Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Thẩm quyền của tòa án việt nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG MỐI TƯƠNG QUAN
VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số

:9380108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Tác giả luận án



MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án.............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án............................................ 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu của Luận án ......................................................... 8
5. Những đóng góp về mặt khoa học của Luận án ......................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ................................................... 10
7. Kết cấu của Luận án ................................................................................... 11
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới và Việt Nam về thẩm quyền
của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài .....12
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến luận án .................................................. 30
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................... 39
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ................................................ 39
1.2.2. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về thẩm quyền của Tòa án đối với
các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ............................ 41
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 43
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 43
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 47



Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA
ÁN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ............................................................................. 48
2.1. Khái niệm, đặc điểm và phạm vi thẩm quyền của Tòa án đối với các
vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. ............................. 48
2.1.1. Khái niệm thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc kinh doanh,
thương mại có yếu tố nước ngoài ................................................................... 48
2.1.2. Đặc điểm của thẩm quyền đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại
có yếu tố nước ngoài của tòa án Việt Nam ..................................................... 58
2.1.3. Phạm vi thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài................................................................................ 61
2.2. Xung đột thẩm quyền, nguyên tắc và ý nghĩa của việc xác định thẩm
quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài ..................................................................................................... 69
2.2.1. Xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế ........................................ 69
2.2.2. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc
kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ............................................... 72
2.2.3. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh
doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài của Tòa án ..................................... 80
2.2.4. Cách thức giải quyết xung đột thẩm quyền đối với các vụ việc kinh
doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài của Tòa án ..................................... 82
2.3. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án
giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ........... 87
2.3.1. Xác định thẩm quyền của Tòa án trước ngày Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004 có hiệu lực...................................................................................... 87
2.3.2. Xác định thẩm quyền của Tòa án sau ngày Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 có hiệu lực ............................................................................................. 93



2.3.3. Xác định thẩm quyền của Tòa án từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 có hiệu lực đến nay ................................................................................ 96
2.4. Nguồn luật xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ
việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ................................... 99
2.4.1. Văn bản pháp luật trong nước ............................................................ 100
2.4.2. Điều ước quốc tế ................................................................................. 102
2.4.3. Tập quán quốc tế ................................................................................ 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 107
Chương 3. THỰC TRẠNG THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................................. 108
3.1. Thực trạng thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong
tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới ......................110
3.1.1. Thực trạng thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài theo
các Điều ước quốc tế .................................................................................... 110
3.1.2. Thực trạng thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài theo
quy định của pháp luật hiện hành trong tương quan so sánh với pháp luật một
số quốc gia trên thế giới ............................................................................... 118
3.2. Thực trạng thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc công nhận
và cho thi hành các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa
án nước ngoài tại Việt Nam ....................................................................... 147
3.3. Thực trạng thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các hoạt động
của Trọng tài nước ngoài trong quá trình giải quyết các vụ việc kinh
doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.................................................. 155



3.3.1. Thực trạng thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài
trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài ............................................................................................................. 155
3.3.2. Thực trạng thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc công nhận và
thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ......................... 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 171
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC
VỤ VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ............................................................. 173
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
trong bối cảnh hội nhập ............................................................................. 173
4.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước .................................. 173
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật ................................................... 177
4.1.3. Yêu cầu từ thực tiễn hội nhập quốc tế hiện nay ................................. 179
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong
bối cảnh hội nhập........................................................................................ 182
4.2.1. Giải pháp chung .................................................................................. 182
4.2.2. Giải pháp cụ thể về mặt pháp luật ...................................................... 187
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ................................. 198
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. 201
KẾT LUẬN ................................................................................................. 203
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 207


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS:


Bộ luật tố tụng dân sự

BLDS:

Bộ luật dân sự

TTTP:

Tương trợ tư pháp

YTNN:

Yếu tố nước ngoài

TPQT:

Tư pháp quốc tế

UTTP

Ủy thác tư pháp

ĐUQT

Điều ước quốc tế

TA

Tòa án



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập với thế giới và giao lưu dân sự quốc tế, việc các
cá nhân, pháp nhân, tổ chức của Việt Nam có quan hệ kinh doanh, thương mại
với các cá nhân, pháp nhân, tổ chức của nước ngoài đang dần dần trở thành
những quan hệ phổ biến và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Đồng
nghĩa với đó là các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
(YTNN) phát sinh ngày càng nhiều, với tính chất và mức độ ngày càng phức
tạp trong điều kiện Việt Nam thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yếu tố khách quan
đòi hỏi phải có cơ chế hữu hiệu về mặt pháp lí và những vấn đề liên quan đến
thẩm quyền của tòa án (TA) đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có
YTNN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các
quan hệ tố tụng dân sự có YTNN tại các cơ quan tài phán của nước mình, là
vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay. Khi
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại có YTNN thường xảy ra
xung đột về thẩm quyền hay xung đột pháp luật là điều không thể tránh khỏi
của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó là vấn đề giải quyết xung đột pháp luật; ủy
thác tư pháp (UTTP) quốc tế; công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của TA nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương
mại có YTNN, cũng như ký kết Hiệp định tương trợ và hợp tác trên các lĩnh
vực thương mại, đầu tư với các nước, tham gia các Điều ước quốc tế (ĐUQT)
để giải quyết các vấn đề trên đã đem lại nhiều thuận lợi hơn trong công tác



2

giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Tuy nhiên, quy định
của các Hiệp định tương trợ tư pháp (TTTP) về thẩm quyền của TA Việt Nam
giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, kinh doanh, thương mại nói riêng
có YTNN trong các Hiệp định TTTP còn ít ỏi, sơ lược, có quy định lại cho
phép TA của cả hai bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết,… nên việc hiểu,
áp dụng những quy định đó còn nhiều lúng túng. Ngoài ra, pháp luật Việt
Nam quy định về thẩm quyền của TA Việt Nam giải quyết các vụ việc kinh
doanh, thương mại có YTNN còn nằm rải rác trong các văn bản khác nhau mà
chưa có sự tập trung trong văn bản chuyên ngành, còn có sự mâu thẫu giữa
các văn bản chuyên ngành như Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật Hàng hải năm
2015,… so với quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.
Các quy định về thẩm quyền của TA trong BLTTDS năm 2015 vẫn còn chứa
đựng những bất cập, hạn chế, nhiều vấn đề chưa được luật hóa như quyền
thỏa thuận lựa chọn Tòa án (TA), thẩm quyền của TA đối với các vụ việc về
sở hữu trí tuệ,...
Hiện nay, Việt Nam gia nhập và ký kết nhiều ĐUQT về thương mại, đầu
tư với các quốc gia. Để đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như tạo một hành lang pháp lý an toàn,
vững chắc, hiệu quả, tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, yêu cầu đặt ra là
cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh
doanh, thương mại trong Tư pháp quốc tế (TPQT) để có hành lang pháp lý
vững chắc tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ, đáp ứng được yêu
cầu của quá trình hội nhập.
Việc nghiên cứu thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh
doanh, thương mại có YTNN, đặt trong mối tương quan so sánh với pháp luật
của một số quốc gia trên thế giới là cần thiết hiện nay. Chính vì vậy, tác giả

chọn đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh


3

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong tương quan với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới”, làm luận án Tiến sỹ Luật học của mình.
Nghiên cứu sinh hy vọng, luận án sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về thẩm quyền của TA, hài hòa hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ các quy định cả lý luận
và thực tiễn về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có
YTNN của TA Việt Nam; thực trạng pháp luật và những giải pháp hoàn thiện
đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với mục đích nêu trên
nên luận án có nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về thẩm quyền giải quyết các vụ
việc kinh doanh, thương mại có YTNN
- Giải quyết về mặt lý luận, thực trạng lập pháp về thẩm quyền giải quyết
các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN của TA trong đó có thẩm
quyền tài phán chung và thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam, thẩm quyền
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; thẩm quyền
của TA đối với các hoạt động của trọng tài nước ngoài, công nhận và cho thi
hành phán quyết của trọng tài nước ngoài,...đặt trong tương quan với pháp
luật một sốquốc gia trên thế giới để có những đánh giá, so sánh cần thiết, tiếp
thu, tham khảo khi kiến giải hoàn thiện pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ
ra những nội dung cần hoàn thiện.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của thực trạng thẩm quyền của TA Việt Nam
giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN và chỉ ra nguyên
nhân của thực trạng.

- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
và pháp luật có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và bổ sung một số quy phạm


4

mới về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương
mại có YTNN đáp ứng yêu cầu hội nhập: Những đề xuất, kiến nghị cụ thể, có
cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có
YTNN của TA Việt Nam theo các ĐUQT, pháp luật Việt Nam đặt trong mối tương
quan trên cơ sở phân tích, so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN của TA là một
phạm trù rộng, gồm nhiều chế định, quy phạm pháp luật phức tạp về thẩm
quyền. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận án tiến sỹ, cần phải có cách
tiếp cận và nghiên cứu sâu về một lĩnh vực cụ thể. Do vậy, luận án tập trung
nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu thẩm quyền của TA Việt
Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN: Thẩm quyền xét
xửcủa TA đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại có YTNN; thẩm
quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; thẩm
quyền của TA đối với các hoạt động của trọng tài thương mại. Luận án không
giải quyết tất cả các vấn đề về thẩm quyền của TA trong các lĩnh vực khác
cũng như không đi vào các nội dung trình tự, thủ tục công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của TA nước ngoài, Phán quyết của trọng tài nước
ngoài.

Thứ hai, Luận án tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm
quyền của TA giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Xác
định thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có


5

YTNNtrong ĐUQT và pháp luật Việt Nam, luận án đặt trọng tâm vào các
ĐUQT mà Việt Nam là thành viên và nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện
hành về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của TA
trong tương quan so sánh với pháp luật của một số quốc gia. Những vướng
mắc, bất cập của pháp luật về vấn đề trên từ thực trạng pháp luật và thực tiễn
áp dụng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
+ Về không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các Hiệp định TTTP mà Việt Nam là thành
viên, Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn TA,…
Ngoài ra, Luận án còn nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia về thẩm
quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN như
Cộng đồng các quốc gia Châu Âu (EU), Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapore,… Tuy nhiên, Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu vào các quốc
gia như Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,…mục đích của việc nghiên
cứu pháp luật của các quốc gia này để đánh giá mức độ tương quan so sánh,
đánh giá được ưu, nhược điểm của các quy phạm pháp luật khi áp dụng vào
thực tiễn, từ đó học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia. Theo đó, Nghiên cứu
sinh chọn lọc, đánh giá học hỏi kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài phù
hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam. Việc lựa chọn hệ thống pháp luật của một số quốc gia
như Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Liên Bang Nga để nghiên cứu
so sánh bởi vì:
Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga là một trong những nước tiêu biểu cho

truyền thống Civil law, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ
truyền thống pháp luật của Pháp và Liên bang Nga. Mặc dù là thành viên của
Liên minh Châu Âu, tuy nhiên pháp luật Pháp có những nét đặc thù riêng, đặc
sắc cần nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia này.


6

Trung Quốc là một nước láng riềng với Việt Nam nên có nhiều điểm
tương đồng về phong tục tập quán, truyền thống hay thể chế chính trị. Ngoài
ra, Trung Quốc còn là một trong những nước có quan hệ thương mại rất lớn
với Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa các loại của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm
2018. Trong đó, xuất khẩu 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu 253,07 tỷ
USD, tăng 6,8%. Như vậy, con số xuất siêu lên tới 11,12 tỷ USD, mức cao
nhất từ trước tới nay, tăng 62,9% so với năm trước.
Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với
Việt Nam thì Trung Quốc tiếp tuc là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên
tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD. Cụ thể, năm 2019, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452
tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).
Như vậy, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2019. Đặc biệt, nhập khẩu từ Trung
Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên,
kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong
khi xuất khẩu của Việt Nam sang nước láng giềng này tăng không đáng kể.
Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng

10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì
vậy, cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên
tới hơn 34 tỷ USD1. Do đó, tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh,

1

(truy cập ngày 4/2/2020)


7

thương mại có khả năng phát sinh, nghiên cứu pháp luật Trung Quốc về vấn
đề này sẽ giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nhật Bản, từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (năm 2009) và nâng
tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2014.
Hiện nay, Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ
và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn
Quốc) của Việt Nam. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam
với Nhật Bản chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế
giới; trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu và nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai
nước đạt 15,28 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản gồm: hàng dệt may, phương
tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, thủy sản,
gỗ, giày dép các loại,...
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,35 tỷ USD, tương
đương so với cùng kỳ 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ
Nhật Bản là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện, sắt thép các loại, linh kiện, phụ tùng ô tô2.

Ngoài ra, mặc dù Nhật Bản mới đưa các quy định về thẩm quyền của TA
giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN vào quy định của
BLTTDS (trước đây Nhật Bản áp dụng các án lệ để giải quyết các vụ việc
kinh doanh, thương mại có YTNN)3. Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền
2

(truy cập ngày 4/2/2020).
3
Trong nhiều năm, tại Nhật Bản không có luật điều chỉnh thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài. Sau một thời gian, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Nhật Bản được điều chỉnh dựa
trên các nguyên tắc đã được đưa ra tại các quyết định của Tòa án Tối cao Nhật Bản. Một trong số đó là quyết
định của Tòa án Tối cao trong vụ hãng Hàng không Malaysia năm 19813 đã thiết lập quy tắc - thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Nhật Bản có thể được suy ra từ các quy tắc về thẩm quyền xét xử dân sự của Tòa


8

của TA trong BLTTDS Nhật Bản lại có rất nhiều điểm mới, việc nghiên cứu
pháp luật Nhật Bản về vấn đề này thực sự rất bổ ích và cần thiết hiện nay.
Singapore là một quốc gia Đông Nam Á và là thành viên của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định đối tác tòa diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Singapore theo đó cũng ngày càng phát triển kéo theo các tranh chấp kinh
doanh, thương mại giữa thương nhân hai nước có thể sẽ gia tăng trong thời
gian tới. Đạo luật Thỏa thuận lựa chọn Tòa án mới được Singapore thông qua
vào năm 2016, trên cơ sở sự gia nhập của quốc gia này vào Công ước La
Hagues về Thỏa thuận lựa chọn Tòa án ngày 25/03/2015 càng làm cho hệ
thống tư pháp của Singapore được đánh giá cao. Việc nghiên cứu pháp luật
Singapore rất có ý nghĩa hiện nay.
Chính vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu pháp luật của những

quốc gia này sẽ giúp Nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó vận
dụng vào tình hình của Việt Nam để kiến giải những giải pháp mang tính
khoa học và phù hợp với tình hình phát triển của các quan hệ kinh doanh,
thương mại hiện nay.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật từ năm
1989 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu của Luận án
a. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
án Nhật Bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản, điều này được biết đến như là “cách tiếp
cận suy luận đảo ngược”. Trong vụ việc này, Tòa án Tối cao xác định rằng một Tòa án Nhật Bản có thẩm
quyền xem xét một yêu cầu khởi kiện của một người thừa kế của Nhật Bản khi người để lại thừa kế là nạn
nhân của một vụ tai nạn hãng Hàng không của Malaysia tại Malaysia (Nguồn: Yoko Maeda (2011), New
Law on International Civil Jurisdiction in Japan and its impact on foreign corporations, International Bar
Association Legal practice division).


9

sử. Các Nghị quyết, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách phát triển
thị trường và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và hoàn
thiện pháp luật trong thời đại mới;
b. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu khoa
học nói chung, nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng, chủ yếu là các phương
pháp:
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh các quy định tại các
văn bản luật mới và cũ, các quy phạm của pháp luật nước ngoài trong tương
quan với pháp luật Việt Nam trong phần phân tích quy định của pháp luật; .

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Được sử dụng trong toàn bộ Luận án
để phân tích các quy định của pháp luật, các báo cáo, số liệu và những vụ án
điển hình.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ Luận án để tổng
hợp các quan điểm, các quy định của pháp luật và thực trạng để đưa ra quan
điểm của tác giả.
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê tình hình trong phần
thực trạng, liệt kê được sử dụng để liệt kê các ĐUQT, các quy định pháp luật
làm dẫn chứng trong toàn bộ Luận án .
Bên cạnh các phương pháp luận nói trên luận án còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp logic,...
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các mặt lí luận, quy
định của pháp luật, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện về thẩm quyền của
TA giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN.
- Phương pháp tổng hợp để khái quát nội dung nghiên cứu một cách có
hệ thống được ngắn gọn, dễ hiểu.


10

- Phương pháp logic để phân tích tính logic của pháp luật trong tình
hình thực tế hiện nay.
5. Những đóng góp về mặt khoa học của Luận án
Luận án nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với
các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN và đặc biệt nghiên cứu trong
tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới càng làm cho Luận án
có tính mới. Những kết quả nghiên cứu củaLuận án có những đóng góp về
mặt khoa học:
- Đóng góp và làm phong phú thêm cơ sở lý luận cơ bản vềthẩm quyền

giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN của TA Việt Nam
vào các công trình nghiên cứu trước đây.
Xây dựng tiêu chí xác định thẩm quyền của TA;
Thực trạng pháp luật về thẩm quyền của TA trong việc giải quyết các vụ
việc kinh doanh, thương mại có YTNN; đánh giá thực trạng và xây dựng giải
pháp hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật hiện hành.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của TA. Việc
nghiên cứu đề tài một cách toàn diện, chuyên sâu, giúp các cơ quan tố tụng
(TA) xác định chính xác, nhanh chóng thẩm quyền của TA Việt Nam trong
mỗi vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN cụ thể, tránh trường hợp xác
định sai thẩm quyền mà bỏ sót cho rằng TA Việt Nam không có thẩm quyền
và không thụ lý giải quyết.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,
nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Góp phần nâng cao kiến thức lý luận về thẩm quyền của TA giải quyết
các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong TPQT Việt Nam và làm
sáng tỏ những thành tựu đạt được của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của
TA Việt Nam giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN;


11

Đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền
của TA trong TPQT. Làm rõ những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam
hiện hành về thẩm quyền của TA Việt Nam trong tương quan so sánh đối
chiếu với pháp luật trước đây và với pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề nêu trên. Từ đó, góp
phần giải quyết hiệu quả các vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của
TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN, là tài

liệu có tính chất tham khảo để từ đó xây dựng và đưa ra những sửa đổi, hoàn
thiện pháp luật.
Góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, hiểu biết về thẩm quyền của TA
trong TPQT. Từ đó, giúp mỗi người có cái nhìn tổng quan về thực trạng pháp
luật Việt Nam;
Góp phần vào việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của TA
Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2.Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của Tòa án đối với các
vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
Chương 3.Thực trạng thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ
việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh
với pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập.


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến
luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới và Việt Nam về
thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu

tố nước ngoài
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới về thẩm quyền
của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có
YTNN được đặc biệt quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, đã có
nhiều công trình, tác phẩm của nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này. Trong
phạm vi Luận án, tác giả chỉ xin nêu một số công trình, tác phẩm tiêu biểu
như sau:
- Adrian Briggs (2002), The Conflict Of Law, Oxford University Press;
J.G.Collier (2001), Conflict Of Law, 3rded., Cambridge University Press,
Cambridge;
Đây là hai công trình nghiên cứu về TPQT dưới hình thức giáo trình của
các giáo sư Đại học Oxfordvà Cambridge biên soạn. Hai cuốn sách nêu trên
phân tích quy định của TPQT và ảnh hưởng của các quy định của pháp luật
Châu Âu (công ước Brussel và Lugano) khi áp dụng ở Vương quốc Anh.
Trong đó, đề cập đến những vấn đề pháp lí cơ bản như các vấn đề về nguyên
tắc chung xác định thẩm quyền của TA, xung đột thẩm quyền, công nhận và
cho thi hành bản án của TA nước ngoài, xung đột pháp luật.
- Richard

Fentiman (2010), International Commercial Litigation,

Oxford Private International Law Series;


13

Cuốn sách chuyên khảo về tố tụng trong thương mại quốc tế, phân tích
và bình luận về các quy định trong pháp luật Châu Âu về thẩm quyền của TA
đối với các vụ kiện thương mại quốc tế. Trong đó, trình bày quy định của Quy

chế 1215/2012 (Brussels Recast) của Hội đồng Châu Âu về thẩm quyền và
việc công nhận và thi hành án các quyết định của TA về các tranh chấp dân
sự, thương mại. Phân tích tính hiệu quả của các công ước quốc tế về thẩm
quyền của TA. Theo tác giả cuốn sách, vụ kiện thương mại quốc tế thường
liên quan đến nhiều TA của các quốc gia khác nhau, chính vì vậy vấn đề phải
quan tâm đến là vấn đề thi hành bản án, từ đó chỉ ra những quy định trong
pháp luật Vương quốc Anh về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết
của TA nước ngoài, những giải pháp hoàn thiện vấn đề nêu trên.
- Faye Fangfei Wang (2010), Internet Jurisdiction and Choice of Law:
Legal Practices;
Nhìn chung, cuốn sách chuyên khảo trên tập chung vào các vấn đề pháp
lí cơ bản như: Trình bày các quy định của pháp luật quốc tế về thương mại
điện tử (Thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát
triển sâu hơn, tuy nhiên việc xác định địa điểm kinh doanh và các yếu tố khác
trong thương mại điện tử lại thực sự phức tạp), tác giả đưa ra một số quan điểm
liên quan đến vấn đề này; cuốn sách cũng phân tích và so sánh các quy định về
thẩm quyền của TA trong thương mại điện tử và sự lựa chọn pháp luật cũng
như cách thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Châu Âu, Hoa Kỳ
và Trung Quốc. Cuốn sách còn làm rõ các quy định nổi bật của Công ước
Rome và quy tắc Rome I về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng, đánh giá các
quy định của Công ướcHague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn TA.
- Peter (2007), Comtemporary Approches to Non Contractual Obligations
in Private International Law (Conflict of Laws) and the Europeau
Community’s “Rome II” Regulation, The European Legal Forum (E), 137-152;


14

Christopher M.V.Clarksonand Jonathan Hill (2002, 2011), Jaffey on the
Conflict of Laws, second edit, Butter worths Lexis Nexis TM...

Các cuốn sách chuyên khảo trên trình bày một số vấn đề của TPQT như
xung đột pháp luật, bình luận các quy định của công ước Rome, Brussel I,
Brussel II và Brussels I Recast của cộng đồng Châu Âu, trong đó, có chú
trọng đến vấn đề công nhận và cho thi hành bản án của TA nước ngoài tại
Anh (tập chung chi tiết vào các vấn đề thương mại và Hôn nhân gia đình).
- Jonathan Hill, Adeline Chong (2010), International Commercial
Disputes; Hart Publishing, Kemp House, Chawley Park, Cumnor Hill,
Oxford, OX2 9PH;
Cuốn sách chuyên khảo của tác giả nêu trên phân tích và bình luận các
vấn đề về thẩm quyền của TA Vương quốc Anh trong các vụ kiện thương mại
quốc tế. Cuốn sách được chia làm 4 phần với các vấn đề pháp lí như sau: xem
xét thẩm quyền của TA Vương quốc Anh trong các vụ kiện thương mại quốc
tế thông qua các quy định của pháp luật Châu Âu; Xác định luật áp dụng
(xung đột pháp luật) qua việc phân tích và bình luận các quy định của Châu
Âu như Công ước Rome I và Rome II; Phân tích các khía cạnh pháp lí về phá
sản theo Quy chế phá sản EC; phân tích các khía cạnh pháp lí về trọng tài
thương mại quốc tế trong đó có vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài.
Những công trình nghiên cứu về TPQT của các tác giả nước ngoài đã được
dịch ra tiếng Việt cũng có giá trị tham khảo đối với Luận án. Tiêu biểu: Jean
Derruppe (2005), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là công trình nghiên cứu về TPQT của Cộng hòa Pháp dưới hình
thức sách tham khảodo các giáo sư của Cộng hòa Pháp biên soạn. Cuốn sách
trình bày các quy định của TPQT Cộng hòa Pháp về xung đột pháp luật, công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài. Ngoài ra, cuốn


15

sách còn phân tích các quy định về TPQT Châu Âu đặc biệt là từ sau Hội nghị

Lahay về TPQT như Quy chế (EC) số 593/2008 ngày 17 tháng 6 năm 2008 về
luật áp dụng nghĩa vụ hợp đồng.
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN
của TA theo quy định của pháp luật cụ thể một số nước cũng được đề cập
trong nhiều công trình nghiên cứu khác dưới hình thức bài viết khoa học trên
các tạp chí, tài liệu nghiên cứu khác như:
- John Mylonakis (2012),“The European Rules on the Choice of Forum
by Individuals: An Elaboration of Law Cases”, Journal of Politics and Law;
Bài viết cho rằng, quan hệ thương mại quốc tế (giao kết hợp đồng giữa
cá nhân và các công ty hoặc với công ty đa quốc gia) thường xuyên xảy ra
tranh chấp, việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế này thì rất phức
tạp. Việc xác định thẩm quyền của TA trong các tranh chấp thương mại quốc
tế thường được quy định trong BLTTDS của các nước. Sau khi giải quyết
tranh chấp tại TA một quốc gia có thể bản án này lại không được công nhận ở
quốc gia khác. Qua đó, bài viết phân tích hiệu lực pháp lí của các thỏa thuận
chọn TA, thẩm quyền của TA quốc gia và so sánh các quy định tại Điều 23
quy chế Brussel với Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn TA.
- Huanfang DU (2009),“An Overview of Choice of Jurisdiction and Law
of Foreign-relatedCases in China”, Journal of Cambridge Studies;
Bài viết có nội dung trình bày, bình luận và phân tích một số quy định của
pháp luật Trung Quốc về thẩm quyền của TA giải quyết các vụ việc dân sự,
thương mại có YTNN. Theo đó, giải thích thế nào là tranh chấp thương mại có
YTNN thuộc thẩm quyền của TA. Ngoài ra, bài viết còn phân tích các quy định
của pháp luật Trung Quốc về chọn luật áp dụng cho các quan hệ dân sự, thương
mại có YTNN, chỉ ra một số bất cập trong pháp luật Trung Quốc về vấn đề này
và cách áp dụng của TA Trung Quốc về vấn đề nêu trên khi các quy phạm của
pháp luật Trung Quốc chưa đầy đủ và rõ ràng.


16


- Mo Zhang (2002),“International civil litigation in China: A Practical
analysis of the Chinese judicial system”, Boston College International and
Comparative Law Review;
Bài viết, trình bày và bình luận một số quy định của pháp luật Trung
Quốc về thẩm quyền của TA Trung Quốc giải quyết các vụ việc dân sự có
YTNN, dấu hiệu để xác định thẩm quyền của TA Trung Quốc, quyền thỏa
thuận chọn TA, thẩm quyền riêng biệt của TA Trung Quốc. Ngoài ra, bài viết
còn phân tích các dấu hiệu, quy định về chọn luật áp dụng khi các tranh chấp
dân sự, thương mại có YTNN được giải quyết tại TA Trung Quốc trong một
số quan hệ cụ thể như: Sở hữu, thừa kế, hợp đồng,…; vấn đề công nhận và
cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài ở Trung Quốc (thủ tục và
những trường hợp không công nhận và cho thi hành), bài viết cũng chỉ ra một
số bất cập của pháp luật Trung Quốc về vấn đề này và kiến nghị hoàn thiện.
- Mukarrum Ahmed (2015), “The enforcement of settlement and jurisdiction
agreements and parallel proceedings in the European Union: The Alexandros T
litigation in the English courts”, Journal of Private International Law;
Bài viết phân tích một số quy định của pháp luật Châu Âu về thẩm quyền
của TA trong TPQT trong tương quan với pháp luật Vương quốc Anh. Bài viết
cho rằng với sự phát triển của các quan hệ thương mại quốc tế thì các tranh
chấp phát sinh ngày càng nhiều và phổ biến, điều này cũng dẫn đến sự chồng
chéo về thẩm quyền của các TA các quốc gia khác nhau, các thủ tục tố tụng
song song xảy ra hiển nhiên. Cách thức hạn chế, giải quyết thủ tục tố tụng song
song (quyền lựa chọn TA của các bên tranh chấp, thẩm quyền riêng biệt,…).
Bài viết nêu một số cách thức mà TA tối cao Vương quốc Anh giải thích các
quy định của pháp luật Châu Âu về thẩm quyền theo Nghị quyết Brussel I.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo liên quan đến đề tài như: Quim FornerDelaygua (2015),“Changes to jurisdiction based on exclusive jurisdiction


17


agreements under the Brussels I Regulation Recast”, Journal of Private
International Law; Mary Keyes (2008),“Statutes, choice of law, and the role
of forum choice”, Journal of Private International Law;…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu công bố ở nước ngoài có đề cập
đến một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh
doanh, thương mại trong TPQT. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công trình, tác
phẩm nghiên cứu nêu trên, cho thấy:
Những công trình, tác phẩm nghiên cứu các vấn đề lí luận về TPQT của
các nước đó, như vấn đề về xung đột thẩm quyền trong pháp luật Châu Âu
hay pháp luật Trung Quốc,…
Đề cập đến một số quy định về thẩm quyền của TA nhất định như thẩm
quyền song song, thẩm quyền riêng biệt,… trong các quy định của pháp luật
Châu Âu. Một số tác phẩm đi vào bình luận các quy định của pháp luật Châu Âu
đối với các tranh chấp thương mại quốc tế về thẩm quyền của TA trong TPQT.
Các công trình nêu trên cũng trình bày một số vấn đề pháp lí về công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài, quyết định của
trọng tài nước ngoài trong TPQT.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả không trực tiếp
phân tích, bình luận và giải thích tất cả các vấn đề liên quan đến thẩm quyền
của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Các công trình
cũng chỉ áp dụng phù hợp với điều kiện, cơ chế của các quốc gia đó, chưa có
một công trình, bài viết nào nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thương mại có YTNN trong mối quan hệ so sánh với pháp
luật Việt Nam.
Mặc dù vậy, các công trình này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả trong quá trình nghiên cứu Luận án của mình, đặc biệt là nghiên cứu về
thẩm quyền của TA trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN ở một
số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Pháp, Trung Quốc. Đồng thời, qua việc



18

nghiên cứu quy định cụ thể của pháp luật các nước điều chỉnh vấn đề thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại có YTNN đã cung
cấp nhiều kinh nghiệm cần thiết trong quá trình tác giả đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề nghiên cứu của Luận án.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án đối
với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại
có YTNN đã được đề cập đến trong nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết
đăng trên tạp chí, luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học, bài tham luận
trong các hội thảo khoa học của nhiều nhà nghiên cứu. Điển hình có một số
công trình nghiên cứu đã được công bố sau:
 Các giáo trình:
Giáo trình Tư pháp quốc tế (2017), Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Tư
pháp quốc tế (2017), Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Tư pháp quốc tế
(2016), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Tư pháp quốc tế
(2016), Viện Đại học Mở Hà Nội; Ngoài ra, còn có các giáo trình về TPQT
của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. Trong các giáo trình nêu trên có một
số chương đã trình bày những quy định cơ bản của pháp luật về thẩm quyền
của TA đối với các vụ việc dân sự có YTNN. Tuy nhiên, nội dung của những
phần này cũng chỉ trình bày những khái niệm cơ bản về xung đột thẩm quyền
và tóm tắt những vấn đề pháp lí cơ bản về thẩm quyền nói riêng và tố tụng
dân sự quốc tế nói chung. Tất cả các giáo trình vừa nêu không phân tích
chuyên sâu về thẩm quyền của TA Việt Nam giải quyết các vụ việc kinh
doanh, thương mại có YTNN
 Sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học:
- TS. Đoàn Năng (2001), “Một số vấn đề lí luận cơ bản về Tư pháp
quốc tế”, NXB Chính trị quốc gia; Cuốn sách chuyên khảo nêu trên đề cập tới

những đặc điểm cơ bản của TPQT; vấn đề xung đột pháp luật và việc áp dụng
pháp luật nước ngoài, quy chế pháp lí của người nước ngoài trong TPQT; quy


×