Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty TNHH công nghiệp techno việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.57 KB, 23 trang )

i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... iv
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP........1
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp....................................................................1
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp..........................................1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ..........................................................................................1
1.2.1 Chức năng............................................................................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ.............................................................................................................1
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức..............................................................................................2
1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................2
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp......................................................3
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp.................................................3
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp........................................................................4
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................5
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp......................................5
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.................................................7
II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP................................................................................................9
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam..........................................................................................................9
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp..................................................10
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược của doanh nghiệp.............10
2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh..........................................11
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược....................................................12
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................12
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hành của doanh nghiệp.................13
3.1. Công tác quản trị sản xuất...................................................................................13


3.2 Quản trị bán hàng.................................................................................................13


ii
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp.....................................................14
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.................................................14
4.2. Tuyển dụng nhân lực...........................................................................................14
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................................14
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.............................................................................15
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp..............................................................................................................15
5.1. Quản trị dự án......................................................................................................15
5.2.Quản trị rủi ro.......................................................................................................16
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh............................................................................16
III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................17
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam.............2
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam................................................................................................3
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam...........................................................................................................4
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam...........................................................................................................5
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam...........................................................................................................6

Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt
Nam............................................................................................................................... 7


iv
MỞ ĐẦU
Thực tập là công việc quan trọng mà tất cả các sinh viên năm cuối cần phải thực
hiện. Quá trình thực tập giúp sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế, đưa lý thuyết
học được trên sách vở ứng dụng vào thực tiễn, biết được sự khác nhau giữa thực tế và
lý thuyết, tạo cho sinh viên được những kỹ năng ban đầu để làm việc. Thực tập tổng
hợp giúp sinh viên tìm hiểu về một cách khái quát về công ty: sự hình thành và phát
triển của công ty, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty,
nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong thời gian hiện tại. Từ đó, sinh viên
sẽ tìm hiểu và phát hiện được các vấn đề còn tồn tại trong công ty và đưa ra những đề
xuất giải quyết các vấn đề còn tồn tại đó. Vì vậy, việc thực tập tổng hợp là rất cần thiết
đối với tất cả các sinh viên.
Sau một tháng thực tập ở Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam, quan
sát, nghiên cứu về công ty. Được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ- nhân
viên công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Do thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, đặc biệt là của cô
giáo Nguyễn Thị Quỳnh Mai để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam đăng ký kinh doanh vào ngày

04/12/2014 hoạt động đến nay đã được 3 năm. Công ty TNHH công nghiệp Techno là
chi nhánh tách ra hoạt động độc lập từ Công ty TNHH Thương Mại Techno. Công ty
có vốn đầu tư nước ngoài.
Với đội ngũ cán bộ công nhân trẻ, nhiệt huyết và trình độ cao, đội ngũ lãnh đạo
năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt
Nam đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động ra toàn quốc. Nhờ sự nỗ
lực phát triển không ngừng, đến nay công ty đã tạo được uy tín và sự tín nhiệm của các
đối tác trong và ngoài nước.
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
 Tên doanh nghiệp:
- Tên chính thức: Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam
- Tên giao dịch tiếng anh: TECHNO VIETNAM INDUSTRIES CO.,LTD
 Địa chỉ: Tầng 5, số 84, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội
 MST: 0106707261
 Liên hệ:( điện thoại) 0432115501
1.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH Techno Việt Nam là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho sản xuất,
hàng công nghiệp tiêu dùng. Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy, thiết bị điện,
phương tiện vận tải. Dịch vụ: bán buôn, bán lẻ các sản phẩm y tế, mỹ phẩm, nội thất
và hàng tiêu dùng trong các cửa hàng chuyên doanh.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu trên
thị trường để có những phương án, chiến lược kinh doanh đúng đắn, ít rủi ro và để
phục vụ cho việc đưa ra quyết định kinh doanh.


2

- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của công ty với phương châm
năm sau cao hơn năm trước.
- Thông qua các hình thức chào hàng để đàm phán và ký kết hợp đồng .
- Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo dựng và duy trì
hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.
- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
môi trường.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hoạt động của Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam được tổ
chức theo phương châm tinh gọn nhưng hiệu quả, phát huy tính chủ động trong công
việc của nhân viên nhưng vẫn duy trì tinh thần làm việc đội nhóm. Giám đốc là người
điều hành trực tiếp tất cả các phòng ban.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam

Giám Đốc

Phòng
Dịch Vụ

Phòng
Kế Toán

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Xuất
Nhập

Khẩu

Phòng
Hành
chính
Nhân Sự

Đội Giao
Nhận
1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
- Bốc xếp hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Bán buôn tổng hợp


3
- Cho thuê xe có động cơ
- Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng
- Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và
bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng
chuyên doanh
- Chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

- Sửa chữa thiết bị điện
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2015
1.Số lượng
15
2. Trình độ
Số lượng Tỷ lệ (%)
Trên đại học
2
13.33
Đại học
13
86,67
3.Kinh nghiệm Số lượng Tỷ lệ (%)
Không có
3
20
Dưới 1 năm
5
33,33
1-3 năm

7
46,67

Năm 2016
24
Số lượng
Tỷ lệ (%)
5
20,83
19
79,17
Số lượng
Tỷ lệ (%)
5
20,83
7
29,17
12
50

Năm 2017
27
Số lượng Tỷ lệ (%)
10
37,04
17
62,96
Số lượng Tỷ lệ (%)
2
7,40

4
14,81
21
77,78

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)


4
Từ bảng 1.1 ta thấy số lượng nhân viên của công ty tăng dần qua các năm.Do
công ty ngày càng mở rộng và phát triển nên cần thêm nhân viên để đáp ứng được các
đơn hàng. Ngoài ra, do lĩnh vực nghề nghiệp nên yêu cầu tuyển dụng của công ty đòi
hỏi nhân viên phải có trình độ đại học trở lên và 100% phải có trình độ tiếng anh.
Đồng thời số lượng lao động có kinh nghiện cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng dần qua
3 năm.
 Trình độ của nhân viên trong công ty đạt trình độ cao và tăng dần theo sự phát
triển của công ty, đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
1.Giới tính
Nam
Nữ
2. Độ tuổi
Dưới 25
25-30
Trên 30
3. Trình độ

Trên đại học
Đại học

Năm 2015
Cơ cấu
Số người
(%)

Năm 2016
Cơ cấu
Số người
(%)

Năm 2017
Cơ cấu
Số người
(%)

6
9

40
60

8
16

33,33
66,67


8
19

29,63
70,37

2
10
3

13,33
66,67
20

4
16
4

16,67
66,66
16,67

5
19
4

18,51
61,12
20,37


2
13

13.33
86,67

5
19

20,83
79,17

10
17

37,04
62,96

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy tỷ lệ lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ lớn,
điều này hoàn toàn phù hợp vì đa phần công việc của công ty là làm văn phòng,
công việc nhẹ nhàng và phù hợp với phụ nữ. Các lao động nam làm việc chủ yếu ở
phòng Dịch vụ liên quan đến các công việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa, kho và
sửa chữa, bảo dưỡng.
Nhân lực của công ty chủ yếu là lao động ở độ tuổi 25-30 tuổi. Đây là lực lượng
lao động chính của công ty với trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình năng động
của tuổi trẻ giúp công ty đạt được các thành tựu và ngày càng phát triển.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp



5
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam
Đơn vị: VNĐ
Năm

cấu vốn
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Tổng

Năm 2015
Số tiền
488.148.150

Năm 2016
Tỷ lệ

Số tiền

(%)

(%)

Tỷ lệ
(%)


16.374.978.511 97,11 37.144.738.446 98,39 32.891.176.516

98,46

37.752.413.480

1,61

Số tiền

1,54

100

607.675.034

Tỷ lệ

515.099.807

16.863.126.661

2,89

Năm 2017

100

33.406.276.323


100

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua số liệu bảng 1.3 ta thấy tổng số vốn của công ty có sự biến động. Năm 2016
tổng số vốn của công ty tăng gấp 2,4 lần so với năm 2015.Năm 2017 số vốn của công
ty giảm 11,51% so với năm 2016. Lí do của sự biến động đó là: năm 2016 các khoản
phải thu của khách hàng và hàng tồn kho của công ty tăng thêm, đặc biệt là tiền và tài
sản tương đương tiền của công ty tăng gấp 9 lần so với năm 2015. Sang đến năm 2017
tiền và tài sản tương đương tiền của công ty không có sự biến động nhiều,nhưng hàng
tồn kho và các khoản phải thu và giá trị tài sản cố định của công ty giảm xuống dẫn
đến tổng vốn của công ty giảm xuống.
Ngoài ra, ta thấy vốn lưu động của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy tốc
độ quay vòng vốn của doanh nghiệp khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt. Đây cũng là
một lợi thế của công ty trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.


6
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam
Đơn vị: VNĐ
Năm

cấu vốn
Vốn
CSH
Vốn vay
Tổng

Năm 2015
Số tiền


Năm 2016
Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Năm 2017
Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

(%)

7.010.747.862 41,57

11.442.772.577

30,31

12.688.156.394 37,98

9.852.378.799 58,43

26.309.640.903


69,69

20.718.119.931 62,02

37.752.413.480

100

16.863.126.661

100

33.406.276.325 100
(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng 1.4 ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn kinh doanh của
công ty là vốn vay (năm 2015 là 58,43%, năm 2016 là 69,69%, năm 2017 là 62,02%)
cho thấy công ty chưa tự chủ được về mặt tài chính còn phụ thuộc nhiều vào việc vay
vốn từ các ngân hàng và các nhà đầu tư. Việc này dẫn đến tình trạng chi phí lãi suất
ngân hàng của công ty sẽ lớn, dẫn đến lợi nhuận công ty sẽ bị giảm đi. Do đó công ty
cần phải có giải pháp để tiết kiệm tối đa chi phí lãi suất ngân hàng để công ty có thể
hoạt động hiệu quả. Ngoài ra số vốn của công ty đều có xu hướng tăng dần thể hiện
công ty ngày càng phát triển.


7
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghiệp Techno
Việt Nam
Đơn vị: VNĐ

ST

Chỉ tiêu

T
1
2
3
4
5
6
7
8

Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ ( 20 = 10-11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh


01
02


Năm 2015

Năm 2016

63.214.035.90 86.893.728.51
0
3.253.589

10 63.210.782.311
11
20
21
22
24

Năm 2017

2
2.415.200
86.891.313.31

2
51.087.057.35 76.012.130.05
5
0
12.123.724.95 10.879.183.26
6
2
329.913.951
562.187.712

363.338.170
329.146.218
10.795.703.12 10.335.700.18

46.357.059.912
0
46.357.059.912
39.946.832.377
6.410.227.535
96.094.812
256.379.090
5.003.360.739

2

1

1.294.597.615

776.524.575

1.246.582.518

1.232.977
0
0
189.194.945
1.232.977 (189.194.945)

22.812.300

9.011.001
13.801.299

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
9

doanh

( 30 = 20+21-22-24)
10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác
12 Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 31 )
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
13
( 50 = 30 + 40 )
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
15 nghiệp

30
31
32
40
50

1.295.830.592

587.329.630

1.260.383.817


51

285.082.730

155.304.915

15.000.000

60

1.010.747.862

432.024.715

1.245.383.817

( 60 = 50 – 51)

(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng 1.5 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam biến thiên qua 3 năm gần đây.
-

Doanh thu công ty năm 2016 tăng so với năm 2015 là 37,63%, nhưng năm

2017 doanh thu lại giảm so với năm 2016 là 46,65%. Nguyên nhân là do doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2016 tăng 37,45% so với năm 2015, doanh thu
về tài chính cũng tăng đáng kể . Đến năm 2017, doanh thu từ bán hàng của công ty



8
giảm 46,65% so với năm 2016. Đồng thời hoạt động tài chính của công ty cũng không
hiệu quả dẫn đến doanh thu tài chính bị giảm 88,24%.
- Tuy nhiên, ngược lại với doanh thu,lợi nhuận của công ty năm 2016 giảm
57,25% do giá vốn hàng hóa của năm 2016 cũng tăng cao, chi phí hoạt động kinh
doanh và tài chính cũng ở mức cao khiến doanh thu sụt giảm mặc dù doanh thu tăng
nhanh chóng.Nhưng sang năm 2017, lợi nhuận của công ty đã tăng gấp 3 lần năm
2016. Đây là kết quả của việc công ty đã giảm được chi phí hoạt động xuống còn 50%
so với năm trước.


9
II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của Công ty TNHH công
nghiệp Techno Việt Nam
 Chức năng hoạch định:
Giám đốc là người hoạch định và đưa ra quyết định chiến lược phát triển toàn
công ty. Thông qua việc nghiên cứu thị trường và các kết quả hoạt động của kế hoạch
đã hoàn thành giám đốc công ty sẽ thiết lập các mục tiêu và kế hoạch tiếp theo, sau đó
tiến hành phân công nhiệm vụ đến từng phòng ban để thực hiện.
Do có quan tâm đến việc hoạch định chiến lược đã giúp công ty chủ động được
trước những thay đổi của thị trường, tận dụng được các nguồn lực của mình và có sự
chuẩn bị trước cho các tình huống. Đồng thời việc hoạch định chiến lược đã giúp công
ty có một hướng đi cụ thể, thống nhất mọi hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong
công ty.
Tuy nhiên, việc hoạch định chiến lược của công ty còn đơn giản và chưa bài bản.
Việc hoạch định chỉ dừng lại ở việc đưa ra các mục tiêu và chiến lược chung chung mà

chưa có một kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn. Các chiến lược kinh
doanh chỉ là các chiến lược ngắn hạn mà chưa chú trọng vào việc xây dựng các chiến
lược dài hạn.
 Chức năng tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam được xây
dựng theo cơ cấu chức năng với 5 bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách những nhiệm vụ
riêng: bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kinh doanh , bộ phận kế toán, bộ phận hành
chính nhân sự và bộ phận dịch vụ. Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản gọn nhẹ,
và có sự phân bố nhân sự tương đối hợp lí giữa các phòng ban. Các bộ phận có sự
tương tác và hỗ trợ với nhau.
Việc tổ chức cơ cấu theo chức năng giúp công ty có sự chuyên môn hóa, dễ kiểm
soát, các thành viên trong từng bộ phận có sự phối hợp cao.
Tuy nhiên, do việc tổ chức công ty theo chức năng dẫn đến việc đôi khi các bộ
phận của công ty chỉ tập trung thực hiện các mục tiêu của bộ phận mà coi nhẹ mục tiêu


10
của cả công ty. Công ty gặp khó khăn trong việc quy trách nhiệm và đánh giá công
việc, việc hỗ trợ và trao đổi thông tin giữa các bộ phận còn gặp nhiều hạn chế.
 Chức năng lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo của công ty được thực hiện khá thành công. Giám đốc của
công ty là người có năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm, lãnh đạo công ty theo
phong cách dân chủ. Giám đốc luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên trước khi đưa ra
các quyết định, có sự tin tưởng với nhân viên của mình thông qua việc ủy quyền và
phân quyền cho nhân viên cấp dưới của mình. Công ty có các chế độ lương thưởng
nhằm tạo động lực cho nhân viên, thưởng phạt công bằng. Ngoài ra, công ty luôn chú
trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho nhân viên của mình.
 Chức năng kiểm soát
Hiện nay công ty chưa có ban kiểm soát riêng. Đa phần việc kiểm soát đều do
các quản lý của các bộ phận và bản thân nhân viên của công ty đảm nhận. Do đó việc

kiểm soát còn chưa đạt hiệu quả. Quá trình kiểm soát còn gặp nhiều vấn đề do chưa có
kinh nghiệm, và việc kiểm soát diễn ra không thường xuyên và liên tục.
 Công tác thu thập thông tin và ra quyết định
Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam là một công ty làm việc với nhiều
đối tác cả trong nước và nước ngoài nên việc thu thập thông tin là rất quan trọng.Hiện
nay công ty đều tổ chức các buổi họp mặt giữa các bộ phận để tiến hành trao đổi, đồng
thời hàng tháng công ty đều gửi email cho khách hàng để nhận phản hồi và đánh giá từ
phía khách hàng. Nhờ việc thu thập thông tin hiệu quả đã giúp công ty hoạt động hiệu
quả và đưa ra những chiến lược đúng.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược của doanh nghiệp
Công ty đã và đang tiến hành xây dựng và phân tích tình thế môi trường chiến
lược của doanh nghiệp. Công tác này được tiến hành bởi chính giám đốc của công ty,
là người nắm rõ nhất tình hình thực tế của công ty. Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam tiến hành phân tích môi trường chiến lược trên các phương diện:
phân tích môi trường bên ngoài, bên trong doanh nghiệp và môi trường ngành.
Việc phân tích môi trường chiến lược giúp công ty phân tích được những cơ hội,
thách thức mà công ty có thể gặp phải để từ đó đưa ra các chiến lược và biện pháp giải
quyết nhanh chóng, nắm bắt được cơ hội dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu của


11
công ty. Sau đó thực thi chiến lược bằng việc thiết lập các mục tiêu hàng năm, phát
triển các nguồn lực... Tuy nhiên, dù công ty đã xây dựng và phân tích hoàn thiện môi
trường cạnh tranh của doanh nghiệp, bằng việc thực hiện đầy đủ các quy trình nhưng
việc thực hiện các khâu trong quy trình còn nhiều tồn tại. Công ty chỉ tập trung phân
tích các cơ hội và thách thức mà công ty có thể gặp phải mà ít chú trọng đến việc khái
thác điểm mạnh của mình và khắc phục các điểm yếu. Ngoài ra công tác phân tích tình
thế môi trường chiến lược được đánh giá một cách chủ quan và diễn ra nhỏ lẻ do chỉ
có được thực hiện bởi giám đốc công ty.

2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh đầu tiên của công ty là chất lượng sản phẩm. Công ty TNHH
công nghiệp Techno Việt Nam là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm được
nhập khẩu ở hai thị trường nổi tiếng là Nhật Bản và Châu Âu. Chất lượng sản phẩm
của công ty được kiểm định một cách nghiêm ngặt. Chính vì vậy, công ty đã có được
uy tín về chất lượng sản phẩm của nhiều loại mặt hàng và luôn nhận được sự tin tưởng
của khách hàng trong nước. Và để phát triển được lợi thế cạnh tranh này, công ty luôn
cố gắng đảm bảo cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao bằng việc lập ra Ban
quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thường xuyên nghiên cứu thị trường
để lựa chọn những sản phẩm có chất lượng phù hợp với khách hàng và kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
Lợi thế cạnh tranh thứ hai của công ty là các dịch vụ hỗ trợ bán và sau bán.
Công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ sau bán và tập trung tổ chức
tốt các dịch vụ đó.
Công ty thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bán và sau bán bao gồm:
 Thực hiện tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
họ về xuất xứ, chất lượng, giá cả...
 Hỗ trợ dịch vụ vận tải chuyên chở từ kho của công ty đến địa điểm khách hàng
yêu cầu.
 Cam kết hoàn tiền hoặc đổi sản phẩm khi sản phẩm không đúng với thỏa thuận
và cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.
 Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài.


12
2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
Hiện nay, mục tiêu hàng đầu của công ty là phát triển trở thành một thương hiệu
mạnh, uy tín trên thị trường. Đây là tiền đề để công ty xây dựng chiến lược thâm nhập
thị trường thông qua việc tăng số lượng nhân lực ở phòng kinh doanh.
Chiến lược được thực thi bằng cách hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn: tăng

doanh thu,lợi nhuận, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín với khách hàng.
Ngoài ra, hiện tại công ty vẫn là một công ty vừa và nhỏ. Do đó, chiến lược kinh
doanh của công ty hiện nay là chiến lược tập trung, công ty tập trung phát triển các
khách hàng hiện có của công ty thành các khách hàng trung thành.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì các chiến lược của công ty cần phải được xây
dựng trên cơ sở tập trung nghiên cứu môi trường ngành và phát huy các điểm mạnh
của mình.
2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tổng hợp các kết quả phân tích ở trên chúng ta có thể đi đến đánh giá là Công ty
TNHH công nghiệp Techno Việt Nam có khả năng cạnh tranh tương đối cao so với đối
thủ cạnh tranh trong ngành. Khả năng cạnh tranh của công ty được xây dựng trên nền
tảng chiến lược cạnh tranh hợp lý và các lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Công ty đã tập
trung khai thác được những mảng thị trường tiềm năng phù hợp với nguồn lực sẵn có
của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng vẫn tồn tại những điểm yếu đang làm suy giảm
năng lực cạnh tranh của công ty.
 Điểm mạnh của công ty
- Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, công ty luôn chú trọng đến chất
lượng sản phẩm
- Là một công ty trẻ, Techno đã khẳng định được thương hiệu của mình bằng chất
lượng và dịch vụ tốt nhất.
- Công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng đối với
sự phát triển của mình.
- Cơ cấu lao động hợp lý đã tạo điều kiện cho công ty kinh doanh tốt hơn.
- Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt tình và kinh nghiệm.
- Bầu không khí làm việc tích cực và thoải mái là động lực thúc đẩy nhân viên
làm việc có hiệu quả.


13
 Điểm yếu của công ty

- Khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém
- Năng lực cạnh tranh về tài chính chưa mạnh
- Thiếu kinh nghiệm kinh doanh
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hành của doanh nghiệp
3.1. Công tác quản trị sản xuất
Do ngành nghề của công ty là buôn bán và dịch vụ, không liên quan đến sản
xuất. Do đó công ty không có tiến hành công tác quản trị sản xuất.
3.2 Quản trị bán hàng
Công ty luôn xây dựng một kế hoạch bán hành cụ thể và cố gắng đạt được các
mục tiêu kế hoạch đề ra. Việc lập kế hoạch được thực hiện bởi phòng kinh doanh với
những mục tiêu, chương trình hoạt động, ngân sách bán hàng. Công ty xây dựng kế
hoạch bán hàng theo từng tháng, sau đó kế hoạch bán hàng sẽ được phân chia theo
từng tuần, từng nhân viên kinh doanh.
- Tổ chức bán hàng: đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh
nghiệp, do đó kênh bán hàng chủ yếu của công ty là bán lẻ. Công ty sử dụng phương
thức đặt hàng qua điện thoại, email,fax hoặc khách hàng đến trực tiếp công ty. Khi
khách hàng có nhu cầu tìm đến công ty sẽ được đội ngũ bán hàng tư vấn và lựa chọn
sản phẩm phù hợp.
- Lực lượng bán hàng của công ty: đội ngũ bán hàng của công ty làm việc trực
tiếp tại công ty. Đội ngũ bán hàng của công ty là những người được công ty lựa chọn
kỹ lưỡng ngay từ khâu tuyển dụng, tất cả đã được đào tạo chính quy hoặc có kinh
nghiệm và đều là những người có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc
cũng như yêu thích công việc kinh doanh. Ngoài ra, công ty cũng tiến hành đào
tạo thêm: huấn luyện tại lớp học, huấn luyện qua công việc. Để tạo động lực cho
nhân viên thực hiện công việc tốt, công ty đề ra các mức lương, thưởng, cơ hội
thăng tiến khá hấp dẫn.
- Kiểm soát hoạt động bán hàng: Hoạt động kiểm soát bán hàng được công ty
tiến hành một cách thường xuyên và liên tục trên cơ sở các hóa đơn bán hàng, kết quả
bán hàng của nhân viên nhằm thấy được kết quả cũng như những vấn đề còn tồn tại
trong công tác bán hàng, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý một cách kịp thời nhằm đạt

được các mục tiêu bán hàng đề ra.


14
Các bộ phận khác của công ty phối hợp chặt chẽ với bộ phận bán hàng để việc
bán hàng được thực hiện một cách hiệu quả. Bộ phận xuất nhập khẩu đảm bảo việc
nhập hàng và xuất hàng theo đúng lịch trình của bộ phận bán hàng. Bộ phận dịch vụ
giúp vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Trong những năm gần đây, công ty đang ngày càng phát triển do đó nguồn nhân
lực của công ty tăng dần qua các năm. Dựa trên yêu cầu đặc thù của ngành mà công ty
có sự phân bổ nhân sự cho các phòng ban rất hợp lý: phòng kinh doanh, phòng xuất
nhập khẩu và phòng dịch vụ thì cần nhiều nhân lực còn phòng kế toán và nhân sự thì
cần ít nhân lực hơn. Tất cả các nhân viên của công ty đều được bố trí theo đúng năng
lực và chuyên ngành đào tạo của nhân viên đảm bảo phát huy tối đa năng lực của nhân
viên. Tuy nhiên việc bố trí nhân lực của công ty chỉ dừng ở việc bộ phận nào thiếu
người thì tuyển dụng để bổ sung chứ chưa có sự luân chuyển giữa các vị trí.Công ty
đang từng bước sắp xếp, điều chỉnh và phân công đúng người đúng việc.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng nhân lực của công ty được xây dựng theo một quy trình cụ
thể: thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ và phòng vấn, đảm bảo giúp công ty tuyển được
những lao động phù hợp nhất. Công tác tuyển dụng nhân lực chỉ được thực hiện khi
công ty có nhu cầu về nhân lực để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc có nhân sự rời
bỏ công ty. Dựa trên yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng mà công ty đưa ra các tiêu
chuẩn cụ thể về bằng cấp, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn và tiến hành lựa chọn
người phù hợp với công việc. Tuy nhiên công tác tuyển dụng nhân lực của công ty
phải được tiến hành nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Và hoạt động tuyển dụng phải đảm
bảo nhanh chóng, kịp thời và đúng người đúng việc.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực

Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của công ty chủ yếu là đào tạo thông
qua hình thức: kèm cặp trực tiếp, những nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ kèm cặp,
hướng dẫn nhân viên mới vào. Riêng nhân viên của phòng dịch vụ thì sẽ thỉnh thoảng
được gửi đi đào tạo bên ngoài doanh nghiệp (đào tạo chuyên sâu) tại các tổ chức và
doanh nghiệp khác để học hỏi các kỹ thuật mới.


15
Tuy hình thức này có thể khiến nhân viên mới làm quen với công việc nhanh hơn
và xúc tiến mối quan hệ giữa nhân viên với nhau. Nhưng nhân viên sẽ không được đào
tạo một cách bài bản và kiến thức không toàn diện. Khi gặp tình huống bất ngờ nhân
viên sẽ bị thụ động và không biết giải quyết ra sao.
Vì vậy, công ty nên có những chương trình, khóa học đào tạo giúp nhân viên
nâng cao kĩ năng tay nghề, cung cấp các kiến thức, đồng thời rèn luyện phẩm chất cho
nhân viên góp phần vào quá trình hoạt động của công ty đạt hiệu quả. Ngoài ra, việc
đào tạo giúp công ty nâng cao được chất lượng lao động, phát huy được lợi thế cạnh
tranh của công ty.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Hệ thống lương thưởng của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật: mức
lương tối thiểu, giờ làm, nghĩ lễ tết... Đa số nhân viên đều hài lòng với đãi ngộ của
công ty.
Hình thức trả lương cơ bản và kèm theo thưởng nếu làm việc tốt giúp công ty
thúc đẩy năng suất lao động và sự nhiệt tình của nhân viên. Ngoài hình thức đãi ngộ
bằng lương thưởng công ty còn có những chính sách đãi ngộ khác như: tổ chức các
buổi party và tổ chức đi du lịch hàng năm, quà và thưởng các dịp lễ, Tết, giúp tạo ra
bầu không khí làm việc thoải mái, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.
Việc đánh giá nhân lực của công ty được thực hiện bởi phòng nhân sự. Đánh giá
trên thành tích làm việc và sự nhận xét của giám đốc và quản lý tại các bộ phận. Việc
đánh giá được tiến hành một cách khách quan, công bằng.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của

doanh nghiệp
5.1. Quản trị dự án
Hiện nay công ty đang triển khai nhiều dự án như: dự án Nippon Paint, dự án
Canon Electric....Công tác quản trị dự án của công ty luôn được chú trọng, quan tâm.
Các dự án đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, hạch toán và lên kế hoạch cụ thể và luôn
được công ty đầu tư về tài chính và nhân lực một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong
công ty nên việc quản trị dự án của công ty còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn đến tình
trạng một số dự án còn chậm tiến độ gây tốn kém về thời gian, chi phí và ảnh hưởng
đến uy tín của công ty với khách hàng và đối tác.


16
5.2.Quản trị rủi ro
Mặc dù cũng đã có sự quan tâm đến công tác quản trị rủi ro, nhưng công ty vẫn
chưa có quy trình quản trị rủi ro và trích lập ngân sách dự phòng cho quản trị rủi ro vì
công ty hiện là công ty vừa và nhỏ.
Công tác quản trị rủi ro được công ty đối phó một cách bị động: rủi ro đến thì
khắc phục mà chưa có sự chủ động kiểm soát và phòng ngừa. Việc phòng ngừa kiểm
soát của công ty chỉ dừng lại ở việc thông qua chính sách, chiến lược kinh doanh và
kinh nghiệm của nhân viên trong quá trình làm việc.
Điều này sẽ gây nguy hiểm cho công ty bởi những cú sốc, rủi ro bất ngờ xảy đến
với công ty mà không có sự phòng ngừa và dự đoán trước. Do đó công ty cần phải chú
trọng nhiều hơn vào việc quản trị rủi ro,chủ động phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến với
công ty.
5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh
Ngay từ khi thành lập công ty đã ý thức được tầm quan trọng của xây dựng văn
hóa kinh doanh.
+ Xây dựng kỷ luật chặt chẽ, văn hóa nghiêm túc chấp hành các quy định của
công ty.

+ Kinh doanh luôn cập nhật và tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
+ Xây dựng môi trường làm việc thoải mái kích thích tính năng động, sáng tạo
của nhân viên, tăng cường hiệu quả làm việc.
Văn hóa kinh doanh rất quan trong đối với sự phát triển của công ty, nó ảnh
hưởng tới tâm lí nhân viên, mà mỗi nhân viên trong công ty đều có sức ảnh hưởng, tác
động qua lại lẫn nhau, tạo nên bầu không khí làm việc.
Đối với công ty, các nhân viên cũng hòa đồng nhưng cần gắn bó hơn, trao đổi
nhưng suy nghĩ và khó khăn trong việc làm cũng như cuộc sống, có như vậy thì công
ty mới đi lên.


17
III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Từ những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại
Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam, em xin đề xuất hướng đề tài khóa luận
như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác quản trị dự án của Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam
Đề tài 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam


KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
luôn luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức khi sự cạnh tranh
đang ngày càng một gay gắt, khốc liệt. Quản trị-luôn là nhân tố quan trọng, sống còn
của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường
thì phải có bộ máy quản trị có chất lượng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ trong

việc quản lý kinh doanh. Như vậy, công tác quản trị nói chung trong doanh nghiệp rất
quan trọng và cần thiết vì nó là “nền tảng” cho các hoạt động khác. Với chức năng
quản lý, hoạt động của công tác quản trị liên quan trực tiếp tới việc hoạch định các
chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH công nghiệp Techno Việt Nam em đã
tìm hiểu, học hỏi và đã nắm bắt được những ý kiến thực tế về chuyên ngành quản trị
doanh nghiệp. Em cũng đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác
quản trị tại đơn vị đồng thời cũng đưa ra những tồn tại và khắc phục nhằm hoàn thiện
hơn bộ máy quản trị của công ty.
Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập của em tại Công ty TNHH công nghiệp
Techno Việt Nam. Để có kết quả này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Mai, cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ nhân
viên trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của công ty TNHH công nghiệp Techno
Việt Nam
2. Các bảng biểu, tài liệu từ bộ phận Kế toán công ty TNHH công nghiệp Techno
Việt Nam



×