Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGUYỄN THỊ LINH PHÂN TÍCH TÍNH LIÊN tục TRONG sử DỤNG THUỐC điều TRỊ BỆNH mạn TÍNH ở GIAI đoạn NHẬP VIỆN tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT xô THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG điều SOÁT THUỐC LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LINH

PHÂN TÍCH TÍNH LIÊN TỤC TRONG
SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠN TÍNH
Ở GIAI ĐOẠN NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT XÔ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU SOÁT THUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LINH

PHÂN TÍCH TÍNH LIÊN TỤC TRONG
SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠN TÍNH
Ở GIAI ĐOẠN NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT XÔ


THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU SOÁT THUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ 8720205
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thúy Vân

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến:
PGS.TS. Phạm Thị Thúy Vân – Trường Đại học Dược Hà Nội
ThS. Đồng Thị Xuân Phương – Trường Đại học Dược Hà Nội
Là hai người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, ThS. Phạm Thị
Diệu Huyền, dược sĩ bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ
cho tôi trong khoảng thời gian nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thảo và các thầy, cô bộ môn
Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội, đã nhiệt giảng dạy và cho tôi những
kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, các
anh, chị Bác sĩ, Điều dưỡng các khoa lâm sàng đã hỗ trợ tôi trong thời gian thu
thập số liệu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em trong chuyên ngành Dược
lý – Dược lâm sàng Cao học 22 đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè thân yêu,

đã luôn ở bên cổ vũ, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn và vững bước trên
con đường của mình.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Linh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Khái niệm và một số khía cạnh về tính liên tục trong sử dụng thuốc ......... 3
1.1.1. Khái niệm về tính liên tục trong chăm sóc sức khỏe và liên tục trong sử dụng
thuốc ............................................................................................................................ 3
1.1.2. Một số khía cạnh về tính liên tục trong sử dụng thuốc ..................................... 4
1.2. Tổng quan về hoạt động điều soát thuốc ........................................................... 6
1.2.1. Khái niệm điều soát thuốc ................................................................................. 6
1.2.2. Quy trình điều soát thuốc .................................................................................. 7
1.2.3. Vai trò của các nhân viên y tế trong hoạt động điều soát thuốc ..................... 11
1.2.4. Ý nghĩa của hoạt động điều soát thuốc ........................................................... 12
1.2.5. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc .................................................. 15
1.3. Tổng quan một số nghiên cứu về điều soát thuốc trên thế giới .................. 16
1.4. Đôi nét về bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô ........................................................... 19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.3.2. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 24
2.3.3. Các định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 25
2.3.4. Công cụ để đánh giá mức ý nghĩa các khác biệt không rõ lý do .................... 26
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 26
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .............................................................. 28
3.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 28


3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ..................................................................... 28
3.1.3. Đặc điểm bệnh lý ............................................................................................ 30
3.2. Mô tả kết quả khai thác tiền sử dùng thuốc đầy đủ nhất. ........................... 31
3.2.1. Đặc điểm các nguồn sử dụng để khai thác BPMH ......................................... 31
3.2.2. Kết quả BPMH ................................................................................................ 35
3.3.

Phân tích sự khác biệt về các thuốc điều trị bệnh mạn tính giữa tiền sử

dùng thuốc và đơn thuốc sau nhập viện thông qua hoạt động điều soát thuốc. 37
3.3.1. Số lượng sự khác biệt ...................................................................................... 37
3.3.2. Đặc điểm các khác biệt có lý do ..................................................................... 40
3.3.3. Đặc điểm các khác biệt không rõ lý do ........................................................... 41
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .................................................................................... 50
4.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 50
4.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .............................................................. 51
4.3. Mô tả kết quả khai thác tiền sử dùng thuốc đầy đủ nhất. ........................... 51
4.3.1. Đặc điểm các nguồn để khai thác PBMH ....................................................... 51
4.3.2. Kết quả BPMH ................................................................................................ 55
4.4. Phân tích sự khác biệt về các thuốc điều trị bệnh mạn tính giữa tiền sử

dùng thuốc và đơn thuốc sau nhập viện thông qua hoạt động điều soát thuốc. 55
4.4.1. Số lượng sự khác biệt và số khác biệt trên một bệnh nhân ............................. 55
4.4.2. Đặc điểm các khác biệt có lý do ..................................................................... 57
4.4.3. Đặc điểm các khác biệt không rõ lý do ........................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADE

Adverse drug event (Biến cố bất lợi về thuốc)

ADL

Activity of Daily Living (Hoạt động sống hàng ngày)

AMO

The Admission Medication Orders

APhA

American Pharmacists Association (Hiệp hội Dược sĩ Mỹ)

ASHP

American Society of Health-System Pharmacists (Hiệp hội hệ
thống y tế dược sĩ Mỹ)


BPMH

Best Possible Medication History (Tiền sử dùng thuốc đầy đủ nhất)

BPMDP

The Best Possible Medication Discharge Plan (Kế hoạch dùng
thuốc xuất viện hợp lý nhất)

CCI

Charlson Comorbidity Index (Chỉ số bệnh mắc kèm Charlson)

eMC

The electronic Medicines Compendium

FDA

The Food and Drug Administration

IHI

Institute for Healthcare Improvement

ME

Medication Error (Sai sót về thuốc)


TJC

The Joint Commission

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về điều soát thuốc trên trên thế giới ..........................17
Bảng 3.1. Đặc điểm của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu...................................29
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ......................30
Bảng 3.3. Các nguồn sử dụng để khai thác BPMH...................................................31
Bảng 3.4. Số lượng thuốc khai thác được từ các nguồn ..........................................32
Bảng 3.5. Mức độ chi tiết của thông tin có trong các nguồn ....................................33
Bảng 3.6. Thời gian khai thác thông tin ....................................................................33
Bảng 3.7. Đặc điểm dùng thuốc ngoại trú của bệnh nhân trước khi nhập viện ........35
Bảng 3.8. Các thuốc sử dụng phổ biến để kiểm soát bệnh lý mạn tính ....................36
Bảng 3.9. Số sự khác biệt trên một bệnh nhân ..........................................................38
Bảng 3.10. Phân loại sự khác biệt sau 2 lần ..............................................................39
Bảng 3.11. Phân bố các lý do của khác biệt ..............................................................40
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt không rõ lý do ..................42
Bảng 3.13. Tỷ lệ và phân bố các loại khác biệt không rõ lý do ................................43
Bảng 3.14. Các thuốc bị thiếu không rõ lý do...........................................................44
Bảng 3.15. Các thuốc bị thay không rõ lý do ............................................................47
Bảng 3.16. Mức ý nghĩa của các sự khác biệt thiếu thuốc không rõ lý do ...............48
Bảng 3.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện khác biệt không rõ lý do ..........49



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................21
Hình 3.1. Số lượng bệnh nhân của các khoa lâm sàng .............................................28
Hình 3.2. Số lượng sự khác biệt ................................................................................37
Hình 3.3. Số lượng sự khác biệt phân bố theo từng khoa lâm sàng ..........................38
Hình 3.4. Số khác biệt trên một bệnh nhân ở mỗi khoa nghiên cứu .........................39
Hình 3.5. Phân bố các khác biệt không rõ lý do qua 2 lần xác định trên 7 khoa ......42
Hình 3.6. Phân bố các khác biệt thiếu thuốc không rõ lý do theo bệnh lý................44
Hình 3.7. Phân bố các khác biệt thay thuốc không rõ lý do theo bệnh lý .................46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ tính liên tục trong chăm sóc sức khoẻ (Continuity of Care) đã
được sử dụng trong y văn từ nhiều năm qua với ý nghĩa “mối quan hệ giữa việc điều
trị trong quá khứ và hiện tại trên một bệnh nhân là một dòng chảy liên tục của thông
tin và kế hoạch chăm sóc” [27], [30], [38], [53]. Về khía cạnh sử dụng thuốc, khái
niệm tính liên tục trong chăm sóc sức khoẻ có thể được hiểu là “tính liên tục trong
sử dụng thuốc” (Continuity of Medication Management), và được coi là một hợp
phần thiết yếu của chất lượng sử dụng thuốc [3].
Các vấn đề liên quan đến tính liên tục trong sử dụng thuốc thường xảy ra phổ
biến xung quanh giai đoạn chuyển tiếp cơ sở điều trị, khi có nhiều thay đổi trong
chế độ dùng thuốc và thường đi kèm với sự thiếu tuân thủ từ phía bệnh nhân và
thiếu thông tin đối với nhân viên y tế. Những thay đổi về thuốc không hợp lý hoặc
không chủ đích được định nghĩa là “các khác biệt không chủ đích” (Unintentional
medication discrepancies) và được coi là một chỉ số phù hợp để đo lường tính liên
tục trong sử dụng thuốc [62]. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về thuốc có
nguy cơ gây ra các sai sót về thuốc (Medication Error), các biến cố bất lợi (ADE) và
có khả năng gây hại [52], [61]. Khoảng một nửa các sai sót về thuốc ở bệnh viện và
20% các biến cố bất lợi là hậu quả của việc thiếu trao đổi thông tin trong chăm sóc
sức khỏe [57].

Một trong các giải pháp để đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc và tăng
cường an toàn thuốc cho bệnh nhân là hoạt động điều soát thuốc (Medication
reconciliation) [4], [62]. Hoạt động này được thiết lập để giúp ngăn ngừa những
khác biệt không chủ đích trong sử dụng thuốc của bệnh nhân và tác hại có thể xảy
ra do các khác biệt đó, bằng cách tăng cường quản lý thuốc khi bệnh nhân chuyển
đổi môi trường chăm sóc sức khỏe. Cụ thể hơn, trong các giai đoạn chuyển giao
điều trị, thông tin về thuốc của bệnh nhân được quản lý và đảm bảo cho đơn vị điều
trị kế tiếp nắm đầy đủ nhất và có kế hoạch tiếp nối điều trị hợp lý. Điều soát thuốc
chính thức đã được công nhận rộng rãi trên thế giới như một chiến lược để cải thiện
sự an toàn của bệnh nhân và tính liên tục của việc quản lý thuốc [15].

1


Hiện tại thực hành điều soát thuốc có hai nội dung chính là hoạt động khai
thác tiền sử dùng thuốc và sử dụng tiền sử khai thác được để đảm bảo tính liên tục
và hiệu quả trong điều trị [32]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thực hành điều soát chưa
có quy trình, quy định cụ thể nào, thuật ngữ điều soát thuốc là rất mới, vì vậy, cần
thiết phải có thêm các nghiên cứu để làm rõ hơn hoạt động này.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô có trên 90% là bệnh nhân cao tuổi, là nhóm đối
tượng dễ mắc các bệnh lý mạn tính, cần thiết được quản lý liên tục trong điều trị.
Vấn đề điều soát thuốc tại viện mới chỉ có một nghiên cứu của tác giả Phan Thị
Hằng (2016). Tác giả đã ghi nhận được một số khác biệt trong quản lý thuốc, tuy
nhiên chỉ dừng lại trên đối tượng bệnh nhân điều trị ngoại trú [2]. Chính vì thế, cần
có thêm các nghiên cứu về điều soát để phản ánh mức độ tiếp nối điều trị, đảm bảo
tính liên tục trong dùng thuốc trên bệnh nhân nội trú.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích tính liên tục
trong sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính ở giai đoạn nhập viện tại bệnh viện
Hữu Nghị Việt Xô thông qua hoạt động điều soát thuốc” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kết quả khai thác tiền sử dùng thuốc đầy đủ nhất của bệnh nhân trước

khi nhập viện tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.
2. Phân tích sự khác biệt về các thuốc điều trị bệnh mạn tính giữa tiền sử dùng
thuốc và đơn thuốc sau nhập viện thông qua hoạt động điều soát thuốc tại bệnh viện
Hữu Nghị Việt Xô.
Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn về hoạt động điều soát thuốc
cũng như ý nghĩa của hoạt động này, từ đó hướng tới đề xuất can thiệp mang tính hệ
thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Xô.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.

Khái niệm và một số khía cạnh về tính liên tục trong sử dụng thuốc

(Continuity of medication managment)
1.1.1. Khái niệm về tính liên tục trong chăm sóc sức khỏe và liên tục trong sử
dụng thuốc
Tính liên tục trong chăm sóc sức khỏe (Continuity of Care) là một thuật ngữ
được sử dụng rộng rãi trong y văn từ nhiều thập kỷ và được coi là một phần thiết
yếu của chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, khái niệm cho thuật ngữ này vẫn
rất khác nhau giữa các tổ chức y tế trên thế giới. Về cơ bản, tính liên tục trong chăm
sóc sức khỏe có thể hiểu là “mối quan hệ giữa việc điều trị trong quá khứ và hiện tại
trên một bệnh nhân là một dòng chảy liên tục của thông tin và kế hoạch chăm sóc”,
[30], [27], [38], [53].
Trong một báo cáo của Hiệp hội Dược sĩ Bệnh viện Hoa Kỳ (ASHP) năm
2005 đã chỉ ra, sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc thành công hay
thất bại của quá trình chăm sóc, việc thiếu trao đổi thông tin về thuốc của bệnh nhân

là yếu tố quan trọng dẫn đến gián đoạn trong điều trị. Trên cơ sở đó, về khía cạnh sử
dụng thuốc, tính liên tục trong chăm sóc sức khoẻ có thể được hiểu là “tính liên tục
trong sử dụng thuốc” (Continuity of Medication Management) [3], và được ASHP
định nghĩa như sau:
-

Tính liên tục trong chăm sóc sức khỏe là một quá trình dọc đòi hỏi sự phối

hợp của các cơ sở chăm sóc sức khoẻ theo thời gian, phù hợp với yêu cầu điều trị
liên tục của mỗi cá thể bệnh nhân.
-

Trong đó, sử dụng thuốc là một hợp phần quan trọng.

-

Tất cả các nhân viên y tế, cơ sở y tế chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho

bệnh nhân cần gắn kết điều trị một cách liên tục giữa các cơ sở điều trị khác nhau để
đáp ứng các yêu cầu điều trị theo thời gian của bệnh nhân.
Định nghĩa này cung cấp cơ sở để phân tích các vấn đề liên quan đến tính
liên tục trong sử dụng thuốc tại các khu vực thực hành khác nhau.

3


1.1.2. Một số khía cạnh về tính liên tục trong sử dụng thuốc
Đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc khi có sự chuyển tiếp điều trị
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc chuyển tiếp cơ sở điều trị là một nguy
cơ của không đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc, đi kèm với đó là các hậu

quả tiêu cực [11]. Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ xảy ra trong suốt quá trình
bệnh nhân chuyển tiếp từ một cơ sở chăm sóc sức khoẻ này sang cơ sở chăm sóc
sức khoẻ khác cho thấy rất nhiều thách thức đối với bệnh nhân, nhân viên y tế và cơ
sở điều trị [16]. Những bệnh nhân chịu nguy cơ cao nhất của việc chuyển đổi cơ sở
điều trị là những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính với chế độ dùng thuốc phức tạp.
Các khác biệt về thuốc điều trị giữa các giai đoạn chuyển tiếp khác nhau là biểu
hiện của việc không đảm bảo tính liên tục trong quản lý thuốc, đặc biệt là trên các
bệnh lý mạn tính [8], [16], [10].
Đo lường tính liên tục trong sử dụng thuốc
Các chỉ số đo lường tính liên tục trong sử dụng thuốc rất đa dạng, và phụ
thuộc vào bước chăm sóc sức khoẻ ban đầu hay tại bệnh viện.
Để xác định tính liên tục trong giai đoạn chuyển tiếp cơ sở điều trị, một tổng
quan hệ thống cho thấy đa số các nghiên cứu sử dụng chỉ số “các khác biệt về
thuốc” (Medication discrepancies) để đo lường tính liên tục trong sử dụng thuốc
trong các giai đoạn này. Sự khác biệt này được định nghĩa là “bất kỳ sự khác nhau
giữa thuốc bệnh nhân đang sử dụng và đơn thuốc được kê khi bệnh nhân được
chuyển sang đơn vị chăm sóc khác” [62]. Về mặt lý tưởng, chỉ số này nên được đo
lường bằng các công cụ đã được thẩm định, được phân loại là các khác biệt có chủ
đích (Intentional Medication Discrepancies), các khác biệt không chủ đích
(Unintentional Medication Discrepancies) và lý do dẫn đến các khác biệt này. Khác
biệt có chủ đích “là các khác biệt có chủ đích của người kê đơn để phù hợp với tình
trạng lâm sàng của bệnh nhân”. Khác biệt không chủ đích “là những khác biệt được
tìm thấy nhưng không rõ chủ đích của người kê đơn” [58]. Hay theo WHO đó là
những thay đổi không chủ đích của người kê đơn, thêm vào hoặc thiếu một thuốc
mà bệnh nhân đang được chỉ định trước đó [70].

4


Trong một nghiên cứu tổng quan của tác giả Vincent Tam cho thấy các khác

biệt không chủ đích thường xảy ra ở giai đoạn nhập viện và có tới 67% bệnh nhân
có ít nhất một khác biệt không chủ đích ở giai đoạn này [63]. Điều đó phản ánh,
nhập viện là giai đoạn có nguy cơ cao gây gián đoạn tính liên tục trong điều trị nội
trú. Các khác biệt trong giai đoạn nhập viện được định nghĩa là bất kỳ sự khác nhau
giữa tiền sử dùng thuốc đầy đủ nhất (Best Possible Medication History_BPMH) và
đơn thuốc được kê trong vòng 24 giờ sau nhập viện của bệnh nhân. Sự khác biệt
này có thể là: thiếu thuốc (Omission of drug), thêm thuốc, thay thuốc, khác liều
lượng, tần suất dùng, đường dùng [70].
Các giải pháp đảm bảo tính liên tục trong giai đoạn chuyển tiếp điều trị
Các yêu cầu về đảm bảo tính liên tục về sử dụng thuốc trở thành mối quan
tâm lớn vào những năm đầu 2000 tại các quốc gia phát triển trên thế giới, kéo theo
đó là các giải pháp và các đề xuất từ các tổ chức y tế.
Tại Úc, các hướng dẫn về đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc được
phát triển từ năm 2005 và tập trung vào các nguyên tắc [4], [21]:
(1) Khai thác thông tin tiền sử tối đa
(2) Điều soát sử dụng thuốc và xem xét sử dụng thuốc
(3) Xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện
(4) Cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân
(5) Cung ứng thuốc phù hợp
(6) Thông tin thuốc một cách phù hợp cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
Trong khi đó, tại Mỹ, tổ chức The Joint Commission (TJC) từ năm 2005 đã
đề xuất chiến lược tăng cường an toàn thuốc và đảm bảo tính liên tục bằng cách yêu
cầu các tổ chức chăm sóc sức khoẻ thực hiện “điều soát thuốc một cách chính xác
và toàn diện” [3].
Một tổng quan hệ thống thực hiện năm 2013 bởi Spinewine và cộng sự cũng
cho thấy các can thiệp nhằm nâng cao tính liên tục trong sử dụng thuốc thường
được tiến hành vào 2 giai đoạn chính là nhập viện và xuất viện [62]. Trong đó, các
can thiệp giai đoạn nhập viện tập trung vào hoạt động điều soát sử dụng thuốc và

5



hướng đến làm giảm có ý nghĩa các khác biệt về thuốc xảy ra ở giai đoạn này [40],
[60]. Đối với giai đoạn xuất viện, nối tiếp với hoạt động điều soát là các can thiệp
hướng đến là giáo dục và tư vấn bệnh nhân cũng như tăng cường trao đổi thông tin
với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngay trước và sau khi bệnh nhân xuất viện
[19], [41].
Như vậy, có thể thấy giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tính liên tục trong
sử dụng thuốc, đặc biệt đối với các giai đoạn chuyển tiếp điều trị là hoạt động điều
soát sử dụng thuốc và một trong các cách để đo lường hiệu quả của hoạt động này là
xác định các sự khác biệt về thuốc giữa các giai đoạn chuyển tiếp điều trị trên bệnh
nhân.
1.2.

Tổng quan về hoạt động điều soát thuốc

1.2.1. Khái niệm điều soát thuốc
Điều soát thuốc (Medication Reconciliation) được nhiều tổ chức quốc tế về
sức khỏe như The Joint Commission (TJC), Institute for Healthcare Improvement
(IHI) và Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) đánh giá là hoạt
động cần thiết để đảm bảo tính an toàn trong sử dụng thuốc. Những tổ chức này đã
khuyến khích việc thực hiện quá trình điều soát để cải thiện sự an toàn của bệnh
nhân bằng cách xác định sự khác biệt không chủ đích về thuốc, đặc biệt là khi
chuyển tiếp chăm sóc [65], [70], [32].
Tuy nhiên, định nghĩa điều soát thuốc vẫn còn khác nhau giữa các tổ chức.
Theo The Institute for Healthcare Improvement (IHI) “Điều soát thuốc là
một quá trình nhằm xác định danh sách những thuốc mà bệnh nhân đang dùng một
cách đầy đủ nhất bao gồm tên, liều dùng, tần suất dùng và đường dùng; và so sánh
chúng với đơn thuốc được chỉ định lúc nhập viện, chuyển khoa điều trị và/ hoặc
xuất viện với mục tiêu là cung cấp danh sách thuốc chính xác nhất tới bệnh nhân tại

tất cả các điểm chuyển giao ở bệnh viện” [32].
Tổ chức The Joint Commission (TJC) định nghĩa rằng: “Điều soát thuốc là
quá trình so sánh đơn thuốc của bệnh nhân với tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân
đang dùng” [65].

6


Theo WHO trong dự án Hành động vì sự an toàn của bê ̣nh nhân - High 5s
“Điề u soát thuố c là mô ̣t quy triǹ h khi mà các nhân viên y tế kế t hơ ̣p cùng với bê ̣nh
nhân để đảm bảo sự chuyể n giao thông tin về thuố c chiń h xác và đầ y đủ mỗi khi có
sự chuyể n đổ i trong viê ̣c chăm sóc bệnh nhân” [70].
Hiện tại ở Việt Nam, khái niệm “Điều soát thuốc” còn khá mới mẻ và chưa
được đề cập đến trong các văn bản pháp quy cũng như tài liệu chuyên ngành.
Nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp thêm một số thông tin để làm rõ hơn về hoạt
động điều soát thuốc tại Việt Nam.
1.2.2. Qui trình điều soát thuốc
1.2.2.1.Đối tượng điều soát
Trong những tiêu chuẩn thực hành đối với dược sĩ lâm sàng do hội dược sĩ
bệnh viện Úc soạn thảo “Standards of Practice for Clinical Pharmacy Services”
[66], điều soát thuốc nên được thực hiện trên các đối tượng:
-

Bệnh nhân thăm khám hay nhập viện.

-

Chuyển khoa phòng điều trị trong một cơ sở y tế.

-


Ra viện hoặc chuyển đổi điều trị từ các cơ sở y tế về cộng đồng hoặc sang cơ

sở y tế khác.
-

Chuyển đổi điều trị giữa các phòng khám cộng đồng.
Tất cả bệnh nhân nên được điều soát thuốc càng sớm càng tốt sau khi nhập

viện hoặc thăm khám. Nếu không thể điều soát thuốc cho tất cả các bệnh nhân thì
ưu tiên điều soát thuốc trên các bệnh nhân có nhiều khả năng thu được lợi ích tối đa.
Những bệnh nhân thường có nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến thuốc bao gồm:
-

Bệnh nhân đã gặp hoặc nghi ngờ gặp phản ứng có hại của thuốc tại thời điểm

thăm khám hoặc nhập viện.
-

Bệnh nhân ở độ tuổi 65 trở lên.

-

Bệnh nhân dùng từ 5 thuốc trở lên.

-

Bệnh nhân dùng nhiều hơn 12 liều thuốc mỗi ngày.

-


Bệnh nhân dùng những thuốc có nguy cơ cao hoặc những thuốc cần được

theo dõi điều trị.

7


-

Bệnh nhân có những thay đổi lâm sàng quan trọng đối với thuốc hoặc kế

hoạch điều trị trong 3 tháng gần đây.
-

Bệnh nhân có đáp ứng không tốt đối với phác đồ điều trị bằng thuốc.

-

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc chức năng thận.

-

Bệnh nhân có khả năng không tuân thủ điều trị.

-

Bệnh nhân gặp khó khăn trong quản lý sử dụng thuốc như những khó khăn

về ngôn ngữ hay diễn đạt, các vấn đề về kỹ năng, suy giảm thị lực, mất trí nhớ hoặc

khó khăn trong nhận thức khác.
-

Bệnh nhân có vấn đề trong sử dụng các thiết bị đưa thuốc hoặc cần các biện

pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị.
-

Bệnh nhân được kê đơn bởi nhiều bác sĩ.

-

Bệnh nhân đã xuất viện trong 4 tuần gần đây hoặc có nhiều lần nhập viện.

1.2.2.2.Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc
Quy trình điều soát thuốc có thể chia làm ba bước cơ bản go ̣i là quy trình
“3Cs” [49]. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Thu thập – Collecting
Bước này bao gồm việc thu thâ ̣p và xác nhâ ̣n mô ̣t cách đầ y đủ nhấ t về những
thuố c mà bê ̣nh nhân đang dùng (Best Possible Medication History - BPMH).
BPMH là mô ̣t danh sách đươ ̣c ghi chép la ̣i chứa thông tin bao gồ m tên (biê ̣t
dươ ̣c và hoa ̣t chấ t), liề u, tầ n suấ t, đường dùng của những thuố c mà bê ̣nh nhân đang
dùng. Đây là một bản ghi chép về tiền sử dùng thuố c trên thực tế của bê ̣nh nhân.
Ở bước này, nhân viên y tế tiến hành phỏng vấn bệnh nhân, sử dụng bộ câu
hỏi phỏng vấn đã được xây dựng sẵn. Các thông tin thu thập được sẽ đươ ̣c điề n vào
phiếu thu thâ ̣p tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồ m thông tin về tấ t cả các
thuố c mà bê ̣nh nhân đang dùng ta ̣i nhà, cả những thuố c kê đơn và những thuố c
không kê đơn, thảo dươ ̣c và những thuố c sử du ̣ng khi cầ n thiế t (ví dụ: thuốc ngủ,
nitroglycerin xịt dưới lưỡi…).
Ngoài ra các nguồn thông tin khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá

trình thu thập thông tin trên bệnh nhân, bao gồm: hê ̣ thố ng cơ sở dữ liê ̣u của bê ̣nh
viê ̣n, hê ̣ thố ng lưu trữ thông tin của các nhà thuốc và các bác si ̃ gia đình, đơn thuố c,
8


vỏ hô ̣p thuố c hoă ̣c chế phẩ m thuố c mà bệnh nhân mang tới thu thập được trong quá
trình phỏng vấn.
Bước 2: Kiểm tra – Checking
Những thông tin thu thập được về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sẽ được
so sánh với đơn thuốc gầ n đây nhấ t mà bê ̣nh nhân được chỉ định, sau đó xác nhâ ̣n
bấ t kỳ sự khác biê ̣t nào giữa hai danh sách thuốc và đưa ra những dẫn chứng để làm
rõ lý do của sự khác biê ̣t, giải quyết những sự khác biệt có nguy cơ gây hại để đảm
bảo tính liên tu ̣c của viê ̣c chăm sóc bê ̣nh nhân.
Bước 3: Giao tiế p/ Truyền đa ̣t – Communicating
Đây là bước cuố i cùng của quy trình khi mà bấ t kỳ mô ̣t sự thay đổ i thuố c nào
của bê ̣nh nhân cũng cầ n đươ ̣c làm rõ và ghi chú lại, sẵn sàng cho viê ̣c truyề n tải tới
bệnh nhân hoặc người tiếp theo chiụ trách nhiê ̣m về viê ̣c chăm sóc bê ̣nh nhân.
1.2.2.3.Điều soát thuốc trên bê ̣nh nhân nội trú
Đối với bệnh nhân nội trú, điều soát thuốc được khuyến cáo thực hiện tại các
thời điểm: nhập viện, chuyển khoa điều trị và xuất viện. Quy trình chuẩ n của hoa ̣t
đô ̣ng điề u soát thuố c trên bệnh nhân nội trú đã đươ ̣c phát triể n, thử nghiê ̣m, sửa
chữa và đưa vào thực hiê ̣n bởi WHO trong dự án Hành động vì sự an toàn của bê ̣nh
nhân - High 5s [70], quy trình này đươ ̣c thiế t kế bao gồ m nhiề u bước trên đố i tươ ̣ng
bê ̣nh nhân nô ̣i trú như sau:
Bước 1: Thu thâ ̣p thông tin về tiề n sử dùng thuố c của bênh
̣ nhân
Bước này bao gồm phỏng vấn bệnh nhân và sử dụng các nguồn thông tin
khác nhau để thu thập được một danh sách những thuốc bệnh nhân sử dụng trước
khi vào viện (The Best Possible Medication History – BPMH).
Bước 2: Điề u soát thuố c khi bênh

̣ nhân vào viện (mô hin
̀ h tiế n cứu và hồ i cứu)
Mô hình tiến cứu: thông tin về những thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi
vào viện sẽ được thu thập trước khi kê đơn mới, sau đó người kê đơn sẽ căn cứ vào
tiền sử dùng thuốc này và tình trạng bệnh nhân cũng như các yếu tố khác như tính
sẵn có của thuốc hoặc các hướng dẫn, các chính sách kê đơn của bệnh viện để quyết
định thêm, bỏ, thay đổi liều, tần suất, đường dùng hoặc thay thuốc. Từ đó đưa ra

9


được một danh sách thuốc mà bệnh nhân sử dụng trong khi nằm viện (The
Admission Medication Orders - AMOs).
Trong các trường hợp thiếu nguồn lực để thực hiện việc thu thập thông tin,
tình trạng lâm sàng của bệnh nhân không cho phép, tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân phức tạp hoặc thiếu nguồn thông tin để có thể tiến hành thu thập tiền sử dùng
thuốc thì có thể tiến hành để điều soát giữa AMOs và BPMH trong vòng 24 giờ.
Mô hình hồi cứu : Ở mô hình này, đơn thuốc vào viện đã được chỉ định trước
khi thu thập tiền sử dùng thuốc. Tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sau khi thu thập
sẽ được so sánh với đơn vào viện, những sự khác biệt sẽ được xác nhận và giải
quyết bởi người kê đơn. Hoạt động điều soát theo mô hình này nên được diễn ra
trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập viện.
Bước 3: Điề u soát thuố c khi bênh
̣ nhân được chuyển giữa các khoa điề u
tri hoặc
chuyển viện
̣
Hoạt động điều soát ở bước này bao gồm việc đánh giá và liệt kê những
thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân
sử dụng tại khoa phòng được chuyển đến. Từ đó giúp cho người kê đơn đưa ra

quyết định về những chỉ định mới sau khi bệnh nhân được chuyển đến như thêm
thuốc, bỏ thuốc hay thay đổi những thuốc được sử dụng trước đó.
Bước 4: Điề u soát thuố c khi bênh
̣ nhân ra viêṇ
Mục đích của điều soát thuốc ở bước này là điều soát giữa những thuốc mà
bệnh nhân đang dùng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng
trong khi nhập viện với những thuốc mà bệnh nhân được chỉ định sau khi ra viện để
đảm bảo những thay đổi trong đơn ra viện là có chủ đích và những sự khác biệt sẽ
được giải quyết trước khi bệnh nhân ra viện nhằm tránh các sai sót như lặp thuốc,
quên thuốc, sử dụng thuốc không cần thiết và từ đó đưa ra được một kế hoạch dùng
thuốc hợp lý nhất cho bệnh nhân sau khi ra viện (The Best Possible Medication
Discharge Plan - BPMDP).
Bước 5: Duy tri ̀ tính liên tu ̣c của viêc̣ chăm sóc bênh
̣ nhân sau ra viên.
̣
Ở bước này, những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sẽ được so sánh với đơn
thuốc gần nhất mà bệnh nhân được chỉ định (ví dụ như đơn ra viện, đơn thuốc của
10


bác sĩ gia đình, đơn thuốc tại nhà thuốc…). Những sự khác biệt sẽ được xác định,
giải quyết và sau đó một danh sách thuốc đầy đủ và hợp lý mà bệnh nhân cần dùng
sẽ được xây dựng và truyền đạt tới bệnh nhân
1.2.3. Vai trò của các nhân viên y tế trong hoạt động điều soát thuốc
Vai trò của dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ đóng vai trò lý tưởng trong việc thu thập, xác định tiền sử dùng
thuốc của bệnh nhân (BPMH) và so sánh danh sách đó với đơn thuốc được kê.
Thông qua hoạt động điều soát thuốc, dược sĩ đã làm giảm đáng kể những sai
sót về thuốc, trong một nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi của tác giả Beckett,
dược sĩ đã tìm ra một số lượng đáng kể các sự khác biệt giữa thuốc bệnh nhân dùng

trước khi nhập viện với đơn kê của bác sĩ và yêu cầu can thiệp trên lâm sàng, 70%
trong số đó được chấp nhận bởi bác sĩ điều trị [6].
Nghiên cứu của tác giả Sabrina De Winter và cộng sự chỉ ra rằng, khả năng
thu thập tiền sử dùng thuốc chính xác của bệnh nhân ở khoa cấp cứu giữa dược sĩ và
bác sĩ có sự khác biệt lớn, đến 59% các tiền sử dùng thuốc do bác sĩ ghi nhận khác
với những gì do dược sĩ thu thập được. Tác giả cho rằng dược sĩ đặc biệt phù hợp
để thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, vì họ được đào tạo và quen thuộc với
các loại thuốc điều trị [20].
Vai trò của nhân viên y tế khác
Vai trò của bác sĩ là đảm bảo đơn thuốc của bệnh nhân khi nhập viện, chuyển
và xuất viện chính xác và đầy đủ. Lý do cho bất kỳ thay đổi nào đối với thuốc nên
được ghi lại trong hồ sơ y tế và bất kỳ sự khác biệt nào được giải quyết càng sớm
càng tốt [46].
Vai trò của điều dưỡng là không thể thiếu trong quá trình điều soát thuốc. Họ
thường là điểm liên lạc đầu tiên giữa bệnh nhân/ gia đình bệnh nhân và nhóm chăm
sóc sức khỏe. Điều dưỡng có thể tham gia vào việc thu thập và xác minh tiền sử
dùng thuốc đầy đủ nhất (BPMH). Họ cung cấp kiến thức cho bệnh nhân/người
chăm sóc về việc dùng thuốc hợp lý, và hỗ trợ bệnh nhân với tư cách là người đồng
quản lý sự chăm sóc của họ [46].

11


Điều soát thuốc không phải là một quá trình quá phức tạp nếu như có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên sẵn có tại cơ sở y tế, những người đã được đào
tạo có đủ trình độ và năng lực để thực hiện hoạt động này thì sẽ đem lại hiệu quả tối
ưu trong việc sử dụng thuốc.
Vai trò của bệnh nhân
Bệnh nhân và/hoặc người chăm sóc của họ là trung tâm của mọi sự chuyển
tiếp trong việc chăm sóc và đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình điều

soát thuốc. Bệnh nhân nên được khuyến khích:
-

Đặt câu hỏi về thuốc đang sử dụng.

-

Duy trì hồ sơ thông tin khám, chữa bệnh chính xác và cập nhật về tất cả các

loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
-

Chia sẻ thông tin về sử dụng thuốc với các nhân viên y tế [46].

1.2.4. Ý nghĩa của hoạt động điều soát thuốc
Điều soát thuốc giúp đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc thông
qua phát hiện và ngăn chặn những khác biệt không chủ đích trong các giai
đoạn chuyển giao điều trị.
Điều soát thuốc giúp phát hiện các khác biệt không chủ đích, nếu tiến hành
can thiệp sẽ ngăn chặn được đáng kể sự gián đoạn trong điều trị.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điều soát thuốc giúp phát hiện các sự khác biệt
bao gồm cả các sự khác biệt không chủ đích và dự đoán nguy cơ gây hại do các sự
khác biệt gây ra nếu như không tiến hành điều soát. Vincent Tam và cộng sự đã tiến
hành khảo sát có hệ thống các nghiên cứu từ năm 1966 đến tháng 4 năm 2005, và
xác định 22 nghiên cứu liên quan. Số khác biệt không chủ đích giữa thuốc bệnh nhân
đang dùng và thuốc được chỉ định lúc nhập viện dao động từ 10% đến 67% và được
qui kết là sai sót về thuốc (Medication error). Trong đó, có 5 nghiên cứu tiến hành xác
định khác biệt có hay không chủ đích thông qua trao đổi với bác sĩ kê đơn và chỉ ra
19% - 75% các khác biệt là không chủ đích. Ngoài ra, 6/22 nghiên cứu (n = 588 bệnh
nhân) ước tính rằng 11% - 59% các sai sót là quan trọng về mặt lâm sàng [63].

Một nghiên cứu gần đây của Lana Salameh (2018) trên 200 bệnh nhân từ 18
tuổi trở lên, cho thấy trong 412 sự khác biệt về thuốc đã được xác định tại thời điểm
12


nhập viện, có 144 (35%) được xác định là không chủ đích. 94 bệnh nhân (47%)
được phát hiện có ít nhất một sự khác biệt không chủ đích. Trong số những sự khác
biệt không chủ đích, 97 khác biệt (67%) được xem xét là có nguy cơ gây hại cho
bệnh nhân [59].
Điều soát thuốc ngăn chặn các khác biệt không chủ đích có khả năng gây hại
cho bệnh nhân và đảm bảo tính liên tục trong dùng thuốc điều trị.
Năm 2006, Vira và cộng sự nghiên cứu về hoạt động điều soát thuốc trên
thực tế lâm sàng tại bệnh viện Markham Stouffville qui mô 212 giường ở Canada,
60 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên tại thời điểm nhập viện để tham gia vào mẫu
nghiên cứu theo hình thức tiến cứu. Theo tác giả, 60% bệnh nhân (95% CI: 48 đến
72) có ít nhất một khác biệt không chủ đích về thuốc khi nhập viện hoặc xuất viện,
và 18% bệnh nhân (95% CI: 9 đến 28) có ít nhất một khác biệt không chủ đích
nghiêm trọng về mặt lâm sàng. Với 20 trường hợp có ý nghĩa về mặt lâm sàng, điều
soát thuốc đã ngăn chặn được 75% (95% CI: 56 đến 94) các trường hợp trước khi
xảy ra tổn hại. Một trong 20 trường hợp tiêu biểu đó là bệnh nhân nhập viện vì nhồi
máu cơ tim, trước đó đang dùng metoprolol 25mg, 2 lần/ngày để kiểm soát huyết
áp, khi nhập viện được chỉ định metoprolol 75mg, 2 lần/ ngày, ngay liều đầu tiên
bệnh nhân bị tụt huyết áp và chậm nhịp tim. Điều soát thuốc đã giảm liều cho bệnh
nhân ngay sau đó [67].
Nghiên cứu của tác giả Galvin năm 2013 cho thấy với 134 bệnh nhân tham
gia nghiên cứu, có 447 khác biệt không chủ đích. Dược sĩ đã thực hiện được 227
(50%) can thiệp và trong đó gần 70 % các khác biệt được đánh giá có khả năng gây
hại. Theo tác giả, dược sĩ lâm sàng thực hiện điều soát thuốc đã đóng góp tích cực
vào viện đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong sử dụng thuốc. Và tác giả đề xuất
bệnh viện nên được cung cấp dịch vụ này trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập

viện [26].
Bên cạnh đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc, điều soát thuốc còn
có nhiều ý nghĩa khác
Điều soát thuốc làm giảm thời gian tái nhập viện, thời gian nằm viện và làm
giảm chi phí điều trị.
13


Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Kilcup tiến hành năm 2009 tại
một bệnh viện ở Washington của Mỹ cho thấy hoạt động điều soát của dược sĩ làm
giảm có ý nghĩa tỷ lệ tái nhập viện sau 7 và 14 ngày. Đối với tỷ lệ tái nhập viện sau
7 ngày giảm từ 4% ở nhóm chứng xuống 0,8% ở nhóm can thiệp (p=0,01) và tỷ lệ
tái nhập viện sau 14 ngày giảm từ 9% ở nhóm chứng xuống còn 5% ở nhóm can
thiệp (p=0,04) [37]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Koehler và cộng sự năm
2009 trên 41 bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên ở khoa cấp cứu (Emergency departmentED), đã chỉ ra hoạt động điều soát thuốc giảm số lần tái nhập viện trong vòng 30
ngày: 10% trong nhóm can thiệp so với 38,1% trong nhóm chứng (p = 0,04) [39].
Theo hướng dẫn thực hành điều soát thuốc của tổ chức National Prescribing
Centre (NPC) năm 2007, do việc điều trị đúng thuốc được bắt đầu sớm nên điều
soát thuốc làm giảm số ngày nằm viện [49]. Một thử nghiệm trên 200 bệnh nhân ở
bệnh viện đại học Cambridge cũng cho thấy điều đó. Theo nhóm nghiên cứu, hoạt
động điều soát làm giảm đáng kể các khác biệt không chủ đích và thời gian nằm
viện cũng như tái nhập viện của bệnh nhân [12].
Karnon và cộng sự đã tiến hành phân tích hiệu quả chi phí dựa trên mô hình
các biện pháp can thiệp nhằm ngăn ngừa các sai sót về thuốc khi nhập viện với hoạt
động điều soát thuốc.Với sự can thiệp của dược sĩ, lợi ích thu được rất đáng kể, có
thể đạt hiệu quả về chi phí trên 60% [36].
Điều soát thuốc được bệnh nhân ghi nhận là hữu ích và là hoạt động có lợi
cho người kê đơn và bệnh nhân
Điều soát thuốc cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, cập nhật, đáng
tin cậy về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc

kê đơn, giúp cho quá trình kê đơn hợp lý và thời gian điều trị nhanh hơn [49].
Một nghiên cứu của Pherson năm 2014 về hoạt động điều soát thuốc trên 50
bệnh nhân ra viện từ một trung tâm chăm sóc sức khỏe, cho thấy trung bình có hai
sự khác biệt trên một bệnh nhân được dược sĩ tìm thấy và hỗ trợ người kê đơn để
đưa ra đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Sự can thiệp làm tăng tính liên tục của
hoạt động chăm sóc bệnh nhân trong quá trình chuyển đổi chăm sóc từ bệnh viện về
gia đình [54].

14


Năm 2012, nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng của Cawthon và cộng sự đã
chứng minh rằng đa số bệnh nhân cho rằng “rất hữu ích” khi nói chuyện với dược sĩ
về thuốc trước khi xuất viện (72,8%), đặc biệt là về cách uống thuốc và cách phòng
ngừa, kiểm soát các tác dụng phụ. Nhận được sự giải thích về danh sách thuốc điều
trị (69,6%) và cuộc gọi điện thoại tiếp theo sau khi xuất viện (68,0%) cũng được coi
là rất hữu ích. Bệnh nhân chỉ ra rằng can thiệp này có tác dụng lâu dài, giúp họ cảm
thấy dễ dàng hơn khi trao đổi về thuốc của họ với các cơ sở y tế ngoại trú sau khi
xuất viện [13].
Như vậy, điều soát thuốc là một chiến lược hiệu quả về chi phí để giảm sự
khác biệt không chủ đích về thuốc và các biến cố bất lợi của thuốc (ADE) khi
bệnh nhân có sự chuyển giao trong chăm sóc y tế. Đây là một hoạt động lâm
sàng hết sức cần thiết.
1.2.5. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và một số biện pháp khắc
phục
Điều soát thuốc là một hoạt động thường qui trên lâm sàng ở các nước phát
triển, mặc dù đã có các hướng dẫn thực hành điều soát ở bệnh viện nhưng trong quá
trình triển khai vẫn gặp một số rào cản sau:
Hoạt động điều soát thuốc đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm, chính vì vậy việc đào tạo tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế là hết sức

quan trọng, tuy nhiên điều này còn khá hạn chế. Đã có nhiều tranh luận về người
phù hợp nhất để triển khai và hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động điều soát thuốc tại
bệnh viện. Nhiều nghiên cứu chỉ ra dược sĩ lâm sàng là người phù hợp hơn cả, tuy
nhiên không phải khoa phòng nào cũng có dược sĩ lâm sàng và không phải bệnh
viện nào cũng có dược sĩ 24/7. Để khắc phục điều này, nhiều bệnh viện đã tận dụng
các dược sĩ và sinh viên dược được đào tạo để hỗ trợ cho hoạt động như trong các
nghiên cứu của Lam năm 2009 [18], Mersfelder và Bicketl năm 2008 [47].
Điều soát thuốc có thể gây tốn thời gian và nguồn lực tại thời điểm bắt đầu
triển khai hoạt động nên đây cũng là một trong những rào cản đối với hoạt động
này. Một số tác giả đã đề xuất tập trung tiến hành điều soát thuốc trên những nhóm
bệnh nhân đặc biệt, như Coffey 2009 [44]; Gleason 2010 [28] đã đề xuất tập trung
15


trên bệnh nhân cao tuổi >65 hoặc những đối tượng dùng 4 thuốc trở lên. Một số
khác tập trung vào những tiêu chí “high-risk” như tần suất nhập viện, những thuốc
thuộc diện nguy cơ cảnh báo, những bệnh mạn tính có khuynh hướng hay chuyển
giao điều trị và bệnh nhân có số lượng thuốc thay đổi trong điều trị như trong
nghiên cứu của Rumble-Smith and Hider năm 2009 [35].
Ở Việt Nam hiện nay, điều soát thuốc vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ,
chưa có văn bản pháp quy nào đề cập đến hoạt động này và cũng chưa có nhiều
nghiên cứu liên quan. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chỉ có một
nghiên cứu của Dược sĩ Phan Thị Hằng “Ghi nhận mô ̣t số vấ n đề thông qua hoa ̣t
đô ̣ng điề u soát thuố c (medication reconciliation) trên bê ̣nh nhân ngoa ̣i trú ta ̣i bê ̣nh
viê ̣n Hữu Nghi”̣ [2], và chưa có nghiên cứu nào chứng minh vai trò, lợi ích của hoạt
động điều soát thuốc tại Việt Nam. Chính vì thế, cần có nhiều hơn nữa những
nghiên cứu về điều soát thuốc và quy trình hoạt động của nó để có thể triển khai
hoạt động này trên lâm sàng, góp phần vào quá trình tiếp nối điều trị, nâng cao chất
lượng điều trị.
1.3.


Tổng quan một số nghiên cứu về điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú

trên thế giới
Điều soát thuốc như đã đề cập ở trên, đã được nhiều quốc gia đánh giá là
hoạt động hết sức ý nghĩa đi kèm với đó là việc xây dựng và ban hành các hướng
dẫn và quy trình thực hành cho hoạt động này. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây vẫn
cho thấy các khác biệt về thuốc là tương đối phổ biến và vẫn còn là một thách thức
để đảm bảo tính liên tục trong sử dụng thuốc. Trong đó, các nghiên cứu liên quan
đến giai đoạn nội trú vẫn được tập trung vì đây là giai đoạn có nguy cơ xuất hiện
các sự khác biệt lớn trong quá trình điều trị.
Bảng 1.1 dưới đây tổng hợp một số nghiên cứu về thực trạng tính liên tục
trong sử dụng thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú thông qua hoạt động điều soát
thuốc, được tiến hành tại một số quốc gia trong những năm gần đây:

16


Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú trên thế giới
Tỷ lệ / số
Tên tác giả và nơi
nghiên cứu

Năm
nghiên
cứu

Cỡ mẫu và tiêu

Thời điểm


chuẩn chọn mẫu

điều soát

Người
thực hiện
điều soát

Tổng số sự
khác biệt

lượng sự
khác biệt
không rõ

Sự khác biệt
chủ yếu

lý do
Tamiru và cộng sự
Ethiopia [64]

Salameh và cộng sự
Jordan [59]

2018

Nhập viện


BN đang dùng

và xuất

≥ 1 thuốc

viện

Nhập viện:
Dược sĩ

293

Thiếu thuốc,
32,2%

Xuất viện:5

2018

BN >18 tuổi và đang

Nhập viện

Dược sĩ

412

35%


dùng ≥ 4 thuốc
411
2016

BN >18 tuổi và đang

Khác biệt về
liều dùng

200

Ivana Marinović và
cộng sự

411

Thêm thuốc,
thiếu thuốc
Thiếu thuốc,

Nhập viện

Dược sĩ

1200

16,8%

Khác biệt về


Croatia [46]

dùng ≥ 1 thuốc

liều dùng

Roddriguez Vargas

206

Thiếu thuốc,

và cộng sự
Tây Ban Nha [58]

2016

BN >65 tuổi và đang

Nhập viện

dùng ≥ 5 thuốc

Dược sĩ

359

9,8%

Khác biệt về

liều dùng

17


×