Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Luận văn thạc sỹ - Đánh giá kết quả cấy ghép Implant Nha khoa hệ thống Kontact tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 187 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất răng vĩnh viễn là tình trạng hay gặp trên lâm sàng trong các cơ sở
Răng hàm mặt. Mất răng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trường hợp mất nhiều răng còn làm biến dạng khuôn mặt, rối loạn tầm cắn và
ảnh hưởng đến sức nghe của tai …Vì vậy, mất răng cần sớm được điều trị
phục hình răng để khôi phục khả năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ và ngăn
ngừa các biến chứng. Có nhiều phương pháp phục hình điều trị mất răng. Mỗi
loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy tùy từng trường hợp cụ thể
mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Phục hình tháo lắp (hàm nhựa cứng, nhựa dẻo, hàm khung…) đơn giản,
dễ làm, chi phí thấp nhưng nhược điểm lớn là hàm giả tỳ trực tiếp lên niêm
mạc miệng và mô quanh răng. Hơn nữa, nền hàm thường rộng và có thêm cấu
trúc tay móc nên rất vướng cộm, bệnh nhân phải cần có thời gian dài để thích
nghi trong khi loại phục hình này không khôi phục được hoàn toàn chức năng
ăn nhai, phát âm.
Phục hình cố định bằng cầu răng cổ điển cần phải mài bỏ bớt mô cứng
của các răng hai bên răng mất và làm chụp trên răng trụ để làm điểm tựa và
tải lực nhai cho cầu răng. Loại này phục hồi được phần lớn chức năng và
thẩm mỹ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được trong trường hợp các
răng bên cạnh còn chắc và số răng bị mất không nhiều. Hơn nữa khi mài
nhiều mô cứng của răng còn có thể gây biến chứng tủy răng do đó làm giảm
độ bền của các răng trụ và của phục hình.
Phục hình cố định bằng kỹ thuật cấy ghép Implant có những ưu điểm
vượt trội mà các loại phục hình nói trên không có được. Phục hình trên
Implant độc lập trên cung hàm, không lệ thuộc vào các răng bên cạnh, không
can thiệp và làm tổn thương răng bên cạnh và còn có thể cấy được ở những vị
trí mà phục hình cố định bằng cầu răng cổ điển không thực hiện được do mất
giới hạn phía xa…



2

Implant nha khoa thông thường là những trụ được làm bằng titanium
sạch hoặc hợp kim titanium, có bề mặt được xử lý để có thể bám dính tốt và
tích hợp với xương. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và
mức sống được nâng cao, phương pháp phục hình răng tiên tiến này ngày
càng được áp dụng rộng rãi trong điều trị mất răng cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, kỹ thuật cấy ghép và làm răng giả dựa trên Implant nha
khoa đang dần được ứng dụng rộng rãi trong phục hồi cho bệnh nhân mất
răng với nhiều hệ thống như Bio Horizon, Nobel Biocare, MIS, Platon,
Straumann...và gần đây là hệ thống Kontact. Chìa khóa cho sự thành công của
kỹ thuật cấy ghép Implant nha khoa là quá trình tích hợp xương. Đây là quá
trình hình thành mối liên kết trực tiếp về cấu trúc và chức năng giữa bề mặt
Implant và mô xương xung quanh. Theo thời gian, trong nhiều trường hợp có
sự tiêu xương xung quanh Implant và có nhiều yếu tố làm cho quá trình tiêu
xương diễn ra nhanh hơn. Tỷ lệ thành công của các hệ thống Implant cần phải
được đánh giá qua nhiều kết quả nghiên cứu khoa học.
Hệ thống Implant Kontact mới được áp dụng tại Bệnh viện Răng Hàm
Mặt Trung ương Hà Nội từ giữa năm 2012. Hệ thống này được nhà sản xuất
giới thiệu có nhiều ưu điểm so với các hệ thống khác. Tuy nhiên cho đến nay
chưa có tác giả nào nghiên cứu về hệ thống Implant Kontact áp dụng tại Việt
nam. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả cấy
ghép Implant Nha khoa hệ thống Kontact tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt
Trung ương Hà Nội” nhằm hai mục tiêu:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang các bệnh nhân mất răng được cấy
ghép Implant Nha khoa hệ thống Kontact tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt
Trung ương Hà Nội năm 2012-2013


2.

Đánh giá kết quả điều trị mất răng bằng cấy ghép hệ thống Implant
Kontact ở các bệnh nhân nói trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử của Implant nha khoa:
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những ý kiến khác nhau về xuất xứ và thời
gian ra đời của Implant nhưng nhà nghiên cứu đặt dấu ấn quan trọng cho
Implant nha khoa đều được mọi người nhất trí đó là nhà phẫu thuật chỉnh hình
Thụy Điển, ông Brånemark. Năm 1952, ông đã dùng những dụng cụ bằng
Titanium gắn vào xương đùi thỏ. Sau một thời gian theo dõi, ông nhận thấy có
một mối liên kết rất chặt chẽ giữa xương và kim loại mà không có phản ứng
gì. Brånemark tiếp tục thực hiện thêm những nghiên cứu trên người và động
vật và ông đã phát hiện ra sự tương hợp sinh học đặc biệt của Titanium. Ban
đầu Brånemark ứng dụng Titanium trong phẫu thuật khớp gối và xương chậu,
sau đó ông nhận thấy sẽ là cơ hội tốt ứng dụng trên lâm sàng ở bệnh nhân mất
răng toàn hàm và ông gọi sự kết nối trực tiếp của xương vào Titanium trên
lâm sàng là sự tích hợp xương (osseointegration). Năm 1965 ông đã cấy chiếc
Implant bằng Titanium đầu tiên trên xương hàm của một tình nguyện viên
người Thụy Điển.
Cùng khoảng thời gian đó, một bác sĩ người Italy, ông Stefano
Melchiade Tramonte cũng phát hiện rằng Titanium có thể sử dụng trong phục
hình răng và từ năm 1959 ông đã sử dụng các ốc vít được làm bằng Titatium
để nâng đỡ hàm giả tháo lắp. các kết quả nghiên cứu lâm sàng của ông đã

được báo cáo vào năm 1966.
Năm 1969, các nghiên cứu độc lập của Stevens và Alexander được tiến
hành tại Mỹ đã đưa tới bằng sáng chế về Implant nha khoa.
Loại Implant nha khoa dạng bản dưới màng xương làm bằng titanium
hoặc bằng Crom-Cobalt-Molypden được giới thiệu vào thập kỷ 1960 đã được
dùng phổ biến và được coi như rất thành công vào những năm 1980.


4

Năm 1978, một hội nghị Implant nha khoa quốc tế được tổ chức bởi
Viện Sức khỏe Quốc gia và Trường Đại học Harvard tổ chức do Schnitman và
Shulman làm đồng chủ tịch với tiêu đề “Implant nha khoa, lợi ích và tác hại”
đã đánh dấu một bước ngoặt.
Năm 1981 Albreksson và cộng sự đã đưa ra các tiêu chí cơ bản có ảnh
hưởng đến quá trình tích hợp xương, đó là:
- Sự tương hợp sinh học
- Thiết kế của Implant
- Tình trạng bề mặt của Implant
- Tình trạng của xương nơi cấy Implant
- Kỹ thuật và cách thức phẫu thuật
- Các điều kiện chịu lực sau khi cấy ghép
- Chế độ vệ sinh răng miệng của bệnh nhân và vị trí lựa chọn để cấy ghép
Năm 1982, tại Toronto, Brånemark đã giới thiệu công trình nghiên cứu
trong vòng 15 năm trước đó của mình tại Thụy Điển. Ông đã công bố các
quan điểm cơ bản của mình từ các nhóm nghiên cứu trên lâm sàng và khám
phá của ông về khả năng tích hợp xương của Implant. Các dữ liệu lâm sàng
thu thập được của ông đã đóng góp rất nhiều cho ngành Implant học. Hội nghị
Toronto đã mở ra xu hướng mới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của
implant nha khoa.

Vào cuối những năm 1980, vấn đề quan tâm nhất của các nhà lâm sàng
là làm thế nào để có sự tích hợp xương. Khi đó Implant được đặt vào vùng
xương có khối lượng và chất lượng tốt nhất rồi sau đó phục hình được làm
theo vị trí của implant. Cuối những năm 1990, khi tích hợp xương không còn
là vấn đề lớn nữa thì Implant được lên kế hoạch để đặt tại vị trí thuận tiện cả
về thẩm mỹ và chức năng cho phục hình tương lai. Ngày nay với khả năng bù
đắp khối lượng xương thiếu hụt tốt và các thiết kế Implant đa dạng thì kế


5

hoạch điều trị được lập ra dựa vào mong muốn cả về thẩm mỹ và chức năng
của bệnh nhân.
Một hướng nghiên cứu mới gần đây là chế tạo Implant nha khoa bằng
Zirconia (ZrO2) là Dioxide của Zirconium, một nguyên tố hóa học gần với
Titanium trong bảng tuần hoàn, có tính tương hợp sinh học tương tự Titanium
nhưng có tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên cần có thời gian kiểm chứng tính
ưu việt này để có thể sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu, mô học của xương hàm liên quan trong cấy ghép
nha khoa:
1.2.1.Xương hàm trên
Về giải phẫu, xương hàm trên gồm có các thành phần: thân xương hàm trên,
mỏm trán, mỏm gò má, mỏm khẩu cái, mỏm huyệt răng. Một số đặc điểm liên quan
trong cấy Implant :
-Mặt trước thân xương hàm trên ngăn cách với ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở bờ
dưới này có lỗ dưới ổ mắt, là nơi có dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang mức
chân răng nanh có hố nanh. Đây là những đặc điểm giải phẫu cần lưu ý khi cấy
Implant ở vùng này
-Mỏm khẩu cái là một mỏm nằm ngang, tách ra từ phần dưới mặt mũi của thân
xương hàm trên và cùng với mỏm khẩu cái của xương bên đối diện tạo thành vòm

miệng. Ở đường giữa phía trước vòm miệng có lỗ răng cửa và ống răng cửa, nơi động
mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu cái đi qua. Chiều dài của ống răng cửa
dao động từ 8-26mm, trục của nó nghiêng từ 57 đến 89,5 độ so với mặt phẳng Franfort
-Mỏm huyệt răng quay xuống dưới, trên mỏm là những lỗ huyệt ổ răng. Sau
nhổ răng một thời gian thì các lỗ huyệt ổ răng được lấp đầy, mỏm huyệt răng khi đó
được gọi là mào sống hàm. Mào sống hàm ở vùng răng số 5 và số 6 rất gần với sàn
xoang hàm trên, phải đặc biệt lưu ý khi cấy Implant ở vùng này
-Xoang hàm trên là một khang chứa khí nằm trong thân xương hàm trên. Trên
người trưởng thành đây là một đôi xoang lớn nhất nằm hai bên mũi có dung tích


6

khoảng 12 đến 15ml. Kích thước trung bình chiều rộng là 23mm, chiều trước sau là
34mm và chiều cao là 33mm. Xoang hàm trên được phủ một lớp niêm mạc dày
khoảng 0,3 đến 0,8mm liên kết lỏng lẻo với thành xương xung quanh nên dễ bóc tách,
là đặc điểm thuận lợi cho việc nâng niêm mạc vùng đáy xoang để ghép xương nhằm
tăng chiểu cao vùng xương cấy Implant. Sự mở rộng của xoang vào xương ổ răng là
yếu tố ảnh hưởng chính đến số lượng các bè xương dọc và chiều cao xương còn lại để
cấy ghép Implant cho vùng răng sau hàm trên. Bờ trước xoang ở người trưởng thành
còn đầy đủ răng ở vị trí khoảng răng hàm nhỏ thứ nhất hoặc thứ hai. Khi mất răng,
xoang hàm có thể xâm lấn vào vùng xương ổ răng trống, cần phải được xem xét cẩn
thận trên Xquang để tránh làm tổn thương niêm mạc xoang khi cấy Implant vùng này
Về mạch máu và thần kinh: các nhánh của thần kinh mặt (vận động) và
dây sinh ba (cảm giác) được định vị sâu trong mô và ít có nguy cơ bị tổn
thương khi bóc tách vạt.
Niêm mạc miệng bám vào xương ổ răng hàm trên. Niêm mạc vòm
miệng bao gồm cả niêm mạc chịu lực nhai (niêm mạc lợi dính) và niêm mạc
lót (niêm mạc di động). Khi sống hàm bị tiêu xương, đường nối niêm mạc lợi
dịch chuyển dần về phía mào sống hàm, khi đó sống hàm được phủ bởi niêm

mạc sừng hóa không di động. Vòm miệng cứng được phủ bằng niêm mạc
sừng hóa và thường là chỗ lấy niêm mạc để làm mảnh ghép.
Lợi dính là phần lợi nằm giữa lợi tự do và niêm mạc miệng. Với cấu
trúc bề mặt là biểu mô sừng hóa, bám vào xường răng và xương ổ răng do đó
lợi dính có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tổ chức quanh răng, duy trì
độ bền vững của Implant. Độ rộng, chiều cao, chiều dày của lợi dính cùng với
chiều cao, chiều dày của xương là những điều kiện cần thiết để phẫu thuật
viên lựa chọn loại Implant và cách thức phẫu thuật phù hợp nhất đảm bảo
thành công cả chức năng và thẩm mỹ.
1.2.2.Xương hàm dưới
Xương hàm dưới có một cấu trúc giải phẫu quan trọng nhất khi cấy
Implant là ống răng dưới. Ống răng dưới nằm trong thân xương hàm dưới


7

hướng ra trước và xuống dưới, sau đó đi ngang và nằm phía ngoài các chóp
răng hàm dưới rồi vòng lên trên để thoát ra ngoài qua lỗ cằm tương ứng với
mặt ngoài chóp răng hàm nhỏ thứ hai. Ống răng dưới không bao giờ chạy
thấp hơn 6mm so với lỗ cằm. Ống răng dưới có chứa bó mạch, thần kinh răng
dưới, là mốc giải phẫu cực kỳ quan trọng khi cấy Implant hàm dưới. Khoảng
cách từ sống hàm đến bờ trên ống răng dưới là chiều cao ứng dụng trong cấy
Implant hàm dưới. Chiều cao này quyết định việc lựa chọn chiều dài của
Implant.
Khi cấy Implant ở xương hàm dưới, cần chú ý hai mốc giải phẫu quan
trọng trên là ống răng dưới và lỗ cằm.
1.3.Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý học của xương hàm sau khi mất răng
1.3.1.Quá trình liền thương xương ổ răng sau khi nhổ
Sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ hình thành ngay trong xương ổ
răng. Sau đó hình thành tổ chức hạt thay thế cục máu đông để lấp đầy ổ răng,

dần dần những tổ chức hạt này được thay thế và biệt hóa thành tổ chức xương
trưởng thành. Đồng thời, quá trình tiêu xương ổ răng cũng diễn ra làm thay
đổi hình thái ổ răng sau nhổ. Theo Askany, hai năm đầu sau nhổ răng, xương
ổ răng tiêu khoảng 30% khối lượng xương. Hai quá trình hình thành xương và
tiêu xương ổ răng ảnh hưởng nhiều đến việc cấy ghép Implant, nhất là các
trường hợp cấy Implant phải ghép xương.
- Hình thành cục máu đông: ngay sau khi nhổ răng, ổ răng được lấp đầy
máu và các protein từ các vi mạch bị tổn thương. Các tế bào hình thành mạng
lưới fibrin, tụ tập các tiểu cầu vào mạng lưới fibrin, hình thành cục máu đông
ngăn cản quá trình chảy máu, sau đó có sự thâm nhập tế bào trung mô, tế bào
viêm và các dạng tế bào khác hoạt động tăng sinh, biệt hóa và tổng hợp các
chất cần thiết cho quá trình liền thương. Giai đoạn này là bước sơ khởi tạo
tiền đề cho hình thành xương non.


8

- Làm sạch vết thương: các tế bào đa nhân, đại thực bào…xâm nhập
vào vết thương và làm sạch. Đại thực bào còn thêm nhiệm vụ sản sinh ra
những cytokines và các yếu tố tăng trưởng thúc đẩy quá trình thâm nhập,
trưởng thành và biệt hóa của tế bào trung mô. Ngoài ra các hủy cốt bào cũng
tham gia quá trình làm sạch xương.
- Hình thành tổ chức: tổ chức hạt dần thay thế cục máu đông qua hai
giai đoạn:
+ Kết tụ tổ chức sớm: chủ yếu là đại thực bào, ít tế bào trung mô và ít
sợi collagen
+ Kết tụ muộn: ít đại thực bào, chủ yếu là tế bào dạng nguyên bào sợi,
nhiều mạng lưới vi mạch. Sự tái lập các vi mạch cung cấp oxy và các chất
dinh dưỡng để giúp quá trình tăng sinh tế bào trong tổ chức mới. Các tế bào
dạng nguyên bào sợi sẽ phóng thích các yếu tố tăng trưởng, sản sinh và tổng

hợp các phức hợp ngoài tế bào để hình thành tế bào mới chuyên biệt hơn.
Phức hợp này được khoáng hóa thành chất dạng xương (Osteoid), từ đó hình
thành xương mới còn gọi là xương non (woven bone). Như vậy xương non là
dạng đầu tiên của xương dược hình thành dưới dạng phức hợp dọc theo các vi
mạch mới, có nhiều nguyên bào xương và ít tổ chức collagen nên khả năng
chịu lực kém. Sau đó có sự hình thành các bó xương (trabeculae). Đây là dạng
xương gồm các sợi song song của hệ Havers nguyên sơ.
+Thiết lập và sửa chữa tổ chức: kết cấu xương được hình thành rất
nhanh ngay ở vùng ổ răng trong những tuần đầu sau nhổ răng. Xương non hay
xương nguyên thủy (Primary bone) được thay thế dần bởi bè xương (Lamellar
bone). Mặc dù quá trình này bắt đầu từ rất sớm nhưng phải qua nhiều tháng
thì lượng xương non mới được biệt hóa và thay thế hoàn toàn bằng xương bè.
Quá trình này còn gọi là quá trình liền xương ổ răng của Amler (1969).


9

1.3.2. Những thay đổi hình thái của xương hàm sau khi mất răng:
1.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu xương sống hàm
Sau nhổ răng có hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương trong huyệt ổ
răng rỗng. Quá trình tiêu xương liên quan đến nhiều yếu tố: những sang chấn
trong quá trình nhổ răng, thời gian mất răng dài, đeo hàm giả tháo lắp lâu
ngày, cơ địa loãng xương…đều làm tăng quá trình tiêu xương.
Các yếu tố liên quan này được chia ra làm 3 nhóm: yếu tố cơ học, yếu
tố sinh học và yếu tố giải phẫu trong đó yếu tố cơ học là nguyên nhân chủ yếu
gây tiêu xương.
1.3.2.2. Diễn biến quá trình tiêu xương hàm
Sau nhổ răng, ban đầu tiêu ngang bờ xương ổ răng nên sống hàm vẫn
còn đủ rộng, tiếp theo là tiêu xương chéo làm cho sống hàm trở nên nhọn, sau
đó là tiêu ngang phần sống hàm nhọn làm cho sống hàm bằng phẳng và tiêu

đến phần xương nền, cuối cùng sống hàm tiêu lõm xuống cả phần xương nền.
Xương hàm trên, mặt ngoài bị tiêu nhiều theo hướng ngang và mặt
trong xương lại bồi đắp làm cho xương hàm trải rộng ra và phẳng hơn. Phần
trước của xương hàm trên bị tiêu có xu hướng nghiêng ra sau. Phần sống hàm
phía sau ít nhô ra ngoài hơn phần răng cửa và bị tiêu xương hướng tâm nên độ
rộng của xương hàm trên phía sau giảm. Xương hàm trên khi bị tiêu có hình
dạng nhỏ hơn xương hàm dưới về độ rộng. Ngược lại, xương hàm dưới ít bị
tiêu xương theo hướng ngang.
Cawood và Howell đã đo trên 300 mẫu xương khô cho thấy có sự thay
đổi rõ nhất là giảm chiều cao sống hàm ở cả hàm trên và hàm dưới, đỉnh sống
hàm tiêu có xu hướng nghiêng ra sau và tiến vào trong, các sườn của sống
hàm tiêu theo hướng dọc, có thể tiêu phẳng, thậm chí có những chỗ lõm
xuống. Tác giả phân loại mức độ tiêu xương thành 4 nhóm như sau:

Nhóm I

Sống hàm thay đổi ít

Thay đổi phần cơ, niêm mạc hơn là sự


10

Nhóm II

thiếu hụt xương
Sống hàm còn lại teo Xương ổ răng từ mào sống hàm cao nhọn,

Nhóm III


nhọn
sắc đén mào sống hàm còn lại thấp
Sống hàm teo hết đến Tiêu hết phần xương ổ răng đến phần

phần xương nền
nền xương
Nhóm IV Tiêu cả phần xương Phần xương nền bị tiêu lõm
nền
1.3.2.3. Sự thay đổi tương quan hai hàm sau khi mất răng
Trong quá trình phát triển, bản ngoài xương ổ răng hàm trên mỏng hơn
bản trong làm cho răng cối hàm trên nghiêng ra ngoài và răng cối hàm dưới
nghiêng vào trong tạo đường cong Wilson
Trong quá trình tiêu xương, xương hàm dưới tiêu theo hướng ly tâm,
xương hàm trên tiêu theo hướng hướng tâm nên khung xương hàm dưới rộng
hơn khung xương hàm trên.
Khi hàm dưới bị tiêu xương nặng thì phần xương ổ răng đã tiêu gần
hết, gờ chéo ngoài ở mặt ngoài xương hàm dưới nổi lên rõ phía sống hàm,
làm cho sống hàm dẹt và trông rộng hơn.
Đối với hàm trên, khi mất răng lâu ngày thì sống hàm tiêu nhiều cùng
với áp lực âm trong xoang làm cho xoang hàm ngày càng mở rộng và chiều
cao sống hàm ngày càng thấp dần gây khó khăn cho việc cấy Implant. Ngoài
ra do tác động của lực nhai, bản ngoài xương ổ răng hàm trên ngày càng tiêu
dần và bản trong xương vòm miệng càng dày do sự kích thích tạo xương làm
cho mào xương ổ răng di chuyển dần vào trong vòm miệng và xương hàm
dưới trùm ra phía ngoài xương hàm trên tạo nên tương quan hai hàm là tương
quan loại III.
1.4. Các phương pháp phục hình thay thế răng mất
1.4.1.Hàm giả tháo lắp



11

Tuy trước đây được ứng dụng nhiều nhưng là loại phục hình không
sinh lý, lực nhai từ răng giả truyền vào xương hàm qua lớp niêm mạc. Thường
có các loại hàm nhựa cứng, hàm nhựa dẻo
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, dễ vệ sinh răng giả, chi phí thấp, có thể bù
trừ được các phần khiếm khuyết của lợi xương, không phải mài răng
Nhược điểm: hàm giả tỳ đè trực tiếp lên niêm mạc và mô quanh răng
dẫn đến kích thích tiêu xương hàm vùng mất răng, nền hàm thường rộng và
có cấu trúc tay móc nên rất vướng cộm gây cảm giác khó chịu , khó phát âm,
bệnh nhân phải mất thời gian dài để thích nghi. Móc răng có thể gây tổn
thương răng lành mang móc, nền hàm có thể gây tổn thương niêm mạc, hàm
không đạt độ vững chắc khi ăn nhai khiến giảm chức năng, dễ bị viêm lợi
niêm mạc do nền hàm nhựa kích thích
1.4.2. Hàm khung
Hàm khung là hàm giả tháo lắp nhưng có những móc đúc tỳ lên các
răng lành còn lại do vậy là loại hàm bán sinh lý, lực nhai được truyền lên cả
răng và niêm mạc
Hàm khung có nhiều ưu điểm hơn so với hàm tháo lắp nhựa: độ vững
chắc tốt hơn, giảm lực nén lên niêm mạc nên giảm tiêu xương, các tựa mặt
nhai làm tăng lực nhai, phục hồi chức năng ăn nhai tốt hơn, ít gây cộm vướng
cho bệnh nhân hơn nên thời gian thích nghi nhanh hơn
Nhược điểm: phải còn đủ răng trụ và răng trụ phải vững chắc; phải mài
mô răng của răng lành làm điểm tựa hàm, đây là nơi rất dễ gây sâu răng thứ
phát; không đảm bảo thẩm mỹ khi phải sử dụng tay móc cho vùng răng phía
trước; giá thành cao hơn; công nghệ chế tạo phức tạp hơn
1.4.3.Hàm giả gắn chặt


12


Là loại phục hình cầu răng cổ điển được ứng dụng nhiều. Cầu có thể
ngắn, dài khác nhau, có số lượng trụ cầu ít, nhiều khác nhau; được chế tạo từ
nhiều vật liệu khác nhau nên có giá thành chênh lệch nhiều
Ưu điểm: lực nhai truyền theo con đường sinh lý, phục hồi được phần
lớn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, độ bền phục hình cao, bệnh nhân dễ dàng
thích nghi
Nhược điểm lớn nhất là phải mài bỏ bớt mô cứng của các răng lành bên
cạnh làm tổn hương răng và vùng quanh răng, có thể dẫn đến viêm lợi, viêm
tủy răng; chỉ định hạn chế hơn vì bắt buộc phải có đủ răng lành vững chắc 2
bên răng mất; giá thành cao; công nghệ chế tạo phức tạp cần tay nghề cao cả
bác sĩ, kỹ thuật viên
1.4.4.Implant nha khoa:
Phục hình cố định bằng kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp phục
hình răng trực tiếp trên xương hàm mang lại hiệu quả cao nhất về chức năng
và thẩm mỹ.
Phục hình cố định bằng kỹ thuật cấy ghép Implant có những ưu điểm
vượt trội mà các loại phục hình nói trên không có được:
Phục hình trên Implant độc lập trên cung hàm, không lệ thuộc vào các
răng bên cạnh, không can thiệp và làm tổn thương răng bên cạnh và còn có
thể cấy được ở những vị trí mà phục hình cố định bằng cầu răng cổ điển
không thực hiện được do mất giới hạn phía xa…
Phục hình trên Implant khôi phục lại hoàn toàn chức năng ăn nhai và
thẩm mỹ, bệnh nhân thích nghi dễ dàng nhanh chóng
Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như thời gian từ khi cấy
Implant đến khi có phục hình dài, chi phí cao, đòi hỏi phải có trang thiết bị,
vật liệu chuyên dụng đắt tiền và trình độ tay nghề của phẫu thuật viên cao; các
chống chỉ định cấy Implant khá nhiều



13

Ngày nay, với sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ và mức
sống được nâng cao, với ưu điểm vượt trội so với các loại phục hình khác nên
phương pháp phục hình răng bằng cấy Implant ngày càng được ứng dụng
rộng rãi.
1.5.Quá trình liền thương và tích hợp xương sau khi cấy ghép Implant
Khi cấy một Implant, chúng ta đã cắt vào mô mềm và khoan vào
xương. Vì vậy sự ổn định của Implant liên quan chặt chẽ với quá trình liền
thương và tích hợp xương với Implant. Về tổ chức học, các mô tiếp nhận
Implant từ ngoài vào gồm:
- Niêm mạc
- Màng xương
- Xương vỏ
- Xương xốp hoặc các bè xương
Quá trình tích hợp xương là một quá trình phức tạp, diễn ra qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn viêm (Imflammatory phase) khoảng 3-4 ngày đầu: các tế
bào đa nhân trung tính giải phóng các yếu tố gây viêm như Serotonin, Kinin,
Prostaglandin…phản ứng lại các yếu tố ngoại lai. Các tế bào Lympho sẽ hủy
diệt các dị vật, tế bào xương hoại tử
- Giai đoạn tăng sinh (Proliferative phase) khoảng 4-6 tuần:
+Tăng sinh các mạch máu nuôi hình thành mạng lưới mao mạch,
+Tập trung các nguyên bào sợi, nguyên bào xương, nguyên bào sụn, tế
bào hủy xương,
+Hình thành các phức hợp Protein - Collagen, Glucoprotein,
Glucosaminoglycan, Glucolipids…
-Giai đoạn hoàn thiện (Manuvation phase) khoảng 6-12 tháng: từ các
nguyên bào và phức hợp hình thành chất tạo xương (Osteogenesis), hình



14

thành xương non (Woven bone) từ đó hình thành các bè xương (Lamellar)
bám quanh Implant.
Quá trình tích hợp xương ở vùng xương xốp xảy ra sớm trước vùng
xương đặc. Ngay sau khi cấy Implant đã có một mối liên kết chắc chắn giữa
Implant và vùng xương đặc không có mạch máu, vùng này thường có độ dày
1mm. Ở vùng xương xốp có sự chuyển dịch của các bè xương cùng với các
mạch máu bị cắt đứt tạo ra một vùng lỏng lẻo chứa cục máu đông. Trong vài
ngày tiếp theo cục máu đông được tăng cường bởi tổ chức hạt giàu bạch cầu
trung tính cà các đại thực bào. Các tế bào bạch cầu làm sach vết thương,
xương chết được hấp thụ. Từ phần xương lành, cấu trúc mạch máu phát triển
đi vào tổ chức hạt mới hình thành. Dần dần tổ chức liên kết mới được hình
thành bao gồm:
-Các mạch máu mới được tái tạo
-Các nguyên bào sợi
-Các tế bào trung mô chưa biệt hóa sẽ trở thành nguyên bào xương
-Xương non
Xương non chưa có khả năng chịu lực, sau đó chúng được gia cố dần
bởi các bè xương, khi đó mới có khả năng chịu lực. Dần dần xương non được
thế hoàn toàn bởi các bè xương, quá trình này thấy rõ nhất ở tuần thứ 8 sau
khi cầy Implant.
Tương tự như quá trình liền thương của xương gãy, các sẹo xương
(Callus) được hình thành từ mặt xương và màng xương. Trong điều kiện
thuận lợi (sang chấn tối thiểu và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tốt) sẹo
xương được hình thành trong vòng vài mm từ ranh giới của khu vực cấy ghép.
Trong trường hợp màng xương được bóc tách thì sẹo xương xuất phát từ tổ
chức xương không bị tổn thương gần nhất . Sự ổn định ban đầu của Implant
có ý nghĩa rất quan trọng cho sự hình thành sẹo xương.



15

Quá trình tái tạo xương trên bề mặt tiếp xúc xương-implant là điều cốt
yếu để tạo nên mối liên kết lâu dài giữa Implant và tổ chức xương xung
quanh. Dù kỹ thuật phẫu thuật có hoàn hảo thì luôn có khoảng 1mm xương vỏ
quanh Implant bị chết, nguyên nhân có thể do quá trình viêm nhiễm và hệ
thống mạch máu nuôi dưỡng kém ở vùng xương vỏ. Tổ chức xương chết vẫn
có ý nghĩa để duy trì sự ổn định của Implant. Tuy nhiên về lâu dài nó cần
được thay thế bởi xương sống.
Quá trình liền thương hoàn toàn thường xảy ra khoảng 12 tháng sau khi
cấy Implant. Bốn tháng đầu tiên là quá trình liền thương không chịu tải ban
đầu, và quá trình liền thương hoàn toàn cần thêm 8 tháng nữa.
Sự liên kết vững chắc của Implant với tổ chức xương xung quanh là
nhờ quá trình tái tạo liên tục của tổ chức xương tiếp giáp và xung quanh
Implant. Các lực tác động liên tục làm tiêu xương và song song với đó là quá
trình hình thành xương mới.
Mô mềm quanh Implant có chức năng chính là bảo vệ mối liên kết giữa
Implant với xương khỏi các tác động của lực nhai cũng như các yếu tố không
thuận lợi trong môi trường miệng thông qua hệ thống bảo vệ miễn dịch ngoại
vi . Lá chắn cho mối liên kết giữa xương và Implant là lớp biểu mô kết nối
trực tiếp với Implant hoặc trụ phục hình (Abutment) thông qua lớp nền (Basal
lamina) và sự hình thành của các hemidesmosome. Lớp biểu mô kết nối là
một thành phần của hệ thống bảo vệ ngoại vi cho Implant và sự ổn định của tổ
chức loại xung quanh Implant có được là nhờ tổ chức liên kết xung quanh
Implant. Bề mặt Implant ảnh hưởng tới mối liên kết giữa Implant và tổ chức
xung quanh. Đối với các Implant nhẵn hoặc bề mặt được xử lý bằng acide thì
mối liên kết được đặc trưng bởi lớp nền và rất nhiều hemidesmosome, nhưng
mối liên kết này khá lỏng lẻo với các sợi collagen chạy gần như song song với



16

bề mặt Implant. Đối với Implant có bề mặt thô ráp do được oxide hóa thì các
sợi hemidesmosome có sự đan chéo cơ học với các lỗ nhỏ trên bề mặt Implant
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích hợp xương
1.5.1.Vật liệu chế tạo Implant
Vật liệu chế tạo Implant cần có độ kháng mài mòn cao, cứng chắc,
tương hợp sinh học, dễ tạo hình, dễ vô trùng. Có nhiều loại Titanium được
dùng để chế tạo Implant nha khoa nhưng có 2 loại hay được sử dụng: Loại thứ
nhất là Titanium thương mại (CpTi) có độ tinh khiết cao trên 99,5%, loại thứ
hai là hợp kim Ti6Al4V.
CpTi có 4 cấp độ khác nhau dựa vào hàm lượng oxy chứa trong nó.
Oxy có tác dụng làm tăng độ cứng và giảm độ uốn cho Titanium. CpTi loại
I có độ tinh khiết cao nhất vì thế cũng mềm nhất. CpTi loại IV chứa khoảng
0,4% oxy và có độ cứng cao nhất nên được sử dụng để chế tạo Implant nha
khoa.
Hợp kim Ti6Al4V chứa một tỷ lệ thấp Hydro, Nitơ, Carbon, Oxy và sắt
nhưng được bổ sung 6% khối lượng nhôm và 4% khối lượng Vanadium.
Những nguyên tố này giúp làm giảm độ nóng chảy, tăng độ cứng và giảm
khối lượng riêng cho hợp kim Titanium.
Cũng như tất cả các vật liệu khác khi đưa vào cơ thể sống, Titanium
không hoàn toàn trơ mà cũng gây ra phản ứng nhất định của cơ thể. Tuy nhiên
những phản ứng này không đáng kể và không gây hậu quả nên Titanium được
cho là có sự tương hợp sinh học với cơ thể sống. Thực tế là cho đến nay,
người ta mới chỉ tìm thấy những thất bại về mặt sinh cơ học chứ chưa tìm
thấy thất bại do thiếu tính tương hợp sinh học của Titanium. Các thất bại sớm
là do viêm nhiễm, sang chấn phẫu thuật, vi chuyển động của Implant (sự ổn
định ban đầu kém), các thất bại muộn thường do lực nhai quá tải và viêm
quanh Implant.



17

1.5.2.Thiết kế của Implant
1.5.2.1.Hình thể Implant
Sự ổn định ban đầu của Implant đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình tích hợp xương- yếu tố quyết định cho thành công của Implant nha khoa.
Để đạt sự ổn định ban đầu thì sự sát khít ngay sau khi cấy Implant cần
phải đạt được tối đa nên đòi hỏi các trụ Implant phải được thiết kế thuận lợi
cho sự bám dính. Nghiên cứu bằng phương pháp đo lực cộng hưởng trên
xương người chết và xương thỏ cho thấy các Implant hình chóp có sự ổn định
ban đầu tốt hơn các Implant hình trụ. Hình thái học vi thể như độ thô ráp của
bề mặt hầu như không có ảnh hưởng lên sự ổn định ban đầu của Implant.
Implant có hình chóp sẽ tạo sự nén ép dần khi vặn vào xương, Implant phải
đủ dài và đủ lớn để tạo diện tiếp xúc nhiều nhất với xương, tránh được các lực
gây hại như lực co giãn, lực xoay, lực tác động lên Implant truyền vào xương
xung quanh được phân bố đều. Các Implant cổ điển có rãnh xoắn hình chữ V,
tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy các rãnh xoắn hình vuông làm
tăng nhiều diện tích tiếp xúc xương-Implant, làm giảm áp lực lên xương và
cho sự ổn định ban đầu tốt hơn.
Vùng cổ của Implant là nơi tác động lực lớn nhất lên tổ chức xương
xung quanh và cũng là nơi bắt đầu tiêu xương cả trong giai đoạn liền thương
và giai đoạn sau phục hình. Trước đây nhiều Implant được thiết kế với vùng
cổ nhẵn với mục đích giảm áp lực lên tổ chức xương nhưng sau đó người ta
không thấy có sự tích hợp xương ở vùng cổ nhẵn nên đã tiến hành xử lý bề
mặt trên toàn bộ chiều dài của Implant.
1.5.2.2. Xử lý bề mặt của Implant
Thế hệ Implant đầu tiên được chế tạo với bề mặt nhẵn, các Implant này
đã cho kết quả lâu dài nhờ được cấy trên xương có chất lượng tốt và sử dụng



18

phương pháp cấy ghép 2 thì . Tuy nhiên với các trường hợp khó như xương
xốp, xương ghép hay Implant chịu tải sớm thì tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều.
Đặc điểm bề mặt của Implant đóng vai trò rất quan trọng vì đây là nơi
trực tiếp diễn ra quá trình tích hợp xương vào Implant. Có rất nhiều nghiên
cứu cho thấy Implant được xử lý bề mặt có sự ổn định và tương hợp tốt hơn
với các cấu trúc xung quanh. Davies cho rằng cấu trúc bề mặt lồi lõm của
Implant giúp cho cục máu đông được ổn định hơn và từ đó các tế bào gốc di
chuyển đến bề mặt tiếp xúc để biệt hóa thành các tế bào tạo xương để tạo
xương mới trực tiếp ngay trên bề mặt của Implant (quá trình tạo xương tiếp
xúc). Nếu Implant có bề mặt nhẵn thì cục máu đông co lại tạo ra một khoảng
trống với bề mặt của Implant và các tế bào gốc không thể di chuyển đến bề
mặt này do vậy xương mới chỉ được tạo thành từ phần xương còn sót lại trong
quá trình khoan xương (quá trình tạo xương từ xa) nên sự tích hợp xương kém
và quá trình liền thương sẽ bị kéo dài hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy với bề mặt Implant nhám có nhiều hạt lưu
tạo điều kiện thuận lợi cho xương xung quanh bám vào, bề mặt rỗ với nhiều
hố lõm tạo điều kiện cho mô xương phát triển. Các hố lõm của bề mặt có kích
cỡ khoảng 40-500µm sẽ tạo điều kiện cho xương bám vào chắc nhất trong
thời gian ngắn nhất và tỷ lệ bề mặt rỗ khoảng 35-45% sẽ đạt được sự bám dính
hiệu quả nhất. Tỷ lệ bề mặt rỗ liên quan đến khoảng cách giữa các hố lõm,
khoảng cách giữa các hạt lưu và kích thước hạt lưu. Mật độ hạt lưu quá dày sẽ
làm giảm kích cỡ các hố lõm, làm giảm số lượng mô xương bám vào Implant.
Từ đó có thể đi dến kết luận là Implant bề mặt thô ráp có quá trình liền thương
diễn ra nhanh hơn và có diện tích tiếp xúc xương – Implant lớn hơn.
Theo nghiên cứu của các tác giả Albrektsson (1991), Eckert (1997),
Ross (1997) trên thực nghiệm cho thấy những thay đổi bề mặt làm cho vật

liệu thích nghi tốt hơn, phân bố đều lượng máu nuôi dưỡng, thúc đẩy quá
trình liền thương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích hợp xương. Nhìn chung


19

các tác giả đều nhận định với bề mặt nhẵn của Implant thì khả năng bám dính
và tích hợp xương kém hơn so với bề mặt thô ráp.
Có nhiều phương pháp xử lý bề mặt Implant khác nhau, một trong số
đó là phương pháp áp dụng quá trình oxyde hóa dương cực để làm dày lớp
oxyde bám trên bề mặt Implant. Lớp oxyde dày này có độ tinh thể cao hơn và
chứa các khoáng chất anatase và rutile là những dạng tinh thể phổ biến nhất
của titanium oxide và kết quả là tạo được các cấu trúc bề mặt có hình núi lửa với
kích cỡ vài micrometer để tế bào xương dễ dàng bám vào. Kết quả cũng tương
tự ở Implant được xử lý bề mặt bằng plasma và phủ Calcium phosphate. Một số
hình thức xử lý bề mặt khác cũng cho kết quả tương tự như titanium được xử lý
bằng acid Hydrofluoric hay Zirconia được xử lý bằng Calcium phosphate. Một
nghiên cứu của Nagasa ME (2008) cho thấy bề mặt Implant được xử lý bằng
H2O2 để tăng sự thô ráp làm tăng sự thu hút protein và nguyên bào xương, làm
tăng sự khoáng hóa trong quá trình tích hợp xương.
1.5.3.Chất lượng xương nơi cấy ghép
Độ đậm đặc của xương hàm vùng cấy ghép Implant có ảnh hưởng rất
quan trọng đến việc lên kế hoạch điều trị, lựa chọn thiết kế Implant, cách thức
phẫu thật, thời gian liền thương và thiết kế khả năng chịu tải của phục hình
sau nà. Xương vỏ cứng hơn xương xốp từ 10-20 lần do được cấu tạo bởi các
lớp xương đặc có độ khoáng hóa cao. Lớp xương vỏ càng dầy thì sự ổn định
ban đầu của Implant càng tốt. Tuy nhiên do lớp xương vỏ cứng nên khi khoan
dễ bị sinh nhiệt làm cho xương bị hoại từ. Các tế bào xương có thể bị tổn
thương nếu bị tiếp xúc trong vòng 1 phút ở nhiệt độ 470C. Để tránh sự tăng
nhiệt độ này phải luôn luôn sử dụng mũi khoan sắc và làm lạnh khi khoan

bằng dung dịch nước muối sinh lý. Mặt khác trong lớp xương vỏ có ít mạch
máu nên quá trình liền thương có thể diễn ra chậm hơn. Trái lại, xương xốp có
nhiều mạch máu để nuôi dưỡng nhưng do cấu trúc xốp nên Implant có sự ổn
định ban đầu kém và cần thời gian liền thương lâu hơn.


20

Carl E.Misch (2010) phân loại mật độ xương hàm theo đơn vị
Hounsfield gồm 5 loại:
-Xương loại 1: có mật độ > 1250 đơn vị. Loại này chủ yếu là xương vỏ,
rất cứng, thường gặp ở xương hàm dưới vùng cằm, có tỷ lệ khoáng hóa cao,
đề kháng tốt với lực tác động, diện tiếp xúc với bề mặt của Implant rất cao tới
80% nên tạo ra sự ổn định rất cao. Trong quá trình liền thương xương loại 1
tạo ra ít xương non nên sự ổn định ban đầu của Implant tốt hơn
-Xương loại 2: có mật độ xương từ 850 đến 1250 đơn vị. Xương loại 2
được cấu tạo bởi xương vỏ dầy bao quanh xương xốp. Đây là loại xương thích
hợp nhất để cấy ghép Implant.
-Xương loại 3: có mật độ từ 350 đến 850 đơn vị. Xương loại này được
cấu tạo bởi lớp xương vỏ mỏng và lớp xương xốp mịn
-Xương loại 4: có mật độ từ 150 đến 350 đơn vị. Là loại xương có độ
đậm đặc thấp, lớp xương vỏ rất mỏng thậm chí không có, gặp ở phía sau
xương hàm trên bệnh nhân mất răng lâu ngày.
-Xương loại 5: mật độ nhỏ hơn 150 đơn vị. Mật độ xương quá loãng
không có chỉ định cấy Implant.
Sử dụng phần mềm Simplant để đo mật độ xương theo đơn vị
Hounsfield đánh giá mật độ xương tại chỗ cần cấy ghép và phần xung quanh
để tiên lượng trước phẫu thuật. Chỉ số HU (Hounsfield Unit) được đo từ phần
mềm Simplant khi đọc phim CT Conbeam là số liệu tham khảo quan trọng
trong từng trường hợp cụ thể

1.6. Hệ thống Implant Kontact
Hệ thống Implant Kontact là sản phẩm của hãng BIOTECH, Pháp đạt
tiêu chuẩn Y tế Châu Âu. Hệ thống Implant này được giới thiệu từ năm 1987.
Gần đây, đại diện nhà sản xuất đã giới thiệu hệ thống Implant Kontact vào
Việt nam. Từ tháng 10 năm 2012, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà


21

Nội đã bắt đầu sử dụng Implant Kontact để điều trị mất răng cho bệnh nhân.
Hệ thống Implant Kontact được giới thiệu có một số đặc điểm nổi trội như:
Tăng cường diện tiếp xúc bề mặt do có các rãnh xoắn thứ phát
(Secondary thread) tức các rãnh phụ nhỏ được tạo ra trên bề mặt các rãnh
xoắn quanh trụ Implant. Nhờ vậy hệ thống Implant Kontact cải thiện được sự
phân bố lực tác động lên xương xung quanh.
Lá ổn định (Constant leaf) là các tấm lá cắt liên tục dọc theo Implant,
có tác dụng làm tối ưu lực và sự ổn định khi đặt Implant vào trong xương hàm
Chỏm Implant được thiết kế hình cầu không gây chấn thương
(spherical non - traumatic apex) là cấu trúc đầu Implant phần đặt trong xương
được thiết kế dạng hình cầu. Vì vậy khi tải lực trên implant sẽ không gây sang
chấn mô xương tiếp xúc với chỏm Implant.
Kết nối trụ phục hình (Abutment) và trụ Implant (Fixture) là dạng kết
nối “Platforms Switching” tức là đường kính trụ phục hình nhỏ hơn đường
kính trụ Implant do đó sẽ hạn chế tiêu xương, bảo vệ mào xương quanh
Implant đồng thời cũng đạt độ thẩm mỹ cao hơn nhờ duy trì cấu trúc mô mềm
quanh Implant khỏe mạnh và đầy đủ.
Sự kết nối theo hình côn nói trên đảm bảo độ sát khít giữa trụ phục hình
và trụ Implant tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn, giảm nguy cơ lỏng vít
sau phục hình, nhờ vậy tính ổn định cơ học của Implant cao hơn
Bộ mũi khoan của hệ thống Kontact đều được chế tạo có bộ phận chăn

(stoper) giúp cho phẫu thuật viên dễ thao tác hơn nhiều khi phẫu thuật ở
những vùng sâu, tầm nhìn bị che khuất hoặc bị lóa ánh đèn.
Bộ dụng cụ để làm phục hình được thiết kế mã hóa bằng laser màu giúp
cho công việc của phẫu thuật viên dễ dàng, thuận lợi và chính xác hơn nhiều
khi thực hiện phẫu thuật thì 2 hoặc lấy dấu làm phục hình


22

Hệ thống Implant Kontact có 5 loại kích thước đường kính là 3.0mm,
3.6mm, 4.2mm, 4.8mm và 5.4mm. Loại trụ Implant có đường kính 3.0mm
hiện ít được hãng khác chế tạo. Với loại trụ này sẽ rất thuận lợi khi cấy ghép ở
vùng xương có chiều dày mỏng, chỉ khoảng 6mm tránh phải ghép xương,
giảm chi phí phẫu thuật
Tùy theo đường kính của Implant mà có các loại chiều dài khác nhau:
Loại có đường kính từ 4.2mm trở lên có 5 loại kích thước chiều dài là
6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm
Loại đường kính 3.6mm có 4 kích thước chiều dài là 8mm, 10mm,
12mm, 14mm.
Loại đường kính 3.0mm thì chỉ có 3 kích thước chiều dài là 10mm,
12mm, 14mm.
Hiện nay chỉ duy nhất hệ thống Kontact có cách đóng gói sản phẩm đặc biệt:
Mỗi trụ Implant được đóng gói kèm 2 nắp đậy (Cover screw) sử dụng
trong phẫu thuật 2 thì. Tùy theo cách thức phẫu thuật đặt Implant thấp dưới
hoặc ngang mào xương mà phẫu thuật viên có thể sử dụng loại nắp đậy ngang
bề mặt (platform) hoặc cao hơn bề mặt của Implant
Mỗi Implant luôn kèm theo 1 trụ liền thương (Healing) thuận lợi cho
phẫu thuật 1 thì hoặc phẫu thuật thì 2.



23


24


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân có chỉ định cấy ghép Implant nha khoa để phục hình
răng mất tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trong thời gian từ
2012-1013.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân tuổi trưởng thành mất răng trên 6 tháng (răng hàm lớn) và
trên 3 tháng (các răng còn lại);
- Kích thước vùng mất răng: Có chiều cao xương hàm tối thiểu 8mm,
độ dày xương tối thiểu 6 mm (chiều tiền đình – lưỡi), khoảng trống theo chiều
gần xa tối thiểu 6 mm, khoảng trống liên hàm tối thiểu 4 mm;


×