Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án lớp 5-Tuần 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.24 KB, 25 trang )

Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
TUẦN 8
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
KỲ DIỆU RỪNG XANH
(Nguyễn Phan Hách)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc
ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối
với vẻ đẹp của rừng .
II. Đồ dùng D-H:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng
III. Hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi
về bài đọc.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc :
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài.T chia đoạn bài đọc
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Lượt 1: HS đọc tiếp nối, luyện phát âm từ khó, câu khó trong bài.
- Lượt 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó chú thích SGK.
- Lượt 3: HS đọc toàn bài. Tìm giọng đọc từng đoạn và cả bài.
- T đọc diễn cảm toàn bài.
- Giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK .
b. Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm đoạn 1.


+ Những cây nấm rừng đã cho tác giả liên tưởng thú vị gì ?
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp như thế nào? (lãng mạn, thần bí như
trong truyện cổ tích )
+ Phần vừa tìm hiểu ý nói gì?(Vẻ đẹp của nấm rừng)
- HS đọc thầm đoạn 2,3:
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (sống động , đầy những
điều bất ngờ và kì thú )
+ Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? ( Bởi vì rừng Khộp có sự phối
hợp của rất nhiều màu sắc Vàng rợi là màu vàng ngời sáng , rực rỡ , đều khắp , rất
đẹp mắt trong một khôn gian rất là rộng lớn; lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và
rải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu long vàng, nắng cũng rực vàng)
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên? ( Làm cho em càng háo hức muốn
có dịp ….của rừng )
+ Ý đoạ 2,3 nói gì? ( Vẻ đẹp của rừng khộp và những muông thú trong rừng)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- HS: Nối tiếp đọc lại toàn bài, 1 em nhắc lại giọng đọc toàn bài.
- T: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách đọc diễn cảm đoạn 3
- HS: Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm .
- Lớp cùng T bình chọn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố , dặn dò :
- T bài đọc nói về điều gì? (thể hiện tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với
vẻ đẹp của rừng .
- T nhận xét tiết học . Nhắc HS về nhà luyện đọc bài
- Chuẩn bị bài “Trước cổng trời” .
==========
Toán:

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: HS nhận biết được:
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được
một số thập phân bằng số đó.
- Nếu 1 số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số
0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
II. Các hạot động D-H:
A. KTBC :
- HS: Làm bài tập 4 trang 39
B. Bài mới :
1. Phát hiện đăc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải PTP hoặc
bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của STP đó.
- T hướng dẫn HS cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng :
0,9 = 0,90 0,90 = 0,900
0,90 = 0,9 0,900 = 0,90
2.Hướng dẫn HS nêu các vd minh hoạ cho các nhận xét đã nêu ở trên.
Vd: 8,75 = 8,750; 8,750 = 8,75000
12 = 12,0; 12,0 = 12,00
- T lưu ý HS: STN được xem là STP đặc biệt có phần thập phân bằng 0
3. Thực hành :
* Bài 1 : HS làm bảng con
- Yêu cầu : bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải để được số thập phân gọn .
a. 7,800 = 7,8 b. 2001,300 = 2001,3
64,9000 = 64,9 35,020 = 35,02
3,0400 =3,04 100,0100 = 100,01
- T kiểm tra kết quả và chữa bài.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
- Chú ý : 3,0400 khi viết dưới dạng gọn hơn có thể là : 3,040 hoặc 3,04 .Không bỏ chữ
số 0 ở giữa .

* Bài 2 :
- Yêu cầu viết thêm các chữ số 0 vào bên phải để được số thập phân bằng nhau .
- Kết quả của phần a) là : 5,612 ; 17,200 ; 480,590…..
* Bài 3: (nếu còn thời gian) Giải
Vì 0,100 = 0,10 = 0,1 nên Lan và Mỹ viết đúng

1000
1
= 0,001 nên Hùng viết sai.
- Gọi HS chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho ví dụ về số thập phân bằng nhau .
- Làm bài tập 3 ( 40 )
---------------------    --------------------------
Chính tả
Nghe- viết: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết chính xác , trình bày đúng 1 đoạn của bài: Kì diệu rừng xanh.
- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chưa yê, ya .
II. Đồ dùng D-H:
- Bảng phụ ghi ND bài tập 3.
III. Hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS viết những tiếng chứa ia / iê trong các thành ngữ, tục ngữ sau và nêu quy tắc
đánh dấu thanh trong những tiếng ấy.
- Sớm thăm tối viếng.
- Trọng nghĩa khinh tài.
- Ở hiền gặp lành.
- Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.
B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài :
- T nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- T đọc bài viết
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: ẩm lạnh , rào rào , gọn
ghẽ , len lách , mải miết.
- HS gấp sách, nghe đọc và viết bài .
- T đọc toàn bài. HS dò bài, HS đỏi vở soát lỗi cho nhau
- T Chấm chữa bài.(10 bài)
- T nêu nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập.
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
- HS viết các tiếng có chứa ya , yê .
- Lên bảng viết nhanh các tiếng tìm được.
- Nhận xét cách đánh dấu thanh.
- Đáp án: Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
* Bài 3 : HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập.
- Đọc lại câu thơ , khổ thơ có chứa vần uyên.
- Đáp án: Thuyền, thuyền, khuyên.
* Bài 4 : HS quan sát tranh để làm bài tập .
- Đáp án: yểng , hải yến , đỗ quyên .
4. Củng cố - dặn dò :
- T nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà làm lại thêm bài tập 3, 4.
---------------------    --------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Toán
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu
- Giúp HS biết so sánh 2 số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ
bé đến lớn và ngược lại .
II. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- Làm bài tập 3 ( 40 ) .
- Nhận xét , chữa bài .
B. Bài mới :
1. Hướng dẫn HS so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ,
- T hướng dẫn HS so sánh 2 độ dài : 8,1 và 7,9.
8,1 m = 8,1 dm
7,9 m = 7,9 dm
 Tức là: 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9
- Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8>7 nên 8,1 > 7,9 .
- HS tự nêu được nhận xét : Trong 2 số TP có phần nguyên khác nhau STP nào có
phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- T nêu ví dụ và cho HS giải thích .
2. Hướng dẫn HS so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập
phân khác nhau.
- So sánh 35,7m và 35,698 m..
- HS: tương tự trên để nso sánh và nêu cách so sánh.
+ Ta thấy 35,7m và 35,698 m có số thập phân có phần nguyên (đều bằng 35) bằng
nhau (SGK)
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
- T giúp HS nêu nhận xét, trong 2 STP có phần nguyên bằng nhau STP nào có hàng
phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3. Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh 2 STP, GV giúp HS thống nhất như SGK.
- HS: Nối tiếp nhắc lại kết luận ở SGK
4. Luyện tập :

- HS đọc yêu cầu các bài tập SGK, GV hướng dẫn HS làm, HS tự làm bài tập vào vở
* Bài 1 : HS làm bảng con .
a. 48,97<51,02; b. 96,4>96,38; c.0,7>0,65
- T yêu cầu 1 số HS giải thích kết quả của mình.:
VD: Câu a: so sánh phần nguyên; câu b: so sánh hàng phần mười; câu c: so sánh hàng
phần mười.
* Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập: Yêu cầu viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS: Làm bài vào vở
- T: Chấm 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
6,375; 9,01; 8,72; 6,735; 7,19 Kết quả là: 6,375; 6,735; 7,19; 8,72; 9,01.
* Bài 3: (Nếu còn thời gian)Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS: làm vào nháp
0,32; 0,197; 0,4; 0,321; 0,187  0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
5. Củng cố-dặn dò :
- HS: Nhắc lại cách so sánh hai phân số.
- T nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài
---------------------    --------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: THIÊN NHIÊN
I. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, làm quen
với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những
vấn đề của đời sống xã hội.
- Hiểu nghĩa 1 số thành ngữ, tục ngữ.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả không gian, sóng nước và sử dụng những từ ngữ đó
để đặt câu.
II. Đồ dùng D-H:
- Từ điển HS
- Bảng ghi nội dung BT2
II. Hoạt động D-H:

A. KTBC: HS làm bài tập 4 ( 74 )
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
- T nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài tập.
- Em hiểu nghĩa của từ thiên nhiên như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm 2 rồi nêu kết quả . ( Ý b )
- HS dựa vào nghĩa trong bài tập 1 để tìm đúng các từ chỉ đúng các sự vật, hiện tượng
trong thiên nhiên .
- T thích các thành ngữ, tục ngữ đó cho HS hiểu .
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ .
* Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS tìm những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên trong các thành ngữ,
tục ngữ đó.
a. Lên thác xuống ghềnh.
b. Góp gió thành bão.
c. Nước chảy đá mòn.
d. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
- T giải thích các thành ngữ, tục ngữ.
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
* Bài 3 : HS nêu yêu cầu bài tập
- T phát phiếu cho các nhóm làm việc .
- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày kết quả. Sau đó HS trong nhóm nối
tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được .
- Cả lớp và T nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm thực hiện tốt cả 2 yêu cầu :
tìm từ và đặt câu .
+ Tìm từ ngữ :

Tả chiều rộng : bao la , mênh mông , bát ngát …
Tả chiều dài (xa): thăm thẳm, vời vợi, ngút ngàn...
Tả chiều cao: chót vót, vòi vọi...
Tả chiều sâu: thăm thẳm, hoăm hoắm...
- HS tự đặt câu: Vd: Biển rộng mênh mông...
* Bài 4: HS nêu yêu cầu BT thực hiện tương tự BT3
- Tìm TN:
Tả tiếng sóng: ầm ầm, rì rào, ngút ngàn…
Tả làn sóng nhẹ: Lăn tăn, lững lờ
Tả đợt sóng mạnh: Cuồn cuộn, ào ạt….
- Đặt câu: Vd: Tiếng sóng vỗ vào bờ đá nghe ầm ầm.
3. Củng cố - dặn dò :
- T nhận xét tiết học .
Trần Minh Việt
Trng tiu hc Vnh Kim - Lp 5
- Nh HS: Lm bi tp 4 ( 78 )
- Chun b: Luyn tp v t nhiu ngha .
--------------------- --------------------------
K chuyn
K CHUYN NGHE, C
I. Mc ớch yờu cu
1.Rốn k nng núi: Bit k t nhiờn bng li ca mỡnh mt cõu chuờn (mu chuyn)
ó nghe, ó c. núi v quan h gia con ngi vi thiờn nhiờn.
Biột trao i vi cỏc bn v ý ngha cõu chuyn, bit t cõu hi cho bn hoc tr li
cõu hi ca bn; tng cng ý thc bo v thiờn nhiờn.
2. Rốn k nng nghe: Chm chỳ nghe bn k, nhn xột ỳng li k ca bn
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các truyện gắn với chủ điểm Con ngời với thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy - học:
KTBC: 2 HS nối tiếp nhau kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nớc Nam.

- T nhận xét, cho điểm
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. H ớng dẫn học sinh kể chuyện :
a) Hớng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài, lớp đọc thầm.
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã đ ợc nghe hay đ ợc đọc nói về quan hệ của con ng ời
với thiên nhiên.
- HS đọc phần gợi ý.
- HS ni tip nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
b) HS thc hnh k chuyn, trao i v ni dung cõu chuyn, tr li cõu hi : ô
Con ngi cn lm gỡ thiờn nhiờn mói ti p ? ằ
- HS kể chuyện trong nhóm 2.
- HS thi kể chuyn trc lp: đại diện các nhóm lên thi kể và trình bày ý nghĩa của câu
chuyện.
- Mi HS k xong u trao i cựng bn v ni dung, ý ngha cõu chuyn
- Lp cựng T nhn xột, tớnh im,bỡnh chn bn tỡm c cõu chuyn hay nht, bn k
chuyn hay nht, hiu chuyn nht.
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét tiết học, Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho ngời thân nghe.
Trn Minh Vit
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
---------------------    --------------------------
Đạo đức
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Tài liẹu và phươngtiện:
Tranh ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Các câu ca dao, tục ngữ thơ, truyện…nói về lòng biết ơn tổ tiên

III .Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- Chúng ta làm gì để nhớ ơn tổ tiên?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương
- HS: Đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin mà các em thu thập
được về ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10.03.
- Thảo luận:
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc, và nghe các thông tin trên?
+ Việc ND ta tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10.03 hàng năm thể hiện điều gì?
- T kết luận về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương: Nhớ ơn các Vua Hùng vì đã có
công dựng nước.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đinh dòng họ.
- T mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ của mình.
- T chúc mừng các HS đó.
* Hỏi HS:
- Em có tự hào về truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó?


T kết luận: Mỗi gia đình , dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của
mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
3. Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn Tổ
tiên.
+ Một số HS trình bày
+ Cả lớp trao đổi, nhận xét
+ T khen những HS chuẩn bị tốt.
+ 2 HS đọc lại ghi nhớ SGK
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài

- Vận dụng bài học vào thực tế
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
TRƯỚC CỔNG TRỜI
(Nguyễn Đình Ảnh)
I. Mục đích yêu cầu
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
1. Đọc trôi chảy lưu, loát bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm thể hiện xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ
mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao.
2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có
thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu
khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
3. Thuộc lòng một số câu thơ.
II. Đồ dùng D-H:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- HS đọc bài : Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. T chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
+ Lượt 1: HS đọc bài, luyện phát âm các từ khó trong bài: giữa, hoang dã,...
+ Lượt 2: HS đọc bài, giải nghĩa từ chú thích ở SGK.
+ Lượt 3: HS luyện đọc lại bài, tìm hiểu giọng dọc toàn bài.
- T đọc mẫu.

b.Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm khổ thơ đầu.
+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ gọi là “cổng trời”? ( Vì đó là một đèo cao giữa hai
vách đá; tư đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió
thoảng,tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời).
- HS đọc thầm khổ thơ 2 – 3:
+ Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? ( Từ cổng trời nhìn ra,
qua màn sương khói huyền ảocó thể thấy cả một khoảng không gian mênh mông, bất
tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt
nương, những lòng thung lúa đã chín vàng màu mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây
trôi, gió thoảng. Xa xa kia là thác nước trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng,
ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi,
đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ đẹp
nguyên sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác như
bước vào cõi mơ).
+ Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích cảnh vật nào? Vì sao?
+ Điều gì đã khiến cánh rừng sương giá như ấm lên?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc.
- T hướng dẫn HS luyện đọcdiễn cảm đoạn 2
Trần Minh Việt
Trường tiểu học Vĩnh Kim - Lớp 5
- Tổ chức cho HS tìm hiểu cách đọc diễn cảm đoạn 2.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ mà em thích.
- Thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu nội dung chính của bài: (Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao –
nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu

thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.)
- T nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục HTL các đoạn 2 – 3 hoặc cả bài thơ.
---------------------    --------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai số thập phân; sắp xêp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II. Các hoạt động D-H
* T: Hướng dẫn HS làm các bài tập rồi tổ chức chữa bài.
Bài 1:
HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: 2em nhắc lại cách so sánh hai số thập phân
- HS: Làm bài vào bảng con, một số em giải thích kết quả.
VD: 84,2 > 84,19 (So sánh hàng phần mười)
6,843 > 6,85 (So sánh hàng phần trăm)
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Tự làm bài vào vở, 2 em làm phiếu lớn.
- T tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng:
4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- T: Chữ số x thuộc hàng nào trong số thập phân đã cho ? ( hàng phần trăm)
- HS tự làm bài và nêu kết quả, giải thích kết quả của mình.
- T: Nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 4a:
-HS nêu yêu cầu bài tập

- T: Số tự nhiên nào lớn hơn 0,9 mà bé hơn 1,2?
- HS: Tự làm bài và nêu kết quả:
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
---------------------    --------------------------
Trần Minh Việt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×