Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần bắc hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.04 KB, 37 trang )

Học viện tài chính

Báo cáo thực tập
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên SV: ĐỖ THỊ THU TRANG
Lớp: CQ 50/21.02
Mã SV: 125D3403010057
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 4, ngõ 388 đường Thụy Khuê, Phường Bưởi, Quận
Tây Hồ, Hà Nội
Đề tài chuyên đề: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh ở công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Lời mở đầu
Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT
NAM


1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt

1.2
1.3

Nam
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam

Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BẮC HẢI VIỆT NAM
2.1
2.2
2.3

Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam
Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam
Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể

Phần III: NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT NAM
3.1
Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán công ty
3.3 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty

Kết luận


Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

HÀ NỘI, 2015

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam
hội nhập và phát triển đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức vô cùng to lớn.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp luôn
phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể. Để làm được điều này, kế toán là một
phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Từ những thông tin mà kế toán
cung cấp các nhà quản lí doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Vừa qua được sự đồng ý của nhà trường Học Viện Tài Chính , em được đi
thực tập ở Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam, đây là khoảng thời gian quý báu
giúp em tiếp cận với thực tế, thấm nhuần với phương châm đào tạo của nhà trường
“Học đi đôi với hành - lý thuyết đi liền với thực tế”. Với sự giúp đỡ của Công ty
Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam và sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Thủy, em đã
hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo bao gồm 3 phần như
sau:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam

Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Bắc Hải Việt Nam
Phần 3: Đánh giá và kiến nghị về thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ
Phần Bắc Hải Việt Nam

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản Báo cáo thực tập của em vẫn không tránh
khỏi nhưng thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo trong bộ môn kế toán cũng như của cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ Phần
Bắc Hải Việt Nam để bản Báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Trang

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02



Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN BẮC HẢI VIỆT NAM

1.1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
 Thông tin chung
Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam là công ty kinh doanh buôn bán nhiên
liệu rắn lỏng khí và các mặt hàng liên quan, là công ty Cổ phần theo giấy chứng
nhận doanh nghiệp được đăng ký lần đầu ngày 15/06/2008.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở chính: Số 4, ngõ 388 đường Thụy Khuê, Phường Bưởi, Quận Tây
Hồ, Hà Nội
Số điện thoại : 0985852226
Mã số thuế: :0102778303
Giám đốc : ĐỖ VĂN HIỆU

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính


Báo cáo thực tập

 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam là công ty thương mại kinh doanh đa
dạng các mặt hàng liên quan về xây dựng như: sắt thép các loại, xi măng cát đá,
gạch ngói và dịch vụ xây dưng.
Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam được thành lập theo giấy phép đăng ký
kinh doanh do Sở KH và ĐT Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 26/05/2008.
Công ty hoạt động kinh doanh theo điều lệ của Công ty dựa trên cơ sở đúng pháp
luật của nhà nước, tự chủ trong kinh doanh, hạch toán kết quả kinh doanh theo
pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước
về lao động và việc làm, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo đúng pháp luật.
Khi mới thành lập, Công ty đã gặp không ít khó khăn do hạn chế về cơ sở
vật chất, kinh nghiệm quản lý và gặp phải sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp
khác. Tuy nhiên với sự cố gắng của mình, Công ty đã dần từng bước đi lên, tạo
được niềm tin cho khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Từ đó
đến nay Công ty vẫn luôn không ngừng triển khai các phương án kinh doanh mới
nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ để không ngừng vươn xa, khẳng định vị trí của
mình trên thị trường.
1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT
NAM
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam là doanh nghiệp có chức năng cung cấp
vật liệu xây dưng và dịch vụ xây dưng. Ngay từ khi thành lập mong muốn trở thành
một trong những doanh nghiệp thương mại hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp
vật liệu xây dựng luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Để đạt được điều này công
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]


Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

ty đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và được nhiều người ưa dùng,
đồng thời tư vấn kỹ thuật, chất lượng tới người tiêu dùng sao cho có hiệu quả cao
nhất và hài lòng nhất. Bằng cách này công ty đã từng bước nâng cao chất lượng và
hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ngoài ra, công ty không ngừng chuyên nghiệp hóa và đa dạng hóa các mặt
hàng kinh doanh của mình. Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng mới liên quan đến
xây dựng. Đóng góp vào ngành công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế quốc dân, sự
phát triển của công ty sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, vận
hành theo nền kinh tế thị trường.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
 Lĩnh vực kinh doanh :
Chuyên kinh doanh các loại Vật liệu xây dựng, gồm: Sắt (sắt cây, sắt cuộn),
Thép (Thép cây, thép cuộn), Cát, Xi măng, Gạch ngói….
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh nên công ty cung cấp hàng hóa trong hầu
hết địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, do dó yêu cầu phải cung cấp đủ và có nhiều
mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đảm bảo tiêu chí kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó để thu hút thêm khách hàng và an tâm với hàng hóa mà công ty
cung cấp công ty còn mở thêm hệ thống bảo hành sửa chữa thiết bị, có nhân viên
đến lắp đặt tại nhà cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro sảy ra. Công ty ngày càng
được sự tin dùng của nhiều khách hàng và thành công trong lĩnh vực kinh doanh
của mình.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT NAM

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Qua thời gian hoạt động kinh doanh cùng với sự biến đổi không ngừng của
thị trường và cơ chế quản lý đòi hỏi doanh nghiệp phải có tổ chức quản lý gọn nhẹ,
hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tổ chức bộ máy của công ty có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến được
thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Giám đốc

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Bộ phận kho

- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, vật tư,

lao động , mạng lưới kinh doanh của công ty, chỉ đạo và điều hành sao cho
đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Phòng kế toán: Tổ chức hạch toán về hoạt động kinh doanh của Công ty
theo đúng pháp lệnh thống kê của nhà nước, lập kế hoạch sử dụng các nguồn
lực về vốn như tiền mặt, vật tư, tài sản, giúp giám đốc thanh tra, giám sát và
quản lý các nguồn vốn đảm bảo đúng quy cách của Nhà nước về quản lý tài
chính. Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, phân tích hoạt
động kinh doanh, từ đó tham mưu cho lãnh đạo những phương pháp điều
hành quản lý kinh doanh có hiệu quả
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường tìm kiếm khách hàng
để mở rộng thị trường, nắm bắt các thông tin về giá cả, các chương trình

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

khuyến mại của những mặt hàng mà công ty đang phân phối từ nơi sản xuất
để kịp thời thông báo cho nhân viên và khách hàng. Đồng thời tổ chức vận
chuyển, giao hàng, là nơi diễn ra quá trình mua bán, và thực hiện tất cả hợp đồng
của Công ty.
- Bộ phận kho: Bảo quản vật tư, hàng hóa của Công ty, đảm bảo cho việc
kinh doanh thuận lợi và nhanh chóng.


Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI VIỆT NAM
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán chi
tiết

Kế toán công
nợ

Thủ kho

Thủ quỹ

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt

động,công việc của phòng kế toán tài chính. Cuối niên độ kế toán làm các
báo cáo gửi cho Giám đốc và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Kế toán chi tiết: Có trách nhiệm tiếp nhận chứng từ, kiểm tra, vào sổ các
nghiệp vụ phát sinh..

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

- Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ của công ty bao
gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả. Hàng tháng đối chiếu công nợ,
lập bảng kê và nộp cho kế toán trưởng.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Vào sổ ghi
chép, cuối tháng lập báo cáo quỹ nộp cho kế toán trưởng
- Thủ kho: Chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập vào, xuất ra. Hàng tháng
lập báo cáo tồn kho cho kế toán trưởng
*) Qua từng nhiêm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán và sơ đồ tổ chức kế
toán của Công ty ta thấy được chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch tài chính
cho Công ty đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời.
- Quản lý mọi nguồn vốn của Công ty, theo dõi đôn đốc thanh toán công
nợ.
- Mở sổ sách kế toán, hạch toán thu chi, phản ánh trung thực các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh, tính toán phân bổ chi tiết kết quả lãi lỗ, kiểm tra kiểm soát chứng
từ đảm bảo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước ban hành.
- Hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính đầy đủ, đúng quy định đảm
bảo độ chính xác, trung thực, kịp thời.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC HẢI
VIỆT NAM
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
- Niên độ kế toán : Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12 / N
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là VNĐ
- Hình thức kế toán: Hình thức nhật ký chung.
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định
mà bộ tài chính đã phát hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo
đúng chế độ quy định. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo hình thức
kế toán Nhật ký chung đối với kế toán thủ công và Công ty cũng sử dụng máy vi
tính để tính toán, lập và in bảng biểu kế toán để góp phần làm giảm khối lượng

công việc cho kế toán. Việc ghi chép được tiến hành theo trình tự:
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung của công
ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam.
Chứng từ gốc
(1)
(2)
Sổ quỹ

Sổ nhật ký chung
(3)
Sổ Cái

(4)
Sổ thẻ kế toán chi tiết
(5)
(6) Bảng tổng hợp chi tiết

(5)
Bảng cân đối số phát sinh
(7)
Ghi chú:
Đỗ Thị Thu Trang

(7)
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
[Type text]

Lớp: CQ50/21.02



Học viện tài chính

Báo cáo thực tập
Ghi đối chiếu kiểm tra
Ghi định kỳ

(1) Hàng ngày căn cứ các chứng từ gốc hợp pháp hợp lệ kế toán định khoản
rồi cập nhật vào sổ nhật ký chung.
(2) Riêng những chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt hàng ngày thủ quỹ
ghi vào sổ quỹ
(3) Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh đã cập nhật vào sổ nhật ký chung
kế toán cập nhật vào sổ cái các tài khoản liên quan
(4) Những chứng từ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng
thời được cập nhật vào chi tiết liên quan
(5) Cuối tháng căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết,
cộng số liệu trên các sổ cái các tài khoản và lập bảng cân đối số phát sinh.
(6) Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái các tài khoản
(7) Cuối tháng sau khi đối chiếu kiểm tra căn cứ bảng cân đối số phát sinh,
sổ quỹ và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán được dùng để chứng minh tính hợp pháp của việc
hình thành các nghiệp vụ kinh tế của công ty, phản ánh kịp thời trạng thái và sự
biến động của đối tượng hạch toán đồng thời là căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống
chứng từ kế toán được tổ chức ở công ty theo hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc
và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn giúp cho ban giám đốc hiểu rõ hơn về tình
hình tài chính của công ty.
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]


Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Cũng giống như tất cả các đơn vị kinh doanh thương mại, hệ thống chứng từ
mà Công ty sử dụng bao gồm tất cả các loại chứng từ liên quan đến việc mua bán,
dự trữ hàng hoá. Đó là các chứng từ về tiền mặt như: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi; các chứng từ về hàng như phiếu nhập, phiếu xuất...và
một số loại chứng từ khác.
 Hệ thống chứng từ
- Chứng từ về tiền lương : Bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương, phiếu báo làm thêm giờ,...
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho, phiếu kiểm kê
vật tư, chứng từ theo dõi số lượng...
- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm
kê, hoá đơn mua bán TSCĐ, hợp đồng mua bán TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ,
các thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ.
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị
thanh toán, sổ quỹ, séc, uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo n ợ…
- Chứng từ về bán hàng: Hợp đồng bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn
kiêm phiếu xuất kho, biên bản bàn giao hàng hóa, bảng kê hàng hóa bán ra...
 Tổ chức, tiếp nhận, lập và luân chuyển chứng từ.
+ Quy định về lập chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Doanh
nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho mỗi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu,

phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ
viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng
chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các
liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và
tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng
từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký
bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên
chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế
toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo
quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ
ký các lần trước đó.
Chứng từ kế toán sau khi được chuyển về phòng kế toán sẽ được chuyển cho
kế toán các phần hành cụ thể trong phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ.
+ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
+ Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm
tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy
định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với người có thẩm quyền
để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ
ghi sổ.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam
được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán công ty hiện hành được quy

định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Bao gồm :
- Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn.
- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn.
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả.
- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.
- Tài khoản loại 5: Doanh thu.
- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác.
- Tài khoản loại 8: Chi phí khác.
- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở
hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công
ty.
Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính của
Công ty bao gồm:
- Bảng Cân đối kế toán


- Mẫu số B01-DNN

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

- Mẫu số B02-DNN

- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

- Mẫu số B03-DNN

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính

- Mẫu số B09-DNN

Tất cả các báo cáo này do các nhân viên trong kế toán lập báo cáo. Sau khi
lập xong sẽ được Kế toán trưởng rà soát và xem xét đã lập đúng theo quy định và
chuẩn mực quy định hay không.
Tất cả các báo cáo này đều được lập theo đúng quy định về cách thức, biểu
mẫu, thời gian, số lượng .
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Tại công ty Cổ phần Bắc Hải Việt Nam vốn bằng tiền có 2 loại là tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng.
Tiền mặt: Tiền mặt được quản lý tại quỹ của Công ty, gồm tiền Việt Nam,
ngoại tệ. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt chủ yếu là các nghiệp vụ
tạm ứng, thanh toán lương, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt và khoản
thanh toán với khách hàng với số tiền không lớn và thường là khách hàng hoặc là

Đỗ Thị Thu Trang


[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

nhà cung cấp nhỏ lẻ. Định kỳ, cuối mỗi tháng, Công ty tiến hành kiểm kê quỹ một
lần. Quá trình kiểm kê quỹ từ khi phát lệnh kiểm kê đến khi lập biên bản kiểm kê
được thực hiện đúng với quy định hiện hành.
Tiền gửi ngân hàng: Các nghiệp vụ thanh toán của Công ty chủ yếu thực
hiện qua ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng của Công ty gồm cả tiền Việt Nam và
ngoại tệ chủ yếu là giao dịch đồng Việt Nam. Trong quá trình thực hiện các giao
dịch với ngân hàng, Công ty phải trả một số dịch vụ ngân hàng và việc thanh toán
phí này cũng được thực hiện qua tài khoản tiền gửi. Cuối tháng, căn cứ vào sổ phụ
do ngân hàng lập, kế toán tiến hành đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết TK 112 để
kiểm tra biến động tăng giảm của tiền gửi ngân hàng.
2.3.1.1 Chứng từ sử dụng.
- Giấy đề nghị thanh toán,
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Hợp đồng kinh tế,
- Giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng.
- Phiếu thu, phiếu chi, Ủy nhiệm chi, séc
- Giấy đề nghị tạm ứng
2.3.1.2 Tài khoản sử dụng.
TK 111: “Tiền mặt”.
TK 112: “Tiền gửi ngân hàng”.

Ví dụ với phiếu chi ngày 01/01/201:

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Định khoản:
Nợ TK 627:
Có TK 111:

1.303.500
1.303.500

2.3.2. Tổ chức kế toán hàng hóa, công cụ, dụng cụ
- Hàng hóa là những sản phẩm doanh nghiệp mua về để bán phục vụ cho nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng của xã hội.

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02



Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Hàng hóa của công ty bao gồm các sản phẩm điện tử và lương thực phẩm (như đã
được trình bày ở Chương I của báo cáo. Trong đó chủ yếu là sản phẩm về quạt
điện, két bạc, thiết bị điện tử, máy mài,máy cắt...và đó cũng là những sản phẩm
bán ra chính của công ty.
Hàng hóa sau khi mua về được bảo quản và quản lý tại kho của Công ty sau khi
được phân loại rõ ràng.Hàng hóa được ghi nhận theo giá gốc, tuân theo chuẩn mực
số 02 “Hàng tồn kho” bao gồm giá mua và chi phí mua.
Hàng hóa của Công ty được bảo quản tại kho ở công ty.
- Công cụ dụng cụ là những đối tượng lao động và một số tư liệu lao động, khi
tham gia vào quá trình kinh doanh nó cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
Công cụ dụng cụ trong công ty chủ yếu bao gồm các CCDC dùng cho quá trình lắp
đặt HH cho khách hàng.
2.3.2.1 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập, xuất kho
- Bảng kê mua hàng
- Bảng kê bán hàng
-Thẻ kho
-Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
-Bảng phân bổ CCDC
-Chứng từ ghi sổ
-Sổ cái TK 156,153
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng

Đỗ Thị Thu Trang


[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

- Tài khoản 156: “Hàng hóa
- Tài khoản 153: “Công cụ, dụng cụ”
Ví dụ

Với phiếu nhập kho ngày 02/02/2015
Nợ TK 156: 1.474.932.773
Có TK 331: 1.474.932.773
2.3.3. Tổ chức hạch toán tài sản cố định

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Tài sản cố định hữu hình của công ty được chia thành những loại sau: Nhà cửa,

vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và các tài sản cố
định khác.
Về mặt kế toán, TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn.

Nguyên giá
=
TSCĐ

Giá trị còn
lại của
ViệcTSCĐ
trích khấ

Giá mua

=

Chi phí
liên quan

+

Nguyên
giá

Thuế
+ không __
hoàn lại

Các khoản

giảm trừ

Khấu hao
lũy kế

-

Khấu hao được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Căn cứ vào
nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của TSCĐ để xác định mức trích khấu hao
bình quân hàng năm cho TSCĐ theo công thức:
Mức trích khấu hao
Trung bình hàng năm

Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng của
TSCĐ

Căn cứ vào các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ diễn ra mà các chứng từ được lập
hay thu thập với quy trình luân chuyển phù hợp
2.3.3.1 Chứng từ sử dụng.
Biên bản giao nhận TSCĐ.
Biên bản thanh lý TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Biên bản kiểm kê TSCĐ.
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02



Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng.
- TK 211: “TSCĐ hữu hình”.
- TK 213: “TSCĐ vô hình”.
- TK 214 : “Hao mòn TSCĐ”.
Ví dụ 1:

Nợ TK 211(3)
Nợ TK 133(2)

Đỗ Thị Thu Trang

: 1.368.068.819
:

136.806.882

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập


Có TK 1111

: 1.504.875.701

2.3.4. Tổ chức hạch toán Tiền lương và các khoản trích theo lương
Việc tính toán các khoản phải trả cho người lao động tại Công ty được thực
hiện bởi phòng kế toán. Khi Công ty ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên
có thỏa thuận rõ mức lương cụ thể, phòng kế toán căn cứ vào đó cuối tháng tính
lương cho từng nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty đang sử dụng hình thức
trả theo thời gian.
Trả lương theo thời gian: tiền lương phải trả cho người lao động được tính
dựa trên số ngày làm việc thực tế (căn cứ vào bảng chấm công), mức lương ngày,
hệ số lương. Công thức tính như sau:
Tiền

lương

Mức

trả theo thời =

lương

gian

ngày

Số
X


công

ngày
làm

việc thực tế

Các khoản trích theo lương, như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN được trích theo
quy định hiện hành vào chi phí và khấu trừ vào lương theo tỷ lệ nhất định: BHXH
17% tính vào chi phí, 7% khấu trừ vào lương; BHYT 3.5% tính vào chi phí, 1.5%
khấu trừ vào lương; BHTN 1% tính vào chi phí, 1% trừ vào lương; KPCĐ tính cả
2% vào chi phí. Trong đó, các khoản BHYT, BHXH, BHTN được trích trên tổng
tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp, riêng KPCĐ được trích toàn bộ trên tiền
lương thực tế.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, phòng kế toán lập bảng thanh toán
tiền lương để trả cho công nhân viên trong công ty.
Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


Học viện tài chính

Báo cáo thực tập

2.3.4.1.Chứng từ sử dụng
-Chứng từ gốc

-Bảng chấm công trong Công ty
-Bảng thanh toán lương toàn Công ty
-Bảng phân bổ lương và BHXH
-Chứng từ ghi sổ
-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
-Sổ cái TK 334,338
2.3.4.2.Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”
Tài khoản 338 “Phải trả phải, nộp khác”
Ví dụ

Đỗ Thị Thu Trang

[Type text]

Lớp: CQ50/21.02


×