PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS MƯỜNG THÍN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THAM LUẬN
(V/v Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học” cấp
trường.
Thời gian tổ chức : Ngày 27 tháng 9 năm 2010
Địa điểm: Văn phòng trường THCS Mường Thín
A/Nâng cao chất lượng dạy học
a, Thực trạng:
- Nhà trường, ban chuyên môn, các tổ chức, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế
hoạch bám sát thực tế, sau đó triển khai nội dung công việc cụ thể theo tháng và tuần.
- Nắm bắt năng lực, sở trường của từng cán bộ giáo viên để phân công nhiệm cụ
phù hợp.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ chuyên môn thường xuyên lựa
chọn nội dung bồi dưỡng thiết thực, phù hợp theo đúng văn bản hướng dẫn.
- Tăng cường dự giờ thăm lớp đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và học
sinh, nhắm tư vấn thúc đẩy giáo viên nâng cao chất lượng dạy - học.
- Vận dụng việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt
phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học.
- Năm học 2010 - 2011 nhà trường đã bồi dưỡng phụ đạo thêm nhằm nâng cao
chất lượng học tập.
- Động viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập và nâng cao trình độ, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiên cứu các kiến thức cần thiết để dạy học.
Tồn tại:
- Việc áp dụng phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới của một số
giáo viên còn hạn chế.
- Học sinh 100% đều là dân tộc dẫn đến việc nhận thức còn nhiều hạn chế.
- Phụ huynh học sinh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường về công tác
giáo dục.
-Sự nhận thức của học sinh chưa cao, các em chưa có tinh thần học tập không học
bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
b, Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo năm học, chỉ đạo chuyên môn, bám sát chủ đề
năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”
- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên giao
lưu học hỏi về chuyên môn qua đồng nghiệp của trường cũng như giáo viên của trường
bạn.
1
- Tuyên truyền tới phụ huynh về công tác phối kết hợp với nhà trường giáo dục học
sinh học tập ở nhà
- Phân chia các nhóm học tập phù hợp với nội dung bài học.
- Chọn giáo viên ôn tập cho học sinh yếu, bồi dưỡng cho học sinh giỏi ( lớp 8, 9).
-Đặc biệt phải định hướng cho học sinh phương pháp và hình thức học tập
B/Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
a, Thực trạng:
- Năm học 2010 - 2011 nhà trường đã huy động tương đối đảm bảo chỉ tiêu kế
hoạch giao, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học
- Tỉ lệ chuyên cần của các lớp vào các ngày thời tiết thất thường chưa cao.
b, Nguyên nhân:
- Gia đình học sinh phần lớn ở rải rác cách xa trung tâm, điểm trường nên việc đi
lại khó khăn.
- Số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỉ lệ cao nên chưa quan tâm
chăm sóc cho con em ăn nghỉ đảm bảo thời gian đến trường.
- Việc nhận thức về công tác giáo dục của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế.
-Nhiều con em có hoàn cảnh khó khăn: Mồ côi cha mẹ, bố mẹ ly hôn, ......nên thiếu
sự quan tâm chăm sóc
c, Giải pháp:
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên cần nắm rõ hoàn cảnh của học sinh khi xây dựng
kế hoạch chủ nhiệm để theo dõi giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với UBND xã , trưởng bản , hội cha mẹ học sinh làm tốt công tác huy
động và duy trì số lượng.
- Tổ chức các buổi hoạt động tập thể nhằm thu hút các em đi học chuyên cần
- Xây dựng các nhóm học tập , đôi bạn cùng tiến........
Trên đây là một số tham luận về “Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học
sinh bỏ học”. Mong được sự góp ý của các đồng chí để tôi thực hiện tốt hơn.
Mường thín, ngày 27 tháng 9 năm 2010.
Người viết tham luận
Nguyễn Ngọc Ngoãn
2
PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NÀ SÁY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
(V/v tổ chức Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học”
cấp trường.
Thời gian tổ chức : Ngày 23 tháng 9 năm 2010
Địa điểm: Văn phòng trường Tiểu học Nà Sáy
I. Thành phần
-Ban giám hiệu nhà trường : 2 đ/c
-Giáo viên giảng dạy : -GVCN : 15 đ/c
-GV dạy chuyên : 2 đ/c
-GV dự trữ: 5 đ/c
-TPT Đội : 1 đ/c
II. Nội dung
3
1. Đồng chí :Đặng Thị Hòa - Phó hiệu trưởng thông qua công văn số
63/PGD&ĐT-CM , ngày 20 tháng 9 năm 2010.V/v tổ chức Hội thảo nâng cao chất
lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
2. Đồng chí : Diệp Thị Huế - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nà Sáy quán triệt
tinh thần làm việc và triển khai kế hoạch hội thảo.
3. Phát công văn 63 cho giáo viên nghiên cứu
4. Tổ chức thảo luận theo nhóm: - Nhóm khối 1 + 2. Đ/c Bùi Thị Mây phụ
trách.
- Nhóm khối 3: Đ/c Cà Thị Hoa phụ trách.
- Nhóm khối 4 + 5: Đ/c Nguyễn Thị Hương phụ trách.
Nội dung: Nêu thực trạng nguyên nhân và đề xuất các mục tiêu, giải pháp cụ thể để
nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
- Đại diện các nhóm trình bày.
5. Đ/c: Diệp Thị Huế thông qua bản tham luận của Hiệu trưởng.
6. Đ/c: Đặng Thi Hòa thông qua bản tham luận của phó hiệu trưởng.
7. Ý kiến bổ sung:
- Các thành viên lần lượt đưa ra ý kiến tán thành hoặc bổ sung cho bản tham luận.
8. Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp và kết luận chung.
8.1 Nâng cao chất lượng dạy học
a, Thực trạng:
- Nhà trường, ban chuyên môn, các tổ chức, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch
bám sát thực tế, sau đó triển khai nội dung công việc cụ thể theo tháng và tuần.
- Nắm bắt năng lực, sở trường của từng cán bộ giáo viên để phân công nhiệm cụ phù
hợp.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo trường, tổ chuyên môn thường xuyên
lựa chon nội dung bồi dưỡng thiết thực, phù hợp theo đúng văn bản hướng dẫn.
- Tăng cường dự giờ thăm lớp đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và học sinh,
nhắm tư vấn thúc đẩy giáo viên nâng cao chất lượng dạy - học.
- Vận dụng việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt phù hợp
với đối tượng học sinh.
- Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học.
- Năm học 2010 - 2011 nhà trường đã áp dụng 2 buổi trên ngày nhằm nâng cao chất
lượng học tập.
- Động viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập và nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiên cứu các kiến thức cần thiết để dạy học.
Tồn tại:
- Việc áp dụng phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới của một số giáo
viên còn hạn chế.
- Học sinh 100% đều là dân tộc dẫn đến việc nhận thức còn nhiều hạn chế.
4
- Phụ huynh học sinh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường về công tác giáo
dục.
b, Giải pháp:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo năm học, chỉ đạo chuyên môn, bám sát chủ đề
năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”
- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện để giáo
viên giao lưu học hỏi về chuyên môn qua đồng nghiệp của trường cũng như giáo viên
của trường bạn.
- Tuyên truyền tới phụ huynh về công tác phối kết hợp với nhà trường giáo
dục học sinh học tập ở nhà
- Phân chia các nhóm học tập phù hợp với kế hoạc bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu.
- Chọn giáo viên ôn tập cho học sinh yếu, bồi dưỡng cho học sinh giỏi
( lớp 5)., rèn chữ viết ho học sinh từ khôi 1 đến khối 5.
- Đặc biệt phải định ướng cho học sinh phương pháp và hình thức phụ đạo
cho học sinh yếu của lớp mình.
8.2: Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
a, Thực trạng:
- Năm học 2010 - 2011 nhà trường đã huy động đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch
giao, không có tình trạng học sinh bỏ học
- Tỉ lệ chuyên cần của các lớp trong điểm trường Pa Cá vào buổi học thứ hai
trong ngày( buổi chiều) cũng như các ngày thời tiết thất thường chưa cao.
b, Nguyên nhân:
- Gia đình học sinh phần lớn ở rải rác cách xa trung tâm, điểm trường nên
việc đi lại khó khăn.
- Số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm 50% nên chưa quan tâm
chăm sóc cho con em ăn nghỉ đảm bảo thời gian đến trường.
- Việc nhận thức về công tác giáo dục của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn
chế.
Nhiều con em có hoàn cảnh khó khăn: Mồ côi cha mẹ, bố mẹ ly hôn, ......nên
thiếu sự quan tâm chăm sóc
c, Giải pháp:
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên cần nắm rõ hoàn cảnh của học sinh khi xây
dựng kế hoạch chủ nhiệm để theo đỡ giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với UBND xã , trưởng bản , hội cha mẹ học sinh làm tốt công tác
huy động và duy trì số lượng.
- Phân công nhiệm vụ cho nhân viên hỗ trợ giáo viên giúp đõ các em qua suối
vá các đoạn đường khó khăn vào những ngày mưa lũ.
- Tổ chức các buổi hoạt động tập thể nhằm thu hút các em đi học chuyên cần
5