Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giao an lop 3 tuan 3 CKTKN moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.51 KB, 19 trang )

Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
Thứ hai, ngày………tháng…….năm …………
Tiết ……: ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA
I. Yêu cầu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Với học sinh khá nêu được thế nào là giữ lời hứa.
II. Đồ dùng:
- Vở bài tạp đạo đức.
- Tranh minh họa chiếc vòng bạc.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động 1:
Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là
giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời
hứa
a. Bước 1: Giáo viên kể
b. Bước 2: Giáo viên gợi ý:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau
2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người cảm thấy thế nào
trước việc làm của Bác?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra
điều gì?
Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc
- 1, 2 học sinh kể lại.
- Thảo luận cả lớp
+ Bác mở túi lấy ra một cái vòng bạc
mới tinh và trao cho em bé.
+ Cô bé và mọi người cảm động rơi nước
mắt.


+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra
được bài học phải giữ đúng lời hứa.
Kết luận: Tuy rất bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một
em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động
và kính phục. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời
hứa là thực hiện đùng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ
lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
2. Hoạt động 2:
Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần
phải giữ lời hứa và cần phải làm gì nếu
không thể giữ lời hứa với người khác
Xử lý tình huống:
- Chia nhóm xử lý 1, 2 tình huống.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm
trình bày.
- Thảo luận cả lớp.
Kết luận:
- Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn
học như đã hứa hoặc tìm cách báo cáo
cho bạn.
- Tình huống 2: Thanh cần dán trả lại
truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
-Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự
trọng và tôn trọng người khác.
-Khi vì một lý do gì đó, em không thực
hiện được lời hứa với người khác, em
cần phải xin lỗi họ và giải thích lý do.
1
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
3. Hoạt động 3:

Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá việc
giữ lời hứa của bản thân.
Bước 1:
- Thời gian qua các em có hứa với ai
điều gì không?
- Em có thực hiện điều đã hứa không? Vì
sao?
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện
được điều đã hứa?
Tự liên hệ
- Từng học sinh trả lời
- Học sinh tự liên hệ
Giáo viên nhận xét, khen những học sinh biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ
thực hiện bài học.
4. Củng cố, dặn dò: Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Về nhà sưu tầm
các gương biết giữ lời hứa.
Tiết ……: TOÁN
ÔN VỀ HÌNH HỌC
I. Yêu cầu:
Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Bài tập: Bài ……………………..
II. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
Nhận xét kiểm tra
2. Bài mới
* Bài 1:
a. Bài 1a
b. Bài 1b
* Bài 2:
- Cả lớp làm bảng con

4 x 3 + 15 = 12 + 15 = 27
- 1 học sinh đọc yêu cầu
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- 1 học sinh làm trên bảng lớp
12 + 34 + 40 = 36 + 40 = 76 (cm)
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp giải vào bảng con:
+ Tính chu vi hình tam giác:
34 + 12 + 40 = 76 (cm)
+ Đáp số: 76 cm
- 1 học sinh đọc yêu cầu, học sinh giải vào nháp
+ Chu vi hình chữ nhật
4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
2
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
* Bài 3:
+ Đáp số: 14 cm
- 1 học sinh đọc yêu cầu
Có: 5 hình vuông, 6 hình tam giác
3. Củng cố dặn dò: Về nhà các em xem lại các bải tập đã làm.
Tiết ……: TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
CHIẾC ÁO LEN
I. Yêu cầu tập đọc:
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc
phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời
được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Kể chuyện: Kể lại được từng chuyện dựa theo các ý.
- Học sinh khá giỏi kể lại được từng đoạn theo lời kể của Lan.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định

2. Kiểm tra bài
Nhận xét kiểm tra
3. Bài mới: Chiếc áo len
Hát
- 2 học sinh đọc bài Cô giáo tí hon và trả
lời câu hỏi 2, 3 sau bài
a. Hôm nay các em chuyển san chủ điểm mái ấm. Chúng ta đều có gia đình và
những người thân với bao tình cảm ấm áp. Truyện Chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ
cho các em biết tình cảm mẹ con, anh, em dưới một mái nhà.
b. Luyện dọc
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên hướng học sinh, luyện đọc
kết hợp giải nghĩa từ
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện
lợi như thế nào?
- Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- Học sinh đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Hai nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh
đoạn 1 và 4
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 3
và đoạn 4.
- Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ
để đội, ấm ơi là ấm.
- Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo
đắt tiền như vậy.
- Mẹ hãy để dành hết tiền mua áo cho em

3
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
- Vì sao Lan ân hận
Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ
lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo
cũ ở bên trong.
- Vì Lan làm mẹ bưồn.
- Vì Lan ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, không
nghĩ đến anh.
d. Củng cố: Hai học sinh tiếp nối nhau đọc lại toàn bài. Mỗi nhóm 4 em tự phân vai
(người dẫn chuyện, Lan, Tuấn, mẹ),… Cả lớp nhận xét nhóm nào đọc hay.
4. Kể chuyện:
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, các em
kể từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len.
b. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo gợi ý.
Kể đoạn 1: Chiếc áo đẹp.
Đoạn 2: Lan dỗi mẹ.
Đoạn 3: Nhường nhịn.
Đoạn 4: Ân hận.
- Học sinh đọc đề bài và các gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm theo
- 1 học sinh kể
- Từng học sinh kể, mỗi học sinh kể 1
đoạn. Học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể tốt nhất, bạn kể có tiến bộ.
c. Củng cố dặn dò: Câu chuyện trên giúp em điều gi?
Giận như bạn Lan là không nên.
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
4
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến

Thứ ba, ngày………tháng…….năm …………
Tiết ……: CHÍNH TẢ
CHIẾC ÁO LEN
I. Yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng bài tập 3
II. Đồ dùng:
Bảng phụ viết 2 lần bài tập 2a.
III. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
- Hướng dẫn nắm nội dung
+ Vì sao Lan ân hận
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần
viết hoa?
- Giáo viên đọc
- Giáo viên chấm chữ bài, chấm từ 5 – 7
bài.
3. Bài tập
- Bài 2a
- Bài 3
- Giáo viên mời 2, 3 học sinh lên chữa
bài trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con các từ gắn bó,
nặng nhọc, khắng khít.
2 học sinh đọc lại

- Vì em làm cho mẹ buồn, anh phải
nhường phần mình cho em.
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng
+ Học sinh viết từ khó trên bảng con: xin
lỗi, vờ ngủ, xấu hổ,…
+ Học sinh viết vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
Cuộn tròn, chân thật, chậm trễ
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh viết vào vở
- 1 học sinh làm mẫu
gh: giê hát
- Học sinh làm vào bảng con
- Cả lớp nhận xét
Nhiều học sinh nhìn lên bảng lớp đọc tên
chữ và chữ
4. Củng cố dặn dò: Các em về nhà học thuộc đúng theo thứ tự tên 19 chữ đã học.
5
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
Tiết ……: TẬP ĐỌC
QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. Yêu cầu:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và
giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa và thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:

Nhận xét phần kiểm tra
2. Bài mới:
Gọi 3 học sinh đọc bài Chiếc áo len, trả
lời 3 câu hỏi 1, 2, 4 trong sách giáo khoa.
a. Giới thiệu chủ điểm mái ấm, bài thơ Quạt cho bà ngủ sẽ giúp các em thấy được
tình cảm của một bạn nhỏ đối với bà như thế nào?
b. Giáo viên đọc mẫu:
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì?
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế
nào?
- Bà mơ thấy gì?
- Vì sao có thể đoán như vậy?
* Câu hỏi dành cho học sinh yếu
- Bạn nhỏ trong bài thơ là trai hay gái?
- Bạn nhỏ trong bài có thương bà không
mà ngồi quạt?
d. Làm việc cả lớp
- Học sinh đọc 2 dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc trong nhóm.
- 4 nhóm đọc tiếp nối 4 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Bạn quạt cho bà ngủ
- Mọi vật đều im lặng như đang ngủ
- Bà mơ thấy cháu quạt đầy hương thơm
tới.
- Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của
mình.

- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ
thơ.
- 2, 3 học sinh thi học thuộc cả bài thơ.
Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc
5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, về nhà các em tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
6
? cây
230 cây
90 cây
16 bạn
? bạn
Trường: Tiểu học “B” Tân Trung Giáo viên giảng dạy: Võ Thị Kiến
Tiết ……: TOÁN
ÔN VỀ GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu:
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
- Bài tập 1, 2, 3.
II. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét kiểm tra
2. Bài tập:
a. Bài tập 1:
Tóm tắt
Đội 1:
Đội 2:
b. Bài tập 2:
Tóm tắt
- Buổi sáng:

- Buổi chiều:
c. Bài tập 3b:
Tóm tắt
Nữ:
Nam:
- Cả lớp làm bảng con tính đường gấp
khúc ABCD
Đường gấp khúc ABCD
30 + 20 + 40 = 90 cm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp giải vào nháp
- 1 học sinh lên bảng giải
* Bài giải:
- Số cây đội 2 trồng là
230 + 90 = 320 (cây)
- Đáp số: 320 cây
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp giải vào nháp
- 1 học sinh lên bảng giải
* Bài giải:
- Số lít xăng bán buổi chiều
365 – 128 = 507 (lít)
- Đáp số: 507 lít.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp giải vào nháp
- 1 học sinh lên bảng giải
* Bài giải:
- Số bạn mới nhiều hơn bạn nam là:
19 – 16 = 3 (bạn)
- Đáp số: 3 bạn.

7
19 bạn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×