Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

ĐÀO THỊ THÙY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC và VIỆC TUÂN THỦ điều TRỊ TĂNG HUYẾT áp TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA PHỐ nối TỈNH HƯNG yên LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THÙY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỐ NỐI
-TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THÙY

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ
VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂN HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHỐ NỐI


-TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Thị Kim Huyền
TS. Nguyễn Hữu Hoằng

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền
TS. Nguyễn Hữu Hoằng

Đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình chỉ
bảo tôi trong quá trình làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược
Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi áp dụng vào công
tác Dược tại cơ quan nơi tôi công tác.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Phố Nối, Cán bộ
, tập thể phòng KHTH, khoa Khám bệnh, khoa Dược trong suốt những
năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và thực hiện
đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân, gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi học tập và hoàn thành
đề tài.
Hà Nội, ngày


tháng 4 năm 2019

Học viên

Đào Thị Thùy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACC/AHA
DASH

: American College of Cardiology/American
Association Task Force
: Dietery Approaches to Stop Hypertension

CCB

: Chẹn kênh Calci

CKD

: Bệnh thận mạn

ESC

: European Society of Cardiology

ESH


: European Society of Hypertension

HA

: Huyết áp

HAMT

: Huyết áp mục tiêu

HATTh

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HCCH

: Hội chứng chuyển hóa

THA

: Tăng huyết áp

LT

: Lợi tiểu


ƯCMC

: Ức chế men chuyển

ƯCTT

: Ức chế thụ thể

YTNC

: Yếu tố nguy cơ

YTNCTM

: Yếu tố nguy cơ tim mạch

WHO

: World Health Organization

Heart


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1

: Phân độ THA theo Hội Tim mạch học Việt Nam 2018 và theo

3


ESC/ESH 2018
Bảng 1.2

: Phân loại mức độ THA cho người lớn theo ACC/AHA 2017

3

Bảng 1.3

: Thăm dò cận lâm sàng

6

Bảng 1.4

: Nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và bệnh lý kết họp ở bệnh

7

nhân tăng huyết áp
Bảng 1.5

: Mục tiêu điều trị THA

8

Bảng 1.6

: Kết quả điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị THA


10

Bảng 1.7

: Chọn các thuốc ban đầu theo nhóm tuổi bị tăng huyết áp

11

Bảng 1.8

: Chỉ định tuyệt đối, có thể chỉ định, chống chỉ định và thận trọng

12

đối với các nhóm thuốc chính
Bảng 1.9

: Lựa chọn thuốc cho bệnh nhân có chỉ định bắt buộc

13

Bảng 1.10

: Các thuốc lợi tiểu thường dùng

17

Bảng 1.11


: Phân loại thuốc chẹn kênh Ca

19

Bảng 1.12

: Các thuốc chẹn kênh Calci thường dùng

19

Bảng 1.15

: Các thuốc ƯCMC thường dùng

22

Bảng 1.16

: Các thuốc ƯCMT thường dùng

23

Bảng 1.17

: Các thuốc chẹn beta thường dùng

24

Bảng 1.18


: Các thuốc chẹn alpha thường dùng

24

Bảng 1.19

: Một số thuốc ở dạng phối hợp thường dùng

26

Bảng 2.1

: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn

33

Bảng 2.2

: Các giai đoạn suy thận

34

Bảng 2.3

: Tiêu chuẩn đạt HAMT

36


Bảng 3.1


: Đặc điểm về tuổi và giới

38

Bảng 3.2

: Các yếu tố nguy cơ

39

Bảng 3.3

: Tần suất các yêu tố nguy cơ

40

Bảng 3.4

: Các bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu

41

Bảng 3.5

: Tần suất các tổn thương cơ quan đích trên từng bệnh nhân

42

Bảng 3.6


: Sự phân bố thời gian bị bệnh

43

Bảng 3.7

: Phân loại theo chỉ số huyết áp theo kết quả điều trị

43

Bảng 3.8

: Các thuốc điều trị THA được sử dụng trong mẫu nghiên cứu

44

Bảng 3.9

: Các liệu pháp điều trị tại thời điểm T1

48

Bảng 3.10

: Tỉ lệ thay đổi liệu pháp điều trị THA

50

Bảng 3.11


: Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị THA

51

Bảng 3.12

52

Bảng 3.13

: Các kiểu phối hợp thuốc tại thời điểm T1 không phù hợp
khuyến cáo
: Tỉ lệ tuân thủ chỉ định bắt buộc

Bảng 3.14

: Tỉ lệ sai sót về số lần dùng thuốc THA trong ngày

54

Bảng 3.15

: Các kiểu tương tác thuốc

55

Bảng 3.16

: Sự thay đổi phác đồ điều trị của bệnh nhân THA


56

Bảng 3.17

: Tỉ lệ bệnh nhân đạt HAMT tại thời điểm T2

58

Bảng 3.18

: Tổng hợp đặc điểm bệnh nhân qua kết quả phỏng vấn trong thời

59

53

gian tái khám
Bảng 3.19

: Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng về sử dụng thuốc

60

THA và tuân thủ dùng thuốc THA
Bảng 3.20

: Nguyên nhân khó tuân thủ dùng thuốc THA

61


Bảng 3.21

: Mối liên quan của từng yếu tố với mức độ tuân thủ điều trị

62

Bảng 3.22

: Mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với kiến thức và thái

63

độ sử dụng thuốc
Biểu đồ 3.1 : Phân bố nhóm tuổi và giới của bệnh nhân

39


Biểu đồ 3.2 : Tần suất yếu tố nguy cơ

40

Biểu đồ 3.3 : Tỉ lệ nhóm thuốc sử dụng trong nghiên cứu

47

Biểu đồ 3.4 : Tỉ lệ phác đồ điều trị tại thời điểm T1

50


Sơ đồ 1.1

: Sơ đồ phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp

14

Sơ đồ 1.2

: Phác đồ điều trị tăng huyết áp chung và nhóm có chỉ định bắt

15

buộc
Sơ đồ 1.3

: Chiến lược điều trị dùng thuốc chủ yếu với THA không biến

16

chứng theo ESC/ESH 2018
Sơ đồ 2.1

: Các bước tiến hành thu thập số liệu

31


MỤC LỤC
Lời cảm ơn

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Đặt vấn đề .......................................................................................................... 01
Chương 1: Tổng quan ....................................................................................... 03
1.1. Khái quát về bệnh tăng huyết áp (THA) ...................................................... 03
1.1.1. Định nghĩa THA ............................................................................... 03
1.1.2. Phân loại THA .................................................................................. 03
1.1.3. Dịch tễ bệnh THA ............................................................................. 04
1.1.4. Nguyên nhân ..................................................................................... 06
1.1.5. Thăm dò cận lâm sàng ...................................................................... 06
1.2. Điều trị THA ................................................................................................ 08
1.2.1. Nguyên tắc & mục tiêu điều trị THA ............................................... 08
1.2.2. Các biện pháp điều trị ....................................................................... 09
1.2.3. Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp .............................................. 12
1.2.4. Phối hợp thuốc hạ huyết áp ............................................................... 13
1.2.5. Phác đồ điều trị THA ........................................................................ 14
1.3. Thuốc điều trị THA ...................................................................................... 16
1.3.1. Thuốc lợi tiểu .................................................................................... 16
1.3.2. Thuốc chẹn kênh Canxi .................................................................... 18
1.3.3. Thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin ................................... 20
1.3.4. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II ................................................ 22
1.3.5. Thuốc chẹn giao cảm 23


1.3.6. Thuốc chẹn giao cảm 24
1.3.7. Thuốc ở dạng phối hợp25
1.4. Tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp26
1.4.1. Tuân thủ dùng thuốc26
1.4.2. Nguyên nhân không tuân thủ dùng thuốc27
1.4.3. Các phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc27

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ....................................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu................................................ 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 30
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 31
2.4. Cơ sở đánh giá các chỉ tiêu ......................................................................... 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 37
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ........................................................................ 38
3.1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị THA trên bệnh nhân THA điều trị
ngoại trú............................................................................................................... 38
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân ................................................................... 38
3.1.2. Các thuốc điều trị THA được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ......... 44
3.1.3. Các liệu pháp điều trị ........................................................................ 48
3.1.4. Tỉ lệ thay đổi liệu pháp điều trị THA ............................................... 50
3.1.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc ............................................ 51
3.1.6. Đánh giá kiểu phối hợp thuốc điều trị THA ..................................... 51
3.1.7. Tỉ lệ tuân thủ chỉ định bắt buộc ........................................................ 53
3.1.8. Tỉ lệ sai sót về liều dùng, số lần dùng thuốc THA trong ngày ......... 53
3.1.9. Tỉ lệ tương tác thuốc ......................................................................... 55


3.1.10. Hiệu quả của sự thay đổi liệu pháp điều trị .................................... 56
3.1.11. Tỉ lệ bệnh nhân đạt HAMT khi ra viện tại thời điểm T2 ................ 57
3.2. Phân tích tuân thủ dùng thuốc THA của bệnh nhân điều trị ngoại trú ....... 58
3.2.1. Tổng hợp đặc điểm bệnh nhân và thông tin về điều trị .................... 58
3.2.2. Phân tích tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng về sử dụng thuốc
THA .................................................................................................................... 60
3.2.3. Phân tích nguyên nhân khó tuân thủ dùng thuốc THA .................... 61
3.2.4. Xác định liên hệ giữa tuân thủ dùng thuốc THA với các yếu tố ...... 62

Chương 4: Bàn luận .......................................................................................... 64
4.1. Tình hình sử dụng thuốc điều trị THA của bệnh nhân ngoại trú ................. 64
4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới tính ........................................................... 64
4.1.2. Yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và biến chứng ................. 65
4.1.3. Đặc điểm sử dụng các nhóm thuốc nghiên cứu ................................ 67
4.1.4. Đặc điểm sử dụng phác đồ điều trị ................................................... 70
4.1.5. Về phối hợp thuốc ............................................................................. 71
4.1.6. Về tương tác thuốc ............................................................................ 72
4.1.7. Sai sót về liều dùng, nhịp đưa thuốc ................................................. 74
4.1.8. Tuân thủ chỉ định bắt buộc, ưu tiên, chống chỉ định ........................ 74
4.1.9. Chỉ định hợp lý ................................................................................. 75
4.1.10. Tỉ lệ bệnh nhân đạt HAMT tại thời điểm T2 .................................. 75
4.2. Tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tại thời điểm T2 ................................. 76
4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân ngoại trú .......................................................... 76
4.2.2. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng, tuân thủ dùng thuốc .... 76
4.2.3. Mối quan hệ giữa tuân thủ dùng thuốc THA với các yếu tố............. 79
Kết luận- Kiến nghị ........................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ
người mắc THA ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ.THA thường
diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng
người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế. Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và
ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận cơ thể và bằng nhiều cách. THA làm tăng gánh
nặng cho tim và hệ thống động mạch. Tim phải làm việc nặng hơn trong một thời gian
dài, nên nó có xu hướng to ra và thành tim bị dày lên để bù lại, nhưng nếu quá trình
này diễn biến lâu ngày quá giới hạn sẽ dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp cũng thúc đẩy
và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn tới nhiều biến chứng

tim mạch (như tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành mạn tính,
bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi …). Bên cạnh đó, THA còn có thể làm
tổn thương thận và mắt[9].
Việc điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy
cơ nhồi máu cơ tim, ngăn chặn các bệnh tim mạch và nâng cao đời sống cho bệnh nhân
[53]. Có nhiều nhóm thuốc điều trị huyết áp với các cơ chế khác nhau như làm giảm
dịch và muối, hoặc làm giãn mạch, một số khác ngăn cản sự co mạch và làm hẹp lòng
mạch… từ đó làm giảm huyết áp.Thuốc có tác dụng làm giảm huyết áp trong hầu hết
các trường hợp nhưng tác dụng hạ huyết áp lại rất khác nhau tùy từng cơ thể. Tùy
thuộc vào việc đánh giá toàn trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm cũng như
những ảnh hưởng (đã có) do THA gây ra mà bác sỹ sẽ kê loại thuốc nào là phù hợp
nhất. Một số thuốc được ưu tiên lựa chọn là: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển,
thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta giao cảm.
Hiện nay, các bác sỹ có xu hướng kê đơn phối hợp thuốc ngay từ đầu để khống chế tốt
hơn huyết áp cho bệnh nhân nếu huyết áp của bạn ở mức khá cao hoặc có nhiều nguy
cơ đi kèm. Các thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ có tác dụng khi dùng thuốc và sẽ hết
khi ngừng. Do vậy, không được ngừng thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm bình
1


thường. Điều trị cần phải được duy trì lâu dài để đạt được tác dụng tốt, tránh được các
biến chứng [53].
Thực tế hầu hết bệnh nhân THA chỉ điều trị thuốc khi thấy nhức đầu, mệt hay khó
chịu ở ngực. Khi các chỉ số huyết áp trở về bình thường thì tự ý bỏ thuốc không theo
dõi, thậm chí chỉ điều trị một đợt không đến khám lại. Vì thế những biến chứng do
THA gây ra ngày càng gia tăng.
Bệnh viện đa khoa Phố Nối được thành lập và thu dung bệnh nhân điều trị từ
tháng 11 năm 2006; Bệnh viện được xếp đa khoa hạng II và là cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tuyến tỉnh của tỉnh Hưng Yên [54]. Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh, với
mô hình bệnh tật phần lớn là các bệnh mạn tính, đặc biệt là tăng huyết áp, với số lượng

bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng nhưng chưa có nghiên cứu nào được
triển khai để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả trong sử dụng thuốc điều trị THA. Do đó,
việc tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá sử dụng thuốc điều trị THA là thực sự
cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình sử
dụng thuốc và việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa Phố Nối, tỉnh Hưng Yên” với mục tiêu:
1. Phân tích hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết
áp điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh- bệnh viện đa khoa Phố Nối,tỉnh
Hưng Yên.
2. Phân tích việc tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh-bệnh viện đa khoa Phố Nối, tỉnh
Hưng Yên.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.Khái quát về bệnh tăng huyết áp (THA)
1.1.1. Định nghĩa THA
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥ 90mmHg [33], [59].
1.1.2. Phân loại THA
Bảng 1.1: Phân độ THA theo Hội Tim mạch học VN 2018 [59]
& theo ESC/ESH 2018 [33]
Phân loại
Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA giai đoạn 1 (Nhẹ)
THA giai đoạn 2 (Trung bình)

THA giai đoạn 3 (Nặng)
THA tâm thu đơn độc

Huyết áp
tâm thu (mmHg)
< 120
120- 129
130- 139
140 – 159
160 - 179
≥ 180
≥ 140

Huyết áp tâm trương
(mmHg)
và < 80
và/hoặc 80- 84
và/hoặc 85- 89
và/hoặc 90 – 99
và/hoặc 100 - 109
và/hoặc ≥ 110
và < 90

Lưu ý: Khi HATTh và HATTr nằm hai mức độ khác nhau chọn mức độ cao hơn đã
phân loại.
Bảng 1.2: Phân loại mức độ THA cho người lớn theo ACC/ AHA 2017 [24]
Phân độ THA
Bình thường
Tăng
THA độ 1

THA độ 2
Cơn THA
(cần thăm khám Bác sĩ
ngay lập tức)

HATTh (mmHg)
<120
120-129
130-139
≥ 140



Hoặc
Hoặc

HATTr (mmHg)
<80
<80
80-90
≥ 90

≥ 180

Và/ hoặc

≥ 120

3



1.1.3. Dịch tễ bệnh THA
1.1.3.1. Tình hình bệnh THA trên thế giới
Trên toàn cầu, tỷ lệ tăng huyết áp ước tính là 1,13 tỷ trong năm 2015, với tỷ lệ
hiện mắc trên 150 triệu ở trung tâm và Đông Âu. Vào năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp
chung ở người lớn là khoảng 30 - 45%, với tỷ lệ 24 và 20% ở nam giới và phụ nữ đã
được chuẩn hóa tương ứng. Tỷ lệ cao huyết áp cao này thống nhất trên toàn thế giới,
không phân biệt về tình trạng thu nhập, tức là ở các nước có thu nhập thấp, trung bình
và cao hơn. Tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến hơn với tuổi tiến triển, với tỷ lệ>
60% ở những người từ 60 tuổi trở lên. Như tuổi dân số, áp dụng lối sống ít vận động
hơn, và tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới sẽ tiếp tục
tăng. Người ta ước tính rằng số người bị tăng huyết áp sẽ tăng 15–20% vào năm 2025,
đạt gần 1,5 tỷ [33].
Tại Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2011-2014 tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 29% và
tăng theo tuổi: 18-39 là 73%; 40-59, 32,2%; và 60 tuổi trở lên, 64,9%. Tỉ lệ tăng huyết
áp được kiểm soát là 53,0% và ở người lớn tuổi từ 18-39 khả năng kiểm soát tăng
huyết áp thấp hơn những người từ 60 tuổi trở lên [49].
Ở Châu Phi, tỉ lệ được chẩn đoán THA là 10,4%. Tỉ lệ THA tăng đáng kể theo
tuổi với cả nam và nữ. Đối với người da đen châu Phi, da màu, và Ấn Độ/ Châu Á, tỉ lệ
THA ở phụ nữ gấp 2 lần ở nam giới, với khoảng cách thu hẹp ở người lớn tuổi. Đối với
người da trắng, tỉ lệ chuẩn hoá theo độ tuổi không khác biệt đáng kể theo giới tính. Tỉ
lệ THA được chẩn đoán cao nhất ở phụ nữ da màu và phụ nữ da đen châu Phi; tỉ lệ
thấp nhất là dành cho nam giới da đen châu Phi và nam giới Ấn Độ/ châu Á. Khoảng
94% những người được chẩn đoán THA được báo cáo dùng thuốc điều trị huyết áp
[50].
1.1.3.2. Tình hình bệnh THA ở Việt Nam

4



Số liệu đại diện quốc gia thu được từ Khảo sát người lớn thừa cân năm 2005 tại
Việt Nam, xác định tỉ lệ THA là 20,7% (khoảng tin cậy 95% (Cl) = 19,4 – 22,1); tỉ lệ
tiền sản giật là 41,8% (khoảng tin cậy 40,4 – 43,1). Tăng huyết áp phổ biến hơn ở nam
giới. Trong số những người bị tăng huyết áp 25,9% đã nhận thức được tăng huyết áp
của họ; 12,2% đã được điều trị, và 28% huyết áp được kiểm soát; trong số những người
tăng huyết áp được điều trị, 32,4% có huyết áp được kiểm soát [30].
Năm 2012, Ngô Quang Vân và cộng sự đã điều tra 1621 người trưởng thành với
độ tuổi trung bình là 52,0 năm (± 12,5 năm), trong đó 56,1 % là phụ nữ; 27,3% số
người tham gia phát hiện có tăng huyết áp, 26,2% sử dụng thuốc lá, và 16,1% là thừa
cân. Hơn hai phần ba số người tham gia bị THA không biết gì về tình trạng của họ.Gần
một phần tư số người tham gia được xác định bằng bảng câu hỏi đã từng gặp ít nhất
một triệu chứng đột quỵ.Tuổi tác, cư trú nông thôn và giáo dục có liên quan đến sự
hiện diện của các triệu chứng đột quỵ. Mô hình điều chỉnh cho nhân khẩu học tìm thấy
tăng huyết áp, cholesterol cao, báo cáo đau ngực nghiêm trọng, hút thuốc trước đây, và
thừa cân có liên quan đến tỷ lệ cao hơn các triệu chứng đột quỵ [26]
Năm 2010, Phùng Thị Tân nghiên cứu trên 390 bệnh nhân điều trị tăng huyết áp
tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai cho kết quả: độ tuổi trung bình của bệnh nhân
61,5 ± 8,7; độ tuổi hay gặp nhất là 61-70 (39,5%); tiếp theo là nhóm 51-60 (34,4%) và
>70 (15,1%), nhóm dưới 50 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 11,0% [19]. Nghiên cứu của
Đoàn Thị Thu Hương trên 264 bệnh nhân THA tại bệnh viện Y học cổ truyền Bộ
Công an cũng cho kết quả nhóm tuổi hay gặp là nhóm bệnh nhân cao tuổi với tuổi
trung bình là 63,3 ± 8,6 tuổi [8].
Trong nghiên cứu tại BV Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới năm 2014 của
Trần Thị Thanh Vân thì tỉ lệ có kiến thức đúng của bệnh nhân THA về sử dụng thuốc
là 44,0%. Ngoài mối liên quan với các yếu tố như trên thì còn có liên quan đến tuổi
[23].

5



1.1.4. Nguyên nhân [2]
Phần lớn tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân
(THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân.
Nguyên nhân gây THA thứ phát:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận,
thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
- Hẹp động mạch thận.
- U tủy thượng thận (Pheocromocytome).
- Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn).
- Hội chứng Cushing’s.
- Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai,
corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi …).
- Hẹp eo động mạch chủ.
- Bệnh Takayasu.
- Nhiễm độc thai nghén.
- Ngừng thở khi ngủ.
- Yếu tố tâm thần …
1.1.5. Thăm dò cận lâm sàng [10]
Bảng 1.3.Thăm dò cận lâm sàng
1. Các xét
nghiệm
thường quy

-Đường máu (tốt hơn nên làm lúc đói)
-Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, TG máu lúc đói
-Acid uric máu-Creatinin máu (kết hợp đánh giá mức lọc cầu thận)

6



2.Các xét
nghiệm bổ
sung

3.Các xét
nghiệm

-Kali và Natri máu
-Hemoglobin và Hematocrit
-Tổng phân tích nước tiểu
-Điện tâm đồ
-HbA1C [ nếu đường máu > 5,6 mmol/l (102 mg/ml) hoặc tiền sử ĐTĐ]
-Siêu âm tim
-Holter HA 24h và HA tại nhà
-Holter Điện tâm đồ nếu có loạn nhịp tim
-Siêu âm ĐM cảnh
-Siêu âm ĐM ngoại biên/bụng
-Vận tốc sóng mạch
-Chỉ số cổ chân/cánh tay
-Định lượng Protein niệu (nếu xét nghiệm que nhúng dương tính)
-Soi đáy mắt (trong THA nặng)
-THA có biến chứng: đánh giá chức năng não, tim và thận khi THA
kháng trị hoặc có biến chứng.
-Tìm kiếm THA thứ phát: định lượng Renin, Aldosterone,
Corticosteroid, Catecholamin, chụp ĐM, siêu âm thận…

Bảng 1.4. Nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và bệnh lý kết hợp ở bệnh nhân
tăng huyết áp
Yếu tố nguy cơ về


Tổn thương cơ quan đích

BTM

không có triệu chứng

Giới nam
Tuổi (≥55 tuổi ở nam,
≥65 tuổi ở nữ).
Hút thuốc.
Rối loạn Lipid máu:
-CT > 4,9 mmol/l
(190 mg/dl) và/hoặc
-LDL-C > 3,0 mmol/l
(115mg/dl) và/hoặc
-HDL-C < 1,0 mmol/l
(40mg/dl) ở nam, <
1,2 mmol/l (46 mg/dl)
ở nữ, và/hoặc

-Hiệu áp ≥ 60 mmHg (ở
người già)
-Điện tâm đồ có hình ảnh
dày thất trái hoặc
-Dày thành ĐM cảnh (IMT
> 0,9mm) hoặc có mảng
vữa.
-Vận tốc sóng mạch động
mạch đùi – ĐM cảnh > 10

m/s.
-Chỉ số cổ chân – cánh tay
<0,9.
-Bệnh thận mạn giai đoạn

7

Đái tháo đường

-Đường máu khi đói ≥ 7,0
mmol/l (126 mg/dl) trong hai lần
đo liên tiếp và/ hoặc
-HbA1c > 7% (53mmol/mol)
và/hoặc
-Đường máu sau ăn > 11,0
mmol/l (200 mg/dl)
Bệnh tim thực tổn hoặc bệnh
thận
-Bệnh mạch não: nhồi máu não,
xuất huyết não TBMN thoáng
qua
-Bệnh mạch vành: đau thắt ngực,


- TG > 1,7 mmol/l
(150 mg/dl)
Đường máu khi đói
bất thường.
Béo phì
Béo bụng

Tiền sử gia đình có
người bị bệnh tim
mạch sớm (<55 tuổi
với nam và < 65 tuổi
với nữ)

3
(MLCT:
30-60
ml/phút/1,73 m2)
-Albumine niệu vi thể (30300 mg/24 giờ) hoặc tỉ số
Albumin/Creatinin
(30300 mg/g hoặc 3,4-34
mg/mmol)

NMCT; tái tưới máu bằng can
thiệp qua da hoặc phẫu thuật.
-Suy tim, bao gồm suy tim chức
năng thất trái bảo tồn.
-Bệnh ĐM chi dưới có triệu
chứng
-CKD giai đoạn 4 (MLCT < 30
ml/ph/1,73 m2 )
Protein niệu > 300mg/24 giờ.
-Bệnh võng mạc tiến triển: xuất
huyết hoặc tiết, phù gai thị

1.2. Điều trị THA
1.2.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị THA
Xử trí THA và tất cả các YTNC khác liên quan đến biến cố tim mạch bao gồm

RLLM, rối loạn dung nạp Glucose hoặc ĐTĐ, béo phì và hút thuốc lá. Điều trị THA
phải lâu dài và có thể nguy hiểm cho bệnh nhân khi ngừng điều trị bằng thuốc hoặc
thay đổi lối sống mà không thảo luận với bác sỹ.
Khuyến cáo mục tiêu điều trị THA của Hội Tim mạch học Việt nam 2018 ở
người > 18 tuổi:

Bảng 1.5. Mục tiêu điều trị THA
Nhóm
tuổi

18-64 tuổi

THA
chung
Đích
trong
khoảng
130 đến
120 nếu

Ranh giới đích điều trị HATTh (mmHg)
THA
THA
THA
Đột quỵ,
ĐTĐ
Bệnh
BMV
TIA
thận mạn

Đích
trong
khoảng
130 đến
120 nếu

Đích <
140 – 130
nếu dung
nạp

8

Đích
trong
khoảng
130 đến
120 nếu

Đích
trong
khoảng
130 đến
120 nếu

Ranh giới
đích điều
trị
HATTr
mmHg

<80 đến
70


≥ 65 tuổi

Ranh
giưới điều
trị HATTr

dung nạp
Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp
< 80 đến
70

dung nạp
Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp
< 80 đến
70

Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp

< 80 đến
70

dung nạp
Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp
< 80 đến
70

dung nạp
Đích <
140 đến
130 nếu
dung nạp
< 80 đến
70

<80 đến
70

-Kiểm soát cùng lúc tất cả các yếu tố nguy cơ đi kèm (I, A)
-Chọn phương thức điều trị có bằng chứng giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ
về bệnh suất và tử suất tim mạch (I, A) [10].
Theo khuyến cáo mới về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA, huyết áp mục
tiêu theo ACC/AHA 2017 với người trưởng thành THA và mắc bệnh tim mạch ổn định
hoặc nguy cơ BTMDXV 10 năm ≥ 10%, HA mục tiêu khuyến cáo là < 130/80mmHg.
Theo ESC/ESH 2018 mục tiêu điều trị trước tiên được khuyến cáo là < 140/90 mmHg
ở tất cả bệnh nhân, nếu bệnh nhân dung nạp tốt HA mục tiêu ≤ 130/80mmHg, HATTh

là 120-129mmHg ở bệnh nhân < 65 tuổi, HA mục tiêu ở bệnh nhân 65-80 tuổi là 130139mmHg, khuyến cáo HATTh mục tiêu 130-139 mmHg ở bệnh nhân >80 tuổi nếu
dung nạp được; cân nhắc HATTr mục tiêu < 80mmHg cho tất cả bệnh nhân THA
không phụ thuộc vào nguy cơ và bệnh kèm của bệnh nhân [24], [33].
1.2.2.Các biện pháp điều trị
1.2.2.1. Các biện không dùng thuốc nhằm giảm huyết áp và/hoặc các yếu tố nguy
cơ tim mạch [10], [33], [44], [58]
Áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm
số thuốc cần dùng:
-Lượng muối ăn vào: hạn chế 5-6 g/ngày.
-Dùng lượng cồn vừa phải: Nam: giới hạn 20-30 g/ngày
Nữ: giới hạn 10-20 g/ngày

9


-Hằng ngày tăng cường rau củ, trái cây, ít chất béo, thay chất béo bão hoà
bằng chất béo đơn – không bão hoà, tăng ăn cá có dầu.
-Đích BMI: 23kg/m2
-Đích vòng eo: Nam: < 90cm, Nữ: <80cm
-Luyện tập thường xuyên: ≥ 30 phút/ngày, 5-7 ngày/tuần
-Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc
Bảng 1.8.Kết quả điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị THA [13]
Can thiệp
không
dùng thuốc

Giảm cân

Trọng
lượng/

cơ thể

mỡ

Chế độ ăn Tuân
thủ
uống
lành chế độ ăn
mạnh
DASH

Chế độ
giảm Na+

ăn Chế độ ăn
Na+

Tác động đối với huyết
áp tâm thu
Liều
Tăng huyết
Huyết áp
áp
bình thường
Trọng lượng cơ thể lý -5 mmHg
-2/3 mmHg
tưởng là mục tiêu tốt nhất
nhưng tối thiểu giảm 1kg
trọng lượng ở người lớn
thừa cân. Mong chờ

khoảng 1mmHg cho mỗi
1kg trọng lượng cơ thể
giảm
Chế độ ăn uống giàu trái -11 mmHg -3 mmHg
cây, rau quả, ngũ cốc và
các sản phẩm từ sữa ít chất
béo cùng với giảm hàm
lượng chất béo bão hoà và
trans I
<1.500 mg/ngày là mục -5/6 mmHg -2/3 mmHg
tiêu tối ưu nhưng giảm ít
nhất 1.000mg/ ngày ở
người lớn
3.500-5.000 mg/ngày, tốt -4/5 mmHg -2 mmHg
nhất là tiêu thụ một chế độ
ăn giàu kali
•90-150 phút/tuần
-5/8 mmHg -2/4 mmHg
•65-75% giới hạn nhịp tim

Chế độ ăn
Chế độ ăn
uống
tăng
kali
cường Kali
Thể
dục
biến dưỡng
Hoạt động thể

hữu khí
chất
Thể
dục •90-150 phút/tuần
-4 mmHg
kháng động •50%-80% lặp lại tối đa 1

10

-2 mmHg


lần
•6 bài tập, 3 set/bài tập, lặp
lại 10 lần/set
•4x2 phút (tay cầm), nghỉ -5 mmHg
Thể
dục 1phút giữa các bài tập, •8đẳng trường 10tuần

-4 mmHg

Ở những người uống rượu, -4 mmHg
giảm rượu đến:
Hạn chế đồ Lượng cồn • Nam giới: ≤2 đồ uống
uống có cồn
tiêu thụ
mỗi ngày
• Phụ nữ: ≤1 đồ uống mỗi
ngày


-3 mmHg

1.2.2.2. Điều trị bằng thuốc
Bảng 1.7. Chọn các nhóm thuốc ban đầu theo các nhóm tuổi bị tăng huyết áp [10]
Nhóm bệnh

Thuốc đầu tiên

Thêm thuốc thứ 2 nếu

Thêm thuốc thứ 3 cần

nhân

nhưng xem xét ưu

cần đạt huyết áp

đạt huyết áp

tiên

<140/90mmHg

<140/90mmHg

< 60 tuổi

CTTA/ ƯCMC


CKCa hoặc Thiazide

CKCa

+

ƯCMC/CTTA + lợi
tiểu Thiazide
>60 tuổi

CKCa
hoặc CTTA/ƯCMC
(hoặc CKCa
+
Thiazide (mặc dù
CKCa hoặc Thiazide, ƯCMC/CTTA + lợi
ƯCMC/CTTA
cũng thường hiệu nếu ƯCMC/CTTA đã tiểu Thiazide
quả)
sử dụng đầu tiên)

11


1.2.3.Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp
Bảng 1.8.Chỉ định tuyệt đối, có thể chỉ định, chống chỉ định và thận trọng đối
với các nhóm thuốc chính [10].
Nhóm thuốc
Chẹn α


ƯCMC

ƯCTT

Chỉ định tuyệt đối
Phì đại lành tính tiền liệt
tuyến
Suy tim, suy chức năng
thất trái, sau NMCT
hoặc BMV đã rõ, bệnh
thận ĐTĐ tuyp 1, dự
phòng thứ phát đột quỵe

Không dung nạp
ƯCMC, bệnh thận ĐTĐ
tuyp 2, THA có phì đại
thất trái, suy tim ở bệnh
nhân không dung nạp
ƯCMC, sau NMCT

Có thể chỉ
định

NMCT đau thắt ngực

Suy timf

CCB
(Dihydropyridin)
CCB (Nondihydropyridin)


Người già, THA tâm thu
đơn độc

Người già
đau thắt ngực

Đau thắt ngực

NMCT

Người già, THA tâm thu
đơn độc, suy tim, dự
phòng thứ phát đột quỵ

12

Chống chỉ
định tuyệt
đối

Hạ HA tư thế
đứng suy tima

Đái dầm

CKDb, bệnh
Suy thậnb,
thận ĐTĐ
bệnh mạch

tuyp 2, bệnh
máu ngoại
thận có
biênc
Protein niệu
Suy chức
năng thất trái,
sau NMCT,
không dung
nạp các loại
Suy thậnb,
thuốc chống
bệnh mạch
THA khác,
máu ngoại biên
bện thận có
Protein niệu,
suy thận mạn,
suy timb

Chẹn β

Lợi tiểu Thiazide/
tương tự Thiazide

Thận trọng

Thai nghén,
bệnh mạch
máu thậnd


Thai nghén,
bệnh mạch
máu thậnb

Cần theo dõi ở
bệnh nhân suy
timf, bệnh
mạch máu
ngoại biên,
ĐTĐ (trừ kèm
BMV)

Hen/bệnh
phổi tắc
nghẽn mãn
tính, bloc
tim (trừ
Metoprolol,
Carvedilol,
Bisoprolol)

Kết hợp với
ƯCB

Bloc tim,
suy tim
Bệnh gútg



Chú giải:
a: Suy tim khi dùng một mình
b:ƯCMC hoặc ƯCTT đều có lợi trong suy thận mạn nhưng phải dùng thận trọng,
giám sát kỹ, hỏi chuyên gia khi có suy thận rõ.
c: Lưu ý khi dùng ƯCMC và ƯCTT trong bệnh mạch máu ngoại biên vì có liên
quan bệnh mạch máu thận.
d: ƯCMC và ƯCTT có thể dùng ở bệnh mạch máu thận khi có chuyên gia giám
sát.
e: Khi kết hợp lợi tiểu Thiazide/ tương tự Thiazide.
f: Thuốc ƯCMC nay có xu hướng dùng nhiều để điều trị suy tim chủ yếu với
Metoprolol, Carvedilol Bisoprolol, Nebivolol; tuy nhiên nhóm thuốc này vẫn có thể
làm suy tim nặng lên trong một số trường hợp.
g: Lợi tiểu Thiazide/ tương tự Thiazide có thể cần thiết để kiểm soát HA ở bệnh
nhân có tiền sử gút; lý tưởng là phối hợp với Allopurinol.
Bảng 1.9: Lựa chọn thuốc cho bệnh nhân có chỉ định bắt buộc [2]

Suy tim
Sau nhồi máu cơ tim
Bệnh động mạch
vành (nguy cơ cao)
Đái tháo đường
Suy thận mạn
Dự phòng tái phát
đột quỵ

Lợi
tiểu
X

Chẹn

calci

X

X

ƯCMC ƯCTT Chẹn β
X
X

X (LT
quai)
X

X
X

X

X

X

X

X

X

X


1.2.4. Phối hợp thuốc hạ huyết áp
Lợi ích của việc điều trị phối hợp thuốc hạ huyết áp:
-Tăng hiệu quả hạ huyết áp
-Giảm tác dụng phụ: phối hợp liều thấp

13

X
X

Kháng
aldosteron
X
X


-Tăng tuân thủ (sử dụng viên thuốc phối hợp)
-Giảm chi phí.
Nguyên tắc phối hợp thuốc [33]:
- Các thuốc phối hợp với nhau có cơ chế tác dụng khác nhau.
- Có bằng chứng chứng tỏ việc phối hợp thuốc có hiệu quả hơn so với đơn trị liệu.
- Việc phối hợp có khả năng dung nạp tốt, giảm thiểu tác dụng không mong
muốn của từng thuốc.
Theo ESC/ESH 2018 và không khuyến cáo phối hợp hai thuốc thuộc nhóm ức
chế hệ renin angiotensin [33].

Lợi tiểu Thiazide

Chẹn β đưa vào liệu trình nếu có chỉ định bắt buộc

đối với ƯCB
ƯCMC hoặc
ƯCTT

CCB

Nếu mục tiêu không đạt sau 1 tháng có thể tăng liều hoặc phối hợp với thuốc khác
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ phối hợp thuốc hạ huyết áp [2], [10].
1.2.5. Phác đồ điều trị THA
Theo khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp 2018 của Hội
Tim mạch học Việt Nam [10].

14


HA ≥ 140/90 mmHg ở BN > 18 tuổi
(BN có Bệnh Tim Mạch đặc biệt Bệnh Mạch Vành HA ≥ 130/85mmHg)
Thay đổi lối sống
Điều trị thuốc theo cá nhân hóa

THA độ 1 + Nguy cơ thấp*

Tăng HA độ I + Nguy cơ TB,
Cao, Rất cao hoặc THA độ II, III

Tăng HA có chỉ định
điều trị bắt buộc

**
Lợi tiểu, ƯCMC, ƯCTT, CCB, Chẹn β*


 Bệnh mạch vành : chẹn β +
ƯCMC/ƯCTT, CCB
Suy tim: ƯCMC/ƯCTT + Chẹn β, kháng
Aldosterone , LT quai khi ứ dịch
Đột quị: ƯCMC + lợi tiểu
 Bệnh thận mạn:
ƯCMC/ƯCTT+CCB/LT
ĐTĐ: ƯCMC/ƯCTT+CCB/LT

Phối hợp 2 thuốc **
ƯCMC/ƯCTT + CCB hoặc lợi tiểu
Phối hợp 3 thuốc **
ƯCMC/ƯCTT + lợi tiểu + CCB
THA Kháng trị: Thêm kháng aldosterone hay lợi
tiểu khác, chẹn alpha hoặc chẹn bêta
Tham khảo chuyên gia về
THA

* THA độ 1 không có nhiều YTNC đi kèm có thể chậm
dùng thuốc sau một vài tháng thay đổi lối sống
. >60 tuổi: Ưu tiên lợi tiểu, CCB và không nên dùng chẹn
beta
<60 tuổi: Ưu tiên ƯCMC, ƯCTT
** Khi sử dụng 1 thuốc nhưng không đạt mục tiêu sau 1
tháng
Ưu tiên phối hợp: ƯCMC/ƯCTT + CCB hoặc lợi tiểu

Sơ đồ 1.2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp chung
và nhóm có chỉ định bắt buộc


15


×