Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích cụ thể về cạnh tranh độc quyền và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.6 KB, 15 trang )

1Kinh tế vi mô

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường hơn 30 năm và hầu hết các hàng hóa đều
do thị trường điều tiết. Cùng với sự phát triển đó, các hoạt động cạnh tranh của các thành
phần kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và quyết liệt hơn. Mặt khác, việc Việt Nam gia
nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi để mở rộng thị trường, huy động
vốn đầu tư nhưng đồng thời nó cũng là một thách thức lớn đối với chúng ta. Vậy nên để có
thể tồn tại lâu dài trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp phải có sự cạnh tranh độc quyền.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Trong các nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc nghiên cứu hiện tượng
cạnh tranh đã có từ lâu và lí thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các
trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh của trường
phái tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Các lý thuyết này đã làm rõ bản chất
của cạnh tranh, vai trò và tác động của cạnh tranh, các phương thức cạnh tranh, v.v..
Ngoài các nhà kinh tế cổ điển và các nhà kinh điển, các lý thuyết cạnh tranh gắn với
các tên tuổi nổi tiếng của trường phái cạnh tranh hoàn hảo như W.S.Jevos. A.Coumot,
L.Walras, Marshall,.. và trường phái cạnh tranh hiện đại như E.Chamberlin,
J.Robinson, J.Schumpeter,…
3. Xác lập, tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Bài thảo luận của nhóm 4 sẽ giới thiệu và phân tích cụ thể về cạnh tranh độc quyền
nói chung và cách thức công ty Highlands Coffee lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
trong ngắn hạn nói riêng.
4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Cạnh tranh độc quyền bán thuần túy kinh doanh cà phê.
Phạm vi: Highlands Coffee – Hà Nội
Mục tiêu:
 Có cái nhìn tương đối đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến cạnh
tranh độc quyền thông qua việc đưa ra và phân tích các số liệu dựa trên các cơ sở


lí thuyết của học phần kinh tế vi mô 1
 Dựa vào việc phân tích lý thuyết và nghiên cứu những số liệu cụ thể để đưa ra
những kết luận mang tính khái quát về cạnh tranh độc quyền. Từ đó, có cái nhìn
tổng quan về thị trường độc quyền thuần túy phục vụ nghiên cứu và học tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết


2Kinh tế vi mô

Điều tra thực tế, phân tích số liệu từ thực tế
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Một số lí luận cơ bản của đề tài nghiên cứu.
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2. Một số lí thuyết của vấn đề nghiên cứu
3. Nội dung và nguyên lí giải quyết vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
1.
2.
3.
4.

Quan điểm/ Định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu
Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu
Các kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu



3Kinh tế vi mô

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh độc quyền
 Cạnh tranh độc quyền là một hình thái tổ chức thị trường mà có nhiều người bán một sản
phẩm khác biệt và sự gia nhập cũng như rời bỏ ngành công nghiệp tương đối dễ dàng về lâu
dài.
 Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường mà trong đó có rất nhiều doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm có đôi nét khác biệt với các doanh nghiệp khác và mỗi doanh nghiệp
chỉ có khả năng quyết định giá bán sản phẩm của chính doanh nghiệp mình.
 Thị trường cạnh tranh độc quyền sản xuất cùng một sản phẩm hàng hóa (giống với cạnh
tranh hoàn hảo) nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau, tồn tại sự khác biệt. Do đó,
người tiêu dùng có thể lựa chọn các hàng hóa theo sở thích và các doanh nghiệp có thể định
giá cho sản phẩm của mình (giống với độc quyền thuần túy).
� Cạnh tranh độc quyền là trung gian giữa cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần túy
 Ngắn hạn và sản xuất trong ngắn hạn
- Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó ít nhất có một yếu tố đầu vào của sản xuất không
thể thay đổi được (gọi là yếu tố cố định).
- Hàm sản xuất trong ngắn hạn
Q  f ( K , L)  f ( L )

� Sản xuất trong ngắn hạn mang tính kém linh hoạt















Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản
Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào (AP)
Là số sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định
Sản phẩm trung bình của lao động: APL =
Sản phẩm trung bình của vốn: APK =
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào (MP)
Là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào thay đổi 1 đơn vị
Công thức tính: MPL = Q’(L)
MPK = Q’(K)
Ý nghĩa: Phản ánh lượng sản phẩm do riêng từng đơn vị đầu vào tạo ra (khác với chỉ tu bình
quân)
Tổng chi phí bình quân (ATC, AC) là mức chi phí bình quân cho một sản phẩm trong ngắn
hạn: ATC =
Chi phí cận biên ngắn hạn (MC hay SMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí khi doanh nghiệp
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
MC = TVC’(Q)
Chi phí bình quân dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm
trong dài hạn.
LAC =



4Kinh tế vi mô

 Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanh nghiệp
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
LMC= LTC’(Q)
 Doanh thu cận biên (MR)
Là sự thay đổi trong tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ
MR 

TR
 TR('Q )
Q

Công thứ tính:
 Lý thuyết về lợi nhuận
- Lợi nhuận (  ): là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất
  TR  TC


  ( P  ATC ).Q
 Công thức tính: �
(TR: tổng doanh thu)
(TC: tổng chi phí)









Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí kế toán
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – Chi phí kinh tế
Do chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán nên lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán
Khi lợi nhuận kinh tế:
Dương: Mức lợi nhuận này cao hơn mức lợi nhuận thông thường
Âm: Mức lợi nhuận này thấp hơn mức lợi nhuận thông thường
Bằng 0: Mức lợi nhuận này bằng mức lợi nhuận thông thường
Tối đa hóa lợi nhuận
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một hang là lựa chọn mức sản lượng mà tại đó: MR =
MC
 Nếu MR > MC thì tăng Q sẽ tăng 
 Nếu MR < MC thì giảm Q sẽ tăng 
 Không phải mọi mức sản lượng có MR = MC thì hãng đều đạt lượi nhuận tối đa
2. Một số lý thuyết về cạnh tranh độc quyền
 Đặc trưng của thị trường cạnh tranh đặc quyền: 3 đặc trưng
-

-

-

Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường gồm rất nhiều người mua và rất nhiều
người bán: Thị trường bao gồm một số lượng lớn người bán (các doanh nghiệp) và người
mua (người tiêu dùng) hoạt động độc lập với nhau
Sản phẩm hàng hóa trên thị trường cạnh tranh độc quyền không hoàn toàn giống nhau và có
đôi nét khác biệt: Sản phẩm mà các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cung ứng phân biệt
với nhau theo một phương diện nào đó. Nhưng khác biệt này có thể mang bản chất vật chất,
đặc tính về chức năng hoặc chỉ là tưởng tượng, tức sự khác biệt là giả tạo, hoàn toàn do hoạt

động quảng cáo và xúc tiến bán hàng tạo ra
Trên thị trường cạnh tranh độc quyền có sự tự do gia nhập và rút lui khỏi ngành: không có
sự cản trở hay trở ngại đối với sự gia nhập hoặc rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp.


5Kinh tế vi mô

Trong lý thuyết về cạnh tranh độc quyền, người ta cho rằng sự phân biệt sản phẩm phát sinh
từ sự trung thành với nhãn hiệu hàng hóa, không cản trở sự gia nhập
 Nếu không tính đến phương diện phân biệt sản phẩm thì về mặt cấu trúc, thị trường cạnh
tranh độc quyền tương tự như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Việc phân tích trạng thái cân
bằng của một doanh nghiệp cá biệt trong thị trường cạnh tranh độc quyền có thể thực hiện
bằng cách nghiên cứu một doanh nghiệp đại diện; nghĩa là, tất cả các doanh nghiệp đều được
giả định là phải đối phó với những chi phí và điều kiện nhu cầu giống hệt nhau và họ luôn
tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Từ những giả định như vậy người ta có thể xác định được
trạng thái cân bằng của thị trường
 Mức độ của thế lực độc quyền tùy thuộc vào mức độ khác biệt của sản phẩm
VD: Thị trường cạnh tranh độc quyền: kem đánh răng, xà bông, thuốc cảm, dịch vụ taxi
 Sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh độc quyền có thể thay thế nhau
nhưng không phải thay thế hoàn hảo vì sản phẩm của doanh nghiệp này vẫn có sự khác biệt
so với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Do đó doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền vẫn có
thể tăng giá mà không bị mất đi toàn bộ khách hàng của mình
 Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
- Các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng có một đường cầu dốc xuống, nó không giống
đường cầu nằm ngang trong cạnh tranh hoàn hảo, cũng không quá dốc giống như trong đọc
quyền thuần túy vì sản phẩm có sự khác biệt
- Cầu tương đối co dãn do có nhiều sản phẩm thay thế
- Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản lượng MR = MC
- Doanh thu cận biên nhỏ hơn mức giá bán
- Doanh nghiệp có được lợi nhuận kinh tế

VD: Xét hình 5.3

 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của cạnh tranh độc quyền


6Kinh tế vi mô

- Trong dài hạn, do cạnh tranh độc quyền không có rào cản gia nhập thị trường nên các
doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không còn giữ được lợi nhuận kinh tế dương giống như
các doanh nghiệp độc quyền thuần túy vì nếu có lợi nhuận kinh tế dương sẽ thu hút các
doanh nghiệp khác nhảy vào để cũng đạt được mức lợi nhuận siêu ngạch này. Điều đó sẽ
khiến cho thị phần của mỗi doanh nghiệp trong ngành bị giảm xuống và làm cho đường cầu
của các doanh nghiệp thoải hơn và dịch chuyển sang bên trái (D 0 sang D). Quá trình các
doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường cứ diễn ra liên tục, không ngừng và chỉ kết thúc
khi đường cầu của mỗi doanh nghiệp bị dịch chuyển vào trong tiếp xúc với đường chi phí
bình quân dài hạn (doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng 0)  ngành cạnh tranh độc quyền
đạt trạng thái cân bằng

Hình 5.31. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành cạnh tranh độc quyền
- Khi các doanh nghệp trong ngành cạnh tranh độc quyền chỉ có được lợi nhuận kinh tế âm
thì sẽ dẫn đến việc một số doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường  thị phần của những doanh
nghiệp còn bám trụ trên thị trường sẽ được mở rộng hơn, đẩy đường cầu của các doanh
nghiệp này dịch chuyển sang phải. Qúa trình các doanh nghiệp rời bỏ thị trường kết thúc khi
cầu đối với doanh nghiệp tăng lên làm cho lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp này đạt
bằng 0  cạnh tranh độc quyền đạt trạng thái cân bằng


7Kinh tế vi mô

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1, Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh độc quyền
 Tổng quan về thị trường cà phê
 Thế giới
 Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la
(năm 2011) (Euromonitor)
 So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn
gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ
USD hàng năm. Thị trường này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ),
D.E Master Blenders 1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ),…
 Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E
Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh. Nhóm 5 nhóm
công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trường. Nestlé thống trị thị trường cà phê
hòa tan với mức thị phần trên 50%.
 Mặt bằng thuế đánh vào cà phê là tương đối thấp, từ 0-8%
 Việt Nam
 Năm 1997, Việt Nam vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng
thứ ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam tiếp tục
vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới. Vị trí này được duy trì kể từ
đó đến nay.
 Xuất khẩu cà phê nhân hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu là 1,25 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ đô la, tăng 3,2% về lượng và 48,7%
về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu là 1,73 triệu tấn, 3,67 tỷ
đô la, tăng 37,8% về lượng và 33,4% về giá trị so với năm 2011.
 Tuy chiếm gần 30% khối lượng cà phê nhân giao dịch toàn cầu, nhưng giá trị kim
ngạch mới chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị thương mại 35 tỷ USD của cà phê nhân
thế giới.
 Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay
(cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh độc quyền của thị trường cà phê
 Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập khẩu

 Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc
lợi…
 Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà
phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê…
 Nhu cầu của người tiêu dùng


8Kinh tế vi mô

 Trình độ khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên,.
2. Thực trạng cạnh tranh độc quyền ở Việt Nam
Thị trường cà phê ở Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thương hiệu khác nhau như:
Trung Nguyên cà phê, nescafe, vinacafe, the coffee house, Highlands Coffee, Starbucks,…
cùng với hai loại cà phê chủ yếu đó là cà phê rang xay và cà phê hòa tan.
 Cà phê hòa tan và cà phê rang xay
 Cà phê hòa tan
- Thị trường cà phê hòa tan hiện chiếm tới 1/3 lượng cà phê được tiêu thụ tại
Việt Nam. Những nhãn hàng, chủng loại sản phẩm cũng khá đa dạng, phong
phú phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
- Theo một số thống kê cho thấy, thị trường cà phê hòa tan đang chiếm ưu thế
hơn so với mặt bằng chung của các loại café trong nước. Có khoảng 62% sản
lượng cà phê hòa tan so với loại café rang xay.
-

Theo nghiên cứu Cộng đồng khảo sát trực tuyến Vinaresearch (Công ty W&S),
nhãn hiệu đang được sử dụng nhiều nhất là Trung Nguyên chiếm 26,3% thị
trường; Vinacafé Biên Hòa, 22,8% và Nestle, 21,7%. Ba vị trí dẫn đầu này
cũng thường xuyên có xáo trộn do các doanh nghiệp cũng có những hoạt động
quảng bá, marketing hay phát triển sản phẩm mới ngằm định vị thương hiệu.


 Cà phê rang xay
- Nếu như café hòa tan ưa chuộng bợi sự gọn, tiện, dễ dùng thì café rang xay lại
theo phong cách cổ điển: pha lâu nhưng rất chất.
- Tại Việt nam thị trường café rang xay nổi bật với thương hiệu Trung Nguyên.
Thương hiệu này đạt hơn 80% sản lượng so với các loại café rang xay khác.
 Một số thương hiệu cà phê trên thị trường cà phê Việt Nam hiện nay
 Cà phê Trung Nguyên
-

Đạt được nhiều thành tựu

-

Tính đến nay, trên thị trường Việt Nam Trung Nguyên đã có 1000 quán cà phê
nhượng quyền trải dài khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam

-

Các sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên đang xếp thứ nhất về mức độ
đa dạng khi có rất nhiều loại. Chỉ G7 nhưng Trung Nguyên đã có G7, G7
capuchino, Passiona, G7 hòa tan đen… cafe chế phin 1,2,3,4,5, cafe hạt
nguyên chất gồm có cà phê hạt Arabica và cà phê hạt Culi Robusta, cafe rang
xay,…

-

Dòng cà phê hòa tan của trung nguyên có G7, Wake-up và cà phê Phố đều có
hương vị cà phê đậm đà. Cà phê hòa tan trung nguyên được chắt lọc từ những



9Kinh tế vi mô

hạt cà phê ngon nhất cùng bí quyết và công nghệ sản xuất hiện đại. Nước pha
cà phê có màu sánh đậm, mùi vị êm dịu và bền lâu.
 Vinacafe
-

Vinacafe tập trung vào các sản phẩm được chế biến từ cà phê, đa dạng hóa các
hương vị để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.

-

Vinacafe thì phát triển theo 4 dòng sản phẩm là Vinacafe 100% coffee,
Vinacafe 2 in 1, Vinacafé 3 in 1 và Vinacafe 4 in 1.

-

Nhắc đến Vinacafe, người dùng nhớ đến ngay sản phẩm cà phê sữa, có hương
vị ngọt đậm.

 Nescafe
-

Nescafe là thương hiệu Thụy Sĩ

-

Nescafe lại cung cấp nhiều loại nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và
các sản phẩm từ sữa.


-

Nescafé lại đa dạng hóa sản phẩm với dòng 3 in 1 gồm 3 hương vị và sản
phẩm cà phê đen với 2 hương vị cà phê đen đá và cà phê sữa đá.

-

Nestcafe hợp với những người thích uống cà phê đắng vì nó có vị đậm đặc hơn
hai loại kia.

-

Nescafe đa dạng về các dòng sản phẩm như: NESCAFÉ 3in1, NESCAFÉ Café
Việt (cà phê hòa tan); NESCAFÉ cà phê uống liền được đóng gói ở dạng lon,
chai,… tiện lợi và hiện đại; đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng;
NESCAFÉ CAFÉ VIỆT cà phê rang xay.

 The coffee house
-

Chất lượng dịch vụ tại The Coffee House được thể hiện qua việc tối ưu trải
nghiệm khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, từ vĩ mô tới vi mô. The
Coffee House chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt thành, luôn
sẵn lòng trò chuyện, chia sẻ cùng khách hàng.

-

Những hạt cà phê đều được lựa chọn khắt khe từ trái chin của mùa vụ mới
nhất, được thu hái hoàn toàn bằng tay, đạt tỉ lệ trái chin chiếm tới hơn 95% thu
hoạch



10Kinh tế vi mô

-

Công thức rang và phối trộn hạt Arabica và Robusta của The Coffee House tạo
nên một tổng thể cân bằng của vị đắng, ngọt, chua, giúp cà phê đậm thanh,
thơm hương.

-

The coffee house hướng tới mọi đối tượng khách hàng.

 Highlands Coffee
-

Đối tượng khách mà Highlands Coffee đã và đnag phục vụ là nhóm người tiêu
dùng trung lưu, giới văn phòng và giới trẻ

-

Highlands Coffee có môi trường phù hợp giúp khách hàng khẳng định được
đẳng cấp của mình, giúp khách hàng thư giãn và xả stress

-

Highlands Coffee đa dạng về các loại café như café rang xay Moka, Culi, cà
phê phin sữa đá,…
 Café rang xay Moka: Cà phê Moka nguyên chất sạch 100% đặc biệt có vị

đắng nhẹ xen lẫn chua thanh hài hòa cùng với vị béo của chất dầu trong hạt
Moka, mùi thơm nồng nàn gây ấn tượng và chinh phục khách hàng
 Cà phê culi blend Highlands Coffee: Cà phê được chế biến với thành
phần 100% hạt cà phê Culi tự nhiên với mùi hương thơm ngọt và vị vừa
phải, thật thích hợp để pha phin theo phong cách thuần Việt.
 Café phin sữa đá: Với Phin sữa đá, lớp sữa hòa quện từ bên dưới, lớp cà
phê đen ở trên, hương thơm tự nhiên nguyên bản của cà phê; nhấp một
ngụm sẽ thấy vị cà phê thơm, đắng đượm, xen lẫn vị chua nhẹ, ngọt
thanh lan tỏa từng giác quan. Nó được tạo nên từ cách pha chế đặc biệt
và nguyên liệu chọn lọc kĩ càng.

3. Phân tích hãng cạnh tranh độc quyền: Highlands Coffee
Highlands Coffee là một hãng cạnh tranh độc quyền vì:
 Mặt hàng kinh doanh là cà phê. Thị trường này có rất nhiều người bán và người mua.
Ngoài Highlands còn có rất nhiều hãng khác mà tiêu biểu là Starbucks, The Coffee
House,..


11Kinh tế vi mô

 Hàng hóa trên thị trường không hoàn toàn giống nhau, có đôi nét khác biệt. Có thể
thay thế dễ dàng cho nhau nhưng không hoàn hảo. Ví dụ cà phê ở Highlands sánh và
thơm còn ở Starbucks thì nhạt và có hậu vị chua theo phong cách Mỹ, …
 Trên thị trường có sự tự do gia nhập và rút lui. Kinh doanh cà phê mang lại lợi nhuận
cao khiến cho các hãng đổ xô vào kinh doanh nhưng khi doanh thu không đạt có thể
tự do rút lui. Năm 2002, Highlands Coffee cho ra mắt cửa hàng đầu tiên tại thành phố
Hồ Chí Minh. Cho đến nay đã có khoảng 230 cửa hàng trên toàn quốc. The Coffee
House mới xuất hiện những năm gần đây còn Starbucks gia nhập Việt Nam năm
2013. Những năm gần đây, kinh doanh cà phê đã trở thành xu hướng cho các nhà đầu
tư trong nước và quốc tế.


Hình 5.32 Thị phần cà phê của các hãng ở Việt Nam

 Phân tích cách thức Highlands lựa chọn sản lượng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn
hạn
Cho bảng số liệu:
P
50
45
40

Q
0
600
700
800

TFC
500
500
500
500

TC
500
24500
25500
25000

MC

40
10
5

TR
30000
31500
32000

MR
50
15
5


12Kinh tế vi mô

35
30

900
1000

500
500

26500
29000

15

25

31500
30000

-5
-15

P: Giá bán một cốc cà phê (nghìn đồng)
Q: Số cốc bán được
TFC: Chi phí cố định
TC: Tổng chi phí
MC: Chi phí cận biên
TR: Tổng doanh thu
MR: Doanh thu cận biên
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận
thì phải đặt mức sản lượng tại giá trị mà ở đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
(MR=MC)
Theo bảng số liệu trên, tại Q=800 ta có MR=MC=5. Vậy Highlands Coffee sẽ quyết
định đặt mức giá 40000 đồng một cốc cà phê mới mức sản lượng là 800 cốc.
4, Các kết luật và phát hiện:
-

-

Cạnh tranh độc quyền là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số
sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể
kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trên thị trường. Thị trường
này có pha trộn giữa cạnh tranh và độc quyền được gọi là thị trường cạnh tranh độc
quyền.

Điều kiện gia nhập học rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do
số vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ
Thi trường này không có cạnh tranh về giá mà một số người bán toàn quyền quyết định
giá cả
Những doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này thường phải chấp nhận bán hàng theo
giá của nhà độc quyền
Hình thức cạnh tranh chủ yếu là quảng cáo để dị biệt hóa sản phẩm của mình, xúc tiến
bán dị biệt hóa sản phẩm.
Trạng thái cân bằng của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
 Đường cầu dốc xuống do sản phẩm có sự khác biệt
 Cầu tương đối co giãn do có nhiều sản phẩm thay thế
 MR < D
 Lợi nhuận được tối đa hóa khi MR = MC
 Doanh nghiệp này có được lợi nhuận kinh tế


13Kinh tế vi mô

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm/định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu
 Highlands Coffee quyết định để tối đa hóa lợi nhuận bằng việc sản xuất tại mức sản
lượng tại đó MR=MC
 Đặt giá cao hơn chi phi cận biên để có lợi nhuận kinh tế dương
 Hạn chế tạo ra sự phi hiệu quả, gây ra tổn thất về mặt phúc lợi xã hội
 Highlands Coffee ban đầu phải chịu thua lỗ, bám trụ lâu dài khi mà các thương hiệu
cà phê khác từ bỏ ngành để có được thị phần mở rộng hơn, đẩy đường cầu của
Highlands Coffee chuyển sang phải
 Có những chương trình Marketing, quảng cáo thương hiệu,..
2. Các đề xuất và kiến nghị về vấn đề nghiên cứu
 Gây ấn tượng với khách hàng ở ba đặc trưng của hãng Highlands Coffee: khời nguồn,

dịch vụ khách hàng, nghê nghiệp
 Phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng, không ngừng mở rộng
hoạt động trong và ngoài nước để tất cả mọi người đều biết đến Highlands – “thương
hiệu bắt nguồn từ cà phê Việt Nam.”
 Chất lượng, hình thức đều phải xây dựng một cách rất Việt Nam, mang trên mình một
sứ mệnh văn hóa, phản ánh một phần nền sống hiện đại của người Việt Nam, từ đó
tạo nên điểm khác biệt
 Duy trì các bí quyết độc la, khâu sản xuất tỉ mỉ, tinh tế, đầy tâm huyết để tạo nên sản
phẩm cà phê tuyệt hảo.
 Sử dụng rộng rãi các phương tiện xã hội để trưng cầu, thăm dò cảm nhận của người
dùng, để từ đó không ngừng cải thiện, đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó sẽ chiêu
mộ được số đông người dùng
 Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết, chăm chỉ, rèn luyện những kĩ thuật phục
vụ chuyên nghiệp, lấy được sự hài lòng từ khách hàng.
 Chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, các khâu sản xuất, chế biến đều phải quản lí
nghiêm ngặt, đảm bảo các chỉ tiêu của thực phẩm.
 Thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng, hướng đến nèn văn hóa đất Việt –
nghìn năm văn hiến.
 Đầu tư cho các hoạt động quảng cáo chân thực về sản phẩm của mình (không phóng
đại để thu hút khách hàng)
3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
 Nghiên cứu các loại thị trường khác như cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền bán thuần
túy,…
 Phân tích kĩ hơn số liệu thực tế, xây dựng hàm tổng quát cho Highlands Coffee
 Làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích của Highlands Coffee và người tiêu dùng.


14Kinh tế vi mô



15Kinh tế vi mô

MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

Lời cảm ơn

3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỀ TÀI

4

1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh độc quyền
2. Một số lí thuyết về cạnh tranh độc quyền

4
5

Bảng 5.30 Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn 6
Bảng 5.31 Cân bằng cạnh tranh trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền

7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.
2.
3.

4.
5.

Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh độc quyền
Thực trạng cạnh tranh độc quyền ở Việt Nam
Phân tích hãng cạnh tranh độc quyền
Bảng số liệu
Các kết luận và phát hiện

8
8
10
11
12

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm/định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu
2. Các đề xuất và kiến nghị về vấn đề nghiên cứu
3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

13
13
13



×