Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kinh nghiệm thi đỗ viên chức giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.5 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm thi đỗ viên chức giáo viên
Nội dung 1: Cách xử lí tình huống sư phạm
***Sai lầm***
1 - Đa số các bạn đều bị động trong việc giải quyết tình huống mà đã bị
động thì việc xử lý tình huống sẽ không hay và thường bị điểm thấp.
2 - Cách xưng hô là Em và thường nói Em sẽ xử lý như thế này, như thế
kia là chưa hợp lý đang bị nhầm lẫn về đối tượng. Thay vì xưng hô là
"Em" thì mình phải xưng hô là "Cô (Thầy) và Em "Các em"
3 - Đa số đều mới dừng lại ở mức trả lời chứ không phải là thực hành
(Kết hợp cả diễn).
***Nhu – cương; Khen – chê mềm mại trăm trận trăm thắng.
Cách khắc phục: PHẢI CHỦ ĐỘNG - GIẢI QUYẾT TRÊN ĐÚNG
CƯƠNG VỊ LÀ GIÁO VIÊN CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT THÍ SINH.
Ví dụ: Giờ ra chơi em đi sau lưng 2 HS thì có 1 HS nói: " Môn toán cô
Lan giảng tao chẳng hiểu bài gì". Là giáo chủ nhiệm em HS đó em sẽ giải
quyết như thế nào
* Trả lời: Kính thưa BGK sau đây em xin phép được xử lý tình huống
trên như sau. Trong trường hợp này có 2 đối tượng cần gặp: Là HS và cô
lan dạy toán. Ở đối tượng 1 là HS trong bối cảnh của 1 giờ sinh hoạt lớp
em sẽ trao đổi với Hs như sau:
- Đối tượng 1 HS: Các em thân mến các em vừa lắng nghe xong phần
nhận xét của các tổ trưởng về những ưu khuyết điểm của các thành viên
trong tuần vừa qua. Cô rất vui và tuyên dương tất cả các em trong tuần
vừa rồi đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ. Hôm nào cô vô tình nghe thấy
có em nói là cô Lan dạy toán không hiểu gì cả. Các em ạ cô Lan là một
giáo viên dạy rất tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề có thể
phương pháp mà cô sử dụng với lớp mình chưa phù hợp lắm thôi. Cô
nghĩ rằng: Không nên nói như thế. Thay vào đó nếu các em chưa hiểu chỗ
nào các em có thể trao đổi với cô để cô có thể giảng cho các em hiểu - để
cô xem xét sử dụng những phương pháp giúp các em hiểu bài hơn. Các
em có quyền và hoàn toàn làm được việc đó. Cô tin rằng sau khi các em


trao đổi với cô Lan xong thì giờ Toán các em sẽ hiểu bài hơn, yêu thích


môn toán hơn. Có khi thi cuối kì nhiều bạn lại được điểm cao môn toán
hơn ấy chứ.
- Đối tượng 2 cô giáo Lan: Chị Lan ơi! Em muốn trao đổi một chút. Các
em có trao đổi với em là môn toán chưa hiểu bài lắm. Em biết chị là một
người rất vững về chuyên môn, về phương pháp dạy học và bản thân em
cũng học hỏi từ chị rất nhiều điều. Em trao đổi với chị với mong muốn là
chị sẽ quan tâm hơn hay thay đổi phương pháp phù hơn để 100% các em
hiểu bài. Chị là một người rất yêu quý HS và tâm huyết với nghề em tin
là trong thời gian tới chị và HS lớp em sẽ hiểu nhau hơn, có nhiều bài
giảng thật tốt, nhiều HS giỏi môn Toán. Có nhiều em thích học môn Toán
và yêu quý chị lắm đấy ạ.
Nội dung 2: Giảng không có học sinh
Đây là phần thi quan trọng nhất thường nhân hệ số 2. Bạn đỗ hay trượt
đều phụ thuộc vào phần này. Mình đã hướng dẫn cho nhiều bạn có bạn
kiến thức tốt đi dạy 5-7 năm quen với giảng có HS nhưng đến khi Giảng
không có HS lại không biết giảng, cực kì lúng túng. Quan trọng nhất là
Giảng không có HS nhưng phải tạo được sự hứng thú hấp dẫn như là có
HS.
Hãy tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giới thiệu BGK
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Bước 3: Giới thiệu bài mới
- Bước 4: Hình thành kiến thức
- Bước 5: Luyện tập
- Bước 6: Vận dụng
- Bước 7: Liên hệ, mở rộng
- Bước 8: Tự đánh giá giờ học để BGK cho điểm cao

- Bước 9: Kết thúc giờ học
* Lưu ý: Dù giảng 10-15 phút hay 45 phút cũng phải đủ các bước trên.
Nội dung 3: Cách trình bày một vấn đề


- Giảng và trình bày liên quan mật thiết với nhau. Về khái niệm Giảng
rộng hơn, khó hơn Trình bày. Nói theo kiểu Toán học Trình bày là tập con
của Giảng. Nhưng thực tế giảng dạy: Để Trình bày 1 vấn đề cho BGK
hiểu thì khó hơn Giảng nhiều
- Giảng tốt trình bày sẽ tốt.



×