Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH ECOTECH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.52 KB, 23 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH ECOTECH VIỆT
NAM

Sinh viên thực hiện
Mã SV
Lớp

: Nguyễn Thị Chinh
: 14D100077
: K50A2


2

Hà Nội, Năm 2018


3

MỤC LỤC


4



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Công nghệ Xanh ECOTECH Việt Nam
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 1.2. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.3. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ
xanh ECOTECH Việt Nam ( năm 2015-2017)
Biểu đồ 2.1. Tình hình thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp
Biểu đồ 2.2 Công tác thực hiện hoạch định chiến lược
Biểu đồ 2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Biểu đồ 2.4. Công tác quản trị nhân sự
Biểu đồ 2.5. Công tác quản trị dự án


5

DANH MỤC VIẾT TẮT
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Tên viết tắt


Diễn giải

TNHH
DT HĐTC
LN
CP
LNTT
LNST
TN

Trách nhiệm hữu hạn
Doanh thu hoạt động tài chính
Lợi nhuận
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập


6

I, KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp:CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH ECOTECH VIỆT NAM
Tên giao dịch: ECOTECH GREEN TECHNOLOGY CO.,LTD
Mã số thuế: 0106321081
Địa chỉ: Số 52, ngõ 176, phố Đỗ Đức Dục - Mễ Trì - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-6325 7676

Fax: +84-4-37856122

Website: www.maythoikhinhapkhau.com
Xuât phát từ nhu cầu sử dụng các thiết bị môi trường ngày càng cao, cuối năm
2013 công ty TNHH Công nghệ Xanh ECOTECH được thành lập dưới sự lãnh đạo
của bà Kim Thị Viễn. Ngay từ khi thành lập công ty xác định ngành nghề kinh doanh
chính là phân phối thiết bị môi trường và thủy sản đặc biệt chuyên nghiệp, tiên phong
về các loại bơm chìm, bơm chìm nước thải GRAMPUS ,máy thổi khí TRUNDEAN,

Tính đến nay công ty đã tham gia vào nhiều dự án công trình lớn trên khắp cả
nước với các đối tác lớn như VINACONEX, HUD, DELTA, LILAMA,…Và cung cấp
cũng như lắp đặt cho các công trình dân dụng ,công nghiệp, các công ty môi trường,
các nhà máy xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, trang trại thủy sản… trên toàn quốc.
1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Chức năng: Công ty TNHH Công nghệ Xanh ECOTECH Việt Nam luôn đặt
mục tiêu tư vấn, cung cấp các dịch vụ tốt nhất để thõa mãn các yêu cầu khách hàng,
trở thành nhà một nhà cung cấp, thi công lắp đặt chuyên nghiệp về máy bơm nước
công nghiệp, máy bơm chìm công nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
Nhiệm vụ: Công ty cam kết:
–Cung cấp các loại bơm chìm GRAMPUS và máy thổi khí TRUNDEAN giá
tốt nhất.
– Các sản phẩm máy bơm nước của công ty đều bảo đảm chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001, đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu CO, CQ.
– Hệ thống phân phối máy bơm nước trên toàn quốc, thuận tiện và nhanh chóng.



7

– Dịch vụ hậu mãi, bảo hành chu đáo, uy tín và tận tâm chuyên nghiệp


8

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.3.

Mô hình tổ chức của công ty được tổ chức thành 4 phòng với đội ngũ gồm 09
nhân viên.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Công nghệ Xanh ECOTECH
Giám đốc

Phòng kế toán hành chính tổng hợp
Phòng kinh doanh

Phòng kĩ thuật

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại được xây dựng theo cơ cấu chức năng bao
gồm 4 phòng ban và đứng đầu là giám đốc. Giám đốc là người điều hành cao nhất và
quyết định của giám đốc là mệnh lệnh đối với toàn thể công ty. Phòng kế toán giúp cho
việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh
doanh của công ty được duy trì và có hiệu quả cao.Phòng kinh doanh thực hiện đàm
phán, ký kết các hợp đồng bán hàng, nhập hàng theo sự ủy quyền của giám đốc. Thực
hiện các kế hoạch quảng cáo, xúc tiến thương mại theo kế hoạch kinh doanh đã được
phê duyệt…Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm lắp đặt và sửa chữa máy móc.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, đảm bảo tính chuyên môn
hóa cao. Tuy nhiên, với sơ đồ cơ cấu tổ chức này thì tính phối hợp và thông tin trao đổi
giữa các phòng ban sẽ hạn chế.
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.

Chuyên kinh doanh phân phối các thiết bị môi trường và thủy sản như:


Máy bơm chìm, bơm chìm nước thải GRAMPUS, máy thổi khí TRUNĐEAN, đĩa tán
khí,…



Các loại máy bơm theo công dụng như máy bơm đẩy cao,máy bơm tăng áp,
bơm tự hút, bơm ly tâm, bơm hút nước thải, bơm giếng sâu, bơm Tuabin…




Tư vấn, lắp đặt các thiết bị máy bơm nước.
Dịch vụ bảo trì, sửa chữa các thiết bị xử lý nươc thải.


9
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1.

Số lượng chất lượng lao động của công ty

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt, quyết
định sự thành công hay thất bại, công ty ECOTECH cũng vậy, tuy chỉ là một doanh
nghiệp nhỏ nhưng vẫn chú trọng đến đến việc dùng người. Tổng số nhân viên của
doanh nghiệp là 9 người, trong đó: Giám đốc có 1 giám đốc, phòng kinh doanh gồm 4
người, phòng kỹ thuật gồm 2 người, phòng kế toán -hành chính tổng hợp gồm 2 người.
Trong số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có 6 người có trình độ đại học, 3
người trình độ trung cấp, cao đẳng được đào tạo đầy đủ các ngành nghề kinh tế, kỹ
thuật, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm.

2.2.

Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty TNHH ECOTECH Việt Nam
St
Chỉ tiêu đánh giá
t
Tổng nguồn lực ( người)
Theo giới tính
1
Nam (%)
2
Nữ (%)
Theo độ tuổi
1
< 30 ( %)
2
30-40 (%)
3
> 40 (%)


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

08

08

09

50
50

50
50

55,56
44.44

37,5
37,5
25

37,5
37,5
25

55,56

22,22
22,22

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)
Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn khá lớn trong công ty. Lực lượng lao động trẻ nên
nhiệt tình, năng động, ham hiểu biết, khám phá của họ để phát triển doanh nghiệp
nhanh chóng, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Số lượng nhân viên trong công ty không có sự thay đổi lớn qua các năm.


10
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.

Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.2. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị:nghìn đồng
Nội dung
Vốn lưu
động
Vốn cố
định
Tổng tài
sản

Năm 2015
Số tiền
Tỉ lệ

Năm 2016

Số tiền
Tỉ lệ

Năm 2017
Số tiền
Tỉ lệ

1.986.596,5

93,2%

2.300.864,5

94,5%

4.291.354,4

95,9%

144.906,2

6,8%

133.498,2

5,5%

184.297,1

4,1%


2.131.502,7

100%

2.434.362,7

100%

4.475.651,5

100%

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)
Từ bảng 1.2 ta thấy tổng tài sản của công ty tăng qua các năm từ năm 2015 đến
năm 2017 tăng 2.344.148,8 nghìn đồng. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao trên 93%
do công ty chuyên về phân phối thiết bị và tăng dần từ 1.986.596,5 đến 4.291.354,4
nghìn đồng trong 3 năm 2015-2017 cho thấy tốc độ quay của vốn khá nhanh, hiệu quả
sử dụng vốn tốt. Vốn cố định cũng tăng do công ty đầu tư mua các thiết bị máy móc.
3.2.

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.3. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị:nghìn đồng
Nội dung
Vốn vay
Vốn chủ
sở hữu
Tổng
nguồn


Năm 2015
Số tiền
Tỉ lệ
647.644,6
30,4%

Năm 2016
Số tiền
Tỉ lệ
720.370,4 29,6%

Năm 2017
Số tiền
Tỉ lệ
1.391.854,6
31,1%

1.483.858,1

69,6%

1.713.992,3

70,4%

3.083.796,9

69,9%


2.131.502,7

100%

2.434.362,7

100%

4.475.651,5

100%

vốn
(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)


11

Từ bảng 1.3 ta thấy vốn chủ sở hữu thay đổi qua các năm, tăng cao nhất năm
2017 vốn lên đến 3.083.796,9 nghìn đồng, tuy nhiên tỉ trọng lại biến đổi thất thường.
năm 2015 chiếm 69,6% đến năm 2016 tăng lên 70,4% nhưng đến năm 2017 lai giảm
xuống 69,9%. Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trên 69%)
cho thấy công ty đang dần làm chủ nguồn vốn của mình.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 1.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( 2015-2017)
Đơn vị : nghìn đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

2016/2015
Số tiền

1.Doanh

1.719.355

4.488.316,4

10.621.596,1

2.768.961,4

1.287.028,2

3.280.191,7

7.779.021,8

1.993.163,5

432.326,8

1.208.124,7


2.842.574,3

775.797,9

3.667

3.444,1

867,4

(222,9)

12.988

60.438,6

79.920,9

47.450,6

597.169,3

1.120.851,7

2.342.767,1

523.682,4

(174.163,5)


30.278,5

420.753,7

8.TN khác

0

21

9.CP khác

0

10.LN khác

thu thuần
2. Giá vốn
hàng bán
3. LN gộp
4.DT
HĐTC
5.CP

tài

chính
6.CP quản


7.LN thuần

11.Tổng
LNTT
12.LNST

2017/2016

Tỉ lệ
161,

Số tiền

Tỉ lệ

6.133.279,7

136,5

4.498.830,1

137,2

1.634.449,6

135,3

(2576,7)

(74,8)


19.482,3

32,2

87,7

1.221.915,4

109

204.442

117,4

390.475,2

1289,6

0,2

21

-

(20,8)

(99)

165,3


0

165,3

-

(165,3)

-

0

(144.3)

0,2

(144.3)

-

144,5

(1)

(174.163,5)

30.134,2

420.753,9


204.297,7

117,3

390.619,7

1296,3

(174.163,5)

30.134,2

369.804,6

204.297,7

117,3

339.670,4

1127,2

1
154.
9
179,
4
(6)
365,

3

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty đã có sự
thay đổi rõ rệt trong 3 năm qua.


12

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm. Năm 2016 tăng
so với năm 2015 (2.768.961,4 nghìn đồng tương ứng 161,1%) do năm 2015 doanh
nghiệp bước đầu hoạt động kinh doanh nên khách hàng ít, doanh thu còn thấp. Đến
năm 2016 hoạt động ổn định nên đã có sự tăng doanh thu đáng kể. Năm 2017 doanh
thu tăng 6.133.279,7 nghìn đồng so với năm 2016 tương ứng với mức tăng 136,5%.
Điều này có thể thấy công ty đã tạo được sự hài lòng cũng như lòng tin của khách
hàng đối với các sản phẩm mà công ty đã cung cấp.
Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty cũng tăng mạnh đặc biệt từ 2016 đến năm
2017 lợi nhuận tăng 339.670,4 nghìn đồng tương ứng với tỉ trọng lên đến 1127,2 % có
thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao và lợi nhuận
cũng tăng theo chiều tỷ lệ thuận.
Trong thời kì khó khăn của nền kinh tế hiện nay, công ty đã và đang không
ngừng cố gắng hoàn thiện mình đê làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên công ty vẫn
còn nhiều hạn chế cần khắc phục.


13

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP.

Tổng quan phương pháp thu thập số liệu
A. Nguồn thông tin, số liệu phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: 1. Bà: Kim Thị Viễn (Giám đốc công ty
2. Ông:Nguyễn Mạnh Thành ( Trưởng phòng kinh doanh)
3. Bà: Nguyễn Hà Phương ( Kế toán trưởng)
B. Nguồn thông tin, số liệu điều tra trắc nghiệm
Đối tượng: 6 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp
Số phiếu phát ra: 6
Số phiếu thu về:6
Mẫu phiếu câu hỏi điều tra được đính kèm ở Phụ lục 1
C. Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, hồ sơ năng lực, thông tin từ Phòng kế toán – Hành chính tổng hợp.
Các nội dung dưới đây được phân tích tổng hợp dựa trên kết quả điều tra, phỏng
vấn và các nguồn dữ liệu thứ cấp (các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp)
2.1.

Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp
Biểu đồ 2.1. Tình hình thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2018

2.1.1. Chức năng hoạch định
Theo biểu đồ 2.1 công tác hoạch định ở công ty được đánh giá ở mức tương đối
tốt với 50% nhân viên đánh giá tốt nhưng vẫn có 16.67% nhân viên đánh giá trung
bình do vẫn tồn tại một số vấn đề nổi bật như các mục tiêu cũng như chiến lược kinh
doanh trong dài hạn vẫn còn ít được quan tâm và thực hiện, nếu có thực hiện thì cũng
đang còn rất nhiều thiếu sót, chưa đem lại hiêu quả cao.
2.1.2. Chức năng tổ chức.
Khi thực hiện dự án, căn cứ vào từng chức năng của từng phòng ban cụ thể mà
tổng giám đốc sẽ phân rõ các nhiệm vụ.Tuy nhiên, chức năng tổ chức của công ty

đước đánh giá chỉ ở mức khá khi có 50% nhân viên đánh giá là khá do sự phối hợp


14

giữa các phòng ban chuyên môn còn hạn chế, chưa phát huy hết được vai trò tương hỗ
giữa các phòng ban.
2.1.3. Chức năng lãnh đạo.
Theo hình 2.1 chức năng lãnh đạo của công ty được đánh giá khá cao 50% nhân
viên khảo sát là tốt. Tuy nhiên vẫn có 16.67% trung bình, không đạt được hiệu quả
tuyệt đối do việc tổ chức lãnh đạo còn chồng chéo giữa các phòng ban, bộ phận. Giám
đốc công ty là người đứng đầu, đưa ra các chiến lược quyết định, giám đốc phải ôm
nhiều việc nên nhiều khi quá tải không đưa ra các quyết định kịp thời.
2.1.4. Chức năng kiểm soát.
Theo giám đốc Kim Thị Viễn, chức năng kiểm soát của công ty được tiến hành
trên cơ sở xác định doanh thu lợi nhuận so với mục tiêu để tìm ra sai lệch điều chỉnh
cho phù hợp. Hàng tháng đều có các cuộc họp bàn giữa giám đốc và các trưởng phòng để
báo cáo về tình hình sản xuất hoạt động của công ty, từ đó có phương án phù hợp. Tuy
nhiên theo biểu đồ 2.1 chỉ có 16.67% nhân viên đánh giá tốt, mức khá chiếm khá cao 50%
có thể thấy chức năng kiểm soát còn chưa hiệu quả, là do sự phối hợp giữa các phòng ban
chưa thực sự tốt, nhiều khi gây mâu thuẫn làm giảm chất lượng hoạt động .
2.1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị.
Theo kết quả phỏng vấn bà Nguyễn Hà Phương (Trưởng phòng kế toán – hành
chính tổng hợp) cho biết thông tin được chuyển đến giám đốc từ nhiều nguồn các
nhau. Tuy nhiên phần lớn là từ phòng Kế toán – Hành chính tổng hợp dưới dạng văn
bản, một số thông qua phản ảnh trực tiếp từ nhân viên và công nhân. Từ quá trình
tổng hợp các thông tin đó Giám đốc sẽ đưa ra các quyết định chiến lược mang tính
tổng thể và vĩ mô. Tất cả các quy trình như: quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm và
hàng năm, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự, quy trình quản lý và thực hiện các
dự án đầu tư, quy trình kiểm soát tổ chức hạch toán trên toàn bộ doanh nghiệp, quy

chế liên thông giữa các phòng ban quản trị chất lượng…
Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
2.2.

Theo kết quả phỏng vấn bà Kim Thị Viễn – Giám đốc doanh nghiệp cho biết công
ty đang có các cơ hội, thách thức sau:
Cơ hội: Thị trường của doanh nghiệp đang phát triển khi nước ta đang đẩy
mạnh phát triển công nghiệp, các công trình nhà ở cao tầng, trường học, nhà máy xử lý
nước thải, rác, hút bùn trong công xưởng hiện nay nhu cầu sử dụng hệ thống xử lý


15

nước bẩn là vô cùng cần thiết. Ngoài ra ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển nên
đây là thị trường tiềm năng cho công ty.
Thách thức: Tỷ lệ lạm phát gia tăng, tỉ giá ngày càng cao ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán từ đó ảnh hưởng trưc tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng
đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty khá lớn như công ty TNHH Thuận Hiệp
Thành, công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Siêu Phong,…
Điểm mạnh: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính ổn định, khả năng quay vòng
vốn nhanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình
hết mình vì khách hàng.
Điểm yếu: Doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing, nghiên
cứu thị trường còn hạn chế do còn nhiều chồng chéo trong cơ cấu tổ chức.
2.2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Hiện nay công ty đang phát triển lợi thế cạnh tranh dựa vào chi phí thấp, sản
phẩm chính hãng, chất lượng vượt trội, dịch vụ bảo hành 24/7 nhanh chóng, chuyên
nghiệp. Công ty chủ yếu phân phối các sản phẩm của Đài Loan nên giá cả phải chăng
mà chất lương không hề thua kém các hãng của Mỹ hay Nhật. Công ty có dịch vụ tư

vấn và chăm sóc khách hàng khá tốt, do đặc thù công việc của công ty là tư vấn, tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng để bàn bạc tạo được sự tin cậy và yêu mến của khách
hàng. Bên cạnh đó công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhiệt tình trong
công việc.


16

2.2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
2.2.3.1. Công tác hoạch định chiến lược
Biểu đồ 2.2 Công tác thực hiện hoạch định chiến lược
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2018
Kết quả khảo sát ở hình 2.2 có thể thấy về việc xây dựng tầm nhìn và sứ mang
kinh doanh được nhân viên công ty đánh giá là khá tốt, chỉ có 1/6 nhân viên đánh giá
là trung bình do có 1 vài nhân viên mới vào chưa bắt nhịp theo được hoạt động của
doanh nghiệp.
Mục tiêu chiến lược của công ty thông thường do các trưởng phòng đề xuất và
giám đốc đưa ra quyết định ban xuống nên có 50% nhân viên đánh giá ở mức khá do
công ty chưa có phòng chưa có phòng chiến lược, mục tiêu chiến lược thường mang
tính chủ quan cá nhân.
Việc lựa chọn đưa ra các quyết định của công ty chưa được đánh giá cao vẫn có
nhân viên đánh giá kém vì việc lựa chọn ra quyết định toàn quyền quyết định của giám
đốc nên mang tính chủ quan cao, nhiều khi không đạt được kết quả như mong đợi.
Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ
2.2, công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được đánh giá là khá, đặc biệt
trong việc xây dựng tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh trên 40% nhân viên đánh giá tốt.
Về thành công: Sứ mệnh, tầm nhìn chung của doanh nghiệp được hình thành ngay từ
ban đầu một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành.
Về tồn tại: Do doanh nghiệp mới hoạt động, các phòng ban vẫn đang trong quá
trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự chưa ổn định nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn

trong việc phân tích môi trường kinh doanh để đưa ra các chiến lược hiệu quả.
2.2.3.2. Đánh giá công tác triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường
Nếu như công tác hoạch định chiến lược là để lập kế hoạch trước khi hành động
thì thực thi chiến lược là các quá trình tác nghiệp thực tế để thực thi chiến lược đó.
Qua phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng kinh doanh cho biết hiện nay
công ty đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển mạnh trong địa bàn Hà Nội với
hàng loạt dự án mới, năm tới sẽ phát triển mạnh lên các khu vực lân cận như Hà Nam,
Nam Định, Thanh Hóa,…
2.2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


17

Có thể nói lợi thế cạnh tranh của công ty là có dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách
hàng khá tốt, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhiệt tình trong công việc. Tuy
nhiên do quy mô công ty còn nhỏ và tài chính còn hạn hẹp nên công ty chưa phát huy
được năng lực của nhân viên cũng như chưa triển khai được nhiều phương thức
marketing về sản phẩm dịch vụ của công ty.
Về thành công: Doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Về tồn tại: Tốc độ hội nhập vào cơ chế thị trường của doanh nghiệp chậm, chưa
mạnh dạn đề xuất các phương án kinh doanh mới và chưa có chiến lược Marketing tốt.
2.3.

Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
Biểu đồ 2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2018
Nhận xét chung: Theo bảng điều tra tình hình thực hiện công tác quản trị tác
nghiệp, thì doanh nghiệp thực hiện công tác mua hàng ở tương đối tốt với 50% nhân
viên đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên với công tác bán hàng, dự trữ hàng hóa cà cung

ứng dịch vụ thương mại được đánh giá khá. Công tác quản trị bán chưa thưc hiện tốt vì
có 13.33% nhân viên đánh giá kém do công ty chưa tổ chức và xây dựng mạng lưới
bán hàng tốt, số lượng nhân viên còn hạn chế.
Về thành công: Doanh nghiệp đã làm tốt các nghiệp vụ trong mua bán sản phẩm,
đảm bảo đúng quy trình đã đề ra. Dự trữ tồn kho được duy trì ở mức hợp lý nên chi phí
cho công tác dự trữ của doanh nghiệp không cao.
Về tồn tại: Hoạt động tổ chức mạng lưới bán hàng và xây dựng kế hoạch bán
hàng còn chưa tốt. Chính sách về mức giá, mức chiết khấu, thời gian thanh toán chưa
cụ thể nên chưa khuyến khích khách hàng mới. Kế hoạch mở rộng thị trường bán hàng
còn chưa rõ ràng, các phòng ban chưa chủ động trong việc mở rộng khách hàng.
Doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào bán buôn chứ chưa chú trọng vào hệ thống bán lẻ.

2.4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Biểu đồ 2.4. Công tác quản trị nhân sự
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2018
2.4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.


18

Công ty rất coi trọng yếu tố con người vì con người là yếu tố quyết định sự thành
công và thất bại của doanh nghiệp. Giám đốc cùng các trưởng phòng công ty sẽ phân tích
công việc qua việc phỏng vấn, đánh giá định kỳ và bố trí công việc phù hợp với từng nhân
viên. Tuy nhiên vì số lượng nhân viên và các phòng ban có giới hạn nên việc bố trí và sử
dụng nhân lực chỉ ở mức khá với khoảng 50% nhân viên đánh giá khá.
2.4.2. Tuyển dụng nhân lực.
Theo biểu đồ 2.4 công việc tuyển dụng của công ty được các nhân viên đánh giá
khá tốt trên 60%. Theo giám đốc việc tuyển dụng được xây dựng theo 1 quy trình cụ
thể, đảm bảo nhân viên trúng tuyển phù hợp với công việc và năng lực lao động của
họ. Hằng năm công ty còn tổ chức một đợt cho thực tập sinh đến ứng tuyển, có cơ hội

tiếp xúc trực tiếp với công việc. Tuy nhiên vẫn còn 16.67% nhân viên không thấy hiệu
quả do tính chất đặc thù của công việc và công ty ít có chính sách mạnh để thu hút
nhân lực.
2.4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực.
Hằng năm công ty đều tổ chức các khóa đào tạo để giúp nhân viên nâng cao trình
độ và thích ứng với sự thay đổi của công việc. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
cũng được đánh giá cao như biểu đồ 2.4 tỉ lệ nhân viên đánh giá tốt đến 50% có thể
thấy công ty đã nhận biết tầm quan trọng và giá trị con người với công việc. Tuy nhiên
do tài chính hạn hẹp nên công ty chưa có được nhiều các khóa đào tạo và phát triển
nhân viên.
2.4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.
Nhìn chung đa số nhân viên trong công ty đều hài lòng với công việc cũng như
các chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty đang thực hiện (tiền lương, khen
thưởng, các khoản phúc lợi,…). Tuy nhiên, do là một công ty nhỏ nên chính sách
đãi ngộ không được như các công ty lớn, nên công ty rất khó có thể thu hút được
các nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, đây cũng là thách
thức đối với công ty.
2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp
2.5.1. Công tác quản trị dự án

Biểu đồ 2.5. Công tác quản trị dự án
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2018


19

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.5, công tác quản
trị dự án được đánh giá khá tốt ( trên 50%). Đặc biệt công tác xây dựng và lựa chọn dự
án được đánh giá tốt nhất với 50% nhân viên đánh giá tốt và 33.33% nhân viên đánh
giá khá. Ngoài ra theo bà Kim Thị Viễn công tác quản trị dự án được công ty hết sức

chú trọng theo từng dự án kinh doanh, giám đốc cùng các trưởng phòng sẽ họp bàn các
dự án và phân công phù hợp với năng lực và công việc. Các dự án của doanh nghiệp
đều được nghiên cứu và lên kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên một số dự án vẫn còn chậm
tiến độ do nhà cung cấp nhiều khi chưa đúng thời gian, chưa kiểm soát chặt chẽ các
công đoạn.
2.5.2. Công tác quản trị rủi ro

Trong môi trường nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay doanh
nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro, mà nếu không lường được trước
hoặc không có biện pháp khắc phục nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp có thể gặp những
bất lợi như: mất khách hàng, mất uy tín, giảm doanh thu và lợi nhuận, ảnh hưởng đến
uy tín của doanh nghiệp.
Hiện tại công ty chưa có bộ phân quản trị rủi ro riêng, vì vậy rủi ro được phân
bổ cho các bộ phận trong công ty, mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm nhận dạng, phân
tích và có các giải pháp phòng ngừa, hạn chế cũng như khắc phục rủi ro xảy ra
trong phạm vi bộ phận do mình phụ trách, đảm bảo họat động kinh doanh diễn ra
bình thường và liên tục. Vì vậy đôi khi những rủi ro xảy ra bất ngờ công ty khó giải
quyết được nhanh chóng.
Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Bà Nguyễn Hà Phương (Phòng kế toán – hành
chính tổng hợp) cho biết hàng tuần, hàng tháng doanh nghiệp đều tiến hành các cuộc
họp báo cáo tình hình kinh doanh, qua đó kịp thời xử lý các vấn đề hay rủi ro xảy ra.


20

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng trên, có 3 vấn đề chính tồn tại trong các
lĩnh vực quản trị chủ yếu của doanh nghiệp cần được giải quyết ngay để hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách có hiệu quả nhằm đạt được các
mục tiêu kinh doanh của công ty là:

Một là: Cơ cấu tổ chức còn chồng chéo, thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận chức
năng và các đơn vị thành viên, nhiều khi xảy ra thiếu hụt và dư thừa nhân lực.
Hai là: Công tác quản trị bán hàng của doanh nghiệp còn non kém. Hoạt động tổ
chức mạng lưới bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng còn chưa tốt.
Ba là: Chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp còn có nhiều điểm hạn
chế. Tốc độ phát triển, mở rộng thị trường còn chậm trễ, thiếu tính linh hoạt. Doanh
nghiệp vẫn chỉ tập trung vào bán buôn chứ chưa chú trọng vào hệ thống bán lẻ.
Từ 3 vấn đề tồn tại nêu trên, em xin đề xuất cho hướng đề tài khóa luận sắp tới
của mình như sau:
1.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty THHH Công nghệ xanh
ECOTECH

2. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty

THHH Công nghệ xanh ECOTECH
3. Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty THHH Công nghệ
xanh ECOTECH


21

PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông (bà) !

Tôi là: .......
Sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp, trường Đại học Thương Mại.
Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu tình hình thực hiện các chức năng quản trị
chủ yếu tại............. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình thực hiện các chức năng quản trị

tạị công ty, tôi mong Ông (bà) dành ít phút thời gian cung cấp 1 số thông tin thực tế
tại công ty.
Xin Ông (bà) vui lòng cho biết:
Họ và tên : ……………………………………………………………………….
Phòng ban: …………………………………………………………………........
Ông (bà) hãy cho biết về mức độ đáp ứng của các chức năng cơ bản trong hoạt động
quản trị tại công ty bằng việc tích vào ô ông bà thấy phù hợp, phản ánh đúng mức độ đáp
ứng của chức năng đó tại công ty:
1. Tình hình thực hiện các chức năng cơ bản của Công ty?

Mức độ đáp ứng
STT

Chức năng
Tốt

1

Hoạch định

2

Tổ chức

3

Lãnh đạo

4


Kiểm soát

Khá

Trung bình

Ông bà vui lòng mô tả cụ thể yếu kém: ………………………………………..


22
2. Tình hình công tác quản trị chiến lược tại Công ty?

Mức độ đáp ứng
STT

Chức năng
Tốt

I.

Hoạch định chiến lược

1

Xây dựng tầm nhìn chiến lược

2

Sứ mạng kinh doanh


3

Xây dựng mục tiêu chiến lược

6

Lựa chọn và ra quyết định chiến lược

II

Thực thi chiến lược

1

Thiết lập các mục tiêu hàng quý

2

Xây dựng các chính sách

3

Phân bổ các nguồn lực

4

Thay đổi cấu trúc tổ chức

5


Phát triển lãnh đạo chiến lược

6

Phát huy văn hóa doanh nghiệp

III.

Khá

Trung
bình

Kém

Đo lường và kiểm soát chiến lược

1

Xem xét lại môi trường bên trong

2

Xem xét lại môi trường bên ngoài

3

Đề xuất hành động điều chỉnh

Ông bà vui lòng mô tả Cụ thể yếu kém: ………………………………………..



23
3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp tại công ty?

STT

Chức năng

Mức độ đáp ứng
Trung
Khá
bình

Tốt

Kém

Xây dựng kế hoạch bán hàng
Tổ chức mạng lưới và lực lượng bán hàng
Kiểm soát hoạt động bán hàng
Lập kế hoạch mua hàng
Tổ chức thực hiện mua hàng
Hoạt động dự trữ hàng
Hoạt động cung ứng hàng

1
3
3
4

5
6
7

Ông bà vui lòng mô tả Cụ thể yếu kém: ………………………………………..
4. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty?

STT
1
3
3
4

Chức năng

Tốt

Mức độ đáp ứng
Trung
Khá
bình

Kém

Tuyển dụng nhân sự
Bố trí và sử dụng nhân sự
Đào tạo và phát triển nhân sự
Đãi ngộ nhân sự

Ông bà vui lòng mô tả Cụ thể yếu kém: ………………………………………..




×