Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.02 KB, 3 trang )

XU HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
“Thời gian qua, học sinh phổ thông của chúng ta, nhiều em bị chết đuối do
không biết bơi, thiếu hiểu biết về giới tính dẫn đến quan hệ tình dục gây hậu quả,
gia tăng tình trạng bạo lực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng... Những vấn đề
"nóng" ấy đã, đang tạo thêm áp lực, gánh nặng cho toàn xã hội, liên quan đến mọi
gia đình, khiến chúng ta phải lo lắng...”
“Chỉ chú trọng trang bị cho học sinh toàn những kiến thức chuyên môn mà
lãng quên đi các kiến thức, kĩ năng sống hết sức cần thiết cho con trẻ khi bước vào
cuộc sống, trong tình hình thực tế đầy phức tạp, nhiều cám dỗ hiện nay là sai lầm,
khập khễnh, không thể chấp nhận được. Chính chúng ta, nền giáo dục của ta có lỗi
với các thế hệ học sinh”.
Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa kỹ năng
sống vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở
Tiểu học và Trung học. Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện
theo 3 hình thức:
+ Coi KNS là một môn học riêng biệt.
+ KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
+ KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
Tuy nhiên chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một môn
học riêng biệt, trong đó cần kể tới MalaWi, Cabodia. Còn đa số các nước, để tránh
sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp KNS vào một phần của môn học, chủ
yếu các môn khoa học xã hội như giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới tính, quyền con
người, giáo dục môi trường … Một số nước đó sử dụng tiếp cận “Whole School
Approach”(phương pháp tiếp cận toàn bộ trường học) trong đó có hình thức xây
dựng “Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc tích hợp KNS vào các môn học
trong nhà trường.
DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TỪ LÚC NÀO ?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên bắt
đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành vi tốt đẹp. Có thể giáo
dục kỹ năng sống cho các em từ bậc học mầm non, bởi ở lứa tuổi này các em đang
hình thành hành vi cá nhân và tính cách. Nhưng ở lứa tuổi này chỉ nên dạy cho trẻ


những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu như biết giới thiệu về bản thân và gia đình
mình trước mọi người, biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm
dụng… Việc giáo dục kỹ năng sống cũng cần phải khơi gợi và phát huy sự tham
gia của học sinh, chứ không phải sự áp đặt. Giáo viên giảng dạy cũng phải là giáo
viên có kiến thức tâm lý, chuyên về giáo dục tâm lý, kỹ năng sống, chứ không nên
kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng. Và quan trọng hơn hết là cần có sự phối kết
hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.
Giáo dục KNS cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình
thành nhân cách cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Có thể bắt đầu giáo dục KNS từ
tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành
những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học về
kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo,
tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi
trường, hoả hoạn, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ giúp các em tự tin,
chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là
khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Giáo
dục trẻ tự tin khẳng định bản thân.
DẠY NHƯ THẾ NÀO ?
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh, Phó trưởng Ban thanh niên trường học: Học kỹ năng sống cũng giống
như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên
bờ nhìn mà biết được. Để rèn luyện kỹ năng sống, nên cho các em chơi những trò
chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng
làm việc nhóm; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh;
tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường; tham gia các trò chơi vận
động, trò chơi đối kháng để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm.
Kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những
môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng trên
lớp. Nếu chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho
mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.

2. Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm
của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng
sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những
trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá
về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời
gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
KNS chính là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thông qua giáo dục
trực quan trên các thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu) những bài học về tinh
thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ
có vần điệu để các em dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo
viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp các em phát huy khả năng, thế mạnh của
mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
3. Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng
cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng
vẫn cần học kỹ năng sống.
DẠY CÁI GÌ ?
1 - Dạy con trẻ biết bơi
Tuy chưa con số thống kê cụ thể nhưng hằng năm cả nước ta có đến hàng
trăm, hàng nghìn người bị chết đuối do không biết bơi, trong đó phần đông là các
em học sinh phổ thông. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, trong chương trình giáo
dục phổ thông của ta, không hề có nội dung, bài học lí thuyết lẫn thực hành để dạy
cho con trẻ biết cách bơi.
Giá như được các nhà giáo dục, nhà trường có dạy bài bản nội dung đó từ
lâu thì chắc chắn nhiều em không phải mất mạng, một cách thương tâm, khi chẳng
may bị rơi xuống chỗ nước sâu, qua sông suối, như ta vẫn thường hay xem, nghe
và chứng kiến chuyện ấy trên báo, đài và thực tế.
2 - Giáo dục giới tính
Nội dung này được giới thiệu sơ lược, dưới hình thức lồng ghép trong một
số bài học của bộ môn Giáo dục công dân và sinh học. Vì thuộc vấn đề tế nhị, kín
đáo, còn nặng phong tục, tập quán Á đông nên các thầy cô giáo dạy các bộ môn

liên quan rất e ngại đụng đến, thường cho qua hoặc nói lướt lướt trong vài ba phút
cho xong. Về nhà, có mấy em lại hỏi chuyện ấy với bố mẹ mình thì nhiều bố mẹ,
nhất là ở vùng thôn quê, do thói quen tâm lí và công việc vất vả nên chẳng bao giờ
đề cập, chỉ dẫn cho con cái.
Ví dụ: (…)
Mù mờ thông tin về giới tính, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản... từ nhà
trường, thầy cô, gia đình, bố mẹ, các em, nhất là các em nữ gặp rất khó khăn, túng
lúng... khi yêu đương, khi gặp chuyện khó giải quyết.
Nữ học sinh ở trường tôi đang dạy, năm nào mà chẳng có vài em phải bỏ
học, vì cái bầu đã lớn, phải lo sinh nở, làm mẹ ngoài ý muốn. Mặt khác, do tò mò,
học đòi, sớm tìm đến, hấp thu những thông tin thiếu lành mạnh trên các loại sách
báo, trang Web "đen" nên tình trạng học sinh yêu sớm, có những hành vi xấu xa,
truy đồi như cưỡng dâm, hiếp dâm... đang tăng mạnh. Cái lối giáo dục giới tính
nửa vời, hời hợt, buông xuông, thiếu đồng bộ, sâu sắc và các biện pháp cụ thể, hữu
hiệu của nhà trường và gia đình là hệ quả tất yếu của thực trạng đáng buồn nêu
trên. Chúng tôi nghĩ chúng ta cần cung cấp đầy đủ thông tin, hiểu biết về giới tính,
tình dục, sức khoẻ sinh sản cho đối tượng học sinh cấp 2, 3 biết và có những định
hướng, lời khuyên đúng đắn với các em để các em biết mình nên và không nên làm
gì khi đang ở tuổi thanh thiếu niên.

×