Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.41 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ THỊ OANH

THƠ TRẦN VẠN GIÃ
TỪ GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

LÊ THỊ OANH

THƠ TRẦN VẠN GIÃ
TỪ GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội - 2017



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn
Bá Thành, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện
luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi các kiến thức cũng
như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Trần Vạn Giã đã tận tâm hướng
dẫn tôi tìm hiểu các tài liệu quan trọng và cho tôi những lời góp ý chân thành nhất
trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô
giáo khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là
các thầy cô giáo bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà
trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước
trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lê Thị Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có
bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2017

Học viên

Lê Thị Oanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................3
2.1 Lịch sử nghiên cứu về tư duy thơ ...................................................................3
2.2 Nghiên cứu về thơ Trần Vạn Giã ...................................................................4
3. Nhiệm vụ - Mục đích – Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................8
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................8
3.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................9
3.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
5. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................11
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƢ DUY THƠ VÀ TƢ DUY THƠ
CỦA TRẦN VẠN GIÃ............................................................................................12
1.1 Tư duy thơ ....................................................................................................12
1.1.1 Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật ................................12
1.1.2 Khái quát về tư duy thơ Trần Vạn Giã ..................................................14
1.2 Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Trần Vạn Giã...............................16
1.2.1 Tiểu sử nhà thơ Trần Vạn Giã ................................................................16
1.2.2 Quá trình sáng tác ...................................................................................17
1.2.3 Quan niệm về thơ ...................................................................................17
1.2.3.1 Trước năm 1975: Thơ nhuốm màu khói lửa, đau khổ, lưu ly ..........18

1.2.3.2 Sau năm 1975: Thơ gần gũi với tha nhân, với cuộc đời, giãi bày
những uẩn khúc bên trong của con người. ..................................................19


Chƣơng 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
TRẦN VẠN GIÃ .....................................................................................................22
2.1 Cảm hứng chủ đạo ........................................................................................22
2.1.1 Cảm hứng về quê hương, đất nước ........................................................22
2.1.1.1 Thơ không rời xa số phận con người và quê hương ........................22
2.1.1.2 Thơ cùng quê hương trên con đường xây dựng hạnh phúc .............26
2.1.1.3 Thơ phê phán hiện thực ...................................................................30
2.1.2 Cảm hứng về tình yêu và thân phận con người......................................33
2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã ........................................................39
2.2.1 Khái niệm cái tôi trữ tình .......................................................................39
2.2.2 Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã ............40
2.2.2.1 Trước 1975: Cái tôi thường trực với nỗi đau trên quê hương ........40
2.2.2.2 Sau 1975: Cái tôi của thế sự đời tư - nâng đỡ, chia sẻ với tha nhân,
cuộc đời ........................................................................................................42
2.2.2.3 Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu ..................................44
2.2.2.4 Cái tôi một lòng hướng về tinh thần dân tộc ..................................47
2.2.2.5 Cái tôi giản dị, mộc mạc, chân thành ..............................................49
Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ TRẦN VẠN GIÃ54
3.1 Biểu tượng ....................................................................................................54
3.1.1 Khái niệm biểu tượng .............................................................................54
3.1.2 “Tư duy thơ là quá trình sáng tạo nên các biểu tượng trực quan” .........54
3.1.3 Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã .......................................................55
3.1.3.1 Biểu tượng “gió” .............................................................................55
3.1.3.2 Biểu tượng “cát”..............................................................................57
3.1.3.3 Biểu tượng “khói” ...........................................................................59
3.1.3.4 Biểu tượng “lửa” .............................................................................61

3.1.3.5 Biểu tượng “rơm rạ” .......................................................................62
3.2 Ngôn ngữ ......................................................................................................64
3.2.1 Ngôn ngữ trong tư duy thơ .....................................................................64


3.2.2 Ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân thành ......................................................64
3.2.3 Ngôn ngữ thơ giàu sự chiêm nghiệm – triết lý ......................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi xuất hiện, thơ ca đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người trước những sự đổi thay của cuộc sống xã
hội và biến cố của thời đại. Thơ thuộc phương thức trữ tình nên trước hết thơ là sự
bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời; tác động một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nhận thức, suy nghĩ của người đọc. Thơ luôn tự vận động và làm mới
chính mình để phù hợp với những yêu cầu của lịch sử xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch
sử khác nhau, thơ cũng phát triển và ứng biến để mang những đặc điểm phù hợp với
tiến trình phát triển của văn học.
Tư duy thơ là một phương

ểu hiệ

a tư duy nghệ thuật, mộ

luận được rất nhiều người quan tâm và đặt vấn đề để nghiên cứu. Tư duy thơ phản
ánh được những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại, nó có khả
nhữ


ửa

ới nghệ thuật phong phú và bí ẩn. Suy cho cùng, việc

nghiên cứu, tìm hiểu tư duy thơ chính là quá trình phát hiện ra sự vận động của hình
tượng thơ; cũng là quá trình khám phá gốc tích, cội nguồn của tâm lý học sáng tạo.
Nghiên cứu thơ từ góc độ tư duy nghệ thuật đòi hỏi một sự khám phá toàn diện từ
hình thức, biểu tượng, ngôn ngữ cho đến nội dung, quan niệm và cái tôi trữ tình của
nhà thơ. Qua đây, ta tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà thơ từ nhiều góc độ
khác nhau, mở ra những hướng tiếp cận mới cho nghiên cứu văn học.
Hình ảnh quê hương, Tổ quốc trong thơ miền Nam dưới chế độ Sài Gòn
những năm 1955 – 1975 là một xử sở đầy thương đau, một vùng quê chỉ toàn những
tàn tro và xác chết. Con người phải chứng kiến những cảnh ngộ tang thương và bao
trùm lên đó là một màu sắc trầm buồn. Con người cảm thấy buồn đau khi chia li cứ
nối dài chia li. Họ mang trong mình nỗi mặc cảm về thân phận, cuộc đời trở nên cô
đơn, bế tắc. Bất lực vì không làm chủ được vận mệnh, đành phó mặc cho trời đất và
tạo hóa. Để hiểu rõ nội dung này, tác giả Nguyễn Bá Thành trong tác phẩm “Toàn
cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975” đã viết: “Cái cô đơn trong thơ miền Nam dưới chế
độ Sài Gòn 1955 – 1975 không chỉ là cái cô đơn của một Con Người. Mà đó là cái
1


cô đơn của cả một Thế Hệ… một thế hệ tự cảm thấy mất hết cả niềm tin, cả chỗ
dựa, mất cả những chân trời… Đây là cái cô đơn của một thời đại, do một hoàn
cảnh tạo nên. Cái xã hội mà họ sống đã bị chặt đứt khỏi quá khứ” [33, tr.317].
Trần Vạn Giã là một nhà thơ sống và làm thơ ở cả hai thời kỳ trước và sau
1975. Thơ ông giàu lòng trắc ẩn, đi qua nhiều biến động dữ dội của thời đại. Trước
năm 1975, đó là một thực tại độc đoán, áp bức, bất công, nghèo đói giữa một cuộc
chiến tranh bạo tàn do đế quốc Mỹ gây nên. Thơ ông hằn sâu nỗi đau của tuổi trẻ,

bày tỏ những ẩn ức của con người trên quê hương của một thời đại một đi không trở
lại. Từ trong bi lụy, u sầu ấy, thơ Trần Vạn Giã đã tự giải thoát và hòa nhập với thơ
ca dân tộc sau 1975. Nhà thơ với tinh thần nhập thế, cũng như nhiều nhà thơ cùng
thời khác như Trần Quang Long, Võ Quê, Đông Trình, Hoài Hương, Phan Duy
Nhân, Đỗ Hồng Ngọc, Từ Huy, Trần Ngọc Hưởng,… Tất cả họ đã từ bỏ những triết
lý bi quan của cá nhân, “thức tỉnh” chính mình để hòa điệu cùng tinh thần dân tộc.
Đỉnh cao của thơ Trần Vạn Giã được kết tinh và khẳng trong phần thơ lục bát. Với
những tập thơ này, nhà thơ khẳng định được sự hội nhập, bắt kịp cùng dòng chảy
thơ ca dân tộc, nhà thơ thật sự tìm ra cho mình một hướng đi mới, một lẽ sống mới.
Thơ Trần Vạn Giã có sự tự vận động và tiếp thu những quan niệm thời đại.
Theo sát hành trình nghệ thuật của ông, chúng ta thấy thành công quan trọng nhất
trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ đó là tinh thần giác ngộ và hòa mình vào dòng
chảy thơ ca Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu về tư duy thơ Trần Vạn Giã giúp chúng ta
có cái nhìn sâu sắc về thơ ca hiện đại. Đồng thời, thấy được những trăn trở của nhà
thơ khi sống giữa hai thời kỳ trước và sau năm 1975.
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nó mang
trong mình khả năng biểu hiện đa dạng nhờ vào khả năng biểu hiện của ngôn ngữ
thơ luôn luôn phong phú. Tư duy thơ là một vấn đề lí luận mới và hấp dẫn. Nghiên
cứu thơ từ góc độ tư duy sẽ là một hướng tiếp cận mới mẻ, có thêm những đóng góp
mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mong
muốn vận dụng những lí luận của tư duy thơ để nghiên cứu, đi sâu vào phân tích

2


từng giai đoạn phát triển trong hồn thơ Trần Vạn Giã, từ đó tìm ra những điểm riêng
biệt tạo nên phong cách thơ của tác giả này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu về tư duy thơ
Theo chiều dài lịch sử và sự phát triển của ngành lý luận và phê bình văn học

Việt Nam, chúng ta có thể thấy số lượng các nghiên cứu về tư duy nghệ thuật, tư
duy thơ là không có nhiều. Công trình “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam”
(1996), NXB Văn học HN; bản in sau “Tư duy thơ hiện đại Việt Nam” (2012), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Bá Thành được xem là công trình đầu
tiên đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về này. Trong đó, tác giả nhận định tư duy
nghệ thuật chính là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là việc hình
tượng hóa hiện thực khách quan theo những nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật
chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của người sáng tạo.
Đặc điểm chính trong tư duy nghệ thuật cũng như sự khác biệt của nó với tư duy
khoa học là ở chỗ “tư tưởng tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là
đối tượng nhận thức của tư duy”.[32, tr.55]. Tác giả Nguyễn Bá Thành cũng phát
hiện ra bản chất của tư duy thơ chính là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm
của con người bằng hình tượng ngôn ngữ. Do chịu sự chi phối của quan niệm thơ và
phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những sự thay
đổi nhất định. Tư duy thơ nói cách khác là sự phản ánh những tình cảm cộng đồng
và tư duy thời đại. Để làm rõ những điều này, tác giả công trình nghiên cứu đã đưa
ra những quan điểm lý luận về tư duy thơ rất cụ thể và đầy đủ. Dựa trên cơ sở lý
luận quan trọng này, chúng tôi vận dụng để lý giải hành trình thơ Trần Vạn Giã qua
các giai đoạn trước và sau năm 1975.
“Từ điển thuật ngữ văn học” năm 2006 của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã nhắc đến khái niệm tư duy nghệ thuật. Trong đó, tư
duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện
thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ
thuật làm hiện thực trực tiếp của nó, bao gồm hệ thống các kí hiệu nghệ thuật, các

3


hình tượng, các phương diện tạo hình và biểu hiện. Trên cơ sở tư duy nghệ thuật,
người ta tạo ra các tư tưởng và quan điểm nghệ thuật, lựa chọn các phương tiện và

biện pháp nghệ thuật.
Trong công trình “Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975” (2015), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Bá Thành khẳng định lại “Tư duy thơ là
một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Thơ trữ tình là sự biểu hiện trực
tiếp của một cái tôi đang tư duy. Bởi vậy, về bản chất, thơ chữ tình là bản “tốc
kí nội tâm”, là nhật ký tâm trạng của chủ thể trữ tình. Tư duy thơ do đó là một
kiểu tư duy biểu hiện, là tư duy tự nhận thức bản thân. Khi tư duy sáng tạo của
nhà thơ nhằm vào phía trong, phía chủ thể như vậy, ta nói, tư duy thơ hướng
nội”. [33, 313].
2.2 Nghiên cứu về thơ Trần Vạn Giã
Nghiên cứu mảng văn học dưới chế độ cũ ở miền Nam những năm 1955 –
1975 đang được các nhà phê bình, lý luận đẩy mạnh trong nhà trường và thực tiễn
nghiên cứu văn học. Trước đây, văn học miền Nam chưa được nghiên cứu nhiều,
phải đến sau năm 1986 mảng văn học này mới thực sự được chú đến và có những
nghiên cứu thực sự về nó. Với công trình “Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975”
(2015), tác giả Nguyễn Bá Thành đã đặt mảng văn học này dưới một cái nhìn toàn
cảnh, dưới cái nhìn nhất thể hóa đối với văn học dân tộc, cần được nghiên cứu
không tách rời với bức tranh toàn cảnh văn học dân tộc giai đoạn ấy.
Hiện nay, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về tư duy thơ Trần Vạn Giã.
Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khai thác các khía cạnh như giọng
điệu, ngôn ngữ và nhắc đến thơ ông trong mối liên hệ với thơ của các tác giả văn
học miền Nam thời kỳ 1945 – 1975.
Trong bài viết “Thức tỉnh và hy vọng” (2010) của tác giả Huỳnh Như Phương
được đăng trên tạp chí “Kiến thức Ngày nay”, số Tất niên Canh Dần viết về sự
“thức tỉnh” của thế hệ nhà thơ miền Nam, được khám phá qua ba chặng: “Thức tỉnh
và phản kháng” đến “Bất bình và hy vọng” rồi “Giọng chung và giọng riêng”. Tác
giả bài viết khẳng định những năm 1960, ở miền Nam, triết lý về cá nhân được phổ

4



biến khá sâu rộng và có một chỗ đứng không gì sánh được. Thơ ngợi ca cô đơn
cũng là điều dễ hiểu vì khi cá nhân không thể lý giải và chấp nhận những áp bức,
bất công thì tức khắc chìm đắm trong cơn mê lịch sử. Trần Vạn Giã đã có một thời
gian u sầu như thế. Từ ý thức bị lưu đày, thơ ca đi đến tâm thức nhập cuộc, đứng ở
tuyến đầu của ý thức cộng đồng. Chính sự thay đổi trong tính cách này đã tạo thành
số phận của thơ ca. Và như vậy, thơ tuổi trẻ miền Nam những năm tháng đó không
chỉ bằng lòng với sự tái hiện bóng tối; thơ không để bóng tối lấp đầy khoảng trống
của từ ngữ, nó tìm cách khắc phục hoài nghi và tuyệt vọng để biểu hiện một niềm
hy vọng.
Trên phương diện giọng điệu, tác giả bài viết khẳng định thơ miền Nam 1955 1975 có nhiều cung bậc, giọng điệu, trong đó có những giọng điệu chưa thật định
hình rõ nét. Âm hưởng chung là hào hùng, khí phách. Nhưng cũng có giọng điệu
thâm trầm, suy niệm. Đọc thơ Trần Vạn Giã ta thấy một sự băn khoăn, day dứt của
những chuỗi ngày cô đơn, bế tắc. Đó cũng là tâm trạng chung của những nhà thơ
sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chiến tranh 1965 – 1975 là một nỗi đau, là
tai ương ập xuống những con người nhỏ bé đáng thương. Nhiều nhà thơ vẫn không
gắn thơ với nhiệm vụ quân sự, không gắn tư duy chính trị với tư duy thơ. Thơ chỉ để
tỏ nỗi buồn riêng tây của mình, những băn khoăn đau xót trước hiện thực khốc liệt.
Chỉ sau năm 1975, thơ Trần Vạn Giã cũng như bao hồn thơ khác đã hòa điệu với
thơ ca dân tộc, đề tài trong thơ được khai thác rộng hơn, ngôn ngữ trở nên giản dị,
mộc mạc, thi liệu phong phú và gần gũi.
Một bài viết khác của Huỳnh Như Phương cho phần đầu tiên của tập thơ “Đi
trong rừng biểu ngữ” đã nhận xét về giọng điệu, chỉ ra sự vận động trong tư duy
của nhà thơ. Tác giả nhận xét thơ Trần Vạn Giã trong giai đoạn này thiên về giọng
tự sự, chất tạo hình rõ hơn chất biểu cảm, đúng hơn là cảm xúc nén lại, ẩn giấu sau
bức tranh xã hội. Đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ, bầm dập trong cơn
lốc của bạo tàn oan nghiệt. Nhân sinh là một tờ tạp chí ra đời năm 1971, với chủ đề
“Nam Việt Nam và mặt trận văn hóa của thực dân mới”. So với những ấn phẩm
khác, cái khác của tờ Nhân sinh là nó xuất hiện ở một tỉnh lỵ xa xôi và những người


5


thực hiện chính là những người trẻ, ngay khi mới bước vào con đường văn chương
đã gặp những khó khăn nhất định. Trần Vạn Giã tham gia phong trào phản chiến,
đòi hòa bình , chống “đôn quân bắt lính”, ông nhiều lần bị nhà cầm quyền giam giữ.
Trong tù hay những chặng đường đày ải, ông làm thơ nói lên nỗi thống khổ của
mình. Có thể nói thơ Trần Vạn Giã là “tiếng gọi hòa bình thất thanh trong màn đêm
dày đặc” [26, tr. 15]. Tiếng gọi của một người góp thành tiếng gọi của nhiều người,
của muôn người. Cho nên thơ Trần Vạn Giã những năm tháng ấy không chỉ là
những bức ký họa về những cảnh đời bi thảm trong chiến tranh mà còn là bản hợp
xướng đầy hy vọng với những hình ảnh về ngày mai, gió mới, khát khao ngọn cờ
độc lập.
Bài viết “Văn học thời kỳ 1945 – 1975 ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Vũ
Hạnh, Nguyễn Ngọc Phan khẳng định đặc trưng lớn nhất của văn học giai đoạn này
là tinh thần yêu nước. Đó là sự sống chết cho quê hương này hưởng độc lập, tự do,
hòa bình. Trong đó có nhắc đến Trần Vạn Giã như một nhà thơ rất quyết liệt vì sống
còn của quê hương.
Bài viết của “Lục bát Trần Vạn Giã thả thơ theo ngon gió bay” của Võ Quê
khẳng định thơ lục bát Trần Vạn Giã là dòng tự sự, suy tư về nhân tình thế
thái. Những đắng cay, trong đục, những buồn vui, khổ đau, hạnh phúc, những sắc
không của chính mình và của cõi đời đã được Trần Vạn Giã chắt lọc, rút tỉa, khái
quát rất thật, rất thơ.
Trước năm 1975, thơ ông được in lác đác trên các tạp chí Trình bày, Đứng
dậy, Đối diện, Tuyển tập văn chương viết về lao tù,… với các bài thơ như Bến chờ,
Chuyện vùng bất an, Đếm xác hồi hương, Lời tự tình của mẹ, Lòng vẫn thiết tha,
Đang chờ, Nhịp ca dao hát giữ làng,… Sau năm 1975, nhiều bài thơ của Trần Vạn
Giã được đăng trên Tạp chí Thơ Hội nhà văn Việt Nam; Tuyển tập thơ và văn xuôi
(Việt Nam & Nước ngoài); tạp chí Nha Trang Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa.
Trên mặt trận chống Mỹ sôi nổi ấy, những cây bút phê bình văn học, tác giả

những bài viết luôn hướng tới đội ngũ đông đảo lực lượng các nhà thơ với những
khuynh hướng sáng tác chung gắn với bối cảnh đặc biệt của thời đại. Văn học Việt

6


Nam chống Mỹ cứu nước (1979) của Phong Lê và nhóm tác giả đã khẳng định: Có
thể nói chưa bao giờ trong các thành thị miền Nam có một đội ngũ làm thơ đông
đảo và sung sức như những năm cuối 60 đầu 70, và cũng chưa bao giờ những người
làm thơ lại có ý thức sử dụng sáng tác của mình đi sâu vào quần chúng để phục vụ
cho cuộc đấu tranh như vậy. Tên tuổi của những Chánh Sử, Hữu Đạo, Đam San,
Thiết Sử, Võ Quê, Thái Ngọc San, Tần Hoài Dạ, Đông Trình, Nguyễn Quốc Thái,
Nguyễn Kim Ngân, Tôn Thất Lập, Lê Ký Thương, Lê Gành, Trần Vạn Giã, Tú
Vẽ, Đôi Nạng Xứ Dừa, Lê Hồng Nguyên, Ngô Kha, Hoàng Thoại Châu, Phạm Thế
Mỹ,… đã trở thành những cái tên quen thuộc với đồng bào thành thị. Những sáng
tác của họ đã có sức lay động tâm hồn người đọc, người nghe. Đặc biệt đối với
thanh niên, học sinh, nó đã gây được một ảnh hưởng rộng và sâu. Chủ đề quê hương
đất nước nổi lên như một chủ đề lớn và được thể hiện bằng những hình tượng giàu
sức rung động, gợi cảm. Đọc thơ họ, ta cũng bắt gặp không ít những nỗi quằn quại,
ngột ngạt giữa một cuộc sống tù đọng, bế tắc.
Trong một đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2006, Tinh
thần dân tộc và ý thức cách tân của một số nhà thơ trẻ Sài Gòn trước năm 1975 của
các tác giả Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Văn Tuấn đã đưa ra kết luận thơ Sài Gòn năm
1975 đúng là một cao trào và đỉnh cao của thơ văn chống Mỹ yêu nước nói chung,
cách tân cả về nội dung và hình thức. Bằng chứng là thơ có mặt ở khắp các tờ báo
công khai, bán công khai, hợp pháp, có mặt tại các trường Trung học và Đại học.
Mặt khác, thơ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và in được dấu ấn sâu đậm trong lòng
các độc giả tiêu biểu đó là thơ của Trần Vạn Giã, Ngô Kha, Trần Quang Long…
Tất cả đã thổi lửa cho các phong trào đấu tranh tại các thành thị miền Nam. Đó là
những nỗ lực và ý thức cách tân về mặt nghệ thuật. Thơ trẻ Sài Gòn trước 1975 đã

có nhiều sự thay đổi tích cực như thể loại thì phong phú hơn, ngôn ngữ và hình ảnh
thơ cùng với giọng điệu thêm nhiều phần khởi sắc cho thơ ca dân tộc nói riêng và
nền văn học dân tộc nói chung.
Phác họa Chân dung một thế hệ của tác giả Tần Hoài Dạ Vũ – Nguyễn Đông
Nhật nhắc đến một lực lượng trí thức tiến bộ, yêu nước hình thành, ngày càng nhiều

7


trong các đô thị miền Nam, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, mà rõ rệt nhất là trên mặt
trận văn nghệ. Một phần tư thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, nhà nghiên cứu
văn học Trần Hữu Tá đã bày tỏ sự quý trọng “nhìn lại” đội ngũ những nhà văn yêu
nước ở miền Nam trước năm 1975. Trong đó tác giả Trần Vạn Giã cùng các tác
giả khác như Võ Quê, Thái Ngọc San, Hữu Đạo, Trần Quang Long được nhắc đến
như một cậy bút trẻ có tài năng xuất hiện, khiến thơ tranh đấu khởi sắc, được nâng
cấp cấp rõ rệt cả về chất và lượng.
Mới đây nhất là bài bài viết Rơm rạ trong thơ Trần Vạn Giã (2017) của Hoàng
Nhật Tuyên, in trong tạp chí Nha Trang (Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa). Tác
giả bài viết đã làm rõ chất quê hương, dân dã, thân quen trong con người nhà thơ
Trần Vạn Giã: “Xưa nay nhiều người đều biết Trần Vạn Giã rất tâm huyết với đề tài
nói về quê hương đất nước. Ai đã từng đọc, quan tâm đến thơ Trần Vạn Giã đều dễ
dàng nhận thấy rằng, thơ ông có nhiều bài hay, đặc biệt là những bài thơ, những tứ
thơ viết về đề tài quê hương đất nước, cụ thể hơn là viết về quê nhà của mình.
Những điều mà nhà thơ Trần Vạn Giã gọi là rơm rạ, là chuyện nhà quê ấy, theo tôi,
đó chính là những mảnh hồn quê lấp lánh làm cho thơ anh gây được ấn tượng với
người đọc”… [39, tr. 70]. Quê hương là đề tài rất đáng chú ý trong thơ Trần Vạn
Giã. Dù là rơm rạ hay cỏ cây, khói bếp, thậm chí là tiếng mối kêu cọt kẹt trên cột
nhà… đều góp phần làm cho thơ ông thêm chân thật khi hướng về quê hương, về
nguồn cội như ông tự tâm sự trong bài thơ Với cỏ bên đường.
3. Nhiệm vụ - Mục đích – Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu Thơ Trần Vạn Giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật đặt ra những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cái tôi trữ tình và tư duy thơ của Trần Vạn Giã trước và sau
năm 1975.
- Tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ
tình của nhà thơ trước và sau năm 1975.

8


- Nghiên cứu một số một số biểu tượng thơ Trần Vạn Giã và một số hình thức
nghệ thuật biểu đạt cái tôi trữ tình của nhà thơ.
3.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Thơ Trần Vạn Giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật nhằm mục đích:
- Tìm hiểu về thơ Trần Vạn Giã cũng chính là tìm hiểu một loại hình tác giả
của thơ ca hiện đại. Để thấy được những bước chuyển và những nỗ lực hòa nhập
với thơ ca dân tộc.
- Nghiên cứu thơ Trần Vạn Giã đặt trong bối cảnh đô thị miền Nam, so sánh
với các tác giả khác để thấy sự khác biệt trong tư duy thơ của ông - một người sống
và sáng tác hai thời kỳ trước và sau năm 1975.
Qua đây, tìm ra được sự vận động của tư duy thơ Trần Vạn Giã từ góc nhìn từ
góc nhìn tư duy nghệ thuật, cũng như hiểu về những đóng góp của ông đối với sự
nghiệp đổi mới và cách tân thơ ca dân tộc nói chung.
3.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sự vận động của tư duy thơ Trần Vạn Giã qua các tập
thơ đã được xuất bản.
6Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu về tư
duy thơ Trần Vạn Giã trên 11 tập thơ đó là:
Miên ca hòa bình (1971), tập thơ, NXB Nhân Sinh.

Tình yêu đẹp như bài thơ (1996), tập thơ, NXB Hội nhà văn.
Gió đưa khói bếp lên trời (2004), tập thơ, Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh
Khánh Hòa.
Trầm tư với lá (2006), tập thơ, NXB Hội Nhà văn.
Lục bát Trần Vạn Giã (2007), tập thơ, NXB Trẻ.
Lục bát nhà quê (2008), tập thơ, NXB Văn Nghệ.
Đi trong rừng biểu ngữ (2009), tập thơ, NXB Văn Nghệ.
Mạch nguồn thơ vẫn chảy trong lòng xứ sở (2013), tập thơ, NXB Hội nhà văn.
Gió cuối ngày tháng chạp (2015), tập thơ, NXB Hội nhà văn.
Hồn chữ (2016), tập thơ, NXB Hội nhà văn.

9


Dòng sông không chịu nỗi buồn (2017), tập thơ, NXB Hội nhà văn.
Khi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng nhiều tập thơ của Trần Vạn Giã sáng tác
trước năm 1975 nhưng thời kỳ đó chưa được xuất bản. Nhiều sáng tác thơ chưa
được sử dụng trên văn đàn vì bị cho là nội dung chưa phù hợp, như tập thơ Hồn chữ
sáng tác năm 1963 nhưng mãi đến năm 2016 mới xuất bản; tương tự tập thơ Đi
trong rừng biểu ngữ sáng tác năm 1974 nhưng đến năm 2009 mới được xuất bản.
Miên ca hòa bình sáng tác năm 1971 và Đi trong rừng biểu ngữ sáng tác năm1974,
hai tập này cũng được viết trong hoàn cảnh rất đặc biệt, tác giả viết trong chốn lao
tù, trên đường bị đày đi lao công đào binh. Như vậy, khi nghiên cứu tìm hiểu thơ
Trần Vạn Giã chúng ta cần đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh sáng tác và đặt thơ vào
đúng bối cảnh thời đại để hiểu rõ những tâm sự của tác giả gửi gắm vào trong thơ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để việc tiến hành nghiên cứu đạt được kết quả như mong muốn, trong luận
văn này chúng vận dụng các kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số
phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Trên cơ sở những số liệu thống kê, chúng

tôi tiến hành khảo sát những biểu tượng trên 11 tập thơ của Trần Vạn Giã, chúng tôi
đã phân tích và khái quát để tìm ra những đặc điểm của tư duy thơ Trần Vạn Giã.
Phương pháp so sánh: Để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và
những nét đặc sắc, độc đáo cùng những biến đổi trong tư duy thơ Trần Vạn Giã;
luận văn có vận dụng so sánh, đối chiếu thơ Trần Vạn Giã với thơ của các tác giả
cùng thời để thấy được sự vận động và phong cách của mỗi nhà thơ.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Chúng tôi đặt nhà thơ vào trong hoàn cảnh
lịch sử đương thời để nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn yếu tố thời đại trong thơ Trần
Vạn Giã. Trên cơ sở đó, chúng ta chỉ ra được sự vận động, chuyển đổi tư tưởng
cũng như quan niệm và phương thức biểu hiện, từ đây tìm hiểu những đóng góp
riêng của tư duy thơ Trần Vạn Giã đối với văn học dân tộc.
Phương pháp loại hình: Căn cứ trên các vấn đề về thể loại để nghiên cứu tư
duy thơ Trần Vạn Giã.

10


Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn để hiểu rõ hơn về
quan niệm thơ của tác giả.
Đây là những phương pháp chủ yếu chúng tôi sẽ sử dụng nhằm tìm ra những
đặc điểm quan trọng, những quy luật cấu trúc nội tại về nội dung và hình thức nghệ
thuật, từ đó thấy được những giá trị thẩm mĩ độc đáo trong thơ Trần Vạn Giã. Trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi có cơ hội được phỏng vấn nhà thơ nên luận văn có
thêm được nhiều thông tin hữu ích và chân thực. Tất cả những phương pháp vừa
nêu ra nhằm hướng tới một cái nhìn tổng quan về tư duy nghệ thuật thơ Trần Vạn
Giã trong mạch tư duy của thời đại.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi chia thành ba
chương gồm các nội dung sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận tư duy thơ và tư duy thơ của Trần Vạn Giã

Chƣơng 2: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã
Chƣơng 3: Biểu tượng và ngôn ngữ thơ Trần Vạn Giã

11


Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TƢ DUY THƠ VÀ TƢ DUY THƠ
CỦA TRẦN VẠN GIÃ
1.1 Tƣ duy thơ
1.1.1 Tư duy thơ là một phương thức tư duy nghệ thuật
Công trình “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” (1996), NXB Văn
học Hà Nội; bản in sau “Tư duy thơ hiện đại Việt Nam” (2012), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Bá Thành được xem là công trình đầu tiên đi sâu vào
nghiên cứu những vấn đề về này. Tác giả Nguyễn Bá Thành khẳng định:
- Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh
quan của người sáng tạo.
- Tư duy thơ là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người bằng
hình tượng ngôn ngữ; tư duy thơ là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc,
cái tôi đang tư duy ,“Tư duy thơ chấp nhận một khả năng tưởng tượng dường như
vô tận của nhà thơ” [32, tr. 66],.. Do chịu sự chi phối của quan niệm thơ và phương
pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất
định. Tư duy thơ chính là sự phản ánh những tình cảm cộng đồng và tư duy thời đại.
Tập hợp các sáng tác thơ theo nội dung tư tưởng và đối tượng phản ánh, ta thấy
rằng thơ ca là sự phản ánh tinh vi của ý thức hệ có tính giai cấp và có tính lịch sử.
Cũng trong công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Bá Thành đã đưa ra những
quan điểm lí luận về tư duy thơ tương đối đầy đủ, cụ thể.
- Tư duy thơ có các khả năng; hướng nội, hướng ngoại và sự kết hợp hướng
nội với hướng ngoại. Hướng nội là tác giả nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái
tôi nội cảm của mình. Hướng ngoại là nhằm vào đối tượng miêu tả, trình bày nó
dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận

động của cái tôi trữ tình, tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ.
- Tư duy nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng
tạo và thụ cảm nghệ thuật. Sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật là hình thái đặc trưng cao
nhất của hoạt động thẩm mỹ; trong sáng tạo và thụ cảm bao hàm cả đánh giá giá trị.
Trong phạm trù tư duy nghệ thuật, bản chất các quy luật hiện thực cuộc sống không

12


diễn ra dưới dạng trừu tượng của khái niệm mà biểu hiện qua hệ thống các hình ảnh,
hình tượng cụ thể, sinh động. Và sự phản ánh trong tư duy nghệ thuật không được
phản ánh trực tiếp mà qua ngôn ngữ của thơ văn, đó là những phát ngôn, những
thông điệp được thể hiện gián tiếp qua sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu
ấn của chủ thể. Chính đi từ bản chất của tư duy nghệ thuật mà văn chương không
chấp nhận sự sao chép, sự lặp lại; nó nhất định phải có tính khu biệt những cá tính
độc đáo.
“Từ điển thuật ngữ văn học” (2006), NXB Giáo dục của nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì tư duy nghệ thuật gắn với năng lực nhìn
thấy thế giới một cách toàn vẹn, nắm bắt nó qua những dấu hiệu phát sinh đồng
thời, phát hiện các mối liên hệ mới chưa được nhận ra. Tư duy nghệ thuật đòi hỏi
một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp” cho nó. Ngôn ngữ đó là hệ thống
các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Điểm
xuất phát của tư duy nghệ thuật vẫn là lý tính, là trí tuệ có kinh nghiệm, biết nghiền
ngẫm và hệ thống hóa các kết quả nhận thức.
Thơ Trần Vạn Giã trước năm 1975 luôn chất chứa nhiều nỗi trăn trở cùng thời
đại, ông sống và hòa cùng những nỗi đau. Đó là những ngày tháng nhà thơ phải trải
qua nhiều sự day dứt, tâm hồn nhà thơ nhạy cảm hơn bất cứ lúc nào, vì thế thơ khơi
gợi về quê hương, tình cảm gia đình đó là những người chị, người mẹ, người anh
“trải qua bao lửa đạn vẫn còn trơ trơ”; thơ gợi về quãng thời gian quá khứ và hiện
tại; thơ man mác buồn như ngọn cỏ may, gió cuối ngày tháng chạp, dòng sông

không chịu nỗi buồn. Đó còn là những hình ảnh đầy hy vọng, lóe lên một niềm tin
trong nhà thơ khi xuất hiện những hình ảnh những hòn than rực lửa đêm đêm, khói
bếp vẫn bay lên trời, mùi bắp nướng và những dòng sông thân yêu. Đi lên từ những
sự nhận thức sâu sắc về thời đại, tư duy nghệ thuật thơ Trần Vạn Giã đạt đến
tính dân tộc sâu sắc, những vần thơ lục bát hồn hậu, đó là những hình ảnh gần
gũi, quen thuộc như cơm ăn, áo mặc và hơi thở con người. Tư duy thơ là sự vận
động đi từ chỗ bế tắc, đau thương để tìm về quê hương, gia đình để hòa điệu
cùng thơ ca dân tộc.

13


1.1.2 Khái quát về tư duy thơ Trần Vạn Giã
Trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, khắp nơi ở miền Nam dấy lên
phong trào đấu tranh vũ trang đòi Mỹ thi hành hiệp định Gionevo, đòi dân sinh, dân
chủ. Cuối năm 1959 ngọn lửa “đồng khởi” bùng cháy đã đốt rụi “quốc sách ấp
chiến lược” của Mỹ, nhiều nơi nhân dân nổi dậy cướp chính quyền. Bất chấp mọi sự
đàn áp dã man của đội quân Mỹ - Ngụy trong thành thị miền Nam, các tầng lớp
nhân dân đã đứng lên đòi quyền tự do, tự quyết, đòi giải quyết vấn đề hòa bình ở
Việt Nam. Những cuộc bãi công của công nhân, bãi thị của bà con tiểu thương,
nhiều cuộc đấu tranh xuống đường ngày càng rầm rộ; đặc biệt có những hình thức
đấu tranh quyết liệt tác động đến đông đảo quần chúng nhân dân như các cuộc tự
thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức (11/06/1963) tại Sài Gòn, nữ sinh Đặng Thị
Ngọc Huyền (23/06/1966) tại Đà Lạt, Nhất Chi Mai (15/05/1967) tại Sài Gòn.
Chính sự đấu tranh sôi nổi ấy đã thức tỉnh tinh thần dân tộc trong lớp trẻ ở Sài Gòn,
trong đó có nhà thơ Trần Vạn Giã. Ông là đại diện của lớp nhà thơ trẻ, theo con
đường chung đó là sự thức tỉnh dân tộc, tuổi trẻ với giác quan nhạy bén đã sớm
nhận diện chính xác kẻ thù và xác định được vai trò của mình trong cuộc chiến đấu
chung của cả nước. Từ đó mới có những vần thơ còn nóng hổi khí huyết của tuổi
thanh xuân được đăng trên các tạp chí Trình Bầy, Đối diện như Bến chờ, Đếm xác

hồi hương, Lời tự tình của mẹ, Lòng vẫn thiết tha, Thưa mẹ con về.
Những năm 1955 – 1975, thơ miền Nam mang màu sắc trầm buồn, thương
đau. Chính vì thế mà trong những giai đoạn đầu này nhà thơ Trần Vạn Giã đã viết
bài thơ “Hồn chữ” năm 1963 thể hiện sự bị quan, lạc lõng của một thế hệ không
biết đi về đâu. Tác giả tâm sự ở phần đầu của tập thơ này “Tuổi trẻ tôi bị chiến
tranh bắt buộc phải từ bỏ học đường và không còn cách nào hơn, tôi đã ẩn trú một
góc rừng bên ngôi chùa cô tịch, sống tạm bợ nơi đây trong nỗi khát khao hòa bình
và dằn vặt trong thơ” [17, tr5]. Phần lớn những bài thơ trong giai đoạn này thể hiện
sự bi lụy, yếm thế, khinh bạc phù vinh,… Đâu đó trong một số bài thơ có thi vị
Thiền của Phật Giáo và âm hưởng Kinh Thánh của Kito Giáo. Sau đó, do chiến
tranh ngày càn ác liệt trên quê hương, thơ ông đã có sự bứt phá vượt bậc để “Đi

14


trong rừng biểu ngữ”. Đây chính là một chặng đường để lại nhiều dấu ấn trong
cuộc đời sáng tác của ông. Đó là một sự chuyển biến mạnh mẽ và có ý thức về tư
duy thơ. Từ trong đau thương nhà thơ tìm ra được con đường cho mình, chỉ có
đấu tranh, dùng ngòi bút chiến đấu mới khiến ông thôi day dứt và tránh rơi vào sự
bi lụy.
Sự thống khổ của một cá nhân thời chinh chiến không chỉ bởi đương đầu với
sự sống chết, bất kỳ lúc nào mà còn do phải bị bắt bớ, tù đày, phải lẩn trốn, bị đày
đi lao công đào binh. Thơ Trần Vạn Giã trước 1975 là cuốn nhật ký về thân phận,
về sự chìm nổi, về nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh. Chiến tranh
không chỉ làm cho con người đau đớn mà còn làm bế tắc, cuồng dư. Sự cuồng dư
này có thể xem như một phản ứng, một chấn thương tâm lý. Vì vậy, thơ không thể
gạt bỏ những vấn đề ấy. Ta thấy hình ảnh một nhà thơ trẻ bất cần đời, coi thường
công danh, xem đời là hư huyền, muốn tìm về tịch liêu, Lão Trang, tôn giáo, thiền
định để có phương tiện giải thoát. Thơ do vậy, là ký ức, là suy niệm, là thân phận
của người chứng kiến trong thời khói lửa, đau khổ, lưu ly.

Đào Xuân Quý – nhà thơ, dịch giả đã viết ở phần đầu của tập thơ Trầm tư với
lá như sau “Trần Vạn Giã đi vào một con đường quá gay go, nguy hiểm đối với
người làm thơ xưa nay. Toàn bộ tập thơ đều là thơ lục bát mang nhiều hơi hướng
dân gian, chỉ khai thác một đề tài duy nhất “Tình yêu”, “Gay go”, nguy hiểm vì rất
dễ sa vào chỗ đơn điệu, dễ biến thành vè, dễ làm người đọc chán”[10, tr. 5]. Trần
Vạn Giã đã gây được nhiều ấn tượng tốt nhờ có những câu thơ chân thật, có nghĩa,
có tình… Thơ sống với quê hương, dân làng, ruộng đồng và thấu lên tận trời cao.
Có những vần thơ êm dịu như lời hẹn hò bên bến nước, sân đình, mở ra một không
gian mênh mông mát thơm hương lúa ngọt lành. Ngòi bút cứ trải hồn ra theo những
con đường đến những khu rừng, xanh tốt, màu mỡ, những dòng sông nặng trĩu phù
xa. Quê hương là chủ đề không thể thiếu trong thơ Trần Vạn Giã, có lẽ vì sự đồng
cảm, sự thấu hiểu những nỗi niềm uẩn khuất nên mạch ngầm thơ ông giản dị mà
thân quen đến lạ thường.

15


Sau năm 1975, thơ Trần Vạn Giã vẫn đồng hành cùng đất nước, quê hương
trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Tuy nhiên, thơ không được quên những chủ đề
muôn thuở. Đó có thể là sự kém may mắn, sự bất hạnh của con người, sự dối trá...
Do vậy, thơ còn mang giá trị nhân đạo, mang tiếng nói yêu thương con người. Thơ
ông sau năm 1975 mở rộng các chủ đề như tình quê hương đất nước, thân phận con
người và tình yêu. Tình yêu của nhà thơ thường đau khổ, ly tan, gắn liền với tự sự
về cuộc đời riêng và thân phận quê hương.
Thơ Trần Vạn Giã sau năm 1975, không còn những bước chân bơ vơ “Chẳng
biết đi về đâu”, không còn tâm trạng “Đứng ngoài cuộc đời, mục dần thân cỏ úa”
mà người thanh niên ấy đã kề vai, sát cánh bên nhân dân. Dường như với nhà thơ,
quê hương giờ đây không còn là những gì trừu tượng nữa mà là quê hương đã trở
thành máu thịt của những người đã chết, là mồ hôi nước mắt của người đang sống
và là tinh thần khối óc của tuổi trẻ, thế nên nhà thơ sẵn sàng lên tiếng dù nhận được

nhiều sự công kích từ phía bên ngoài. Đó là sự hy sinh để có được hai tiếng “tự
do” theo đúng nghĩa của nó không thấm thía gì với nỗi đau của nô lệ, nỗi nhục
mất nước.
1.2 Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Trần Vạn Giã
1.2.1 Tiểu sử nhà thơ Trần Vạn Giã
Tên khai sinh là Trần Ngọc Ẩn. Sinh ngày 2/2/1945 tại Vạn Giã, Tu Bông
thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nguyên quán là huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An (quê cha Nghệ An, quê mẹ Khánh Hòa). Sau này, khi bước chân vào
con đường sáng tác nghệ thuật ông lấy tên theo vùng đất mình làm bút hiệu Trần
Vạn Giã.
Nhà thơ sinh ra trong gia đình nghèo ở nông thôn, lớn lên phiêu dạt nhiều
nơi làm nhiều nghề để kiếm sống và đi học như công nhân bốc vác, bán báo
dạo, dạy học, viết báo, làm thơ… ; tham gia phong trào yêu nước, chống chiến
tranh. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 18 tuổi, nhưng trước năm 1975 thơ chỉ được
đăng lác đác trên các tạp chí Trình Bày, Đối Diện, Làm Dân, Tiếng Nói, Nhân
Sinh,… Năm 1971 cùng bạn bè chủ biên tạp chí Nhân Sinh lên án “Chính sách

16


văn hóa của thực dân mới ở miền Nam Việt Nam”. Bị bắt ở tù và đày đi lao
công đào binh nhiều lần.
Sau 1975, Trần Vạn Giã là phóng viên báo Khánh Hòa và tham gia xây dựng
vùng kinh tế mới Đất Sét (13 năm). 13 năm ở núi, cuốc đất và làm thơ, sau đó trở về
thành phố công tác ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (5 nhiệm
kỳ). Tiếp tục làm thơ đăng trên các báo, tạp chí văn nghệ từ sông Hương đến Cà
Mau. Kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam 2006, được tặng thưởng Kỷ niệm chương
vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam 2006.
1.2.2 Quá trình sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Trần Vạn Giã gắn liền với hai giai đoạn trước và sau

năm 1975. Trước năm 1975, tập thơ đầu tiên được sáng tác đó là Hồn chữ viết năm
1963 nhưng sau năm 1975 mới được in thành tập. Nhà thơ ghi nhiều dấu ấn ở hai
tập Miên ca hòa bình sáng tác và được in thành tập năm 1971, Đi trong rừng biểu
ngữ sáng tác năm 1974 và được in thành tập sau năm 1975. Sau năm 1975, ông vẫn
sáng tác hăng say và tích cực, chủ đề được nhắc đến cũng phong phú hơn, những
tập thơ tiêu biểu như Tình yêu đẹp như bài thơ, Gió đưa khói bếp lên trời, Lục Bát
Trần Vạn Giã, Lục bát nhà quê,…
Thơ Trần Vạn Giã được đăng trên các báo và tạp chí như Văn Nghệ, Diễn Đàn
Văn Nghệ Việt Nam, Văn Nghệ trẻ, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ,… Trần Vạn Giã
cũng nhận được những giải thưởng thơ trong các cuộc thi của các Hội Văn Nghệ,
giải thưởng văn học của Tỉnh và được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam. Những
tập thơ đã được xuất bản:
1.2.3 Quan niệm về thơ
Trần Vạn Giã đã viết “Quan niệm thơ của tôi có khi gặp gỡ, có khi khác với
quan niệm thơ của các thi sĩ tiền bối. Giống nhau bởi cuộc đời tôi và họ có khi có
những nét giống nhau còn khác nhau là bởi thời đại đã khác nhau” (Trần Vạn Giã
trả lời phỏng vấn về Quan niệm thơ, ngày 7 tháng 12 năm 2016).

17


1.2.3.1 Trước năm 1975: Thơ nhuốm màu khói lửa, đau khổ, lưu ly
Trần Vạn Giã bắt đầu sáng tác và có thơ đăng ở các tạp chí từ trước năm 1975.
Đó là thời chinh chiến, quê hương ly tan, sự chết chóc đã trở thành nỗi ám ảnh của
mỗi con người. Thơ thể hiện sự khổ đau, u hận của nhà thơ và tha nhân do bị đẩy
vào cuộc chiến. Sự tan hoang chết chóc trên quê hương khói lửa đã đi vào thơ Trần
Vạn Giã. Thơ ông không từ chối việc miêu tả, trình bày thực trạng trên quê hương.
Thơ phải nói lên tiếng nói về sự thương khổ của quê hương. Số phận con người
không thể tách rời khỏi số phận của quê hương. “Tôi đã viết về chính nỗi đau của
mình bởi tôi có thể sẽ là nạn nhân của cuộc chiến” (Trần Vạn Giã trả lời phỏng vấn

về Quan niệm thơ, ngày 7 tháng 12 năm 2016).
Tuổi xuân giờ đã phai tàn
Thương em nhớ mẹ cung đàn vỡ đôi
Quê ơi đường cũ xa xôi
Chắc tôi xương trắng trên đồi không tên
(Ghi hồi bị đày đi lao công đào binh ở rừng tây nam Huế, 14, tr. 30).
Sự thống khổ của một cá nhân thời chinh chiến chính là có thể bị bắt bớ, tù
đày, phải lẩn trốn, bị đày đi lao công đào binh. Thơ là nhật ký về thân phận, về sự
chìm nổi, về nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh. Chiến tranh không
chỉ làm cho con người đau đớn mà còn làm bế tắc, cuồng dư. Sự cuồng dư này có
thể xem như một phản ứng, một chấn thương tâm lý. Hình ảnh một nhà thơ trẻ bất
cần đời, coi thường công danh, xem đời là hư huyền, muốn tìm về tịch liêu:
Lạy trời tôi luộc cọng rau
Bu quanh đời sống chỗ ngồi mai sau
Thì ra công tướng khanh hầu
Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương
(Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương, 17, tr. 11).
Thơ là ký ức, là suy niệm, là thân phận của người chứng kiến trong thời khói
lửa, đau khổ, lưu ly. Do đó trước năm 1975, thơ Trần Vạn Giã và những nhà thơ
cùng chí hướng không nói đến sự ngọt ngào của tình yêu, vẻ đẹp của ánh trăng hiền

18


×