Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG GIÁO dục TRUYỀN THỐNG văn hóa dân tộc CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.43 KB, 41 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH


Khái qt một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Mỗi quốc gia đều có truyền thống lịch sử, nền văn hóa
riêng cho nên giáo dục ở mỗi nước đều có những nét độc đáo
riêng. Nhật Bản là một trong những đất nước hiện đại bậc
nhất trong số các cường quốc công nghiệp trên thế giới,
nhưng những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản vẫn
cịn được bảo tồn và khơng bị mai một qua nhiều thế hệ. Cũng
bởi, người Nhật đều được học cách phải giữ gìn và bảo tồn
văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là một hình thức giáo
dục giúp nhiều thế hệ trẻ bảo tồn nét văn hóa cổ đại của người
dân nơi đây. Giáo dục của Nhật Bản được xây dựng trên nền
tảng các giá trị gia đình, xã hội và văn hóa truyền thống. Nhật
Bản hướng đến việc giáo dục truyền thống để bảo tồn các giá
trị xã hội của dân tộc và được thực hiện bằng ba trọng
điểm: Lịng tơn trọng cuộc sống - Quan hệ cá nhân và cộng
đồng - Ý thức về trật tự dọc (kỷ luật xã hội). Ý thức về trật tự
dọc được xem là tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố quan
trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của


quốc gia Nhật Bản. Nó đã chuyển hóa vào các đơn vị cơ sở
của xã hội, bao gồm cả trường học. Trật tự dọc bắt nguồn từ
tư tưởng Khổng giáo, và ở đơn vị gia đình, các thành viên
thuộc nhiều thế hệ gắn kết với nhau bởi tình cảm tự nhiên hơn


là bởi nguồn lực và khả năng. Việc giáo dục các giá trị truyền
thống cho học sinh của Nhật Bản thơng qua nhiều hình thức
phong phú và đa dạng. Cụ thể, Nhật Bản thực hiện giáo dục
truyền thống thông qua tồn thể các mơn học, qua các hoạt
động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày, chương trình giáo
dục đạo đức khung được xây dựng trên nền tảng luật pháp
quốc gia, với bộ tiêu chuẩn mà tất cả các trường đều phải thực
hiện.
Singapore là đất nước có nền văn hóa vơ cùng đa dạng.
Là một xã hội đa sắc tộc, là ngơi nhà chung trong đó nhiều
cộng đồng với văn hóa và tín ngưỡng khác nhau cùng chung
sống hịa hợp. Về mặt giáo dục và đào tạo, chính phủ
Singapore nhận thấy những điểm mạnh của hệ thống giáo dục
phương Đông là định hướng thi cử và trọng nhân tài, điểm
mạnh của giáo dục phương Tây là chú trọng phát triển cá tính
và phát triển tồn diện Do đó, việc kết hợp hai mơ hình giáo
dục theo các giá trị phương Đông và phương Tây sẽ giúp tạo


ra con người Singapore mới tồn diện, có nhân cách, biết giữ
gìn các giá trị đạo đức chân chính, sống khoan dung và có
lịng tự hào về bản thân và đất nước mình. Ở Singapore, các
nền văn hóa tơn giáo tín ngưỡng đều được trân trọng. Vì vậy,
mơ hình giáo dục thứ nhất là trách nhiệm của nhà trường
trong giáo dục các kiến thức lập nghiệp. Mơ hình giáo dục thứ
hai chính là phối hợp cộng đồng giữa nhà trường và gia đình
với các tổ chức chính quyền địa phương trong giáo dục.
Indonesia là một quốc gia Hồi giáo ở Đơng Nam Á, do
những giá trị tính cách Indonesia có xuất xứ từ cội nguồn là
tôn giáo và giá trị văn hóa bản địa nên nước này cần phải xây

dựng một hệ thống giáo dục tính cách bao trùm tổng thể để
phù hợp với bối cảnh hiện đại. Indonesia là quốc gia coi Cuộc
cách mạng tinh thần là một trong những ưu tiên, đồng thời
chú trọng đến việc triển khai chương trình giáo dục. Việc triển
khai chương trình giáo dục tính cách được xem là nền tảng
chính để xây dựng tính cách Indonesia, được coi là phương
tiện truyền tải giá trị Pancasila một cách liên tục. Trong đó
nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo nhà trường, nhà giáo và
các bậc cha mẹ cùng với tất cả người học trong việc tương tác
giáo dục cùng nhau với các nhân tố xã hội.


Giáo dục của Brunei đã tiến hành một số thay đổi nhỏ để
thích ứng với những biến động trong khu vực cũng như trên
thế giới. Học sinh sau này trưởng thành sẽ sống trong một xã
hội đa chức năng, nhiều lĩnh vực, sử dụng công nghệ, đa
dạng, phát triển nhanh nên các em phải được trang bị kỹ năng
để phù hợp với xã hội tương lai. Hệ thống giáo dục SPN21
(hệ thống giáo dục quốc gia cho thế kỷ 21) được Brunei xây
dựng để phát triển một chương trình giáo dục định hướng
cộng đồng địa phương và chú trọng đến văn hóa và di sản
Brunei, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị của Vương
quốc Hồi giáo Malay Brunei được trân trọng gìn giữ. Các giá
trị này sẽ giúp học sinh hướng tới giáo dục và tinh thần dân
tộc.
Như vậy, GDTTVHDT của một số nước trên thế giới
đều hướng đến việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia
đình và các tổ chức chính quyền địa phương vào giáo dục thế
hệ trẻ, nhất là lứa tuổi HS nhằm bảo tồn và giữ gìn các giá trị
cốt lõi truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn

lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Những nghiên cứu ở trong nước


Ở Việt Nam, vấn đề văn hóa của dân tộc cũng như
GDTTVHDT là một nội dung giáo dục quan trọng, nhằm giúp
cho các trường học thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho
HS.
Văn hóa theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là
một “bách khoa tồn thư” về những lĩnh vực liên quan đến
đời sống con người. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì cho
rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vơ cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn
tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn
hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo
đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp
thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh
của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ
mình và khơng ngừng lớn mạnh” (Văn hóa và Đổi mới, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, trang 9).
Đã có nhiều tác giả với nhiều cơng trình, đề tài khoa học
về văn hóa được cơng bố với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau
như: Trần Văn Giàu với cuốn sách "Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,


1980); Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang với công trình khoa
học "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay" (Chương trình KHCN cấp Nhà nước đề tài KX.07-02,

gồm 2 tập xuất bản năm 1994 và 1996); Trần Ngọc Thêm với
tác phẩm: "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" (NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001); “Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB
GD,1997’’ đã cung cấp những kiến thức, khái niệm cơ sở nền
tảng cho ngành văn hóa học. Tác phẩm "Bản sắc văn hóa Việt
Nam" của Phan Ngọc (NXB Văn học, 2002) .Tác giả Trần
Mạnh Thường có tác phẩm "Việt Nam văn hóa và giáo dục”
(NXB Văn hóa thơng tin, 2010); với quan điểm dân tộc học,
Phan Hữu Dật có tác phẩm "Góp phần nghiên cứu dân tộc
họcViệt Nam" (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Tác
giả Nguyễn Hồng Hà "Văn hóa truyền thống dân tộc với giáo
dục thế hệ trẻ " (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001)... Dù
các tác giả đi theo các hướng tiếp cận khác nhau nhưng đều
có cơ sở của mình khi nói về văn hóa.
Về huy động nguồn lực xã hội phục vụ cho cơng tác giáo
dục nói chung, GDTTVHDT cho HS nói riêng từ lâu đã được
các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục quan tâm và
đề cập ở nhiều cấp độ khác nhau, kể cả vấn đề lý luận và thực


tiễn, Tiêu biểu như một số tác giả: Phạm Minh Hạc và Phạm
Tất Dong với “Xã hội hóa cơng tác giáo dục”, tác giả
Nguyễn Sinh Huy có “Xã hội hóa giáo dục - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng có “Đề án
xã hội hóa cơng tác giáo dục”. Báo cáo khoa học tổng kết đề
tài “Đánh giá tác động của các chính sách xã hội hóa giáo
dục ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cơng Giáp. Cơng trình
“Xã hội hóa giáo dục - Nhận thức và hành động” của Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam,…
Các vấn đề huy động nguồn lực xã hội tham gia vào

cơng tác giáo dục nói chung, GDTTVHDT cho HS nói riêng
là một vấn đề đã được nghiên cứu và cơ bản thống nhất ở một
số nội dung, cơ sở lý luận, thuật ngữ, quan điểm cơ bản của
xã hội, các biện pháp nói chung…để thực hiện. Công tác huy
động các nguồn lực xã hội tham gia vào cơng tác giáo dục nói
chung, GDTTVHDT cho HS đã được một số kết quả khả
quan, đóng góp vào thành công chung của công tác giáo dục.
Tuy nhiên vấn đề phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục cho HS tiểu học về truyền thống văn hóa dân tộc cịn
chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phối hợp


các lực lượng xã hội trong GDTTVHDT tại thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long được xem là rất có ý nghĩa.
Một số vấn đề lý luận về truyền thống văn hóa dân
tộc và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh
Truyền thống văn hóa dân tộc
Văn hóa
Văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng với nhiều cách
hiểu khác nhau. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu, cách tiếp cận,
cách nhìn nhận và đánh giá mà các nhà khoa học đưa ra nhiều
định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa.
Về mặt thuật ngữ, văn hóa (culture) có xuất xứ từ chữ
Latinh Cultura- có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trơng nom
cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ
Cultura được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ
sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của
con người. Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ Văn hóa
bao gồm Văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí
tuệ con người; có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân.

Chữ Hóa trong văn hóa là việc đem cái Văn (cái đẹp, cái tốt,


cái đúng) để cảm hóa, giáo dục hiện thực hóa trong thực tiễn,
trong đời sống. Như vậy, trong từ nguyên của cả phương
Đơng và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự
giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (cá nhân, cộng đồng,
xã hội loài người); cũng có nghĩa là làm cho con người và
cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Các định nghĩa, quan niệm nhấn mạnh tính ổn định, tính
lịch sử của văn hóa thì coi trọng quá trình kế thừa xã hội,
truyền thống của con người. Ví dụ như Eward Sapir (1884 –
1939), nhà ngơn ngữ học người Mỹ đã định nghĩa văn hóa
chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã
nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức
hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn
theo truyền thống.
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh tính giá trị của
văn hóa thì coi trọng tính chuẩn mực, xem văn hóa như là
những cái tốt đẹp, hồn thiện. Ví dụ như William Issac
Thomas (1863 – 1947) nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa
là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào
(các thiết chế, tập tục, cách cư xử). Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo


và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc tạo
thành văn hóa thì coi văn hóa là tất cả các đặc điểm tạo ra sự

khác biệt giữa con người với thế giới động vật, do con người
có lao động, có ngơn ngữ, có ý thức. Ví dụ, Pitirim
Alexandrovich Sorokin (1889 – 1968) nhà xã hội học người
Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học
Harvard đưa ra định nghĩa: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ
tổng thể những gì được tạo ra hay được cải biến bởi hoạt động
có ý thức hay vơ thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với
nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau. Cũng xuất phát từ
khía cạnh này, từ những năm 1942 - 1943, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã cho rằng: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời


sống và địi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập
3. NXB Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 448, tr. 256, tr. 543).
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh thành phần tạo
lập văn hóa thì coi trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn
hóa. Ví dụ như Ralph Linton (1893 – 1953) nhà nhân loại học
người Mỹ cho rằng: “a. Văn hóa suy cho cùng là các phản
ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b.
Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó
được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ
kế thừa”; Czinkota coi văn hóa là một hệ thống những cách
ứng xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội

nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói,
làm, thói quen, ngơn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình
cảm – quan điểm chung của các thành viên đó”.
Năm 2002, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên
hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngồi văn học và
nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống
giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của


UNESCO về tính đa dạng của văn hóa- 2002). Văn hóa bao
gồm nghệ thuật, văn chương, những lối suy nghĩ, quyền cơ
bản của con người; là những hệ thống giá trị, những tập tục và
tín ngưỡng. Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, văn hóa
là sự phát triển.
Rõ ràng, nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới
đặc điểm riêng chỉ có ở lồi người. Văn hóa được gắn với các
giá trị chân – thiện – mỹ, là những giá trị cơ bản nhằm nâng
cao phẩm giá con người. Văn hóa có tính lịch sử, tính giá trị,
tính hệ thống, tính nhân sinh tương ứng, có chức năng tổ chức
xã hội, điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp, chức năng giáo
dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa, quan niệm về văn hóa.
Song, có thể khái quát lại thành các quan điểm sau: Văn hóa
là cái thuộc tính bản chất của con người, là thuộc tính xã hội;
Văn hóa là tổng thể các giá trị, chuẩn mực, là những cái tốt
đẹp được tích lũy trong đời sống con người; Văn hóa là tri
thức, là kiến thức khoa học; Văn hóa là những hoạt động của

con người nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần; Văn hóa có tính
đặc thù, thể hiện kiểu sống, lối sống mang nét riêng biệt, độc


đáo, ổn định của cộng đồng, của dân tộc, có tính di tồn qua
nhiều thế hệ.
Vai trị của văn hóa trong phát triển cộng đồng dân tộc
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và những định hướng
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5 khóa VIII khẳng định: “Văn hóa Việt Nam là
tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các
dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động
lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Vì xét cho
cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn
hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện
con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng
phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái
nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn,
nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được
bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực
tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng


lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến
bộ của các quốc gia, dân tộc.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do
con người sáng tạo ra, chi phối tồn bộ hoạt động của con

người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh
thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện,
xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển
thành con người. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản
phẩm vật chất mà cịn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn
hóa tinh thần, con người và xã hội lồi người càng phát triển
thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng
nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển
ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ văn hóa
khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
Trong thời đại ngày nay, việc phát huy tiềm năng sáng tạo của
con người có tầm quan trọng đặc biệt, tiềm năng sáng tạo này
nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong sự
hiểu biết, tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mỹ
của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm
lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người


ngày càng cao thì khả năng phát triển kinh tế- xã hội càng lớn.
Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu
trong văn hóa. Sự phát triển của dân tộc phải vươn tới cái
mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới nhưng không thể tách
rời cội nguồn. Phát triển dựa trên cội nguồn, bằng cách phát
huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, dân tộc là văn
hóa.
Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố
khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên
ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu

bền. Trong thực tế, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của
nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn
và thúc đẩy con người không ngừng phát huy khả năng của
mình để đáp ứng nhu cầu khơng ngừng tăng lên của xã hội;
mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền
thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế các xu hướng tiêu cực,
những biểu hiện lệch lạc, những thói hư tật xấu, những hành
động thiếu văn hóa trong xã hội. Hạn chế những tiêu cực này
chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa.


Vai trị của văn hóa trong phát triển cộng đồng dân tộc
được thể hiện đặc thù thông qua chức năng lưu truyền, bảo
tồn và không ngừng tái tạo, phát huy tác dụng lâu dài những
di sản văn hóa của dân tộc. Từ đó góp phần giáo dục cho thế
hệ trẻ tìm về cội nguồn dân tộc, lịng tự hào về truyền thống
văn hóa của ơng cha đi trước. Đồng thời tác động đến sự hình
thành và phát triển nhân cách con người, tăng tình đồn kết,
mang lại sức mạnh nội sinh và tăng cường sức mạnh mềm của
dân tộc.
Truyền thống văn hóa dân tộc
Trước hết, để làm rõ khái niệm truyền thống văn hóa dân
tộc, cần làm rõ khái niệm truyền thống. Từ “truyền thống”
tiếng Latinh là traditio, “hành vi lưu truyền” là từ động từ
tradere, “chuyển sang cho người khác, giao, trao lại”. Littre
(1801 – 1881), nhà ngôn ngữ học và nhà triết học thực chứng
người Pháp đã phân biệt truyền thống thành bốn nghĩa chính:
“1. Sự giao một cái gì đó cho một người nào đó; 2. Sự lưu
truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những
truyền thuyết, từ thế hệ này sang thế hệ nọ bằng con đường

truyền khẩu và khơng có bằng cớ chính thức và thành văn; 3.
Đặt biệt, trong giáo hội Giatô, sự lưu truyền từ thế kỉ này sang


thế kỉ khác sự hiểu biết những điều thuộc về đạo và khơng hề
có trong thánh thư; 4. Tất thảy những gì người ta biết hoặc
làm theo truyền thống, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ nọ nhờ ở lời nói hay làm mẫu”. Từ điển của
Trung Quốc xuất bản năm 1989: “Truyền thống là sức mạnh
của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở
các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền
thống có tác dụng khống chế vơ hình đến hành vi xã hội của
con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch
sử”. Theo Bách khoa toàn thư Pháp: “Truyền thống, theo
nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành
bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là
truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập
quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương”.
Cịn theo từ điển Hán Việt, truyền thống được định nghĩa
là “đời nọ xuống đời kia”. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng truyền
thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong
nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia
đình, một dịng họ, một tập đồn lịch sử. Cịn giáo sư Phan
Huy Lê thì cho rằng truyền thống là tập hợp những tư tưởng
và tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử


của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong
lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.

Truyền thống văn hóa dân tộc là một khái niệm cơ bản
nói về về các yếu tố và các giá trị văn hóa của dân tộc được
chắt lọc, bảo tồn, lưu giữ, truyền lại qua hoạt động thực tiễn
của các thế hệ thể hiện bản chất đặc thù của một cộng đồng
người trong lịch sử. Nói chung, đó là mơ hình cảm thụ, tư duy
và hành động được thừa nhận nhiều nhất trong đời sống mọi
người, là tiêu chí của sự liên hệ và cảm thông lẫn nhau giữa cá
nhân và xã hội. Truyền thống hình thành dần dần qua hoạt
động lịch sử của con người; sau khi hình thành nó có tính ổn
định tương đối. Tuy truyền thống bắt nguồn từ lịch sử nhưng
không phải mọi thứ thuộc lịch sử đều là truyền thống; chỉ có
những gì người ta chắt lọc, bảo tồn, kế thừa mới được gọi là
truyền thống. Vì vậy ở mọi dân tộc, khái niệm truyền thống
thường gắn liền với khái niệm bản sắc. Và đó cũng chính là tố
chất cơ bản của truyền thống mà ta rất chú ý đến ở đây. Khi
nói về truyền thống văn hóa, các nhà khoa học thường phân
biệt hai khái niệm văn hóa truyền thống và truyền thống văn
hóa. Đây là hai khái niệm không đồng nhất. Theo quan niệm


của các nhà khoa học, văn hóa truyền thống chỉ tồn bộ giá trị
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của một dân tộc sáng
tạo nên trong lịch sử, được kết tinh lại và tồn tại tương đối ổn
định, là bản sắc và cốt cách của dân tộc đó. Cịn truyền thống
văn hóa là tất cả những giá trị văn hóa của một dân tộc được
lưu truyền, kế thừa và phát triển liên tục trong thực tiễn lịch
sử, xã hội. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về truyền
thống văn hóa, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã
đúc kết ý kiến về các giá trị truyền thống cơ bản của người
Việt Nam để đưa ra một định nghĩa về bản sắc dân tộc như

sau: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được
vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân
– gia đình – làng xã – Tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...bản
sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo”.


Cũng tất nhiên là các dân tộc khác nhau, với bối cảnh
văn hóa khác nhau sẽ có truyền thống văn hóa khác nhau.
Cùng một dân tộc, trong các thời đại khác nhau, hiểu về
truyền thống văn hóa cũng khơng giống nhau. Đây là ý nghĩa
về một thực thể vận động như đã nói. Xét như vậy, truyền
thống văn hóa về thực chất chính là sự nhận thức, quan niệm
giá trị, lựa chọn ứng xử và đồng cảm của con người trong một
thời đại cụ thể trước bước đi của lịch sử. Từ đó có thể rút ra
khái niệm truyền thống văn hóa như sau: Truyền thống văn
hóa là tổng thể những giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn
hóa tinh thần của một cộng đồng người nhất định được sáng
tạo ra trong lịch sử và đã trở nên ổn định, là bản sắc, cốt cách
của cộng đồng người hay dân tộc đó, được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Do đó, truyền thống bao giờ cũng
mang ba đặc trưng cơ bản: Tính cộng đồng, tính ổn định và
tính lưu truyền. Tất nhiên, những đặc trưng đó chỉ có ý nghĩa
tương đối, vì bản thân truyền thống cũng có q trình hình
thành, phát triển và biến đổi. Mỗi khi hoàn cảnh lịch sử, cơ sở

kinh tế xã hội và hệ tư tưởng thay đổi thì truyền thống cũng
có những biến đổi, vừa có mặt kế thừa, phát triển, có mặt đào
thải, loại bỏ, vừa có sự hình thành những truyền thống mới.


Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm: “Truyền
thống văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị văn hóa vật
chất và giá trị văn hóa tinh thần của một cộng đồng người
nhất định được sáng tạo ra trong lịch sử và đã trở nên ổn định,
là bản sắc, cốt cách của cộng đồng người hay dân tộc đó,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
GDTTVHDT cho HS tiểu học
- Trường tiểu học
Theo điều lệ trường tiểu học (ban hành kèm theo văn
bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 hợp
nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân:
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống
giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con
dấu riêng.
Theo điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
như sau:
Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt


chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông
cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em
khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập

giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và
giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo
dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo
dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ
chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học
cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường
được phân công phụ trách.
Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của
địa phương.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS.
Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và
tài chính theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng


đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và HS tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy
định của pháp luật.
- Học sinh tiểu học
Điều 22 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi 2009 qui định:
“Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1
đến lớp 5. HS vào lớp 1 có độ tuổi là 6 tuổi”.
HS tiểu học có độ tuổi từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Đây là một
giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của các
giai đoạn lứa tuổi tiếp theo của trẻ. Ở độ tuổi HS tiểu học,
hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức

nền tảng ban đầu của khoa học. Tuy nhiên, các em say mê học
tập chưa phải vì các em nhận thức được trách nhiệm đối với
xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm
như: Đạt được nhiều điểm tốt, được thầy cô tuyên dương, bố
mẹ khen, bạn mến,.... Bên cạnh hoạt động học tập, các họat
động khác như vui chơi, trải nghiệm cũng góp phần giúp cho


HS hình thành nền tảng nhân cách. Chính nhờ việc thực hiện
hoạt động học tập cũng như các hoạt động vui chơi, trải
nghiệm, ở HS tiểu học hình thành được những cấu tạo tâm lý
mới đặc trưng của độ tuổi. Giai đoạn phát triển này của HS
trong nhà trường tiểu học được chia thành giai đoạn đầu bậc
tiểu học (lớp 1, 2, 3) và giai đoạn cuối bậc tiểu học (lớp 4, 5).
Trong giai đoạn đầu bậc tiểu học, đặc biệt ở lớp 1 thực
hiện bước chuyển vai trò chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang
học tập. Lớp 2, 3 hoạt động học đã được hình thành một cách
tương đối rõ nét, lúc này đã xuất hiện một số phẩm chất tâm
lý mới ở các em và tích lũy điều kiện cần thiết thực hiện từng
bước chuyển sang gia đoạn phát triển cao hơn về mặt tâm lý.
Ở giai đoạn cuối bậc tiểu học, hoạt động học tiếp tục phát
triển, lúc này phương pháp học tập vừa là đối tượng lĩnh hội
vừa là phương tiện để giúp HS lĩnh hội tri thức khoa học. Trên
cơ sở đó giúp các em hình thành và phát triển tâm lý, các kỹ
năng cũng như trong quá trình học tập sau này.
Đối với trẻ em trong độ tuổi tiểu học, sự phát triển về thể
chất và nhân cách mới đang trong quá trình định hình và hồn
thiện. Về mặt sinh học, các cơ quan bộ phận trong cơ thể trẻ
phát triển chưa đồng đều để tạo ra sự hài hòa, cân đối. Về mặt



×