TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
LƯƠNG THỊ TRANG
KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM MIC HÀ NỘI – TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN TỐ UYÊN
HÀ NỘI -2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm
Tác giả luận văn
Lương Thị Trang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Phan Tố Uyên, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo về những lời nhận xét quý báu,
đóng góp đối với bản luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân về
những bài giảng hữu ích cũng như các cán bộ viện Sau đại học đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi đối với tôi trong quá trình học tập.
Cảm ơn các cán bộ ở Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội, cũng như các bạn
lớp cao học khoá 22 đã giúp đỡ, động viên trong quá trình viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của
những người thân trong gia đình đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả luận văn
Lương Thị Trang
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
Sơ đồ 2.3: Quy trình giám định tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu Error: Reference source not found 8
Sơ đồ 2.4: Quy trình bồi thường tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu Error: Reference source not found 9
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
1.1. Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu 5
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm 5
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 10
1.1.3. Phân loại về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 14
1.2. Nội dung kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 17
1.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 17
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu 25
1.3.1. Các nhân tố khách quan 25
1.3.2. Các nhân tố chủ quan 27
CHƯƠNG 2 28
2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 29
2.1.1. Khái quát về Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 29
2.1.1.3. Các sản phẩm bảo hiểm của MIC Hà Nội 31
2.1.1.4. Khách hàng 32
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 34
2.2. Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 38
2.2.1.1. Quy trình khai thác dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 38
2.2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của
Công ty bảo hiểm MIC Hà Nội 55
2.3. Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
XNK của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 67
2.3.1. Kết quả đạt được 67
2.3.2 Một số hạn chế 68
CHƯƠNG 3 72
3.1. Phương hướng, mục tiêu của Công ty Bảo hiểm MIC Hà
Nội đến năm 2020 72
3.3. Một số kiến nghị 84
3.3.1. Đối với nhà nước 84
3.3.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 87
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
I. Viết tắt Tiếng Việt
STT
1
2
3
4
5
6
Chữ viết tắt
DVBHHHNK
DVBHHHXK
DNBH
STBH
STBT
TTC
Nghĩa đầy đủ
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu
Doanh nghiệp bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường
Tổn thất chung
II. Viết tắt Tiếng Anh
ST
T
1
Chữ viêt tắt
WTO
Viết đầy đủ tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
World Trade Organization
General Agreement on Trade
Tổ chức thương mại Quốc Tế
Hiệp định chung về Thương
in Services
mại Dịch vụ
Hệ thống phân loại sản phẩm
2
GATS
3
CPC
Central Product Classification
4
FOB
Free On Board
5
CIF
6
ODA
Cost, Insurance and Freight
Official Development
7
FDI
Assistance
Foreign Direct Investment
trung tâm
Miễn trách nhiệm trên Boong
tàu nơi đi
Giá thành, bảo hiểm và cước
Hỗ trợ phát triển chính thức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG:
MỤC LỤC 4
Sơ đồ 2.3: Quy trình giám định tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu Error: Reference source not found 9
Sơ đồ 2.4: Quy trình bồi thường tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu Error: Reference source not found 9
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
1.1. Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu 5
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm 5
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 10
1.1.3. Phân loại về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 14
1.2. Nội dung kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 17
1.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 17
1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu 25
1.3.1. Các nhân tố khách quan 25
1.3.2. Các nhân tố chủ quan 27
CHƯƠNG 2 28
2.1. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 29
2.1.1. Khái quát về Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 29
2.1.1.3. Các sản phẩm bảo hiểm của MIC Hà Nội 31
2.1.1.4. Khách hàng 32
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 34
2.2. Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 38
2.2.1.1. Quy trình khai thác dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 38
2.2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của
Công ty bảo hiểm MIC Hà Nội 55
2.3. Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
XNK của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội 67
2.3.1. Kết quả đạt được 67
2.3.2 Một số hạn chế 68
CHƯƠNG 3 72
3.1. Phương hướng, mục tiêu của Công ty Bảo hiểm MIC Hà
Nội đến năm 2020 72
3.3. Một số kiến nghị 84
3.3.1. Đối với nhà nước 84
3.3.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 87
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1:
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.3:
Doanh thu dịch vụ bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu và bảo hiểm hàng
hóa xuất khẩu giai đoạn 2009-2014....... Error: Reference source not
found
Cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm MIC Hà Nội Error: Reference
source not found
Quy trình khai thác dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
......................................................Error: Reference source not found
Quy trình giám định tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Sơ đồ 2.4:
Error: Reference source not found
Quy trình bồi thường tổn thất của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu .....................................Error: Reference source not found
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu đối với các quốc gia
trên thế giới, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển. Hợp tác
thương mại quốc tế được đẩy mạnh thông qua việc mở rộng hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro có thể ảnh hưởng không chỉ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Chính vì vậy, bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu đã ra đời và phát triển nhằm chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt,
xuất nhập khẩu hàng hóa được đẩy mạnh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2013 đạt
264,26 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt hơn 298,08 tỉ USD
tăng 12,8% so với năm 2013. Do đó thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
là thị trường tiềm năng mang lại nguồn doanh thu lớn và ổn định cho các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . Mở cửa hội nhập cũng đồng nghĩa với việc gia nhập
của cac doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với năng lực tài chính hùng mạnh, kinh
nghiệm và khả năng quản lý tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt.
Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội là một đơn vị thanh viên của Tổng công ty
Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội được thành lập từ năm 2008. Là một doanh nghiệp
non trẻ nhưng được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng
năm 2013 là 62,72% và năm 2014 là 74,99%. Với dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu, trong những năm qua, MIC Hà Nội đã có sự thay đổi lớn. Sau khi trải
qua những năm khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
2
doanh thu dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2014 đạt 12,966 Tr.đồng,
tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao, trên 50%.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng của thị trường Việt
Nam hiện nay. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty
đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và
các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang đẩy mạnh khai thác tại thị trường Việt
Nam. Chính vì vậy, Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội cần phải có những biện pháp để
đẩy mạnh khai thác và giữ vững vị trí của mình trên thị trường. Nâng cao chất
lượng dịch vụ bảo hiểm là một trong những biện pháp hiệu quả lâu dài, tạo được uy
tín đối với khách hàng.
Xuất phát từ tình hình thực tế, em đã chọn đề tài: “ Kinh doanh dịch vụ bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội – Tổng Công
ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội” cho luận văn cao học của mình với mong muốn
tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu, từ đó góp phần vào sự phát triển của công ty Bảo hiểm MIC Hà
Nội, tạo hình ảnh tốt, uy tín đối với khách hàng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực
trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu để đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của
công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Trình bầy những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu của các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ
+ Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của
Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội.
+ Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội.
3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu của công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội từ 2009-2014
+ Phạm vi thời gian: Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu từ 2009 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học
Một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến phạm vi nghiên
cứu của luận văn:
a, “ Dịch vụ hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Việt Nam dưới tác
động của các cam kết gia nhập WTO”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Nguyễn Thị Huyền, 2008. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận chung về dịch vụ bảo
hiểm , bảo hiểm hàng hóa hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Luận văn
nghiên cứu thực trạng về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
của toàn bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO; từ đó
đánh giá sự thay đổi của dịch vụ này dưới tác động của các cam kết gia nhập WTO.
Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu rộng là toàn bộ thị trường Việt Nam, không
cụ thể tại một doanh nghiệp bảo hiểm nào.
b, “ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt Việt Nam”, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Nguyễn Thành Trung, 2006. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận
về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và lý luận liên quan đến bảo hiểm. Luận văn lựa
chọn đối tượng rộng là chất lượng của toàn bộ dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt Việt
Nam. Hơn nữa luận văn nghiên cứu thời gian khá lâu, trong những năm trước khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến dịch vụ bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng mỗi công trình có cách tiếp cận khác nhau.
Có công trình nghiên cứu thì phạm vi nghiên cứu rộng, có công trình đối tượng quá
rộng không cụ thể. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng
4
cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cụ thể tại MIC Hà Nội.
Do vậy, việc thực hiện luận văn này sẽ không có sự trùng lắp.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu và dữ liệu:
+ Cơ sở lý luận: tham khảo tại các tài liệu, giáo trình về bảo hiểm thương
mại, Quản trị kinh doanh bảo hiểm…
+ Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong các luận văn thạc sĩ…
+ Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: từ các bản báo cáo tổng kết cuối năm:
doanh thu, lợi nhuận, bồi thường; và từ các tài liệu nội bộ của công ty.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở lý thuyết và các số liệu thu
thập phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ của công ty và từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm khắc phục những yếu kém cón tồn đọng và đẩy mạnh kinh doanh dịch
vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Phương pháp so sánh: luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá
chất lượng dịch vụ thông qua sự thay đổi của các chỉ tiêu như: doanh thu, chi phí,
lợi nhuận.
+ Hỏi ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, luận văn được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng kinh doanh dịch vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu của Công ty Bảo Hiểm MIC Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh vụ bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Nội.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO
HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ gặp
phải các rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau như: bão lụt, hạn hán, bệnh tật, tai
nạn… Mỗi khi gặp phải rủi thường gây nên hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến
cuộc sống, sản xuất và sức khỏe của con người. Bởi vậy, ngay từ khi loài người xuất
hiện thì nhu cầu an toàn của con người cũng xuất hiện. Ban đầu chỉ là những biện
pháp đơn giản như: cầu xin các đấng thần linh và chúa trời phù hộ hay tự bảo vệ
cho mình bằng cách phân chia rủi ro và tiết kiệm tài chính phòng tránh những lúc
gặp rủi ro.
Khi cuộc sống và xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn đối với con
người trước những rủi ro ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt khi sản xuất
và khao học kỹ thuật phát triển, các rủi ro cũng trở nên phức tạp và khó lường hơn
trước thì nhu cầu an toàn của con người về cuộc sống và tài sản của họ được quan
tâm hơn bao giờ. Xuất phát từ nhu cầu trên, các công ty bảo hiểm đã ra đời và phát
triển các dịch vụ bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro với mọi người.
Vậy dịch vụ bảo hiểm được hiểu như thế nào?
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ( 2000) thì “ Kinh doanh bảo
hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận
rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để
DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bội thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Như vậy, Luật này chỉ đề cập đến hoạt động
thương mại dịch vụ mà đối tượng ở đây là dịch vụ bảo hiểm.
6
Theo phân loại của GATS ( Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của
WTO) thì dịch vụ bảo hiểm là một phân ngành dịch vụ thuộc ngành thứ 7 ( dịch vụ
tài chính) trong tổng số 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ. Theo GATS, dịch vụ
tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà cung cấp dịch vụ tài
chnhs của một thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo
hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác
( trừ bảo hiểm). Như vậy, trong phần phụ lục , GATS cũng chỉ mới đưa ra khái niệm
vê dịch vụ tài chính và nêu tên dịch vụ bảo hiểm như một phân ngành của dịch vụ
tài chính mà chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể về dịch vụ bảo hiểm. Còn theo “
Bản giải thích về các loại dịch vụ liệt kê trong hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu
của Liên Hợp quốc CPC ” thì dịch vụ bảo hiểm nằm trong nhóm dịch vụ có mã 812
“ dịch vụ bảo hiểm ( gồm cả tái bảo hiểm) và dịch vụ quỹ hưu trí ngoại trừ dịch vụ
an sinh xã hội băt buộc “. Nhóm này được định nghĩa là dịch vụ phát hành bảo
hiểm, bao gồm thanh toán khi người ký hợp đồng bảo hiểm chết hoặc vào cuối thời
hạn thỏa thuận, dù có yếu tố tiết kiệm hay không.
Tất cả những quan điểm trên chỉ mới đưa ra được cái nhìn tổng quát và phân
loại dịch vụ bảo hiểm như một phân ngành của dịch vụ tài chính, chưa đưa ra được
khái niệm cụ thể về dịch vụ bảo hiểm. Theo quan điểm của tác giả thì: “Dịch vụ
bảo hiểm là sự cam kết của công ty bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất của
người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro được cụ thể hóa thông các điều khoản trong
hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải
đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để mua sự cam kết đó”.
Như đã nói ở trên, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa là một bộ phận của dịch vụ
bảo hiểm phi nhân thọ - một phân ngành của dịch vụ bảo hiểm. Đây là loại dịch vụ
bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm bao gồm những thiệt hại hoặc tổn thất đối với hàng
hóa trong quá trình vận chuyển. Vì vậy có thể hiểu rằng: “ Dịch vụ bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu là một loại hình dịch vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
hàng hóa trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng bằng đường thủy, đường sắt,
đường bộ và đường hàng không giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế
7
giới”. Đối với loại hình dịch vụ bảo hiểm này, các công ty bảo hiểm sẽ bồi thường
cho những thiệt hại hoặc tổn thất toàn của hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa.
Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hoá là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra
một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ nguy hại, khi xảy ra sẽ gây lên
tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ như: tàu đắm, hàng mất, hàng bị đổ vỡ,
hư hỏng... Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có
nhiều loại, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân rủi ro thành những loại sau:
* Thiên tai: Thiên tai là những hiện tượng tự nhiên mà con người không
thểchi phối được như: biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần...
* Tai hoạ của biển: là những tai hoạ xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển như:
tàu bị mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, tàu bị lật úp, mất tích... những rủi ro
này được gọi là những rủi ro chính.
* Các tai nạn bất ngờ khác: là những thiệt hại do các tác động ngẫu nhiên
bên ngoài, không thuộc những tai hoạ của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ khác có thể
xảy ra trên biển nhưng nguyên nhân không phải là một tai hoạ của biển, có thể xảy
ra trên bộ, trên không trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá, giao nhận, lưu
kho, bảo quản hàng như: hàng hoá bị vỡ, lát, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp,
không giao hàng ... những rủi ro này được gọi là những rủi ro phụ.
* Rủi ro do bản chất hoặc do tính chất đặc biệt của đối tượng bảo hiểm hoặc
những thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm chễ.
Theo nghiệp vụ bảo hiểm thì những rủi ro của hàng hoá xuất nhập khẩu có
thể được chia thành các loại sau đây:
* Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là những rủi ro được bảo hiểm một
cách bình thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc. Đây là những rủi ro mang tính
bất ngờ ngẫu nhiên xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như: thiên tai, tai
hoạ của biển, tai nạn bất ngờ khác tức là bao gồm cả rủi ro chính và rủi ro phụ.
8
* Rủi ro bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà muốn được bảo hiểm thì phải
thoả thuận riêng, thoả thuận thêm chứ không được bồi thường theo các điều kiện
bảo hiểm gốc. Loại rủi ro này gồm: rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố được
bảo hiểm theo điều kiện riêng.
* Rủi ro loại trừ: là những rủi ro không được người bảo hiểm nhận bảo hiểm
hoặc không được người bảo hiểm bồi thường trong mọi trường hợp. Đó là các rủi ro
đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc các thiệt hại do nội tỳ, bản chất của hàng
hoá, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm
trễ, rủi ro có tính chất thảm hoạ mà con người không lường trước được, quy mô,
mức độ và hậu quả của nó.
Tóm lại, các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn
thất. Việc phân nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan
trọng để xác định rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không.
Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới
được bồi thường.
Tổn thất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là những hư hỏng, thiệt hại
của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có hai loại tổn thất là tổn thất bộ phận
và tổn thất toàn bộ:
* Tổn thất bộ phận là tổn thất mà một phần của đối tượng được bảo hiểm
theo một hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. Tổn thất bộ phận có thể
là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc giá trị.
* Tổn thất toàn bộ tức là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc
mới bảo hiểm nữa. Một tổn thất toàn bộ có thể là tổn thất toàn bộ thực tế hay tổn
thất toàn bộ ước tính:
- Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng
hay bị phá huỷ toàn bộ, không lấy lại được như lúc mới bảo hiểm nữa.
9
Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo
hiểm hoặc số tiền bảo hiểm.
- Tổn thất toàn bộ ước tính tức là thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm
chưa tới mức tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý vì
tổn thất toàn bộ thực tế xét ra là không thể tránh khỏi hoặc những chi phí đề phòng,
phục hồi tổn thất lớn hơn giá trị của hàng hoá được bảo hiểm. Khi đối tượng là hàng
hoá bị từ bỏ, sở hữu về hàng hoá sẽ chuyển sang người bảo hiểm và người bảo hiểm
có quyền định đoạt về hàng hoá đó. Khi đó, người được bảo hiểm có quyền khiếu
nại đòi bồi thường tổn thất toàn bộ.
Căn cứ vào tính chất tổn thất và trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất được chia
làm hai loại là tổn thất chung và tổn thất riêng:
* Tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một
cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một
sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. Khi xảy ra tổn thất chung chủ hàng và
người bảo hiểm phải điền vào Bản cam đoan, Giấy cam đoan đóng góp vào tổn thất
chung. Bản cam đoan, Giấy cam đoan này được xuất trình cho chủ hàng hoặc
thuyền trưởng khi nhận hàng. Nội dung nói chung khi xảy ra tổn thất chung người
được bảo hiểm phải báo cho công ty bảo hiểm biết để công ty hướng dẫn làm thủ
tục không tự ý ký vào Bản cam đoan.
* Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi
của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như vậy, tổn thất riêng chỉ liên quan
đến từng quyền lợi riêng biệt. Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát
sinh các chi phí liên quan nhằm hạn chế những thiệt hại khi tổn thất xảy ra, gọi là
tổn thất chi phí riêng. Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hoá để
giảm bớt thiệt hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp, dỡ, gởi hàng,
đóng gói lại, thay thế bao bì... ở bến khởi hành và dọc đường. Chi phí tổn thất riêng
làm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng, tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc
là tổn thất toàn bộ. Tổn thất riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không
phụ thuộc vào rủi ro có được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay không chứ
không như tổn thất chung.
10
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một loại hình dịch vụ bảo
hiểm, vì vậy dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mang đầy đủ đặc điểm của
sản phẩm dịch vụ và sản phẩm dịch vụ bảo hiểm.
Tính vô hình của sản phẩm
Khi mua dịch bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người mua sẽ nhận được
Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Hợp đồng bảo hiểm có in biểu tượng của doanh nghiệp,
in tên gọi của dịch vụ, điều kiện, điều khoản các thông tin về chuyến hàng… nhưng
khách hàng không thể nhận biết được màu sắc, hương vị, hình dạng của sản phẩm.
Nói một cách khác, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sản phẩm vô
hình- người mua bảo hiểm không thể cảm nhận được sản phẩm bằng các giác quan
của mình.
Tính vô hình của sản phẩm còn khiến cho khách hàng khó phân biệt được sự
khác nhau giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc kiểm nghiệm
chất lượng chỉ xảy ra khi có các sự kiện bảo hiểm xảy râ dẫn đến trách nhiệm bồi
thường hoặc chi trả của các công ty bảo hiểm.
Tính không thể lưu kho, tích trữ và tách rời
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không thể cất trữ được – có
nghĩa là khả năng thực hiện một dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó không
thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào thời điểm khác trong tương lai. Điều này
hoàn toàn khác so với sản phẩm hữu hình. Đa số sản phẩm hữu hình đều có thể sản
xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho để bán dần. Còn các dịch vụ thì
không thể cất trữ được. Các nhân viên của doanh nghiệp cũng như các địa lý bảo
hiểm chỉ có một số giờ nhất định trong ngày để gặp gỡ khách hàng và số giờ trong
ngày không thể cất trữ để mang sang sử dụng cho những ngày khác. Doanh nghiệp
bao hiểm cũng không thể “ sản xuất” trước một lượng lớn các cuộc kiểm tra các
khiếu nại hay các dịch vụ khách hàng khác và gửi chúng cho khách hàng có yêu
cầu. Thông thường chỉ khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm và đề nghị với doanh
nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp mới tiến hành khảo sát, điều tra và cung cấp
dịch vụ bảo hiểm.
11
Tính không thể tách rời và không thể cất trữ được đòi hỏi doanh nghiệp bảo
hiểm phải chú trọng đến lượng thời gian dành cho bán hàng cá nhân và nâng cao
năng lực của các bộ phận cung cấp dịch vụ.
Tính không đồng nhất
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các dịch vụ khác, chủ
yếu được thực hiện bởi con người. Nhưng cho dù là người có kỹ năng đến đâu đi
chăng nữa thì dịch vụ họ thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quán. Nhìn chung
chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau , với khách
hàng khác nhau là khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra giữa các cá nhân khác nhau thì chất lượng
phục vụ cũng khác nhau.
Do vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm sự không ổn định về chất
lượng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo
và khuyến khích những người trực tiếp bán hàng.
Tính không được bảo hộ bản quyền
Mặc dù trước khi tung dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra thị
trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự
phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên sự phê
chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật, không mang tính bảo hộ bản quyền.
Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các
dịch vụ bảo hiểm là bản sao của các hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp khác.
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sản phẩm “không
mong đợi”
Một trong những đặc điểm riêng của dịch vụ bảo hiểm là sản phẩm không
mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm
thuần túy, mặc dù đã mua dịch vụ nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi
ro xảy ra để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay chi trả tiền bao hiểm.
Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại, thậm chí
là mất mát. Do đó, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có
12
thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở
nên vô cùng khó khăn.
Dịch vụ bảo hiểm là sản phẩm của “ chu trình kinh doanh đảo ngược”
Nếu như trong lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên
cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phi bảo hiểm – giá cả
sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có
thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm…
Trong đó khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường. Khoản chi này được
xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần
suất và quy mô tổn thất.
Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự
chấp nhận của Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm
đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là
giá bán một hợp đồng bảo hiểm.
Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại dịch vụ bảo hiểm
nào ra thị trường. Nếu một dịch vụ bảo hiểm đưa ra được đông đảo người mua chấp
nhận, công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro
xảy ra cho một số khách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà
không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí
thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu không đủ chi nếu
như nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp
đồng bảo hiểm còn có hiệu lực.
Mặt khác, chu trình kinh doanh ngược còn có tác dụng chi phối trách
nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm khi họ đã được một
hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp
đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi ( hay nói cách khác, khách hàng sẽ
được giảm phí), ngược lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao
hơn vào những năm sau.
13
Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sản phẩm có “ hiệu quả
xê dịch “
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí
của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự
kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới thực hiện nghĩa vụ bồi thường
hay chi trả. Do vậy với việc thu phí trước, nếu không có hay có ít rủi ro xảy ra,
doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra
với tần suất hoặc qui mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ.
Điều này có nghĩa nếu trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có
thể xác định ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ thì trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời điểm
sản phẩm được bán.
Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua dịch vụ bảo hiểm cũng mang tính
xê dịch – không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào
tham gia bảo hiểm cũng “ được nhận” số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nói cách khác, khách hàng chỉ thấy được “ tác dụng “ của sản phẩm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra với họ.
Lợi ích bảo hiểm trong dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không
nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất.
Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay
phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Người nào có
lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào đó có nghĩa là quyền lợi của
người đó sẽ được bảo đảm nếu đối tượng bảo hiểm đó được an toàn và ngược lại,
quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Lợi ích
bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở trong đối tượng bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm sẽ có
quyền lợi bảo hiểm tại thời điểm tham gia nhưng chưa chắc đã có lợi ích bảo hiểm
tại thời điểm đó. Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là loại hình có đối
tượng là hàng háo vận chuyển. Do vậy, lợi ích bảo hiểm chỉ có khi xảy ra tổn thất
14
đối với đối tượng bảo hiểm trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa
điểm khác được ghi cụ thể trên GIấy chứng nhận bảo hiểm.
Tuy nhiên, khi có kế hoạch mua hàng hoặc bán hàng cho các đối tác nước
ngoài, người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho tài sản của mình ngay khi có
hợp đồng mua bán. Nhưng tại thời điểm đó hàng hóa được bảo hiểm vẫn chưa
được vận chuyển trên các phương tiện. Vì vậy Người được bảo hiểm chí có quyền
lợi bảo hiểm đối với lô hàng này mà chưa có lợi ích bảo hiểm tại thời điểm tham gia
bảo hiểm.
1.1.3. Phân loại về dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Có nhiều tiêu chí để phân loại dịch vụ bảo hiểm hàng háo xuất nhập khẩu
như: phân loại theo phương thức vận chuyển, phân loại theo đối tượng bảo hiểm…
Trong luận văn này, tác giả phân loại dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
theo một số tiêu chí như sau:
Theo đối tượng bảo hiểm
Theo tiêu chí này, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được chia
thành 2 loại là dịch vụ bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu và dịch vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất khẩu, trong đó:
- Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu : là loại hình dịch vụ bảo hiểm mà
đối tượng bảo hiểm là những loại hàng hóa được vận chuyển từ các nước hoặc lãnh
thổ trên thế giới về Việt Nam.
- Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu: là loại hình dịch vụ bảo hiểm mà đối
tượng bảo hiểm là các loại hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam sang các nước
hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua các phương thức vận chuyển như: đường
biển, đường hàng không hoặc đường sắt.
Theo phương thức vận chuyển
Phân loại theo phương thức vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm hàng háo xuất
nhập khẩu được chi thành như sau:
- Hàng hóa xuât nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, loại hình này
chiếm trên 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
15
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, loại hình này có ưu
điểm là thời gian vận chuyển nhanh, rủi ro thấp. tuy nhiên, loại hình vận chuyển này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bởi
chỉ vận chuyển được những mặt hàng có kích thước nhỏ, gọn nhưng giá trị cao bởi
chi phí vận chuyển tương đối cao so với các loại hình vận chuyển khác.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường sắt. Hiện tại, ở Việt
Nam mởi chỉ có tuyến đường sắt Quốc Tế Hà Nội – Bắc Kinh, nhưng mới chỉ khai
thác vận tải hành khách, chưa khai thác mảng vận tải hàng hóa. Vì vậy, loại hình
vận chuyển này không được áp dụng tại Việt Nam.
Phân loại theo mức độ rủi ro
Theo mức độ rủi ro, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được phân
chia theo bảng sau:
Bảng 1.1. Phân chia mức độ rủi ro trong dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
NỘI DUNG
Hàng hóa
được bảo
hiểm
CHI TIẾT
Nhóm hàng nông sản; hóa chất; thức ăn gia
súc; đồ thủ công, mỹ nghệ; thuỷ tinh, gốm, sứ;
Nhóm hàng sắt thép, thiết bị điện tử, máy
móc cơ giới, thực phẩm đông lạnh, than đá,
xăng dầu.
Các mặt hàng khác
Hàng rời, đóng bó, đóng cuộn (hàng xá)
Phương thức
đóng gói
Hàng đóng trong pallet, kiện gỗ, đóng
thùng, trong Container khung (FC),
Container mở nóc (OC)
Hàng đóng trong container
MỨC ĐỘ RỦI
RO
Rất cao
Cao
Trung bình
Rất cao
Cao
Trung bình
Sà lan, tàu sông, tàu vận chuyển ven biển
Rất cao
Tàu biển (không giới hạn vùng hoạt động)
Cao
Phương tiện
vận chuyển
Phương tiện vận chuyển đường bộ
Trung bình
Máy bay
Thấp
A
Cao
Điều kiện bảo
B, B+, C+, IBOC, Chiến tranh, Đình công
Trung bình
hiểm
C, Quy tắc vận chuyển nội địa
Thấp
Nguồn: Hướng dẫn khai thác dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu củaMIC
16
Cột thứ nhất của bảng trên thể hiện nội dung phân chia theo: đối tượng hàng
hóa bảo hiểm, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển và điều kiện bảo
hiểm. Tiếp theo, cột thứ hai là nội dung chi tiết theo từng mục phân chia tương ứng
và cuột cuối cùng là mức độ rủi ro tương ứng với từng đối tượng được chia theo
mức độ rủi ro từ rất cao, cao, trung bình và thấp.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong nền
Kinh tế Quốc dân
Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con
người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có các
khoản bù đắp thiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang
tính thảm hoạ gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn
về tài chính trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời
và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu rất
cần thiết và nó có những vai trò sau:
Thứ nhất, vai trò của dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là người
bạn đồng hành với người được bảo hiểm, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế
tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề
phòng và hạn chế tổn thất.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc
gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải
được hàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng
hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.
Quá trình vận tải hàng hóa thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá
do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất
cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần.... vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng
hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những
nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông... do đó phải tham gia bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là
những hàng hoá có giá trị cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn