Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 25 trang )

Tên chủ đề: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Số tiết………………………………………………………………………
Ngày soạn:………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình:………………………………………………
Tuần dạy: ………………………………………………………………………..
I. Nội dung chủ đề
Chủ đề Oxi-lưu huỳnh
Nội dung 1: Lưu huỳnh
Nội dung 2: Hidrosunfua-Lưu huỳnh dioxit-lưu huỳnh trioxit.
Nội dung 3: Axit sunfuric-muối sunfat
Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu
phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tinh chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá
trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
-Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu của H2S.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế
SO2, SO3.
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4
Hiểu được:
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt
- Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào
- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác
dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
- Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh).
- Tính chất hóa học của SO2 (vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử).


- H2SO4có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất)
và tính háo nước.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu
huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản
ứng.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S.
- Viết được phương trình minh họa cho tính chất.
- Nhận biết H2S, ion S2-.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2, và SO3.
- Viết được phương trình minh họa cho tính chất.

1


- Phân biệt H2S, SO2 và các khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit
sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản
ứng.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn
-Tính trật tự , suy luận logic
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

-Làm việc chăm chỉ, khách quan
-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về thế giới vi mô
4. Định hướng năng lực hình thành
-Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Các mức độ kiến thức
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung
Lưu huỳnh
-Cấu tạo phân
-Tính chất hóa
-Dự đoán tính
-Tính % khối
chất, kiểm tra,
tử, tính chất vật học của lưu
lượng của kim
huỳnh



đặc
kết
luận
được
lý của lưu huỳnh
loại khi tác
biệt
về tính chất
biến đổi như thế
dụng với lưu
- Lưu huỳnh có
hóa học của
nào theo nhiệt
huỳnh.
những ứng dụng
lưu huỳnh.
độ
-Bài tập về tính
quan trọng nào
-Quan sát thí
chất hóa học,
nghiệm , hình
ảnh…, rút ra
nhận biết lưu
đượcc tính chất huỳnh
, điều chế.
-Viết phương
trình hóa học
minh họa tính
chất và điều

chế.
HidrosunfuaLưu huỳnh
dioxit—Lưu
huỳnh trioxit

-Tính chất vật lí,
trạng thái tự
nhiên, tính axit
yếu, ứng dụng
của H2S.

-Hiểu được:
-Tính chất hóa
học của H2S
( tính khử mạnh)
và SO2 ( vừa có
tính oxi hóa vừa

-Viết phương
trình hóa học
minh họa tính
chất của SO2,
H2S, SO3.
-Phân biệt SO2,

-Tính thành
phần phần trăm
về thể tích khí
H2S, SO2.
-Dạng toán


2


Axit sunfuric
và muối
sunfat

-Tính chất vật lí,
trạng thái tự
nhiên, ứng dụng
và phương pháp
điều chế SO2,
SO3

có tính khử

-Tính chất của
và ứng dụng của
axit H2SO4
-Tính chất của
muối sunfat,
nhận biết ion
sunfat

- H2SO4 có tính
axit mạnh ( oxi
hóa được nhiều
kim loại, bazo,
oxit bazo và

muối của axit
yếu....)
- H2SO4 đặc
nóng có tính oxi
hóa mạnh và
tính háo nước

H2S

SO2, H2S, SO3
tác dụng với
dung dịch
kiềm
-Dạng bài tập
về H2S và
muối sunfua

-Viết phương
trình hóa học
minh họa tính
chất và điều
chế.
-Nhận biết ion
sunfat.
-Tính nồng độ
hoặc tính khối
lượng dung dich
H2SO4 tham gia
hoặc tạo thành
trong phản ứng


-Tính % khối
lượng chất
trong hỗn hợp.
-Tính khối
lượng hoặc
nồng độ chất
trong phản ứng

V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập, Giấy A0, thẻ màu, bút lông, keo dán
-Thiết kế sẳn các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học
-Các đoạn phim thí nghiệm, phóng sự có liên quan
-Giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh
-Chuẩn bị bài cũ.
-Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến bài học mới
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:

Tiến hành phân hủy hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O
giá trị của a?

2

(đktc). Xác định

3. Thiết kế tiến trình dạy học

3.1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu:
- Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham gia
khám phá kiến thức mới
b. Phương thức tổ chức
-Phương pháp:Quan sát
-Cách thức hoạt động : GV cho học sinh xem đoạn phóng sự “ LƯU HUỲNH CÓ ĐỘC
HAY KHÔNG”

3


/>Dự kiến sản phẩm: Trong hoạt động này không chốt kiến thức mà chỉ dựa vào sản phẩm
để giới thiệu vào chủ đề mới
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 1: LƯU HUỲNH
Hoạt động 1: Vị trí, cấu hình electron và tính chất vật lý
Mục tiêu:
Học sinh biết:
S
-Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng S α và β
-Vị trí của lưu huỳnh trong BTH
-Tính chất vật lý của lưu huỳnh
Kỹ năng:
-Quan sát hình ảnh, thí nghiệm...rút ra được nhận xét về tính chất vật lý 2 dạng thù hình
của lưu huỳnh.
-Nêu và giải thích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi tính chất của lưu
huỳnh.
-Giải thích được cấu tạo phân tử của lưu huỳnh ( S8)
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm

Cách thức hoạt động:
Bước 1. Giới thiệu vấn đề cần thảo luận
Gv giới thiệu các nhóm xem đoạn video và sau đó thảo luận để hoàn thành phiếu học
tập 1

/>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Xác định vị trí của lưu huỳnh trong BTH. Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh
2. Lưu huỳnh có những dạng thù hình nào? trạng thái, màu sắc ra sao? Lưu huỳnh có tan
tốt trong nước không ?
3. Hãy hoàn thành nội dung trong bảng thông tin sau bảng sau:
Nhiệt độ

Trạng thái

Màu sắc

CTPT

<1130C

4


1190C
>1870C
>4450c

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
Giáo viên giới thiệu cách làm việc theo nhóm. Căn cứ vào đặc điểm của bài học và của
lớp chia làm 4 nhóm nhỏ, phân công vị trí làm việc cho các nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
-GV viên căn cứ vào đặc thù riêng của từng lớp mà quyết định các nhóm có cùng 1
nhiệm vụ hoặc có sự phân chia nhiệm vụ giữa các nhóm.
Cũng trong bước này, Gv đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
Với đoạn video trên, kết hợp với kiến thức từ sách giáo khoa, từ đó rút ra nhận xét về tính
bền , khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy , ......và sự biến đổi màu sắc, trạng thái
của S theo nhiệt độ .
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở rnhoms mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen
thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, và chất lượng.
I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kì 3
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p4
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, không tan trong nước, tan nhiếu trong dung môi hữu cơ
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
-Lưu huỳnh tà phương Sα
-Lưu huỳnh đơn tà (



)


-Giống nhau : Tính chất hóa học
-Khác nhau: về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lý

5


2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh

Hoạt động 2: Tính chất hóa học
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh
-Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho tính chất này
Học sinh hiểu:
-Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: tác dụng được với kim loại, với hidro,
tác dụng với oxi, với chất oxi hóa mạnh
Kỹ năng
-Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh....rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
-Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Phương thức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân, đàm thoại
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV giới thiệu 2 đoạn video và phiếu học tập 2, sau đó yêu cầu học sinh làm việc theo
nhóm

/>
https://ww
w.youtube.com/watch?v=UFWH6k2zmQY


PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh ( Z=16)
2. Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các chất sau: H2S, S, SO2 H2SO4. Từ đó hãy dự
đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh?
3. . Hoàn thành các PTHH sau. Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trước và sau phản ứng
1. S + Fe →
2. S

+

H2



3. S +

Hg



4. S +

O2



5. S +

F2




6


Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
-GV viên căn cứ vào đặc thù riêng của từng lớp mà quyết định các nhóm có cùng 1
nhiệm vụ hoặc có sự phân chia nhiệm vụ giữa các nhóm.
Cũng trong bước này, Gv đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
Với đoạn video trên, kết hợp với kiến thức từ sách giáo khoa, vào đặc điểm electron lớp
ngoài cùng và độ âm điện HS dễ dàng suy đoán được tính chất hóa học của lưu huỳnh
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở nhóm mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận
HS hoạt động nhóm so sánh kết quả tự làm với nhau và thống nhất đáp án để trả lời các
câu hỏi trong phiếu học tập và ghi vắn tắt vào bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV gọi đại diện 1
nhóm lên treo bảng và trình bày. Các nhóm còn lại quan sát và bổ sung, GV ghi nhận lại các ý
kiến lên bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV cùng HS nghiên cứu kĩ SGK và kiểm tra đối chiếu với
các kết quả, sau cùng chốt lại nội dung bài học.
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen
thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, và chất lượng.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
-Đơn chất lưu huỳnh khi tham gia phản ứng hoas học, số oxi hóa của nó có thể giảm hoặc

tăng. Ta nói, Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro
Ở nhiệt độ cao lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua. Tác dụng với hidro
tạo ra khí hidrosunfua
o

t
Fe + S 
→ FeS
0

t
Al0 + S0 → Al2S3-2
0

t
S0 + H2 → H2S-2
Chú ý: Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường
S + Hg → HgS
Nhận xet: Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro, số oxi hóa giảm từ 0 xuống
-2 (S0 –S-2). Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn như: flo, oxi, clo....
0

o

0

o


+4

t
S + O2 
→ SO2
+6

t
S + F2 
→ SF6

Nhận xet: Lưu huỳnh tác dụng với phi kim, sô oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 tăng lên +4 hoặc +6.
Lưu huỳnh thể hiện tính khử

7


Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên, sản xuất và ứng dụng của lưu huỳnh
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Những ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh.
- Ảnh hưởng của lưu huỳnh đến đời sống trên trái đất như thế nào
- Biết lưu huỳnh được sản xuất như thế nào.
Kỹ năng
-Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
--Biết quý trọng tài nguyên, khoáng sản của đất nước
- Phương thức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân, đàm thoại
Cách thức hoạt động:

Bước 1: GV giới thiệu một số hình ảnh về trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh và hình ảnh khai
thác lưu huỳnh
GV diễn giảng: cách sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất và một số ứng dụng của lưu huỳnh
/>
/>
Bước 2. Học sinh xem video và lắng nghe giáo viên giới thiệu.
Bước 3. Các nhóm đặt câu hỏi trao đổi với GV làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu rỏ
Bước 4. HS tiến hành tìm ra kiến thức trọng tâm về ứng dụng của lưu huỳnh, trạng thái tự nhiên,
sản suất......
Bước 5. Giáo viên kết luận vấn đề
Giáo viên làm trọng tài phân xử những ý kiến ngược chiều ( nếu có), nhấn mạnh kiến
thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm các vấn đề lí thú nảy sinh
trong quá trình thảo luận
IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH
- 90% S dùng để sản xuất H2SO4.
- 10% dùng làm cao su lưu hóa, chất tẩy trắng bột giấy, diêm, dược phẩm, phẩm
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong vỏ Trái Đất.
- Dạng hợp chất như các muối sunfat, muối sunfua…
VI. SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
1. Khai thác lưu huỳnh
-Phương pháp Frasch
2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
a. Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
b. Dùng H2S khử SO2
2H2S + SO2 → 3S + 2 H2O
NỘI DUNG 2:HIDROSUNFUA-LƯU HUỲNH DIOXIT-LƯU HUỲNH TRIOXIT
Hoạt động 4: Hidrosunfua-Tính chất vật lí-Trạng thái-Điều chế
Mục tiêu:


8


Học sinh biết:
- Biết được trạng thái, màu săc, mùi và tính độc của H2S.
- Biết được trong tự nhiên H2S có ở đâu từ đó biết cách giữ vệ sinh, hạn chế và xử lí tác
nhân sinh ra khí H2S trong gia đình và môi trường xung quanh.
Kỹ năng
- Kỹ năng dự đoán, kết luận một số tính chất vật lí.
- Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống
Phương thức hoạt động
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, diễn giảng. quan sát
Cách thức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu vấn đề cần thảo luận
-Gv cho học sinh xem video “ hidrosunfua là gì”

/>
-Sau khi xem đoạn video, GV hướng dẫn học sinh làm việc theo thảo luận nhóm để hoàn
thành phiếu học tập 4
PHIẾU HỌC TẬP 4
1. Hãy trình bày những tính chất vật lý của H2S (Trạng thái? Mùi đặc trưng? Tỉ khối so
với không khí? Tính tan trong nước )
2. Trong tự nhiên, Hidrosunfua có ở đâu?
3. Hidrosunfua được điều chế như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ và làm việc theo nhóm, trình bày trên giấy A0
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
-HS tìm hiểu SGK để rút ra một số tính chất vật lí của hidrosunfua
Bước 4: HS làm việc theo nhóm. Hết thời gian thảo luận, Gv gọi 1 bạn bất kì trong nhóm trình
bày kết quả. Các nhóm còn lại sẽ bổ sung ý kiến hoặc sẽ trình bày kết quả khác với nhóm đầu

tiên.
Bước 5: GV nhận xét, thẩm định lại kết quả chính xác của phiếu học tập mà các nhóm đã trao
đổi với nhau.
GV cho HS xem tiếp video:
Thí nghiệm ảo: Điều chế Hidrosunfua

Sau đó nhấn mạnh tính độc và đưa ra một số thông tin về trạng thái tồn tại của H2S trong
tự nhiên

9


Hidrosunfua có trong suối nước nóng

Hidrosunfua có trong khí thảy núi lửa

Hidrosunfua có trong nước thảy sinh hoạt
Hidrosunfua bốc ra từ xác động vật
A. HIDROSUNFUA
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Hidrosunfua (H2S) là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc.
-H2S tan ít trong nước
II. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
-Trong tự nhiên, hidrosunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ
xác chết của người và động vật.
-Trong công nghiệp, người ta không sản xuất khí hidrosunfua
0

t
-Trong phòng thí nghiệm: FeS + 2 HCl → FeCl2 + H 2 S

Hoạt động 5: Tính chất hóa hoc
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Biết dự đoán và kiểm nghiệm tính chất hóa học của H2S dựa và số oxi hóa.
- Biết tính axit yếu và hiểu tính khử mạnh của H2S.
Kỹ năng
- Viết được PTHH minh họa cho tính chất.
- Tính toán, làm được các bài tập trắc nghiệm H2S tác dụng với dung dịch bazo.
- Rèn luyện khả năng làm việc nhóm, quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm, phương pháp quan sát.....
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV giới thiệu vấn đề cần thảo luận ( phiếu học tập 5). Chia lớp học thành 4 nhóm, đạt
tên nhóm, phân công vị trí làm việc cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP 5

10


1. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch
axit rất yếu
Em hãy dự đoán sản phẩm tạo thành khi
cho axit H2S tác dụng với dung dịch kiềm
(NaOH)?

Thí nghiệm mô phỏng tính axit của H2S

PHIẾU HỌC TẬP 6


2. Quan sát tranh mô phỏng điều chế và đốt khí H2S trong không khí

(2)

(1) chuẩn bị

(
)

(4)

(5)

a. Hãy giải thích và viết các phương trình hóa học của phản ứng?
b. Rút ra kết luận về tính khử của H2S khi tác dụng với oxi
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
-Nhóm 1,2 cùng chung nhiệm vụ: phiếu học tập 1
-Nhóm 3,4 cùng chung nhiệm vụ: phiếu học tập 2
-Gv cũng đặt ra yêu cầu về thời gian và cung cấp thêm thông tin hướng dẫn cách làm
việc cho các nhóm và chỉ dẫn những tài liệu cần tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3: Dự kiến sản phẩm.
-Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận nhóm. Gv tiến hành hoạt động
quan sát, nhắc nhở, gợi ý, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, ứng xử nhanh nhẹn những vướn
mắc, theo dõi thời gian
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh

11



GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen
thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, và chất lượng.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit yếu
Axit sunfuhdric là axit yếu, yếu hơn của axit cacbonic.
1:2
H 2 S + 2 NaOH 
→ Na2 S + H 2O
1:1
H 2 S + NaOH 
→ NaHS + H 2O

2. Tính khử mạnh
a. Tác dụng với oxi
−2

0

2 H 2 S + O2 → 2 S + 2 H 2O
+4
3
to
O2 
→ S O2 + H 2O
2
b. Tác dụng với dung dịch Br2, Cl2


H 2S +
−2

+6

H 2 S + 4 Br2 + 4 H 2O → H 2 S O4 + 8HBr

Hiện tượng: Mất màu nước brom.
NỘI DUNG 3: LƯU HUỲNH ĐIOXIT
Hoạt động 5: Tính chất vật lý
Mục tiêu hoạt động
Học sinh biết
-Trạng thái, màu sắc và trạng thái tự nhiên của SO2
Phương thức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: GV tổ chức cho học sinh ngồi thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát cho 1
tờ thông tin
SO2 là gì?
SO2 là một hợp chất hóa học; là ký hiệu hóa học của lưu huỳnh đioxit. SO2 cũng là cái
tên thường được gọi tắt thay cho Anhidrit Sunfurơ; Sulfur dioxit, Sulfur (IV) oxit.

SO2 là sản phẩm chính dưới sự đốt cháy của hợp chất lưu huỳnh. Vì thế, mùi của khi
SO2 được các nhà khoa học mô tả là có mùi rất hôi khi bị đốt cháy.
Khi đã hiểu rõ được SO2 là khí gì? Bạn đọc lại đang băn khoăn không biết SO2 màu gì?
Có nặng hơn không khí hay không?
Khí SO2 là một loại khí vô cơ nên không có màu, mùi hôi, tỷ trọng nặng hơn không khí.
Khí lưu huỳnh đioxit có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong; làm mất đi màu đặc trưng của
hợp chất Brom và làm mất màu đỏ ở cánh hoa hồng.
Đến đây, ắt hẳn bạn đã tự mình lý giải được câu hỏi SO2 là khí gì? Để nắm bắt được
ứng dụng thực tế của lưu huỳnh đioxit, bạn có thể tìm hiểu ngay các thông tin sau đây.


12


Một số ứng dụng thực tế của khí SO2 trong đời sống
Khi hiểu rõ SO2 là khí gì, bạn sẽ tìm hiểu ứng dụng của khí lưu huỳnh dioxit trong thực
tế của đời sống. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy SO2 có một số điểm nổi bật như sau:
1. Dùng để sản xuất ra hợp chất Axit Sunfuric
Đây được xem là ứng dụng có tính chất quan trọng nhất của khi SO2. Số lượng khí
huỳnh đioxit được sử dụng rất lớn để tạo ra nguồn axit Sunfuric (H2S04). Đây là hợp chất được
con người sử dụng để sản xuất ra các loại phân bón, thuốc trừ sâu, các loại nước tẩy rửa công
nghiệp…
Bên cạnh đó, hợp chất H2SO4 được sử dụng để sản xuất ra các loại kim loại, làm sạch
bề mặt kim loại trước khi mạ. Thậm chí, hỗn hợp axit sử dụng chung với nước để tạo ra chất
điện giải trong các bình ắc quy xe máy, ô tô…
Axit Sunfuric được sản xuất chủ yếu trong ngành công nghiệp hóa chất. Trong quá trình
sản xuất đó, lưu huỳnh đioxit đóng vai trò xuyên suốt tiến trình để có thể tạo ra hợp chất H2SO4
theo ý muốn.
2. Tẩy trắng cho giấy, bột giấy và dung dịch đường
Khi sử dụng khí SO2 để tẩy trắng giấy, bột giấy sẽ cho chất lượng giấy và bột giấy tốt
nhất. Bởi quá trình tiếp xúc lignin và một số hợp chất khác có trong bột giấy hoặc giấy, SO2 đã
làm mất màu của một số chất để tạo thành hợp chất hữu cơ có màu trắng sáng. Vì thế, độ hồi
màu sắc ở giấy và bột giấy sẽ thấp hơn rất nhiều, tính chất cơ lý được cải thiện rõ rệt.
Trong quá trình sản xuất đường tinh luyện từ nước mía, người ta sẽ cho một chút nước
vôi vào nước mía. Khi sục khí SO2 vào, nó sẽ làm kết tủa nước vôi để làm trong nước mía. Khi
cô đặc nước mía, con người sẽ thu được đường tinh luyện màu trắng. Đó lý do người tiêu dùng
thường thấy đường có màu trắng và màu vàng đen nhạt.
3. Dùng để bảo quản cho thực phẩm sấy khô
Với khả năng ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn, nấm gây hư hại thực
phẩm. Vì thế, khí SO2 được sử dụng làm chất bảo các loại thực phẩm sấy khô như: Vải, mơ,

nho… Do đó, các loại thực phẩm luôn giữ được màu sắc tươi ngon trong thời gian dài mà không
lo bị thối rữa.
4. Dùng trong ngành sản xuất rượu
Với vai trò gần giống như một chất kháng khuẩn và chống oxy hóa. SO2 được sử dụng
vào sản xuất rượu với tỷ lệ rất nhỏ. Với nồng độ lưu huỳnh đioxit dưới 50ppm, rượu vẫn giữ
được vị thơm và ngon đặc trưng của mình.
Bên cạnh đó, SO2 cũng được các đơn vị sản xuất rượu sử dụng vào quá trình làm sạch các thiết
bị trong nhà máy.
5. Dùng thuốc thử và dung môi tại các phòng thí nghiệm
Lưu huỳnh đioxit được sử dụng làm thuốc thử tại các phòng thí nghiệm
SO2 được xem như một dung môi trơ được sử dụng phổ biến cho muối hòa tan có khả năng oxy
hóa cao. Bên cạnh đó, SO2 được sử dụng làm thuốc thử tại phòng thí nghiệm để nhận biết các
chất dung dịch khác.
Nguồn: />PHIẾU HỌC TẬP 7
1/ Hãy cho biết trạng thái , màu sắc, mùi vị của SO2.
2/ Tính tỉ khối của SO2 so với không khí. Từ đó rút ra nhận xét.
3/ Nhận xét khả năng hòa tan của SO2 trong nước.
4/ SO2 có những ứng dụng gì trong đời sống

13


Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
-GV căn cứ vào nội dung tri thức và đặc điểm tình hình mà quyết đinh các nhóm làm
cùng 1 nhiệm vụ hoặc có sự phân chia nhiệm vụ giữa các nhóm
-Ở trong bước này, giáo viên cũng đặt ra yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin
hướng dẫn cahcs làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức
cần vận dụng.
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm
HS tìm hiểu SGK và thông tin trong phiếu học tập để rút ra nhận xét về tính chất vật lý

của SO2: Trạng thái, Màu sắc, độ tan, tỉ khối...
Bước 4: HS trao đổi, thảo luận , chia sẽ thông tin và thống nhất kết quả. GV gọi đại diện 2 nhóm
lên báo cáo kết quả. Những HS khác lắng nghe, so sánh với câu trả lời của tổ mình và đưa ra ý
kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Trạng thái: Chất khí, không màu, mùi hắc.
- Tỉ khối: d==2,2. Nặng hơn không khí
- Độ tan: Tan nhiều trong nước.
- Nhiệt hóa lỏng: -10oC.
- Tính độc: Là khí độc, hít phải gây viêm đường hô hấp.
II. ỨNG DỤNG
-Lưu huỳnh ddioxxit được dùng để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, làm chất tẩy trắng
giấy và bột giấy, chất chóng nấm mốc lương thực, thực phẩm
Hoạt động 8. Tính chất hóa học
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
-Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của SO2
Học sinh hiểu:
-SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Kỹ năng:
-Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của SO2
-Phân biệt được SO2 với H2S
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV cho HS xem video “ Điều chế và thử tính chất của lưu huỳnh dioxit” Sau đó yêu
cầu HS hoàn thành phiếu học tập


14


/>PHIẾU HỌC TẬP 6

1. SO2 được điều chế như thế nào?
2. Hãy dự đoán tính chất hóa học có thể có của SO2
3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
SO2 + Br2 + H2O
SO2 + H2S
Xác định vai trò của SO2 trong từng phản ứng trên
Bước 2: HS ngồi theo nhóm, quan sát,lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
-Từ thành phần các nguyên tố có trong phân tử SO2 và khi tan vào nước lưu huỳnh đioxit
có thể tạo ra dung dịch gì ?
- Xét số oxi hóa của nguyên tố S trong SO2.Đối chiếu số oxi hóa vừa tìm được của S với
các số oxi hóa mà S có thể có.
Bước 4: Kết thúc thời gian hoạt động Gv gọi tổ 1 đại diện lên trình bày kết quả . yêu cầu tổ
2,3,4 quan sát sản phẩm và lắng nghe phần trình bày của tổ bạn. Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng
thêm nội dung , làm sáng tỏ thêm các vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo luận. Ngoài ra GV còn
động viên, khen thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, chất lượng.
GV cho HS tham khảo thêm video” SO2 từ đâu có và tác hại như thế nào đến cuộc sống
con người”

/>
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính oxit axit
a. Tác dụng với H2O




SO2 + H2O ¬ 
H2SO3 (H2SO3 là axit yếu).
Tính axit: H2SO3 > H2CO3 > H2S.
b. Tác dụng với oxit bazo
SO2 + CaO → CaSO3
c. Tác dụng với dung dịch bazo

15


1:1
SO2 + NaOH 
→ NaHSO3
1:2
SO2 + 2 NaOH 
→ Na2 SO3 + H 2O

2. Tính khử (tác dụng với halogen, KMnO4…..)
+4

+6

S O2 + Br2 + 2 H 2O → H 2 S O4 + 2 HBr

Hiện tượng: Mất màu nước brom.
3. Tính oxi hóa (tác dụng với chất có tính khử mạnh hơn: H2S, Mg).
+4


0

S O2 + 2 H 2 S → 3S + 2 H 2O

Hoạt động 9: Lưu huỳnh trioxit
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Trạng thái, màu sắc và trạng thái tự nhiên của SO3
-Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của SO2
Kỹ năng:
-Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của SO2
-Phân biệt được SO2 với H2S
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1. Giới thiệu vấn đề cần thảo luận và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Giáo viên
giới thiệu cách làm việc theo nhóm. Căn cứ vào đặc điểm của bài học và của lớp chia làm 3
nhóm phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
-Nhóm 1. Căn cứ vào CTPT của lưu huỳnh trioxit, cấu hình eletron và độ âm điện của
nguyên tử S. Hãy xác định CTCT của nó.
-Nhóm 2. Tim hiểu SGK để rút ra tính chất vật lý, ứng dụng và điều chế lưu huỳnh trioxit
-Nhóm 3. Phân tích CTCT của lưu huỳnh trioxit. Từ đó xác định tính chất hóa học

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, Gv đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở rnhoms mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận

GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen
thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, và chất lượng.
C. LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. Tính chất

16


Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit
sunfuric.
Là oxit axit, tác dụng mạnh với nước tạo ra axit sunfuric
SO3 + H 2O → H 2 SO4
Tác dụng với dung dịch bazo và oxit bazo tạo muối sunfat
II. Ứng dụng và sản xuất
Là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric.
Trong công nghiệp, sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2
NỘI DUNG 4. AXIT SUNFURIC –MUỐI SUNFAT
Hoạt động 10: Axit sunfuric-Tính chất vật lý
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4
Kỹ năng:
-Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất vật lí của H2SO4
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1. GV cho HS xem lọ chứa axit sunfuric đặc, và thực hiện thao tác pha loãng axit

sunfuric. Sau đó chiếu cho HS xem một sô hình ảnh “ tác hại của việc pha loãng axit H2SO4 sai
nguyên tắc”

Câu hỏi 1. Dung dịch H2SO4 có tính chất vật lí như thế nào?
Câu hỏi 2. Cách pha loãng axit H2SO4 đặc như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, Gv đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
-Hs quan sát giáo viên làm thí nghiệm hòa tan H2SO4 vào nước. Từ hiện tượng thí
nghiệm, kết hợp với tìm hiểu SGK, HS rút ra kết luận về tính chất vật lí của H 2SO4 và nguyên tắc
hòa tan axit sunfuric đặc là rót từ từ axit vào nước chứ không làm ngược lại (H 2SO4) đặc tan
trong nước tỏa nhiệt mạnh.
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở rnhoms mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh

17


GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Ngoài ra giáo viên còn động viên, khen
thưởng những nhóm làm việc nghiêm túc, và chất lượng.
BÀI 33. AXITSUFURIC-MUỐI SUNFAT
I-AXIT SUNFURIC
I. Tính chất vật lí
Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần

nước.
- H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Muốn pha loãng H2SO4 đặc phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
Hoạt động 11: Tính chất hóa học
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Củng cố lại tính chất hóa học của H2SO4 đã học (lớp 9).
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp
chất).
- Viết được PTHH chứng minh tính chất và cân bằng được phản ứng hóa học.
- Biết được axit sunfuric có tính háo nước, hấp thụ mạnh nước từ các hợp chất.
- Biết liên hệ thực tế khi làm thí nghiệm có liên quan đến axit đặc và biết tác hại của axit
đặc khi rơi vào da thịt.
Kỹ năng:
-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh....rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của H2SO4
-Viết PTHH minh họa tính chất hóa học.
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1. GV giới thiệu vấn đề cần thảo luận
PHIẾU HỌC TẬP 10

1. Tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 loãng giống hay khác axit HCl?
2. Nêu tính chất hóa học của dd H2SO4 loãng (đã học ở lớp 9)?
3. Theo em H2SO4 đặc có những tính chất hóa học nào?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, GV đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
HS quan sát, ghi chép các hiện thượng thí nghiệm
-Fe tác dụng với axit sunfuric, đặc, nguội và đặc nóng

-S tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng
GV chú ý khai thác hiện tượng thí nghiệm:
1. Ở thí nghiệm -Fe tác dụng với axit sunfuric, đặc, nóng: dung dịch Fe 2 (SO4)3 có màu
vàng.

18


2. Ở các thid nghiệm có khí thoát ra , chứng minh đó là SO 2 bằng phản ứng làm mất màu
dung dịch KMnO4
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở nhóm mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận. như
-Tính háo nước : HS quan sát thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường, với
CuSO4.5H2O
2. Tính chất hóa học
a. Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng.
H2SO4 loãng có tính chất chung của axit.
+ Làm quỳ tím hóa đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H2 => giải phóng H2.
+ Tác dụng với oxit bazơ và bazơ => muối và nước.
+ Tác dụng với nhiều muối.
b. Tính chất của H2SO4 đặc
- Tính oxi hóa mạnh.
H2SO4 đặc oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất.

2H2SO4 + Cu
CuSO4 +SO2 + 2H2O
2H2SO4 + S
3SO2 + 2H2O
2H2SO4 + 2KBr
Br2 +SO2 + K2SO4 + 2H2O
- H2SO4 đặc có tính háo nước.
VD: Cho H2SO4 đặc vào nước.
C12H22O11 H2SO4đặc
12C + 11H2O
C + 2H2SO4
2SO2 + CO2 + 2H2O
Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị phỏng nặng.
=> phải hết sức thận trọng
Hoạt động 12: Ứng dụng và sản xuất
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Ứng dụng và sản xuất của axit sunfuric
- Biết được tầm quan trọng của axit sunfuric trong nhiều ngành sản xuất.
- Biết được một số ứng dụng của axit sunfuric trong thực tế như: sản xuất thuốc trừ sâu,
chất giặt rửa tổng hợp, chất dẻo, sơn màu…
Kỹ năng:
-Biết được 3 giai đoạn chính sản xuất axit sunfuric.
- Viết được các PTHH điều chế từ chuỗi phản ứng của GV
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1. GV giới thiệu vấn đề cần thảo luận

19



GV phát cho mỗi nhóm một bảng thông tin và yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trả lời
câu hỏi
Câu hỏi 1. Axit sunfuric có những ứng dụng gì quan trọng.
Câu hỏi 2. Từ lưu huỳnh và một số hóa chất cần thiết. Hãy viết phương trình điều chế axit
sunfuric?
AXIT SUNFURIC - HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG NHẤT HIỆN NAY
Trong hóa học, axit sunfuric là hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay với
những, đặc điểm, tính chất hóa học và ứng dụng đặc biệt. Là một hóa chất công nghiệp
quan trọng, axit sunfuric được ứng dụng rộng rãi trong để trung hòa pH trong xử lý nước
thải, và được sử dụng trong sản xuất phân bón, chế biến quặng, tổng hợp hóa học, tinh
chế dầu mỏ...

3. Điều chế axit sunfuric

Thông thường H2SO4 được sản xuất bằng cách đốt cháy quặng firit sắt, oxi hóa
SO2 bằng oxi trong điều kiện 400 - 500 độ C, pha loãng hóa chất oleum thành axit
sunfuric bằng lượng nước thích hợp...
Ứng dụng của hóa chất sunfuric trong đời sống
Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu, được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất với
vai trò là nguyên liệu chính hoặc chất xúc tác. Hóa chất H2SO4 được sử dụng rất nhiều
trong sản xuất phân bón, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, sản xuất tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn
màu.

1. Trong sản xuất phân bón
Axit sunfuric chủ yếu được sử dụng trong sản xuất axit photphoric, là chất được sử
dụng để sản xuất các loại phân photphat, và cũng dùng để sản xuất Amoni sunfat.
2. Trong sản xuất công nghiệp
Axit sunfuric được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất kim loại như sản xuất
đồng, kẽm và dùng trong làm sạch bề mặt thép và dung dịch tẩy gỉ.

Ngoài ra, axit sunfuric còn được sử dụng để sản xuất nhôm sunfat (ví dụ như phèn làm
giấy). Sản xuất các loại muối sunfat, tẩy rửa kim loại trước khi mạ, chế tạo thuốc nổ, chất
dẻo, thuốc nhuộm, sản xuất dược phẩm.

20


Hỗn hợp axit với nước được dùng để làm chất điện giải trong hàng loạt các dạng ắc quy,
axit chì...
Mỗi năm có khoảng 160 triệu tấn H2SO4, trong đó nổi bật khi được sử dụng trong
các ngành sản xuất như phân bón 30%, luyện kim 2%, phẩm nhuộm 2%, chất dẻo 5%,
chất tẩy rửa 14%, giấy, sợi 8%...
3. Trong xử lý nước thải
Sản xuất nhôm hidroxit là chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để lọc
các tạp chất, cũng như cải thiện mùi vị của nước, trung hòa pH trong nước, và sử dụng để
loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước thải
Lưu ý: Về tác hại của axit sunfuric, đây là hóa chất nguy hiểm, hạng một ăn mòn và gây
bỏng rộp da. Vì thế khi sử dụng nên trang bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng, mặt nạ
phòng độc cá nhân, khẩu trang, tủ hút khio pha chế...

Nguồn: />Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, GV đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
HS tìm hiểu sơ đồ ứng dụng của H 2SO4 trong phiếu thông tin và rút ra nhận xét: H 2SO4 là
hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất.
HS hiểu được các công đoạn sản xuất axitsunfuric trong công nghiệp, viết PTHH
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở nhóm mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận

GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận. như
Hoạt động 13: Muối sunfat-Nhận biết ion sunfat
Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Biết các loại muối sunfat và độ tan của các muối
Kỹ năng:
- Viết được các PTHH điều chế từ chuỗi phản ứng của GV
- Biết vận dụng để nhận biết ion sunfat.

21


Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, diễn giảng, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1. GV lấy một số ví dụ về các loại muôi sunfat và yêu cầu HS quan sát và phân loại:
CuSO4, Na2SO4, BaSO4, CaSO4, PbSO4

GV thông tin thêm về độ tan của các loại muối trên
Dựa vào các muối sunfat không tan ta có thể dùng hợp chất thích hợp để nhận biết ion
sunfat là dung dịch muối bari hoặc dung dịch bari hidroxit.
GV cho HS vận dụng hoạt động nhóm để nhận biết các dung dịch sau: NaCl, Na2SO4,
H2SO4, NaOH..
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, GV đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm

-HS có thể dễ dàng nhận biết được muối sunfat thông qua đặc điểm thành phần phân tử
-Biết được phương pháp nhận biết ion sunfat và rút ra được kết luận: Thuốc thử dùng để
rnhaanj biết ion sunfat là dung dịch muối bari tan hoặc bari hidroxit
Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
Nhóm trưởng phụ trách điều hành quá trình thảo luận ở nhóm mình, Thư ký của nhóm
ghi chép, tổng hợp ý kiến của nhóm sau khi các thành viên đã trao đổi, bàn bạc, bổ sung cẩn thận
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.
II. MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT
1. Muối sunfat.
Muối sunfat là muối của axit sunfuric. Có 2 loại:
- Muối trung hòa ( chứa SO42-). Đa số đều tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4.
- Muối axit (chứa ion HSO4-)
2. Nhận biết ion sunfat.
Dùng dung dịch muối Ba nhận biết ion SO42- (tạo BaSO4 kết tủa trắng, không tan trong
axit)
VD: H2SO4 + BaCl2
BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2
BaSO4 + 2NaCl

3.3 Hoạt động luyện tập
Mục tiêu

22



Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được
ở mức độ nào.
Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và giải
quyết vấn đề thông qua môn học
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: GV tổ chức trò chơi “ KHÁM PHÁ Ô CHỮ ”

Câu hỏi 1.Tính chất đặc trưng của axit sunfuric đặc
Câu hỏi 2 Rót từ từ axit vào nước là thao tác……….axit sunfuric đăc.
Câu hỏi 3 Dùng đũa thủy tinh chấm H2SO4 đặc để viết lên giấy, nét chữ sẽ hóa màu gì?.
Câu hỏi 4.Tính chất của H2SÓ4 đặc, làm da thịt khi tiếp xúc với nó sẽ bị bỏng rất nặng
Câu hỏi 5. Một hiện tượng thiên nhiên gây ăn mòn, phá hủy nhiều công trình xây dựng?
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cũng trong bước này, GV đặt yêu cầu về thời gian và đưa ra những thông tin hướng dẫn
cách làm việc cho các nhóm và những chỉ dẫn về tài liệu tham khảo, tri thức cần vận dụng
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm

Bước 4. HS các nhóm tiến hành làm việc.
GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh
kết quả với nhóm mình để có ý kiến phản biện hay yêu cầu cần làm rỏ.
Bước 5. GV nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, mở rộng các hướng nghiên cứu,làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.Trao giải thưởng cho nhóm có nhiều đáp án
đúng
3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

23



Mục tiêu
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với
thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV
nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá,
giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
GV giao bài tập về nhà cho các nhóm
1. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, dóng kín cửa nhà
kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu . co giật tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến ngạt mà
chết.

a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy lưu huỳnh. Chất gì đã làm chuột
chết.
2. Thủy ngân là một chất độc . Hãy nêu phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân rơi vào rãnh
bàn, ghế khó lấy ra được.

3. Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo

a. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi đó pháo
b. Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm
môi trường” Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích
Dự kiến sản phẩm

1. S + O2

→ SO2 . Khí sufuro đã làm cho chuột chết


24


2. Phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân là dùng bột lưu huỳnh để khử
S + Hg

→ HgS.

3. Hỗn hợp S,C, KNO3 gọi là thuốc nổ đen, có thể dùng làm thuốc pháo.
a. Các phương trình hóa học
S + O2

→ SO2

C + O2

→ CO2

2KNO3

→ 2KNO2 + O2

2KNO3 + 3C + S

→ K2S + 3CO2 + N2.

b. Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người. Nhiều tai nạn xảy ra khi đốt pháo. Các khí tạo ra như
SO2, CO, các hạt bụi nhỏ K2S đều làm ô nhiễm môi trường
-Đánh giá: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của
buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS


Đôn Châu, ngày……thang…..năm
Duyệt của tổ trưởng

25


×