Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh CÔNG TY cổ PHẦN TIẾN hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.67 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại, duy trì và phát triển, các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các
vấn đề kinh tế, kỹ thuật, tài chính, quản ký kinh doanh,...Trong đó sản xuất luôn là vấn
đề chủ chốt và cơ bản nhất, quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, tạo ra các
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, sự hội nhập của nên
kinh tế Việt Nam vào nên kinh tế khu vực và thế giới đã mở ra nhiêu cơ hội kinh
doanh mới nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách hức lớn đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện cạnh tranh hiện này, mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình
những lợi thế cạnh tranh để không bị các doanh nghiệp khác lấn át, gây bất lợi và ảnh
hưởng tới mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong xu thế ấy thì vai
trò của công tác quản trị giữ vai trò ngày một quan trọng và then chốt của doanh
nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng đó của công tác quản trị, là sinh viên của một trường kinh
tế thương mại với hành trang tri thức được bồi đắp trong suốt 4 năm học tập, trong quá
trình thực tập tại công ty cổ phần thép Tiến Hà, em đã được Ban giám đốc tạo điều
kiện thuận lời cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng Hành chính nhân sự, đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô giáo Lê Thùy Dương, em đã hoàn thành bài
báo cáo của mình.
Kết cấu bài báo cáo được chia thành 3 phần:
- Phần 1: Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thép
Tiến Hà.
- Phần 2: Những vấn đề tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị
tại công ty Cổ phần thép Tiến Hà.
- Phần 3: Thu hoạch và đề xuất hướng đề tài khóa luận.
Em hoàn thành bài khóa luận với khả năng của mình, thời gian thực tập không
nhiều nên bản báo cáo tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô


giúp đỡ, góp ý để em có thể hoàn thiện hơn bản báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN HÀ
Tên giao dịch: TIEN HA STEEL
Địa chỉ: Thôn Du Ngoại, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 024.39611517 - 024.22170301
Fax: 024.38800570 - 024.39617097
Email:
- Công ty cổ phần Tiến Hà tiền thân là hộ kinh doanh sản xuất kéo rút thép từ
năm 1990 và được chính thức thành lập ngày 26 tháng 6 năm 2001.
- Qua nhiều năm nghiên cứu thị trường (về chất lượng và giá thành sản phẩm),
Công ty luôn chú trọng mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư chiều
sâu áp dụng công nghệ tiên tiến và Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008. Sản
phẩm của Công ty thép Tiến Hà đã được đăng ký chất lượng và nhãn hiệu bản quyền.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng
- Công ty cổ phần Tiến Hà là doanh nghiệp sản xuất thép và cung ứng thép trên
thị trường theo nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Sản xuất thép xây dựng cán nóng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, sản phẩm
thép có chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn đã ký.
- Sản xuất các sản phẩm thép thay thế hàng nhập ngoại và xuất khẩu, được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, dân dụng...

- Đưa thép vào thị trường quốc tế và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường
trong nước và nước ngoài.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Người tối cao
và duy nhất có quyền ra quyết định trong công ty là Tổng giám đốc với sự trợ giúp của
các Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật cùng các phòng ban thực hiện các chức năng
riêng của mình.
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3


Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật –
Sản xuất

Phòng
Kế
hoạch

Phòng

Phòng

Tổ

Kỹ

chức


thuật
công
nghệ

Lao
động

Phó Tổng giám đốc Tài chính –
Kinh doanh

Phòng
Kế toán

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Tổng giám

đốc là người đứng
Kho

Nhà máy sản xuất

đầu công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, điều khiển chỉ đạo các phòng ban chức năng của công ty. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật và tập thể người lao động.
- Phó tổng giám đốc là người có vai trò quan trọng đứng thứ hai sau Tổng giám
đốc, là người sẽ đảm nhiệm thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của
công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể người lao động của công ty. Có
hai phó tổng giám đốc:
+ Phó tổng giám đốc KT - SX

+ Phó tổng giám đốc TC - KD
- Phòng kế hoạch đảm nhiệm rất nhiều vai trò vừa nghiên cứu vừa giám sát thị
trường để lập ra kế hoạch kinh doanh, đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh của công ty
luôn được lưu thông mở rộng.
- Phòng tổ chức lao động (hành chính nhân sự) quản lý, giám sát đội ngũ lao
động về thời gian, ý thức chấp hành, các vấn đề bảo hộ lao động,...
- Phòng kỹ thuật công nghệ cung cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng
theo định kỳ và khi có sự cố xảy ra, đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục.
- Phòng tài chính kế toán quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn, quỹ, bảo toàn
và phát triển sử dụng vốn có hiệu quả. Cùng với phòng kinh doanh tham gia ký kết
4


hợp đồng với khách hàng. Tổ chức công tác kế toán, thống kê, phân tích hoạt động
kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê, phân phối quỹ cho các phòng ban, trả
lương cho người lao động.
- Kho tại đây hàng hóa được cất giữ và xuất kho. Định kỳ nộp các chứng Nhập
và Xuất kho hàng hóa lên phòng kế toán.
- Nhà máy sản xuất là nơi tập trung sản xuất các mặt hàng, sản phẩm,...
1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Sản xuất và buôn bán các sản phẩm về thép (dây thép và lưới thép) cho thị
trường trong nước và nước ngoài
- Đặc biệt sản xuất và buôn bán các sản phẩm thế mạnh của công ty bao gồm
các loại dây thép đen, dây thép mạ kẽm, dây thép gai, lưới B40, lưới thép hàn, lưới
mắt cáo mạ kẽm, rọ đá, và mới nhất là sản phẩm lưới mắt cáo bọc nhựa.
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1. Số lượng lao động của doanh nghiệp
Đơn vị: người
Phòng ban

Ban Giám đốc
Phòng Kế hoạch
Phòng Hành chính nhân
sự
Phòng Kỹ thuật công nghệ
Phòng Tài chính kế toán
Kho
Nhà máy sản xuất
Tổng

Số lượng (người)
3
2

Tỷ lệ (%)
0,815%
0,54%

3

0,815%

6
5
112
239
370

1,62%
1,35%

30,27%
64,59%
100%

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp năm 2016)
Bảng 1.2. Chất lượng lao động của doanh nghiệp
Đơn vị: người
Trình độ
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
THPT + THCS
Tổng

Nam
0
53
36
77
189
355

Nữ
Tổng
0
0
10
63
3

39
2
79
0
189
15
370
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp năm 2016)
- Nhận xét bảng 1.1 và 1.2: Dựa vào 2 bảng số liệu đã thu thập được, ta có thể

thấy số lương nhân viên và lao động trong công ty tính đến thời điểm năm 2016 là
370. Đây là một con số khá lớn. Trình độ của các công nhân viên không đồng đều, tuy
nhiên do đặc thù công ty có xưởng sản xuất, vì vậy phần lớn các công nhân viên có
5


trình độ Trung cấp và THPT - THCS đều là các lao động làm việc tại nhà máy của
công ty. Các khối văn phòng 100% đều là các nhân viên có trình độ Đại học. Vì vậy ta
vẫn có thể đánh giá chất lượng nhân viên của công ty đạt mức khá tốt.
2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp theo giới tính và độ tuổi
Đơn vị: người
Phân loại

Năm 2014
Số
Tỷ lệ %
lượng

Năm 2015


Năm 2016

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Theo giới tính
1. Nam

355

95,95%

355

95,95%

355

95,95%

2. Nữ

15


4,05%

15

4,05%

15

4,05%

Theo độ tuổi
1. Dưới 20 tuổi
2. Từ 20 – 30 tuổi
3. Từ 30 – 40 tuổi
4. Từ 40 – 50 tuổi
5. Trên 50 tuổi

2
162
184
22
0

0,54%
43,78%
49,73%
5,95%
0%

1

163
184
22
0

0,27%
44,05%
49,73%
5,95%
0%

0
164
184
22
0

0%
44,32%
49,73%
5,95%
0%

Tổng

370

100%

370


100%

370

100%

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp năm 2016)
- Nhận xét bảng 1.3: Dựa vào bảng số liệu 1.3, có thể thấy sự chênh lệch khá lớn
về giới tính (lao động nữ chỉ chiếm 4,05% trong tổng số lao động) do đặc thù đây là
doanh nghiệp hoạt động về sản xuất chế biến thép, đa số đều là lao động nam vì đây là
công việc đòi hỏi sức khỏe tốt và khá vất vả. Số lao động nữ trong công ty phần lớn
đều thuộc khối văn phòng.
Các lao động có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi có số lượng nhỉnh hơn (chiếm
93,51%), đây là những lao động trẻ có sức khỏe, ham học hỏi, có sức sáng tạo và có
thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức, kỹ thuật mới một cách nhanh chóng. Bên cạnh
đó kết hợp với 6,49% lao động còn lại có kinh nghiệm và sự tín nhiệm, doanh nghiệp
có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị: vnđ
Năm

Chỉ
tiêu

2014

2015


Năm 2015/2014
2016

Số tiền

6

Tỷ lệ %

Năm 2016/2015
Số tiền

Tỷ lệ %


Tài sản
1.422.054.337

1.285.317.527

1.043.205.556

1.048.174.891

1.036.242.771

2.125.981.585

2.470.229.228


2.321.560.298

lưu

1.082.776.029

động
Tài sản
cố định
Tổng

339.278.308

131,33%

(136.736.810)

90,38%

4.969.335

100,48%

(11.932.120)

98,86%

344.247.643


116,19%

(148668930)

93,98%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Nhận xét bảng 1.4: Dựa vào bảng 1.4 việc tài sản lưu đông và tài sản cố định
của công ty trong quá trình kinh doanh biến động liên tục phù hợp hợp tình hình công
ty là một công ty sản xuất bán buôn bán xuất khẩu thép. Việc biến động không ngừng
này là điều tốt đối với công ty trong quá trình kinh doanh.
- Tài sản lưu động của công ty năm 2014 - 2015 tăng 339.278.308 vnđ do công ty
chú trọng vào đầu tư bán hàng nhưng chưa thu hồi được hết toàn bộ lợi nhuận đúng
như mong muốn. Công ty thời gian này chưa quản lý tốt tài sản lưu động. Bên cạnh đó
do công ty còn chủ quan về việc quản lý rủi ro.
Tài sản lưu động của công ty năm 2015 – 2016 giảm 136.736.810 vnđ. Trong khi
quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giữ và giảm được
mức tồn đọng tài sản lưu động và chỉ số nợ phải thu tăng. Như vậy, đây là biểu hiện
tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn,
tiết kiệm vốn để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
- Tài sản cố định của công ty tăng 4.969.335 vnđ trong giai đoạn 2014 -2015 do
công ty đã đầu tư một khoản tiền lớn nhập khẩu các loại máy móc tiên tiến mới nhất từ
Đức, Italia, Đài Loan và Thượng Hải. Cùng với đó công ty tiến hành mở rộng và sửa
chữa kho chứa hàng để các sản phẩm của công ty luôn được bảo quản trong điều kiện
tốt nhất.
- Tài sản cố định của công ty giảm 11.932.120 vnđ trong giai đoạn 2015 – 2016
do công ty đã thanh lý tất cả các loại máy móc đời cũ, không phù hợp để sản xuất hàng
hoá có chất lượng cao, cũng như thành lý có thiết bị cũ dễ gây ra những rủi ro cho các
công nhân khi sản xuất hàng hoá. Đây cũng là một việc làm cho thấy công ty rất chú
trọng đến chất lượng sản phẩm mà mình sản xuất ra trước khi đưa đến tay người tiêu

dùng.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5. Bảng Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị: vnđ
Chỉ tiêu

2014

Năm
2015

2016

7

Năm 2015/2014
Số tiền
Tỷ lệ %

Năm 2016/2015
Số tiền
Tỷ


Nợ phải
trả
Vốn chủ
sở hữu
Tổng


2.113.177.344

1.973.592.960

357.051.808

347.967.424

2.470.229.15
2

1.816.038.912
389.436.384

2.321.560.384

2.205.475.296

(139.584.384)

93,39%

(157.554.048)

92,0

(9.084.384)

97,46%


41.468.960

111,

(148.668.768)

93,98%

(116.085.088)

94,9

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Nhận xét bảng 1.5: Dựa vào bảng 1.5, nhìn chung tình hình tài chính của công
ty còn chưa vững mạnh. Tuy nhiên giai đoạn năm 2015 – 2016, công ty đã cố gắng
khắc phục và tổng vốn tăng lên đáng kể, thể hiện sự mở rộng quy mô kinh doanh và
mở rộng đối tác trong nước lẫn ngoài nước của công ty.
Nợ phải trả của công ty giảm dần qua các năm, điều đó chứng tỏ lợi nhuận của
công ty đang dần được phục hồi
Có thể nói công ty sẽ phát triển vững mạnh trong tương lai.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2014 đến
năm 2016
Đơn vị: vnđ
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
thuần
Giá vốn hàng bán
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước

thuế
Lợi nhuận sau
thuế

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1.870.917.564

1.723.773.858

1.985.847.169

(1.762.030.001)
(178.622.104)

(1.629.656.393)
(151.690.818)

(1.866.353.154)
(451.258.022)

7.134.189

10.654.019

22.935.482


5.553.764

8.268.857

18.328.574

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Nhận xét bảng 1.6: Theo số liệu của bảng 1.6, có thể thấy rõ sự tăng trưởng
mạnh của công ty qua từng năm. Sau 2 năm, công ty đã tăng 12.774.810 đồng lợi
nhuận. Đây là mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên của công ty.
Đặc biệt phải nói đến sự thay đổi lớn từ năm 2015 sang năm 2016 do đầu tháng 3
năm 2015, công ty đã sản xuất thành công sản phẩm lưới mắt cá bọc nhựa, đây là sản
phẩm Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm này đã đạt sản lượng bất ngờ
3000 tấn một tháng, đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho công ty.
Nhìn vào bảng 1.6, ta có thể nhận định khả quan rằng công ty sẽ ngày càng phát
triển hơn trong những năm tiếp theo. Công ty sẽ càng ngày càng khẳng định chỗ đứng
vững chắc của mình trên thị trường ngành thép.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
8


CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
của doanh nghiệp
1.1. Chức năng hoạch định
Với đội ngũ lãnh đạo có chất lượng cao, công tác hoạch định của doanh nghiệp
được thực hiện khá đều đặn. Công ty đã xác định việc hoạch định chiến lược tổng thể,
tổ chức triển khai các kế hoạch được công ty phải được thực hiện trong từng giai đoạn

của doanh nghiệp.
Với mục tiêu dài hạn là xây dựng và phát triển công ty thành một công ty có chỗ
đứng vững chắc trên thị trường thép và xuất khẩu thép trong nước và quốc tế. Thay thế
hoàn toàn các sản phẩm thép nhập ngoại trên thị trường bằng các sản phẩm do công ty
sản xuất ra.
Công tác hoạch định chủ yếu thuộc về đội ngũ lãnh đạo (đặc biệt là tổng giám
đốc). Hoạch định mục tiêu dài hạn còn chung chung, chưa chưa xác định rõ điểm
mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
1.2. Chức năng tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty được phân thành các phòng ban, mỗi phòng ban có
nhiệm vụ riêng và có sự liên kết giữa các phòng ban. Đứng đầu mỗi phòng ban là các
trưởng phòng, và điều hành chung là tổng giám đốc. Các phòng ban thực hiện đúng chức
năng của mình, phối hợp với nhau để tiến tới thực hiện mục tiêu chung của công ty.
Việc giao phó quyền hạn cho các bộ phận còn chưa đồng nhất gây ra hiện tượng
trồng chéo, trốn tránh trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các
phòng ban còn chưa tốt, thiếu thống nhất, dẫn đến hiệu quả công việc còn hạn chế
1.3. Chức năng lãnh đạo
Ban lãnh đạo của công ty đều là những người giàu kinh nghiệm, có bằng cấp, có
kỹ năng về sản xuất. Đặc biệt là tổng giám đốc của công ty Bà Chu Thị Tiến. Bà là
người có ảnh hưởng lớn tới đội ngũ nhân viên của công ty, với phong cách lãnh đạo
dân chủ, bà được nhân viên đánh giá rất cao khi tạo cho nhân viên cảm thấy được tôn
trọng và cho nhân viên thấy được mỗi quyết định mình đưa ra đều có thể ảnh hưởng
rất lớn đến công ty, khiến cho mỗi nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc của
mình.
1.4. Chức năng kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty chính là đội ngũ quản lý ( tổng giám đốc và hai phó
tổng giám đốc). Đây chính là những người theo dõi toàn bộ các ưu yếu điểm của mỗi
nhân viên, cũng là những người tham gia định hướng cho công ty, kiểm soát các hoạt
9



động công ty đi đến kết quả tốt nhất.
Hàng tháng, hàng quý, công ty có tổ chức các cuộc họp tổng kết trong từng
phòng ban để kiểm tra đánh giá hoạt động của mình từ đó kịp thời phát hiện những sai
sót mà các phòng ban gặp phải để điều chình kịp thời, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên các phòng ban còn thi đua thành tích nên đưa ra những kết quả chưa
chính xác gây khó khăn không nhỏ cho việc kiểm soát.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Tình thế môi trường chiến lược
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh - Chưa chú trọng đầu tư vào
nghiệm, có trách nhiệm với công marketing và nghiên cứu thị trường
- Chịu ảnh hưởng lớn từ môi
việc
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có năng trường bên ngoài (khí hậu, thời
lực, sáng tạo, nhiệt huyết
tiết,...)
- Tài chính tốt
- Quá trình kiểm soát và tổ chức
- Có chỗ dứng vững chắc trên thị
còn lỏng lẻo
trường
- Môi trường làm việc thoải mái,
tự do dân chủ
Cơ hội
Thách thức
- GDP đầu người tăng hơn các - Tạo dựng và xây dựng niềm tin
năm ( đạt 6,7% năm 2017)
với khách hàng nước ngoài còn

- Chính sách và luật pháp của
khó khăn
trung ương (môi trường chính trị - Đội ngũ lao động khối sản xuất
ổn định)
có tay nghề chưa đồng đều
- Công nghệ, truyền thông phát - Cạnh tranh trong ngành gay gắt
triển mạnh
- Thị trường khách hàng lớn

10


2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát
triển thị trường
Sau nhiều năm hoạt động, công ty Tiến Hà đã có được chỗ đứng vững chắc trong
ngành thép trong nước. Công ty đã bắt tay với nhiều đối tác nước ngoài. Tham gia thực
hiện sản xuất các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài cũng như nghiên cứu các kỹ thuật
mới để sản xuất ra các loại thép có thể thay thế sản phẩm thép mà Việt Nam còn phải
nhập khẩu.
Công ty cũng luôn nỗ lực không ngừng để tăng doanh thu, thu hồi nợ trong thời
gian ngắn nhất. Hoàn thành các đơn hàng đúng với thời gian đã đề ra. Không ngừng
nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Công tác đánh giá môi trường bên trong khá tốt, công ty nhận biết được điểm
mạnh và điểm yếu của bản thân doanh nghiệp. Việc lựa chọn và ra quyết định tập
trung vào đội ngũ nhà quản trị các cấp của doanh nghiệp.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thời gian tương đối dài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép.
Có các đơn hàng và đối tác lớn, có được chỗ đứng vững chắc trong ngành. Năng lực
và kinh nghiệm chính là những lợi thế lớn nhất của công ty. Công ty có đội ngũ lãnh
đạo giỏi, được đánh giá cao, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.

Công ty cũng đang từng ngày cải thiện chất lượng, cũng như nâng cao tay nghề
của các lao động, tìm kiếm và học hỏi các kỹ thuật sản xuất thép ở nước ngoài để có
thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
3.1. Quản trị bán hàng
- Xây dựng kế hoạch bán hàng:
Trên cơ sở đánh giá tình hình của môi trường kinh doanh, của khách hàng và đối
thủ cạnh tranh, công ty đã xây dựng kế hoạch bán hàng. Làm việc trực tiếp với các
khách hàng, xác nhận các đơn đặt hàng, tiến hành sản xuất và giao hàng tới tay khách
hàng.
- Tổ chức bán hàng:
Công ty bán hàng qua kênh phân phối duy nhất là kênh phân phối trực tiếp. Công
ty trực tiếp trao đổi với khách hàng và tìm hiểu mong muốn của khách hàng. Dựa vào
đó tiến hành sản xuất sản phẩm.
3.2. Quản trị dự trữ hàng hóa
Công ty xây dựng kho bãi để dự trữ hàng hóa có sẵn và bảo quản các đơn hàng
trước khi giao khách hàng để có thể đảm bảo đưa đến tay khách hàng những sản phẩm
tốt nhất.
3.3. Quản trị sản xuất
Công ty tìm kiếm các kỹ thuật sản xuất mới, nhập khẩu các trang thiết bị máy
11


móc hiện đại từ Đức, Italia, Đài Loan và Thượng Hải, công ty luôn đem lại những sản
phẩm hang hóa cùng với dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, công ty vẫn
thường xuyên cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; Cải
tiến các quy trình, quy phạm. Do đó có thể đánh giá công tác quản trị sản xuất được
công ty thực hiện mức khá tốt.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Yếu tố giúp nhận biết được một doanh nghiệp hoạt động tốt hay không, thành

công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó doanh nghiệp đó.
Những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như: máy
móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được,
sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị
nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Công ty có văn bản quy định rõ về các chức năng cũng như nhiệm vụ của từng
phòng ban, từng chức vụ cụ thể trong công ty. Vì vậy, công ty có thể dễ dàng phân
công công việc phù hợp với chuyên môn của từng bộ phận. Các nhân viên được bố trí
vào công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn. Tuy nhiên, cường độ làm việc của
nhân viên còn chưa đồng đều. Có những phòng ban phải giải quyết quá nhiều việc, có
những nhân viên phải đảm đương cả những việc không thuộc trách nhiệm của mình.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Vấn đề tuyển dụng được công ty xem là môt trong những biện pháp chủ yếu của
chiến lược con người. Công ty đặt tiêu chuẩn hàng đầu của việc tuyển dụng nhân sự
xác định năng lực và đánh giá dự báo về đạo đức thông qua các bước cụ thể
Kết quả tuyển dụng 2 năm gần nhất của công ty đáp ứng được nhu cầu về nhân
sự có chất lượng cao cho công ty. Ví dụ như trình độ chuyên môn của nhân viên kỹ
thuật, có kỹ năng nghiệp vụ tốt, tiếp thu nhanh chương trình đào tạo do công ty tổ
chức. Chính điều này là một ưu thế thuận lợi cho công ty khi đào tạo ra những nhân
viên có năng lực để đảm bảo cho công việc phục vụ khách hàng trở nên chuyên
nghiệp.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tri
thức, các lao động có tay nghề cao để đảm bảo sự phát triển của công ty trong xu thế
hội nhập.
Công ty có một số sách lược về đào tạo và phát triển nhân lực như:
+ Chú trọng giáo dục nhân viên hay nói cách khác là xây dựng bản sắc văn hóa công
ty, với đội ngũ nhân viên cần cù, sáng tạo, yêu lao động và trung thành với công ty
12



+ Giáo dục chuyên môn thông qua huấn luyện, đạo tạo tại chỗ, hoặc tạo điều kiện
cho đi học những công nghệ tiên tiến hơn tùy theo yêu cầu của mỗi thời điểm.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực của công ty được thực hiện tốt. Khen
thưởng và kỷ luật nhân viên theo phương pháp dân chủ, lấy ý kiến của mọi thành viên
trong công ty để quyết định. Công ty còn đánh giá nhân lực phụ thuộc vào bảng đánh
giá chéo của các nhân viên trong công ty.
Tiền lương được thông báo đến từng nhân viên bằng thư riêng, tiền lương sẽ
được xem xét lại một năm hai lần, dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
và cũng dựa theo thành quả công tác của từng thành viên.
Ngoài ra còn các khoản tiền thưởng vào các dịp lễ, Tết; đảm bảo các chính sách
phúc lợi xã hội cho nhân viên, quan tâm chia sẻ các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn,
ốm đau, bệnh tật,…
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án
Công tác quản trị dự án của công ty còn chưa được chú trọng đầu tư. Công ty
không có phòng dự án, các dự án chủ yếu do ban giám đốc kết hợp với phòng hành
chính Tổng hợp thực hiện quản trị. Tuy nhiên do quá trình thực hiện chủ yếu là do
Tổng giám đốc tổng hợp ý kiến và đưa ra quyết định, đề xuất, đồng thời cũng là người
đề ra kế hoạch, theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình nên không thể đánh giá tổng
quát về kết quả của hoạt động quản trị dự án.

13


5.2. Quản trị rủi ro
Theo tìm hiểu thì công tác quản trị rủi ro của công ty đạt mức trung bình. văn hóa
quản trị rủi ro vẫn chưa được thấm nhuần trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty vẫn coi quản lý rủi ro làm phát sinh các chi phí nhiều hơn mang lại lợi nhuận.
không có sự liên kết giúp đỡ giữa các phòng ban trong công ty. Bên cạnh đó, các
phòng ban của công ty chỉ làm nhiệm vụ là phát hiện ra các rủi ro chứ chưa có những
biện pháp để giám sát hay phòng ngừa rủi ro khi rủi ro xuất hiện.
Đối với nhân viên, công ty có mua bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên, tuy nhiên
công ty chưa hướng dẫn cho nhân viên những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong quá
trình lao động để tự bản thân nhân viên có ý thức phòng tránh rủi ro.
Tóm lại việc công tác quản trị dự án và rủi ro của công ty cần hiện giờ là: Quản
trị rủi ro cần bộ phận quản lý riêng để tìm ra nguyên nhân, lỗ hổng của doanh nghiệp
làm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Quỹ hoạt động phòng chống rủi ro cần
được lập thường xuyên.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Là Sinh viên năm 4 ngành quản trị kinh doanh trường ĐH Thương mại. Qua
nghiên cứu và khảo sát thực tế trong thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần
thép Tiến Hà, em xin để xuất các hướng đề tài khóa luận sau:
- Hướng đề tài thứ nhất:
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần thép Tiến Hà.
- Hướng đề tài thứ hai:
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần thép
Tiến Hà.
- Hướng đề tài thứ ba:
Quản trị và phát triển thương hiệu cho công ty Cổ phần thép Tiến Hà.

14



×