Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần cao su hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 79 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI
....................................................................................................................................5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội.....5
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội.....................7
1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh........................................................................8
1.4 Nguồn lực công ty, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và thị trường sản
phẩm...................................................................................................................11
1.5 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội....................12
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU HÀ NỘI...................................................................................................16
2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội.................................16
2.2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ Phần Cao
Su Hà Nội...........................................................................................................22
2.3 Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty CP Cao Su Hà Nội..................37
2.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Cao
Su Hà Nội...........................................................................................................47
2.6 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh..........................66
2.7 Kế toán vốn bằng tiền...................................................................................73
PHẦN 3: NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI....................................................79
3.1 Ưu điểm........................................................................................................79
3.2 Hạn chế.........................................................................................................80
KẾT LUẬN.............................................................................................................82

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 1



Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, nước ta chuyển mình từ nền kinh
tế quản lý theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế thị trường mở ra khuyến
khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế, thu hút vốn trong và ngoài nước, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế xa
hơn nữa. Với định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã
và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới.
Điều đó được đánh dấu bằng hàng loạt các sự kiện như gia nhập ASEAN,
ASEM, APEC,…và đặc biệt là tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
cuối năm 2006. Thách thức lại càng thêm thách thức với nền kinh tế Việt Nam non
trẻ nói chung và đối với từng doanh nghiệp, từng cá nhân nói riêng.
Muốn tạo được chỗ đứng vững chắc để tiến nhanh hơn, tiến xa hơn trên thị
trường các doanh nghiệp cần phải luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm để
tìm kiếm và mở rộng thị trường. Ngoài việc có một chiến lược kinh doanh hợp lý,
một đội ngũ những nhà quản lý nhiệt tình năng động chuyên nghiệp thì bên cạnh đó
cần phải có một đội ngũ kế toán yêu nghề dày dặn kinh nghiệm. Đây là bộ phận cấu
thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực
trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, đội
ngũ nhân lực ở đây phải được đào tạo có chất lượng, nhiệt tình, trung thực và sáng
tạo.
Vừa qua được sự đồng ý của nhà trường Học Viện Tài Chính , em được đi
thực tập ở Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội, đây là khoảng thời gian quý báu giúp
em tiếp cận với thực tế, thấm nhuần với phương châm đào tạo của nhà trường “Học
đi đôi với hành - lý thuyết đi liền với thực tế”. Với sự giúp đỡ của Công ty Cổ Phần
Cao Su Hà Nội và sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Thủy, em đã hoàn thành
bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo bao gồm 3 phần như sau:

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội
Phần 3: Đánh giá và kiến nghị về thực trạng công tác kế toán tại Công ty
Cổ Phần Cao Su Hà Nội
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em vẫn
không tránh khỏi nhưng thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cũng như của cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ
Phần Cao Su Hà Nội để bản Báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Hà Phương

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 3


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU

HÀ NỘI

1.1.1 Tên, địa chỉ của tổng công ty
Tên hợp pháp:

Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội

Tên giao dịch bằng tiếng Anh:

Ha Noi Rubber joint stock company

Tên viết tắt:

HARCO

Địa chỉ:

Số 59 - Tổ 13 - P. Cầu Diễn Q. Nam Từ Liêm - TP Hà Nội

Điện thoại:

04 37640783

Fax:

04 37640756

Loại hình doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần


Mã số thuế:

0100100375

Tài khoản số:

710A-00106 mở tại ngân hang Công
Thương Việt Nam

Email:

harco@.fpt.vn

Website:

www.harco.vn

Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1606
ngày 05/04/2005 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số
0103007543 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/04/2005,
thay đổi lần 2 ngày 19/6/2014 và giấy phép kinh doanh số 0100100375.
Vốn điều lệ: 26.500.000.000 VN
Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội được đồng sở hữu nhà nước với 31% vốn
điều lệ do công ty giày Thượng Đình quản lý của các công ty trên cơ sở cổ phần
hóa của doanh nghiệp nhà nước

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 4



Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Vốn nhà nước: 8.215.000.000 VNĐ
Vốn cổ đông: 12.985.000.000 VNĐ
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Họ và tên: Phạm Hồng Việt
Chức danh: Giám Đốc
Quốc tịch: Việt Nam
1.1.2 Quá trình thành lập, phát triển của Công ty CP Cao Su Hà Nội
Tiền thân của công ty là hai doanh nghiệp nhà nước: xí nghiệp Cao Su Thống
Nhất (thành lập 12/1959) và xí nghiệp Cao Su Hà Nội (thành lập 01/1960). Năm
1985 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1909/QĐ – TC ngày
17/06/1985 hợp nhất hai xí nghiệp lấy tên là Xí Nghiệp Cao Su Thống Nhất.
Năm 1993 triển khai thực hiện Nghị định 338/HĐBT Xí Nghiệp Cao Su
Thống Nhất đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 1318/QĐ
– UB ngày 30/03/1993 quyết định thành lập công ty Cao Su Hà Nội.
Năm 2005, theo quyết định số 1606/QĐ – UB ngày 05/04/2005 Công ty Cao
Su Hà Nội đã được chuyển thành Công ty Cao Su Hà Nội.
Sau khi Cổ Phần hóa năm 2005, Công ty cũng đã được tặng nhiều danh hiệu
và giải thưởng.
Năm 2006:
+ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen: đã có thành tích xuất
sắc trong phong trào thi đua năm 2006
+ Đạt cúp vàng topten sản phẩm tấm EVA do Ban tổ chức Thương Hiệu
Việt chứng nhận

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02


Page 5


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Năm 2007: Đạt cúp vàng vinh quang vì sự nghiệp xanh phát triển bền vững
Quốc tế - Việt Nam do hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Năm 2008: Được Hội đồng giải thưởng “Doanh nghiêp hội nhập và phát
triển” chứng nhận đạt chuẩn
Năm 2009: Đạt huy chương vàng về sản phẩm giầy vải thời trang V&D và
tấm trải sàn cao su xốp HARCO
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI
1.2.1 Chức năng của công ty cổ phần cao su Hà Nội

Công ty chuyên sản xuất giày vải các loại, tấm xốp, tấm EVA phục vụ
nghành giày, ủng, dép xốp đi biển, hài đi trong nhà các loại cao su kỹ thuật Joăng,
phớt chịu dầu, chịu nhiệt… Hoạt động kinh doanh độc lập tự hạch toán trên cơ sở
lấy thu bù chi và có lãi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất
nước, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào công cuộc xây dựng đất
nước và phát triển kinh tế.
Sản phẩm chính: Giày dép, EVA, tấm xốp, trải sàn
Chứng chỉ: ISO 9001, ISO 14000, hang VN chất lượng cao, HACCP
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty cổ phần cao su Hà Nội
Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hang tiêu dung công
ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ đô
Hà Nội và ngành giày da Việt Nam, thể hiện:
+ Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
các quy định của pháp luật
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với
UBND thành phố giải quyết những vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất

kinh doanh

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 6


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

+ Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu
và giao dịch đối ngoại nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán
ngoại thương và các hợp đồng khác lien quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho
sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị, tự cân đối xuất nhập
khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước
1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH

1.3.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty
Sản phẩm chính của công ty là giày, dép. Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội tổ
chức sản xuất theo các phân xưởng. Các phân xưởng này có mối quan hê với nhau
trong quá trình giao bán thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực
hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ
chức thành một dây truyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm. Quá trình sản
xuất sản phẩm được diễn ra lien tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện
sản phẩm. Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:
Phân xưởng Cắt: đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi
tráng và cắt vải bạt, nguyên vật liệu của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu,
vải lót, mút xốp, mếch, bìa carton,… nguyên vật liệu được chuyển đến máy bồi,

máy bồi có chức năng kết dính các nguyên vật liệu này với nhau bằng một lớp keo
dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180-2000°C và được bồi 3 lớp là
lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi bồi xong thì chuyển đến cho bộ
phận cắt, sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân
xưởng may để lắp ráp mũ giày.
Phân xưởng May: nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho sẽ
may các chi tiết thành mũ giày hoàn chỉnh, nguyên vật liệu chính chủ yếu ở công
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 7


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

đoạn này là: vải, các loại phụ kiện như chỉ, ôzê, dây trang trí, chun,… Quá trình
may ở công đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật lien tiếp như can góc,
may nẹp, kẻ chì… bán thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng may là mũ giày.
Phân xưởng Cán: có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giày bằng
cao su. Nguyên vật liệu của phân xưởng này là cao su, các hóa chất như Benzen,
xăng công nghiệp, các loại bột màu,… bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế
giày và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giày.
Phân xưởng Gò: đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản
xuất giày, sản phẩm của khâu này là từng đôi giày hoàn chỉnh. Mũ giày và đế giày
được chuyển đến bộ phận quét keo, sau đó qua dàn nhiệt, công nhân phân xưởng gò
sẽ gò hình giày theo phom giày. Tiếp đến là công đoạn dán đế, dán viền. Sau đó,
được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp nhiệt độ thích hợp khoảng 130°C trong vòng
3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giày. Sauk hi giày lưu hóa xong sẽ được chuyển
đến bộ phận đóng gói để sâu dây và đóng hộp.
1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất giày của công ty là quy trình sản xuất phức tạp

theo kiểu chế biến liên tục có công đoạn song song thông qua 4 phân xưởng: phân
xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng cán, phân xưởng gò như quy trình sản
xuất sau:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Nguyên vật liệu
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 8


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Vải bạt, vải phim

Cao su, hóa chất

Tráng keo vải, bồi vải

Cán, sơ luyện

Cắt, chặt vải, mài, in

Hồn luyện

May mũ giày

Dập, cắt hình đế giày

Bán thành phẩm mũ giày


Bán thành phẩm đế cao

Gò, lắp ghép giày, kiểm tra, thu hóa giày sống
Lưu hóa giày
Thu hóa giày, đóng gói giày
Nhập kho thành phẩm
Xuất hàng

1.4 NGUỒN LỰC CÔNG TY, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ THỊ
TRƯỜNG SẢN PHẨM

1.4.1 Nguồn nhân lực

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 9


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Với gần 600 CBCNV có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm đáp
ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh
Tại công ty nguồn lực được chia làm 2 bộ phận:
+ Bộ phận công nhân thuộc 5 phân xưởng (lao động trực tiếp)
+Bộ phận lao động thuộc các phòng ban chức năng (lao động gián
tiếp)
Sau khi công ty chuyển sang hình thức cổ phần hóa lực lượng lao động công
ty đã được trẻ hóa rất nhiều. Trong mỗi bộ phận lao động bên cạnh việc phân biệt
lao động theo giới tính còn phân biệt theo trình độ lao động.

1.4.2 Máy móc thiết bị, công nghê sản xuất
Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến lien tục và đầu tư nâng cao hiệu quả
của máy móc thiết bị, áp dụng hài hòa công nghệ sẵn có và công nghệ mới để đưa
ra những sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Hiện nay công ty đang ứng dụng công nghệ sản xuất giày trên những dây
chuyền sản xuất hiện đại nhất của Đức, Đài Loan, Hàn Quốc.
1.4.3 Thị trường sản phẩm
Nội địa: sản phẩm của công ty phục vụ nhu cầu thể thao, bảo hộ lao động,
giày dép thời trang các loại tấm trải sàn… Thị trường nội địa được phân phối bởi 3
tổng đại lý tại miền Bắc, 5 đại lý tịa miền Trung, Nam và hang chục cửa hang bán
và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các tỉnh và thành phố.
Xuất khẩu: Công ty thường xuyên mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thị
trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thành viên khối EU, ngoài ra còn
xuất sang các nước như Mexico, Mỹ, Úc, Nhật Bản,… và một số nước trong khu
vực Đông Nam Á.
1.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CP CAO SU HÀ NỘI

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 10


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tập trung, chỉ huy trực tuyến, các
chức năng được chuyên môn hóa thành các phòng ban và phân xưởng. Với một cơ
cấu quản lý thống nhất, đồng bộ và hợp lý có sự phân cấp rõ rang đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho cán bộ, công nhân viên chức. Theo hình thức này, Hội đồng
quản trị trong công ty sẽ được sự giúp đỡ của ban giám đốc và ban kiểm soát, sau

đó là phòng ban, phân xưởng.

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Phòng

Phòng

Hội đồng quản trị
Phòng
Phòng

Phòng

Phòng

kỹ
tổ chức
tài
kế
sản
bảo vệ
Ban giám đốc
Phân
Phân
Phân Ban kiểm soátPhân
thuật
hành
chính
hoạch

xuất
Vũ Thịxưởng
Hà Phương – CQ50/21.02xưởng Page 11
xưởng
xưởng
chính
kế
toán
vật

kinh
Giám
đốc
Phó GĐCắt
SX
Phó GĐ KT
Cán
May



Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề lien quan tới mục đích
quyền lợi của công ty, quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển
thị trường và công nghệ.
Ban kiểm soát: kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

Thẩm định báo cáo hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề liên quan đến quản
lý điều hành hoạt động của công ty.
Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải cách cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh của công ty…
Giám đốc điều hành: là người điều hành mọi hoạt động hằng ngày của
công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc sản xuất: điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt
động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của
công ty.

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 12


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước giám đốc, chỉ đạo việc
kiểm tra, sản xuất, công tác kỹ thuật, điều độ tác nghiệp về sản xuất.
Phòng kỹ thuật: là một bộ phận quản trị công tác kỹ thuật trong bộ máy
quản trị của công ty.
Phòng Tổ chức hành chính: quản lý và giải quyết các công việc thuộc lĩnh
vực nhân sự, nghiệp vụ lao động, tiền lương và bảo hiểm.
Phòng Tài chính kế toán: vừa là bộ phận quản trị của công ty vừa đóng
vai trò là một tổ chức của cơ quan tài chính nhà nước, giám sát hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả
kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty.
Phòng Sản xuất kinh doanh: tổ chức và thực hiện các chức năng quản trị
lĩnh vực Marketing, vật tư, sản xuất và lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động tiêu thụ

trong nước và quốc tế.
Phòng kế hoạch vật tư: lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật
liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục vụ
sản xuất và các thiết bị khác. Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác
nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất.
Phòng bảo vệ: là bộ phận thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn trật tự, an toàn an
ninh chính trị. Tham gia công tác kiểm soats, bảo vệ tài sản của công ty.
Phân xưởng Cán: có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp các bán thành phẩm bằng
cao su cho các phân xưởng May, phân xưởng Cắt, phân xưởng Gò, sản xuất tấm
EVA, xốp cao su và tổ chức ép đế giày.
Phân xưởng Cắt: có nhiệm vụ cắt bán thành phẩm mũ giày cấp cho phân
xưởng May, cắt bán thành phẩm đế trong cấp cho phân xưởng Gò.
Phân xưởng May: có nhiệm vụ may mũ giày để cung cấp cho phân xưởng

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 13


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Phân xưởng Gò: có nhiệm vụ nhận các bán thành phẩm từ các sản phân
xưởng Cán, phân xưởng Cắt, phân xưởng May để gò thành một đôi giày hoàn
chỉnh.

PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI


2.1.1 Sơ lược cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ giám sát hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty nhằm giúp giám đốc trong việc tạo và quản lý các nguồn vốn, đề
xuất và triển khai thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng

Kế toán tổng

Kế toán tiền mặt, tiền gửi

Kế toán

hợp, tiền

ngân hang, thanh toán

NVL, công

lương, thủ

công nợ

cụ dụng cụ,

quỹPhương – CQ50/21.02
Vũ Thị Hà

Page 14


TSCĐ


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Kế toán trưởng (trưởng phòng tài chính kế toán): có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện toàn bộ các thông tin kế toán, phụ trách chung hoạt động công tác kế toán.
Hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra hoạt động của nhân viên trong phòng, là đầu mối quan
hệ với các cục thuế, cơ quan tài chính ngân hang và các cơ quan chức năng chuyên
môn có liên quan. Theo dõi TSCĐ, khấu hao TSCĐ và đầu tư.
Kế toán tổng hợp tiền lương, thủ quỹ: thực hiện các công tác kế toán tổng
hợp, theo dõi các khoản lương, thưởng, bảo hiểm, thực hiện kê khai và báo cáo
thuế.
Kế toán NVL, CCDC: thực hiện nghiệp vụ liên quan đến vật tư, theo dõi tình
hình nhập - xuất - tồn vật tư, thực hiện quyết toán sử dụng vật tư.
Kế toán tiền mặt, thanh toán công nợ: kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính
hợp pháp hợp lệ của chứng từ phát sinh về nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tạm
ứng,, phải thu khách hang. Lập báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của khách
hàng, thanh toán và thực hiện công nợ với khách hàng.
2.1.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội
2.1.2.1 Hình thức kế toán tại công ty
Ở phòng kế toán tài chính, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, kế
toán tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ, hệ thống hóa số liệu và
cung cấp thông tin kế toán để phục yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên cơ sở các
báo cáo kế toán được lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo
công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, phù hợp với bộ máy kế
toán.
+ Công ty áp dụng chính sách kế toán Việt Nam theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC.

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 15


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

+ Niên độ kế toán được xác định năm (bắt đầu từ ngày 1/1/N và kết thúc vào
ngày 31/12/N)
+ Sử dụng đơn vị VNĐ trong ghị chép kế toán.
+ Việc hạch toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, giá hang xuất kh và hang tồn kho
được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền tháng.
+ Phương pháp ghi nhận các tài khoản tiền và tương đương tiền trong các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VNĐ thực tế tại ngày phát
sinh theo tỷ giá thong báo của ngân hang Nhà nước Việt Nam.
+ Thực hiện hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
+ Phương pháp tính giá thành phẩm theo phương pháp tính giá thực tế
+ Phương pháp tính giá NVL theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ
dự trữ.
+ Phương pháp tính thuế:
* Thuế GTGT hàng xuất khẩu: 0%
* Thuế GTGT hàng nội địa: 10%
* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà
nước tính trên thu nhập chịu thuế
* Các loại thuế khác theo quy định hiện hành
2.1.2.2 Hệ thống chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng tổng hợp cả các chứng từ in sẵn các mẫu biểu kế toán đã
được bộ tài chính quy định theo quyết định 15/QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm

2006 (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng chấm công,…) và các chúng từ tự in từ
phần mềm kế toán MISA (phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi,…)

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 16


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

2.1.2.3 Hệ thống tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty là hệ thống tài khoản được quy định
theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Dựa vào đặc thù và tình hình sản
xuất kinh doanh thực tế mà Công ty mở thêm các tài khoản chi tiết khác nhau nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tại Công ty.
2.1.2.4 Hình thức sổ kế toán
Để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại Công ty hình thức kế toán
Công ty lựa chọn và sử dụng là hình thức “kế toán máy”.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy MISA do Công ty
thuê viết riêng.
Mức độ áp dụng trong công tác kế toán: tất cả các phần hành kế toán ở Công
ty (trừ kế toán thuế).
Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy với hình thức Nhật Ký Chung.
Hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty đăng ký kết xuất kho theo hình thức thủ
công là Nhật Ký Chung:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái
+ Các sổ kế toán chi tiết
+ Sổ tổng hợp chi tiết


Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 17


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Trình tự cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán máy
Chứng từ kế toán

Phần mềm
kế toán

SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp

MISA

Bảng tổng hợp

Báo cáo kế toán

chứng từ kế toán

quản trị

cùng loại

Máy vi tính


Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ kế toán:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, cá thong tin được tự động nhập vào sổ
chi tiết, sổ tổng hợp có liên quan.
Các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất
phân bổ sẽ được tập hợp hoặc phân bổ theo tiêu thức đã được thiết lập sẵn trên
phần mềm kế toán.
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 18


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Cuối tháng (hoăc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thưc hiện các
thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổn
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung
thực theo thong tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện cá thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
2.1.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty là báo cáo tài chính năm
Báo cáo tài chính năm được lập và gửi cho cục thống kê thành phố Hà Nội,
các tổ chức tín dụng, cục thuế thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính năm gồm có:
+ Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B01 - DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 - DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03 - DN

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B09 - DN

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 19


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp


Giao diện phần mềm kế toán MISA 2012
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

2.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU HÀ NỘI

2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tình hình quản lý nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội
2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất sản phẩm, phần lớn được
mua từ bên ngoài. NVL mua về chủ yếu là nhập kho, sau đó căn cứ vào nhu cầu sản
xuất của phân xưởng trong từng thời kỳ để xuất kho.
Nguyên vật liệu chính của công ty là: vải, cao su, hóa chất.. chiếm 65-75% giá trị
thành phẩm.
2.2.1.2 Tình hình quản lý vật tư của Công ty
Để cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy được diễn ra lien tục
thì phải thường xuyên đảm bảo cung cấp các loại NVL đủ về số lượng, kịp thời
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 20


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

gian, đúng về quy cách, phẩm chất. Chính vì vậy công tác quản lý NVL có vai trò
hết sức quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch thu mua, bảo quản sử dụng
hợp lý, khoa học và tiết kiệm nhất.
Một số quy định của công ty về NVL:
+ Thực hiện phân loại đánh giá NVL phù hợp với nguyên tắc kế toán,

với chuẩn mực kế toán hiện hành, các chuẩn mực kế toán có liên quan cũng
như nguyên tắc quản trị của doanh nghiệp.
+ Phản ánh đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về
giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá gốc hoặc giá thực tế của từng loại
vật tư Nhập - Xuất - Tồn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin
phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua dự trữ và sử dụng các
loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội là công ty thực hiện sản xuất các loại giày,
ủng trẻ em, tấm xốp,… các loại nguyên liệu công cụ dụng cụ của công ty sử dụng
để sản xuất rất phong phú như: cao su, dầu hóa dẻo, nhựa thong, vải bạt, bìa, keo
giấy, giấy nhồi, o zê, bao bì, dao, kéo,…
Hiện nay công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội đã tiến hành phân loại các loại
nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để tiện cho việc quản lý và theo dõi tình hình
biến động của NVL, CCDC, cung cấp thông tin kịp thời cho việc thu mua dự trữ
vật tư của doanh nghiệp.
+ Nguyên vật liệu chính bao gồm: những NVL khi tham gia vào quá trình
sản xuất thì cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong thực tế NVL chính của
công ty bao gồm: vải, cao su, hóa chất,… chiếm 65-75% giá trị thành phẩm.

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 21


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

+ Vật liệu phụ có tác động trong quá trình sản xuất bao gồm những vật liệu
mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó sẽ kết hợp NVl chính để làm thay đổi
màu sắc, kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm: giấy, bìa, keo dán…

+ Các loại nhiên liệu như xăng, dầu, phụ tùng thay thế…
Công cụ dụng cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, giúp các
sản phẩm được hoàn thiện đúng theo quy trình công nghệ sản xuất.
Ngoài ra công ty còn trang bị tốt các đồ dung bảo hộ lao động như: kính,
găng tay,.. để bảo vệ công nhân trong quá trình sản xuất.
Chứng từ và sổ sách sử dụng
*Chứng từ sử dụng:
*Kế toán NVL – CCDC
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
của công ty sử dụng hệ
Biên bản kiểm nghiệm
thống sổ sách:
Thẻ kho
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Sổkiểm
chi tiết:
sổ chi
Biên bản
kê vật
tư tiết vật liệu, dụng cụ; bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, thẻ
Hóa đơn
GTGT, hóa đơn thông thường (bên bán lập)
kho.
Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 1521 (NVL chính), TK 1522 (NVL
phụ), TK 153 (CCDC)
2.2.3 Thủ tục nhập, xuất kho vật tư
Nhân viên khi mua vật tư phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Mua vật tư phải căn cứ theo hóa đơn đã được phê duyệt, khi mua phải xem
xét số lượng vật tư tương tự trong kho, kế hoạch mua hàng.

+ Kiểm tra chủng loại, chất lượng, số lượng vật tư trước khi nhập kho. Khi
nhập kho vật tư phải đầy đủ thủ tục (Phiếu đặt hàng hoặc phiếu trình mua đã được
phê duyệt, về chủng loại, số lượng, giá cả và cả nơi mua).
Thủ tục mua NVL:
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 22


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Căn cứ trên số lượng hàng tồn kho Khi có giấy đề nghị cấp vật tư cho sản
xuất, mà trong kho không còn hoặc thiếu loại vật tư đó thì công ty phải tiến hành
mua vật tư cung cấp cho sản xuất.
+ Đầu tiên công ty phải gửi phiếu đặt hàng cho đơn vị bán hàng gửi phiếu
báo giá (trong trường hợp có sự biến động về giá cả). Khi công ty nhận được phiếu
báo giá thấy hợp lý và được giám đốc công ty phê duyệt thì hai bên sẽ tiến hành ký
hợp đồng mua bán.
Quy trình bao gồm:
Sau khi ký kết hợp đồng, đối tác chuyển vật tư tới.
 Phiếu đặt hàng
 Duyệt giá, báo Thủ kh có hàng nhâp kho phải báo cho thống kê tổng hợp
giá
 Ký kết hợp
đồng

theo dõi hàng của kho, thống kê theo dõi hàng kho của
Phòng Tài chính kế toán cùng người gia hàng kiểm tra về
số lượng, chất lượng, chủng loại theo yêu cầu của đơn đặt


hàng, hợp đồng mua hàng. Sau đó ghi ngày tháng năm vào dưới đơn hàng hay hợp
đồng mua hàng, các thành viên kiểm tra ký xác nhận. Thống kê tổng hợp của kho
vào thẻ nhập và chuyển phiếu tờ nhập và các chứng từ khác theo quy định cho
thống kê của Phòng Tài chính kế toán của Công ty. Hàng sai thì cùng nhau lập biên
bản giao lại người mua để xử lý.
Thủ kho làm công tác bảo dưỡng hàng (nếu có) và đưa hàng vào vị trí bảo
quản lưu kho và làm các nhãn mác, danh điểm hàng hóa để dán hoặc đặt vào vị trí
để hàng.
Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho như sau:
+ Trước hết phải có xác nhận của bảo vệ, sau đó thủ kho xác nhận, bên kỹ
thuật sẽ kiểm tra chất lượng.
+ Phòng kế hoạch vật tư viết phiếu nhập kho, phòng Tài chính kế toán vào kế
hoạch và sau đó kế toán trưởng ký
Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 23


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

+ Có 2 liên: liên 1 phòng kế hoạch vật tư lưu giữ, liên 2 phòng Tài chính kế
toán giữ.
+ Giá NVL nhập kho là tổng chi phí thu mua trước khi đưa NVL vào nhập
kho:
Giá thực tế
NVL nhập
kho

Giá thực tế ghi trên
Chi phí thu

= hóa đơn chưa cso
+ mua
VAT

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 24

-

Các khoản chiết
khấu TM, giảm giá
(nếu có)


Báo Cáo Thực Tập Tốt Ngiệp

Mua NVL có hóa đơn, chứng từ kế toán gồm: Hóa đơn GTGT, Biên bản kiểm
nhiệm vật tư, Phiếu nhập kho.

Vũ Thị Hà Phương – CQ50/21.02

Page 25


×