Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần may xuất khẩu ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 56 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Khoa Kế Toán – Chuyên ngành Kế Toán Doanh Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trương Thị Thủy.
Sinh viên

: Nguyễn Thị Thùy Linh .

Lớp

: CQ50/21.02.

Mã sinh viên

: 125D3403010048.

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

0

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Đối với Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập với thế giới, hòa chung với sự phát triển


đó các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nhận được các thuận lợi đáng kể mà còn
phải đương đầu với không ít những thách thức và khó khăn, và để đứng vững trên
con đường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì kế toán là một phần không thể
thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần May
xuất khẩu Ninh Bình, em nhận thấy công ty là một đơn vị hoạt động có hiệu quả,
không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu của Học viện cũng như yêu cầu của thực tế đối với sinh viên
thực tập và thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế,
nhà trường gắn với xã hội”, với sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh
Bình và sự hướng dẫn của cô Trương Thị Thủy em đã hoàn thành bản báo cáo thực
tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo bao gồm 3 phần như sau:
- Phần 1: Khái quát về tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần May xuất
khẩu Ninh Bình.
- Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần
May xuất khẩu Ninh Bình.
- Phần 3: Một số đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức công
tác kế toán tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em vẫn còn nhiều
thiếu sót do trình độ còn hạn chế, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cũng như của cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ
phần May xuất khẩu Ninh Bình để bản Báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ninh Bình, ngày 15 tháng 03 năm 2015
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


1

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Đặc điểm chung khái quát về Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình:
Tên Công ty:

Công ty cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình.

Tên giao dịch:

NB Garment Joint Company.

Địa chỉ:

Số nhà 490, đường Nguyễn Công Trứ, Phường
Ninh Sơn, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình.

Điện thoại:

0306 252 180

Fax:


0303.875.274

Mã số thuế:

2700224400

Ngân hàng giao dịch:

Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Ninh
Bình.

Tài khoản ngân hàng:

0221000005678

Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất, gia công may mặc xuất khẩu.

Cơ cấu vốn điều lệ:

4.200.000.000 VNĐ

Tỷ lệ cổ phần Nhà nước:

40%

Tỷ lệ cổ phần Người LĐ:


60%

Giám đốc:

Phạm Thị Lan Hương.

1.1.1 Lịch sử hình thành
Nhu cầu ăn mặc - tiêu dùng là nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy từ xa xưa
ngành dệt vải may mặc đã và đang trở thành một nghề thủ công của nhân dân ta.
Trong lịch sử cận đại Việt Nam thực dân Pháp cũng đã xây dựng nhà máy dệt Nam
định với thiết bị thuộc loại hiện đại lúc bây giờ để phục vụ cho nhu cầu xã hội và
kiếm được lợi nhuận do lao động rẻ mạt tại Việt Nam đem lại.
Từ ngày giải phóng đất nước, ngành may mặc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
chú trọng để thỏa mãn từng bước nhu cầu của xã hội chủ nghĩa. Nhiều nhà máy đã
được xây dựng lên trong đó có trạm may mặc Ninh Bình (1986) nay đã là Công ty cổ
phần May xuất khẩu Ninh Bình. Trạm may mặc Ninh Bình được thành lập theo
Quyết định số 23 ngày 01/10/1986 với 100 công nhân có trình độ chưa cao và những
khó khăn về thiết bị máy móc, kỹ thuật máy móc.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

2

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.2 Quá trình phát triển

Công ty ban đầu được khởi công xây dựng vào năm 1986 và đi vào hoạt động có
tên là trạm may mặc Ninh Bình. Cho đến năm 1990 Trạm chuyển địa điểm lên Trạm
Gia Sinh, huyện Gia Viễn và đổi tên thành “Xí nghiệp may Ninh Bình”. Lúc này
trong xí nghiệp có số công nhân đã tăng lên khá đáng kể là 250 người.
Phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về việc chia tách tỉnh
Hà Nam Ninh, ngày 01/4/1992 Xí nghiệp may Ninh Bình được bàn giao về tỉnh Ninh
Bình. Căn cứ vào quyết định số 263 ngày 20/10/1992 quyết định của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Ninh Bình về việc thành lập Xí nghiệp May Ninh Bình trực thuộc Sở
Thương mại Ninh Bình. Ngày 10/12/1992 thực hiện quyết định số 509 QĐ - UBND
của tỉnh Ninh Bình về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp may xuất
khẩu thuộc Sở thương mại quản lý các ngành nghề, chủ yếu là hàng may xuất khẩu
và nội địa.
Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, ngày 02/4/1993 Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh
Bình ra quyết định số 302/QĐ-UBND về việc bàn giao Xí nghiệp May xuất khẩu
Ninh Bình thuộc sở Thương mại Ninh Bình sang Sở Công nghiệp Ninh Bình quản lý.
Ngày 08/10/1998 Công ty May xuất khẩu Ninh Bình tiếp nhận Công ty sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu Ninh Bình sáp nhập vào Công ty May xuất khẩu theo quyết
định số 306/QĐ-HĐ của Hội đồng quản trị Tổng Công ty May Việt Nam. Ngày
08/12/2004 theo quyết định số 164/2004 Bộ Công nghiệp chuyển Công ty May sang
Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình.
Trong nền kinh tế mở, với một khối lượng lớn hàng ngoại nhập vào Việt Nam,
công ty đã chịu một sự cạnh tranh gay gắt, nhưng công ty luôn chấp nhận và đứng
vững, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải, hạch toán kinh tế độc lập, luôn thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Từ khi hoạt động đến nay Công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của đơn vị đặt ra và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công ty không ngừng
mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng hàng bán ra thị trường. Do đó lợi nhuận của
Công ty cũng tăng lên qua các năm làm cho mức lương của công nhân viên cũng tăng
lên giúp cho đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao.
Hiện nay Công ty có tổng diện tích mặt bằng là hơn 20.000 m2, quy mô hoạt động

bao gồm 3 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng thực hiện gia công, sản xuất một
loại sản phẩm. Quy mô sản xuất của Công ty được thể hiện ở việc Công ty không
ngừng đổi mới đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nên sản
lượng qua các năm cũng tăng lên. Biểu hiện:
Năm 2013 là: 1.020.000 sản phẩm.
Năm 2014 là: 1.259.568 sản phẩm.
Năm 2015 là: 1.585.600 sản phẩm.

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

3

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.3 Những khó khăn, thuận lợi
Từ những kết quả và thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển có
thể nhận thấy Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình đã và đang trên đà tiếp tục
phát triển một cách vững chắc. Công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
* Thuận lợi :
Công ty có được sự đồng thuận và thống nhất giữa các thành viên từ phòng lãnh
đạo đến các nhân viên nên mọi chủ trương, kế hoạch đề ra đều được thực hiện thuận
lợi, đạt hiệu quả tốt.
Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có năng lực. Môi trường làm việc
nghiêm túc, văn minh nên mỗi nhân viên đều có tinh thần trách nhiệm với công việc

được giao. Công nhân tại các xí nghiệp, phân xưởng có kinh nghiệm và tay nghề nên
sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, được khách hàng tin cậy.
Các chỉ tiêu doanh thu và quản lý công ty được đề ra tương đối phù hợp với tình
hình thực tế.
Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công
ty.
* Khó khăn : Tuy nhiên một tổ chức, một công ty luôn có vẫn đề khó khăn riêng. Để
tạo nên một thể thống nhất vận hành thông suốt là cả một quá trình cố gắng của
phòng lãnh đạo cùng toàn thể Công ty. Vì đặc thù của lĩnh vực kinh doanh nên công
cụ quản lý, kiểm soát chi phí còn chưa sát thực tế làm giảm lợi nhuận của công ty.
Thị trường quốc tế và trong nước hiện nay có nhiều biến động. Đặc biệt khi Cộng
đồng kinh tế ASEAN thành lập, các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam từ
đó khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước .Vì vậy Công ty cần có biện pháp thích
ứng tốt hơn nữa để hội nhập và khai thác thêm thị trường mới giúp từ đó có thể duy
trì và phát triển cả trong nước và nước ngoài.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình
Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình là doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đa ngành nghề nhưng chủ yếu là Sản xuất,
kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Trải qua gần 20 năm hoạt động với sự hoàn
thiện về chất lượng, công ty đã cung cấp một lượng lớn sản phẩm của mình ra thị
trường trong cả nước góp phần đẩy mạnh sự phát triển của lĩnh vực may mặc nước ta.
Trong thời gian tới, công ty dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao uy tín hơn nữa.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần May xuất
khẩu Ninh Bình
Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình có hình thức hoạt động là: gia công, sản
xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như: quần áo bò,
quần áo sơ mi, bò dai, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

4

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

các loại ... Đặc điểm chủ yếu của Công ty là gia công các mặt hàng may mặc mang
tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản xuất sản
phẩm phải theo một trình tự nhất định là từ Mẫu - cắt - may - kiểm tra chất lượng sản
phẩm - hoàn thiện - vệ sinh sản phẩm - đóng gói - nhập kho.
Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình từ ngày thành lập tới nay trải qua gần
20 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất
lượng sản phẩm và đã tự khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thị trường
bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp
lý. Cùng với sự linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập
nhanh vào sự phát triển kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động sản xuất
và kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tăng tài sản và thu
nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong
toàn bộ công ty.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần May xuất
khẩu Ninh Bình
Ngành nghề sản xuất, gia công và kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất, gia
công may mặc.
Có thể khái quát sơ đồ quá trình SXKD của Công ty như sau:
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty:

Tổ chức sản xuất
PX Sản xuất

Chuẩn bị

Chuẩn bị

Chuẩn bị

vật tư

KTCN

Chuẩn
bị NVL

Kiểm
Tra
trước
khi đưa
vào SX

Chuẩn
bị
mẫu

Cắt

KCS


May

Hoàn
thiện
SP

Đóng
Gói
SP

Máy
móc

Chuẩn
bị

Quy trình
Sx mặt
hàng

công
nghệ

1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH
Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình tổ chức bộ máy quản lý công ty theo mô
hình trực tuyến tham mưu. Toàn thể bộ máy hành chính quản lý của Công ty được thể
hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

5

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó GĐ Nội
chính

Văn phòng

Đời
sống

Hành
chính

Phó GĐ
Sản xuất

TC - KT


Chế
độ
chính
sách

KH
thị
trườn
g

Kỹ
thuật

Thêu


nghiệp
1


nghiệp
2


nghiệp
3

Cắt

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý cũng như các
phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Nhà nước, cấp trên và toàn thể cán
bộ công nhân viên trong Công ty. Là người trực tiếp ký nhận vốn kể cả công nợ, phải
thu, phải trả trong bảng cân đối kế toán và là người trực tiếp xây dựng kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn, đầu tư KHKT và đổi mới của Công ty báo cáo với Tổng Công ty.
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành Công ty dưới sự uỷ quyền của Giám
đốc.
- Phó Giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý điều hành quá trình sản xuất, chỉ
đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại phân xưởng.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, an toàn lao động công
nghiệp và chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước phục vụ cho sản
xuất và chỉ đạo việc xây dựng các quy định mức vật tư và xây dựng cơ bản.
- Trưởng các phòng ban: Nhiệm vụ giúp Giám đốc nắm tình hình hoạt động cụ
thể từng mặt, từng khâu được phân công.
- Chức năng và nhiệm vụ của các phân xưởng: Mỗi phân xưởng là một đơn vị
hành chính thuộc Công ty, tiến hành mọi hoạt động trên cơ sở hạch toán theo nhiệm
vụ, kế hoạch của Công ty giao cho.

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

6

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NINH BÌNH
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội
bộ của một doanh nghiệp. Chất lượng, trình độ của đội ngũ kế toán cũng như một cơ
cấu tổ chức bộ máy kế toán hợp lý sẽ góp phần không nhỏ làm giảm rủi ro kiểm soát,
làm tăng độ tin cậy của thông tin kế toán nói chung và của báo cáo tài chính nói
riêng.
Chức năng của bộ máy kế toán:
Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh
hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác
nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành
dạng cô đọng và hữu dụng.
Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu
cầu của người ra các quyết định.
Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông
tin và giải thích các thông tin kế toán cần thiết, đưa ra những định hướng tài chính
cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt của nhà quản trị.
Tổ chức bộ máy kế toán trước hết phải xác định số lượng nhân viên kế toán,
nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng
ban có liên quan khác trong công ty.
Tổ chức hạch toán phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu , phân công trách nhiệm hợp
lý , khoa học. Áp dụng phương pháp hạch toán phù hợp, nhằm quản lý chặt chẽ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như đặc điểm của
kế toán phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý Công ty tổ chức công tác kế toán
theo mô hình tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán tài chính được
thực hiện tại phòng kế toán, tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng

mà chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ thu thập tài kiệu, ghi chép vào sổ sách sau đó
chuyển các chứng từ, báo cáo về phòng kế toán để thực hiện công tác kế toán cho
toàn Công ty.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.
Kế toán trưởng

Kế toán HTK,
TSCĐ

Kế toán thanh
toán, tiền lương

Kế toán tiền mặt,
bán hàng

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

Kế toán
tổng hợp

Thủ quỹ

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

7

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


- Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi
chép, bảo quản hồ sơ tài liệu, kiểm tra tình hình bảo quản, giữ gìn và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, phân tích
các chỉ tiêu tài chính giúp Giám đốc trong việc lực chọn các phương án, ra các quyết
định sản xuất kinh doanh đúng đắn.
- Kế toán tiền mặt, bán hàng: Ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ tiêu
thụ hàng hóa. Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các khoản công nợ phải
thu của khách hàng. Thu nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ tài liệu Theo dõi các
khoản thu, chi hàng ngày của Công ty và phản ánh vào Nhật ký- Chứng từ, sổ chi tiết
TK... Theo dõi các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên đi mua hàng. Cuối
tháng đối chiếu sổ tiền mặt thủ quỹ để xác định tồn thực tế.
- Kế toán thanh toán, tiền lương: Kiểm duyệt chứng từ tài liệu đồng thời theo dõi
tình hình công nợ của Công ty. Là người đại diện trực tiếp cho Công ty trong việc
giao dịch với Ngân hàng để mở tài khoản hay thanh toán với khách hàng qua Ngân
hàng, lập bảng chấm công, bảng thanh toán lương,…và thanh toán lương cho người
lao động.
- Kế toán tổng hợp: Thu nhận, kiểm tra chứng từ gốc, định khoản, có trách nhiệm
tập hợp chi phí và tính giá thành.
- Kế toán HTK, tài sản cố định: Theo dõi tài sản hạch toán cá nghiệp vụ phát sinh
tăng , giảm tài sản, sửa chữa, khấu hao... tài sản cố định của Công ty. Theo dõi sự
biến động của các loại NVL, CCDC về giá cả, khả năng cung cấp... định kỳ tiến
hành kiểm kê số vật tư tồn kho thực tế cùng với thống kê và thủ kho.
- Thủ quỹ thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ thu chi, cập nhật hàng ngày để
lập sổ quỹ.
Trong nội bộ bộ máy kế toán của Công ty, các kế toán phải có trách nhiệm quản
lý, phản ánh thông tin kế toán, thực hiện kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối
tượng. Kế toán thực hiện nhiệm vụ từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới các giai đoạn
tiếp theo như ghi sổ, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế... tới lập các báo
cáo tài chính.

Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng, ban chức năng của Công ty
Đặt trong mối quan hệ chung với các bộ phận khác trong Công ty, phòng kế toán
có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban và bộ phận khác:
- Với cấp trên: Phòng kế toán công ty có tư cách là một bộ phận tham mưu về tài
chính kế toán cho công ty, chịu trách nhiệm thuyết trình các báo cáo tài chính trước
cơ quan tài chính cấp trên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty về mọi mặt
công tác của phòng.
- Với các phòng ban: Phối hợp và theo dõi thực hiện các nghiệp vụ thu - chi các
hoạt động của các phòng ban khác, phối hợp tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí.
+ Phòng kế hoạch: Phòng kế toán cấp cho phòng kế hoạch các báo cáo thống
kê, báo cáo kế toán, báo cáo kế hoạch tài chính định kỳ hay đột xuất theo yêu cầu của
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

8

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng kê hoach công ty. Ngược lại Phòng kế hoach công ty cũng cung cấpcho phòng kế
toán các tài liệu: các văn bản kế hoạch sản xuất- kinh doanh- kỹ thuật- đời sống xã hội,
các văn bản kế hoạch giá thành, giá bán từng tháng- quý- năm của công ty; các loại hợp
đồng, thanh lý hợp đồng, các loại dự toán công trình Xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn,sửa
chữa thường xuyên, sản xuất phụ khác
+ Đối với phòng Tổ chức hành chính: Phòng kế toán cung cấp cho phòng Tổ
chức hành chính các số liệu về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty, biếu
quyết toán các công trình. Bên cạnh đó Phòng tố chức hành chính cung cấp cho Phòng

kế toán các văn bản liên quan đến lao động, quỹ lương, ăn ca, đào tạo, các chế độ với
người lao động và các báo cáo khác có liên quan đến công tác kế toán khi phòng kế toán
yêu cầu
+ Đối với phòng Kỹ thuật, vật tư, thiết bị: Phòng kế toán cung cấp cho bộ
phận kỹ thuật các tài liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu.
Phòng Kỹ thuật cũng cung cấp cho phòng Kế toán toàn bộ tài liệu, số liệu liên quan đến
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật,các phương án, biện pháp kỹ thuật của đơn đặt hàng. Phòng
kế toán cung cấp cho Phòng vật tư báo cáo tổng hợp số lượng vật tư tồn kho theo tháng
của công ty và phòng vật tư cung cấp cho phòng Kế toán các kế hoạch, đơn đặt hàng,
nhu cầu thu mua vật tư tháng, quý, năm; báo cáo quyết toán các loại vật tư xuất kho sử
dụng hang tháng.
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT
KHẨU NINH BÌNH
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty như sau:
 Chế độ kế toán áp dụng : Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm
2006 nay được thay thế bởi Thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ trưởng BTC, hệ
thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan
của Bộ Tài chính.


Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.



Nguyên tắc ghi nhận Hàng tồn kho : ghi nhận theo giá gốc.




Phương pháp tính giá trị thành phẩm, hàng hóa xuất kho: Phương pháp đích danh.

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định theo nguyên giá

 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.


Công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.



Niên độ kế toán là 1 năm từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch



Đơn vị tiền tệ sử dụng trong Công ty là Việt Nam đồng.



Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng : “Nhật ký chung”

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

9

Lớp: CQ50/21.02


Bỏo cỏo thc tp tt nghip


2.2.1

T chc vn dng hỡnh thc k toỏn phự hp

Hỡnh thc k toỏn l h thng s k toỏn s dng ghi chộp, h thng húa v
tng hp s liu t chng t gc theo mt trỡnh t v phng phỏp ghi chộp nht
nh.
Hỡnh thc k toỏn m Cụng ty CP may xut khu Ninh Bỡnh ang ỏp dng l hỡnh
thc Nht ký chung. Hng ngy hoc nh k, k toỏn cn c vo chng t gc phỏt
sinh sau khi ó kim kờ tớnh xỏc, hp lý, hp lý, hp l cỏc nghip v kinh t phỏt
sinh c ghi chộp theo trỡnh t thi gian v theo h thng k toỏn.
Vic ghi chộp ti phũng k toỏn c thc hin chi tit trờn tng phn hnh k
toỏn vi cỏc mu s ó c ng ký theo ỳng mu s do B ti chớnh quy nh: S
qu, Bng cõn i s phỏt sinh cỏc ti khon, cỏc loi s, th chi tit, bỏo cỏo tng
hp nhp xut tn, bỏo cỏo tn kho....
Trỡnh t ghi chộp theo hỡnh thc Nht ký chung c th hin qua s sau:
S 2.2.1. S ghi chộp theo hỡnh thc Nht ký chung.
Chứng từ k
toỏn

Nhật ký
đặc biệt

Sổ NKC

Sổ chi
tiết

Sổ cái


Bảng
tổng hợp

Bảng
CĐSPS
Báo cáo kế toán

Ghi chú:

Ghi cuối kỳ
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra

- Theo hỡnh thc k toỏn Nht ký chung, hng ngy k toỏn cn c vo cỏc chng
t k toỏn ó c kim tra trc ht ghi nghip v vo s Nht ký chung, sau ú cn
c s liu ó ghi trờn s Nht ký chung ghi vo S Cỏi theo cỏc ti khon k toỏn
phự hp. Nu n v cú m s, th k toỏn chi tit thỡ ng thi vi vic ghi s Nht
ký chung cỏc nghip v phỏt sinh c ghi vo cỏc s, th k toỏn chi tit liờn quan.
GVHD: GS.TS Trng Th Thy

SVTH: Nguyn Th Thựy Linh

10

Lp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp
từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái,
sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ
Nhật ký đặc biệt( nếu có).
- Cuối tháng, quý, năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau
khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi
tiết( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung ( hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng
lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.2

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán được dùng để chứng minh tính hợp pháp của việc hình
thành các nghiệp vụ kinh tế của công ty, phản ánh kịp thời trạng thái và sự biến động
của đối tượng hạch toán đồng thời là căn cứ ghi sổ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức ở công ty theo hệ thống chứng từ kế toán
bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn giúp cho phòng giám đốc hiểu rõ
hơn về tình hình tài chính của công ty.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho công ty gồm:
* Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 4 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán tiền
lương,….
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho,....

+ Chỉ tiêu bán hàng: Hợp đồng bán hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất
kho, biên bản bàn giao hàng hoá…
+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán, sổ
quỹ, séc, uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ…
+ Chỉ tiêu TSCĐ: Biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê, hoá đơn mua bán
TSCĐ, hợp đồng mua bán TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, các thẻ TSCĐ, biên bản
thanh lý TSCĐ.
* Quy định về lập chứng từ:
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Doanh
nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho mỗi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng,
trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

11

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với
số tiền viết bằng số.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với
chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội
dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt
phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể
viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các

liên chứng từ.
- Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới
có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi
hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế
toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một
người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp
không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
*Tổ chức, tiếp nhận, lập và luân chuyển chứng từ.
Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều
phải tập trung vào bộ phận kế toán Công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ
kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới
dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán sau khi được chuyển về phòng kế toán sẽ được chuyển cho kế
toán các phần hành cụ thể trong phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:


Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.

 Kế toán tổng hợp kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc doanh
nghiệp ký duyệt.


Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.



Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

* Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế
độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với người có
thẩm quyền để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm
căn cứ ghi sổ.
2.2.3

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

12

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ
thống chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh
Bình được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán công ty hiện hành được
quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 nay được
thay thế bởi Thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ trưởng BTC.
Cách thức mở tài khoản chi tiết với các đối tượng:

-Tài khoản doanh thu: được theo dõi chi tiết theo từng nội dung ( Doanh thu bán hàng
hóa, doanh thu bán các thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ...), với từng loại tài
khoản đó lại có những tài khoản chi tiết theo từng xí nghiệp.
-Tài khoản chi phí: được theo dõi tương tự như doanh thu (ban đầu là theo từng nội
dung sau đó là đi vào chi phí của từng PX).
-Tài khoản tiền mặt: được chi tiết thành tiền VNĐ và ngoại tệ, Tiền VNĐ lại được chi
tiết theo từng bộ phận quản lý.
-Tài khoản tiền gửi ngân hàng: tương tự tiền mặt. Các loại tiền được chi tiết theo từng
ngân hàng và từng loại tiền gửi.
- Tài khoản hàng tồn kho: được mở rất chi tiết, ví dụ như TK 154 (Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang) mở theo từng loại sản phẩm tại từng phân xưởng.
2.2.4 Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu
và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
Căn cứ vào số liệu của các hóa đơn, chứng từ kế toán tiến hành xử lý, tổng hợp,
lập các báo cáo kế toán cuối kỳ. Tại Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình hệ
thống báo cáo gồm: Báo cáo quản trị và báo cáo tài chính.
- Hệ thống báo cáo quản trị: Là báo cáo phục vụ cho mục đích quản lý của công
ty và chỉ lưu hành nội bộ của Công ty. Hệ thống này bao gồm những báo cáo sau:
+ Báo cáo doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
+ Báo cáo tình hình nhập hàng
+ Báo cáo tình hình xuất hàng
+ Báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí khác bằng tiền.
+ Bảng kê chứng từ dịch vụ, hàng hóa bán ra
+ Bảng kê chứng từ dịch vụ, hàng hóa mua vào.
+ Các loại báo cáo khác.

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

13

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Hệ thống báo cáo tài chính: Đây là những báo cáo do chế độ quy định bắt buộc
đối với mọi loại hình doanh nghiệp, là yêu cầu của các đối tượng bên ngoài quan tâm
đến doanh nghiệp. Tại công ty kế toán tiến hành lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo
Thông tư 200 ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm các biểu mẫu
sau:
+ Bảng cân đối kế toán ( mẫu B01 - DN).
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( mẫu B02 - DN).
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu B03 - DN).
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu B09 - DN).
Tất cả các báo cáo này do các nhân viên trong Phòng tài chính hỗ trợ cho kế toán
tổng hợp lập báo cáo. Sau khi lập xong sẽ được Kế toán trưởng rà soát và xem xét đã
lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không.
Tất cả các báo cáo này đều được lập theo đúng quy định về nội dung, cách thức,
biểu mẫu, thời gian, số lượng.
2.2.5

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Công tác kiểm tra kế toán ở Công ty được tiến hành theo những nội dung sau:
- Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán
đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý tài chính, chế độ, thể lệ kế

toán.
- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong Công ty, việc thực hiện
trách nhiệm, quyền hạn của kế toán trưởng, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối
quan hệ công tác giữa bộ phận kế toán và các bộ phận quản lý chức năng khác trong
Công ty,...
2.2.6

Tổ chức vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán

Công ty Cổ phần May xuất khẩu Ninh Bình áp dụng hình thức tổ chức công tác
kế toán tập trung.
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.1

Kế toán vốn bằng tiền

- Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng
trong các quan hệ thanh toán.
- Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền:
+ Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của
từng loại vốn bằng tiền, kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn
bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng
tham ô và lợi dụng.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

14


Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện kế toán thu chi các loại vốn
bằng tiền, kiểm tra việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn bằng tiền, đảm
bảo chi tiêu tiết kiệm và có hiệu quả cao.
- Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân hàng và
tiền đang chuyển.
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng.
2.3.1.1

Kế toán tiền mặt

- Khái niệm: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của Công ty. Để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục thì tại đơn vị
luôn có một lượng tiền mặt nhất định, do đặc điểm của tiền mặt là luôn chứa đựng
những rủi ro cao, chi phí cơ hội lớn, do đó luôn phải tính toán định mức tồn quỹ sao cho
hợp lý, mức tồn quỹ phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình kinh doanh cũng như
kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể.
- Thủ quỹ là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ,do những đặc điểm nêu trên
thủ quỹ phải chịu trách nhiệm về các khoản thu chi về tiền mặt,đảm bảo nguyên tắc bất
kiêm nhiệm , thủ quỹ không được tham gia vào công tác kế toán , không được trực tiếp
mua bán hàng hóa, nguyên liệu.
- Tài khoản sử dụng: 111 : Tiền mặt. TK này được mở chi tiết theo từng loại tiền mặt
tồn quỹ như 111.1: Tiền mặt VNĐ, 111.2 Ngoại tệ. TK 111.2 lại được mở chi tiết theo
từng loại ngoại tệ.
- Chứng từ, sổ kế toán sử dụng



Phiếu thu, Phiếu chi

 Sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền


Sổ cái TK111; Sổ Nhật ký chung

GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

15

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán,
Biên lai thu tiền, Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt,...
Chứng từ sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ được phản ánh vào các
sổ kế toán có liên quan.
Sơ đồ 2.3.1.1- Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt
Người thực hiện

Lưu đồ quá trình

Mô tả


Cụ thể hóa quy trình:
(1) Khi có nhu cầu ứng tiền hoặc thanh toán tiền, khách hàng /nhân viên viết giấy
đề nghị ứng tiền, thanh toán kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán thanh toán.
Khách hàng, nhân viên
có nhu cầu thanh toán
tạm ứng

Kế toán thanh toán
Kê toán trưởng, Giám
đốc
Kế toán thanh toán

Giấy đề nghị thanh
toán, tạm ứng (kèm
chứng từ gốc)

Kiểm tra chứng từ
Ký duyệt

Lập phiếu chi

(1)

(2)
(3)

(4)

Kế toán trưởng, Giám
đốc


Ký phiếu chi

(5)

Thủ quỹ, người nộp
tiền

Giao nhận tiền

(6)

Kế toán thanh toán

Ghi sổ kế toán

(7)

Bộ phận kế toán liên
quan

Ghi sổ kế toán
liên quan

(8)

Kế toán thanh toán

Lưu chứng từ


(9)

(2) Nhận được bộ chứng từ, kế toán thanh toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, tính
trung thực của bộ chứng từ.
(3) Sau đó chuyển trưởng phòng tài chính kế toán, giám đốc ký duyệt. Đối với
những khoản chi nhỏ như tiền làm đêm công nhân, tiền ăn công nhân thì kế toán
thanh toán tự cân đối.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

16

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(4) Giấy đề nghị sau khi được duyệt kế toán thanh toán lập phiếu chi tiền 3 liên.
(5) Trình giám đốc, kế toán trưởng ký phiếu chi.
(6) Sau đó chuyển thủ quỹ tiến hành chi tiền cho khách hàng, nhân viên công ty.
Thủ quỹ chi tiền yêu cầu người nhận tiền phải ghi số tiền bằng chữ, ngày tháng và ký,
ghi rõ họ tên vào vị trí người nhận tiền vào 3 liên phiếu chi. Thủ quỹ ký xác nhận đã
chi tiền vào vị trí thủ quỹ trên tờ phiếu chi, chuyển liên 3 cho người nộp tiền giữ, thủ
quỹ tiến hành ghi sổ quỹ sau đó tập hợp cuối ngày chuyển trả liên 1 cho kế toán thanh
toán.
(7) Cuối ngày kế toán tiền mặt kiểm tra đối chiếu và ký xác nhận với thủ quỹ, kế
toán tiền mặt ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt, nhật ký chi tiền, sổ Nhật ký chung rồi
chuyển cho các bộ phận liên quan ghi sổ kế toán liên quan.
(8) Kế toán tiền mặt chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán liên quan để tiến hành

ghi sổ kế toán liên quan.
(9) Chứng từ được chuyển cho kế toán tiền mặt lưu theo thời hạn quy định.
Sơ đồ 2.3.1.2 - Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt
Người thực hiện

Lưu đồ quá trình

Mô tả

Khách hàng, nhân viên
có nhu cầu nộp tiền

Kế toán tiền mặt lập
phiếu thu

(1)

Trưởng phòng TC-KT,
Kế toán trưởng

Ký duyệt

(2)

Thủ quỹ, người nộp
tiền

Giao nhận tiền

Kế toán tiền mặt


Ghi sổ kế toán

(4)

Ghi sổ kế toán liên
quan

(5)

Lưu chứng từ

(6)

Bộ phận kế toán liên
quan
Kế toán tiền mặt

(3)

Cụ thể hóa quy trình:
(1) Khi khách hàng, nhân viên có nhu cầu nộp tiền kế toán tiền mặt lập phiếu thu làm
3 liên.
(2) Chuyển phiếu thu cho Kế toán trưởng, trưởng phòng TC-KT ký duyệt.
(3) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu, giao cho người nộp tiền liên 3,tiến
hành ghi sổ quỹ, chuyển liên 1 và liên 2 cho kế toán tiền mặt.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


17

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(4) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán chi tiết tiền mặt, Nhật ký thu tiền, sổ Nhật ký
chung, lưu liên 1.
(5) Kế toán tiền mặt chuyển liên 2 cho bộ phận liên quan ghi sổ kế toán liên quan.
(6) Chứng từ được chuyển cho kế toán tiền mặt lưu theo thời hạn quy định, định kỳ
5 ngày Giám đốc sẽ kiểm tra.
Hạch toán: Kế toán thu tiền mặt : Nợ TK 111,112 :
Có TK 131 ( TK 141, TK 711…)
Kế toán chi tiền mặt : Nợ TK 331, TK 156, TK 157,…
Có TK 111 ,112

Đơn vị: Công ty CP
May xuất khẩu NB
Địa chỉ: Ninh Bình

Mẫu số 02 - TT
(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)

PHIẾU THU
Ngày 26 tháng 10 năm 2015

Quyển số:
Số: 101


GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

18

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nợ: TK 111
Có: TK 112.1

Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Minh
Địa chỉ: Công ty CP May xuất khẩu Ninh Bình
Lý do nộp: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
Số tiền: 3.150.000.000 đ (Viết bằng chữ): Ba tỷ một trăm năm mươi triệu đồng chẵn
Kèm theo: 01 Chứng từ gốc
Giám đốc

Kế toán trưởng

Người nộp
tiền

Người lập
phiếu

(Ký, họ tên, đóng

dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Ngày tháng năm 2015
Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Ba tỷ một trăm năm mươi triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):............................................................................................
+ Số tiền quy đổi:...........................................................................................................................
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

2.3.1.2

Kế toán tiền gửi ngân hàng

- Khái niệm: Tiền gửi là số tiền mà Công ty gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước
hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá
quý… Đối với từng khoản tiền gửi ngân hàng, kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết tạo
điều kiện cho công tác kiểm tra,đối chiếu, theo dõi. Khi có sự chênh lệch giữa số liệu
kế toán của đơn vị với ngân hàng thì phải ghi nhận theo chứng từ của ngân hàng, số
chênh lệch được theo dõi riêng trên tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông
báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại.
- Tài khoản sử dụng: TK 112: Tiền gửi ngân hàng, được chi tiết cho các ngân hàng

mà Công ty mở tài khoản.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

19

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Giấy báo nợ, Giấy báo có
 Bảng sao kê của ngân hàng
 Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu
- Các sổ kế toán liên quan:
 Nhật ký chung, sổ tiền gửi ngân hàng
 Sổ cái tài khoản 112
 Sổ chi tiết TK 112
Quy trình luân chuyển chung của các loại chứng từ do ngân hàng gửi đến như
giấy báo nợ, giấy báo có: Khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán
phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo, ghi sổ kế toán chi tiết
tiền gửi, nhật ký chung,... Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn
vị với ngân hàng thì vẫn ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo
dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối
chiếu xác minh lại.

Sơ đồ 2.3.1.2: Quy trình ghi sổ
Phiếu thu, chi, Giấy

báo nợ, báo có

Nhật ký thu tiền,
Nhật ký chi tiền

Nhật ký chung

Sổ cái
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

Sổ chi tiết TK
111, 112

Bảng tổng
hợp chi tiết
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

20

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính

Ghi chú:

- Ghi hàng ngày:

- Ghi cuối tháng:
- Đối chiếu, kiểm tra:

2.3.2 Kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ
- Khái niệm:
- Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ
về giá trị và thời gian sử dụng.
- Nhiệm vụ kế toán Nguyên vật liệu:
+ Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến động của
các loại vật tư về cả giá trị và hiện vật; tính toán chính xác giá gốc của từng loại
NVL, CCDC nhập, xuất, tồn kho; đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin
phục vụ yêu cầu quản lý.
+ Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữu, bảo quản, sử
dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nguyên vật liệu được tập hợp cho từng loại sản phẩm.
- Nguyên vật liệu tại Công ty bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về phụ liệu
(nút, chỉ, dây kéo, kim…), phụ tùng sản xuất.
+ Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm chi phí công cụ dụng cụ (bàn làm việc, ghế
ngồi,…) bao bì luân chuyển (băng keo, thùng, dây đai,…).
+ Các thiết bị sử dụng trong phân xưởng : Máy vẽ, máy kiểm tra lỗi vải dệt kim,
dệt thoi, máy trải vải tự động, máy cắt vải tự động, máy cắt vòng, máy cắt tròn, máy
ép keo, ép nhiệt, ép thẳng, máy may 1 kim, máy hút chỉ…
- Giá trị NVL xuất kho được tính theo phương pháp đích danh.
- Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Kế toán chi tiết NVL, CCDC: Công ty hạch toán chi tiết Nguyên liệu, vật liệu,
CCDC theo phương pháp mở thẻ song song.


Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK nhập
trong kỳ - trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

21

Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3.2.1. Chứng từ, sổ kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ.
- Bảng kê mua hàng, biên bản kiểm kê, Hóa đơn GTGT đầu vào.
- Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC tại nơi sử dụng,…
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng
TK 152: “Nguyên vật liệu”
TK 153: “Công cụ dụng cụ”
TK133: “Thuế VAT đầu vào được khấu trừ”
TK 331: “Phải trả nhà cung cấp”
2.3.2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Quy trình nhập kho
1. Có bảng kê nhập vật tư ( nguyên vật liệu) của cán bộ mua hàng, hóa đơn GTGT
( nếu có), đề nghị nhập ( báo cáo sản lượng tổ trưởng), Biên bản hàng trả lại ( nếu là
hàng trả lại)
2.


Thủ kho, KCS, bảo vệ kiểm tra số lượng, giá trị tiến hành ký vào phiếu nhập kho

3. Tiến hành đưa hàng vào kho quản lý, sắp xếp hàng theo thứ tự đã định, có ghi tên
hàng, ngày tháng nhập lên trên nhãn sản phẩm.
4. Chuyển phiếu nhập kho cho kế toán ( tập hợp chứng từ cho kế toán bàn giao lúc 4h
chiều cùng ngày )
5. Kế toán căn cứ vào, hóa đơn GTGT đầu vào, phiếu nhập có đầy đủ chữ ký ( thủ
kho, người nhập hàng, KCS hoặc bảo vệ ) vào Sổ kế toán liên quan.
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 131
Quy trình xuất kho
1. Căn cứ vào đề nghị xuất kho có chữ ký người đề nghị và trưởng phòng kinh doanh
or giám đốc ( người có thẩm quyền ), hợp đồng kinh tế, …
2. Thủ kho tiến hành xuất kho theo đề nghị giao cho đối tượng vận chuyển ( lái xe,
hoặc khách hàng ) có tham gia của KCS, bảo vệ xác định chủng loại hàng và số lượng
hàng được giao
3. Giao hàng theo phiếu xuất kho, lập phiếu xuất có đầy đủ chữ ký : thủ kho, người
nhận hàng, kcs, hoặc bảo vệ, thủ trưởng đơn vị ( xuất hàng ra ngoài công ty)
4. Chuyển phiếu xuất kho cho kế toán ( tập hợp chứng từ cho kế toán bàn giao lúc 4h
chiều cùng ngày )
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

22

Lớp: CQ50/21.02



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5. Kế toán căn cứ và phiếu xuất kho ghi vào các sổ kế toán liên quan và tiến hành xuất
hóa đơn GTGT cho khách hàng theo phiếu xuất , gửi hóa đơn cho khách hàng.
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 242
Có TK 152, 153
Sơ đồ 2.3.2.1 - Quy trình luân chuyển chứng từ mua, nhập nguyên vật liệu
Người thực hiện

Lưu đồ quá trình

Mô tả

Phòng kế hoạchthị trường

Kế hoạch nhập hàng

(1)

Kế toán NVL

Kiểm tra hàng tồn, giá
nhập

(2)

Kế toán trưởng

Ký kiểm soát


(3)

Duyệt nhập

(4)

Giao dịch với người bán

(5)

Giám đốc
Kế toán NVL
Kế toán NVL, thủ
kho, trực cân điện
tử, KCS
Kế toán NVL

Nhập hàng vào kho

(6)

Lập phiếu nhập kho

(7)

Ký duyệt

(8)

Ghi sổ kế toán


(9)

Kế toán trưởng,
Giám đốc
Kế toán NVL
Kế toán bộ phận
liên quan
Kế toán NVL

Ghi sổ kế toán liên
quan
Lưu chứng từ

(10)
(11)

(1) Căn cứ vào tình hình tồn kho sản phẩm đầu kỳ, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kế
hoạch dự trữ sản phẩm, phòng kế toán thị trường sẽ tính toán khối lượng mỗi loại sản
phẩm cần sản xuất. Đồng thời căn cứ vào tài liệu kỹ thuật về định mức hao phí vật
liệu do phòng kỹ thuật chuyển tới, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch thu mua vật tư và
trình ban Giám đốc phê duyệt.
(2) Kế toán NVL kiểm tra hàng tồn, giá nhập.
(3) Sau đó đưa kế hoạch trình kế toán trưởng.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

23


Lớp: CQ50/21.02


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(4) Sau đó trình kế hoạch cho Giám đốc ký duyệt.
(5)Kế toán NVL tiến hành giao dịch với người bán.
(6)Tiến hành nhập kho:
 Khi hàng đến cổng xí nghiệp, KT NVL báo thủ kho NVL, nhân viên trực cân điện
tử, KCS tham gia kiểm tra nhập hàng. Nếu hàng nhập trong giờ hành chính thì bắt
buộc phải có đủ các thành phần sau tham gia nhập hàng: Thủ kho NVL, Kế toán liên
quan, Nhân viên trực cân điện tử, KCS. Nếu ngoài giờ thì có thể chỉ là thủ kho, nhân
viên trực cân, bảo vệ. Thủ kho có trách nhiệm kiểm đếm số lượng, chủng loại và chất
lượng NVL. Kế toán NVL có trách nhiệm giám sát việc nhập hàng, đối chiếu với kế
hoạch nhập đã được duyệt..
 Trường hợp người bán giao hàng tại xí nghiệp: Khi hàng đến cổng nhà máy, KT
NVL báo thủ kho NVL, nhân viên trực cân điện tử, KCS tham gia kiểm tra nhập
hàng. Nếu hàng nhập trong giờ hành chính thì bắt buộc phải có đủ các thành phần sau
tham gia nhập hàng: Thủ kho NVL, Kế toán tổng hợp, KCS, Nhân viên trực cân điện
tử. Nếu ngoài giờ thì có thể chỉ là thủ kho, nhân viên trực cân, bảo vệ.Thủ kho có
trách nhiệm kiểm đếm số lượng, chủng loại và chất lượng NVL. Kế toán tổng hợp có
trách nhiệm giám sát việc nhập hàng, đối chiếu với kế hoạch nhập đã được duyệt.


Trường hợp người bán giao hàng tại kho bán:

• Kế toán NVL báo lái xe về địa điểm, số lượng, chủng loại, phương thức giao
nhận, thanh toán hàng và yêu cầu lái xe đi nhận hàng theo đúng kế hoạch.
• Khi hàng đến cổng xí nghiệp, lái xe báo kế toán quản trị, thủ kho NVL, nhân viên
trực cân điện tử tham gia kiểm tra nhập hàng. Nếu hàng nhập trong giờ hành chính thì

bắt buộc phải có đủ các thành phần sau tham gia nhập hàng: Thủ kho, Kế toán tổng
hợp, Nhân viên trực cân điện tử, Lái xe.Nếu ngoài giờ thì có thể chỉ là thủ kho, nhân
viên trực cân, bảo vệ, lái xe.


Thủ kho có trách nhiệm kiểm đếm số lượng, chủng loại và chất lượng NVL.

• Kế toán tổng hợp có trách nhiệm giám sát việc nhập hàng, đối chiếu với kế hoạch
nhập đã được duyệt.
(7) Kế toán NVL sau khi kiểm tra hàng lập phiếu nhập kho làm 2 liên chuyển cho thủ
kho. Sau khi nhận đủ hàng thủ kho ký phiếu nhập và chuyển trả lại kế toán NVL 1
liên (còn 1 liên thủ kho giữ lại để cuối ngày đối chiếu với kế toán NVL). Nếu thanh
toán ngay theo quy trình chi tiền mặt.
(8) Kế toán NVL trình phiếu nhập kho cho Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt.
(9) Sau đó kế toán NVL ghi sổ kế toán.
(10) Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán có liên quan ghi sổ kế toán liên quan.
(11) Kế toán NVL lưu chứng từ tại nơi quy định.
GVHD: GS.TS Trương Thị Thủy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh

24

Lớp: CQ50/21.02


×