Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Luận văn thạc sỹ - Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.05 KB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

LÒ THỊ MAI HUẾ

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. VŨ MINH TRAI

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Bảo hiểm xã hội TP Sơn La,
kết hợp vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Vũ Minh Trai cùng các Thầy Cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, tôi đã
hoàn thành luận văn “Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Sơn La”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của cá
nhân tôi và các số liệu minh họa trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy
và được xử lý khách quan, trung thực.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015


Tác giả luận văn

Lò Thị Mai Huế


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, Viện
Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ và hướng dẫn
tôi trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình
của PGS.TS Vũ Minh Trai - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi xây
dựng và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội thành
phố Sơn La và các phòng ban, văn phòng UBND thành phố Sơn La đã giúp đỡ tôi trong
việc cung cấp số liệu, tài liệu và góp ý cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Lò Thị Mai Huế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................................i
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY........................................5
1.1. Các đề tài về BHXH tự nguyện trong những năm gần đây.............................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân.......................5
1.1.2. Các nghiên cứu đăng trên tạp chí....................................................................8
1.1.3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã thực hiện về vấn đề phát triển BHXH
tự nguyện.................................................................................................................. 9
1.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài.....................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN..................................................................................................................... 11
2.1. Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong nền kinh tế thị trường.............11
2.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của Bảo hiểm xã hội tự nguyện........................11
2.1.2. Khái niệm về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện.....................................17
2.1.3. Các tiêu chí phát triển BHXH tự nguyện......................................................18
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện.............................20
2.3. BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam................................................................................................................... 22
2.3.1. BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới..............................................22
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam........................................................28


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA.....................................................................................32
3.1. Khái quát về đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
đến phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn La..........................................32
3.1.1. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La, tỉnh
Sơn La.................................................................................................................... 32

3.1.2. Sơ lược về BHXH thành phố Sơn La...........................................................34
3.1.3. Thực trạng nguồn lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại
thành phố Sơn La...................................................................................................35
3.2. Thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn La.......40
3.2.1. Các quy định về BHXH tự nguyện hiện hành.................................................40
3.2.2. Thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn La.........45
3.2.3. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn
La........................................................................................................................... 51
3.2.4. Kết quả khảo sát đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành
phố Sơn La.............................................................................................................56
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện ở
Thành phố Sơn La giai đoạn 2010 - 2014...............................................................64
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng số lượng người tham gia BHXH tự
nguyện.................................................................................................................... 64
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số thu quỹ BHXH tự nguyện..............................67
3.2.3. Về chi trả chế độ chính sách BHXH tự nguyện............................................69
3.3.4. Về chất lượng BHXH tự nguyện..................................................................71
3.4. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân công tác phát triển
BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Sơn La.................................................74
3.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................................74
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................................75


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA................................................................78
4.1. Định hướng mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện của BHXH thành phố
Sơn La trong giai đoạn 2015-2020..........................................................................78
4.2. Các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện cho lao động ở thành phố
Sơn La...................................................................................................................... 80
4.2.1. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp

luật về BHXH tự nguyện........................................................................................80
4.2.2. Đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính, linh hoạt hóa các qui trình thu, cấp
sổ, chi BHXH tự nguyện........................................................................................82
4.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng BHXH tự nguyện....................................83
4.2.4. Giải pháp về thực hiện quy định, chính sách BHXH tự nguyện...................83
4.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
............................................................................................................................... 84
4.3. Kiến nghị............................................................................................................ 86
4.3.1. Đối với Nhà nước.........................................................................................86
4.3.2. Đối với UBND thành phố Sơn La và các ngành có liên quan.......................91
KẾT LUẬN.................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

: An sinh xã hội

BHNT

: Bảo hiểm nhân thọ

BHXH TN

: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH


: Bảo hiểm xã hội

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

HĐND, UBND

: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

ILO

: Tổ chức Lao động quốc tế

ILSSA

: Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG:
Bảng 3.1:

Dân số bình quân và lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở TP
Sơn La................................................................................................36


Bảng 3.2:

Số người thuộc đối tượng BHXH tự nguyện tại TP Sơn La (2010 – 2015).....38

Bảng 3.3:

Số người tham gia BHXH tại TP Sơn La (2010 – 2015).....................46

Bảng 3.4:

Số liệu thu BHXH tự nguyện BHXH thành phố Sơn La.....................47

Bảng 3.5:

Số thu, chi BHXH tự nguyện trên địa bàn TP Sơn La từ 2013 đến nay........53

Bảng 3.6:

Số thu, chi BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sơn La 2010 - 2014. . .55

Bảng 3.7:

Thông tin chung về người được điều tra.............................................56

Bảng 3.8:

Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động....................59

Bảng 3.9:


Ý kiến về giải pháp thu hút người lao động tham gia BHXH tự
nguyện.................................................................................................63

Bảng 3.10:

Kinh phí tuyên truyền được cấp của BHXH TP Sơn La (2010 2015)...................................................................................................66

Bảng 3.11:

Tốc độ tăng số thu BHXH tự nguyện tại BHXH thành phố Sơn La
giai đoạn 2010 - 2014..........................................................................72

Bảng 3.12:

Cơ cấu lao động tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH TP Sơn La
giai đoạn 2010 - 2014..........................................................................73

BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 3.1:

Cơ cấu số người tham gia BHXH tự nguyện theo địa bàn cư trú giai
đoạn 2010 – 2014................................................................................57

Biểu đồ 3.2:

Nhu cầu tham gia BHXH của người lao động (%)..............................58

Biểu đồ 3.3:


Lý do không tham gia BHXH tự nguyện của người lao động............61


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

Lò THị MAI HUế

PHáT TRIểN BảO HIểM Xã HộI Tự NGUYệN
TRÊN ĐịA BàN THàNH Phố SƠN LA
Chuyên ngành: QUảN TRị KINH DOANH TổNG HợP

Hà nội, 2015


i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội là nền tảng và động lực cho sự phát triển của quốc gia. Là trụ
cột chính của hệ thống an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội vừa là công cụ đắc lực giúp
nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo phân phối lại
thu nhập, thực hiện công bằng, tiến bộ và phát triển xã hội một cách bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hiểm xã hội trong chính sách an
sinh xã hội cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Chính trị đã
ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của
đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, nêu rõ mục tiêu “Phấn
đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực
lượng lao động tham gia BHTN, trên 80% dân số tham gia BHYT”.
Tại thành phố Sơn La hiện nay mới có khoảng 37% lực lượng lao động có

tham gia BHXH, chủ yếu là người lao động làm việc trong khu vực chính thức: cơ
quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân. Một số lượng lớn người lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp, dịch vụ, lao
động tự do, người nội trợ… chưa được tiếp cận với các chế độ BHXH. Để đạt được
mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, cần tăng cường công tác BHXH
trên cả hai lĩnh vực: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, lĩnh vực
BHXH tự nguyện còn khá mới mẻ và chưa được khai thác rộng rãi. Sau 7 năm triển
khai BHXH tự nguyện, TP Sơn La chỉ có 0.6% số lao động thuộc đối tượng này
tham gia đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện.
Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra giải pháp đưa BHXH tự nguyện đến với
người lao động ở thành phố Sơn La, để đạt được mục tiêu 50% người lao động nằm
trong diện bao phủ của BHXH đến năm 2020, đồng thời mở rộng lưới bảo vệ của an
sinh xã hội về hưu trí, tử tuất đến ngày càng nhiều người lao động. Hiện nay, chưa
có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này ở thành phố Sơn La, do đó tác giả lựa chọn
đề tài: “Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Sơn La” để
nghiên cứu.


ii

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH và khả năng tham gia BHXH tự
nguyện của người lao động trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện tại thành phố
Sơn La đến năm 2020.
3. Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu,
nội dung luận văn gồm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu về BHXH tự nguyện
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chương 3: Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Sơn La
Chương 4: Một số giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
thành phố Sơn La.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BHXH TỰ
NGUYỆN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
1.1 Các đề tài về BHXH tự nguyện trong những năm gần đây
Từ năm 2010 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH tự nguyện
và các vấn đề có liên quan đến an sinh xã hội cho lao động ở khu vực phi chính thức
ở cả địa phương và trên cả nước. Trong đó đều chỉ ra những đặc trưng của lao động
phi chính thức, lao động nông, lâm nghiệp, lao động tự do… là họ làm công việc
không có giao kết hợp đồng cụ thể, thu nhập không ổn định, trình độ học vấn đa
phần thấp, vì một lí do nào đó không được tham gia BHXH bắt buộc… Đây là đối
tượng dễ gặp các tổn thương như thất nghiệp, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp,
hay không có thu nhập khi mất khả năng lao động… do đó rất cần được tiếp cận các
chính sách an sinh xã hội mà cụ thể là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này cũng chỉ ra thực trạng BHXH tự nguyện chưa được phổ


iii

biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của
người lao động về thanh toán các chế độ ngắn hạn.
1.2 Định hướng nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian qua đã phản ánh
chính xác xu hướng phát triển cũng như những vấn đề còn tồn tại đối với vấn đề an
sinh xã hội cho người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tuy
nhiên, với những đặc thù riêng về tình hình kinh tế, chính trị cũng như điều kiện tự
nhiên, xã hội, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu chính thức về BHXH tự

nguyện ở thành phố Sơn La. Để đánh giá một cách cụ thể về những tiềm năng phát
triển và đề ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện, qua đó nâng cao diện bao phủ của an sinh xã hội đến mọi tầng
lớp nhân dân ở địa phương, tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Phát triển BHXH tự
nguyện trên địa bàn thành phố Sơn La”.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.1 Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong nền kinh tế thị trường
Nội dung chính của phần này là các khái niệm về BHXH tự nguyện, phát
triển BHXH tự nguyện và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự
nguyện
- Khái niệm về BHXH tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Phát triển BHXH tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số
lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự
thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển
BHXH tự nguyện trước hết là sự tăng lên về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ
cấu đối tượng được mở rộng, đối tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao


iv

động, nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ
BHXH tự nguyện và cải thiện các chinh sách BHXH tự nguyện trên phạm vi từ
điểm cho đến toàn quốc gia. (Phạm Thị Lan Phương, (2014), Nghiên cứu phát triển
BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)
Các tiêu chí phát triển BHXH tự nguyện
* Tiêu chí về mức độ gia tăng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện

* Tiêu chí về gia tăng số tiền thu được về quỹ BHXH tự nguyện
* Chất lượng BHXH tự nguyện
* Phát triển chế độ chính sách về BHXH tự nguyện
* Sự đa dạng hóa trong cơ cấu lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến BHXH tự nguyện bao gồm các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển BHXH tự nguyện theo chiều rộng và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển BHXH tự nguyện theo chiều sâu.

2.3. BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
2.3.1. BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới
Ở các nước trên thế giới, BHXH tự nguyện ra đời như một tất yếu khách quan,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về ASXH, BHXH. Ở một số nước
như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, BHXH tự nguyện có hình thức bảo hiểm hưu trí bổ
sung, giúp người tham gia BHXH có mức hưởng cao hơn khi về hưu. Hình thức
BHXH tự nguyện cho nông dân phổ biến ở Trung Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, còn có BHXH tự nguyện cho đối tượng lao động tự do. Các nước chia
BHXH tự nguyện thành những chính sách phù hợp với từng loại đối tượng.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- BHXH tự nguyện phải phát triển theo đúng các quy luật khách quan
- Xây dựng chính sách BHXH tự nguyện phù hợp
- Xác định rõ đối tượng tham gia
- Áp dụng các chế độ bảo hiểm phù hợp
- Xây dựng hệ thống BHXH tự nguyện phải gắn với phát triển kinh tế
CHƯƠNG 3


v


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHXH TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TP SƠN LA
3.1. Khái quát về đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn La
3.1.1. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La
Thành phố Sơn La với vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Sơn La.
Trong những năm qua, nền kinh tế thành phố tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định
và đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý; cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, cơ cấu các thành
phần kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tổ chức huy động có hiệu quả các
nguồn lực, tập trung đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng cơ sở đô thị, xây dựng
nông thôn mới, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí của đô thị loại III,
hướng tới các tiêu chí của đô thị loại II. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
đều có những bước tiến đáng kể cả về năng suất và sản lượng. Công tác giáo dục, y
tế cũng được quan tâm phát triển đúng mức. An ninh, quốc phòng đảm bảo, thường
xuyên có những hoạt động ngoại giao với nước bạn Lào.
3.1.2. Sơ lược về cơ quan BHXH thành phố Sơn La
Bảo hiểm xã hội thành phố Sơn La tỉnh Sơn La, được thành lập theo Quyết định
số 67/QĐ-TCCB ngày 22 tháng 7 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam. Trên cơ sở thống nhất điều chuyển một số bộ phận công việc và cán bộ
thuộc Phòng Lao động - Thương binh xã hội và Liên Đoàn lao động thành phố Sơn
La (trước tháng 10/2008 là thị xã Sơn La).
3.1.3 Thực trạng nguồn lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện tại thành phố Sơn La
Về quy mô, dân số thành phố Sơn La tăng khá nhanh trong giai đoạn 2010 –
2015. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đều ở mức trên 1%. Dân số năm 2010 là
93,884 người, đến năm 2015, quy mô dân số ước tính sẽ đạt hơn 100 nghìn người.
Sự gia tăng dân số nhanh chóng dẫn đến số người trong độ tuổi lao động tăng, từ
hơn 56 nghìn người năm 2010 lên tới hơn 60 nghìn người năm 2015.



vi

Về cơ cấu, dân số nông thôn chiếm khoảng gần 1/3 dân số trong độ tuổi lao
động. Cụ thể lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 24.9% lực
lượng lao động năm 2011, tăng lên lần lượt là 26% (2012), 27.1% (2013), 28% (2014)
và ước tính sẽ tăng lên đến 29% (2015), phân bố chủ yếu ở các xã Chiềng Ngần,
Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Xôm, Hua La và các phường Chiềng An, Chiềng
Cơi.
3.2 Thực trạng phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn La
3.2.1. Các quy định về BHXH tự nguyện hiện hành
3.2.1.1. Các quy định pháp lý hiện hành của nhà nước về Bảo hiểm xã hội
tự nguyện
Mục này nêu khái quát về các văn bản đã được ban hành để quy định, hướng
dẫn thực hiện chi tiết về BHXH tự nguyện và các nội dung có liên quan. Bên
cạnh đó cũng cho biết đối tượng của BHXH tự nguyện, nghĩa vụ và quyền lợi
của những đối tượng này.
* Đối tượng của BHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 5, Điều 2,
Luật BHXH (2006): là những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
* Nghĩa vụ
- Người lao động đăng ký việc tham gia BHXH tự nguyện với tổ chức
BHXH.
- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm đóng toàn bộ
mức tiền tham gia đóng BHXH tự nguyện theo quy định.
* Quyền lợi
- Được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:
- Được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
- Được hưởng BHXH một lần khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng
tháng
- Được hưởng chế độ tử tuất, gồm các loại trợ cấp: Trợ cấp mai táng phí, trợ



vii

cấp một lần
- Được hưởng BHYT do quỹ BHXH tự nguyện chi trả
3.2.1.2. Thực trạng công tác phát triển BHXH tự nguyện ở thành phố Sơn
La
Công tác phát triển BHXH tự nguyện ở BHXH thành phố Sơn La được thực
hiện trên các nội dung: sự mở rộng về số lượng người tham gia BHXH tự nguyện và
sự tăng trưởng số tiền thu về quỹ BHXH tự nguyện; việc chi trả các chế độ BHXH
bao gồm: hưu trí, thanh toán BHXH một lần và tử tuất. Trong đó, thể hiện các nội
dung đánh giá về chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH, việc thực hiện các thủ tục
liên quan đến chi BHXH và tính kịp thời của công tác chi trả chế độ BHXH.
3.2.2. Kết quả khảo sát đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
thành phố Sơn La
Trong phần này, tác giả cũng đưa ra kết quả khảo sát 180 đối tượng thuộc diện
tham gia BHXH tự nguyện, qua đó xu hướng của người lao động là có đến 77%
người lao động được hỏi có nguyện vọng được tham gia BHXH tự nguyện, tuy
nhiên vẫn còn những khó khăn về thu nhập, chưa hài lòng với các chế độ chính sách
hay đã tham gia những hình thức BHNT khác ảnh hưởng đến việc người lao động
tham gia BHXH tự nguyện.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện ở
Thành phố Sơn La trong những năm qua
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển BHXH tự nguyện được đánh
giá theo hai hướng: phát triển BHXH theo chiều rộng và phát triển BHXH tự
nguyện theo chiều sâu. Qua đó nêu lên những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến BHXH
tự nguyện theo hai hướng này. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển BHXH
tự nguyện theo cả hai hướng là hệ thống chế độ chính sách về BHXH tự nguyện,
hiệu quả công tác truyền thông và chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH.

3.4 Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân triển khai BHXH
tự nguyện cho đối tượng lao động khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn thanh
phố Sơn La


viii

3.4.1 Kết quả đạt được
Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên khá nhanh, từ 48 người
vào năm 2010, đến hết năm 2014 đã có 231 người tham gia BHXH tự nguyện. Số
thu BHXH tự nguyện cũng tăng lên nhanh chóng, từ hơn 157 triệu năm 2010 lên tới
con số hơn 893 triệu năm 2014. Bên cạnh đó, quyền lợi của người tham gia BHXH
được đảm bảo, đã bắt đầu có đối tượng được lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng từ nguồn quỹ BHXH tự nguyện. Đồng thời, cơ quan BHXH cũng chi trả trợ
cấp BHXH một lần cho người lao đồng khi có yêu cầu.
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
- Tỷ lệ thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện so với tiềm năng
còn thấp
- Thực hiện chi trả BHXH một lần chưa kịp thời
- Việc tổ chức thu BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế
* Nguyên nhân
- Do nguồn nhân lực còn ít, trình độ không đồng đều, chưa có cán bộ chuyên
trách về BHXH tự nguyện
- Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nền tảng CNTT yếu
- Hệ thống đại lý thu hoạt động chưa hiệu quả
- Công tác tuyên truyền, vận động còn yếu kém
- Chế độ chính sách BHXH tự nguyện chưa đủ hấp dẫn
- Thu nhập và trình độ nhận thức của người dân chưa cao
CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA
4.1 Định hướng mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện của BHXH thành
phố Sơn La trong giai đoạn 2015-2020
BHXH thành phố Sơn La đã xây dựng định hướng mục tiêu phát triển BHXH


ix

nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng gồm những nội dung sau:
- Xây dựng đề án phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn
2015 – 2020 nhằm đề ra phương án cụ thể khuyến khích người lao động ở khu vực
phi chính thức, lao động nông, lâm, ngư nghiệp tham gia BHXH tự nguyện.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức thu BHXH tự nguyện, phát triển hệ thống đại lý
thu BHXH tự nguyện tại các xã, phường trên địa bàn thành phố.
- Ứng dụng sâu rộng các tiện ích công nghệ thông tin vào công tác tuyên
truyền, quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho tuyên truyền viên, đại lý thu
BHXH tự nguyện.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ làm công tác BHXH tự
nguyện một cách có hệ thống và thống nhất, nhất là đối với cán bộ ở cơ sở.
4.2 Các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện cho lao động ở thành phố
Sơn La
Qua những phân tích, đánh giá và nhận định trên, tác giả đề xuất một số giải
pháp cho vấn đề phát triển BHXH tự nguyện cho lao động ở thành phố Sơn La như
sau:
- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về BHXH tự nguyện
- Đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính, linh hoạt hóa các qui trình thu, cấp sổ,
chi BHXH tự nguyện

- Xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ, đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc
tận tình, chuyên nghiệp
- Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH đối với các đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện
- Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện


x

KẾT LUẬN
Nhận thức được vị trí, vai trò của BHXH tự nguyện trong đời sống xã hội tại
thành phố Sơn La, cũng như những bất cập còn tồn tại khiến cho nhu cầu về BHXH
của người dân chưa được đáp ứng, luận văn đã đi sâu vào phân tích, làm rõ thêm cơ
sở lý luận về BHXH tự nguyện; đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của BHXH tự nguyện trên thị trường. Định hướng phát triển BHXH tự
nguyện ở địa phương đến năm 2020 và đưa ra một số giải pháp để phát triển BHXH
tự nguyện tại thành phố Sơn La trong thời gian tới.


Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

Lò THị MAI HUế

PHáT TRIểN BảO HIểM Xã HộI Tự NGUYệN
TRÊN ĐịA BàN THàNH Phố SƠN LA
Chuyên ngành: QUảN TRị KINH DOANH TổNG HợP

Ngời hớng dẫn khoa học:


pgs.ts. Vũ MINH TRAI

Hà nội, 2015


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, an sinh xã hội vừa là nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển
kinh tế và ổn định xã hội, đồng thời là mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia
trên thế giới. An sinh xã hội theo điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948 là
một quyền của người dân: “… mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có một
mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế
(bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các
biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất
khả kháng khác…”. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, người lao động ở các
thành phần kinh tế đã và đang có những nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cần
được đáp ứng, trong đó có nhu cầu được tham gia BHXH.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến nay cả nước mới chỉ có
khoảng hơn 20% tổng số lao động tham gia BHXH, tương đương với khoảng 11,9
triệu người lao động, và chỉ có khoảng 230 ngàn người lao động tham gia BHXH tự
nguyện. Thực tế trên cho thấy hiện nay BHXH mới chỉ tập trung ở khu vực chính
thức, trong khi đó hơn 70% lực lượng lao động còn lại nằm trong khu vực phi chính
thức, nông nghiệp… lại chưa được tiếp cận với các chính sách của BHXH. Trong
luật BHXH năm 2006 đã quy định cụ thể về Bảo hiểm xã hội tự nguyện – đối tượng
tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia, cũng như các chế độ BHXH tự
nguyện. Đây là một nét mới trong chính sách BHXH của nhà nước, mở ra cơ hội
mới, hướng đi đúng đắn, tích cực mang tính nhân văn sâu sắc, giúp nhân dân thuộc
mọi tầng lớp đều được tự đóng góp theo khả năng để được hưởng các chế độ dài

hạn (hưu trí và tử tuất) như những người lao động làm việc trong khu vực chính
thức. Đồng thời, đây cũng là bước tiến mới trong chính sách an sinh xã hội, lần đầu
tiên tại Việt Nam, mở ra tầng thứ ba của mô hình sàn an sinh xã hội: 1/ Bảo đảm y
tế tối thiểu – 2/ Bảo hiểm xã hội và các hình thức an sinh khác có đóng góp của
người dân – 3/ Bảo hiểm xã hội tự nguyện.


2

Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của công tác BHXH trong chính sách
an sinh xã hội cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Chính trị
đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020.
Trong đó, đưa ra thực trạng: “Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt
khoảng 20% lực lượng lao động, số người tham gia bảo hiểm y tế mới đạt khoảng
65% dân số” và nêu rõ mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế
toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia
bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80%
dân số tham gia bảo hiểm y tế”. Ngày 23 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1215/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược phát triển ngành Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020, trong đó một lần nữa khẳng định các mục tiêu
được giao trong NQ số 21 của Bộ Chính trị, cụ thể hóa các quan điểm, đặt ra mục
tiêu và các giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn.
Từ khi bắt đầu triển khai BHXH tự nguyện, số người tham gia trên cả nước
đã tăng từ 6.110 người (năm 2008) lên 225 ngàn người (tính đến hết tháng
12/2014). Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có khoảng 0.5% số đối tượng thuộc phạm
vi BHXH tự nguyện tham gia hình thức bảo hiểm này.
Trên địa bàn thành phố Sơn La, năm 2008 chỉ có 22 người tham gia BHXH tự

nguyện, đến nay con số này đã tăng lên là 231 người (tháng 12/2014). Đây là con số
tương đối thấp so với tổng số trên 38.000 người lao động khu vực ngoài nhà nước
thuộc đối tượng của BHXH tự nguyện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên, như: trình độ học vấn, hiểu biết xã hội của người lao động thấp, việc tiếp cận
với thông tin và các phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế, việc làm không ổn
định, thu nhập thấp và bấp bênh, người lao động chưa có niềm tin vào chính sách
BHXH của nhà nước… Vậy, giải pháp nào cho vấn đề mở rộng diện bao phủ của


3

bảo hiểm xã hội tự nguyện ở thành phố Sơn La? Làm thế nào để người lao động đến
gần hơn với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong điều kiện bất ổn về việc
làm, thu nhập? Cần làm gì để nâng cao nhận thức của người lao động về những lợi
ích dài hạn của bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy vấn đề phát triển BHXH tự
nguyện tại địa phương là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, chưa có đề tài nghiên cứu
nào về vấn đề này được thực hiện tại thành phố Sơn La. Do đó tôi xin lựa chọn đề
tài luận văn thạc sĩ: “Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành
phố Sơn La”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH và khả năng tham gia BHXH tự
nguyện của người lao động trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện tại thành phố
Sơn La đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lao động thuộc khu vực phi chính thức, lao động
nông lâm nghiệp và tình hình thực hiện BHXH tự nguyện đối với người lao
động trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên

địa bàn thành phố Sơn La.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng thực hiện BHXH tự nguyện từ năm
2010-2014. Đề xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng đồng bộ hệ thống các
phương pháp nghiên cứu như:
- Nguồn dữ liệu sử dụng trong đề tài:
+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập qua phỏng vấn 180 đối tượng qua phiếu điều tra nhu
cầu tham gia BHXH tự nguyện, sinh sống tại 6/12 xã, phường của Thành phố Sơn La.


4

+ Dữ liệu thứ cấp:
- Niên giám thống kê tỉnh Sơn La, Số liệu báo cáo của phòng Thống kê thành
phố Sơn La (năm 2010 đến 2014);
- Báo cáo công tác thu, chi Bảo hiểm xã hội thành phố Sơn La, Bảo hiểm xã
hội tỉnh Sơn La (năm 2010 đến 2014).
- Phương pháp nghiên cứu, đánh giá: đề tài sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng khả năng phát triển BHXH tự nguyện theo
chiều rộng và chiều sâu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các công trình nghiên cứu,
Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 4
Chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu về BHXH tự nguyện
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chương 3: Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn
thành phố Sơn La
Chương 4: Một số giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên

địa bàn thành phố Sơn La.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
1.1. Các đề tài về BHXH tự nguyện trong những năm gần đây
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân
- An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức và người lao động phi chính thức
ở Việt Nam – Kết quả rà soát tài liệu và cơ sở dữ liệu (Hanns Seidel Foundation &
ILSSA, 2012)
Đây là kết quả sự hợp tác giữa Hanns Seidel Foundation (HSF) với Viện Khoa
học Lao động và Xã hội (ILSSA). Mục đích của nghiên cứu này là rà soát pháp luật,
chính sách và chương trình, đồng thời rà soát tài liệu và các bộ dữ liệu với mong
muốn xây dựng một hệ thống ASXH toàn dân – theo các nguyên tắc phổ cập toàn
dân, chia sẻ, công bằng, bền vững, phát huy trách nhiệm cá nhân và ưu tiên cho
người nghèo, đồng thời giới thiệu về quan điểm và kinh nghiệm quốc tế về an sinh
xã hội, khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức, từ góc nhìn quốc tế làm
nổi bật những vấn đề như mức độ phổ biến của khu vực phi chính thức và việc làm
phi chính thức tại Việt Nam và triển vọng trong tương lai.
Kết quả của báo cáo cho thấy, khu vực phi chính thức và ASXH cho người lao
động khu vực phi chính thức đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, còn thiếu những nghiên cứu và tài
liệu liên quan đến việc làm phi chính thức. Với quan điểm tăng ASXH cho người
lao động khu vực phi chính thức đã có nhiều khuyến nghị được xây dựng liên quan
đến chính sách thị trường lao động chủ động. Việc rà soát các tài liệu nghiên cứu
gần đây cho thấy thị trường lao động chủ động đã được coi là một trong các lĩnh
vực chính sách quan trọng nhằm hướng ASXH cho người lao động khu vực phi

chính thức. Ngoài ra, chính sách BHXH (bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyên) cũng là chủ đề được nêu trong nghiều khuyến nghị chính sách. Tuy nhiên
vẫn còn thiếu những nghiên cứu và hiểu biết liên quan đến các chính sách trợ cấp


×