Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty cổ phần thiết bị SISC việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.96 KB, 20 trang )

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... iv
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA....................................1
DOANH NGHIỆP................................................................................................................................. 1
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp............................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.......................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp....................................................................2
1.2.1. Chức năng....................................................................................................................................2
1.2.2. Nhiệm vụ..................................................................................................................................... 2
1.3. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................2
1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức..........................................................................................................3
2.Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp..........................................................3
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp...............................................3
2.2.Cơ cấu lao động của doanh nghiệp................................................................................4
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp..................................................................5
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp...................................5
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp....................5
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.................................................6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
DOANH NGHIỆP................................................................................................................................. 8
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp............................................................................................................................ 8
1.1. Chức năng hoạch định...........................................................................................................8
1.2. Chức năng tổ chức...................................................................................................................8
1.3. Chức năng lãnh đạo................................................................................................................8
1.4. Chức năng kiểm soát..............................................................................................................9
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp.......................................................9
2.1. Tình thế môi trường chiến lược.....................................................................................9


2.1.1. Môi trường vĩ mô......................................................................................................................9


2
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát
triển thị trường.............................................................................................................................. 10
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............................................10
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp.....................................................11
3.1. Quản trị bán hàng.................................................................................................................11
3.2. Quản trị mua hàng và dự trữ hàng hóa....................................................................11
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp.........................................................12
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực...................................................12
4.2. Tuyển dụng nhân lực..........................................................................................................12
2.2. Đào tạo và phát triển nhân lực......................................................................................12
2.3. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.........................................................................................12
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp............................13
5.1. Quản trị dự án.........................................................................................................................13
5.2. Quản trị rủi ro.........................................................................................................................13
Chương III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN....................................................15
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 1


3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Sơ đồ 1.1
Bảng 1.1

Tên bảng
Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam

Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Thiết bị

Bảng 1.2

SISC Việt Nam (2015-2017)
Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của công ty Cổ

4

Bảng 1.3

phần Thiết bị SISC Việt Nam năm 2017
Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Cổ phần

5

Bảng 1.4

Thiết bị SISC Việt Nam (2014-2016)
Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ

5

Bảng 1.5

phần Thiết bị SISC Việt Nam (2014-2016)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị

6


SISC Việt Nam (2014 - 2016)

Trang
3
3


4
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam là nhà cung cấp các giải pháp trong các
lĩnh vực: kiểm nghiệm, đo lường, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, là đại diện cho
các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới. Công ty đã cung cấp sản phẩm cho
nhiều trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các trung tâm kiểm nghiệm, các
phòng thí nghiệm, các nhà máy, các cơ sở sản xuất, các tổ chức quốc tế, các dự án đầu
tư nước ngoài trực tiếp như trường đại học Y, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện VinMec,
Viện huyết học và truyền máu trung ương…
Trong quá trình thực tập, công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tìm
hiểu về hoạt động kinh doanh và các hoạt động quản trị tại doanh nghiệp. Trong thời
gian thực tập em đã được quan sát, tham gia vào các hoạt động và chương trình kinh
doanh thực tế của doanh nghiệp, nhờ đó em đã học hỏi được nhiều điều về tác phong,
phương pháp làm việc, cách ứng xử, giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp.
Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy công ty có quy trình làm việc chuyên
nghiệp tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần giải quyết để có thể hoạt động tốt hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình vận hành những hoạt động kinh doanh cũng như
các vấn đề tồn tại của Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam. Xin mời thầy, cô tìm
hiểu bài Báo cáo thực tập của em dưới đây.
Bài báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 2: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải quyết
trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp

Phần 3: Đề xuất hướng đề tài khóa luận


1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thiết Bị SISC Việt Nam
- Tên tiếng nước ngoài: SISC VIET NAM INSTRUMENTATION JOINT
STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: SISC., JSC
- Địa chỉ: 48 ngõ 245 Phố Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng: 19 Phố Thọ Tháp, D12/D6 Khu ĐTM Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu
Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3747 2258, 04 3938 0045
- Fax: 04 3747 2260, 04 3938 0047
- Website: www.sisc.com.vn
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (mười lăm tỷ đồng)
- Giám đốc: Nguyễn Minh Châu
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam được chuyển đổi từ Công ty TNHH
Siêu Việt, trực thuộc Tập đoàn SISC GROUP – một trong những doanh nghiệp tiên
phong tại Việt Nam trong kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm, đo lường kiểm
nghiệm, thiết bị y tế, máy móc thiết bị công nghiệp.
- 1997: Thành lập công ty với tên gọi ban đầu là công ty TNHH Siêu Việt
- 2005: Sát nhập với Công ty Cổ phần Thiết bị Sài Gòn thành Tập đoàn SISC
(SISC GROUP)
- 2008: Trở thành Đại lý phân phối tại Việt Nam các sản phẩm của hãng Leica
Geosystems
- 2009: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam. SISC trở

thành Đại lý phân phối tại Việt Nam của hãng Anton Paar và hãng BUCHI
- 2010: Áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
- 2012: Trở thành Đại lý phân phối tại Việt Nam của hãng RIGAKU, Nhà phân
phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm của hãng Leica Geosystems
- 2013: Trở thành Đại lý phân phối tại Việt Nam của hãng Sciex


2
- 2016: Trở thành Đại lý phân phối tại Việt Nam của hãng Orthor Clinical
Diagnostics và Applied Biosystems– Thermo Fisher Scientific
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng
Cung cấp các giải pháp khoa học và công nghệ, các thiết bị về đo lường, phân
tích, xét nghiệm cũng như các hóa chất và vật tư tiêu hao đi kèm cho nhiều lĩnh vực: y
tế, môi trường, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp, thủy hải sản, vật liệu,
hóa dầu…
1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng một đội ngũ kỹ sư và nhân viên giầu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc
thị trường, là cầu nối giữa khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới với đội ngũ khoa
học kỹ thuật trong nước, luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe từ đối tác và
khách hàng
- Cam kết duy trì và phát triển dịch vụ chất lượng tốt nhất, không ngừng cập nhật
công nghệ và sản phẩm mới để phục vụ sự phát triển khoa học công nghệ nước nhà.
1.3. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Sửa chữa bảo hành sản phẩm điện tử, tin học;
- Kinh doanh trang thiết bị đo lường kiểm nghiệm, trang thiết bị y tế, máy móc,
thiết bị công nghệp;
- Dịch vụ tư vấn về thiết bị đo lường kiểm nghiệm;
- Dịch vụ, tư vấn và xây lắp các công trình xử lý môi trường;

- Kinh doanh các loại hóa chất, hóa chất xét nghiệm, hóa chất chuẩn đoán, hóa
chất phân tích và các chế phẩm sinh học (trừ hóa chất nhà nước cấm);
- Tư vấn chuyển giao công nghệ.
Trong đó, ngành nghề chính là kinh doanh trang thiết bị đo lường kiểm nghiệm,
trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị công nghiệp.


3
1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Hành chính)

2.Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt
Nam (2015-2017)
Trình độ

Sau Đại học
Đại học
Lao động phổ thông
Tổng

Năm 2015
Số lượng
Tỉ lệ
(người)
17
39

2
58

(%)
29,31
67,24
3,45
100

Năm 2016
Số lượng
Tỉ lệ
(người)
20
51
3
74

(%)
27,03
68,92
4,05
100

Năm 2017
Số lượng Tỉ lệ
(người)
22
57
3

82

(%)
26,83
69,51
3,66
100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Hành chính)


4
Từ bảng số liệu 1.1 cho thấy số lượng nhân viên trong công ty tăng dần qua các
năm, nhân viên chủ yếu có trình độ đại học trở lên. Lao động phổ thông là nhân viên
lái xe và lao công. Toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đều phải biết tiếng anh và
thành thạo tin học văn phòng. Như vậy có thể thấy tiêu chuẩn đầu vào của công ty cao,
chất lượng lao động của công ty tốt, trình độ lao động cao, thỏa mãn yêu cầu đòi hỏi
tính chuyên môn của công việc. Đây là lợi thế để công ty có thể phát triển mạnh mẽ
hơn nữa.
2.2.Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của công ty Cổ phần
Thiết bị SISC Việt Nam năm 2017
Chỉ tiêu
Giới tính
Nam
Nữ
Độ tuổi
Dưới 25 tuổi
Từ 25 - 35 tuổi
Trên 35 tuổi


Số người

Tỉ lệ (%)

37
45

45,12
54,88

8
47
27

9,75
57,32
32,93
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Hành chính)

Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy rằng cơ cấu lao động theo giới tính của công ty
chênh lệch không nhiều. Nam chủ yếu làm việc tại phòng kỹ thuật, kinh doanh, những
công việc đòi hỏi phải đi nhiều; nữ chủ yếu làm việc tại văn phòng. Điều này phù hợp
với ngành nghề chủ yếu của công ty là kinh doanh các thiết bị, máy móc, những mặt
hàng liên quan đến kỹ thuật.
Nhân lực của công ty chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 25-35 tuổi. Đây là
lực lượng lao động chính của công ty với trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình,
năng động của tuổi trẻ giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát
triển. Nhân lực trên 35 tuổi cũng chiếm tỉ lệ cao. Đây là những người dày dặn kinh
nghiệm, là đầu tàu của công ty.



5
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Thiết
bị SISC Việt Nam (2014-2016)
Đơn vị: triệu đồng

Năm 2014
Cơ cấu vốn
Vốn cố định
Vốn lưu động
Tổng vốn

Số tiền
1.142,4
109.149,0
110.291,4

Tỉ lệ

Năm 2015
Số tiền

(%)
1,04 14.095,2
98,96 124.097,9
100 138.193,1


Tỉ lệ
(%)
10,2
89,8
100

Năm 2016
Số tiền
43.502,90
198.079,46
241.582,36

Tỉ lệ
(%)
18,01
81,99
100

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng số liệu 1.4, ta thấy tổng vốn của công ty tăng dần qua các năm. Tỉ lệ
vốn cố định tăng dần qua các năm (từ 1,04% năm 2014 tăng lên 18,01% năm 2016)
chứng tỏ công ty đã đầu tư hơn vào tài sản cố định, các trang thiết bị. Tuy nhiên tỉ lệ
vốn lưu động vẫn lớn hơn tỉ lệ vốn cố định rất nhiều.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Thiết
bị SISC Việt Nam (2014-2016)
(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2014

Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Số tiền
92.046,7
18.244,7
110.291,4

Tỉ lệ

Năm 2015
Số tiền

Tỉ lệ

(%)
(%)
83,46 118.661,9 85,87
16,54 19.531,2 14,13
100 138.193,1 100

Năm 2016
Số tiền
178.759,80
62.822,56
241.582,36

Tỉ lệ

(%)
74
26
100

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng 1.4 ta có nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ nợ phải trả lớn hơn nhiều so với
vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm đều tăng
nhưng tỉ lệ lại có sự biến động. Nợ phải trả năm 2015 tăng 26.615,2 triệu đồng, cơ cấu
trên tổng nguồn vốn tăng 2,41%; năm 2016 tăng 60.097,9 triệu đồng nhưng cơ cấu
trên tổng nguồn vốn lại giảm 11,87%. Với tỉ lệ nợ phải trả lớn đòi hỏi công ty càng
phải thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu là vốn do các thành viên trong công ty góp. Vốn chủ sở hữu của
công ty năm 2015 tăng 1.286,5 triệu đồng nhưng cơ cấu trên tổng nguồn vốn giảm
2,41%. Đến năm 2016, vốn chủ sở hữu tăng 43.291,36 triệu đồng, cơ cấu trên tổng
nguồn vốn tăng 11,87%. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về


6
nguồn vốn tự có của mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh
trong những năm tiếp theo.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt
Nam (2014 - 2016)
Đơn vị tính : VND

Chỉ tiêu
1.Doanh thu thuần bán


Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
287.719.781.928 241.643.002.408 375.911.306.498

hàng và cung cấp dịch vụ
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp về bán

261.808.572.060 210.030.467.698 334.521.200.639
25.911.209.868 31.612.534.710 41.390.105.859

hàng và cung cấp dịch vụ
4.Doanh thu hoạt động tài

1.106.637.933

1.131.964.690

1.432.790.286

chính
5.Chi phí tài chính
6.Chi phí bán hàng
7.Chi phí quản lý doanh

4.033.207.481
14.353.261.157
7.174.999.035


5.474.920.622
15.665.021.939
9.507.073.525

5.372.952.892
20.687.240.787
15.362.549.491

nghiệp
8.Lợi nhuận thuần từ

1.456.380.128

2.097.483.314

1.400.152.975

hoạt động kinh doanh
9.Thu nhập khác
10.Chi phí khác
11.Lợi nhuận khác
12.Tổng lợi nhuận kế toán

89.890
11.530.648
(11.440.758)
1.444.939.370

81.083.512
(81.083.512)

2.016.399.802

67.847.724
44.016.832
23.830.892
1.423.983.867

trước thuế
13.Chi phí thuế thu nhập

317.886.661

443.607.956

284.796.773

doanh nghiệp hiện hành
14.Chi phí thuế thu nhập

-

-

-

doanh nghiệp hoãn lại
15.Lợi nhuận sau thuế

1.127.052.709


1.572.791.846

1.139.187.094

thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế toán)


7
Qua bảng 1.5 ta thấy, doanh thu thuần của công ty năm 2015 thấp hơn năm 2014
là 46.076,78 triệu đồng giảm 16,01 %, doanh thu của năm 2016 tăng 134.286,3 triệu
đồng so với năm 2015. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty lại có xu hướng
ngược lại với doanh thu: năm 2015 lợi nhuận sau thuế tăng 445,7 triệu đồng so với
năm 2014, năm 2016 giảm 433,6 triệu đồng so với năm 2015.
Năm 2015, giá vốn hàng bán giảm, còn các khoản chi phí tăng nhưng không
đáng kể, điều này làm cho doanh thu giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Năm 2016, giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao làm cho
doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
Tóm lại: Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu
trong kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm, đo lường kiểm nghiệm, thiết bị y tế, máy
móc thiết bị công nghiệp với bề dày 20 năm kinh nghiệm. Công ty đang ngày càng mở
rộng quy mô về vốn cũng như số lượng lao động, chất lượng lao động thì luôn ở mức
cao. Doanh thu giảm nhẹ năm 2015 rồi tăng mạnh trở lại vào năm 2016.


8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ
TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ
CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung

của doanh nghiệp
1.1. Chức năng hoạch định
Công tác hoạch định của công ty chủ yếu do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc thực hiện có sự đóng góp ý kiến của các trưởng phòng.
Công tác hoạch định của công ty vẫn chưa được hoàn thiện bởi công tác hoạch
định vẫn chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian ngắn hạn chưa quan tâm tới việc
hoạch định cho một tương lai dài hạn. Các kế hoạch mới được lập sau khi khi hoàn
thành kế hoạch trước, dẫn tới sự chuẩn bị của các nhân viên cho kế hoạch tiếp theo
chưa được tốt nhất.
1.2. Chức năng tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm ba khối chính: cung ứng, bán hàng, kĩ thuật. mỗi
khối do một Phó giám đốc phụ trách. Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo
cơ cấu chức năng với mỗi bộ phận phụ trách những nhiệm vụ riêng. Khi thực hiện các
dự án, căn cứ vào các chức năng của từng phòng ban mà Ban giám đốc sẽ phân rõ các
nhiệm vụ cụ thể. Trong quá trình thực hiện dự án sự phối hợp hoạt động giữa các
phòng ban rất chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo được tính hiệu quả cao.
Tồn tại: Công ty chưa có bộ phận Marketing riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự
thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận
nghiên cứu, thăm dò thị trường, khách hàng.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo của công ty được phát huy rất tốt, giám đốc và các trưởng
phòng là những người có chuyên môn, năng lực và có kinh nghiệm trong lĩnh vực
quản trị. Lãnh đạo công ty đang thực hiện theo phong cách dân chủ, phân quyền phân
nhiệm cho cấp dưới, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy sáng kiến, tham gia vào việc
lập, tổ chức và triển khai kế hoạch, xây dựng môi trường năng động và sáng tạo cho
nhân viên.


9
1.4. Chức năng kiểm soát

Công ty đã thành lập phòng Đảm bảo chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm
đến tay khách hàng luôn đạt chuẩn, các hoạt động của công ty luôn thực hiện theo
đúng quy trình, tiêu chuẩn ISO. Hàng tuần công ty đều có các buổi họp nhằm báo cáo
tình hình kinh doanh của công ty. Từ đó đề ra các phương án và kế hoạch kinh doanh
phù hợp.
Hạn chế: Do mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị thân thiết nên nhà quản
trị chỉ kiểm tra kết quả khi đến thời hạn yêu cầu. Điều này dễ dẫn đến rủi ro nhân viên
lơ là làm chậm tiến độ công việc.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Tình thế môi trường chiến lược
2.1.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Tình hình kinh tế đóng vai trò quan trong với việc cung cấp
sản phẩm của doanh nghiệp. Trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,98%,
trong năm 2015 là 6,68%. Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động,
GDP đạt 6,2% giảm gần 0,5% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế
ở mức cao đạt 6,81%, nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện. Đây là tín hiệu đáng
mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong số những nước có môi
trường chính trị ổn định. Sự ổn định về chính sách, sự nhất quán về đường lối luôn hấp
dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế mở
cửa sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp nước
ngoài. Đây là cơ hội cho Công ty CP Thiết bị SISC Việt Nam có thêm nhiều nhà đầu tư
và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
- Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều các
thiết bị, phần mềm cao cấp ra đời đòi hỏi công ty luôn phải cập nhật cho mình các sản
phẩm mới nhất của các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh của công ty có thể kể đến như: công ty
TNHH Roche Việt nam, công ty Abbott VN, công ty thiết bị Minh Tâm, công ty
Biomedic…Đây đều là những đại diện tại Việt Nam của các hãng lớn về thiết bị và

hoá chất y tế trên thế giới.


10
- Khách hàng: bao gồm các trường Đại học, Bệnh viện, các Phòng thí nghiệm,
các Trung tâm kiểm định chất lượng, các Trung tâm môi trường, các Công ty sản xuất,
các Công ty dược phẩm, thực phẩm, các Công ty chế biến nông sản, dầu khí, thuỷ sản,
các Công ty khai khoáng....tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Nhà cung ứng: hiện tại, SISC là đại diện độc quyền, đại lý phân phối của những
nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới như Perkin Elmer (Mỹ), Nikon (Nhật Bản),
AntonPaar

(Áo),

Labconco

(Mỹ),

ABSciex

(Mỹ),

Controls(

Ý),

Leica

Geosystems( Thuỵ Sỹ), Rigaku( Nhật), Buchi (Thụy sỹ), Ortho Clinical Diagnostics
(Mỹ),... Đây là lợi thế của SISC có thể xây dựng lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên,

giá cả của các sản phẩm của công ty cũng bị phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng.
Do đó, công ty cần có cách chính sách phù hợp trong quan hệ với các nhà cung ứng.
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển
thị trường
Mục tiêu hàng đầu của công ty Cổ Phần Thiết bị SISC Việt Nam giai đoạn 20152020 là trở thành Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch
vụ, sửa chữa bảo hành, bảo trì, chuyển giao và lắp đặt phân tích trong kiểm tra chất
lượng, xét nghiệm thuộc các ngành hóa và hóa dầu, dược phẩm, nông nghiệp, thủy
sản….
Công ty đang nỗ lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường thể hiện thông
qua công ty tăng dần số lượng nhân viên kinh doanh và nhân viên kĩ thuật; chiến lược
đa dạng hóa sản phẩm với việc hợp tác với nhiều nhà sản xuất hơn, mở rộng không
ngừng các danh mục phân phối; chiến lược xâm nhập thị trường, mở rộng hợp tác với
các bệnh viện, phòng thí nghiệm tại các tỉnh trên cả nước.
Hạn chế: do chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nên đôi khi quản lý và chưa quan
tâm đúng mức tới một số dòng sản phẩm. Ngoài ra, khó khăn mà SISC gặp phải khi
tiến hành các hoạt động là đội ngũ nhân sự chưa ổn định, nhân viên mới chưa thích
ứng ngay được với công việc.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một trong những lợi thế phải kể đến là công ty đã thành lập lâu năm nên có rất
nhiều kinh nghiệm, có được lượng khách hàng trung thành, sau đó là công ty có đội
ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết có chất lượng chuyên môn tốt, trình độ từ đại học trở
lên. Công ty vận hành theo quy trình, tiêu chuẩn ISO. Ngoài ra công ty còn là đại diện
của nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới.


11
Tồn tại: các lợi thế của công ty vẫn chưa đủ khả năng giúp công ty đạt được
năng lực cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Các công ty khác cũng
có đội ngũ nhân viên trình độ cao và là đại diện của các hãng công nghệ khác. Mặt
khác, công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chưa được quan tâm chú

trọng đúng mức dẫn đến việc công ty bỏ qua nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.1. Quản trị bán hàng
Công ty CP Thiết bị SISC Việt Nam là nhà phân phối sản phẩm của các hãng,
phương thức bán hàng chủ yếu là qua đơn đặt hàng và đấu thầu cạnh tranh. Việc quản
trị bán hàng được thực hiện theo chu trình: Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, công
ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp để lấy sản phẩm sau đó tới cài, lắp đặt và hướng dẫn sử
dụng cho khách hàng.
Hạn chế: Do đặc điểm sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào nhà phân phối nên
trong khâu đặt hàng còn nhiều bất cập, giá bán hàng hóa cũng bị chi phối bởi nhà cung
cấp. Ngoài ra do nhà phân phối tại nước ngoài nên đôi khi sảy ra sự cố sẽ rất khó giải
quyết dẫn tới chậm thời gian giao hàng cho khách gây mất lòng tin từ khách hàng.
3.2. Quản trị mua hàng và dự trữ hàng hóa
Công tác mua hàng của công ty được thực hiện theo quy trình: khi có phiếu yêu
cầu mua hàng từ phòng Kế hoạch, phòng mua hàng sẽ lập hồ sơ đánh giá nhà cung
cấp, lập đơn hàng, lập hợp đồng mua hàng, lập phiếu theo dõi, cập nhật tiến độ đơn
hàng, lập đề nghị thanh toán cho đơn hàng, kiểm soát chứng từ của nhà cung cấp và
chuyển cho Logistic, giao nhận hàng hóa với hồ sơ tạm nhập cho phòng Kế hoạch và
Kho. Việc mua hàng được thực hiện trên phần mềm, được kiểm soát theo đúng quy
trình nên diễn ra thuận lợi, hiếm khi xảy ra sai sót.
Phòng kho phải báo cáo hàng ngày về việc xuất hàng theo lệnh điều hàng đến
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch, phòng Kĩ thuật, phòng kinh doanh, báo cáo hàng ngày
các sai lệch về việc kiểm hàng và xuất-nhập kho hàng hóa; lên phương án mặt bằng
cho việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Vì nhập hàng khi có đơn hàng khách đặt nên số
lượng hàng hóa lưu trữ không lớn và thời gian lưu trữ thường ngắn.
Vì hàng hóa là các thiết bị, hóa chất nên cần chú ý đến việc bảo quản, vận
chuyển, tránh xảy ra hư hại. Công tác quản trị bán hàng, mua hàng và dự trữ hàng hóa


12

có mối quan hệ khăng khít, yêu cầu nhân viên các bộ phận phải phối hợp chặt chẽ với
nhau.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Hoạt động này được công ty thực hiện rất tốt. Dựa trên yêu cầu đặc thù của
ngành kinh doanh mà công ty có sự phân bổ nhân sự cho các phòng ban rất hợp lí:
khối kinh doanh, khối kỹ thuật thì cần nhiều nhân sự còn khối cung ứng thì cần ít
nhân sự hơn. Tất cả các nhân viên của công ty đều được bố trí theo đúng năng lực và
chuyên ngành đào tạo, phù hợp với các phòng ban đảm bảo phát huy tối đa năng lực
của nhân viên. Trong hoạt động kinh doanh, các phòng ban có sự phối hợp với nhau
tương đối nhịp nhàng. Công ty cũng có các bản mô tả phân tích công việc cho các
chức danh cụ thể như nhân viên kinh doanh, nhân viên kĩ thuật, kế toán… Tuy nhiên,
với hơn một nửa nhân viên vẫn còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
kỹ thuật, kinh doanh nên công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng nhân sự ngay từ đầu đã được giám đốc rất quan tâm, hồ sơ
của các ứng viên phải được sự thông qua của Giám đốc và các trưởng phòng mới mời
ứng viên đến phỏng vấn.
Tuy nhiên, thông tin tuyển dụng chưa được công bố rộng rãi. Công ty chỉ thông
báo trên trang web công ty mà không cập nhật trên các trang tuyển dụng khác làm cho
ít người biết đến, có thể sẽ bỏ lỡ người tài.
2.2. Đào tạo và phát triển nhân lực
Các nhân viên sau khi trúng tuyển sẽ được công ty tiến hành đào tạo lại nhằm
phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Công ty có 2 hình thức đào tạo tại
doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên cũ kèm nhân viên mới và gửi đi đào tạo ở bên
ngoài doanh nghiệp (đào tạo chuyên sâu) áp dụng khi doanh nghiệp nhập thêm những
máy móc thiết bị hiện đại mà đội ngũ nhân lực hiện tại chưa đủ trình độ để vận hành.
2.3. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Công ty thường xuyên tiến hành đánh giá năng lực làm việc của nhân viên trên
cơ sở mức độ hoàn thành công việc của họ từ đó có các quyết định trong bố trí, đào tạo

và sử dụng lao động một cách hợp lý. Công ty có chính sách đãi ngộ chưa cân bằng,
chủ yếu sử dụng chính sách đãi ngộ tài chính: công ty trả lương cho nhân viên khá cao,


13
trung bình 10 triệu đồng/ người. Với chính sách đãi ngộ phi tài chính, mặc dù nhân
viên được phụ cấp ăn sáng và ăn trưa nhưng lại không tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, tham quan du lịch để thúc đẩy tinh thần làm việc của họ hăng hái hơn, không
gắn kết được toàn doanh nghiệp.
Nhận xét: công tác quản trị nhân lực nhìn chung là khá. Tuy nhiên vẫn còn
những tồn tại như đăng tin tuyển dụng chưa rộng rãi, chưa chú trọng việc đãi ngộ phi
tài chính, nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án
Thông tin về các dự án được doanh nghiệp lấy từ các mối quan hệ của ban Giám
đốc, Giám đốc Hãng, thông tin từ các công ty đại lý, nhân viên kinh doanh tìm kiếm
được hoặc thông tin từ chính các khách hàng có dự án tự tìm đến. Từ thông tin đó bộ
phận chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể và tiến hành đấu thầu.
Các dự án của công ty được nghiên cứu kỹ lưỡng, được lên kế hoạch cụ thể và
luôn được công ty đầu tư về tài chính, nhân lực. Việc phối hợp giữa các phòng ban
trong quá trình thực hiện dự án cũng được thực hiện nhuần nhuyễn và đem lại hiệu quả
cao.
Tuy vậy, vẫn có những gói thầu thời gian nhận được thông tin gấp rút, gây rối
trong khâu chuẩn bị, có thể không trúng thầu gây tốn thời gian và tài lực đầu tư.
5.2. Quản trị rủi ro
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với tổ chức, công ty khá
quan tâm tới các chương trình quản trị rủi ro. Công ty xây dựng quy trình áp dụng đối
với hoạt động quản lý rủi ro liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 và ISO 13485:2016. Ngoài ra công ty cũng nghiên cứu các chính sách
pháp luật và quy định của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh để phòng tránh rủi ro

trong quá trình mua bán.
Việc quản lý rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại đối với hoạt động đánh giá rủi
ro và xử lý rủi ro. Quá trình đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro được thực hiện ít nhất 01
năm/lần hoặc khi có thay đổi/cập nhật lớn trong Hệ thống quản lý chất lượng.
Tóm lại: qua tìm hiểu các lĩnh vực quản trị của công ty cổ phần Thiết bị SISC
Việt Nam, nhận thấy công ty có nhiều ưu điểm cũng như tồn tại nhiều nhược điểm.
Trong đó, nổi bật là những ưu nhược điểm chính sau:


14
- Ưu điểm :
+ Áp dụng phân quyền, ủy quyền cho nhân viên, giúp giảm gánh nặng cho nhà
quản trị
+ Trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001: 2015, ISO - 13485, GDP
+ Các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, ăn ý nhau.
- Nhược điểm :
+ Công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chưa được quan tâm chú
trọng đúng mức, những ưu điểm chưa vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh
+ Chưa có bộ phận chuyên trách marketing riêng biệt
+ Nhân lực trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm; chưa cân bằng giữa đãi ngộ tài chính
và phi tài chính, tuyển dụng chưa rộng rãi.


15
Chương III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt
Nam
Đề tài 2: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam
Đề tài 3: Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Thiết bị

SISC Việt Nam.


KẾT LUẬN
Các công tác quản trị tại doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Bởi quản trị
là xương sống của doanh nghiệp, giúp các hoạt động khác đi vào khuôn khổ. Công tác
quản trị có tốt thì bộ máy công ty mới vận hành một cách trơn tru, từ đó công ty mới
tồn tại và phát triển được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt Nam đã luôn cố gắng trong các công tác
quản trị để đạt được doanh thu cao, giữ vững vị thế trên thị trường. Mặc dù vậy, công
ty vẫn còn những tồn tại trong công tác quản trị. Giải quyết được những vấn đề này
công ty thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ đạt hiệu quả hơn.
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban
Giám Đốc và các thành viên đang công tác tại Công ty Cổ phần Thiết bị SISC Việt
Nam, các thầy cô giáo trong trường ĐH Thương Mại và đặc biệt là giáo viên hướng
dẫn ThS. Nguyễn Thị Mỵ Dung.
Tuy nhiên, do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như thời gian thực hiện bản
báo cáo có hạn, nên bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai
sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy cô để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.



×