Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BAY (FTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.68 KB, 49 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
******

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP VIÊN
HÀNG KHÔNG CỦA VIETNAM AIRLINES
TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BAY FTC
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. HOÀNG THỊ KIM THOA

NGUYỄN HỮU HOÀNG OANH
Lớp:

QTDL2-K10

Mã số SV: 1651010427

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc
đến Cô Th.s Hoàng Thị Kim Thoa, người đã đóng góp ý kiến và nhiệt tình hướng dẫn
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, để tôi có định hướng
đúng đề tài và hoàn thành bài báo cáo.


Xin gửi lời đến Thầy Cô Học viện Hàng không Việt Nam, đặc biệt là quý Thầy
Cô khoa Vận tải hàng không đã tận tình giảng dạy và truyền đạt lại những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm huấn luyện bay
(FTC) – Vietnam Airlines đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và nghiên cứu đề tài
tại Quý đơn vị cùng toàn thể các anh/ chị phòng Quản lý đào tạo và Khoa Huấn luyện
tiếp viên tại trung tâm đã giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong việc nghiên cứu và
đưa ra những lời khuyên bổ ích và chuyên môn trong quá trình tìm hiểu về đề tài của
mình.
Xin chân thành cảm ơn!

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng bài báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực. Các dữ liệu lấy từ
nguồn khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Ngày… tháng … năm 2020
Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

3


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ngày… tháng … năm 2020
Trưởng Bộ phận
(Ký tên và đóng dấu)

4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………............
Ngày … tháng … năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ sở hạ tầng Trung tâm Huấn luyện bay……………………………………12
Bảng 2: GV FTC phân theo chuyên môn……………………………………………...14

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh FTC năm 2019……………………………….16
Bảng 4: Kết quả hoạt động huấn luyện định kỳ an toàn bay năm 2019….…………...28

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

1:

Logo

Trung

tâm

Huấn

luyện

bay

(FTC)

……………………………………….7
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Huấn luyện bay (FTC)……………………………10
Sơ đồ 2: Sơ đồ luân chuyển giáo viên các đơn vị phục vụ công tác đào tạo tại FTC…37
Biểu đồ 1: Số lượng tiếp viên VNA được huấn luyện năm 2019……………………..26


8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TVHK

Tiếp viên hàng không

TV

Tiếp viên

TVT

Tiếp viên trưởng

TVP

Tiếp viên phó

TTHLB

Trung tâm huấn luyện bay

TT ĐHKTB

Trung tâm điều hành khai thác bay

VNA


Vietnam Airlines

FTC

Flight Training Center

ATO

Tổ chức huấn luyện hàng không

HKVN

Hàng không Việt Nam

SIM

Buồng máy mô phỏng

FOM

Hướng dẫn khai thác bay

VAR

Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng
lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay

A330


Airbus 330

A350

Airbus 350

B787

Boeing 787

LỜI MỞ ĐẦU

9


1. Lý do chọn đề tài
Ngành hàng không là ngành dịch vụ luôn dẫn đầu về sự hấp dẫn. Chính vì
vậy, trong những năm gần đây, sự ra đời của một số Hãng hàng không tư nhân
trong nước cũng như sự tham gia của các Hãng hàng không nước ngoài đã tạo ra
một thị trường hàng không sôi động hơn bao giờ hết.
Là một hàng hàng không quốc gia 4 sao, Vietnam Airlines phải làm gì để có
thể củng cố vị trí, ngày càng nâng cao vị thế của mình để có thể cạnh tranh với
các hãng hàng không khác? Các cuộc cạnh tranh này thể hiện trên tất cả các mặt
từ đội ngũ tàu bay, công nghệ dịch vụ mà hãng hàng không cung ứng đến chất
lượng các dịch vụ… Nhưng trên hết là các yếu tố về con người. Vì vậy, việc
quan tâm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực mà đặc biệt là đội ngũ TVHK của
Hãng là điều tất yếu mà Hãng hàng không cần phải làm. Một minh chứng điển
hình cho việc quan tâm đến con người đặc biệt là đội ngũ TVHK đang thực hiện
nhiệm vụ cho hành khách trên các chuyến bay của họ đã giúp họ tạo được lợi
thế cạnh tranh và trên hết khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường hàng

không thế giới là Singapore Airlines. Luôn có mặt trong nhóm danh sách dẫn
đầu các giải thưởng thường niên của ngành hàng không và du lịch thế giới, đó là
do hãng hàng không này luôn luôn trung thành với đặc tính thương hiệu của
mình, luôn cung cấp dịch vụ mang tính trải nghiệm và giải trí trên máy bay,
nhưng lí do quan trọng nhất mà không ai có thể phủ nhận là hình ảnh đội ngũ
tiếp viên nổi tiếng làm người ta nhớ và khắc sâu trong tâm trí mỗi khi nhắc đến
Singapore Airlines – đội ngũ những tiếp viên xinh đẹp, năng động và có trình độ
được đào tạo bài bản từ trung tâm đào tạo đã góp phần không nhỏ đưa tên tuổi
của hãng này luôn có mặt trong nhóm danh sách dẫn đầu các giải thưởng thường
niên của Skytrax World Airport Award – Giải Oscar của ngành hàng không thế
giới.
10


Do đó, đối với những hàng hàng không Quốc gia trên thế giới, TVHK không
chỉ đóng vai trò phục vụ và đảm bảo an toàn cho hành khách, mà còn là “gương
mặt” của Quốc gia trước bạn bè quốc tế, là hình ảnh đại diện hoàn hảo cho văn
hóa, Vietnam Airlines có lẽ là cái tên không hề xa lạ với hành khách “sân nhà”,
riêng với hành khách quốc tế, những “cánh sen bay” liệu có được nhớ đến như
một hình ảnh đẹp trong mắt thế giới?
Vì những lý do trên, tôi quan tâm và muốn tìm hiểu rõ hơn về công tác đào
tạo TVHK của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines – lực lượng theo tôi
là chủ chốt trong việc quyết định đến sự thành công của hãng. Do đó tôi quyết
định chọn đề tài “ Tìm hiểu về quy trình đào tạo tiếp viên hàng không của
Vietnam Airlines tại Trung tâm huấn luyện bay (FTC)” làm đề tài nghiên
cứu cho báo cáo thực tập của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.


Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo TVHKVNA tại Trung tâm Huấn luyện bay (FTC) nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho VNA.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp thu những tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại
Phòng Quản lý đào tạo Trung tâm huấn luyện bay (FTC), bài báo cáo đã tổng
hợp, hệ thống hóa quy trình đạo tạo TVHK-VNA tại FTC.
Phân tích đánh giá hiệu quả đào tạo của đơn vị thông qua các báo cáo thường
niên của VNA; đánh giá khách quan thực trạng công tác đào tạo TVHK tại FTC;
đưa ra các nhận xét về thành công, mặt hạn chế và nguyên nhân thực trạng.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

11


Đối tượng chính trong bài nghiên cứu này là công tác đào tạo đội ngũ tiếp
viên hàng không của Hãng Hàng không Vietnam Airlines.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện trong phạm vi công tác đào tạo TVHK-VNA tại Trung tâm huấn
luyện bay (FTC).
Về không gian: Được giới hạn tại phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm

Huấn luyện bay (FTC).
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu kéo dài 2 tháng, từ 03/02/2020 đến ngày
28/03/2020.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thông tin, tài liệu thu được, tiến
hành xử lý và phân tích qua số liệu báo cáo của VNA và trung tâm huấn luyện
bay FTC về công tác đào tạo tiếp viên và đánh giá của học viên TVHK.
Phương pháp quan sát trực quan và trao đổi lấy nhận xét từ các cán bộ
Phòng Quản lý đào tạo, các anh chị chuyên viên làm nhiệm vụ soạn nội dung và
tài liệu giảng dạy, các giáo viên và học viên TV tại Trung tâm.

5. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp được phân thành 3 chương với nội
dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về Trung tâm huân luyện bay (FTC).
Chương 2: Quy trình đào tạo TVHK tại Trung tâm huấn luyện bay (FTC).
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo TVHK-VNA tại FTC.

12


CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BAY
(FTC)

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Huấn luyện bay
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trung tâm Huấn luyện Bay (Flight Training Center - FTC) được thành lập

theo quyết định số Quyết định số 2175/QĐ-TCTHK ngày 10/12/1998 của Tổng
giám đốc – Tổng Công ty HKVN về việc thành lập Trung tâm Huấn luyện Bay.
Theo Quyết định số 104/QĐ-TCTHK-TCCB ngày 28/01/2011 của Chủ tịch
Hội đồng thành viên – Tổng Công ty HKVN về việc chuyển Trung tâm Huấn
luyện Bay sang Tổng Công ty HKVN theo loại hình công ty TNHH một thành
viên.
Theo Quyết định số 2119/QĐ-HĐTV/TCTHK ngày 01/11/2012 của Chủ tịch
Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Huấn luyện Bay thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; Quyết định số
1935/QĐ-HĐQT/TCTHK ngày 21/12/2015 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam – CTCP về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP – Trung tâm Huấn
luyện Bay.
Theo Quyết định số 386/QĐ-HĐTV/TCTHK ngày 18 tháng 03 năm 2014
của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc thành lập
Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- Trung tâm Huấn luyện Bay.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Chi nhánh Tổng Công ty hàng không
Việt Nam – CTCP – Trung tâm Huấn luyện Bay thay đổi lần 01 ngày
14/02/2015.
13


Theo Quyết định số 77/QĐ-HĐQT/TCTHK ngày 13 tháng 04 năm 2015 của
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam-CTCP về việc thành lập
Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP - Trung tâm Huấn
luyện Đào tạo FTC.
Theo Quyết định số 1608/QĐ-HĐQT/TCTHK ngày 15 tháng 10 năm 2015
của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP về việc phê
duyệt tổ chức Chi nhánh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP – Trung
tâm Huấn luyện Bay (trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Tổng Công ty Hàng

không Việt Nam CTCP- Trung tâm Huấn luyện Đào tạo).
1.1.2. Quá trình phát triển
Với chức năng tổ chức và huấn luyện nguồn lực khai thác bay cho Tổng
công ty Hàng không Việt Nam. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển,
cho đến nay Trung tâm đã và đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đào tạo đội
ngũ giáo viên, phi công, tiếp viên hàng không và Nhân viên khai thác bay, khai
thác và hợp tác kinh doanh buồng lái mô phỏng, tuyển sinh và tham gia quá
trình đào tạo phi công cơ bản, đào tạo cán bộ quản lý và kỹ năng mềm.
Năm 2003, Trung tâm Huấn luyện bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp
phép là một Trung tâm huấn luyện năng định loại người lái máy bay tại Việt
Nam. Cho đến nay, hàng năm Trung tâm Huấn luyện bay đã huấn luyện phi
công đáp ứng nguồn lực khai thác bay cho Tổng công ty HKVN qua từng thời
kỳ phát triển và hội nhập.
Trung tâm Huấn luyện bay được Tổng công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị huấn luyện bay chuyên dụng như Buồng lái máy bay mô
phỏng của nhà sản xuất CAE, mô hình khoang khách giả định, mô hình cửa

14


huấn luyện của các loại máy bay, các phòng học chuyên dụng và thiết bị hiện
đại khác.
Cùng với đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, hàng năm Trung
tâm huấn luyện phi công, tiếp viên… đảm bảo đáp ứng nguồn lực khai thác bay
cho Tổng công ty HKVN. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện cung cấp các dịch
vụ huấn luyện đào tạo cho các hãng hàng không trong khu vực.
Năm 2008, FTC là tổ chức đầu tiên trong lĩnh vực khai thác hàng không dân
dụng chính thức được cấp giấy “Chứng nhận cơ sở đánh giá trình độ thông thạo
tiếng Anh cho phi công”, đáp ứng các nguyên tắc về an toàn cho các chuyến bay
theo yêu cầu của hàng không Việt Nam và ICAO (Tổ chức Hàng không dân

dụng Quốc tế).
Từ đầu năm 2014, FTC đã chủ động huấn luyện nguồn nhân lực để tiếp nhận
và đưa vào khai thác thương mại hai dòng tàu bay hiện đại thế hệ mới Boeing
787-9 Dreamliner và Airbus A350-900 XWB; nâng cấp chất lượng dịch vụ 4 sao
trên các đường bay dài và ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới… Ngay trong
năm 2016, VNA đã chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4
sao của SKYTRAX. Năm 2017, VNA nhận tiếp chứng chỉ “Hãng hàng không 4
sao” 2 năm liên tiếp – SKYTRAX.
Suốt hơn 20 năm qua, Trung tâm Huấn luyện bay (FTC) - Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam (VNA) là nơi huấn luyện, đào tạo nhiều đội ngũ phi
công, tiếp viên hàng không và nhân viên khai thác bay. Hiện nay, Trung tâm đã
từng bước nâng lên tầm khu vực và đạt tiêu chuẩn huấn luyện quốc tế, là cơ sở
đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (ATO level 2), có chức
năng thực hiện đa dạng các khóa huấn luyện dành cho phi công, tiếp viên, nhân
viên điều hành khai thác bay và cán bộ quản lý. Trung tâm đã huấn luyện thành
15


công cho hàng trăm tiếp viên nước ngoài đến từ Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật, đang bay cho Vietnam Airlines, cho hàng trăm tiếp viên của các hãng
hàng không nhỏ trong khu vực đến từ Singapore, Campuchia...
Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài nhưng FTC đã có những bước phát
triển vượt bậc. Điều này đã đánh dấu một bước ngoặc cho sự nghiệp huấn luyện
đào tạo hàng không nhằm tạo nguồn nhân lực cơ bản, góp phần quan trong cho
việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch phát triển dài hơi của Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam trong thời gian tới.

1.2. Địa vị pháp lý và nhiệm vụ kinh doanh
1.2.1. Địa vị pháp lý


Hình 1: Logo Trung tâm Huấn luyện bay (FTC)
Chi nhánh Tổng công ty HKVN-CTCP- Trung tâm Huấn luyện bay là đơn
vị trực thuộc Tổng công ty, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân
hàng trong nước để giao dịch:
Tên tiếng Việt: Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP –
Trung tâm Huấn luyện bay.
16


Tên tiếng Anh: Branch of Vietnam Airlines JSC – Flight Training Center.
Địa chỉ: 117 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84-28-3848922
Fax: 84-28-38485830
1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh
Chức năng
Trung tâm Huấn luyện bay có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động
đào tạo, huấn luyện phi công, tiếp viên và nhân khai thác bay; khai thác, hợp tác
kinh doanh khai thác buồng lái mô phỏng; tuyển và tham gia quá trình đào tạo,
huấn luyện phi công cơ bản tự túc kinh phí đào tạo; đào tạo cán bộ quản lý và
thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của TCT.
Nhiệm vụ
-

Duy trì Trung tâm là tổ chức đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên Hàng

-

không (ATO) được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện nguồn nhân lực khai
thác bay và đào tạo cán bộ quản lý cho Tổng công ty bao gồm: huấn luyện

phi công theo chuyên ngành; Huấn luyện tiếp viên; Huấn luyện nhân viên
khai thác bay và Điều phái bay; Đánh giá trình độ tiếng Anh cho người lái;

-

Tổ chức các loại hình huấn luyện khác theo yêu cầu.
Tổ chức tạo nguồn, theo dõi quá trình đào tạo phi công cơ bản tự túc kinh

-

phí đào tạo.
Tổ chức thực hiện ngành, nghề kinh doanh theo phân cấp của TCT.
Chủ trì xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học
tập trình Tổng giám đốc phê duyệt đối với nội dung huấn luyện đào tạo được

-

phân công.
Xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức tuyển dụng, đào tạo, quản lý đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp với quy định của Nhà chức trách hàng
17


không và tiêu chuẩn quốc tế; đáp ứng yêu cầu của TCT về đào tạo, phát
-

triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TCT.
Hợp tác với các tổ chức trong, ngoài nước để thực hiện các hoạt động huấn

-


luyện, đào tạo theo chức năng nhiệm vụ.
Cung cấp dịch vụ huấn luyện, đào tạo cho các tổ chức và cá nhân trong và

-

ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm; Thực hiện công tác

-

kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng huấn luyện đào tạo.
Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan của Tổng công ty xây dựng
chiến lược, kế hoạch đào tạo, huấn luyện và các nhiệm vụ khác có liên quan
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và sản xuất kinh

-

doanh của TCT.
Tổ chức quản lý và vận hành, khai thác, kinh doanh và hợp tác kinh doanh
khai thác buồng lái mô phỏng (SIM); quản lý, khai thác các trang thiết bị
huấn luyện đào tạo, cơ sở vật chất, tài sản, kinh phí được giao hiệu quả; thực

-

hiện công tác hạch toán kế toán theo phân cấp của TCT.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản
trị và Tổng Giám đốc giao.

1.3.

1.3.1.

Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức trung tâm huấn luyện bay VietNam Airlines (FTC).
Trung tâm Huấn luyện bay được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh

nghiệp và các Luật khác có liên quan. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FTC khá đơn
giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các đơn vị chức năng giúp FTC có thể hoạt
động một cách hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức của FTC gồm các phòng ban như

18


sau:

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ chức

Phòng Quản lý

hành chính

đào tạo

Phòng Kế toán

Khoa Huấn

luyện Phi công

Khoa Huấn
luyện chuyên

Phòng Kỹ thuật

ngành

Phòng Đảm bảo
chất lượng

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Huấn luyện bay (FTC)
(Nguồn: Tài liệu trung tâm FTC)
1.3.2. Chức năng của các phòng khoa
Phòng đảm bảo chất lượng
Phòng Đảm bảo Chất lượng có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong
công tác xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng của TTHL.
Phòng tổ chức hành chính

19


Phòng Tổ chức hành chính có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong công
tác tổ chức và quản lý lao động, điều hành các hoạt động hành chính, quản trị;
công tác Đảng – Đoàn thể
Phòng kế toán
Phòng Kế toán có chức năng giúp việc cho Giám đốc tổ chức điều hành và
thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính, kế hoạch và dự án.
Phòng quản lý đào tạo

Phòng Quản lý Đào tạo có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong công
tác tổ chức và quản lý quá trình huấn luyện đào tạo.
Phòng kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong công tác đảm
bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khai thác SIM.
Khoa huấn luyện phi công
Khoa Huấn luyện Phi công có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong
công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện cho phi công, nhân viên khai
thác bay.
Khoa huấn luyện chuyên ngành
Khoa Huấn luyện Chuyên ngành có chức năng giúp việc Giám đốc trong
công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện các môn chuyên ngành hàng
không, đào tạo cán bộ quản lý.

1.4.

Các nguồn lực chủ yếu
1.4.1. Cơ sở vật chất
20


Cơ sở vật chất phụ vụ công tác huấn luyện bao gồm các tài sản, trang thiết
bị, phòng học và các công trình tiện ích khác được FTC đầu tư xây dựng như
thư viện, nhà xe, khu thể thao. Các khóa huấn luyện được sử dụng cơ sở vật chất
của kĩ thuật của trung tâm. Dưới đây là phần mô tả những nét nổi bật về hiện
trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của FTC.
Trung tâm hiện tại bao gồm 01 tòa nhà đặt tại 117 Hồng Hà, Phường 2,
Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1: Cơ sở hạ tầng Trung tâm Huấn luyện bay
(ĐVT: m2)

Trụ
sở
hoạt
động
nghê
Chi
nhán
h
Tổng
công
ty
Hàng
khôn
g
Việt
Nam

Trun
g tâm
Huấn
luyện
bay

Trìn
h độ
đào
tạo


cấp


Địa chỉ

Diện
tích
đất

Diện
tích
xây
dựng

Diện tích sử dụng (m2)
Phòn
g học Xưởn
Tổng

g thực
thuyế hành
t

117
Hồng
Hà, P2,
Q.Tân
Bình,
TPHCM
.

7.10

0

21.15
2

21.15
2

4.941

2.470

Th
ư
việ
n


túc


200

2.43
4

(Nguồn: Tài liệu trung tâm FTC)
Phòng học lý thuyết:
21



Là phòng học được trang bị bàn ghế ch giáo viên và học viên, bảng viết, đầu
máy và Tivi, Clipchart. Ngoài ra, có một số còn được trang bị thêm hệ thống
máy chiếu Projector. Trong phòng học còn có bảng nội quy lớp học, tranh ảnh
có liên quan đến nghề đào tạo, Phòng học được đảm bảo về diện tích không
gian, ánh sáng, nhiệt độ, sự sạch sẽ, ngăn nắp và thẩm mĩ.
Phòng học chuyên dụng:
Được thiết kế và lắp đặt theo các chuẩn mực được xem là tiên tiến của các
nước trong khu vực. Phòng học chuyên dụng chủ yếu được trang bị các thiết bị,
dụng cụ, vật tư chuyên dụng để việc dạy học và học tập được hiệu quả hơn, học
viên để tiếp thu bài học hơn.
• Phòng Lab
• Phòng học an toàn bay và sơ cứu
• Phòng học trang điểm
• Phòng học phục vụ
1.4.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những chiến lược chủ chốt được công ty tập
trung đầu tư để phát triển lâu dài ổn định. Đối với Vietnam Airlines nguồn nhân
lực là một trong những chiến lược chủ chốt được công ty tập trung đầu tư để
phát triển lâu dài ổn định.
Cơ cấu lao động của TTHL được phân bổ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm
vụ của từng bộ phận trong đơn vị, và được chia ra như sau:
• Khối mặt đất: làm việc giờ hành chính, chiếm khoảng 87% tổng số lao
động.
• Khối tham gia khai thác bay: làm việc kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ
trên các chuyến bay chiếm khoảng 13% tổng số lao động
22


Cụ thể trong đó:

Bảng 2: GV FTC phân theo chuyên môn
(ĐVT: người)

GV khoa huấn luyện phi công
GVHL
chuyên
ngành

GV
kiểm
tra
TVHK

46

11

GV
TTĐHK
T

GV
tiếng
anh

Đối
Đối
Đối
Đối
Đối

với
với
với
với
với tàu
tàu
tàu
tàu
tàu
bay
bay
bay
bay
bay
ATR72
A350 A330 A321 B787
19
3
31
17
5
24
5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động huấn luyện FTC)

Hàng năm, Ban lãnh đạo TTHL sẽ căn cứ vào tình hình nhiệm vụ được TCT
HKVN giao để nhận dạng nhu cầu nguồn nhân lực, trình Lãnh đạo TCT HKVN
phê duyệt để đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Căn cứ trên kế
hoạch lao động đã được phê duyệt, Ban lãnh đạo sẽ tổ chức tuyển dụng lao động
và phân bổ đến các phòng/khoa trong TTHL.


1.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh FTC năm 2019
23


(Đơn vị tính: đồng)
Doanh thu
Dịch vụ đào tạo

Kế hoạch 2019

Lũy kế đến tháng
12/2019

% thực hiện KH
năm 2019

8,240,573,992

10,627,662,000

129%

378,840,000

193,028,000


50,9%

3,806,011,440

3,374,818,000

89%

33,722,273,808

97,804,000

0,29%

Tiếp viên XHH

18,999,187,875

13,426,205,000

70,7%

Tổng cộng

65,146,887,115

27,719,517,000

42,55%


Cho thuê TTB
(SIM)
SIM hợp tác
với CAE
HLCL cho
PCCB

(Nguồn: Báo cáo tháng 12/2019 của FTC)
KH doanh thu năm 2019 là 65.147 triệu đồng, lũy kế thực hiện đến tháng
12/2019 là 27.719 triệu đồng đạt 42,55% so với KH 2019. Trong đó:
Doanh thu dịch vụ đào tạo: 10.627 triệu đồng đạt 129% KH năm do nhu
cầu khách hàng tăng, phát sinh thêm các khách hàng mới: Lớp trải nghiệm an
toàn bay cho khách hàng của VPMN, lớp giới thiệu nghề TVHK cho Công ty
Aboutthinking.
Doanh thu hoạt động liên doanh, liên kết (DT hợp tác khai thác SIM với
CAE): 3.374 triệu đồng đạt 89% KH năm, nhìn chung tình hình thực hiện thực
tế khá tốt so với kế hoạch xây dựng.

24


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾP VIÊN
HÀNG KHÔNG TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BAY (FTC)
2.1. Mục tiêu, quy trình và nội dung đào tạo
2.1.1. Mục tiêu đào tạo
Giảng dạy kiến thức lý thuyết và huấn luyện thực hành cho học viên tiếp viên
hàng không nhằm giúp các học viên được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết để
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi đảm nhận công tác bay của Hãng Hàng

không Quốc gia Vietnam Airlines.
2.1.2. Nội dung đào tạo
Nội dung đào tạo học viên TVHK chủ yếu được phân chia thành 5 loại
chính, gồm:
Huấn luyện ban đầu
Đối tượng sau khi tuyển chọn sẽ được Đoàn tiếp viên gửi danh sách sang cho
Trung tâm Huấn luyện bay để tổ chức huấn luyện các khóa cơ bản ban đầu và
chuyển loại. Riêng đối với tiếp viên đang khai thác, tùy thuộc nhu cầu khai thác
từ loại máy bay, Đoàn tiếp viên xác định nhu cầu số lượng tiếp viên bay từng
loại máy bay hằng năm và chia ra học trong khoảng thời gian nào thích hợp thì
trung tâm sẽ tổ chức lớp học chuyển loại trong khoảng thời gian đó.
Phòng Quản lý đào tạo – Trung tâm Huấn luyện bay tiếp nhạn số học viên, tổ
chức lớp học sắp xếp giáo viên giảng dạy phù hợp với các môn và quảng lý học
viên điểm danh hằng ngày, nếu học viên nghỉ quá số buổi qui định thì học viên
sẽ không được thi môn đó và phải học lại môn đó với khóa sau, hoặc học lớp
khác môn đó( nếu như lớp đó chưa học môn này).

25


×