Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Từ ấy theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.16 KB, 4 trang )

Tuần 25
Tiết 80
Ngày soạn: 16/02/2016
Ngày dạy: 3/3/2016
Đọc văn:
TỪ ẤY
(Tố Hữu)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu
trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản: Niềm vui và nhận thức mới mẻ về lẽ
sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm… của người thanh niên khi được
giác ngộ lí tưởng.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.
2. Kĩ năng:
Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Có cái nhìn đúng đắn về lí tưởng Cộng sản và trân trọng lí tưởng của Tố
Hữu, từ đó có định hướng cho lí tưởng sống của bản thân.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận.
- Năng lực thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phương pháp: phát vấn, thảo luân, diễn giảng, đàm thoại…
- Phương tiện: SGK, máy chiếu, tài liệu học tập,...
2. Học sinh:
Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số


2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
a. GV tạo tâm thế tiếp nhận.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản cần đạt
Hoạt động 1: Tiểu dẫn
- GV sử dụng một đoạn video giới thiệu
về Tố Hữu.
- HS xem.
- GV: Dựa vào tư liệu và phần Tiểu dẫn
trong SGK, hãy điền tiếp những thông
tin vào chỗ trống:
+ Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh

I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh
là Nguyễn Kim Thành
- Quê: Quảng Điền, TT Huế, từng học
ở trường Quốc học Huế
- Xuất thân trong một gia đình nhà
Nho nghèo


là........................................................
+Quê:......................................................
+Năm 1938: ........................................
+ Đặc điểm thơ:..................................
+ Vị trí:...............................................

- HS thu thập thông tin, trả lời.
- GV mở rộng, nhấn mạnh và chốt ý.
- HS ghi chép.
- GV: Trình bày hoàn cảnh sáng tác,
xuất xứ của bài thơ?
- HS lí giải.
- GV giới thiệu Hồi kí Tố Hữu.
GV hướng dẫn cách đọc: Giọng vui
tươi, phấn khởi, hào hứng.
- HS đọc.
- GV nhận xét.
- GV: Bài thơ có thể chia thành mấy
phần?
- HS xác định bố cục.

- Năm 1938 được kết nạp vào ĐCS
Đông Dương
- Đặc điểm thơ: Thơ trữ tình - chính
trị.
-> Vị trí: là "lá cờ đầu của thơ ca
cách mạng" Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ.
- Tháng 7 năm 1938, khi Tố Hữu
được vinh dự đứng trong hàng ngũ
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy
(1937 - 1946)
b. Đọc


c Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: niềm vui sướng, say mê khi
gặp lý tưởng của Đảng, cách mạng
+ Khổ 2: Nhận thức nói về lẽ sống
+ Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình
cảm
Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết
II. Đọc - hiểu chi tiết:
- GV: Từ ấy là thời điểm có ý nghĩa như 1. Khổ 1:
thế nào đối với nhà thơ?
- Từ ấy:
- HS phát hiện.
+ Thời điểm nhà thơ được đứng trong
- GV bổ sung, định hướng cách hiểu và hàng ngũ của Đảng cộng sản.
bình giảng thêm.
+ Dấu mốc quan trọng có tính chất
bước ngoặt trong con đường đời,
đường thơ của Tố Hữu.
a. Hai câu thơ đầu
Nghệ thuật:
- GV: Tác giả đã sử dụng hình ảnh nào - Ẩn dụ:
để chỉ lí tưởng Đảng?
+ Nắng hạ: là nắng chói chang, rực
- HS phân tích.
rỡ, mạnh mẽ
-> Tác động sâu sắc, mạnh mẽ ->
niềm vui sướng đến ngây ngất.
+ Mặt trời chân lý:
-> ánh sáng soi đường
-> hơi ấm của tình người

-> sức sống
-> tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải
=> Lí tưởng Đảng là nguồn sáng mới
đem đến hơi ấm, sự sống, tư tưởng
đúng đắn. Đây là sự ngợi ca tuyệt đối


- GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó?
- HS phát hiện, trả lời theo ý hiểu cá
nhân.
- HS phát hiện, phân tích.
- GV bình, kết hợp tiểu kết đoạn thơ.
- HS nghe và ghi chép.
- GV định hướng cho HS liên hệ đến lí
tưởng sống.

- GV hỏi: Lẽ sống mới mà nhà thơ nhận
thức được là gì?
(GV có thể định hướng bằng sơ đồ)
- HS phát hiện.

nhất, thiêng liêng liêng nhất thể hiện
sự trân trọng, biết ơn với Đảng.
- Động từ mạnh:
+ Bừng: ánh sáng phát ra đột ngột.
+ Chói: Ánh sáng chiếu thẳng, mạnh.
-> Tác động mạnh mẽ, sâu sắc của
nguồn sáng chân lí đối với nhà thơ.

=> Ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm
hồn nhà thơ một chân trời mới của
nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
b. Hai câu sau
Nghệ thuật:
+ So sánh: "Hồn tôi" - "vườn hoa
lá" -> Vẻ đẹp và sức sống mới của
tâm hồn.
+ Tính từ: "đậm", "rộn" -> Khắc
sâu thêm niềm vui, nhấn mạnh sự
chuyển hoá của nhà thơ.
=> Lí tưởng Cộng sản đã mang tới
niềm vui sống cho cuộc đời và sức
sống mới cho nhà thơ.

2. Khổ 2
- Lẽ sống mới: nhận thức mối quan
hệ đoàn kết, gắn bó giữa cá nhân nhà
thơ với quần chúng nhân dân, đặc biệt
là những con người nghèo khổ.
- GV: Những từ ngữ nào trong khổ thơ -Nghệ thuật:
thể hiện lẽ sống mới trong tâm hồn ~ Động từ:
người thanh niên?
+ Buộc: buộc chặt, gắn bó với mọi
- HS phát hiện.
người.
-> Khát khao được gắn kết, giao
hoà
-> Mức độ gắn kết sâu sắc
+ Trang trải: sự trải rộng tâm hồn .

=> Ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết
tâm cao độ, khao khát gắn kết, giao
hoà.
* Khối đời: hình ảnh ẩn dụ chỉ một
khối người đông đảo, cùng chung
cảnh ngộ, lí tưởng
-> Thể hiện sức mạnh tập thể của
nhân dân.
- GV khái quát bằng sơ đồ.
- HS ghi chép.


- GV: Nhận xét về cách xưng hô của nhà 3. Khổ 3:
thơ? Cách xưng hô ấy thể hiện tình cảm - Chuyển biến về tình cảm:
gì?
Tôi: là con, là anh, là em...
- HS phát hiện.
-> Nhà thơ coi quần chúng nhân dân
là gia đình lớn thân yêu của mình.
- GV: Nhà thơ gắn kết với những đối
tượng nào trong quần chúng nhân dân?
- HS phát hiện.
- GV: Những hình ảnh về quần chúng
nhân dân gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS phát hiện, cảm nhận.
- GV hướng dẫn HS liên hệ tới những
tác phẩm khác của Tố Hữu nói về những
"kiếp phôi pha" và những em nhỏ "cù
bất cù bơ".
- HS tái hiện, kể tên tác phẩm hoặc đọc

thơ.
- GV khái quát.
- HS lắng nghe.

- Đối tượng gắn kết:
+ vạn nhà
+ vạn kiếp phôi pha
+ vạn đầu em nhỏ...cù bất cù bơ.
-> Quần chúng nhân dân: đông đảo;
nghèo khổ, lam lũ, bần hàn.
-> Tố Hữu thể hiện sự xót thương và
lòng căm giận đối với xã hội cũ bất
công, tàn bạo,
=> Tình cảm cao đẹp của người chiến
sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng.
=> Tác phẩm chính là quyết định, là
tuyên ngôn của tác giả cho cả tập thơ,
đó là quyết định của giai cấp vô sản
với nhận thức sâu sắc về mối quan hệ
trong cá nhân với quần chúng lao
khổ.
Hoạt động 3
III. Tổng kết
- GV: Em hãy khái quát giá trị nội dung 1. Nội dung
và nghệ thuật của bài thơ?
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm
- HS trả lời.
lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
cộng sản.

- GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ (SGK)
2. Nghệ thuật.
Hình ảnh tươi sáng, các biên pháp tu
từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố
- GV tổ chức học sinh thảo luận: Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của
con người? Liên hệ bản thân?
- HS thảo luận.
- GV định hướng lí tưởng sống đúng đắn cho học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài thơ.
- Bình giảng đoạn thơ mà em thích nhất trong bài "Từ ấy"?
- Chuẩn bị: Đọc thêm



×