Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÂN TÍCH NHÂN tố ẢNH HƯỞNG tới ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học dược hà nội KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN LỆ HẰNG

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC
HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN LỆ HẰNG
Mã sinh viên: 1401193

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC
HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược



HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối với
TS. Đỗ Xuân Thắng, Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Đoàn Minh Sang, DS. Hoàng Huyền Hương
đã quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, cán bộ bộ môn Quản lý kinh tế
dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện nghiên cứu
tại bộ môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, bộ môn Quản lý kinh tế dược
và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, những người luôn ở bên, động viên, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Lệ Hằng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp ............................................ 3
1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp ................................................................................... 3
1.1.2. Các văn bản liên quan quy định về khởi nghiệp tại Việt Nam ....................... 4
1.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp ........................................................................ 5
1.2. Các mô hình lý thuyết về ý định khởi nghiệp ................................................... 6
1.2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior – TPB)
.................................................................................................................................. 7
1.2.2. Mô hình Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp (Shapero’s Entrepreneurial Event
Theory - SEE) ........................................................................................................... 8
1.3. Các nghiên cứu đã được công bố ....................................................................... 9
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 9
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................ 13
1.4. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 14
1.5. Giới thiệu vài nét về trường Đại học Dược Hà Nội và hoạt động khởi nghiệp
tại trường................................................................................................................... 16
1.6. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................. 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 18
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu .................................................................. 18
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 24



2.2.4. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 26
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................ 26
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 30
3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Dược Hà Nội ................................................................................. 30
3.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 30
3.1.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ............................................... 31
3.1.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................... 33
3.1.4. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu .............................................................. 36
3.2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Dược Hà Nội ................................................................................. 36
3.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ..................................................... 37
3.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 37
3.2.3. Tầm quan trọng của biến độc lập.................................................................. 38
3.2.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trường
Đại học Dược Hà Nội ............................................................................................. 39
BÀN LUẬN .................................................................................................................. 44
1. Xác định một số nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Dược Hà Nội ................................................................................. 44
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội ................................................................. 46
3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 49
3.1. Ưu điểm của nghiên cứu .................................................................................. 49
3.2. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 49
4. Hướng phân tích trong tương lai ........................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

1

TPB

Giải thích nghĩa
Theory of planned behavior
(Mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen -1991)
Shapero’s Entrepreneurial Event Theory

2

SEE

(Mô hình Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp của Shapero & Sokol
-1982)

3

EFA

4


KMO

5

SPSS

Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)
Kaiser – Meyer – Olkin
(Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố)
Statistic Package for Social Science
(Phần mềm thống kê cho nghiên cứu điều tra xã hội)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ sở hình thành thang đo dự kiến ............................................................... 19
Bảng 2.2. Thang đo đã được điều chỉnh ........................................................................ 22
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 25
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N = 1199) .......................................................... 30
Bảng 3.2. Kí hiệu cho các biến quan sát........................................................................ 31
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Mong muốn khởi nghiệp ............ 32
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính khả thi của khởi nghiệp ...... 32
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Khuynh hướng hành động .......... 33
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Giáo dục về khởi nghiệp ............. 33
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định KMO và Barlett .............................................................. 33
Bảng 3.8. Hệ số tải nhân tố............................................................................................ 34
Bảng 3.9. Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học
Dược Hà Nội .................................................................................................................. 35
Bảng 3.10. Tóm tắt mô hình .......................................................................................... 37
Bảng 3.11. Phân tích phương sai (ANOVA) ................................................................. 37

Bảng 3.12. Hệ số hồi quy nhân tố ................................................................................. 37
Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên . 39
Bảng 3.14. Ý định khởi nghiệp chung của sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội..... 40
Bảng 3.15. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố “Mong muốn khởi nghiệp” .................... 40
Bảng 3.16. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố “Tính khả thi của khởi nghiệp” .............. 41
Bảng 3.17. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố “Khuynh hướng hành động” .................. 42
Bảng 3.18. Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố “Giáo dục về khởi nghiệp” .................... 42


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen 1991 ................................. 7
Hình 1.2. Mô hình Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp của Shapero & Sokol 1982. ........... 8
Hình 1.3. Khung phân tích cho nghiên cứu ................................................................... 15
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 18
Hình 3.1. Đồ thị phân khúc nhân tố............................................................................... 35
Hình 3.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp ...................................... 36
Hình 3.3. Mô hình mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh
viên Đại học Dược Hà Nội ............................................................................................ 39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, khởi nghiệp là một yếu tố then chốt
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo Báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp
toàn cầu 2018 (Global Startup Ecosystem Report 2018) của tổ chức Starup Genome, bản
đồ khởi nghiệp toàn cầu trong những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể đó là sự
gia tăng mạnh mẽ của các hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực Châu Á [47]. Do đó, khởi
nghiệp tại Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu với kỳ vọng mang đến sự phát triển
kinh tế đột phá cho đất nước, sánh ngang với các cường quốc trong khu vực. Sinh viên
hay thanh niên là tầng lớp đại diện cho sức trẻ, sức sáng tạo của quốc gia. Theo đó, việc
hun đúc tinh thần làm chủ, tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cũng chính là gây dựng

một nền kinh tế mới, năng động và sáng tạo cho tương lai đất nước.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chính thức đưa ra thông
điệp “Quốc gia Khởi nghiệp”. Theo sau thông điệp của Thủ tướng, rất nhiều chính sách,
đề án, kế hoạch, chương trình đã được ban hành nhằm tạo đột phá trong công tác đổi
mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đặc biệt, ngày 30/11/2017, Thủ tướng Chính phủ chính
thức ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên
khởi nghiệp đến năm 2025”, giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực
triển khai đề án. Khác với đề án 844 tập trung vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đề án
1665 tập trung vào vấn đề Khởi nghiệp (Entrepreneurship) nói chung. Đề án này cũng
nhấn mạnh việc giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp trước
khi tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên [7], [8].
Một doanh nghiệp mới muốn ra đời trước hết nó phải được hình thành từ ý định
hay ý tưởng khởi nghiệp. Do vậy, việc xác định được các nhân tố tác động tới ý định
khởi nghiệp là bước khởi đầu để nghiên cứu các vấn đề xung quanh lĩnh vực vực khởi
nghiệp. Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp
của sinh viên đã khá phổ biến ở khối các trường ngành kinh tế, quản trị nhưng ở một số
trường có ngành đặc thù như y dược thì vấn đề này vẫn khá là mới mẻ.
Trường Đại học Dược Hà Nội có sứ mạng đi tiên phong trong việc đào tạo đội
ngũ cán bộ Dược cho ngành y tế Việt Nam. Hiện nay, ngoài việc tìm kiếm cơ hội việc
làm tại các doanh nghiệp nhiều sinh viên đã rất thành công khi tạo dựng các doanh
nghiệp Dược thông qua hoạt động tự khởi nghiệp. Do đó, việc hình thành nhận thức cho
sinh viên về tinh thần khởi nghiệp là vô cùng quan trọng từ đó sẽ hun đúc lên ý định
1


khởi nghiệp cho các sinh viên ngay từ khi còn học tập tại trường. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu những nhân tố ảnh tưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Dược Hà Nội là cần thiết để đưa ra những đề xuất phù hợp nhằm nuôi dưỡng, khuyến
khích ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích nhân tố ảnh

hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội” với hai
mục tiêu chính như sau:
1. Xác định một số nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường
Đại học Dược Hà Nội.
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh
viên Trường Đại học Dược Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của
một đất nước, nhất là trong thời kì biến đổi kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay. Hơn
nữa, khởi nghiệp cũng là một lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng trong việc phát
triển vốn con người, cung cấp cơ hội học hỏi cho các cá nhân để nâng cao thái độ, kiến
thức cũng như năng lực bản thân.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khởi nghiệp (dịch từ
tiếng anh là “Entrepreneurship”). Gartner (1990) cho rằng định nghĩa về khởi nghiệp
là phức tạp vì nó tuỳ thuộc vào quan điểm mỗi người, một số người tin rằng khởi nghiệp
liên quan đến những cá nhân chấp nhận rủi ro để bắt đầu những dự án kinh doanh mới
đầy sáng tạo và phát triển nhanh chóng, một số khác có thể chỉ quan tâm tới khởi nghiệp
như việc bắt đầu một sự mạo hiểm mới [19]. Còn theo Krueger (1993), khởi nghiệp là
việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới [31]. Thông qua quá trình này, một
số thứ có giá trị sẽ được tạo ra từ mốc số không bằng việc đóng góp thời gian, công sức,
tiền bạc và rủi ro để đạt được giá trị nội tại (ví dụ như sự hài lòng hoặc sự tự chủ cá
nhân) và giá trị vật chất (ví dụ như tiền bạc) [21].
Theo Uỷ ban các cộng đồng Châu Âu (The European Commission - EC), “Khởi
nghiệp là tư duy và quá trình để sáng tạo và phát triển hoạt động kinh tế bằng cách kết

hợp sự chấp nhận rủi ro, sáng tạo và/ hoặc đổi mới cùng với sự quản lý, trong một tổ
chức mới hoặc hiện có” [15]. Với quan điểm tương tự, Shane và Venkataraman (2000)
cho rằng lĩnh vực nghiên cứu về khởi nghiệp cũng liên quan đến việc nghiên cứu các
nguồn cơ hội, quy trình khám phá, đánh giá và khai thác cơ hội, hoặc những sản phẩm
mới, dịch vụ mới [44].
Nhìn chung, các định nghĩa về khởi nghiệp đều nhấn mạnh việc tạo dựng một
công việc kinh doanh mới đòi hỏi có sự sáng tạo và sự chấp nhận rủi ro để khám phá
các cơ hội kinh doanh với mục tiêu mang đến sự tự chủ, sự giàu có hoặc cung cấp giá
trị nào đó cho xã hội.
Và trong nghiên cứu này, khái niệm khởi nghiệp cũng được tiếp cận theo cách
hiểu như trên.

3


1.1.2. Các văn bản liên quan quy định về khởi nghiệp tại Việt Nam
Thực tế chứng minh rằng khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
là một trong những yếu tố then chốt đưa đến sự phát triển kinh tế đột phá của một quốc
gia. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chính thức đưa ra thông điệp
“Quốc gia khởi nghiệp”. Theo sau thông điệp của Thủ tướng, rất nhiều chính sách, đề
án, kế hoạch, chương trình đã được ban hành nhằm tạo đột phá trong công tác khởi
nghiệp.
Ở cấp độ quốc gia có thể kể đến:
- Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/05/2016 về việc hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
- Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/03/2018 quy
định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
- Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2017 về việc phê
duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025.
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm
2025”.
- Ngày 14/11/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ra mắt “Công thông
tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia” tại địa chỉ startup.gov.vn. Đây là nơi cung
cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Khởi
nghiệp và là cầu nối hữu ích để các bạn trẻ tìm kiếm các cơ hội tham gia vào các hoạt
động của Chương trình Khởi nghiệp [50].
- Đặc biệt, ngày 30/11/2017, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Quyết
định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025”, giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực triển khai đề án. Khác
với đề án 844 tập trung vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đề án 1665 tập trung vào vấn
đề Khởi nghiệp (Entrepreneurship) theo nghĩa rộng, bao hàm cả khởi nghiệp và khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo [7], [8].
Ở cấp độ địa phương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đầu tầu của cả
nước trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện tại, Hà Nội đang xây dựng Đề án hỗ trợ
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tầm nhìn đến năm 2025. Trong khi đó, thành phố Hồ
Chí Minh cũng đang xây dựng Kế hoạch triển khai và Chương trình hành động để hỗ
4


trợ doanh nghiệp nhỏ với kinh phí 3.000 tỷ. Ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
hiện nay rất nhiều địa phương khác đã hưởng ứng và bước đầu triển khai các công tác
thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong các văn bản nêu trên, đề án 1665 có đối tượng chính là các cơ sở đào tạo
giáo dục cho học sinh, sinh viên. Đề án với mục tiêu chung là: “Thúc đẩy tinh thần khởi
nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho
học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi
để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hoá các ý tưởng, dự án khởi nghiệp,
góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Cụ thể hơn đến năm
2025, mục tiêu có 100% các trường Đại học, Học viện, 70% các trường Cao đẳng, trường

Trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ
đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư
mạo hiểm. Nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo là cần tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp với một số giải pháp như: hình thành trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp; thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp tại các trường học; cung cấp dữ liệu,
tài liệu, thông tin về các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp cho Cổng
thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia [7].
Trong hoàn cảnh văn hoá của Việt Nam và các nước Đông Á nói chung, nơi mà
cách tiếp cận phổ biến nhất trong quản trị tổ chức vẫn là cách tiếp cận top-down (từ trên
xuống dưới), vai trò lãnh đạo của trường Đại học có ý nghĩa quyết định để thúc đẩy việc
xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
1.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp
Một doanh nghiệp mới muốn ra đời trước hết nó phải được hình thành từ ý định
hay ý tưởng khởi nghiệp. Theo các nghiên cứu về tâm lý học, ý định là một yếu tố dự
báo quan trọng cho hành vi được lên kế hoạch tiếp theo [13]. Ý định đã được chứng
minh là cách thức tốt nhất để dự đoán hành vi kinh doanh trong một số tài liệu được
thực hiện trong nhiều thập kỷ qua [32].
Theo một tài liệu tổng quan các tạp chí và giáo trình của Linan và Fayolle (2015)
thì tổng cộng có 409 bài nghiên cứu trên thế giới đề cập đến ý định khởi nghiệp, xuất
bản từ năm 2004 đến năm 2013 được hai tác giả phân tích [37]. Điều này cho thấy rằng
đã có một sự bùng nổ của các nghiên cứu sử dụng các mô hình ý định khởi nghiệp làm

5


khuôn khổ, qua đó ta có thể xác nhận khả năng ứng dụng của khái niệm này trong các
lĩnh vực khác nhau.
Ý định khởi nghiệp có một tầm ảnh hưởng quan trọng tới mọi tổ chức kể cả doanh
nghiệp khởi nghiệp mới hay doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động. Đối với doanh
nghiệp đã hình thành, các giá trị cá nhân của giám đốc điều hành đã được chứng minh

là có tầm ảnh hưởng tới chiến lược công ty, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết,
lập kế hoạch điều hành, niềm tin và nhận thức của các nhà quản lý hàng đầu. Theo đó,
ý định của người đứng đầu trong quá trình thành lập một doanh nghiệp mới có ảnh
hưởng to lớn tới xu hướng phát triển, định hình hướng đi của doanh nghiệp đó [14].
Krueger (1993) cho rằng ý định khởi nghiệp thể hiện sự cam kết của các cá nhân
để bắt đầu một doanh nghiệp mới [31]. Một số học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của
ý định khởi nghiệp như là bước đầu tiên của hành vi hướng tới kinh doanh. Theo một
góc nhìn khác, ý định khởi nghiệp được định nghĩa là một trạng thái ý thức ngày càng
tăng mà một người mong muốn bắt đầu một doanh nghiệp mới hoặc tạo ra giá trị cốt lõi
mới trong tổ chức hiện có [25]. Rõ ràng, chủ ý kinh doanh của một người và làm thế
nào để họ trở thành doanh nhân là kết quả của việc đưa ra quyết định.
Từ những quan niệm trên về “ý định khởi nghiệp” dựa trên nhiều góc độ khác
nhau, chúng tôi đề xuất cách hiểu về khái niệm ý định khởi nghiệp như sau: Ý định khởi
nghiệp là trạng thái ý thức định hướng thái độ, hành vi của một người vào mục tiêu khởi
nghiệp.
1.2. Các mô hình lý thuyết về ý định khởi nghiệp
Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã nhanh chóng phát triển kể từ khi
Shapero công bố các nghiên cứu của ông vào khoảng hơn 30 năm trước (Shapero 1984;
Shapero và Sokol 1982). Kể từ đó trở đi ngày càng có nhiều bài báo được viết trong lĩnh
vực tâm lý học xã hội cũng góp phần tăng cường sức mạnh lý thuyết và sự chặt chẽ của
các phương pháp luận về ý định kiểm soát hành vi nói chung và ý định khởi nghiệp nói
riêng (Ajzen 1991; Bandura 1982) [37].
Cũng theo nghiên cứu của Linan và Fayolle (2015) thì có hai hướng nghiên cứu
về ý định khởi nghiệp khác nhau xuất hiện. Hướng nghiên cứu thứ nhất xuất phát từ tâm
lý xã hội, với mục đích phân tích các hành vi nói chung và làm sáng tỏ quá trình nhận
thức từ thái độ và niềm tin dẫn đến hành động hiệu quả. Trong lĩnh vực này, Lý thuyết
hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior – TPB) của Ajzen (1991) đã trở thành
6



một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất trong tâm lý học xã hội nói chung.
Hướng nghiên cứu thứ hai dành riêng cho lĩnh vực khởi nghiệp, có thể kể đến là Lý
thuyết sự kiện khởi nghiệp (Shapero’s Entrepreneurial Event Theory) mà Shaperol và
Sokol đề xuất năm 1982 [37].
1.2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior – TPB)
Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng ý định thực hiện một hành
vi chịu tác động của ba yếu tố quyết định độc lập: thái độ, chuẩn mực chủ quan và năng
lực kiểm soát hành vi [11].
THÁI ĐỘ
(Attitude toward the behavior)

CHUẨN MỰC CHỦ QUAN
Ý ĐỊNH

(Subjective norms)

HÀNH VI

NĂNG LỰC KIỂM SOÁT
HÀNH VI
(Perceived behavioral control)
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen 1991
Nguồn: Ajzen (1991)
Theo lý thuyết này, ý định thể hiện động lực ảnh hưởng tới hành vi, chúng là
những dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng vượt qua khó khăn mà cá nhân dự định sẽ nỗ lực
để thực hiện hành vi. Yếu tố đầu tiên - Thái độ đối với hành vi - đề cập đến mức độ mà
một người có đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với hành vi được đề cập.
Chuẩn mực chủ quan là nhận thức về áp lực của xã hội đối với cá nhân để ra quyết định
thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, năng lực kiểm soát hành vi đề cập
đến sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi và yếu tố này được giả định

để phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại được dự đoán trước.
Ta có thể thấy rõ ràng khởi nghiệp là một hành vi có chủ đích, do đó hoàn toàn
có thể ứng dụng mô hình TPB đối với lĩnh vực nghiên cứu về ý định khởi nghiệp. Trên
thực tế, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam áp dụng mô hình này trong

7


việc dự đoán về ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân (Linan & Chen, 2009; Rauch &
Hulsink, 2015; Phan Anh Tú & Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) [10], [36], [42].
1.2.2. Mô hình Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp (Shapero’s Entrepreneurial Event
Theory - SEE)
Một lý thuyết khác cũng được áp dụng đặc trưng trong lĩnh vực khởi nghiệp đó
là Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp do Shapero & Sokol đề xuất năm 1982.
Mong muốn cụ thể

MONG MUỐN

(Specific Desirabilities)

(Perceived desirability)

TÍNH KHẢ THI
(Perceived feasibility)
Nhận thức năng lực
bản thân
(Perceived self-efficacy)

Ý ĐỊNH
KHỞI

NGHIỆP

KHUYNH HƯỚNG
HÀNH ĐỘNG
(Propensity to act)

Hình 1.2. Mô hình Lý thuyết Sự kiện Khởi nghiệp của Shapero & Sokol 1982.
Nguồn: Krueger et al. (2000)
Cũng như lý thuyết TPB, theo Shapero thì các yếu tố ngoại sinh không ảnh hưởng
trực tiếp đến ý định hoặc hành vi. Ý định bị tác động thông qua nhận thức của cá nhân
)
về tính mong muốn và tính khả thi. Trong đó “Mong muốn” được Shapero định nghĩa
như là sự hấp dẫn của việc khởi nghiệp, bao gồm cả những sự thoả mãn nội tâm bên
trong cá nhân cũng như những yếu tố tác động từ bên ngoài. “Tính khả thi” là mức độ
mà một người cảm thấy cá nhân có khả năng khởi nghiệp. Cuối cùng, “Khuynh hướng
hành động” là một ý định cá nhân để hành động theo quyết định, do đó yếu tố này phản
ánh các khía cạnh ý chí của ý định (ví dụ: tôi sẽ thực hiện nó). Shaperol cho rằng các
yếu tố ngoại sinh như kinh nghiệm kinh doanh sẽ không tác động trực tiếp tới ý định
khởi nghiệp mà nó sẽ thông qua việc ảnh hưởng tới mong muốn khởi nghiệp và tính khả
thi khởi nghiệp của mỗi cá nhân [32].
Nhìn chung, cả hai mô hình TPB và SEE đều được chứng minh là công cụ hữu
ích cho việc dự đoán ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân và phần lớn tương đồng với
nhau. Hai mô hình đều chứa một yếu tố có liên quan về mặt khái niệm với năng lực tự
8


nhận thức bản thân (Yếu tố năng lực kiểm soát hành vi trong TPB và yếu tố tính khả thi
trong SEE). Yếu tố thái độ trong TPB thì tương ứng với yếu tố mong muốn trong SEE.
Rõ ràng có thể thấy nhiều doanh nhân nảy ra ý định khởi nghiệp chỉ một vài năm trước
đó trong khi có những doanh nhân trẻ không bao giờ khởi nghiệp những dự án của họ

dù cho họ có ý định khởi nghiệp. Và để giải thích cho những hiện tượng này, SEE thêm
một yếu tố thể hiện ý chí cá nhân vào ý định khởi nghiệp đó chính là khuynh hướng
hành động. Có thể thấy rằng cả hai mô hình đều có những giá trị riêng nhất định. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Lý thuyết Sự kiện khởi nghiệp của
Shapero (SEE) đó là bởi mô hình mà Shapero đưa ra dường như giải thích tốt hơn ý định
khởi nghiệp so với mô hình của Ajzen [32]. Hơn thế nữa, mô hình SEE cũng là mô hình
chuyên biệt sử dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp và kinh doanh, khác với sự ứng dụng đa
dạng của mô hình TPB.
1.3. Các nghiên cứu đã được công bố
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong rất nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang được rất nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định khởi nghiệp của một cá nhân. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ba nhóm nhân
tố chính: (1) Nhóm nhân tố liên quan tới nhân khẩu học và nền tảng cá nhân, (2) Nhóm
nhân tố liên quan tới đặc điểm tính cách và thái độ, (3) Nhóm nhân tố bối cảnh.
1.3.1.1. Nhóm nhân tố liên quan tới nhân khẩu học và nền tảng cá nhân
Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính)
và nền tảng cá nhân (giáo dục về khởi nghiệp và kinh nghiệm kinh doanh) có tác động
tới ý định khởi nghiệp. Mazzarol (1999) đã chỉ ra rằng nữ giới thường ít có khả năng là
người sáng lập ra doanh nghiệp hơn nam giới [39]. Cũng với nhận định tương tự,
Kolvereid (1996) kết luận là nam giới có ý định khởi nghiệp cao hơn đáng kể so với nữ
giới trong bối cảnh tại Scandinavia. Trong khoảng mười năm về trước, nữ giới chỉ chiếm
khoảng gần 20% trên tổng số người sáng lập doanh nghiệp tại đất nước này [27]. Tuy
nhiên, ngược lại với hai nghiên cứu trên, nghiên cứu của Sally và cộng sự (2017) với
đối tượng là các sinh viên đang theo học Tiến sĩ ngành Dược tại California lại cho thấy
rằng, sinh viên nữ tại trường có ý định khởi nghiệp cao hơn với tỷ lệ là 68% [23]. Mặc
dù độ tuổi thường không được coi là đáng kể yếu tố quyết định khởi nghiệp kinh doanh
nhưng những cá nhân trong độ tuổi 25-44 được chứng minh là những người tích cực
9



nhất trong nỗ lực khởi nghiệp ở các nước phương Tây. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cũng
chỉ ra rằng những doanh nhân trẻ thường có tỷ lệ thành công cao hơn [45].
Nền tảng giáo dục cũng có tầm quan trọng đối với ý định khởi nghiệp cũng như
thành công trong kinh doanh [45]. Lee (1996) đã nghiên cứu các nữ doanh nhân ở
Singapore và thấy rằng giáo dục đại học có tác động lớn đến nhu cầu thành công của họ
[33]. Một nghiên cứu khác về ý định khởi nghiệp của các sinh viên tại Indonesia cũng
cho thấy kết quả tương tự, rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên được giáo dục về khởi
nghiệp cao hơn đáng kể những sinh viên không được tiếp cận với việc giáo dục này [30].
Giáo dục phát triển khát vọng khởi nghiệp bằng cách trang bị cho các cá nhân những
kiến thức và kỹ năng phù hợp để khởi xướng và duy trì doanh nghiệp. Ngoài ra, các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có kinh nghiệm làm việc trước đây trong cơ
quan nhà nước ít có khả năng là người khởi nghiệp kinh doanh so với nhân viên từ các
doanh nghiệp tư nhân [39]. Cá nhân có kinh nghiệm kinh doanh trước đây có ý định
kinh doanh cao hơn đáng kể khi so sánh với những người không có kinh nghiệm [27].
Dựa trên các nghiên cứu nêu trên, có thể thấy rằng giới tính, tuổi tác, nền tảng
giáo dục và kinh nghiệm làm việc đều có thể có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
1.3.1.2. Nhóm nhân tố liên quan tới đặc điểm tính cách và thái độ
Đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định khởi
nghiệp. Đặc điểm tính cách được mô tả như các cấu trúc để giải thích sự đều đặn trong
hành vi của mỗi người. Nhà lý luận đương đại xác định năm chiều kích nhân cách cơ
bản là hướng ngoại, loạn thần kinh, hiềm khích, có lương tâm và cởi mở để trải nghiệm.
Đặc điểm dự đoán hành vi bao gồm chấp nhận rủi ro, động lực thành tích và khả năng
kiểm soát bản thân [24]. Những cá nhân có động lực thành tích cao thường đánh giá cao
trách nhiệm cá nhân, chấp nhận rủi ro và rất quan tâm tới kết quả của các quyết định họ
đưa ra. Chính vì thế, những người có nhu cầu thành tích thường có khát khao mãnh liệt
về sự thành công. Lee (1996) lập luận rằng nhu cầu về thành tích được khái niệm hóa
như là một "định hướng thúc đẩy một người đối mặt với những thách thức vì lợi ích để
đạt được thành công và xuất sắc" [33]. Scapinello (1989), trong một nghiên cứu về sự
khác biệt trong sự phân bố của các nhóm có động lực cao hay thấp, kết luận rằng những

người có nhu cầu cao về thành tích ít chấp nhận thất bại, vì thế rõ ràng nhu cầu này ảnh
hưởng đến sự thành công hay thất bại [43].

10


Khả năng tự kiểm soát bản thân đề cập đến mức độ mà một cá nhân nhận thấy
thành công và thất bại là phụ thuộc vào các sáng kiến cá nhân của mình [16]. Niềm tin
rằng mọi thứ xảy ra chỉ do định mệnh hoặc vô tình là sự phản ánh một cách hạn chế của
năng lực cá nhân, điều này đồng nghĩa với điểm số thấp của thông số phản ánh năng lực
kiểm soát bản thân. Những cá nhân có điểm số cao về nhân tố này có nhiều khả năng có
một tầm nhìn rõ ràng về các kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai và dài hạn.
Khả năng tự kiểm soát bản thân được xác định là một trong những đặc điểm kinh doanh
nổi trội nhất.
Tuy nhiên, Krueger (2000) nói rằng dự đoán các hoạt động kinh doanh bằng cách
mô hình hóa các yếu tố tính cách cá nhân thường dẫn đến khả năng giải thích không rõ
ràng và hiệu lực dự đoán thường thấp. Đặc điểm tính cách có thể được tính, nhưng có lẽ
đầu tiên và quan trọng nhất là phải thông qua thái độ cá nhân liên quan. Ý định là dự
đoán của hành vi có kế hoạch, trong khi thái độ cụ thể rõ ràng sẽ dự đoán ý định [32].
Theo Ajzen (1991), thái độ được định nghĩa là mức độ một cá nhân phỏng đoán hay
đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với hành vi trong câu hỏi [11]. Trong một
số nghiên cứu khác, thái độ cá nhân đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng để
giải thích ý định hướng tới tinh thần kinh doanh, theo đó, một mối quan hệ quan trọng
tồn tại giữa thái độ và ý định khởi nghiệp [41]. Trong một khảo sát đối với sinh viên các
trường Đại học, Krueger (2000) đã phát hiện những bằng chứng ủng hộ cho Lý thuyết
Hành vi có kế hoạch của Ajzen. Thái độ của một cá nhân đối với hành vi (cụ thể trong
bài nghiên cứu này là hành vi khởi nghiệp) và sự tự chủ về năng lực bản thân, là những
biến rất quan trọng dự đoán ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định thêm
về tác động thuận chiều của thái độ đối với khởi nghiệp lên niềm tin khởi nghiệp [32].
1.3.1.3. Nhóm nhân tố bối cảnh

Các nhân tố bối cảnh tác động tới ý định khởi nghiệp bao gồm các đặc điểm văn
hóa, quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế và chính trị, và cơ sở hạ tầng thể chất và thể chế
[28], [29]. Không chỉ là các đặc điểm bối cảnh khách quan có tầm quan trọng khi thảo
luận về ý định và hành vi của doanh nhân, mà còn là cách các doanh nhân tiềm năng
nhận thức về môi trường của họ.
Về khía cạnh kinh tế, vấn đề đầu tiên hay được nhắc tới là khả năng tiếp cận vốn,
đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển có tín dụng yếu và các tổ chức đầu tư mạo
hiểm. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã kết luận rằng việc thiếu khả năng tiếp cận vốn,
11


tín dụng và các ràng buộc của hệ thống tài chính được các doanh nhân tiềm năng coi là
trở ngại chính cho đổi mới kinh doanh và thành công ở các nền kinh tế đang phát triển
[40]. Các nguồn tín dụng phi chính phủ, mặc dù với lãi suất cao, cũng tạo thành những
đóng góp rất lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở các nước đang phát triển, nơi tỷ
lệ vốn trên lao động thường thấp và số vốn nhỏ có thể đủ cho một doanh nghiệp khởi
nghiệp.
Mạng lưới xã hội có tác động đến con đường sự nghiệp mong muốn và khả năng
nỗ lực kinh doanh thành công. Nghiên cứu về tinh thần khởi nghiệp đã ngày càng phản
ánh rằng các doanh nhân và các công ty mới phải tham gia vào các mạng lưới xã hội để
tồn tại [22]. Mạng xã hội đại diện cho một phương tiện để các doanh nhân giảm thiểu
rủi ro và chi phí giao dịch và cũng để cải thiện khả năng tiếp cận các ý tưởng, kiến thức
và vốn kinh doanh [12]. Mạng xã hội bao gồm một loạt các mối quan hệ chính thức và
không chính thức giữa thành phần trung tâm và các thành phần khác trong một nhóm
người và đại diện cho các kênh thông qua đó các doanh nhân có quyền truy cập vào các
nguồn lực cần thiết để khởi nghiệp, tăng trưởng và thành công. Chất lượng của các mạng
xã hội trong bối cảnh khởi nghiệp được quyết định bởi số lượng và sức mạnh của mối
quan hệ và bởi sự đa dạng, mở rộng mạng lưới người truy cập.
Ngoài ra, về tác động của môi trường tới ý định khởi nghiệp, cũng phải kể đến
ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức xã hội như môi trường Đại học. Franke (2004) đã

nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên tại ba trường Đại học là Ludwig Maximilian
University tại Munich, Vienna University of Economics and Business Administration
và Sloan School of Management (MIT). Tác giả chỉ ra rằng bối cảnh học thuật là một
phần quan trọng trong môi trường của sinh viên, vì các trường đại học là nơi để định
hình và khuyến khích các ý định khởi nghiệp của các học viên. Hơn thế nữa, ngoài việc
môi trường Đại học có thể thúc đẩy tinh thần kinh doanh cho các sinh viên tốt nghiệp,
các trường đại học cũng có thể làm thay đổi ý định của sinh viên từ việc ban đầu chỉ
quan tâm tới kinh doanh thành việc quan tâm tới quá trình thành lập công ty và tham gia
vào chuỗi các công ty khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của ba
trường nêu trên cho thấy, sinh viên của trường tại Munich và Vienna có ý định khởi
nghiệp thấp hơn hẳn so với trường MIT, và sự sẵn sàng cùng với khả năng chấp nhận
rủi ro của sinh viên MIT cũng cao hơn đáng kể. Để giải thích sự khác biệt này, tác giả
đã tiến hành khảo sát trực tiếp sinh viên MIT và kết quả nhận định rằng chính sự kích
12


thích sáng tạo, tìm hiểu về kinh doanh tại MIT thúc đẩy sinh viên tại đây có xu hướng
quan tâm tới lĩnh vực khởi nghiệp [18]. Kết quả này cũng được ủng hộ trong một nghiên
cứu khác của Sally (2017) trên đối tượng là sinh viên đang theo học Tiến sĩ ngành Dược
tại California [23].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định
chính sách cũng có xu hướng tập trung vào các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp. Tại
các trường Đại học, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu xoay quanh ý định khởi
nghiệp của sinh viên.
Các nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều nhóm yếu tố khác nhau tác động tới ý định
khởi nghiệp của sinh viên tuỳ thuộc vào bối cảnh nghiên cứu. Đặc biệt khu vực miền
Nam có sự vượt trội hơn hẳn về số lượng đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tác giả
Ngô Thị Thanh Tiên và Cao Quốc Việt (2016) với nghiên cứu “Tổng quan lý thuyết về
ý định khởi nghiệp của sinh viên” đã đề xuất khung lý thuyết về ý định khởi nghiệp của

sinh viên Việt Nam gồm có 7 yếu tố: (1) Chương trình giáo dục, (2) Môi trường, (3)
Động cơ, (4) Tính cách, (5) Tư duy, (6) Thái độ, (7) Giới tính. Trong đó tác giả cũng đề
xuất rằng cần cân nhắc xây dựng một chương trình giáo dục khởi nghiệp hoàn chỉnh,
phổ biến cho tất cả các sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước và chương
trình này nên tách rời khỏi chương trình đào tạo kinh doanh truyền thống [9].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng đưa ra những kết quả khác nhau về
các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên. Thực hiện nghiên cứu trên
445 sinh viên tại Khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh tế Luật, Nguyễn Hải
Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) đã kết luận rằng có 6 yếu tố độc lập ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là: (1) nhận thức kiểm soát hành vi, (2)
động cơ chọn làm công cho một tổ chức, (3) môi trường cho khởi nghiệp, (4) động cơ
tự làm chủ, (5) quy chuẩn chủ quan, (6) sự hỗ trợ của môi trường học thuật. Các yếu tố
này đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% [5]. Còn trên địa bàn thành phố
Cần Thơ, một nghiên cứu khác thực hiện trên 400 sinh viên Quản trị Kinh Doanh của
các trường Đại học, Cao đẳng toàn thành phố cho thấy thái độ và sự đam mê, sự sẵn
sàng kinh doanh, chuẩn mực chủ quan và giáo dục là những nhân tố ảnh hưởng tới ý
định khởi sự doanh nghiệp của nhóm đối tượng sinh viên này [3].

13


Năm 2018, tác giả Nguyễn Phương Mai và cộng sự cũng có bài nghiên cứu về
yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Sử dụng bộ câu hỏi với thang Likert 5 mức độ, bài nghiên cho
thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên chịu tác động bởi các yếu tố là giáo dục, kiến thức
và kinh nghiệm, thái độ, tính cách cá nhân, năng lực kiểm soát hành vi. Trong đó, yếu
tố ảnh hưởng nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên được khảo sát là thái độ của họ
đối với khởi nghiệp. Khi sinh viên có thái độ tích cực cao hơn, họ sẽ có nhiều khả năng
khởi tạo doanh nghiệp của họ. Trái lại, hai yếu tố là giáo dục và tính cách cá nhân được
tác giả kết luận là không có tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại

học Kinh tế [38].
Có thể thấy rằng các tác giả trong nước đã bắt đầu quan tâm tới đề tài khởi nghiệp
của sinh viên, chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng nói chung tới ý định khởi
nghiệp. Tuy nghiên các nghiên cứu lại tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là sinh
viên chuyên ngành kinh tế hoặc quản trị kinh doanh mà vẫn chưa quan tâm nhiều tới
sinh viên các chuyên ngành khác, đặc biệt là các đối tượng sinh viên thuộc khối ngành
Y Dược, như là sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội.
1.4. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và tổng quan các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng mô hình Lý thuyết Sự kiện khởi nghiệp (Shapero’s Entrepreneurial Event Theory
– SEE) mà Shapero & Sokol đề xuất 1982 và đưa ra thêm giả thuyết ngoài mô hình rằng
Giáo dục có tác động tích cực tới ý định khởi nghiệp của sinh viên bởi những lý do sau:
Thứ nhất, hai mô hình TPB và SEE được đề cập trong phần mô hình nghiên cứu
vẫn là hai mô hình được công nhận và ứng dụng rộng rãi nhất và là lý thuyết nền tảng
cho nhiều nghiên cứu. Trong một nghiên cứu của Krueger (2000) về so sánh hai mô
hình TPB và SEE lên khả năng dự đoán ý định khởi nghiệp, tác giả đã kết luận rằng cả
hai mô hình đều được đánh giá là có giá trị như nhau trong việc hiểu quá trình một cá
nhân hình thành nên ý thức và quyết định khởi nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, mô hình
của Shapero dường như giải thích tốt hơn so với mô hình TPB, đặc biệt là chuyên biệt
hơn trong lĩnh vực Khởi nghiệp [32].
Thứ hai, chúng tôi nghiên cứu tác động của Giáo dục tới ý định khởi nghiệp của
sinh viên bởi lẽ trong nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh được ảnh hưởng tích
cực của Giáo dục tới ý định khởi nghiệp. Điển hình là có rất nhiều các bài nghiên cứu
14


cả trong nước và ngoài nước đều có đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu có yếu tố Giáo
dục như: Rauch and Hulsink (2015), Kristiansen (2004), Franke et al (2004), Kadir et al
(2011), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn
Quốc Nghi và cộng sự (2016) [2], [3], [10], [18], [24], [30], [42]. Trong đó, nghiên cứu

của Rauch và Hulsink (2015) chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề liệu việc giáo dục về
khởi nghiệp có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp không. Nghiên cứu này so sánh giữa
hai nhóm đối tượng, một là nhóm đối tượng có tham gia vào chương trình đào tạo khởi
nghiệp và hai là nhóm đối tượng không tham gia. Kết quả cho thấy rằng việc tham gia
vào chương trình đào tạo khởi nghiệp làm tăng 34,52% ý định khởi nghiệp cho những
người tham gia (p < 0,01) [42]. Hơn thế nữa, bài nghiên cứu này cũng được thực hiện
trong bối cảnh trường học nên việc xem xét tác động của giáo dục là cần thiết để đưa ra
những thay đổi phù hợp nhằm khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Dựa trên những cơ sở nêu trên, chúng tôi đưa ra khung phân tích cùng với 4 giả
thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học
Dược Hà Nội.
Mong muốn khởi nghiệp
(Perceived desirability)
Tính khả thi của khởi nghiệp

H1+
H2+

(Perceived feasibility)

Ý định khởi nghiệp

Khuynh hướng hành động

H3+

(Propensity to act)

H4+


(Entrepreneurial intention)

Giáo dục về khởi nghiệp
(Entrepreneurship education)
Hình 1.3. Khung phân tích cho nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Mong muốn khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của họ;
H2: Tính khả thi của khởi nghiệp được nhận thức bởi sinh viên có ảnh hưởng tới ý định
khởi nghiệp của họ;
H3: Khuynh hướng hành động của sinh viên có có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của
họ;
15


H4: Giáo dục về khởi nghiệp cho sinh viên có ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của họ.
1.5. Giới thiệu vài nét về trường Đại học Dược Hà Nội và hoạt động khởi nghiệp
tại trường
Trường Đại học Dược Hà Nội có sứ mạng đi tiên phong trong việc đào tạo đội
ngũ cán bộ Dược cho ngành y tế Việt Nam đặc biệt là đào tạo đội ngũ chuyên gia có
trình độ cao ngang tầm khu vực và thế giới. Mục tiêu chung của trường là “Xây dựng
Trường Đại học Dược Hà Nội thành một Trường trọng điểm quốc gia, một trung tâm
đào tạo cán bộ và nghiên cứu về Dược của cả nước, ngang tầm với các nước trong khu
vực vào 2020 và thế giới vào 2030”.
Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2019, tổng số sinh viên chính quy của trường là
2831 trong đó có 733 sinh viên năm thứ nhất (khoá K73), 610 sinh viên năm thứ hai
(khoá K72), 420 sinh viên năm thứ ba (khoá K71), 529 sinh viên năm thứ tư (khoá K70)
và 539 sinh viên năm thứ năm (khoá K69). Sinh viên Đại học Dược Hà Nội tốt nghiệp
ra trường tham gia làm việc ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau thuộc ngành Dược như:
Dược lâm sàng, Công nghiệp sản xuất Dược phẩm, Kinh tế Dược, Đảm bảo chất lượng
thuốc, Dược liệu - Dược cổ truyền.

Ngày 30/11/2017, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành Quyết định số
1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Đề án có nhấn mạnh việc hình thành trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và đội ngũ
cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các trường Đại học, Cao
đằng, Học viện [7]. Theo sau đó, rất nhiều các trường Đại học trên cả nước đã thành lập
Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp với mục đích truyền cảm hứng, cung cấp thông
tin và hỗ trợ các công tác khởi nghiệp trong sinh viên, điển hình như: CSIE (NEU Center
for Social Innovation and Entrepreneurship) - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, FIIS
(FTU Innovation and Incubation place) - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, BK
Hup – Coworking Space - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Cùng với xu thế đó, ngày 17/01/2019, Trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức
buổi tọa đàm “Đại học đổi mới sáng tạo – Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong Trường đại học”. Đặc biệt, buổi toạ đàm có nhấn mạnh về hoạt động đổi mới sáng
tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại các trường Đại học. Theo đó, tinh thần khởi nghiệp,
tinh thần đổi mới sáng tạo phải được thấm nhuần vào tất cả các bên liên quan (lãnh đạo,
giảng viên, người học và người sử dụng lao động), tất cả các hoạt động (đào tạo, nghiên
16


cứu, hợp tác quốc tế, trách nhiệm cộng đồng) và toàn bộ chỉnh thể đại học là một hệ sinh
thái khởi nghiệp. Buổi toạ đàm cũng giúp cho lãnh đạo Nhà trường có những quyết định
chiến lược phát triển Trường Đại học Dược Hà Nội trong thời gian tới nhằm đáp ứng
nhu cầu hội nhập, hòa nhập giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ mới [51].
Hiện nay, khởi nghiệp hướng tới đối tượng sinh viên tại trường Đại học Dược Hà
Nội là khá mới mẻ và còn nhiều điều cần học hỏi ở các trường Đại học đi trước trong
lĩnh vực này. Tuy nhiên, Nhà trường cũng đã có những bước đi khởi điểm nhằm đưa
vấn đề khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tới gần hơn với các sinh
viên.
1.6. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề khởi nghiệp hiện nay đang được quan tâm và triển khai rộng rãi tại Việt

Nam. Hơn thế nữa, trong thời kỳ bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0 thì khởi nghiệp
đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được xem như là một giải pháp phù hợp, một
cách ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến
cho Việt Nam [4]. Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hanh
các quyết định nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt là hướng tới đối tượng học
sinh, sinh viên.
Theo xu thế đó, rất nhiều các đề tài nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh
viên đã được triển khai tại các trường Đại học trên cả nước nhưng lại chủ yếu tập trung
vào đối tượng là các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Trong phạm vi các trường Y
Dược nói chung và trường Đại học Dược Hà Nội nói riêng, hiện tại chưa có nghiên cứu
nào được triển khai nhằm tìm hiểu về ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài này với mong muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng và mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Dược
Hà Nội để đưa ra những đề xuất phù hợp nhằm nuôi dưỡng, khuyến khích ý định khởi
nghiệp của sinh viên.

17


×