Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn xuôi hiện đại ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.95 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………
1. Tên sáng kiến: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tác phẩm văn
xuôi hiện đại Ngữ văn 11”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Ngữ văn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
M. Gorki đã từng nói “ văn học là nhân học ”. Giá trị giáo dục con người ở môn
Văn là rất lớn. Mỗi tác phẩm văn học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vì vậy, thông qua môn
Ngữ văn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng nhận thức và kĩ năng giao
tiếp là một phương pháp dạy học hiệu quả vừa phát huy năng lực cảm thụ văn chương
vừa giúp các em hình thành những kĩ năng sống tích cực, phù hợp với mục tiêu giáo dục
hiện đại.
Và một thực tế hiện nay, các em đều được sống trong sự bảo bọc hết mức của gia
đình. Nên đôi khi các em hay chủ quan, ít sự đồng cảm đối với xã hôi. Cũng chính vì đều
này dẫn đến một lối sống thực dụng tức là chỉ biết nghỉ đến bản thân mình, ít quan tâm
đến người khác kể cả những người thân trong gia đình.
* Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ:
- Ưu điểm:
Với phương pháp dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh vẫn nắm được đầy đủ
nội dung bài học.
- Nhược điểm:
Trên thực tế giảng dạy theo phương pháp truyền thống, tôi thấy học sinh ít quan
tâm đến lời giảng của giáo viên, các em chỉ chờ khi nào nghe giáo viên đọc thì chép. Vì
thế, việc thể hiện các kỹ năng tư duy và việc phát trển kĩ năng sống của học sinh bị hạn
chế.



Giáo viên Ngữ văn đến với tiết dạy chủ yếu cung cấp kiến thức khoa học bộ môn
một cách máy móc theo chuẩn kiến thức kĩ năng chứ không phải là người đóng vai trò tổ
chức các hoạt động học tập cho học sinh.
Không khí lớp học diễn ra một cách nặng nề, mệt nhọc.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Hình thành kĩ năng sống cơ bản là kĩ năng nhận thức và giao tiếp (chủ yếu về mặt
tình cảm đạo đức) cho học sinh.
- Giúp học sinh nhận thấy giá trị giáo dục của môn Văn đối với thế hệ trẻ hiện nay
dù các tác phẩm được học ra đời từ rất lâu.
- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học, các kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp được
phát triển một cách toàn diện. Tạo cho các em niềm say mê đối với môn học.
- Giúp cho đồng nghiệp có sự đầu tư cho tiết dạy, cung cấp tri thức khoa học cho
học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trên lớp.
- Nghiên cứu giải pháp này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn
cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.1.2. Nội dung của giải pháp:
Đối với giáo viên:
- Thông qua bài dạy giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống cơ bản nhưng
rất cần thiết đối với các em hiện nay.
- Bài giảng phong phú, sinh động hơn, khai thác sâu giá trị thẩm mĩ của môn học.
Đối với học sinh:
- Bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản.
- Giúp các em yêu thích môn học và nỗ lực phấn đấu
Đối với xã hội:
Thấy được giá trị tích cực mà môn học mang lại, trong việc bồi dưỡng nhân cách
và tâm hồn
3.1.3. Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới:
* Cách thực hiện:

- Đối tượng: tôi tiến hành thực nghiệm sáng kiến trên 2 lớp: 11C9 và 11C11.


- Phạm vi thực hiện: Sáng kiến của tôi được thực hiện dựa trên các bài học sau:
+ Hai đứa trẻ - Thạch Lam
+ Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
+ Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng
+ Chí Phèo – Nam Cao
* Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm ra kiến thức trọng tâm
của bài học.
+ Bước 2: Giáo viên nghiên cứu các kĩ năng nhận thức mà học sinh đạt được qua
mỗi bài học.
+ Bước 3: Giáo viên đặt một số câu hỏi nhằm phát triển kĩ năng nhận thức của học
sinh.
Với bài: Hai đứa trẻ
1. Kĩ năng nhận thức:
Giúp học sinh
- Biết xây dựng hoài bão cá nhân, khám phá mục đích sống của bản thân.
- Biết trân trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ.
- Biết trân trọng cuộc sống của bản thân.
Có nhiều cách để giáo viên đặt vấn đề, sau đây tôi xin đề xuất một số câu hỏi
sau:
- Giả sử không có chuyến tàu đi qua phố huyện thì cuộc sống của chị em Liên như
thế nào?
- Em nhận suy nghĩ gì về câu nhận xét của Thạch Lam “ Từng ấy người trong bóng
tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho tương lai của họ”
- Tại sao hằng đêm chị em Liên vẫn đợi để được nhìn thấy chuyến tàu đi qua. Từ
chi tiết đó, em nghĩ gì về ước mơ, hoài bão, niềm tin hi vọng đối với mỗi người trong
cuộc sống?

- Chỉ ra sự khác nhau giữa sống và tồn tại?
* Đối với học sinh:


Thảo luận và trình bày ý kiến, nhận thức về những vấn đề giáo viên đặt ra, rút ra
bài học.
2. Kỹ năng giao tiếp:
Giúp học sinh:
Định hướng giao tiếp cho học sinh biết yêu thương, quan tâm đến những người
xung quanh. Trong giao tiếp phải có thái độ cư xử phù hợp.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Chi tiết Liên nhìn thấy những đứa trẻ con nhà nghèo chị động lòng thương gợi
cho em suy nghĩ gì?
- Nếu không may gặp những khó khăn bế tắc trong cuộc sống em học điều gì ở chị
em Liên?
- Em cảm nhận gì về cuộc sống của người dân phố huyện?
- Theo em xã hội hiên nay còn có nhũng mảnh đời như chị em Liên và những
người dân phố huyện không? Nếu găp những mảnh đời như thế em sẽ cư xử thế nào?
- Em nghĩ gì khi hiện nay có một số bạn trẻ không lo học hành, suốt ngày chỉ biết
chơi bời lêu lỏng, la cà ở các tiệm net, quán bar, mê cá độ, số đề và còn sử dụng các chất
kích thích, chất gây nghiện?
Từ vấn đề giáo viên đặt ra, suy nghĩ thảo luận, có hướng giao tiếp, ứng xử phù
hợp, đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.
Với bài: Chữ người tử tù
1. Kỹ năng nhận thức:
Giúp học sinh: Nhận thức được giá trị của cái đẹp và vẻ đẹp toàn diện về phẩm
chất của con người.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Từ những nhân vật và tình huống trong truyện, em hãy cho biết thế nào là cái đẹp
và giá trị về cái đẹp?

- Từ nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, em hãy cho biết những yếu tố để trở
thành một con người toàn diện về phẩm chất?
- Hướng phấn đấu và rèn luyện bản thân của em?
2. Kỹ năng giao tiếp:


Giúp học sinh: Biết trân trọng người tài, đánh giá con người, tìm hiểu sâu bản chất
bên trong của họ.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Theo em, tại sao viên Quản Ngục hết lòng biệt đãi Huấn Cao?
- Tại sao xét về phương diện xã hội Quản Ngục đội nghịch với Huấn Cao vậy mà
Huấn Cao vẫn tặng những nét chữ quý giá của mình cho Quản Ngục?
- Từ nhân vật Quản Ngục theo em những yếu tố nào là quan trọng nhất để giữ gìn
nhân cách không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống?
Từ những vấn đề giáo viên đặt ra, học sinh thảo luận và xác định cách nhìn nhận,
đánh giá những người có tài, có tâm trong xã hội; có ý thức giữ gìn nhân cách, nhân
phẩm; có thái độ trân trọng và bảo vệ cái đẹp ở mọi lúc, mọi nơi.
Bài Hạnh phúc của một tang gia
1. Kỹ năng nhận thức:
Giúp học sinh:
- Nhận thức tầm quan trọng của những giá trị truyền thống và văn hóa hiện đại đối
với con người.
- Nhận thức tình cảm gia đình, đạo hiếu.
- Trong cuộc sống phải thành thật,có ý thức học hỏi phấn đấu, không cơ hội, xảo
trá.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Từ cách tổ chức đám tang, cách sống, cách ăn mặc của đại gia đình cụ cố Hồng,
em hãy đưa ra lời khuyên về sự tiếp nhận văn hóa mới và bảo vệ giá trị truyền thống?
- Gia đình có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
- Trách nhiệm của con cháu đối với ông bà cha mẹ là gì?

- Theo em xã hội hiện nay còn có những người như Xuân Tóc Đỏ không? Có nên
học theo cách sống của Xuân Tóc Đỏ.
Học sinh thảo luận rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân.
2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử:
Giúp học sinh:
- Hướng dẫn học sinh cách ăn mặc phù hợp lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh.


- Giáo dục học sinh biết thể hiện sự thành kính phân ưu, ăn mặc phù hợp, chia
buồn đúng cách khi dự tang lễ.
- Có thái độ ứng xử lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Giao tiếp ngoài xã hội luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn.
- Không nên phô trương, chưng diện, đua đòi chạy theo xã hội một cách thái quá.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Suy nghĩ của em về sự Âu hóa của gia đình cụ cố Hồng, từ đó rút ra bài học cho
bản thân.
- Hãy chỉ ra những cái đáng phê phán trong đám tang của gia đình cụ cố Hồng?
- Hiện nay, có một số gia đình tổ chức đám tang cho người thân một cách hoành
tráng, họ thuê kèn Tây, tối đến thổi những bài hát rất sôi động, thậm chí có những gia
đình thuê người khóc, em nghĩ sao về hành động này?
- Theo em mặc như thế nào là đẹp?
- Nếu như ở lớp em đang học có một bạn học sinh chỉ thường xuyên đua đòi chạy
theo thời trang,từ cách ăn mặc, tóc tai đến điện thoại… mà không lo học hành thì em sẽ
khuyên bạn như thế nào?
Học sinh chia nhóm thảo luận, rút ra bài học cho bản thân.
Bài Chí Phèo
1. Kĩ năng nhận thức:
Giúp học sinh:
- Nhận thức được giá trị của tình thương, sự bao dung, chia sẻ giữa người với
người

- Xác định được giá trị của bản thân, sống có bản lĩnh.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
- Em hãy cho biết nhân tố nào giúp Chí Phèo hồi sinh?
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí?
- Em nghĩ gì nếu như trong xã hội ai bị áp bức cũng trở nên lưu manh, mất nhân
tính như Chí Phèo?
- Em rút ra bài học gì từ nhân vật Chí Phèo?


Học sinh thảo luận, chỉ ra nguyên nhân từ đó xác định được mối quan hệ của con
người với cộng đồng, giá trị của lòng bao dung và sự quan tâm giữa người với người
trong xã hội.
2. Kĩ năng nhận giao tiếp:
Giúp học sinh:
- Có thái độ ứng xử khéo trước mọi tình huống, cẩn thận trước những cám dỗ của
xã hội.
- Liên hệ giáo dục học sinh trong thực tế khi tiếp xúc với những đối tượng đã từng
lầm lạc nhưng có ý thức cải tạo, phấn đấu thì phải có thái độ cư xử phù hợp. Ví dụ:
những bệnh nhân HIV, những con nghiện đã cải tạo.
 Một số câu hỏi tiêu biểu:
Ở nơi em sống có người đã từng nghiện ma túy, có quá khứ đen tối bây giờ đã có ý
thức hoàn lương nhưng lại bị nhiễm HIV. Em và mọi người nên đối xử với họ như thế
nào?
Học sinh thảo luận trao đổi, trình bày ý kiến theo yêu cầu và thời gian quy định của
giáo viên.
*Tiến trình dạy học
- Giáo viên chuẩn bị nội dung cần giáo dục thông qua bài học.
- Linh hoạt giáo dục ở mỗi bài học.
- Chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng bài. Có thể sử dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật

đăt câu hỏi…
- Học sinh trình bày vấn đề theo thời gian quy định, giáo viên giám sát, nhận xét và
chốt vấn đề cần giáo dục.
Giáo viên chỉ đóng vai trò là người khơi gợi để học sinh tự rút ra bài học từ đó hình
thành kĩ năng sống.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Người giáo viên đứng lớp luôn mong muốn mang đến cho lớp học một bầu không
khí vui tươi, thoải mái và sinh động. Có như thế, việc khám phá kiến thức mới được diễn


ra một cách có hiệu quả. Thông qua các hoạt động học tập trên lớp, học sinh sẽ khắc sâu
nội dung bài học hơn là thụ động nghe giáo viên giảng và ghi chép.
Việc đầu tư cho bài dạy cũng không nằm ngoài khả năng của giáo viên. Từ những
kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện, tôi nghĩ đề tài này có tính khả thi, nó có thể được
tham khảo và vận dụng trong nhà trường phổ thông, đồng thời cũng là điều kiện cho giáo
viên trường Trung học phổ thông Ngô Văn Cấn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Nhằm đảm bảo tính khách quan cho kết quả thực nghiệm, tôi đã thu thập được các
số liệu sau để làm minh chứng:
Lớp 11C9 sĩ số: 42
Mức độ
Rất thích

STT

Phương diện đánh giá

Không
thích


Thích

1

Kĩ năng nhận thức

0

22

20

0

0

18

24

0

2

Kĩ năng giao tiếp

Ý kiến
khác


Lớp 11C11 sĩ số: 37
Mức độ
Rất thích

STT

Phương diện đánh giá

Không
thích

Thích

1

Kĩ năng nhận thức

0

19

18

0

Kĩ năng nhận giao tiếp

0

17


20

0

2

Ý kiến khác


Qua bảng số liệu trên cho chúng ta một kết luận rằng: việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh qua phần văn xuôi ngữ văn 11 đã giúp người học có những kĩ năng cơ bản, góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn.
Cuối cùng, theo ý kiến của riêng tôi, sáng kiến này mang lại một số lợi ích như
sau:
+ Giáo viên có điều kiện rèn cho mình tính trách nhiệm trong giảng dạy, bởi lẽ
muốn áp dụng sáng kiến này, giáo viên phải có một sự đầu tư lớn cho mỗi bài học.
+ Học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo, giúp bầu không khí lớp học trở
nên sinh động, thoải mái hơn. Từ đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu nội dung bài học.
+ Đề tài mang tính chất tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp ở bộ môn Ngữ Văn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: 0 (bản)
- Bảng tính toán: 0 (bản)
- Các tài liệu khác: 0 (bản)
Bến Tre, ngày 18 tháng 3 năm 2018



×