Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

NGÔ THỊ XUÂN THU PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC và GIÁM sát BIẾN cố bất lợi TRÊN BỆNH NHÂN điều TRỊ UNG THƯ dạ dày tại BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN đội 108 LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGƠ THỊ XN THU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
VÀ GIÁM SÁT BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN BỆNH
NHÂN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGƠ THỊ XN THU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
VÀ GIÁM SÁT BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN BỆNH
NHÂN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ 8720205

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Sơn Nam
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới hai
người thầy: TS. Nguyễn Sơn Nam – Trưởng Khoa Dược – Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng Bộ môn
Dược lâm sàng – Trường đại học dược Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo bộ môn
Dược lâm sàng – trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chỉ huy Khoa và tập thể Khoa Dược đã luôn
ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn Ban giám đốc, các bác sĩ và điều dưỡng của khoa
A6 – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình tơi thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp những người ln luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, Ngày 01 tháng 04 năm 2019
Học viên


Ngô Thị Xuân Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về ung thư dạ dày............................................................. 3
1.1.1. Dịch tễ học ....................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại ung thư dạ dày.................................................................. 3
1.1.3. Điều trị ung thư dạ dày..................................................................... 5
1.1.3.1. Phẫu thuật...................................................................................... 5
1.1.3.2. Hóa trị điều trị ung thư dạ dày ........................................................ 6
1.1.3.3. Điều trị đích ................................................................................. 11
1.1.3.4. Xạ trị trong ung thư dạ dày ........................................................... 12
1.1.3.5. Lựa chọn phác đồ điều trị UTDD theo guideline của NCCN năm
2018 ........................................................................................................ 13
1.2. Phản ứng có hại và biến cố bất lợi của thuốc, phương pháp thu thập
dữ liệu trong cảnh giác dược................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm phản ứng có hại của thuốc (ADR) và biến cố bất lợi của
thuốc (ADE) ............................................................................................ 15
1.2.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu trong cảnh giác dược................ 15
1.2.2.1. Phương pháp giám sát thụ động – hệ thống báo cáo tự nguyện....... 15
1.2.2.2. Phương pháp giám sát tích cực ..................................................... 16
1.2.2.3. Báo cáo tự nguyện có chủ đích...................................................... 16
1.2.3. Các ADE thường gặp của hóa chất điều trị ung thư dạ dày ............ 16
1.2.3.1. ADE trên hệ tạo máu .................................................................... 17

1.2.3.2. ADE trên hệ tiêu hóa .................................................................... 18
1.2.3.3. ADE trên gan ............................................................................... 19
1.2.3.4. ADE trên thận tiết niệu ................................................................. 19
1.2.3.5. ADE trên da, tóc, móng................................................................. 20
1.2.3.6. Rối loạn tồn thân ........................................................................ 20
1.3. Điều trị ung thư tại Bệnh viện TƯQĐ 108 và vai trò của dược sĩ
trong pha chế tập trung .......................................................................... 21
1.3.1. Điều trị ung thư tại Bệnh viện TƯQĐ 108 ...................................... 21
1.3.2. Vai trò của dược sĩ trong pha chế tập trung .................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23


2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 23
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 23
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 24
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 27
2.3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc................................................ 27
2.3.2. Phân tích được các biến cố bất lợi ghi nhận trên bệnh nhân thông qua
hoạt động giám sát của dược sĩ lâm sàng ................................................. 27
2.3.3. Một số quy ước dùng trong nghiên cứu .......................................... 28
2.4. Xác định ADE và mức độ độc tính của ADE.................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 30
3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung thư dạ dày tại khoa
huyết học lâm sàng bệnh viện TƯQĐ 108............................................... 30
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................ 30
3.1.2. Phân tích thực trạng sử dụng hóa chất điều trị ung thư dạ dày....... 31

3.1.2.1. Đặc điểm lựa chọn phác đồ và giai đoạn ung thư........................... 31
3.1.2.2. Sự thay đổi phác đồ ...................................................................... 33
3.1.2.3. Tính phù hợp về cách dùng thuốc: dung mơi, thể tích, thời gian
truyền....................................................................................................... 33
3.1.3. Tổng hợp các thuốc dùng kèm trong phác đồ hóa chất ................... 34
3.2. Phân tích được các biến cố bất lợi ghi nhận trên bệnh nhân thông
qua hoạt động giám sát của dược sĩ lâm sàng ......................................... 35
3.2.1. Tỷ lệ ADE ghi nhận thơng qua giám sát tích cực so với thu thập trên
bệnh án hồi cứu ....................................................................................... 35
3.2.2. Phân tích ADE ghi nhận thơng qua giám sát tích cực..................... 37
3.2.2.1. Các ADE ghi nhận được trong điều trị nội trú, ngoại trú ............... 37
3.2.2.2. Phân tích các ADE trong thời gian điều trị nội trú, ngoại trú theo
mức độ độc tính ........................................................................................ 39
3.2.2.3. Phân tích các ADE theo phác đồ điều trị ...................................... 42
3.2.3. Dự phòng, xử trí các biến cố bất lợi của thuốc................................ 44
3.2.3.1. Phân tích các thuốc dự phịng nơn................................................. 44
3.2.3.2. Phân tích các thuốc kích bạch cầu................................................. 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................... 46


4.1. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung thư dạ dày tại khoa huyết học
lâm sàng bệnh viện TWQĐ 108 .............................................................. 46
4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu .................................... 46
4.1.2. Thực trạng sử dụng hóa chất điều trị ung thư dạ dày ..................... 47
4.1.2.1. Đặc điểm lựa chọn phác đồ và giai đoạn ung thư........................... 47
4.1.2.2. Sự thay đổi phác đồ ...................................................................... 50
4.1.2.3. Tính hợp lý về cách dùng thuốc ..................................................... 50
4.1.3. Phân tích các thuốc dùng kèm trong phác đồ.................................. 51
4.2. Các biến cố bất lợi ghi nhận trên bệnh nhân thông qua hoạt động
giám sát của dược sĩ lâm sàng ................................................................. 52

4.2.1. Tỷ lệ ADE ghi nhận thơng qua giám sát tích cực so với thu thập trên
bệnh án hồi cứu ....................................................................................... 53
4.2.2. Các ADE ghi nhận thơng qua giám sát tích cực.............................. 54
4.2.2.1. Các ADE ghi nhận trong điều trị nội trú, ngoại trú ....................... 54
4.2.2.2. Các ADE trong thời gian điều trị nội trú, ngoại trú theo mức độ độc
tính .......................................................................................................... 55
4.2.2.3. Các ADE theo phác đồ điều trị ...................................................... 57
4.2.3. Dự phòng, xử trí các biến cố bất lợi của thuốc................................ 58
4.2.3.1. Dự phịng chống nơn .................................................................... 58
4.2.3.2. Xử trí giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính ..................................... 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................. 62
ĐỀ XUẤT……………………………………………………………….......63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADE

Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event)

BVTƯQĐ 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

UTDD

Ung thư dạ dày


WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)

STT

Số thứ tự

NCCN

National Comprehensive Cancer Network – Mạng lưới
ung thư quốc gia Hoa Kỳ

BCTT

Bạch cầu trung tính

CTAE

Common Terminology Criteria for Adverse Events: Tiêu
chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của
Viện Ung thư quốc gia Mỹ

TNM

Tumor – Nodes – Metastasis: khối u nguyên phát – hạch

bạch huyết – di căn

AJCC UICC

American joint committee on cancer - Union for
International Cancer Control : Ủy ban Liên hợp Ung thư
Ung thư Quốc tế Hoa Kỳ - Hiệp hội Phòng chống Ung
thư Quốc tế

EGFR

Epidermal Growth Factor Receptor - thụ thể yếu tố tăng
trưởng biểu bì

IgG1

Immunoglobulin G 1: Kháng thể đơn dịng

PD-1

Programmed cell death protein 1

5-FU

Fluorouracil

DSĐH

Dược sĩ đại học


DSTH

Dược sĩ trung học

DLS

Dược lâm sàng


BC-SX

Bào chế - sản xuất

NSW-EVIQ

Viện ung thư New South Wale – Úc

ASCO

American Society of Clinical Oncology – Hiệp hội lâm
sàng về ung thư Hoa Kỳ

MASS/ESMO

Multinational

Association of Supportive Care in

Cancer/European Society for Medical Oncology: Tổ
chức đa quốc gia về chăm sóc hỗ trợ trong ung thư/ Hiệp

hội ung thư lâm sàng châu Âu
NK1

Neurokinin-1

NK1-RA

Các thuốc đối kháng receptor neurokinin-1

CINV

Chemotherapy induced nausea and vomiting: buồn nơn
và nơn do hóa trị

XP

Cisplatin + capecitabin

DI

Docetaxel + irinotecan

SOX

Oxaliplatin + tegafur

H-XP

Trastuzumab + cisplatin + capecitabin


FOLFOX 4

Oxaliplatin + calcium folinat + fluorouracil

FLOT

Oxaliplatin + calcium folinat + fluorouracil + docetaxel

XELOX

Oxaliplatin + capecitabin


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Danh mục các tài liệu tham chiếu

28

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tại thời điểm bắt

30


đầu nghiên cứu

3

Bảng 3.2. Đặc điểm lựa chọn phác đồ và giai đoạn bệnh

31

4

Bảng 3.3. Sự thay đổi phác đồ điều trị

33

5

Bảng 3.4. Phân tích về thể tích truyền và thời gian sử dụng

34

Bảng 3.5. Tổng hợp các thuốc dùng phối hợp theo từng đợt

34

6

hóa trị

7


Bảng 3.6. Các ADE theo thời điểm ghi nhận

36

8

Bảng 3.7. Các ADE theo thời điểm nội trú và ngoại trú

38

Bảng 3.8. Mức độ nghiêm trọng các ADE gặp trong thời

39

9

10

gian nội trú
Bảng 3.9. Mức độ nghiêm trọng các ADE gặp trong thời

41

gian ngoại trú

11

Bảng 3.10. Các ADE theo phác đồ điều trị

42


12

Bảng 3.11. Thuốc dự phịng nơn cho phác đồ gây nơn thấp

44

Bảng 3.12. Thuốc dự phịng nơn cho phác đồ gây nơn trung

44

13
14

bình, cao
Bảng 3.13. Thuốc kích bạch cầu

45

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1

Tên bảng
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trang
24



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng như ở
Việt Nam và đứng hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa. Mặc dù tỷ lệ
mắc có giảm trong những thập niên gần đây nhưng cho đến nay vẫn còn là
nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do ung thư trên toàn cầu [62]. Theo cơ sở dữ
liệu của GLOBOCAN năm 2018, UTDD đứng thứ 5 sau ung thư phổi, vú, đại
trực tràng và tiền liệt tuyến [62]. Tại Việt Nam, trong cơ sở dữ liệu
GLOBOCAN của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2018, UTDD đứng thứ 4 sau ung
thư vú, gan và phổi [62].
Cho đến nay phẫu thuật vẫn giữ vai trò quyết định trong điều trị ung thư
dạ dày. Điều trị tồn thân (hóa chất, điều trị đích) giúp kéo dài thời gian sống
và cải thiện chất lượng sống, đặc biệt là các trường hợp bệnh giai đoạn muộn,
tái phát hoặc di căn [6]. Ba thử nghiệm lâm sàng hóa trị liệu sau phẫu thuật cho
thấy lợi ích sinh tồn đáng kể so với phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày [37].
Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện chuyên khoa sâu, tuyến cuối của toàn
quân. Từ ngày 01/09/2010, khoa Dược tiến hành triển khai pha chế tập trung
thuốc ung thư cho tất cả các khoa có nhu cầu sử dụng thuốc điều trị ung thư.
Qua đó, nhóm đa ngành (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) đã phối hợp, đồng thời
giám sát chéo để đảm bảo tính tốn và pha chế chính xác liều dùng thuốc điều
trị ung thư cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn chưa triển khai được
mơ hình dược lâm sàng chăm sóc bệnh nhân ung thư và do đó dược sĩ chưa
tham gia giám sát được đầy đủ vào các tất cả các giai đoạn của quy trình sử
dụng thuốc. Đặc biệt, từ tháng 6 năm 2018, khoa Huyết học lâm sàng thành lập
khu điều trị ban ngày, rút ngắn ngày điều trị nội trú của bệnh nhân. Số ngày
điều trị của bệnh nhân nội trú truyền hóa chất từ 5 – 7 ngày giảm còn 1 – 2
ngày. Số lượng bệnh nhân ung thư dạ dày càng ngày càng đơng gây khó khăn
cho bác sĩ, điều dưỡng trong việc theo dõi, giám sát sử dụng thuốc cũng như
theo dõi các biến cố bất lợi trên bệnh nhân nhất là khi bệnh nhân điều trị ngoại
1



trú. Với mong muốn có một cái nhìn khái qt về thực trạng sử dụng thuốc
trong điều trị ung thư dạ dày, cũng như về vai trò của dược sĩ trong giám sát
các biến cố bất lợi trên bệnh nhân, nhằm cải thiện chất lượng điều trị đối với
bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư dạ dày nói riêng tại khoa
Huyết học lâm sàng, chúng tơi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng
thuốc và giám sát biến cố bất lợi trên bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung thư dạ dày tại khoa
Huyết học lâm sàng bệnh viện TƯQĐ 108 về các khía cạnh: lựa chọn phác đồ,
liều lượng, cách dùng, thời gian dùng và các thuốc dùng kèm.
2. Phân tích được các biến cố bất lợi ghi nhận trên bệnh nhân thông qua
hoạt động giám sát của dược sĩ lâm sàng.
Từ đó xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng hóa chất điều trị ung
thư dạ dày để hạn chế biến cố bất lợi của thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và
an toàn cho người bệnh.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về ung thư dạ dày
1.1.1. Dịch tễ học
Trong cơ sở dữ liệu GLOBOCAN của Tổ chức Y tế Thế giới, năm
2018, ung thư dạ dày (UTDD) đứng thứ 5 sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng
và tiền liệt tuyến [62]. Điều này có một sự thay đổi đáng kể từ những ước tính
đầu tiên vào năm 1975 khi ung thư dạ dày là ung thư phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc
UTDD thay đổi theo các vùng địa lý khác nhau. Tỷ lệ cao nhất ở Đông Á, Đông
Âu và Nam Mỹ, trong khi tỷ lệ thấp nhất là ở Bắc Mỹ và các bộ phận khác của
Châu Phi. UTDD phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, ở cả nước phát triển và đang

phát triển. Cũng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa các nhóm dân tộc
khác nhau trong cùng một khu vực. Có khác biệt về tỷ lệ mắc và tử vong từ Bắc
đến Nam đã được quan sát thấy ở một số quốc gia, khu vực phía bắc có nguy
cơ tử vong cao hơn so với các khu vực phía nam, các vùng Andean ở Nam Mỹ
và Đông Âu, trong khi tỷ lệ thấp nhất là ở Bắc Mỹ, Bắc Âu và hầu hết các nước
ở Châu Phi và Đơng Nam Á. Cũng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa
các nhóm dân tộc khác nhau trong cùng khu vực [62].
Theo tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN thống kê năm 2018, Việt
Nam với số dân là 94.491.142 người, trong năm 2018 có 164.671 ca ung thư
mới mắc, có 114.871 người tử vong do ung thư và 300.033 người đang sống
chung với ung thư. Trong đó UTDD có 17.527 ca ung thư mới mắc trong năm
2018 cho cả 2 giới và tất cả các lứa tuổi [62].
1.1.2. Phân loại ung thư dạ dày
- Phân loại giai đoạn ung thư dạ dày theo Adachi (1994) [9]
+ Dukes A: ung thư ở niêm mạc, dưới niêm mạc, hoặc vào lớp cơ thành
dạ dày.
+ Dukes B: ung thư đã lan tới lớp thanh mạc
+ Dukes Ca: di căn từ 1 – 6
3


+ Dukes Cb: di căn từ 7 hạch trở nên
+ Dukes D: di căn xa
- Xếp phân loại TNM theo AJCC UICC 2017 [61]
T(Primary Tumor)
Tx
Không đánh giá được u nguyên phát
T0

Khơng có u ngun phát


Tis

Ung thư tại chỗ

T1

U khu trú ở lớp niêm mạc, cơ niêm và dưới niêm mạc

T1a

U khu trú ở niêm mạc và cơ niêm

T1b

U xâm lấn hạ niêm mạc

T2

U lan tới lớp cơ

T3

U xâm lấn mô liên kết dưới thanh mạc, chưa xâm lấn phúc
mạc tạng và cấu trúc lân cận
U xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng) hoặc cấu trúc lân
cận

T4
T4a


U xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng)

T4b

U xâm lấn cấu trúc lân cận

N (Regional Lymph Nodes): Hạch lympho vùng
Nx
Không đánh giá được hạch vùng
N0

Không di căn hạch vùng

N1

Di căn 1-2 hạch vùng

N2

Di căn 3-6 hạch vùng

N3

Di căn từ 7 hạch vùng trở lên

N3a

Di căn từ 7-15 hạch vùng


N3b

Di căn từ 16 hạch trở lên

M (Distant Metastasis): Di căn xa
M0

Khơng có di căn xa

M1

Di căn xa

4


- Xếp giai đoạn ung thư dạ dày theo AJCC UICC 2017 [61]
T

N

M

Giai đoạn

Tis

N0

M0


0

T1

N0

M0

I

T2

N0

M0

I

T1

N1, N2, or N3

M0

IIA

T2

N1, N2, or N3


M0

IIA

T3

N0

M0

IIB

T4a

N0

M0

IIB

T3

N1, N2, or N3

M0

III

T4a


N1, N2, or N3

M0

III

T4b

N bất kỳ

M0

IVA

T bất kỳ

N bất kỳ

M1

IVB

1.1.3. Điều trị ung thư dạ dày
1.1.3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với ung thư dạ dày. Điều trị
tốt nhất là cắt rộng tổn thương và vét hạch khu vực tối đa trong điều kiện có thể
được.
Ở giai đoạn muộn, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệu chứng nhằm
cải thiện chất lượng sống của người bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các

phương pháp điều trị tiếp theo hy vọng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Nguyên tắc trong phẫu thuật dạ dày bao gồm: phẫu thuật cắt rộng tổn
thương u, vét hạch khu vực và lập lại lưu thông tiêu hóa.
Đối với tổn thương u: diện cắt phía trên cách bờ trên tổn thương tối thiểu
từ 5-6 cm, phía dưới được cắt tá tràng qua môn vị 2-3cm.
Đối với hạch khu vực: Vét hạch trong điều trị ung thư dạ dày là một chủ
5


đề còn nhiều tranh luận. Khác với trường phái Âu – Mỹ, các phẫu thuật viên
Nhật Bản ủng hộ quan điểm vét hạch rộng rãi. Các nhà ung thư Nhật Bản phân
chia hạch khu vực của ung thư dạ dày thành 16 nhóm và vét hạch chia thành
các chặng D1, D2, D3 với các nhóm hạch tương ứng tùy thuộc vào vị trí u
ngun phát [9].
1.1.3.2. Hóa trị điều trị ung thư dạ dày
Hóa trị điều trị ung thư dạ dày có thể được áp dụng như là biện pháp
chính khi ung thư đã có di căn xa, hoặc cũng có thể dùng như biện pháp điều
trị hỗ trợ trước phẫu thuật (Neo-adjuvant) và điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật
(adjuvant), ngồi ra hố chất có thể phối hợp với xạ trị để nâng cao kết quả của
điều trị. Tất cả các biện pháp đều nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao
chất lượng sống cũng như tăng thời gian sống cho người bệnh [55].
 Hóa xạ trị đồng thời bổ trợ
Một thử nghiệm lớn gần đây tại Mỹ do Intergroup trial 0116 tiến hành trên
các bệnh nhân ung thư dạ dày đã được phẫu thuật, gồm 556 bệnh nhân chia 2
nhóm, một nhóm được điều trị hố xạ trị đồng thời, nhóm kia được quan sát
theo dõi. Kết quả theo dõi 3 năm cho thấy thời gian sống khơng bệnh so sánh
giữa 2 nhóm là 48% và 31%; thời gian sống toàn bộ là 50% và 41%; thời gian
sống trung bình theo tháng là 36 tháng và 27 tháng. Từ kết quả nghiên cứu này
đã làm thay đổi quan điểm điều trị ung thư dạ dày tại Mỹ, trước đây ung thư dạ
dày sau phẫu thuật triệt căn không phải điều trị mà chỉ theo dõi, nhưng nay phác

đồ chuẩn sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Mỹ là điều trị bổ trợ hoá xạ trị đồng
thời. Tuy nhiên phần lớn những bệnh nhân trong thử nghiệm này là ở T3, T4
và 85% có di căn hạch vùng [47]. Phương thức điều trị cụ thể như sau:
Hoá trị phác đồ FUFA x đợt 1
5FU 425mg/m2/ngày x 5 ngày truyền tĩnh mạch
Leucovorin 20mg/m2/ngày x 5 ngày truyền tĩnh mạch

6


Hoá trị phác đồ FUFA x đợt 2 tiến hành sau 1 tháng kết hợp xạ trị tổng liều
45Gy, 1,8Gy/ngày đồng thời với hoá chất
5FU 400mg/m2/ngày x 7 ngày truyền tĩnh mạch (4 ngày đầu tiên và 3 ngày cuối
cùng của xạ trị).
Leucovorin 20mg/m2/ngày x 7 ngày truyền tĩnh mạch (4 ngày đầu tiên và 3
ngày cuối cùng của xạ trị).
Hoá trị phác đồ FUFA x đợt 3 và 4 tiến hành 1 tháng sau khi hoá-xạ trị đồng
thời kết thúc.
5FU 425mg/m2/ngày x 5 ngày truyền tĩnh mạch
Leucovorin 20mg/m2/ngày x 5 ngày truyền tĩnh mạch
 Hóa trị liệu bổ trợ
Cho tới nay đã có hơn 30 thử nghiệm với các thuốc khác nhau, được áp dụng
cho điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư dạ dày, tuy nhiên các thử nghiệm cho
kết quả khác nhau, một số thử nghiệm ủng hộ hóa trị bổ trợ, một số khác cho
kết quả khơng mong muốn [29].
Một phân tích lớn gần đây, đánh giá kết quả 12 thử nghiệm lâm sàng, được
tiến hành tại châu á và Tây âu (bao gồm một thử nghiệm lớn tại Nhật bản), tiêu
chuẩn là bệnh nhân sau khi được phẫu thuật triệt căn vét hạch D2, giai đoạn IIIII, phải đáp ứng R 0 (-) tức là diện u phải khơng cịn tế bào UT, sau đó bệnh
nhân sẽ được sử dụng đơn hố chất TS1 (đây là một thuốc có sự phối hợp giữa
Tegafur và gimeracil, oteracil). Kết quả phân tích cho thấy TS1 có vai trị bổ

trợ sau phẫu thuật, nhóm uống TS1 cho kết quả cải thiện thời gian sống 3 năm
là 80,1% và 70,1% (nhóm chỉ phẫu thuật). Do vậy hiện nay tại Nhật Bản và
một số nước châu âu đã áp dụng TS1 cho điều trị bổ trợ ung thư dạ dày sau
phẫu thuật.
Phương thức điều trị cụ thể: áp dụng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn
II-III, được phẫu thuật triệt căn vét hạch D2, diện cắt không còn tế bào UT, bắt
đầu sử dụng TS1 trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật.
7


TS1 40mg/m2x 2 lần/ngày x 28 ngày uống, 14 ngày nghỉ, chu kỳ 6 tuần, sử
dụng thuốc trong 1 năm [31], [55].
 Hoá trị bổ trợ trước
Hoá trị bổ trợ trước thường được biết đến với mục đích làm giảm giai đoạn,
giúp cho phẫu thuật được dễ dàng, ngoài ra nó cịn giúp ngăn cản di căn xa ở
những bệnh nhân có nguy cơ cao giai đoạn T3-4, có dịch màng bụng dương
tính, thể chai. Phương pháp này được áp dụng cho các bệnh nhân có thể phẫu
thuật và bệnh nhân được cho là khơng thể mổ (chưa có di căn xa) tại thời điểm
chẩn đốn. Đã có một số thử nghiệm tiến hành so sánh nhóm được hóa trị sau
đó phẫu thuật, nhóm kia chỉ phẫu thuật. Kết quả cho thấy nhóm kết hợp tốt hơn
về thời gian sống khơng tái phát cũng như sống tồn bộ và tỷ lệ được phẫu thuật
triệt căn cao hơn ở nhóm được hoá trị [29].
Thử nghiệm Magic: đây là một thử nghiệm lớn được tiến hành ở Anh với
503 bệnh nhân, chủ yếu là ung thư dạ dày (74%), ung thư thực quản 1/3 dưới
(11%), đoạn nối thực quản dạ dày (15%); bệnh nhân sẽ được chia làm 2 nhóm,
một nhóm được phẫu thuật đơn thuần, nhóm cịn lại được điều trị 3 đợt hoá
chất bổ trợ trước ECF (Epirubicin, cisplatin và 5FU), sau đó sẽ được phẫu thuật
và điều trị tiếp 3 đợt ECF bổ trợ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhóm được
hóa trị có sự cải thiện thời gian sống 5 năm từ 23% lên 36%; giảm tỷ lệ tái phát
tại chỗ từ 21% xuống 14%, tỷ lệ tái phát di căn xa từ 37% xuống 24% [24].

 Hóa xạ trị bổ trợ trước
Chủ yếu áp dụng cho điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn tại chỗ, chưa
có di căn xa, mục đích chủ yếu chuyển từ giai đoạn khơng phẫu thuật được
thành giai đoạn có thể phẫu thuật. Đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu
cho thấy hoá xạ trị bổ trợ trước có thể thay đổi 70% từ giai đoạn khơng phẫu
thuật được, thành giai đoạn phẫu thuật được, trong đó 30% đạt tỷ lệ thối lui
hồn tồn về giải phẫu bệnh [55].

8


 Hóa trị liệu trong ung thư dạ dày giai đoạn muộn
Mục tiêu của hoá trị liệu là giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện thời gian sống
cho người bệnh. Đã có rất nhiều các thử nghiệm lâm sàng so sánh hố trị liệu
và chăm sóc hỗ trợ, kết quả cho thấy hoá trị liệu cải thiện thời gian sống 6 tháng
so với bệnh nhân chỉ được chăm sóc hỗ trợ.
Đơn hoá trị liệu [7], [32]:
Hoá chất kinh điển: được áp dụng từ nhưng năm 1990, thường đạt được
sự thoái lui bệnh dưới 6 tháng, hiếm khi đạt được sự thối lui hồn tồn. Các
thuốc cũ gồm bleomycin, mitomycin-C, methotrexat, 5-fluorouracil(5FU), etoposid, cisplatin và doxorubicin. Hoá chất mới: cho kết quả đáp ứng và
thời gian sống cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ độc tính cao hơn, thời gian sống trung
bình khoảng 9 tháng. Các thuốc mới bao gồm taxanes (docetaxel
và paclitaxel), irinotecan, vinorelbin, fluoropyrimidin dạng uống (Capecitabin
và TS1).
Đa hoá trị liệu [7], [32]:
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được, đa hoá trị liệu cho kết
quả tăng cao tỷ lệ đáp ứng so đơn hoá trị liệu, tuy nhiên thời gian sống được
cải thiện không đáng kể so đơn hoá trị liệu (những thử nghiệm này sử dụng các
thuốc kinh điển trong phác đồ, mà chưa có các thuốc mới)
Phác đồ có cisplatin:

Cisplatin + TS1: có hiệu quả cao ở nhóm bệnh nhân châu á, một thử nghiệm
Spirits đã chứng minh được nhóm điều trị cisplatin + TS1 cho tỷ lệ đáp ứng,
thời gian sống trung bình cao hơn so với nhóm chỉ điều trị TS1 đơn thuần
(54%><31%; 11 tháng ><13 tháng).
ECF (Epirubicin, cisplatin, 5FU): cho tỷ lệ đáp ứng 41%
ECX (Epirubicin, cisplatin, Xeloda): cho tỷ lệ đáp ứng 46%
EOF (Epirubicin, oxaliplatin, 5FU): cho tỷ lệ đáp ứng 42%
EOX (Epirubicin, oxaliplatin, Xeloda): cho tỷ lệ đáp ứng 48%
9


Thời gian sống tồn bộ có xu hướng cải thiện ở phác đồ có sử dụng xeloda,
oxaliplatin, độc tính ít hơn ở phác đồ oxaliplatin.
Phác đồ có anthracyclin + 5FU:
FAM (5-FU, doxorubicin và mitomycinC)
FAMTX(methotrexat liều cao, 5-fluorouracilvà doxorubicin).
EAP và ELF: EAP (etoposid, doxorubicin và cisplatin) so sánh với FAMTX,
cho tỷ lệ đáp ứng thấp hơn và độc tính cao hơn; ELF (etoposid, 5-FU
và leucovorin) phù hợp cho bệnh nhân già trên 65 tuổi và có vấn đề về tim
mạch.
Phác đồ có Taxan (Paclitaxel và docetaxel)
Paclitaxel và cisplatin: cho tỷ lệ đáp ứng 43-49%, thời gian sống trung bình 913 tháng.
Paclitaxel và cisplatin, 5FU: cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, thời gian sống được cải
thiện, tuy nhiên tai biến nhiều, độc tính nặng nề hơn.
Docetaxel, cisplatin, 5FU hoặc xeloda (TCF): phác đồ TCF so với CF, tỷ lệ đáp
ứng, thời gian sống không bệnh tiến triển, sống 2 năm cao hơn ở phác đồ có
Docetaxel (37%>< 25%; 5,6 tháng >< 3,7 tháng; 18%>< 9%). Phác đồ TCF
được xác chuẩn cho điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn tại Châu Âu và Mỹ.
Docetaxel và xeloda: cho tỷ lệ đáp ứng 39-46%; thời gian sống không bệnh tiến
triển 4,2-6,1 tháng; thời gian sống tồn bộ trung bình 8,4-15,8 tháng.

Phác đồ có Oxaliplatin: các nghiên cứu đã chứng minh phác đồ có Oxaliplatin
khơng những có hiệu quả trong ung thư đại trực tràng, mà nó cịn có hiệu quả
trong ung thư dạ dày, thực quản.
EOF-EOX (Epirubicin, Oxaliplatin, 5FU- Epirubicin, Oxaliplatin, Xeloda)
FOLFOX (Leucovorin, 5FU, Oxaliplatin)
XELOX (Oxaliplatin, Xeloda)

10


Các phác đồ có oxaliplatin cho tỷ lệ đáp ứng 40-67%, thời gian sống trung bình
8-15 tháng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi thay thế cisplatin bởi oxaliplatin,
cho kết quả như nhau, tuy nhiên tác dụng phụ của oxaliplatin ít hơn.
Phác đồ có Irinotecan:
Irinotecan + cisplatin cho tỷ lệ đáp ứng 58%, thời gian sống trung bình 9 tháng.
Irinotecan + docetaxelcho tỷ lệ đáp ứng 26%, thời gian sống trung bình 7,3
tháng.
Irinotecan + docetaxel + cisplatin cho tỷ lệ đáp ứng 54%, thời gian sống khơng
bệnh và tồn bộ là 7,1 và 11,9 tháng.
Irinotecan + fluoropyrimidines:
Phác đồ FOLFIRI > 5-FU/leucovorin tỷ lệ đáp ứng 40%><27%; sống trung
bình khơng bệnh tiến triển và toàn bộ 6,9 tháng><4,9 tháng; 11,3 tháng><9,5
tháng.
Phác đồ Irinotecan + Xeloda cho tỷ lệ đáp ứng 44%, thời gian sống trung bình
11 tháng.
Irinotecan + oxaliplatin (FOLFOXIRI): (irinotecan, oxaliplatin, leucovorin, 5fluorouracil đây là một phác đồ cho kết quả ấn tượng với tỷ lệ đáp ứng 67%,
thời gian sống trung bình khơng bệnh tiến triển và chung là 9,6 tháng và 14,8
tháng.
1.1.3.3. Điều trị đích
- Yếu tố có đích là EGFR: khoảng 25% ung thư dạ dày giai đoạn muộn có bộc

lộ yếu tố phát triển biểu mơ loại týp II EGFR (Her 2/neu), có tỷ lệ tương tự
trong UT vú, hay xảy ra ở týp ruột hơn týp lan tỏa (32%><6%) [32].
- Trastuzumab: là một kháng thể đơn dịng kháng lại yếu tố phát triển biểu mơ
Her 2/neu, chủ yếu được áp dụng trong ung thư vú. Hiệu quả của trastuzumab
trong ung thư dạ dày giai đoạn muộn có Her 2/neu (+), đã được chứng minh
trong thử nghiệm pha 3 ToGA, bệnh nhân phải có Her 2/neu (+3) hoặc Fish
(+), capecitabin + cisplatin + trastuzumab, kết quả cho thấy nhóm có
11


trastuzumab có tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống trung bình cao hơn, tỷ lệ đáp ứng
47%><35%; sống trung bình 13,8 tháng><11,1 tháng [55], [32].
- Ramucirumab: là một kháng thể đơn dòng IgG1 ở người được sản xuất từ các
tế bào murine (NS0) bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Ramucirumab kết hợp
với paclitaxel được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân trưởng thành bị ung thư
dạ dày tiến triển hoặc ung thư biểu mô tuyến thực quản tiến triển [60].
- Pembrolizumab là một kháng thể đơn dịng có ái lực gắn kết cao tại thụ thể
PD-1, làm cho PD-1 khơng gắn kết được các phối tử của nó vì vậy có tác dụng
ức chế kép con đường PD-1 bao gồm cả PD-L1 và PD-L2. Bằng cách ức chế
sự gắn kết thụ thể PD-1 với các phối tử PD-L1 và PD-L2, pembrolizumab tái
kích hoạt tế bào lympho T và hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.
Pembrolizumab có tác dụng điều trị ung thư dạ dày tiến triển hoặc di căn [58].
- Cetuximab: là một kháng thể đơn dịng ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu
mơ (EGFR), nó được chứng minh trong một thử nghiệm pha 2 ung thư dạ dày
thực quản giai đoạn muộn, khi kết hợp hoá trị liệu cho tỷ lệ đáp ứng 50%, sống
trung bình 10 tháng [55].
Các phân tử nhỏ ức chế men tyrosine kinase:
- Lapatinib: là một phân tử thuốc nhỏ có tác dụng ngăn cản yếu tố phát triển
biểu mô týp I và týp II (Her 2/neu), qua ức chế men tyrosin kinase. Tuy nhiên
nó đang được nghiên cứu kết hợp với paclitaxel theo tuần, bước đầu cho kết

quả nhiều hứa hẹn.
Gefitinib, erlotinib: đang được nghiên cứu trong ung thư dạ dày thực quản giai
đoạn muộn [55].
1.1.3.4. Xạ trị trong ung thư dạ dày
Thường dùng nguồn xạ từ ngoài vào hoặc Co 60 hoặc gia tốc – Xạ trị
thường được chỉ định để tiêu diệt nốt số lượng nhỏ tế bào ung thư cịn sót lại
hoặc khơng thể lấy hết bằng phẫu thuật. Tác dụng phụ của xạ trị như bỏng da

12


mức độ nhẹ, nôn, buồn nôn, ỉa chảy… thường giảm hẳn sau 2-3 tuần ngừng xạ
trị [29].
1.1.3.5. Lựa chọn phác đồ điều trị UTDD theo guideline của NCCN năm 2018
[42]
- Hóa chất trước và sau phẫu thuật (3 chu kỳ trước phẫu thuật và 3 chu kỳ sau
phẫu thuật):
 Fluoropymidin và oxaliplatin
 Fluorouracil, leucovorin, oxaliplatin, và docetaxel (FLOT) (khuyến cáo loại
1)
 Fluorouracil và cisplatin
- Hóa trị trước phẫu thuật:
 Ưu tiên: Paclitaxel và carboplatin; Fluorouracil và oxaliplatin
 Lựa chọn khác: Fluorouracil và cisplatin; Paclitaxel và fluoropyrimidine
(fluorouracil hoặc capecitabin)
- Hóa trị sau phẫu thuật: Fluoropyrimidin (fluorouracil hoặc capecitabin)
 Đối với bệnh nhân vừa phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, vét hạch D2): ưu tiên
capecitabin và oxaliplatin (XELOX)
- Điều trị hệ thống cho bệnh di căn, tái phát, tiến triển tại chỗ không phẫu thuật
được (khi điều trị tại chỗ không được chỉ định)

+ Trastuzumab là lựa chọn đầu nếu HER 2 dương tính
 Có thể kết hợp với Fluoropyrimidin và cisplatin (khuyến cáo loại 1)
 Có thể kết hợp với nhiều phác đồ khác (khuyến cáo loại 2B)
Điều trị bước 1:
Phác đồ ưu tiên:
+ Fluoropyrimidin (fluorouracil hoặc capecitabin) và cisplatin (khuyến cáo loại
1)
+ Fluoropyrimidin (fluorouracil hoặc capecitabin) và oxaliplatin.
13


Phác đồ khác
+ Paclitaxel với cisplatin hoặc carboplatin
+ Docetaxel với cisplatin
+ Fluoropyrimidin (fluorouracil hoặc capecitabin)
+ Docetaxel
+ Paclitaxel
+ Fluorouracil và irinotecan
+ Docetaxel, cisplatin và fluorouracil
+ Docetaxel, oxaliplatin và fluorouracil
+ Docetaxel, carboplatin và fluorouracil (khuyến cáo loại 2B)
+ ECF (Epirubicin, cisplatin, và fluorouracil ) (khuyến cáo loại 2B)
+ Epirubicin, oxaliplatin và fluorouracil
+ Epirubicin, cisplatin, và capecitabine
+ Epirubicin, oxaliplatin và capecitabine
Điều trị bước 2:
Phác đồ ưu tiên
+ Ramucirumab và paclitaxel (khuyến cáo loại 1)
+ Docetaxel (khuyến cáo loại 1)
+ Paclitaxel (khuyến cáo loại 1)

+ Irinotecan (khuyến cáo loại 1)
+ Fluorouracil và irinotecan
+ Pembrolizumab
Phác đồ khác:
+ Ramucirumab (khuyến cáo loại 1)
+ Irinotecan và cisplatin
+ Pembrolizumab
+ Docetaxel và irinotecan (khuyến cáo loại 2B)

14


1.2.

Phản ứng có hại và biến cố bất lợi của thuốc, phương pháp thu thập
dữ liệu trong cảnh giác dược

1.2.1. Khái niệm phản ứng có hại của thuốc (ADR) và biến cố bất lợi của
thuốc (ADE)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1972 đã đưa ra định nghĩa về phản
ứng có hại của thuốc (ADR) như sau: “Phản ứng có hại của thuốc là một phản
ứng độc hại, khơng định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người bệnh
để phịng bệnh, chẩn đốn hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng
sinh lý’’[5].
Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, dùng
sai liều, dùng liều cao có chủ đích hoặc vơ tình.
Theo WHO định nghĩa: “Biến cố bất lợi của thuốc là những tai biến có
thể xảy ra trong q trình điều trị bằng thuốc nhưng khơng nhất thiết phải do
q trình điều trị gây ra”[53]. Như vậy, ADR là một phần của ADE, thuật ngữ
ADE có thể bao hàm cả những tác hại do thuốc gây ra (ADR và quá liều) và

những tác hại do việc sử dụng thuốc (bao gồm cả giảm và ngừng trị liệu)[20].
1.2.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu trong cảnh giác dược
1.2.2.1. Phương pháp giám sát thụ động – hệ thống báo cáo tự nguyện
Hệ thống báo cáo tự nguyện là một hệ thống trong đó nhân viên y tề và
các cơng ty dược phẩm tự nguyện nộp các báo cáo về biến cố bất lợi của thuốc
cho cơ quan có thẩm quyền quản lý các báo cáo này. Đây là hệ thống thu thập
thông tin quan trọng nhất, chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động Cảnh giác
Dược. Tuy nhiên, do khơng có cơng cụ, hệ thống giám sát, hướng dẫn cụ thể
nên phương pháp này phụ thuộc sự tự nguyện và tỷ lệ báo cáo thấp, thiếu dữ
liệu, sai số lớn, không biết chính xác số lượng bệnh nhân tiếp xúc với thuốc
nghi ngờ, vì vậy khơng lượng giá được tỷ lệ, ước lượng được nguy cơ và các
yếu tố nguy cơ liên quan đến ADR, đặc biệt là các trường hợp tử vong do ADR
không được ghi nhận đầy đủ [5].
15


1.2.2.2. Phương pháp giám sát tích cực
Giám sát tích cực là sử dụng các biện pháp can thiệp chủ động để theo
dõi các ADR. Bệnh nhân được theo dõi một cách chủ động và tất cả các biến
cố có hại do thuốc xảy ra ngay sau khi bắt đầu điều trị đều được báo cáo. Việc
thu thập các báo cáo được thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ từ những
bệnh viện, trung tâm, phòng khám ngoại trú và các cơ sở trọng điểm. Các biến
cố có hại được phát hiện bằng câu hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc theo dõi hồ sơ
bệnh án [44]. Có nhiều hình thức triển khai phương pháp giám sát tích cực trong
đó đáng chú ý là phương pháp theo dõi biến cố thuần tập, là một hình thức theo
dõi chủ động có bản chất giống như một nghiên cứu quan sát thuần tập, tiến
cứu các biến cố bất lợi liên quan đến một hoặc nhiều loại thuốc. Theo dõi biến
cố thuần tập là một quá trình tiến cứu, tiến hành từ khi người bệnh bắt đầu sử
dụng thuốc, biến động (người bệnh mới được bổ sung vào nhóm theo dõi trong
q trình thực hiện chương trình) và theo dõi dọc trong một khoảng thời định

trước để ghi nhận các biến cố bất lợi xuất hiện trong quá trình điều trị [5].
1.2.2.3. Báo cáo tự nguyện có chủ đích
Đây là phương pháp kết hợp được một số ưu điểm của phương pháp báo
cáo tự nguyện và phương pháp giám sát tích cực, tập trung vào việc thu thập
dữ liệu về một nhóm phản ứng có hại của thuốc trên một bệnh nhân được xác
định rõ ràng trước đó. Cán bộ nhân viên y tế chăm sóc và điều trị cho những
bệnh nhân này được tập huấn để phát hiện và báo cáo các ADR trên bệnh nhân
trong quá trình điều trị [5].
1.2.3. Các ADE thường gặp của hóa chất điều trị ung thư dạ dày
Tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại điều trị ung thư dạ dày nào,
nhưng đối với mỗi cá thể là khác nhau. Một số người có nhiều tác dụng phụ,
một số khác ít có tác dụng phụ.
Hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ vì nó có thể làm hỏng các tế bào khỏe
mạnh vì nó giết chết các tế bào ung thư. Tác dụng phụ có thể phát triển bất cứ
16


×