Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

G.a lớp 3 tuần 8 ( BL )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.61 KB, 17 trang )

Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
Tuần 8
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Các em nhỏ và cụ già
I. Mục đích, yêu cầu.
A. Tập đọc.
1/ Đọc đúng các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi...
Đọc đúng các câu kể, câu hỏi, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2/ Hiểu các từ mới và ý nghĩa câu chuyện: Mọi ngời trong cộng đồng phải quan tâm đến
nhau.
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện, kể lại đợc toàn bộ câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe.
III. Các hoạt động dạy học.
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời các câu hỏi nội dung bài
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Giáo viên hớng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu, luyện từ khó mục I.
* Đọc từng đoạn trớc lớp (5 đoạn)
Luyện đọc câu hỏi, câu kể: (giọng các em nhỏ và giọng ông cụ)
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* 5 học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài
3. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 + 2, trả lời:


+ GV: Các bạn nhỏ đi đâu?
HS: Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo vui vẻ.
+ GV: Điều gì gặp trên đờng khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
HS: Điều khiến các bạn phải dừng lại vì các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đờng, vẻ
mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ GV: Các bạn quan tâm đến cụ già nh thế nào?
HS: Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau...cả tốp đến thăm hỏi.
+ GV: Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ nh vậy?
HS: Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu.
- Đọc thầm đoạn 3 + 4, trả lời:
+ GV: Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
53
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
HS: Bà cụ bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua.
+ GV: Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
HS: Ông cảm thấy đỡ cô đơn, lòng ấm lại.
- Đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm bàn để chọn tên khác cho truyện?
HS: Những đứa trẻ tốt bụng / Chia sẻ / Cảm ơn các cháu,...
* Rút ra ý nghĩa truyện: Câu chuyện nói với em điều gì?
(Phải quan tâm, giúp đỡ nhau)
4. Luyện đọc lại.
- 4 học sinh thi đọc 4 đoạn: 2,3,4,5
- Thi đọc phân vai, nhận xét
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Tởng tợng mình là 1 bạn nhỏ trong truyện, kể lại toàn bộ theo
lời bạn.
2. Hớng dẫn học sinh kể chuyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. Trớc khi kể cần nói rõ em
chọn đóng vai bạn nào?

- Từng cặp học sinh tập kể theo lời nhân vật
- Gọi 3 - 4 học sinh thi kể trớc lớp
- Gọi 1 - 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn ngời kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
GV: Các em đã bao giờ làm việc gì để thực hiện sự quan tâm đến ngời khác, sẵn lòng
giúp đỡ ngời khác nh các bạn trong truyện cha?
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải bài toán liên quan bảng chia 7.
B. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 7, chia 7
- Một học sinh chữa bài 4.
2. Luyện tập
a. Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Cho học sinh tự làm và chữa bài.
- Giáo viên gọi học sinh nêu miệng
b. Bài 2: Tính
- Gọi học sinh lên bảng làm bài để cả lớp cùng nhớ lại cách làm.
- Chữa bài (yêu cầu học sinh nêu cách làm)
42 : 7 = 6 ; 28 : 7 = 4 ; 42 : 6 = 7 ; 25 : 5 = 5
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
54
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
c. Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài, tóm tắt bài và giải toán.

- Chữa bài: Số nhóm học sinh đợc chia là: 35 : 7 = 5 (nhóm).
Đáp số 5 nhóm
d. Bài 4: Giáo viên hớng dẫn có thể giải bằng một trong các cách sau:
+ Cách 1: Phần a Hình a có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo. Nh vậy
7
1
số con mèo là số con
mèo mỗi cột, tức là có 3 con mèo.
+ Cách 2: Đếm số con vật trong mỗi hình a, hình b rồi chia cho 7 đợc
7
1
số con vật
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập
- Giao bài tập về nhà.
Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà,
cha mẹ, Anh chị em (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền đợc sống với gia đình, đợc hỗ trợ, giúp đỡ
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
2. Học sinh biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những ngời thân trong gia đình
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 - 2 học sinh kể lại truyện Bó hoa đẹp nhất
- Nêu ý nghĩa truyện
2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
+ Tình huống 1: Lan ngồi học bài, thấy em bé đang chơi trò nguy hiểm trèo cây nghịch

lửa, chơi ở bờ ao...
Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày, nhng mấy hôm nay ông bị
đau mắt nên không đọc báo đợc.
Nếu em là Huy , em sẽ làm gì? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai
3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Giáo viên đọc từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán
thành hoặc lỡng lự bằng giơ thẻ đỏ, xanh, trắng.
- Giáo viên kết luận: ý a, c là đúng ý b là sai.
4. Hoạt động 3. Giới thiệu tranh mình vẽ bằng các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha
mẹ, anh chị em...
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
55
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
- Học sinh giới thiệu với bạn bên cạnh về tranh vẽ của mình.
- Gọi một vài học sinh giới thiệu trớc lớp.
- Giáo viên kết luận: Đây là món quà quý vì đó là tình cảm của các con.
5. Hoạt động 4: Múa hát, kể chuyện...về tình cảm gia đình.
- Học sinh tự điều khiển, tự giới thiệu.
- Giáo viên kết luận củng cố bài, dặn dò.
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
Giảm đi một số lần
I. Mục tiêu. Giúp học sinh
- Biết cách giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị

III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài 4, rồi nhận xét, chữa bài
- Một số học sinh đọc bảng chia 7, nhận xét.
2. Dạy bài mới.
a. Hớng dẫn học sinh cách giảm 1 số đi nhiều lần.
* Giáo viên hớng dẫn sắp xếp các con gà nh hình vẽ sách giáo khoa rồi hỏi:
+ Hàng trên có mấy con gà? (6 con)
+ Số con gà hàng dới so với số con gà hàng trên? (số con gà hàng trên giảm 3 lần thì có số
con gà ở hàng dới) 6 : 3 = 2 con gà.
- Giáo viên ghi lên bảng nh sách giáo khoa, học sinh nhắc lại:
Hàng trên: 6 con gà.
Hàng dới: 6 : 3 = 2 con gà.
Số con gà hàng trên giảm 3 lần thì đợc số gà hàng dới.
* Giáo viên hớng dẫn học sinh tơng tự nh trên đối với trờng hợp độ dài các đoạn thẳng
AB, CD (nh sách giáo khoa).
* Rút ra cách tìm một số khi bị giảm đi một số lần.
+ Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? (8 : 4)
+ Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào? (10 : 5)
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Chia số đó cho số lần)
- Một vài học sinh nhắc lại, giáo viên ghi bảng.
b. Thực hành.
* Bài 1: Giáo viên hớng dẫn học sinh tính nhẩm, trả lời theo mẫu:
Ví dụ: 48 giảm đi 4 lần là: 48 : 4 = 12
48 giảm đi 6 lần là: 48 : 6 = 8
* Bài 2:
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
56
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
a. Cho học sinh nhìn tóm tắt tự đặt đề toán.

Giáo viên hớng dẫn học sinh cách trình bày bài giải 1 dạng toán mẫu mới (giảm đi một
số lần)
b. Một học sinh làm trên bảng. Dới lớp làm vào vở
- Chữa bài: Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ).
Đáp số 6 giờ.
* Bài 3:
- Gọi 2 học sinh làm bài trên bảng. Dới lớp làm vào vở.
- Giáo viên cho học sinh phân biệt giảm 4 lần và giảm 4 đơn vị.
3a. Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng CD: 8 cm : 4 = 2 cm
3b. Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng MN: 8 cm 4 cm = 4 cm.
c. Củng cố, dặn dò.
- Một vài học sinh nhắc lại cách tìm 1 số giảm đi nhiều lần.
- Dặn: Học thuộc quy tắc, giao bài tập.
Tập đọc
Tiếng ru
I / Mục đích, yêu cầu:
1/ Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, yêu nớc, thân lúa, núi cao.
Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, đọc với giọng tình cảm thiết tha...
2/ Hiểu các từ khó trong bài, và hiểu điều bài thơ muốn nói: Con ngời sống giữa cộng
đồng phải yêu thơng anh em, bạn bè đồng chí.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
III / Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Hai học sinh kể câu chuyện: Các em nhỏ và cụ già theo lời kể của một nhân vật?
? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài
2/ Luyện đọc.
a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng thiết tha, tình cảm)
b. Giáo viên hớng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp diễn giải nghĩa từ

* Đọc từng câu thơ: Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
* Đọc từng khổ thơ trớc lớp ( 3 khổ)
+ Hớng dẫn nghỉ hơi đúng các dòng thơ.
+ Tìm hiểu nghĩa từ: đồng chí, nhân dân, bồi
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. Tìm hiểu bài.
- Đọc to khổ 1:
GV: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
57
Trờng tiểu học Bảo Lý Giáo án Buổi 1
- Đọc thầm khổ 2, trả lời
GV: Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ ở khổ 2?
HS: Một thân lúa chín chẳng làm nên mùa vàng nghĩa là: Một thân lúa chín chẳng
làm nên mùa lúa chín, nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
- Học sinh đọc thầm khổ 3, trả lời:
GV: Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
HS: Vì núi nhờ có đất bồi mà cao, biển nhờ có nớc của muôn dòng sông mà đầy.
* Đọc thầm khổ 1: Câu lục bát nào nói lên ý chính của bài?
(Con ngời muốn sống con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu ngời anh em)
- Giáo viên chốt nội dung bài
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên đọc diễn cảm bào thơ. Hớng dẫn học sinh đọc khổ 1
- Học sinh luyện học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng
5. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 học sinh nêu lại nội dung bài
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.


Chính tả (nghe-viết)
Các em nhỏ và cụ già
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già
- Làm đúng bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh viết bảng con: nhoẻn cời, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hớng dẫn học sinh nghe - viết.
a. Hớng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 4.
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết:
GV: Đoạn này kể chuyện gì?
HS: Đoạn truyện kể cụ già nói với các bạn nhỏ lý do khiến cụ buồn, cụ cảm ơn lòng tốt
của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy nhẹ nhàng.
- Hớng dẫn nhận xét chính tả.
- Học sinh tập viết bảng con: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt...
b. Học sinh nghe giáo viên đọc, viết bài vào vở.
c. Chấm chữa bài.
3. Hớng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 2a vào vở.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, nêu yêu cầu
Năm học 2010-2011 Giáo viên :Phan Trọng Hiếu
58

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×