Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

NỘI DUNG và NGHỆ THUẬT của NHỮNG lời CA TRONG lễ dầy THÁNG CHO TRẺ của NGƯỜI tày ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.55 KB, 65 trang )

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA NHỮNG LỜI
CA TRONG LỄ DẦY THÁNG CHO TRẺ CỦA
NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, LẠNG SƠN


- Nội dung
-Lời ca là một hành trình thống nhất trong đa dạng.
Xuyên suốt toàn bộ diễn xướng trong lễ then đầy tháng của
người Tày Tràng Định là một hành trình dài với một chuỗi các
chặng dừng chân khác nhau. Đích quan trọng cuối cùng là
Cửa Mụ, song người nghe đã được đi qua biết bao miền đất
qua lời ca. Trí tưởng tượng của người Tày xưa đã phác họa ra
một thế giới chia làm 2 phần: Đất và Trời. Hành trình đến cõi
Trời tuy có xa xôi mệt nhọc nhưng cũng vẫn thật gần gũi. Xa
xôi bởi nó thiêng liêng, bởi nó không phải là cái ở ngay không
gian mà đồng bào đang sống. Nhưng cũng gần gũi bởi đi đến
đó bắt đầu từ sau làng bản. Cánh rừng ma tuy cũng rung rợn
nhưng thật ra bản làng nào cũng có những cánh rừng vắng sau
làng làm nơi chon cất người chết như thế. Những năm đói
kém, điều kiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe khó khan, trẻ con
chết trẻ chết non, đôi khi người ta chỉ treo lên những cây cao
trong rừng sau làng. Lâu dần nó trở thành nỗi sợ hãi, và trở
nên huyền bí u ám như những khu rừng trong Khái mạy slung
phung mạy cải (Khái cây cao rào cây lớn). Người chủ lễ dẫn
dắt những người nghe theo con đường tín ngưỡng then mà cả


hai bên chủ tế - người làm lễ đều hết mực tin tưởng, đi từ ngôi
nhà thân thuộc, từ miếu thổ công của chính nhà mình:
Sau đó đến mộ tổ tiên để xin phép lên đường. Vượt qua cánh
rừng sau làng, qua những khu ruộng giữa khe núi, nơi không


chỉ có ruộng nương mà còn có đầm lầy:
Nơi đầu tiên đến của nhà Trời cũng là nhà Thổ công. Cũng
như cõi đất, ra đi báo cáo thổ công nhà, thì vào cõi trời phải
báo cáo thổ công trời. Như quy tắc đến một nơi lạ, người làm
then cũng phải “khai báo” về tư cách của bản thân. Tư cách
xứng đáng, lễ vật đưa tạ vua bếp cũng phải hậu hĩnh chu đáo.
Làm vậy không chỉ để thổ công nhà Trời thong qua cho các
cửa tiếp theo, mà theo quan niệm của người Tày, Thổ công
cũng là một thần linh quan trọng và quyền năng, chính vì vậy,
người làm lễ cũng cầu xin thổ công nhà trời ban phước lành
ban lộc cho cháu bé.
Hành trình cứ thế tiếp tục lên cao mãi theo lời của dẫn của
người làm lễ. Người nghe chìm đắm vào thế giới tưởng tượng
được vẽ ra tưởng mơ hồ nhưng cụ thể. Nó dễ hình dung bởi
cõi trời cũng có rừng vầu tre nứa vót đũa ăn cơm; cũng có cây
bưởi bờ ao:
-

Pây mạ


-

Khái mạy slung phung mạy cải (Lễ ra thần cây ngoài

rừng sâu
-

Tu tàng luông (cửa đường lớn


-

Tu phia phục phia nhàn (của cây bưởi cây nhãn)

-

Tu pắt meè Tấu (cửa bắt ba ba)

-

Lên đèo

-

Lễ lên cửa Trời

-

Lễ lên đường

-

Đèo Cốc Mỹ

-

Lên đèo cây sâu

-


Cây đa nàng Trăng

-

Lên đường lớn

-

Chợ Trời

-

Vượt biển

Như vậy cõi trời cao, cao mãi trong con mắt người trần thế.
Và cửa Mụ, nơi cần đến chính là cõi cao nhất. Thực hiện xong


bước này, con đường về cõi trời dường như ngắn lại. Có lẽ khi
niềm tin tín ngưỡng lên đến cực điểm, thì sự dẫn dắt dài dòng
trở nên không cần thiết. Vậy nên khi thực hiện xong sự khẩn
cầu nơi cửa mụ, cả đoàn quân then trong tưởng tượng cũng
như những người phàm nghe then cũng nhanh chóng trở về
với cõi đất mà không cần qua lại tỉ mỉ các bước như ban đầu.
Song song lồng ghép với tín ngưỡng về cõi trời, người làm
then cũng lồng ghép tín ngưỡng về chính Then. Bởi lẽ then là
Tiên, là con của Trời cao quý với sứ mệnh giúp dân cầu an
cầu yên. Niềm tin về then cần được duy trì trong dân chúng.
Nên khi thực hiện một nghi thức lễ, người chủ lễ không chỉ
cần xây dựng chỉ những tín đồ tham gia sự kính ngưỡng với

thế giới mà họ sẽ vẽ nên mà còn cả sự kính ngưỡng với chính
họ. Trong lời ca của lễ đầy tháng, bên cạnh những đoạn trực
tiếp nói đến hành trình lên Trời, lên Mẻ Bioóc Mẻ Va như trên
đã khảo sát, còn khá nhiều đoạn là then nói về chính mình, về
sức mạnh và sứ mệnh của bản thân. Họ cho thấy sự cao quý
và khác biệt khi mình được chọn làm thầy:
Điều này là thống nhất với nhiều tài liệu về Then và người
làm then. Theo đa số thì thuật ngữ Then bắt nguồn từ âm Hán
- Việt: Thiên (天) , tức Then được biến âm từ Thiên có nghĩa là
trời, mường Then chính là mường Trời/ Thiên đình. Bởi theo


quan niệm của người Tày, thế giới có 3 tầng: Thiên đình Trần gian - Âm phủ và mường Trời hay Thiên đình là nơi mà
họ vô cùng tôn kính, đó là nơi trú ngụ của các thần linh,
những người thuộc thế giới siêu nhiên, những người có khả
năng nghe được lời cầu nguyện của họ, ban cho họ sức khỏe,
tài lộc, may mắn,... Có lẽ vậy mà Then trong quan niệm của
người Tày Nùng để chỉ một thế giới thần thánh, siêu linh. Và
cách hiểu thứ hai cho rằng Then nghĩa là Tiên - Sliên. Tiên là
những người ở trên mường Trời - lực lượng siêu nhiên, thần
thánh, những người giữ vai trò thông linh giữa thế giới trần
tục với các thần linh. Có thể nói: Then là một loại hình tín
ngƣỡng dân gian của người Tày thuộc dòng Shaman giáo mà
ở đó những người làm Then thông qua hiện tượng xuất hồn
và nhập hồn để giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong
thần linh đáp ứng nguyện vọng của mình và những người
tham dự lễ. Trong cuộc sống thường ngày, Then là một thành
viên của cộng đồng làng bản; nhưng Then là một thành viên
đặc biệt. Then không chỉ có vai trò của người bảo trợ tinh
thần thông thường như Mo, Tào mà Then còn là một nghệ sĩ

dân gian thực thụ. Họ biết đàn, biết hát và múa những điệu
múa, bài ca nghi lễ của dân tộc. Tuy nhiên thông thường khi


được hỏi các thầy Then thường nói rằng “họ chỉ có thể đàn
hát xóc nhạc khi đã xin được phép của thần linh. Khi mặc áo
đội mũ trước khói hương nghi ngút họ có thể đàn hát điêu
luyện thành thạo khúc hát then rất dài, nhưng nếu ra khỏi
cuộc then ấy họ không thể nhớ được lời then. Tức là khi làm
then họ đã tách mình ra khỏi thế giới đời thường nhập vào
thế giới huyền bí.” (theo Nguyễn Thị Yên, Then Tày, NXB
Văn hóa Dân tộc, H2010). Xuất phát từ quan niệm trên mà
ngay từ khi dẫn đoàn quân binh ra khỏi làng bản - cõi đất,
việc đầu tiên khi vào cửa trời của thầy then chính là chứng
minh tư cách làm thầy của bản thân mình. Khi dẫn dắt đoàn
quân, có lúc thầy gọi bảo quân binh (Rừng ve sầu), lúc lại là
người lo đường đón lễ giao tiếp với người trời (Lễ cửa trời),
lúc đường xa mệt mơi, then động viên quân lính (Lễ lên
đường). Khi gặp thế lực ngăn cản, người thầy làm then như
một võ tướng xung trận, tiêu diệt ma quỷ chắn lối cản đường:
Ma nào lên theo ngựa binh giống
Đây không phải là chi tiết thừa, mà là minh chứng cần thiết
cho sức mạnh của người làm lễ, củng cố niềm tin của người
dân - những người đang cầu xin sự giúp đỡ của Then. Đặc
biệt, ở bước thứ 21: Nắng hạn, người làm then chứng minh
vai trò đặc biệt của mình trong cuộc sống cộng đồng: cầu


mưa. Chắc chắn một nền nông nghiệp lúc nước lâu đời của
người Tày ảnh hưởng lớn đến nghi thức lễ này. Mặc dù đây

chỉ là một nghi lễ cầu an giải hạn cho một đứa trẻ mới chào
đời, tuy nhiên khát khao mưa thuận gió hòa của những cư dân
nông nghiệp luôn luôn thường trực, chính vì vậy, khi Then tổ
chức một nghi lễ kết nối với cõi Tời, thì khát khao ấy lại được
bộc lộ ra.
Lúc này, thầy then chính là người mang lại niềm vui, sự no ấm
cho bản làng.
Như vậy, lời ca trong nghi lễ then đầy tháng có một sự
thống nhất trong đa dạng. Đó là truyện lồng trong chuyện. Sự
đan xen chuyện cầu an cho đứa trẻ, chuyện lên trời của một
đoàn quan binh với tài năng của người làm thầy.
Không những thế, buổi diễn xướng còn được kéo dài ra bởi
các lời ca mở rộng ngoại vị. Nếu ví các chặng đường lên cõi
trời như những thanh thang dọc thì những lời ca ngợi ca sức
mạnh của then, vai trò của then chính là những thanh ngang
cài chắc các bước đường tiến quân lên đích thượng thiên cao
vọi, và phần mở rộng ngoại vi như những hoa lá vấn vít hai
bên thang làm đẹp. chính phần mở rộng này lại là phần làm
cho người nghe thấy thú vị. Họ gặp lại chính mình trong các
quang cảnh đường lên Trời và cõi Trời. Sự dung dị của núi


rừng được mang vào lời ca là những rừng vầu tre nứa nơi
người dân lấy cây về vót đũa, rừng ve sầu dìu dặt. cửa trời oai
nghiêm nhưng cảnh đánh còn thì sôi nổi. Nét đẹp văn hóa
ngày tết thoáng hiện ra cho thấy cõi trời đầy niềm vui:
-Thế giới hiện thực trong sinh hoạt của người Tày
Then ra đời từ xa xưa và được truyền từ đời này sang đời khác
trong các làng bản của người Tày. Chính vì thế mà nó chứa
đựng cuộc sống sinh hoạt và thế giới hiện thực của người Tày

trong quá khứ. Nó tái hiện bức tranh sinh hoạt thuần nông của
một cộng đồng dân cư nông nghiệp và đồng hiện lên bức
tranh giai tầng xã hội mà cộng đồng người Tày đã trải qua.
Trong Lễ đầy tháng, tuy là những lời ca giải hạn nối số, tạ ơn
mụ sinh cho một đứa trẻ mới chào đời, nhưng ta thấy hiện lên
đủ mọi kiếp người với đủ mọi không gian thân thuộc gần gũi.
Lời Then hát, then kể có thể dưới danh nghĩa về mường trời,
mường địa phủ… nhưng không ai trong cộng đồng người Tày
nghe được lời then lại không hình dung ra bức tranh tâm linh
được vẽ ra ấy. Bởi lẽ hiện thực sống động và chân thực của
chính những cuộc đời trần thế là chất liệu để xây nên cuộc
hành trình mà then dẫn dắt.


Cộng đồng dân tộc Tày là nhóm dân cư bản địa sinh sống lâu
đời trên mảnh đất Bách Việt. Họ chính là một trong những
chủ nhân ban đầu của nên văn minh Lạc Việt cổ. Phần đông
người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp... Người
Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ
loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức
đó. Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên
bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông.
Trong buổi cúng tế ta dễ thấy sự chuẩn bị dung dị với những
sản vật nông nghiệp vốn có: Ba ống vừng năm ống đỗ, chồi
chuối non trường sinh…
Thế giới các loài cây hiện ra từ quen thuộc nơi vườn nhà như
nhãn, ổi, mía, bưởi.. đến những loài cây gỗ quý trong rừng:
Trên mường trời dù có đẹp lộng lẫy thì các loài cây kì diệu
cũng không xuất hiện nhiều, thay vào đó là các loại cây dân
dã nơi đầu làng cuối bản. Dù là mường trời, người sống trên

đó vẫn có rừng tre nứa vót đũa. Ngọn đèo giữa lưng chừng
đường lên cửa trời mang tên đèo Cốc Mĩ thực chất xuất phát
từ tên gọi cốc mị tức gốc cây mít. Cách đặt tên địa danh gắn
liền với đặc điểm địa chất, địa hình đã đi sâu vào trong ý thức
của người Tày. Họ mang tư duy đơn giản ấy vào trong thế


giới mà mính vẽ lên. Và ở mường trời, cây đa quen thuộc nơi
đầu bản bỗng trở nên kì vĩ về tầm vóc:
Cây đa nàng trăng của mường trời đã hoàn toàn mang tầm vóc
vũ trụ. Lúc này nghệ nhân dân gian đã làm cho sự vật quen
thuộc từ quen hóa lạ. Người nghe biết đấy mà lạ đấy nên họ
vẫn say sưa đi theo lời hát.
Ngay cả việc làm mang tính biểu tượng thiêng liêng là nối
thêm số mệnh cho đứa trẻ, người Tày cũng chọn cây chuối
trượng trưng. Rõ ràng đây là một loài cây vô cùng dễ kiếm và
thân thuộc nơi vườn nhà.
Thế giới các loại con vật cũng rất đa dạng. Từ loài vật nuôi
trong sân vườn: gà, vịt, lợn… cho đến các loại thủy sản dưới
sông:
Đặc biệt còn có sự xuất hiện của một loài vật có vai trò đặc
biệt trong đời sống tam linh của người Tày: thuồng luồng.
Tua luồng là một sản phẩm của trí tưởng tượng của người Tày
xưa. Có một số quan niệm đồng nhất luồng - cá sấu - rồng.
Tuy nhiên theo phần lớn các nghệ nhân then ở Tràng Định,
luồng là loài vật giống như rắn có màu sống ở dưới nước.
Loài vật này có sức mạnh, phải được thày cao tay trấn áp
Luồng luông luồng cúa thầy. Trong bước Khao mạ mà bất cứ
buổi lễ nào cũng phải trải qua thì người thầy không phải chỉ
cần học điểm binh tuyển quân, kén ngựa khỏe mà còn cần chế



ngự được luồng lớn. Ngày nay ven sông ở nhiều làng bản Kì
Cùng ở Tràng Định vẫn còn những đền, miếu thờ thần thuồng
luồng. Điều này chắc hẳn là do đặc điểm địa lí nhiều sông
suối và cuộc sống sinh hoạt nhiều gắn bó với sông nước của
đồng bào Tày nơi này từ xa xưa.
Chứa đựng những sự vật quen thuộc là không gian quen
thuộc. Lời ca vẽ ra con đường trước làng sau bản. tiến trình
các cửa các bước của buổi lễ là hành trình dẫn dắt người nghe
đi trong cõi tâm linh từ ngôi nhà của mình lên mường trời và
rồi lại quay trở về nhà mình. Vì mỗi công đoạn lại chia thành
các cửa riêng rõ ràng nên đây là một hành trình hết sức logic.
Không những không thể đảo ngược các bước mà còn không
thể loại bỏ. Tùy theo số mệnh của đứa trẻ người hành lễ sẽ
quyết định số cửa và hành trình cụ thể. Nhưng bắt buộc cả
thầy và người cần làm lễ phải đi từ cửa ngôi nhà mình ở, đến
Thổ công nhà mình. Sau đó họ lên đường theo con đường sau
bản. Làng của người Tày ở Thất Khê thường nhìn ra trước
mặt sông suối, và phía sau là rừng nơi có nương rẫy, đi nữa là
rừng sâu. Chắc hẳn điều này khơi gợi ra rất nhiều sự huyền bí
về một thế giới ít người đặt chân tới, cơ sở của việc thêu dệt
về một thế giới khác không có thật. Nơi cửa mường trời cũng
bắt đầu bằng cửa Thổ công (không khác nào ngôi nhà của một


người trần thế với bàn thờ thổ công ở góc vườn nhà). Cảnh
vật cũng tương tự nơi góc vườn hạ giới:
Hoa bưởi cạnh ao, hoa slây cạnh vách
Hoa bưởi nở sớm, hoa đại ngàn sơn lâm

Tiếp đến là rừng vầu vót đũa, rừng ve sầu, rừng lá dong… Cả
một buổi đi rừng của đồng bào như được tái hiện lại đầy đủ.
Ngay giữa mường trời là chợ Tam quang với đường lỗi ngang
dọc, hàng hóa người đi nhộn nhịp:
Quan then sai binh lên chợ tam quang
Tiến quân để lễ lên chợ tam phù
Để lễ vào chợ tìm hồn
Để lễ vào tam phù xét vía
Con Hoa ba tên bốn áo sợ ra đồng với quạ, sợ ra đồng cùng
gió
Đường nối đường giao nhau, hàng vải nối lại
Hàng tại hàng tơ hàng cưa hàng lược
Hàng đánh cờ dáo dác, hàng đánh bạc lao xao
Hàng vịt rồi hàng vải hàng lụa hàng tơ
Sự nhộn nhịp cho thấy phần nào bức tranh văn hóa chợ của
đồng bào vùng cao. Nhất là đối chiếu lại lịch sử huyện Tràng
Định - một mảnh đất phát triển lâu đời với sự sầm uất của chợ
Háng Chu, nơi giao thương trên bến dưới thuyền một thời thì
hình ảnh của phiên chợ với các hàng quán san sát không phải
chỉ là hình ảnh của nơi thượng giới mà chính là xuất phát từ
bức tranh cuộc sống thật. Tuy thế, để phù hợp với không khí
trang trọng, linh thiêng, lời ca không chỉ vẽ ra bức tranh hiện


thực mà còn có đan cài những không gian có phần huyền bí,
có phần siêu thực. Con đường lên mường trời và ở mường trời
vẫn có những đặc trưng riêng về không gian để không lẫn với
không gian cuộc sống trần tục.
Chặng này qua nơi ngày ba nghìn người đẻ
Ngày năm trăm người xuống đất không nuôi

Người giàu có xe hoa đưa đón
Người khổ thoi thóp lên không
Ở giữa mường trời mưa nắng không còn phân biệt.
Nơi này ông trời đánh trống lớn liền mưa
Mẹ trời đánh trống quân liền nắng
Đường mường ăn thóc khô ngoài mưa
Đường mường ăn thóc bay ngoài nắng.
Như đã liệt kê ở trên, cây đa nơi mặt trăng cũng vẽ lại để trở
nên kì vĩ và vượt ngoài sức tưởng tượng của người phàm trần.
Tuy có các yếu tố tưởng tượng nhưng không gian
cuãng như các sự vật trong lời ca nghi lễ đầy tháng phần lớn
là các yếu tố hiện thực cuộc sống gần gũi với tư duy thuần
nông của đồng bào Tày miền núi. Then là sự lộn ngược giữa
cõi âm và cõi dương, cái xã hội trong then chính là một phiên
bản của xã hội thực, xã hội của người Tày Nùng xa xưa. Các
yếu tố tưởng tượng thần kì trong lời ca là cần thiết bởi lẽ thiếu
nó, sự dẫn dắt về mặt tâm linh của lời ca sẽ không đạt được
hiệu quả như ý muốn. Song trên hết, phản ánh hiện thực lại là
một nhu cầu to lớn hơn của người sáng tạo dân gian gửi gắm


qua lời ca điệu nhạc. Lên trời hay về trần thế, họ vẫn gắn bó
với cuộc sống và viết lời ca gửi gắm nỗi niềm.
Đi sâu vào nội dung của lời ca chúng tôi thấy rất nhiều chất
liệu phản ánh thế giới hiện thực khắc nghiệt của người Tày
xưa được ghi lại. Chưa xét đến sự phân chia các tầng thế giới
trong tâm linh, lời ca chỉ ra ngay sự phân chia giai cấp trong
cuộc sống nơi làng bản. Đó là hai thế giới rõ ràng của người
giàu - người nghèo, của quan lớn slay luông với những người
dân cố cùng. Cuộc sống của người giàu được nhắc đến qua

đôi nét phác họa rải rác trong lời ca. Tuy không nhiều những
cũng đủ thấy hố sâu ngăn cách giữa hai giai tầng xã hội:
Người giàu có xe hoa đưa đón
Người khổ thoi thóp lên không
Nhiều nhất trong lời ca là bức tranh cuộc sống đầy rẫy bất trắc
đối với người nghèo. Khái cây cao rào cây lớn (Khái mạy
slung pung mạy cải) thực chất là một đoạn thơ miêu tả về một
đoạn hành trình qua rừng ma trẻ nhỏ. Khá phổ biến trong các
làng bản người Tày là sự xác định những khu rừng nhỏ sau
làng lại là nơi chon cất những đứa trẻ có sinh không dưỡng.
Thậm chí số lượng đó nhiều đến mức họ không thực hiện
được nghi thức chôn cất và treo lên cành cây.
Chặng này qua nơi ngày ba nghìn người đẻ
Ngày năm trăm người xuống đất không nuôi


Điều này thực sự trở thành một hình ảnh ám ảnh trong thực tế
và đau đáu đi vào lời ca như một chặng đường ai oán.
Trong cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn thì cái chết
của người nghèo khó trở nên phổ biến. Tiếng hát của then về
hồn ma ác nơi rừng sâu không đáng sợ mà còn gợi ra bao
thương cảm về những kiếp người ngắn ngủi:
Chuyển lễ ra đồng cửa người chết trẻ chết non
Chuyển lễ ra cửa người chết oan ngoài đường
Người chết dao giết
Người rơi ngựa
Người chết nơi mang nặng đẻ đau
Chết bụng đói không có chỗ ăn
Chết nơi đầu đường cuối bản
Sắp lễ ra cầu an

Sắp đám đi đồng hạn
Đoạn thơ ngắn như một tiểu Văn chiêu hồn với những cái chết
tức tưởi, bất đắc kì tử. Kẻ đầu xanh, kẻ nơi đầu đường xó chợ,
người chết trận, người sản phụ chết cả mẹ lẫn con, người chết
đói… Cuộc sống với biết bao nguy hiểm rình rập khiến họ
phải đối diện với các chết dường như bất cứ lúc nào và ở bất
kì đâu, bất kì hoàn cảnh nào.
Người chết đã thế, người sống cũng biết bao nhiêu gánh nặng.
Đó là nạn cống nạp. Cảnh quan then sai quân vào rừng bắt
hươu nai, ra sông bắt cá, chặt cây làm cầu… là hình ảnh của
đoàn người thấp cổ bé họng bị biến thành sai nha sai dịch. Họ


phải đối mặt với rừng thiêng nước độc, thú dữ và đủ những
gian truân.
Tiến quân lính gánh nào nặng không chia
Gánh nào nhiều không nhẹ
Quang nào mục đổi đi
Tiến quân lính kén nước chảy không gánh
Con đường phục dịch không chỉ là mệt mà còn là đói là khát
đến kiệt sức trong những hành trình tưởng bất tận:
Khái khác nắng sẽ lắm khau hài nắng quá
Lên khau khác không có cây gỗ nào được che râm
Lên khau hài không có cây móc nào được che nắng
Đễ lễ lên khái này con ngựa chết đói ti sữa
Để đám lên khung này con người chết khát nước
Cùng cực là thế, họ cống nạp tiền của, sức lực cho ai? Trong
lời ca đó là Chúa, là quan lớn slay luông… Những kẻ ngồi
trên ngồi chốc hưởng thụ sức thành quả sức lao động của
người dân lao động:

Nhanh nhanh về đến quán quan sao
Về đến nơi quan hạn
Rủ nhau đến ngồi mâm
Rủ nhau đến nhắm rượu
Hai ba người ngồi cùng nhau
Bốn năm người thành mâm
Cầm đầu thủ chai trái cầm chén
Trái cầm ca phải cầm đũa hoa
Quan sao quan hạn rủ nhau vào cùng nói
Hộ nhau vào ăn
Ăn với trăm chúa nai
Ăn với giai hương ăn sỉu
Ăn với hoa nhiều nhà
Ăn với hương nhiều máng


Mở cổ mình sẽ dốc
Mở bụng cơm sẽ xuống
Rủ nhau mút nước châm xuống tẩu
Rủ nhau mút nước rượu lẽ trên
Chỗ nào tốt chỗ nào được ăn nhiều thì theo
Vừa ăn vừa thơm nức
Vừa nuốt vừa thơm hương
Châm nhang thơm rượu thơm ngát
Cảnh ăn uống linh đình tấp nập ấy của các đấng bề trên thật
đối lập hẳn với sự đói khát của đoàn quân phục vụ thấp kém.
Không những hưởng thụ cao, lời ca còn phơi bày tệ ăn hối lộ
nơi cửa quan cửa quyền. Thầy then muốn qua cửa đều phải
biếu xén lót đường:
Cửa nhà con Hoa không thiếu đám

Cửa nhà con hương không thiếu lễ
Lễ con Hoa này đến Nam Tào giải xung
Đám con hương này đến Nam Tào đồng hạn
Cửa này thiếu lễ không được hỏi thiếu đám không được đòi
Đỉnh cao cuộc sống lầm than của người Tày xưa được
thể hiện tập trung trong đoạn trích khảm hải. Nhắc đến khảm
hải là nhắc đến truyện thơ nôm cổ gần 1000 câu của người
Tày về cuộc sống bĩ cực của người phu chèo đò. Khảm hải
nằm rải rác trong những lời ca nghi lễ của nghệ nhân then.
Khi thực hiện nghi lễ đầy tháng cho trẻ, nếu thầy then xem
đứa trẻ có mệnh Thủy và phải trả nợ nước thì sẽ có diễn
xướng khảm hải với quy mô là một đoạn trích nhỏ. Lời ca
dưới dạng đối thoại của Pò sluông và mè sluông phác họa sự


đen tối trong bức tranh cống nạp phục dịch phu phen. Họ bị
ép buộc phải tham gia vào công việc nhà quan.
Không đi nhà quan về gọi
Không đi nhà quan về đòi
Bị dồn đến đường cùng, nên dù ý thức được khi tham gia là
ngu ngốc thì họ vẫn phải bỏ việc nhà đi lo việc quan. Năm
năm tháng tháng phục dịch không ngơi, không có đường về.
Bươn ất cáp bươn lạp mùa công
Xí xí pò sluông pây tồng quân biên hải
Pây khảm lệ hử slay luông
Lời ca khắc họa sự cô đơn lẻ loi đầy khắc khoải của người
phụ nữ chờ đợi ở nhà với người con nhỏ. Đè lên vai người
phụ nữ là gánh nặng lao động và gánh nặng tinh thần bởi nỗi
nhớ thương chồng chất qua bao mùa đứng đợi chồng nơi bến
sông bãi cát:

Vẻng mẹ lục dú biến cát slổng mải một mình
Vẻng mẹ lục dú bên sông hại đát
Mẻ sluông chứ pò sluông mạ mại trang slim
Lúc nả bố hăn ngàu
Không lung bố hăn boỏng
Xí xí chứ đưng tọng đưng slim
Mong mại mí hăn nả thắc vằn
Slắng pò sluông cạ câu tịa lục ngòi vài bên sông mại mại
Vất vả lai pò sluông mí mà sỏi đảy thắc vằn
Lời ca còn ai oán bởi lời trách móc bố mẹ của người phụ nữ
khi gả nhầm chồng bán nhầm nơi. Đối tượng của sự than khóc
thực chất hướng về người chồng và sự lên án công việc một đi
không trở lại. Bao lời hứa hẹn suông đã chia lìa lứa đôi, phá


vỡ hạnh phúc gia đình. Người chồng trong mong ước nhỏ
nhoi đến tội nghiệp khi đi chèo đò cho quan lớn slay luông:
Pò sluông cứ cạ chở lệ hử quan cải slay luông quá hải
Pía công lồng lót khỏi mà bên sông bên thí
Khỏi mì kẹo quà hử lục eng
Nằng mì phắc pẻng hử mẻ sluông
Thực chất đó mới chỉ là ước mơ. Mơ ước ấy xuất phát từ tình
yêu thương vợ con mộc mạc, chân thành. Ta hiểu tình cảnh
của người chèo đò ở đây không phải là sự tự nguyện mà là sự
ép uổng. Còn thực tế là sự nhanh nhanh chóng chóng tay chèo
tay lái hầu quan và ngày về thì mãi mờ mịt. Sự hi sinh của
người phu chèo đò có thể mãi mãi trở thành vô ích dưới sự
bóc lột và xảo trá vô độ của những kẻ giàu.
Chỉ là lời ca trong lễ then đầy tháng, hiện thực xã hội
trong cuộc sống của người Tày trong quá khứ vẫn hiện lên

đầy đầy và nhuốm sắc màu bi ai. Thông qua thầy Then, cõi
trời được cụ thể hoá, hiện thực hoá như là một hình ảnh lý
tưởng của nhân gian. Hay nói cách khác, Then đã nhân hoá
cõi trời, ngoài cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của
Then cũng rất gần gũi vói đời thường: có rừng rú, biển cả, có
ruộng vườn, chợ búa, v.v,., Điều đỏ phàn ánh sự nhận thức
một cách hồn nhiên thô mộc trong thế giới quan của người
Tày, Nùng.


-.Thế giới tâm linh của người Tày Tràng Định trong lời
then đầy tháng
Thế giới đa thần
Thế giới tâm linh của người Tày, người Nùng là thế giới đa
thần, nó phản ánh sự giao lưu hội nhập giữa yếu tố tôn giáo
tín ngưỡng bản địa với các tín ngưỡng du nhập. Trước hết
Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của
người Tày, Nùng. Thông qua nhãn quan của những người làm
nghề Then, thế giới ba tầng hiện lên rất rành mạch bao gồm cõi
trời, cõi đẩt và cõi nhân gian mà ở đó với tư cách là người thông
quan được với thần linh, người làm Then đã đi lại được một
cách dễ dàng từ cõi này sang cõi khác.
Trong Lễ đầy tháng cho trẻ với tư cách là một nghi lễ đương
nhiên xuất hiện hệ thống các thần linh và các thần hồn. Chúng
tôi tạm chia những đối tượng mang linh hồn không phải con
người trong lời ca thành hai thái cực : Thiện và Ác.
Thiện
-

Ác


Thổ công, thành hoàng Các linh hồn chết oan khuất,

thổ địa, Nàng Cháo một bà những thổ công không phải
hai ông

do gia đình thờ, những linh


-

Tổ tiên

-

Vua bếp

-

Pháp sư

-

Nam Tào

-

Mẻ Bioóc, mẻ Va

hồn trú ngụ nơi rừng sâu lâu

dần những đối tượng này
thành quan ác, ma quỷ
Quan hạn

Thổ công, thành hoàng thổ địa, Nàng Cháo một bà hai ông là
hệ thống thần bếp. Không chỉ là cai quản ngôi bếp trong nhà,
thần bếp trong quan niệm người Tày cũng là thành hoàng, thổ
địa, những vị thần cai quản ngôi nhà. Nàng Cháo một bà hai
ông cũng xuất phát từ tích truyện Nàng Cháo gần giống với
truyện Truyện ba ông đầu rau hay Sự tích vua bếp của dân tộc
Việt. Dù làm gì thì bước đầu, then cũng phải bắt đầu từ của
thổ công, xin phép được vị thần này chấp nhận lên đường:
Chuyển lễ vào quản đất Thổ Công
Chuyển đám sẽ vào ông Thành Hoàng Thổ Địa
Miếu là nơi thờ thổ công/ thần đất có nhiệm vụ che chở, bảo
vệ mọi người, trong dân gian thổ công là người giúp đỡ và có
công lao xây dựng làng bản. Vào mùa xuân, người Tày mở
hội Lồng tồng tế thần nông, cầu cúng mùa màng, thổ công


biến thành vị thần bảo trợ cho việc làm ăn phát đạt, thuận lợi.
Còn Thành hoàng là vị thần được thờ trong đình, cùng thổ
công trong coi canh tác, chăn nuôi, sự an khang của cả mường
(nhiều bản). Về chức năng, thành hoàng cai quản địa bàn rộng
hơn thổ công. Xét theo sử- văn hoá có thể nhận thấy thành
hoàng bắt nguồn từ nguyên gốc vị thần bản mệnh bản mường
(phi bản, phi mường), sau đó chịu ảnh hưởng thờ thành hoàng
của người Kinh (thời phong kiến tự chủ các triều đình phong
thần thành hoàng làng) đã tác động, biến cải tên thần bản thần
mường thành thành hoàng.

Lên đến mường Trời, nơi đầu tiên đoàn quan binh bắt buộc
phải qua cũng là cửa Thổ công nhà trời. Nếu như người Việt
quen thuộc với quan niệm Trần sao âm vậy thì có lẽ người
Tày cũng quen với nếp nghĩ “trần sao trời vậy” như thế.
Trong văn hoá tín ngưỡng người Tày, quan trọng nhất là tục
thờ cúng tổ tiên, đây là hình thức cúng phổ biến trong tất cả
các nhóm cộng đồng. Quan niệm ông bà, cha mẹ sau khi chết
nhưng linh hồn/ phi vẫn tồn tại, con cháu phải lập bàn thờ
cúng bái hàng năm. Đây là tục xuất hiện vào giai đoạn thị tộc
phát triển, sự ổn định và củng cố vững chắc mối quan hệ giữa
các nhóm cá nhân nảy sinh yêu cầu bảo vệ dòng họ, thị tộc.


Tục thờ cúng tổ tiên là lớp tín ngưỡng bản địa được bồi đắp
liên tục qua từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau trong đời sống
tâm linh người Tày. Điển hình là hệ tư tưởng tam giáo (Phật,
Đạo, Nho) đã gia cố chế độ tông tộc phụ quyền, tiêu biểu là vị
thế bàn thờ luôn được đặt nơi tôn nghiêm nhất trong nhà.
Ngoài ra trong gia đình người hát Then có thêm bàn thờ tổ sư
nghề cúng bái (bát hương để cao hơn bát hương thờ tổ tiên),
được trang hoàng lộng lẫy bằng những tua cắt hình chim én
màu sắc sặc sỡ với chú niệm dùng vào việc truyền tin đưa hồn
vía lên chơi chợ trời (trong lễ hỉn én). Trong lời ca đầy tháng
càng cần có sự chứng kiến và thừa nhận của tổ tiên tổ khảo.
Bởi đứa trẻ cần nhận họ, trở thành một thành viên trong gia
đình. Khi đã được tổ tiên chấp nhận thì sẽ được ban lọc cầu
yên cầu mạnh:
Tổ già tổ trẻ thả vế về đến
Tổ thương thả gốc thêm hồn về cho
Vế thêm vế được khỏe

Hồn thêm hồn được mạnh
Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, tục thờ Mẫu cũng rất phát triển,
khởi phát từ lối tư duy nông nghiệp cầu mong vạn vật sinh sôi
nảy nở, thờ Mẫu gắn với tín ngưỡng phồn thực, biểu hiện tính
duy sinh trong nghi lễ Then. Truyền thuyết về Pú Lương Quân


trên Cao Bằng với sự tích vợ chồng khổng lồ Báo Luông- Trai
to và Sao Cải- Gái lớn là những người đầu tiên làm nghề
nông. Hình tượng Sao Cải luôn nổi bật, nhấn mạnh vào vai trò
người mẹ/ nữ thần nông nghiệp giống như Âu Cơ của người
Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ và Pô-na-gar của người Chăm
vùng Trung, Nam Trung Bộ. Từ tâm thức tính nữ, người Tày
tạo nên Nàng Trăng với lễ hội Nàng Hai tổ chức hàng năm
tiêu biểu cho việc tôn thờ Mẹ lớn- Sao Cải.
Trong các gia đình Tày việc thờ Mẻ Bjoóc- Mẹ Hoa/ Hoa
Vương Thánh Mẫu giống như Bà Mụ của người Việt, đây là
vị thần cai quản việc sinh nở. Mẻ Bioóc phân định ra con trai
sinh ra từ cây Hoa vàng và Hoa bạc tạo ra con gái, đồng thời
bảo trợ tình yêu, sức khoẻ, cuộc sống con người. Bát hương
Mẻ Bioóc đặt trang trọng ngang hàng với tổ tiên trên bàn thờ.
Trong lời ca đầy tháng cũng khẳng định điều này rất nhiều
lần:
Lễ lớn lên khái trời trả ơn
Lễ lớn về trả ơn giả khoản
Giả khoản mụ sinh hoa bạc hoa vàng mụ trị
Qua một số yếu tố thờ cúng chính đã nêu ở trên, nói chung
người Tày đã xây dựng nên hệ tín ngưỡng đa dạng với tín
niệm đa vật linh. Quá trình dung hợp với người Kinh, người



×