáng cho người nông dân. Bên cạnh đó Việt Nam là một
nước đông dân, có tỉ lệ dân số tăng nhanh lại sống chủ yếu ở nông thôn và
hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì thế phát triển kinh tế nông
nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong hơn
một thập kỷ qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đô thị
hóa đất nước đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người nông dân.

Từ thực tế trên cho chúng ta thấy rằng để đảm bảo an ninh lương thực,
ổn định cuộc sống thì Đảng và Nhà nước ta, chính quyền các cấp phải có
những chủ trương, giải pháp và chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lí
với tình hình thực tế ở đia phương mình. Bên cạnh đó phải quy hoạch và sử
dụng đất đai một cách có hiệu quả và một trong những vấn đề quan trọng
hơn nữa là trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phải gắn liền với sử
dụng quỹ đất nông nghiệp ở nông thôn.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh
vị trí đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, coi đây là một lĩnh vực
có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,
Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong nông
8


nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của nông dân, phấn đấu đưa nông
nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Đại hội VI
của Đảng (12-1986) chỉ rõ: Chính yêu cầu cấp bách về lương thực, về hàng
xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp.
Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã đáp ứng đúng tâm tư nguyện vọng
của đồng bào nông dân, khơi dậy khí thế mới, cổ vũ hàng triệu hộ nông dân
đầu tư, phát triển sản xuất. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, nông
nghiệp Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và có những biến đổi
sâu sắc. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và có xu hướng tái sản
xuất theo chiều sâu. Diện mạo nông thôn thay đổi theo hướng tích cực, góp
phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển
bền vững.
Thạch Thành là một huyện nông nghiệp nằm trong 11 huyện miền núi
của Tỉnh Thanh Hóa. Tình hình kinh tế nông nghiệp đang còn rất lạc hậu,
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp chưa gắn kết với thị
trường hàng hóa. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của huyện là thâm canh

lúa nước, trông cây ngô, đậu và một số cây công nghiệp, đem lại thu nhập
cao cho người nông dân là cây cao su và cây mía vv…Hơn nữa là một
huyện nông nghiệp ở miền núi nhưng huyện Thạch Thành lại là nơi thường
xuyên bị ảnh hưởng của bão lụt gây hậu quả nặng nề ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của nhân dân và kinh tế chung của toàn huyện. Chính vì thế,
để đưa nông nghiệp của huyện nhà phát triển theo hướng nền nông nghiệp
hiện đại và giúp nhân dân tháo gỡ được khó khăn trong phát triển kinh tế
nông nghiệp là vấn đề cấp thiết, là sự quan tâm, trăn trở của các thế hệ lãnh
đạo trong Đảng bộ huyện Thạch Thành.
Từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là trong hơn mười năm từ 2000 đến
2012, Đảng bộ huyện Thạch Thành đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, học
tập kinh nghiệm, áp dụng những khoa học kỹ thuật, ðýa cây, con giống mới
9


phù hợp với ðất ðai của ðịa phýõng ðể phát triển kinh tế nông nghiệp huyên
nhà. Với những nỗ lực ấy cộng thêm tình thần chịu thương chịu khó của
nhân dân cho đến nay nên nông nghiệp huyện nhà ngày càng phát triển
theo hướng hàng hóa, xóa bỏ sản xuất phân tán, manh mún. Tuy nhiên bên
cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải có
giải pháp để tháo gỡ, nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và một số nguồn
lực chưa được khai thác hay khai thác chưa tương xứng với tiềm năng của
huyện. Cũng vì vậy nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp có
vai trò rất quan trọng nhằm rút ra những kinh nghiệm để đẩy mạnh phát
nông nghiệp của huyện nhà ở những giai đoạn sau là rất cần thiết.
Với những lí do trên, việc chọn đề tài “Đảng bộ huyện Thạch Thành
(Thanh Hóa) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến
năm 2012” để làm luận văn thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước vào thời kì đổi
mới đất nước, nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy
việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng về lĩnh vực phát triển kinh tế
nông nghiệp có rất nhiều các nhà khoa học, nhà kinh tế học, nhà chính trị
học, nhà sử học đã dầy công nghiên cứu…có thể tổng hợp các công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như sau:
Phần lý luận tiêu biểu có những cuốn: Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề nông dân của Nguyễn Khánh Bật; cuốn Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ
Chí Minh về kinh tế của Phạm Ngọc Anh; cuốn Đảng lãnh đạo kinh tế và
đảng viên làm kinh tế của Đào Duy Thành; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế và quản lý kinh tế của Nguyễn Thế Hinh, cuốn Quan điểm của Hồ
Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp toàn diện của Phan Ngọc Anh…

10


Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu viết về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp
nhằm góp phần làm rõ hơn quan điểm, chủ trương của Đảng và tình hình
nông nghiệp Việt Nam. Trong cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới (1986 2011)”, tác giả Nguyễn Ngọc Hà đã khái quát đặc điểm, tình hình chủ
trương của Đảng và quá trình thực hiện đường lối về nông dân, nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong cuốn “Thực trạng tình hình kinh tế - xã
hội nông thôn sau Nghị quyết 10”, tác giả Nguyễn Sinh Cúc đã mô tả
những chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn sau thực hiện Nghị quyết
10. Cuốn “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thành tựu, vấn đề và triển
vọng” của Nguyễn Văn Bích chủ biên. Cuốn “Con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, tác giả Nguyễn Khoa
Điềm đã trình bày kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trước thời kỳ
Đổi mới đồng thời trình bày những thành tựu đạt được trong thời kỳ Đổi
mới và triển vọng của kinh tế nông nghiệp. Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam

từ 1975 đến nay”, tác giả Trần Bá Đệ đã dành một chương để trình bày tình
hình kinh tế - xã hội, văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Trên
cơ sở phân tích lý luận và đánh giá khách quan thực tiễn nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở Việt Nam, cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” của tác giả
Nguyễn Thị Tố Quyên đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cũng như xu
hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong mô
hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, đồng thời đề xuất một
số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Một số người cũng từng nghiên cứu đến vấn đề phát triển kinh tế nông
nghiệp, như Lê Quang Phi (2006): Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 11


2002, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội; Đồng Chí Linh (2012): Phân tích
hiệu quả sản xuất cây cam sành trên đất ruộng ở huyện Trà Ôn Tỉnh Vĩnh
Long, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học.
- Do vị trí địa lí của huyện Thạch Thành năm ở khu vực miền núi tỉnh
Thanh Hóa, cách xa các trung tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó Thạch thành
không phải là một trong những điểm nóng trong thời điểm chiến tranh cũng
không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đất nước vì thế mà các công
trình nghiên cứu về huyện cũng rất ít chỉ một số nhỏ những viết về huyện.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện Thạch Thành như: “Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành,
1996-2005”, (xuất bản năm 2006), Nhà xuất bản Thanh Hóa. Tuy nhiên
hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện. Chính vì lẽ đó trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi gặp thuận lợi nhưng cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu liên
quan.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1.Mục đích
Tái hiện chủ trương và sự chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ
huyện Thạch Thành từ năm 2000 đến 2012; từ đó nêu lên những thành tựu,
hạn chế và rút ra các kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
nông nghiệp để vận dụng vào thực tiễn hiện tại ở Thạch Thành
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thạch Thành từ năm 2000 đến
2012.
- Trình bày nội dung các chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp và quá
trình hiện thực hóa các chủ trương đó của Đảng bộ huyện Thạch Thành từ
năm 2000 đến năm 2012
12


- Phân tích, đánh giá các thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thạch Thành; rút ra các
kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế nông
nghiệp ở Thạnh Thành hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là:
- Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Thạch Thành phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện về phát triển
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn của huyện Thạch Thành gồm 26 xã và 2
thị trấn.
- Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thành

phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2012. Tuy nhiên, để
có cơ sở so sánh trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có đề cập đến
tình hình kinh tế nông nghiệp của huyện trước năm 2000.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1.Phương pháp nghiên cứu
Là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp 2 phương pháp
đó. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp
khảo sát thực tế...nhằm phân tích đánh giá làm rõ các nội dung của đề tài.
5.2.Nguồn tư liệu chủ yếu là
Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ huyện Thạch Thành, các báo cáo
của Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành. Ngoài ra luận văn còn sử dụng
tài liệu của các công trình khác có liên quan đến lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng và của các nhà nghiên cứu khác trong các sách, tạp
13


chí, luận văn, luận án...
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
nông nghiệp từ năm 2000 đến 2012 của Đảng bộ huyện Thạch Thành.
- Nêu lên nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh
nghiệm của Đảng bộ huyện Thạch Thành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thạch Thành thời kỳ 20002012.
- Cung cấp, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu
lịch sử đảng bộ Thạch Thành nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trong
lĩnh vực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến
2012.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn có ba chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thành
trước năm 2000.
Chương 2: Đảng bộ huyện Thạch Thành lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2012.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

Chương 1
14


TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THẠCH THÀNH NHỮNG NĂM 2000

1.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch
Thành về phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Lịch sử hình thành huyện Thạch Thành
Tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng là một trong
những địa phương được xác định là nơi xuất hiện loài người đầu tiên ở Việt
Nam (núi Đọ ở Thiệu Hoá và hang Con Moong ở xã Thành Yên huyện
Thạch Thành). Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất
Thạch Thành ngày nay đã có nhiều lần thay đổi địa giới và tổ chức hành
chính. Thời thuộc Hán là miền đất thuộc huyện Dư Phát. Thời Tam Quốc Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều là miền đất thuộc huyện Phù Lạc. Thời Tuỳ Ðường, Ðinh - Lê - Lý là miền đất thuộc huyện Nhật Nam. Thời Trần - Hồ,
miền đất này nằm trong hai huyện Tế Giang và Yên Lạc. Vì thế, huyện
Thạch Thành ngày nay được hình thành từ hai huyện Tế Giang và Yên Lạc
thời Trần - Hồ mà thành. Quá trình hình thành và sáp nhập diễn ra như sau:
Huyện Yên Lạc thời Lê Quang Thuận (năm 1460) đặt là huyện Thạch
Thành, cho lệ vào phủ Thiệu Thiên (nay là phần đất thuộc đông nam huyện
Thạch Thành bây giờ). Huyện Tế Giang thuộc lưu vực sông Bưởi (còn gọi

là sông Bảo, sông Tế Giang). Ðời Lê Quang Thuận đổi tên Tế Giang thành
Bình Giang, đời Trung Hưng gọi là huyện Quảng Bình. Thời Tây Sơn đổi
là huyện Quảng Bằng. Ðầu thời Nguyễn đổi lại thành huyện Quảng Bình.
Năm Minh Mệnh thứ 2 (năm 1821), đổi tên thành Quảng Ðịa, sau lại đổi
tên là huyện Quảng Tế.) Năm Thành Thái thứ 1 (năm 1889) nhập huyện
Quảng Tế vào huyện Thạch Thành và hình thành huyện Thạch Thành ngày
nay) Năm 1977, ghép hai huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc thành huyện
15


Vĩnh Thạch. Ðến năm 1982, lại tách hai huyện như cũ và lại lấy tên là
huyện Thạch Thành.
1.1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hoá,
phía đông giáp huyện Hà Trung, phía bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh
Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp
huyện Vĩnh Lộc. Theo điều tra thổ nhượng của Sở Ðịa chính, phần lớn chất
đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đây là tiềm năng thế
mạnh vô cùng quý giá của Thạch Thành trong quá trình phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến
đường quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn,
huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho
Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Ðặc biệt,
với tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc
Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm nghỉ chân" đã
tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh
thái. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện miền núi.
Sau khi được xác lập huyện Thạch Thành ngày nay có diện tích tự nhiên là
558,1 km2, dân số 150.600, có 26 xã và 02 thị trấn với 243 làng.
Để có những làng mạc trù phú xen kẽ giữa núi đá và những cánh đồng bằng

phẳng phì nhiêu với một cảnh quan văn hoá như ngày nay vùng đất Thạch
Thành đã chịu nhiều tác động của bàn tay con người kiên trì, bền bỉ của
hàng ngàn năm nay. Ban đầu là khẩn hoang, bồi cư, san gò, lấp trũng, biến
những bãi lầy, rừng hoang vu, những gò đống cao, đầm hồ thành những nơi
bằng phẳng, phì nhiêu như ngày nay.
Địa hình nghiêng dần về phía tây. Diện tích đất trồng trọt của huyện
được phân bố trên các vùng (bán sơn địa, vùng lúa, vùng ven bãi Sông
Bưởi và vùng kinh tế mới). Vùng rừng đồi và ven theo bãi sông rất thuận
16


lợi cho trồng các loại cây hoa màu, cây lưu niên, đặc biệt là cây công
nghiệp. Đây là điều kiện tốt để người dân làm kinh tế vườn, đồi phục vụ
sản xuất, đời sống và tham gia xuất khẩu. Vùng lúa của Thạch Thành có
diện tích canh tác 12.701 ha. Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu được trải ra
thành cánh đồng vừa rộng, vừa bằng phẳng lại có hệ thống tưới tiêu khá
tốt nên rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và năng suất.
Vì vậy, đây là vùng chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt và thu
nhập kinh tế của huyện và đây cũng là một trong những vùng trọng điểm
lúa ở các tỉnh miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Sông Bưởi là một nhánh sông bắt nguồn từ sông Mã, chảy qua các huyện
miền ngược rồi đổ về xuôi theo hướng tây đông, ướn lượn vòng quanh và
chia đôi huyện Thạch Thành thành hai vùng đất tả ngạn với hai tên gọi là
bên Thành và bên Thạch (Thạch là chỉ các xã nằm bên kia sông như Thạch
Định, Thạch Bình..., bên Thành các xã gọi là Thành Kinh, Thành Tân,
Thành Vân..). Ngoài nó ra còn có nhiều con suối nhỏ chảy từ nhiều vùng
khác nhau cùng hòa mình về sông Bưởi, đã tạo nên bức tranh "sơn thủy
hữu tình", phục vụ tưới, tiêu, bồi đắp phù sa màu mỡ phì nhiêu cho đồng
bãi ở vùng đất này.
Thạch Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của dải

đất miền Trung nên cũng mang những đặc điểm chung của vùng về sự
thuận lợi và khắc nghiệt của thiên nhiên. Ngoài những yếu tố nắng nóng,
mưa nhiều, độ ẩm cao rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt, chăn
nuôi, vùng đất này cũng chịu rất nhiều bất lợi do thiên nhiên gây ra. Đó
là việc hình thành các vùng tiểu khí hậu, lượng mưa nắng phân bố không
đều trong năm dẫn đến hạn hán, lũ lụt thường xuyên đã gây ra nhiều tai
họa cho sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Truyền thống của
cư dân vùng đất này đã sớm đoàn kết, gắn bó bên nhau dưới nhiều hình

17


thức phong phú như: phường, hội... để liên kết, hợp tác, cùng nhau tìm
kiếm các phương cách tạo lập và xây dựng cuộc sống.
Sự đa dạng, phong phú của đất đai, khí hậu ở Thạch Thành là điều kiện
cho sự đa dạng, phong phú trong việc phát triển cây trồng, vật nuôi.
Ngoài việc trồng lúa, khoai ngô, sắn, đậu, lạc, vừng.... là những loại cây
lương thực truyền thống, vùng đất này còn có những loại cây công
nghiệp chủ lực khác là cây mía, cây cao su và một số câu ăn quả khác
như: bưởi, cam, mít, chè xanh...
1.1.1.3. Con người
Tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thạch Thành nói riêng là một trong
những địa phương được xác định là nơi xuất hiện loài người đầu tiên ở Việt
Nam (núi Đọ ở Thiệu Hoá và hang Con Moong ở xã Thành Yên huyện
Thạch Thành). Sức hấp dẫn của vùng đất vừa có đất phù sa ven sông vừa
có đồi núi rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước và phát triển lâm nghiệp, vì
thế ngoài cư dân gốc Thạch Thành còn đón nhận các luồng dân cư từ nơi
khác tới đây khẩn hoang sinh sống và lập nghiệp, hình thành và thiết lập
nên những làng xã đông đúc, đa dạng. Để tồn tại và phát triển trong điều
kiện thiên nhiên khắc nhiệt, họ luôn phải chống chọi với thiên tai hạn hán,

bão lụt. Nhưng cũng chính từ những vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên là vùng
đồng bằng ven sông, lại vừa có những cánh đồng xen giữa những đồi núi
nên rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - chính trị - văn hoá. Chính môi
trường sống và quá trình ứng xử với môi trường đã tạo nên những những
nét tính cách và lối sống rất đặc thù, đậm nét của người dân nơi đây: đó là
tinh thần quả cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo, quyết đoán và nhậy cảm
ứng phó với thời cuộc (cả thiên nhiên và xã hội).
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (12-1986) tình hình hình
kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành đạt được nhiều thành tích đáng
18


khích lệ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hệ
thống cơ sở vật chất, đường, trường, trạm được xây dựng phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế ngày càng được đầu tư và hoàn thiện hơn, tạo tiền đề cho
quá tình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện
Thạch Thành.
Về kinh tế
Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng sản phẩm GDP bình quân
hàng năm (1996-1999) đạt 90 tỷ đồng, tăng 5% so với 5 năm 1990 – 1995.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 58,5%; công nghiệp, tiểu thủ
công nghiêp, xây dựng là 27,5%; dịch vụ 14%. Đây là thắng lợi nổi bật
nhất vượt chỉ tiêu đại hội đề ra về cả khối lượng lẫn giá trị, nhịp độ phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Văn hoá - xã hội, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình được
quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã
hội của địa phương được thực hiện tốt. Các cơ sở phát thanh, phát lại

truyền h́ nh huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở được đầu tư nâng cấp,
đảm bảo chất lượng và phát huy được hiệu quả thông tin tuyên truyền.
Thực hiện chủ trương xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, từng bước nâng
cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội, tính đến năm 2000, toàn
huyện có 156 đơn vị khai trương làng, cơ quan, trường học văn hoá. Trong
đó, xã Ngọc Trạo có 100% làng khai trương xây dựng làng văn hoá. Hoạt
động thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến, công tác xã hội hoá hoạt
động thể dục thể thao được củng cố và đẩy mạnh, các phong trào hoạt động
thể dục thể thao cơ sở thu hút ngày càng đông đảo quần chúng tham gia...
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được cấp uỷ Ðảng và
Chính quyền quan tâm, củng cố cả về chất lượng và số lượng. Do đó, số
19


bệnh nhân vào khám và điều trị tại trung tâm y tế huyện, các trạm xá, thị
trấn ngày càng nhiều, số bệnh nhân vượt tuyến ngày càng giảm.
Hoạt động y tế dự phòng được củng cố và tăng cường, công tác an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được kiểm tra thường xuyên. Nhờ làm
tốt công tác phòng chống, trong nhiều năm liền, Thạch Thành không để xảy
ra dịch bệnh lớn.
Công tác dân số - kế họach hoá gia đình được tập trung chỉ đạo
thường xuyên. Ý thức tự giác và trình độ xã hội hoá được tăng cường. Tỷ lệ
sinh giảm từ 2,4% năm (1996) xuống còn 1,8% ( năm 1999); số người sinh
con thứ ba giảm dần từ 23% (năm 1995) xuống còn 13% (năm 1999).
Tình hình quốc phòng - an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục
được giữ vững và ổn định, tạo được khối đại đoàn kết toàn dân. Quốc
phòng luôn được củng cố, xây dựng cơ sở vững mạnh, duy trì chế độ sẵn
sàng chiến đấu và làm tốt công tác tuyển quân. Những kết quả nêu trên là
hệ quả tất yếu từ chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, sự đoàn kết nhất trí cao trong việc vận dụng sáng tạo đường

lối đổi mới của Ðảng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch
Thành. Ðó chính là tiền đề, là cơ sở để Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra
những chủ trương, giải pháp sát thực, phù hợp nhằm phát huy tiềm năng,
thế mạnh và nội lực của một huyện miền núi; huy động sức mạnh đoàn kết
toàn dân, hăng hái thi đua học tập, lao động sản xuất xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp.
1.2. Thực trạng nền kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thành
trước năm 2000
Trước năm 1986, Thạch Thành đã trải qua một chặng đường đầy biến
động, thăng trầm trong việc tìm tòi, thử nghiệm các cơ chế, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thạch
20


Thành đã từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, ổn định đời
sống, nhưng nền kinh tế huyện vẫn nằm trong tình trạng trì trệ, chậm
phát triển, thiếu tính vững chắc và chưa toàn diện. Tuy còn nhiều hạn
chế, thiếu sót song những thành tựu trước năm 1986 đã tạo tiền đề quan
trọng để Thạch Thành vững bước đi lên, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ
trong thời kỳ đổi mới toàn diện theo đường lối Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đề ra.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII ngày 20-9-1986 thống nhất đưa ra
nhiệm vụ chung là: “Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao
động, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, khai thác tiềm năng tại chỗ, từ lao
động đất đai mà đi lên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ vững chắc trong
việc tổ chức lại sản xuất, phân công lao động, mở rộng ngành nghề,
nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác và thâm
canh chiều sâu trên các lĩnh vực sản xuất, tăng độ đồng đều trên vùng
kinh tế. Đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên đơn vị tài nguyên, đưa

phong trào huyện nhà có bước phát triển mới, toàn diện về kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng” [27, tr.3].
Với đường lối đó đã tạo ra những bước thay đổi căn bản trong nền kinh
tế nông nghiệp, Thạch Thành đã tạo ra được một số cơ sở vật chất kỹ
thuật ban đầu, hệ thống chính trị được củng cố xây dựng vững chắc, đời
sống văn hóa mới được hình thành. Đảng bộ đã phát huy được sức mạnh
toàn Đảng, toàn dân, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng,
xây dựng huyện một cách toàn diện. Nhiều ngành, nhiều địa phương đã
năng động sáng tạo tìm tòi thử nghiệm, tổng kết, đóng góp những kinh
nghiệm quý báu cho sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 15-12-1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam khai mạc tại thủ đô Hà Nội, đây là mốc quan trọng đánh
dấu bước chuyển đất nước sang thời kỳ mới. Đại hội đã đề ra đường lối
21


đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn
hóa trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội VI tiếp tục xác định vị
trí hàng đầu của nông nghiệp, chủ trương: “Giải phóng năng lực sản
xuất, trước hết và chủ yếu là năng lực sản xuất của hàng chục triệu lao
động với hàng triệu ha đất đai” [23, tr.21, 154, 155].
Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, Thạch Thành bước vào tiến hành
công cuộc đổi mới trên tất cả các mặt đời sống xã hội. Tập trung phát
triển nông nghiệp, khai thác kinh tế trên đồng ruộng bằng việc đầu tư
giống mới, nguồn nước tăng mùa vụ (đông xuân, hè thu, vụ đông) có
chính sách khuyến khích hợp lý. Mở rộng ngành nghề, khơi thông liên
doanh, liên kết để xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho ngân sách huyện. Trong
nông nghiệp, thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
Thạch Thành tiếp tục đẩy mạnh công tác khoán đến từng nhóm và người

lao động, khuyến khích sử dụng tốt đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật và
tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhờ vậy, đã động viên khích lệ người nông
dân hăng hái đầu tư vốn, sức lao động, nâng cao năng suất, sản lượng.
Đến 1986, cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 đã bộc lộ nhiều bất cập, không
còn phù hợp nữa, sản xuất nông nghiệp bắt đầu chững lại và giảm sút
dần.
Để khắc phục tình trạng đó, Đảng bộ đã kịp thời rút kinh nghiệm, mở
nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về nông nghiệp, động viên nhân dân tu
sửa lại các công trình thủy lợi, củng cố hệ thống đê điều, áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật, thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản
phẩm cuối cùng đến người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đảng
bộ huyện Thạch Thành đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước sát với tình hình thực tế của địa
phương nên đã tạo ra một số chuyển biến về kinh tế. Cùng thời gian này,
22


Đảng bộ chỉ đạo làm thí điểm việc cấy vụ hè thu và làm vụ đông với cây
ngô và khoai lang trên đất hai lúa ở các xã Thành Thọ, Thành An, Thành
Hưng… Kết quả, vụ hè thu tránh được lụt và rét, cho năng suất cao. Cây
vụ đông cũng đạt hiệu quả rất tốt.
Ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI
ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp”, đã xác định hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản hộ xã
viên là đơn vị nhận khoán. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu “thực sự giải
phóng sức sản xuất, chuyển nền nông nghiệp còn mang nặng tính tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa”. Nếu như Chỉ thị 100-CT/TW mới
chủ yếu giải phóng sức lao động của nông dân, tháo gỡ một số rào cản,
khó khăn trong sản xuất thì Nghị quyết 10-NQ/TW đã phát huy mạnh mẽ
sự sáng tạo, chủ động của người nông dân, “làm cho nền nông nghiệp từ

chuyển động bộ phận sang chuyển động toàn thân” [42, tr.63], phá vỡ
hoàn toàn hệ thống quản lý tập trung bao cấp, mở ra thời kỳ huy hoàng
của sản xuất nông nghiệp. Với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị “nhận
thức mô hình hợp tác xã nông nghiệp có bước chuyển căn bản. Tập thể
hóa về tư liệu sản xuất không còn tiêu chí hàng đầu của các hợp tác xã.
Thậm chí, hợp tác xã còn có thể có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản
xuất”. Hợp tác xã nông nghiệp dần chuyển đơn vị kinh doanh, trợ giúp
đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nông nghiệp là hộ nông
nghiệp. Để cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị, Huyện ủy đã tổ chức
các lớp tập huấn quán triệt nội dung Nghị quyết đến tận cán bộ, đảng
viên và xã viên, phong trào thâm canh trong nông nghiệp từng bước
chuyển mạnh, đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả đưa tổng sản lượng
lương thực từ 44.800 tấn (1986) lên 49.060 tấn (1987) tăng 4.260 tấn.
Cùng với những tiến bộ về lương thực thì cây công nghiệp ngắn ngày và
dài ngày đều phát triển khá, tăng cao về diện tích, năng suất, sản lượng.
23


Đặc biệt đã đưa diện tích trồng lạc từ 869 ha (1985) lên 1.200 ha (1986)
và 1.500 ha (1988) [11, tr.5].
Phong trào chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh, tăng cả về số lượng
và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Cuối năm 1987, Đảng bộ huyện
Thạch Thành chủ trương “hóa giá đàn trâu bò tập thể cho xã viên”. Có
thể nói đây là vấn đề mới, nhạy cảm, có liên quan đến quan hệ sản xuất
và việc quản lý tư liệu sản xuất của hợp tác xã. Kết quả là đàn trâu bò
được chăm sóc chu đáo, không bị chết rét và phát triển từ 23.000 con
(1986) lên gần 25.000 con (1988), tăng 2000 con. Về đàn lợn, bình quân
trọng lượng xuất chuồng tăng nhanh từ 60kg/con (1986) lên 75kg/con
(1988) [11, tr.6].
Từ năm 1989 trở đi, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu

mang lại hiệu quả rõ rệt. Đại hội lần thứ XIV đã tập trung thảo luận dự
thảo “Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện”.
Nghị quyết nêu rõ: “… Phải dồn sức giải quyết vấn đề lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, gắn kinh tế - xã hội với an ninh
quốc phòng, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, sản xuất với chế biến, lưu
thông hàng hóa làm đa dạng thêm nền kinh tế” [28, tr.2].
Tháng 3-1989, Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
VI tiếp tục khẳng định những phương hướng lớn trong đổi mới quản lý
nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết đã xác định : Hợp tác xã
và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất
quản lý việc thực hiện chế độ khoán ruộng đất cho xã viên, đồng thời tổ
chức kinh doanh những khâu, những hoạt động kinh tế mà việc làm
chung có lợi hơn từng gia đình tự làm, đặc biệt là trong các dịch vụ sản
xuất và lưu thông, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và trong việc
mở mang ngành nghề; cùng với chính quyền và các đoàn thể chăm lo các
24


vấn đề xã hội đối với gia đình xã viên. Quy mô tổ chức và cơ chế, bộ
máy quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của từng đơn vị, do tập thể xã viên quyết định.
Nghị quyết số 10-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 1991, ngày 26 tháng 11 năm 1990 và Nghị
quyết số 06-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá VI) về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới, ngày 29 tháng 03 năm
1989 là bước tiến mới so với Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của
Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến

nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Quan
hệ sản xuất được điều chỉnh trên ba phương diện sở hữu, quản lý, phân
phối cho phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
Căn cứ vào đặc điểm, đất đai, khí hậu và kinh nghiệm nhiều năm, Huyện
đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng, ổn định và thâm
canh lúa đông xuân tăng diện tích lúa hè thu, giảm tối đa diện tích mùa
muộn tăng cây vụ đông, mở rộng và thâm canh cây lạc, thực hiện các
biện pháp gối vụ, trồng xen và chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao. Mở
rộng diện tích tưới tiêu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp
phần nâng cao năng suất các loại cây trồng. Năng suất lúa giai đoạn
1989 - 1991 đạt bình quân 30,07 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy
thóc năm 1989 đạt 54.525 tấn, năm 1990 đạt 55.502 tấn, năm 1991 đạt
55.282 tấn, bình quân tăng gần 6000 tấn/năm so với giai đoạn 1986 1988. Nâng bình quân lương thực đầu người đạt 333kg/năm, tăng 23 kg
so với giai đoạn 1986 - 1988, rau màu các loại 9.572 tấn. Tỷ trọng giá trị

25


×